YOMEDIA
ADSENSE
Tóm tắt Khuyến nghị Chính sách: Các lựa chọn về chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống cung ứng giống ở Việt Nam
18
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này được thực hiện vào năm 2017 tại Việt Nam, thu thập thông tin từ các thành phần tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị cung ứng giống cây trồng SSVT qua hình thức phỏng vấn. Việc áp dụng các chính sách hiệu quả hơn hướng đến phát triển hệ thống cung ứng giống cây trồng SSVT sẽ cải thiện khả năng tiếp cận vật liệu nhân giống có chất lượng và giảm thiểu rủi ro lây lan sâu bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Khuyến nghị Chính sách: Các lựa chọn về chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống cung ứng giống ở Việt Nam
- 01 TÓM TẮT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Tháng 3 / 2021 © CIAT Các lựa chọn về chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống cung ứng giống ở Việt Nam Một lộ trình cân bằng nhằm phát triển hệ thống cung ứng giống qua việc xúc tiến các quy định hợp lý và cải thiện hệ thống chia sẻ thông tin hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cả nông dân lẫn người tiêu dùng. Các thông điệp chính 1 Sựnhằmthiếuquảnvắnglý cácmộthệhệthống thống quy định hiệu quả cung ứng giống cây 2 TẠI VIỆT NAM, công tác đảm bảo chất lượng giống trồng sinh sản vô tính (SSVT) cây trồng SSVT dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận chủ yếu vẫn mang tính phi chính thức: giống có chất lượng và gia tăng rủi ro lây sự trao đổi giống chủ yếu dựa vào sự lan sâu bệnh. Tại Việt Nam, khung chính tin tưởng và uy tín giữa người bán và sách quản lý đối với cây ngũ cốc vẫn chưa người mua, dẫn đến hạn chế về phát chú ý đến đặc trưng sinh học riêng biệt triển thị trường, chỉ dừng lại ở quy mô của các loại cây trồng SSVT. nhỏ cấp địa phương. 3 Các khuyến nghị về chính sách nhằm phát triển hệ thống cung ứng giống bao gồm: công nhận chính thức giống do nông dân tự lưu giữ, yêu cầu về nhãn mác trung thực và các công nghệ truy xuất nguồn gốc giống nhằm cải thiện tính minh bạch về thông tin; đầu tư vào sản xuất giống thuộc các thế hệ đầu; và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sản xuất giống ngay tại Việt Nam. Tóm tắt Khuyến nghị Chính sách 01-21
- Bối cảnh Tại nhiều nước Châu Á, các hệ thống cung ứng giống cây trồng SSVT được quản lý dưới khung quy định đối với cây ngũ cốc. Cách tiếp cận này có xu hướng bỏ qua các đặc tính sinh học đặc trưng của cây SSVT, do đó hạn chế khả năng tiếp cận của nông dân đến giống có chất lượng và gia tăng rủi ro lây lan sâu bệnh. Phương pháp nhân giống vô tính có một số ưu điểm như chi phí thấp, thời gian nhân giống nhanh và giữ nguyên kiểu gen của cây mẹ. Tuy nhiên, giống sản xuất bằng phương pháp này thường có xu hướng thoái hoá dần theo thời gian và tích tụ mầm sâu bệnh trên bề mặt hoặc trong bản thân vật liệu nhân giống. Hơn nữa, trong trường hợp khoai tây, vật liệu nhân giống và sản phẩm thu hoạch đều là cùng một bộ phận của cây. Do đó, khoai giống là hàng hoá tiêu thụ bằng lòng tin (credence good)1, vì không thể đánh giá chất lượng qua quan sát bằng mắt thường. Nghiên cứu này tập trung vào hai loại cây trồng SSVT: sắn và khoai tây, trong đó sắn được sử dụng chủ yếu cho mục đích công nghiệp, và khoai tây là nông sản hàng hoá phục vụ mục đích ăn tươi hoặc chế biến. Cuộc nghiên cứu hội tụ các nhà khoa học đến từ Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), Liên minh Đa dạng sinh học và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Viện nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI), và trường Đại học Bang Michigan. Nghiên cứu này được thực hiện vào năm 2017 tại Việt Nam, thu thập thông tin từ các thành phần tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị cung ứng giống cây trồng SSVT qua hình thức phỏng vấn. Việc áp dụng các chính sách hiệu quả hơn hướng đến phát triển hệ thống cung ứng giống cây trồng SSVT sẽ cải thiện khả năng tiếp cận vật liệu nhân giống có chất lượng và giảm thiểu rủi ro lây lan sâu bệnh. Mục tiêu nghiên cứu với giống có chất lượng cao về gen và phẩm chất sinh học, từ đó dẫn đến gia tăng rủi ro lây lan sâu bệnh và làm Nhằm cải thiện khả năng tiếp cận của nông dân Việt Nam giảm năng suất của cây trồng SSVT. Tuy nhiên, chúng tôi đến vật liệu nhân giống có chất lượng cao, nghiên cứu cũng thừa nhận rằng một hệ thống đảm bảo chất lượng này hướng tới ba mục tiêu sau: chính thức dựa trên việc sản xuất, thẩm định và phân • Phân tích các cơ chế đảm bảo chất lượng áp dụng phối giống có thể không hoàn toàn phù hợp hoặc khả thi bởi các bên tham gia chính trong chuỗi giá trị cây trong bối cảnh hiện nay, ít nhất là về ngắn hạn. SSVT, và tính bền vững của các chính sách và quy định hiện hành trong công tác quản lý cây SSVT, tập Phương pháp tiếp cận trung vào sự đa dạng về đặc điểm của các nhà cung cấp giống và nông dân trong lĩnh vực sản xuất sắn và Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào thu thập và phân khoai tây; tích dữ liệu sơ cấp, thông qua một chuỗi các phỏng vấn đối tượng đưa tin chính (PV) và thảo luận nhóm tập trung • Thảo luận về sự đánh đổi và các hậu quả ngoài ý (TLN) với các bên tham gia vào chuỗi giá trị giống. Các muốn liên quan đến khung chính sách hiện hành ở Việt cuộc PV và TLN được tiến hành vào năm 2017, sử dụng Nam; và các bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc được thiết • Nghiên cứu tính khả thi của các khung chính sách thay kế phù hợp với từng nhóm đối tượng. Hoạt động này là thế nhằm cải thiện khả năng tiếp cận của nông dân đối một phần của một dự án lớn hơn được tiến hành trên với giống cây SSVT có chất lượng cao. toàn Việt Nam về hệ thống cung ứng giống và thị trường cho cây trồng SSVT. Các câu hỏi phỏng vấn đề cập đến Chúng tôi nhận định rằng khung chính sách về giống của một loạt các chủ đề từ các tiêu chuẩn và thực hành đảm Việt Nam hiện nay – gồm các văn bản luật, quy tắc, quy bảo chất lượng đến quan điểm về tính hiệu quả của các định và hướng dẫn đối với công tác cải thiện nguồn gen chính sách và quy định hiện hành. Tổng cộng có 18 PV và cũng như sản xuất và trao đổi vật liệu nhân giống – vẫn TLN đã được thực hiện trong năm 2017 với 39 cá nhân chưa đáp ứng các yêu cầu đặc trưng của cây trồng từ 18 nhóm đối tượng tham gia khác nhau (v.d. nông SSVT. Sự thiếu vắng chính sách và quy định hiệu quả có dân, người tiêu dùng, thương lái) trong khu vực sản xuất thể hạn chế khả năng tiếp cận của người nông dân đối giống sắn và khoai tây. 1. Hàng hoá tiêu thụ bằng lòng tin (credence good) là loại hàng hoá có phẩm chất mà người tiêu dùng không thể quan sát được sau khi mua, gây khó khăn cho việc đánh giá tiện ích của nó.
- Kết luận và hàm ý chính sách Hướng tiếp cận này có năm nội dung chính: Kết quả phân tích thông tin thu thập được từ các cuộc 1. Thiết lập và công nhận chính thức giống do nông dân PV và TLN đưa tới hai phát hiện sau đây: tự lưu giữ. Hiện nay việc buôn bán các vật liệu nhân giống do nông dân tự lưu giữ vẫn chưa được pháp 1. Các bên tham gia áp dụng nhiều cơ chế đảm bảo chất luật công nhận. lượng khác nhau để có được vật liệu nhân giống sạch, từ đánh giá cảm quan, giám sát và lưu giữ giống, đến 2. Có sự bất cân xứng về thông tin giữa người mua và ủng hộ việc sản xuất nội địa các loại giống có chứng người bán trên thị trường giống hiện nay. Tình trạng nhận chất lượng. này có thể được khắc phục bởi các biện pháp như yêu cầu về “nhãn mác trung thực” nhằm cung cấp 2. Trong bối cảnh thiếu chứng nhận về chất lượng, sự thông tin về tên giống, xuất xứ, độ thuần chủng và tỷ tin tưởng và uy tín giữa người bán/sản xuất và người lệ nảy mầm, giúp người mua lựa chọn sản phẩm phù mua giống đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hợp với nhu cầu sử dụng. Các “hệ thống truy xuất chất lượng giống. nguồn gốc sản phẩm” có thể cho phép người nông Ở Việt Nam, dường như có hai hướng tiếp cận về chính dân xác định độ tin cậy và chất lượng của gói hạt sách đối với mục tiêu cải thiện hệ thống cung ứng giống giống chỉ bằng một tin nhắn đơn giản hoặc một ứng cho người nông dân. Cách tiếp cận hiện hành là tiếp tục dụng điện thoại thông minh. Có nhiều lựa chọn về cho phép việc buôn bán giống không có chứng nhận công nghệ từ đơn giản như thẻ cào mã vạch trên bao chất lượng như hiện nay, ngoại trừ giống nhập nội qua bì hạt giống, cho đến phức tạp như các công nghệ các cửa khẩu có hệ thống cách ly và kiểm dịch thực vật. chuỗi – khối (blockchain) nhằm lưu trữ thông tin số Hướng tiếp cận thứ hai là yêu cầu nghiêm ngặt về chứng được mã hoá của giao dịch. nhận chất lượng giống và thi hành các quy định một cách 3. Đầu tư cơ sở vật chất để sản xuất giống thuộc các chặt chẽ; tuy nhiên cách này thường đòi hỏi chi phí cao thế hệ đầu tại các trạm nghiên cứu và trường đại học so với mức chi tiêu hiện tại của chính phủ đối với công có thể góp phần giảm chi phí và đẩy mạnh sản xuất tác giám sát giống cây SSVT. Sau khi xem xét cả hai lựa giống. Giống sản xuất bởi các cơ sở này có thể được chọn này, chúng tôi khuyến nghị một hướng chính sách bán cho các nhà sản xuất giống tư nhân để từ đó sản dung hoà nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vật liệu nhân xuất giống đại trà bán cho người dân. giống cho người dân. © G. Smith/CIAT
- © Dung Phuong Le/CIAT 4. Các ưu đãi và quy định về đầu tư có thể khuyến khích đến năm 2025 kêu gọi cải thiện khả năng tiếp cận lương các công ty giống và cây trồng nước ngoài hoạt động thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và đa dạng hoá tại Việt Nam sản xuất giống trong nước thay vì nhập chế độ ăn cho tất cả các hộ trên toàn lãnh thổ. Cây lấy rễ, khẩu. Trong dài hạn, chiến lược này có thể được sử củ và chuối là những cây trồng có thể góp phần hiện thực dụng để đưa Việt Nam trở thành vựa sản xuất giống hoá mục tiêu này. Đóng góp của các cây trồng SSVT phụ cây SSVT cho toàn Châu Á. thuộc chủ yếu vào khả năng tiếp cận giống có chất lượng cao và giá thành phù hợp, và điều này sẽ có tác động 5. Khuyến khích công tác quản lý bệnh hại bằng các biện không nhỏ giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu đặt pháp phòng ngừa. Hạn chế biện pháp cách ly và tiêu ra. Quá trình chuyển đổi từ hệ thống cung ứng giống phi huỷ cây bị bệnh khi có báo cáo về trường hợp mắc chính thức và quy mô địa phương, chủ yếu dựa trên sự sâu bệnh; thay vào đó, tăng cường công tác kiểm tra tin tưởng và uy tín, đến hệ thống cung ứng giống có khả thường xuyên các điểm nóng và giám sát chặt chẽ năng nhân rộng và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu sẽ đòi hơn vật liệu nhân giống. hỏi nỗ lực thử nghiệm và đổi mới trong chính sách quản lý Chương trình quốc gia “Không còn nạn đói” của Việt Nam hệ thống cung ứng giống. Thông tin liên hệ TS. Marcel Gatto Chuyên gia kinh tế học nông nghiệp m.gatto@cgiar.org Tài liệu tham khảo Bài viết đầy đủ: Các lựa chọn về chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống cung ứng giống cây trồng sinh sản vô tính ở Việt Nam (tandfonline.com) Blog : https://www.rtb.cgiar.org/news/policy-options-to-improve-access-to-quality-seed-in-vietnam/ CIP trân trọng cảm ơn sự ủng hộ của các nhà tài trợ và các tổ chức trên toàn thế giới thông qua đóng góp vào Quỹ CGIAR. www.cgiar.org/funders/ © Tháng Ba 2021. This publication is copyrighted by the International Potato Center (CIP). It is licensed for use under the Creative Commons Attribution 4.0 International License Ấn phẩm này thuộc bản quyền của Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP). Được cấp phép sử dụng theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution 4.0.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn