intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với mục tiêu phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển. Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br /> <br /> TRẦN NGỌC TÙNG<br /> <br /> NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ<br /> HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ Ở VÙNG VEN<br /> BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP<br /> MÃ NGÀNH: 9 62 01 15<br /> <br /> Cần Thơ, tháng 10 năm 2018<br /> <br /> Công trình hòa thành tại Trường Đại học Cần Thơ<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Văn Trịnh<br /> <br /> Phản biện 1: .........................................................................................................<br /> Phản biện 2: .........................................................................................................<br /> Phản biện 3: .........................................................................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp Trường tại:<br /> ..............................................................................................................................<br /> Vào lúc:…….. giờ……… ngày……. Tháng……..năm……….<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Trung tâm học liệu – Trường Đại học Cần Thơ<br /> - Thư viện Quốc Gia Việt Nam<br /> 1<br /> <br /> CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU<br /> 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sóc Trăng là tỉnh ven biển ĐBSCL, nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu tiếp giáp<br /> với biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km, phần lớn mạng lưới sông ngòi, kênh<br /> rạch chịu chằng chịt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, nước biển xâm nhập<br /> sâu vào khu vực bên trong đất liền tạo nên vùng sinh thái nước lợ, nên có lợi thế<br /> rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước lợ ven biển. Diện tích nuôi tôm nuôi nước<br /> lợ 46.765 ha, chiếm 68,37% so với diện tích nuôi thủy sản; sản lượng tôm nuôi<br /> nước lợ 82.200 tấn, chiếm 55,92% so với sản lượng thủy sản nuôi trồng (Sở<br /> Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng, 2017). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm nước lợ của<br /> tỉnh gặp rất nhiều trở ngại, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, dịch bệnh diễn biến<br /> phức tạp, không ổn định và có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, việc nghiên<br /> cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp để góp phần nâng<br /> cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng<br /> là rất cần thiết.<br /> 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> 1.2.1 Mục tiêu tổng quát<br /> Phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, những yếu tố ảnh<br /> hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển.<br /> Từ đó, đề xuất giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao thu<br /> nhập, cải thiện đời sống của người nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng.<br /> 1.2.2 Các mục tiêu cụ thể<br /> Các mục tiêu cụ thể của luận án cần giải quyết như sau: (i) Phân tích thực<br /> trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng<br /> thâm canh (TTCTTC), tôm sú thâm canh (TSTC) và tôm sú quảng canh cải tiến<br /> (TSQCCT) ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng; (ii) Phân tích năng suất, lợi nhuận<br /> và hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật,<br /> kinh tế của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng ven biển ở Tỉnh;<br /> (iii) Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm nước lợ tại<br /> tỉnh Sóc Trăng.<br /> 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU<br /> Trong luận án này câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết như sau: (i)<br /> Thực trạng sản xuất, tình hình tiêu thụ tôm nuôi nước lợ của nông hộ nuôi<br /> TTCTTC, TSTC và TSQCCT như thế nào? (ii) Năng suất, lợi nhuận, TE và EE<br /> của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT như thế nào? (iii) Yếu tố nào ảnh<br /> <br /> 2<br /> <br /> hưởng đến TE và EE của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT? (iv) Để<br /> nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời cải thiện thu nhập cho nông hộ nuôi tôm<br /> nước lợ, những giải pháp, chính sách nào cần thực thi?<br /> 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng<br /> phát triển nuôi tôm nước lợ, những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận,<br /> TE, EE của mô hình nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT. Đặc biệt, giải pháp<br /> nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua cải thiện hiệu TE, EE được chú trọng.<br /> Qua đó, xác định sự tác động của TE, EE đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ<br /> nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT là vấn đề nghiên cứu quan trọng.<br /> Phạm vi không gian: Vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng là<br /> vùng ven biển bao gồm huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, với<br /> diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm đến 94,9% so với diện tích nuôi toàn tỉnh và<br /> được chọn làm địa bàn tập trung nghiên cứu.<br /> Phạm vi nội dung: Luận án tập trung giải quyết các nội dung phân tích<br /> thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi<br /> nhuận, TE, EE của nông hộ mô hình nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT ở vùng<br /> ven biển ở Tỉnh, đồng thời phát hiện những hạn chế, khó khăn để cải thiện hiệu<br /> quả sản xuất thông qua đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông<br /> hộ nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT tại tỉnh Sóc Trăng.<br /> <br /> CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT<br /> Farrall (1957), Tim Coelli (2005) cho rằng, hiệu quả sản xuất được tạo<br /> thành bởi ba thành phần gồm: hiệu quả kỹ thuât-TE, hiệu quả phân phối-CE và<br /> hiệu quả kinh tế-EE. Việc đo lượng hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông<br /> nghiệp nhiều nhà khoa học sử dụng phổ biến bằng hai phương pháp. Một là,<br /> phương pháp biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis - SFA) dưới dạng<br /> hàm sản xuất, hàm lợi nhuận, hàm chi phí. Hai là phương pháp màng bao dữ<br /> liệu (Data Enveloping Analysis - DEA) hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên.<br /> Một số nhà nghiên cứu sử dụng SFA tiêu biểu như: Timmer (1971), Bagi (1982),<br /> Bravo-Ureta (1986), Tauer và Belbase (1987), Kumbhakar (1989), Ali và Flin<br /> (1989), Carter và Zlang (1994), Hallam và Machado (1996), L.Latruffe et al<br /> (2000), IM Revilla (2001), Illukpitiya (2005), Nguyễn Văn Song (2005),<br /> Poulomi Bhattacharya (2005), T.Binici et al (2006), JF Shehu et al (2007), JO<br /> Oladeebo et al (2007), H.Tchale (2009), Từ Văn Bình (2010), Phạm Lê Thông<br /> 3<br /> <br /> (1998, 2010, 2011, 2012, 2015), Nguyễn Hữu Đặng (2011, 2012), Đổ Thị<br /> Hương và Nguyễn Văn Ngọc (2013), Ghee-Thean et al (2016),… Một số nhà<br /> khoa học sử dụng phương pháp DEA tiêu biểu như: Cloutier và Rowley (1993),<br /> Thiele và Brodersen (1999), Nguyễn Khắc Minh (2008), Paul (2003), Fandel<br /> (2003), Quan Minh Nhựt (2005), Alemdar (2006), Linh (2006), Krasachat<br /> (2007), Quan Minh Nhựt (2009); Hoàng Văn Cường (2009), Tôn Nữ Hải Âu<br /> (2009), Đặng Hoàng Xuân Huy và cộng sự (2009), Đặng Hoàng Xuân Huy và<br /> Trần Văn Thắng (2013), Đặng Hoàng Xuân Huy và Phạm Hồng Mạnh (2013),<br /> Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2015), … Và một số nghiên cứu được các nhà<br /> khoa học sử dụng kết hợp cả hai phương pháp như: Dawson (1985), Weersink<br /> (1990), Sharma (1997), Abdul Wadud và Ban White (2000), Lê Kim Long và<br /> Đặng Hoàng Xuân Huy, 2015,…<br /> Mỗi phương pháp phân tích đều có thế mạnh và hạn chế riêng. Tuy nhiên,<br /> việc lựa chọn phương pháp trong những nghiên cứu đo lường hiệu quả sản xuất<br /> nông nghiệp là SFA hay DEA hoặc kết hợp cả hai phương pháp là phụ thuộc<br /> vào nhiều vấn đề. Trong đó, quan trọng nhất là mục tiêu nghiên cứu và đặc điểm<br /> của dữ liệu nghiên cứu.<br /> 2.2 ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU TỔNG QUAN<br /> Thông qua lược khảo tài liệu trong và ngoài nước về phân tích hiệu quả<br /> sản xuất có liên quan đến nội dung nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp nội dung kế<br /> thừa cho luận án và một số hạn chế được tìm thấy qua quá trình lược khảo tài<br /> liệu. Nhìn chung, hai phương pháp SFA và DEA đều có thế mạnh và hạn chế<br /> riêng trong việc đo lường, phân tích hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,<br /> do đặc trưng của số liệu và lĩnh vực nghiên cứu nuôi tôm nước lợ, chỉ có một<br /> đầu ra. Đồng thời đây là lĩnh vực có thể dễ dàng hứng chịu những tác động của<br /> nhiều yếu tố ngẫu nhiên từ bên ngoài mà bản thân những người nông hộ nuôi<br /> tôm nước lợ không kiểm soát được như điều kiện khí hậu, thời tiết, bệnh, dịch<br /> hại, rủi ro,… và các yếu tố khác tác động đến tính không hiệu quả. Do đó, nghiên<br /> cứu kế thừa sử dung phương pháp tiếp cận tham số (SFA) để phân tích và xác<br /> định những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, TE và EE. Bên cạnh đó,<br /> nghiên cứu còn kết hợp kế thừa sử dụng hàm hồi quy Tobit để phân tích các yếu<br /> tố ảnh hưởng đến TE và EE của nông hộ trong hoạt động nuôi tôm nước lợ.<br /> Phan Văn Hòa (2009) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas phân tích các<br /> yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi, kết quả phân tích hàm xác suất phi<br /> tuyến Logit rủi ro mất mùa trong nuôi tôm, với giả định năng suất thấp hơn hoặc<br /> bằng 50% năng suất trong điều kiện nuôi bình thường. Ty nhiên, nghiên cứu<br /> không phân tích hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm sú.<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2