intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO - Bài học với Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO - Bài học với Việt Nam" được thực hiện với mục đích của luận án được xác định là nghiên cứu và làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện các quy định về trợ cấp của WTO áp dụng đối với Việt Nam với tư cách là nước đang phát triển một cách hệ thống và toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO - Bài học với Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ TƯ PHÁP<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN QUỲNH TRANG<br /> PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO – BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ<br /> Mã số: 9 380108<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2018<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br /> Trong xu hướng thương mại tự do, thành viên WTO phải giảm dần và tiến tới xoá<br /> bỏ các biện pháp can thiệp của Chính phủ theo hướng hạn chế thương mại và công bằng.<br /> Theo đó, trợ cấp từ Chính phủ cho sản xuất trong nước phải được cắt giảm và tiến tới xoá<br /> bỏ. Tư tưởng này được thể hiện thống nhất trong nhiều Hiệp định của WTO và có giá trị<br /> bắt buộc với tất cả các thành viên của tổ chức. Tuy nhiên, đối với các thành viên đang phát<br /> triển, thương mại tự do có thể mang lại nhiều thách thức và khó khăn to lớn có thể gây ra<br /> thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, nền kinh tế của quốc gia. Loại bỏ<br /> hoàn toàn trợ cấp, sản phẩm, doanh nghiệp của các nước đang phát triển sẽ rất khó khăn<br /> trong việc cạnh tranh với sản phẩm, doanh nghiệp của các nước phát triển. Chính các thành<br /> viên WTO cũng thừa nhận đối với các nước đang có một nền kinh tế chỉ đủ khả năng đảm<br /> bảo một mức sống thấp và đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển có thể cần có<br /> các biện pháp bảo hộ hay các biện pháp tác động đến nhập khẩu và chừng nào việc thực<br /> hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nhờ đó có thêm thuận lợi thì việc áp dụng các biện<br /> pháp như vậy còn là đúng đắn. Và trợ cấp cũng được các thành viên WTO thừa nhận đóng<br /> vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước đang phát triển.<br /> Đối với Việt Nam, tại Nghị quyết 08//NQ-TW ngày 05/02/2007 của Ban chấp hành<br /> Trung ương Đảng khoá X “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển<br /> nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”, bên<br /> cạnh những cơ hội “mở rộng thị trường xuất khẩu”, “thúc đẩy nền kinh tế phát triển”,<br /> “nâng cao vị thế quốc gia”. Nghị quyết đã chỉ ra nhiều thách thức “các sản phẩm và doanh<br /> nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không<br /> chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong nước”, “một bộ phận doanh<br /> nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp có thể tăng lên”… Đứng trước những thách thức, khó<br /> khăn mà một nền kinh tế đang phát triển, một nền kinh tế dễ bị tổn thương, có thể phải đối<br /> mặt, Nghị quyết 22/NQ-TW ngày 10/4/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá<br /> XI về “Hội nhập quốc tế” đã đưa ra định hướng: “Chủ động xây dựng và thực hiện các<br /> biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong<br /> nước”. Chính phủ có thể bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bằng cách kết hợp nhiều biện<br /> <br /> 2<br /> <br /> pháp khác nhau như áp dụng biện pháp thuế quan, biện pháp phi thuế quan và trợ cấp. Song<br /> bảo vệ lợi ích doanh nghiệp thông qua các chương trình trình trợ cấp là biện pháp hiệu quả<br /> hơn cả, có thể đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Chủ trương “loại bỏ các hình<br /> thức trợ cấp theo lộ trình cam kết; bổ sung những hình thức trợ cấp phù hợp với các quy<br /> định của Tổ chức Thương mại thế giới” cũng được đặt ra trong Nghị quyết 08//NQ-TW.<br /> Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đánh<br /> giá “chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững<br /> của sự phát triển kinh tế”. Chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam chưa thực sự hiệu<br /> quả, chưa tạo được động lực cho ngành sản xuất trong nước phát triển. Thậm chí nhiều<br /> doanh nghiệp không thể tiếp cận các biện pháp trợ cấp của Chính phủ. Trong khi đó, thực<br /> tiễn tranh chấp về chống trợ cấp trước WTO cho thấy, trợ cấp được áp dụng ở tất cả các<br /> nước thành viên, từ các nước đang phát triểnđến thành viên phát triển. Trong điều kiện<br /> cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp, nhu cầu được trợ cấp của các ngành sản xuất<br /> trong nước là rất lớn. Xây dựng chính sách pháp luật về trợ cấp quốc gia phù hợp nhằm<br /> mục đích bảo vệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp non trẻ, ngành<br /> công nghiệp chiến lược mà vẫn đảm bảo mục tiêu thương mại tự do là một thách thức với<br /> Chính phủ Việt Nam.<br /> Gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ<br /> 150 và có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một thành viên đang phát triển. Việt Nam có nghĩa<br /> vụ tuân thủ các quy định của WTO về cắt giảm trợ cấp và cũng có quyền hưởng quy chế<br /> đối xử đặc biệt và khác biệt trong các quy định về trợ cấp dành cho các nước đang phát<br /> triển. Vì vậy, nghiên cứu pháp luật WTO về trợ cấp một cách toàn diện để thực hiện đúng<br /> các nghĩa vụ cũng như tận dụng tất cả các quyền lợi từ tổ chức thương mại tự do đông<br /> thành viên nhất nhằm xây dựng chính sách pháp luật trợ cấp quốc gia hiệu quả, tạo động<br /> lực cho phát triển kinh tế là nhu cầu tất yếu của tất cả các nước đang phát triểnnói chung<br /> và Việt Nam nói riêng.<br /> Trên cơ sở lý luận, thực hiện các chủ trương của Đảng đề ra và xuất phát từ nhu cầu<br /> thực tiễn về trợ cấp của ngành sản xuất trong nước cũng như thực trạng chính sách pháp<br /> luật về trợ cấp của Việt Nam cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về trợ cấp đối với<br /> các nước đang phát triển theo quy định của WTO – Bài học với Việt Nam” có tính cấp thiết<br /> cao cả về lý luận và thực tiễn.<br /> 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> <br /> 3<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề: quan điểm của WTO về trợ<br /> cấp và việc áp dụng pháp luật về trợ cấp đối với các thành viên đang phát triển; các quan<br /> điểm, tư tưởng về bản chất và tác động của trợ cấp đến thương mại quốc tế; các quy định<br /> hiện hành về trợ cấp của WTO đối với các thành viên đang phát triển; pháp luật về trợ cấp<br /> của Trung Quốc, Braxin và Hoa kỳ; cam kết và thực trạng pháp luật về trợ cấp của Việt<br /> Nam.<br /> Khi nghiên cứu về “pháp luật về trợ cấp”, nội dung nghiên cứu sẽ bao gồm hai vấn<br /> đề: pháp luật về trợ cấp của chính phủ cho ngành sản xuất trong nước và pháp luật về chống<br /> trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp. Đây là nội dung nghiên cứu khá đồ sộ.<br /> Luận án tập trung vào nghiên cứu pháp luật về trợ cấp của chính phủ cho ngành sản xuất<br /> trong nước nhằm mục đích kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trợ cấp của Việt<br /> Nam trong xu hướng chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trợ cấp có mục tiêu cho<br /> những ngành công nghiệp mũi nhọn cũng như những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh<br /> nghiệp nhỏ và vừa dễ tổn thương trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Nghiên cứu pháp<br /> luật về chống trợ cấp cũng là nội dung quan trọng, song trong khuôn khổ một luận án,<br /> nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu pháp luật về chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu<br /> có trợ cấp nhằm mục đích làm rõ hơn một khoản trợ cấp không phù hợp có thể bị đối<br /> kháng như thế nào trong WTO. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn về pháp luật chống trợ cấp<br /> sẽ được dành vào những cứu sau luận án.<br /> Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả có nêu các loại nguồn pháp luật<br /> WTO, song tác giả chỉ tập trung phân tích các quy định hiện hành của WTO về trợ cấp<br /> được thể hiện trong các Hiệp định và thoả thuận giữa các thành viên. Bởi đây là nguồn luật<br /> đầu tiên và quan trọng nhất của pháp luật WTO về trợ cấp được áp dụng để soi chiếu khi<br /> một biện pháp trợ cấp bị khởi kiện ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Luận<br /> án cũng sử dụng các án lệ nhằm mục đích làm rõ hơn các quy định hiện hành của WTO và<br /> không nghiên cứu sâu sắc từng án lệ. Các nguồn luật khác của WTO sẽ không được nghiên<br /> cứu tại luận án.<br /> Luận án cũng tập trung vào phân tích pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc, Braxin<br /> và Hoa Kỳ. Lý do lựa chọn ba thành viên này bởi Trung Quốc và Braxin đều là nước đang<br /> phát triển ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Trung Quốc đại diện cho các thành viên<br /> có nền kinh tế chuyển đổi, việc nghiên cứu cam kết, chính sách pháp luật về trợ cấp của<br /> Trung Quốc cho chúng ta những bài học về việc xoá bỏ hay vận dụng trợ cấp ở một nước<br /> mà các doanh nghiệp đã từng phụ thuộc lớn vào nhà nước. Braxin đại diện cho các nước<br /> <br /> 4<br /> <br /> đang phát triển gia nhập WTO từ giai đoạn đầu và đạt được những thành tựu phát triển<br /> mạnh mẽ. Hoa Kỳ đại diện cho những nền kinh tế lớn, là nước nhập khẩu và áp dụng nhiều<br /> biện pháp đối kháng trợ cấp. Cả 03 nước được lựa chọn đều có thực tiễn tranh chấp về trợ<br /> cấp tại WTO khá đa dạng. Chính vì vậy việc lựa chọn Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ sẽ<br /> giúp luận án tập trung vào phân tích cụ thể những kinh nghiệm cần học tập trong việc xây<br /> dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam hướng đến mục đích phát<br /> triển kinh tế.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp<br /> nghiên cứu khoa học khác nhau như: (1) Phương pháp tổng hợp và phân tích là phương<br /> pháp chủ đạo được sử dụng trong nhiều nội dung nghiên cứu của luận án: được áp dụng<br /> khi đánh giá các công trình nghiên cứu nghiên cứu về trợ cấp, khi nghiên cứu các tranh<br /> chấp thực tiễn về trợ cấp trong WTO và tại một số nước thành viên, cam kết về trợ cấp của<br /> Việt Nam và nhiều nội dung khác; (2) Phương pháp thống kê được áp dụng khi nghiên cứu<br /> thực tiễn tham gia tranh chấp về trợ cấp của các thành viên được lựa chọn, nghiên cứu các<br /> số liệu thực tiễn về trợ cấp; (3) Phương pháp so sánh và đối chiếu được áp dụng khi nghiên<br /> cứu pháp luật về trợ cấp của các nước thành viên đặt trong mối quan hệ với các quy định<br /> về trợ cấp của WTO. Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên nền tảng của<br /> phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở quan<br /> điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.<br /> Trong đó, cách tiếp cận kết hợp lý luận và thực tiễn được sử dụng xuyên suốt trong luận<br /> án, nhất là với các nội dung nghiên cứu về quy định của WTO về khái niệm trợ cấp, khái<br /> niệm lợi ích, biên độ trợ cấp, thuế chống trợ cấp, các ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho<br /> các nước đang phát triển. Luận án cũng sử dụng phương pháp case study để nghiên cứu<br /> thực tiễn tranh chấp về trợ cấp.<br /> 4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài<br /> Mục đích của luận án được xác định là sáng tỏ cơ sở lý luận và nội dung các quy<br /> định về trợ cấp của WTO áp dụng đối với các nước đang phát triểnmột cách hệ thống và<br /> toàn diện. Luận án cũng nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung pháp luật trợ cấp của Trung<br /> Quốc, Braxin và Hoa Kỳ dưới sự soi chiếu của các quy định về trợ cấp của WTO. Trên cơ<br /> sở đó, luận án hướng tới mục đích cao nhất là rút ra những bài học, đưa ra những khuyến<br /> nghị cho việc xây dựng và hoàn pháp luật về trợ cấp của Việt Nam.<br /> Để thực hiện mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2