intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Tiến sĩ: Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

89
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án đánh giá đúng thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Tiến sĩ: Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài
  2. 2 Tại Việt Nam, quyền lợi của người lao động cũng như tình trạng thất  nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong từng giai đoạn   phát triển kinh tế ­ xã hội khác nhau. Giai đoạn trước năm 2009, NSNN đã  chi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để giải quyết cho hàng chục vạn người lao   động thông qua các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp tạm ngừng việc, trợ  cấp mất việc làm hay các chế độ trợ cấp đối với người lao động dôi dư khi  sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước,... Để đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho   người lao động khi không may bị thất nghiệp và giảm gánh nặng cho NSNN,   tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật BHXH, quy định chi  tiết về BHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Sau 5 năm triển khai   thực hiện, BHTN được hoàn thiện hơn trong Luật Việc làm được Quốc hội  khóa XIII thông qua tại kỳ  họp thứ  6 và có hiệu lực thi hành từ  ngày  01/01/2015. Trải qua quá trình hình thành và sửa đổi đến nay, BHTN đã từng  bước đi vào cuộc sống và là “Phao cứu sinh” cho người lao động khi bị mất  việc làm. Theo số liệu của BHXH Việt Nam đến năm 2015, cả nước đã có  trên 10,3 triệu người lao động tham gia BHTN với số thu vào quỹ BHTN lên   đến trên 9,7 nghìn tỷ  đồng và đã chi trên 4,5 nghìn tỷ  đồng cho hơn 545  nghìn người hưởng chế độ. Qua đó, quỹ BHTN không những đủ chi các chế  độ mà còn kết dư trên 49 nghìn tỷ đồng.
  3. 3 Bên cạnh những kết quả  đạt được, công tác quản lý quỹ  BHTN   vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập về chính sách như: người lao động có đóng   BHTN nhưng không hưởng chế  độ  khi về  hưu, chưa có quy định giới   hạn về  độ  tuổi hưởng BHTN nên một số  người lao động hết tuổi lao   động nghỉ  việc hưởng chế   độ  BHTN sau  đó mới làm thủ  tục hưởng   lương hưu, người lao động hưởng chế  độ  thai sản chủ  động xin nghỉ  việc để hưởng cả trợ cấp thai sản và TCTN,...  Trong tổ chức thực hiện,  tình trạng trục lợi quỹ  BHTN vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức   khác nhau, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo toàn Quỹ BHTN,   biểu hiện như: người lao  động chủ  động nghỉ  việc hoặc bắt tay với  người sử  dụng lao động làm thủ  tục để  hưởng chế  độ  BHTN trong khi   đơn vị vẫn bố trí được việc làm cho người lao động; người lao động nghỉ  việc hưởng TCTN đồng thời vẫn đi làm và đóng BHXH, BHTN tại các   địa phương khác nơi hưởng TCTN để  tránh bị  phát hiện; một số  đơn vị  có biểu hiện lách luật để trốn đóng BHTN bằng cách giao kết hợp đồng   lao động với người lao động thời hạn dưới 03 tháng hoặc đóng chưa đầy   đủ  số  người trong đơn vị, đóng không đúng mức lương của người lao   động, nợ đọng tiền BHTN,… Thông tin việc làm còn hạn chế, việc đào  tạo nghề còn bất cập về thời gian, kinh phí và ngành nghề đào tạo, chưa   đáp  ứng nhu cầu của thị  trường lao động. Cơ  chế  phối hợp trong thực   hiện chính sách và thanh tra, kiểm tra giữa các cơ  quan, tổ  chức chưa   thực sự  chặt chẽ,... Mặt khác, quỹ  BHTN hiện nay chủ  yếu hướng tới   chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp với số chi tuyệt đối lớn hơn rất nhiều   lần các chế độ khác, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ  kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động chưa được chi trả,   các chính sách BHTN mang tính chủ  động nhằm hạn chế  tình trạng sa  thải lao động, hỗ trợ mức đóng BHTN hay nâng cao vai trò của thị trường  lao động chưa được quan tâm đúng mức,... dẫn đến số  tiền kết dư  của   quỹ BHTN hiện nay là khá lớn. Xuất phát từ những vấn đề  nêu trên, “Quản lý quỹ bảo hiểm thất   nghiệp ở Việt Nam” là đề tài được tác giả lựa chọn để nghiên cứu nhằm  khắc phục những vấn đề  hạn chế, bất cập, từ đó, góp phần quản lý quỹ 
  4. 4 BHTN chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá đúng thực trạng quản lý quỹ  BHTN và đề  xuất một số  giải pháp chủ yếu nhằm quản lý quỹ  BHTN ở Việt Nam chặt chẽ, hiệu   quả và đúng pháp luật. b. Mục tiêu cụ thể: ­ Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về  quỹ BHTN và quản lý quỹ BHTN; ­ Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu, quản lý chi, cân đối quỹ  BHTN. Đồng thời, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ BHTN ở  Việt Nam; ­ Đề xuất các giải pháp và đưa ra những kiến nghị nhằm quản lý quỹ  BHTN chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án a. Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý quỹ BHTN. b. Phạm vi nghiên cứu ­ Về  nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề  lý luận và thực tiễn  quản lý sự  nghiệp quỹ  BHTN. Trong đó, chủ  yếu nghiên cứu về  quản lý  thu, quản lý chi, cân đối quỹ BHTN ở Việt Nam. ­ Về  không gian: Luận án nghiên cứu quản lý quỹ  BHTN tại Việt  Nam. ­ Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn   từ năm 2011 đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu ­ Luận án sử  dụng phương pháp luận của Chủ  nghĩa duy vật biện  chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử để hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề  lý luận cơ bản về quản lý quỹ BHTN. ­ Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của thống 
  5. 5 kê như: tổng hợp, phân tích, so sánh đánh giá và liên hệ. ­ Trong quá trình nghiên cứu, Luận án kết hợp cả phương pháp nghiên   cứu định tính và định lượng. Để thực hiện các phương pháp này, các nguồn   dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt   Nam, Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, các Bộ, Ngành có liên quan và  thu thập thông qua các phiếu khảo sát thực tế. 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 5.1.  Một số nghiên cứu trên thế giới ­ Wandner, S. A., & Stengle, T. (1997)  nghiên cứu “Unemployment  insurance:  Measuring who  receives  it” (Bảo hiểm  thất  nghiệp:  Khảo  sát  người thụ hưởng); ­ Schwartz, J. (2009)  nghiên cứu “Essays on unemployment insurance  and the business cycle” (Mối quan hệ giữa BHTN và chu kì kinh doanh); ­ Mullins, S. D. (2012) nghiên cứu “The Unemployment Impact of the  2008 Extension of Unemployment Insurance” (Tác động của thất nghiệp tới  việc mở rộng bảo hiểm thất nghiệp vào năm 2008); ­ Carter, J., Bédard, M., & Bista, C. P. (2013) “Comparative review of  unemployment and employment insurance experiences in Asia and worldwide”  (Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và bảo   hiểm việc làm khu vực Châu Á và trên thế giới); ­ Hu, Y. W., Impavido, G., & Li, X. (2009) nghiên cứu “Governance  and Fund Management in the Chinese Pension System” (Quản trị và quản lý   quỹ trong hệ thống lương hưu Trung Quốc). 5.2.  Các công trình nghiên cứu trong nước ­ Đỗ  Văn Sinh (2005) nghiên cứu luận án: “Hoàn thiện quản lý quỹ  Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”; ­ Nguyễn Vinh Quang (2009) thực hiện chuyên đề  nghiên cứu: “Các   mô hình và kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới”. ­ Nguyễn Văn Định (2008) thực hiện đề tài trọng điểm cấp bộ: “Tổ  chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”;
  6. 6 ­ Lê Quang Trung (2011) cùng nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài cấp  bộ: “Các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia  bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn đến 2020”. ­ Trung tâm phát triển xã hội và môi trường vùng (CERSED) (2013)   nghiên cứu đề  tài: “Đánh giá thực trạng quỹ  bảo hiểm thất nghiệp và đề  xuất phương án chuyển đổi mô hình quỹ”; ­ Lê Thị  Phương Thảo (2014) luận văn thạc sĩ: “Quản lý quỹ  bảo   hiểm thất nghiệp tại BHXH tỉnh Hưng Yên”; ­ Phạm Trường Giang (2010) luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện cơ chế thu   Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”; ­ Nguyễn Thị Chính (2010) luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống tổ  chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”; ­ Trần Quang Lâm (2016) luận án tiến sĩ: “Những nhân tố  tác động  đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam”. ­ Nguyễn Quang Trường (2016) luận án tiến sĩ: “Quản lý nhà nước  về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay”. 5.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu  Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy còn   nhiều khoảng trống nghiên cứu liên quan đến quản lý quỹ BHTN, cụ thể: Khoảng trống lý thuyết: khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp, quỹ  BHTN và quản lý quỹ  BHTN, phân biệt quỹ BHTN với các quỹ BHXH,   hệ  thống chỉ  tiêu liên quan đến quản lý quỹ  BHTN, những nhân tố  tác  động đến quản lý quỹ BHTN. Khoảng trống về  phương pháp nghiên cứu: Phần lớn các công trình  nghiên cứu chủ yếu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, còn nguồn số liệu sơ  cấp thông qua điều tra, khảo sát còn rất hạn chế. Các phương pháp áp dụng  trong nghiên cứu chủ yếu là các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê,   mô tả… Khoảng trống về  thực tế: Quản lý quỹ  BHTN cần được phân tích  toàn diện, chi tiết, khách quan về tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước.
  7. 7 Quản lý quỹ  BHTN  ở  Việt Nam được nghiên cứu chủ  yếu dưới   góc độ tổ chức thực hiện do cơ quan BHXH đảm nhiệm. Vì vậy, các giải   pháp và kiến nghị của Luận án đều hướng tới hoàn thiện, nâng cao hiệu   quả  công tác tổ  chức thực hiện quản lý quỹ  BHTN, kiến nghị  sửa đổi  chính sách, mô hình quản lý ở Việt Nam. 6. Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan nghiên và các khoảng trống trong các nghiên   cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu dự kiến 7. Những đóng góp mới của Luận án  ­ Về mặt lý luận và học thuật: + Luận án nghiên cứu và làm rõ các khái niệm về BHTN, quỹ và quản   lý quỹ BHTN; + Xác định những nhân tố tác động đến quản lý quỹ  BHTN, lý giải   làm rõ nội dung của từng nhân tố; + Xác định và lựa chọn các chỉ  tiêu phục vụ  công tác quản lý quỹ  BHTN. ­ Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
  8. 8 + Phân tích và làm rõ thực trạng quản lý quỹ  BHTN  ở  Việt Nam   (2011 ­ 2015).   + Phân tích những nhân tố tác động đến quản lý quỹ BHTN ở Việt   Nam bao gồm cả chính sách, pháp luật về BHTN; điều kiện kinh tế ­ xã hội;   đối  tượng tham  gia  và  thụ   hưởng chính sách;  mức  đóng  góp,  mức  thụ  hưởng; công tác tổ  chức quản lý thu, chi và cân đối quỹ  BHTN; công tác  tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật; công tác kiểm tra, thanh tra   BHTN  và sự  phối hợp giữa các cơ  quan chức  năng có  liên quan  đến  BHTN;… Đồng thời, tác giả  đã tiến hành điều tra cả  người thụ  hưởng   chính sách và những người trực tiếp tổ chức triển khai chính sách BHTN   để từ đó xác định 3 nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ BHTN một cách   khoa học, khách quan: chính sách pháp luật, điều kiện kinh tế  ­ xã hội,   chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý quỹ BHTN.    + Đề  xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả  tổ  chức thực hiện quản lý quỹ BHTN, bao gồm cả các giải pháp về chính sách   và tổ chức thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam. 8. Kết cấu Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục...  Luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý quỹ  bảo hiểm thất nghiệp  ở  Việt   Nam. Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác   quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
  9. 9 CHƯƠNG 1  CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1. Khái quát về bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp Qua nghiên cứu tài liệu và quan điểm của các nhà khoa học về  bảo   hiểm thất nghiệp, theo tác giả: Bảo hiểm thất nghiệp là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần  thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định cho người lao động bị  thất   nghiệp, nhằm ổn định cuộc sống cho họ và gia đình, giúp người thất nghiệp   sớm quay lại thị  trường lao động và hạn chế  tình trạng sa thải lao động  bằng các biện pháp hỗ trợ của quỹ BHTN, từ đó góp phần đảm bảo ASXH. 1.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1.3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp 1.1.2. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm và nguồn hình thành quỹ BHTN Theo ILO khuyến nghị  và BHTN/BHVL  ở  một số  quốc gia trên thế  giới, theo tác giả: Quỹ BHTN là quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp   của các bên tham gia với mục đích sử dụng chủ yếu để bù đắp hoặc thay   thế một phần thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định cho người lao   động bị thất nghiệp; đồng thời, hỗ trợ đào tạo, giới thiệu việc làm để người  thất nghiệp sớm quay lại thị trường lao động và hạn chế tình trạng sa thải   lao động. 1.1.2.2. Đặc điểm của quỹ bảo hiểm thất nghiệp Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể duy nhất quy định việc hình thành và  sử dụng quỹ BHTN với mục đích đảm bảo an sinh xã hội. Thứ  hai,  Quỹ  BHTN là một quỹ  tiền tệ  tập trung mang tính cộng  đồng xã hội.
  10. 10 Thứ  ba, Quỹ BHTN ra đời, tồn tại và phát triển luôn gắn với mục  đích chủ yếu đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ  khi   bị thất nghiệp. Thứ  tư,  Quỹ  BHTN luôn chịu  ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố,   trong đó sự phát triển nền kinh tế xã hội luôn là yếu tố quan trọng và có   tác động tổng hợp. 1.2. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp 1.2.1. Khái niệm quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp Theo quan điểm của tác giả, quản lý quỹ BHTN được hiểu là sự tác  động của các chủ thể quản lý đến khách thể  quản lý trong các hoạt động   hoạch định, tổ  chức, kiểm tra sự  vận động của quỹ  nhằm đạt được mục   tiêu đề ra theo những nguyên tắc và phương pháp quản lý của mỗi quốc gia  trong mỗi thời kỳ nhất định. 1.2.2. Mục tiêu quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp Quỹ BHTN không những phải được quản lý chặt chẽ từ đầu vào, bao  gồm các hoạt động xác định đối tượng tham gia, thu phí đầy đủ, kịp thời;   quản lý chặt chẽ  trong việc thực hiện chi trả các chế  độ, trợ  cấp BHTN   đúng đối tượng, đúng mức hưởng, mà còn phải định kỳ thực hiện việc cân   đối thu ­ chi BHTN, dự báo và có những điều chỉnh phù hợp trong trung hạn,   dài hạn để quản lý, sử dụng quỹ BHTN thực sự hiệu quả với mục tiêu cao   nhất đảm bảo cho người lao động khi được hưởng đầy đủ  mọi quyền lợi   trước và sau khi thất nghiệp, tái hòa nhập thị trường lao động và góp phần   đảm bảo ASXH quốc gia. 1.2.3. Nguyên tắc quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp Một là: Có đóng ­ có hưởng Hai là: Lấy số đông bù số ít Ba là: Cân đối thu ­ chi Bốn là: Công bằng, công khai, minh bạch Năm là: Quản lý quỹ tập trung, an toàn và hiệu quả 1.2.4. Nội dung quản lý quỹ BHTN
  11. 11 1.2.4.1. Quản lý thu BHTN 1.2.4.2. Quản lý chi chế độ BHTN 1.2.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát  1.2.4.4. Quản lý cân đối quỹ BHTN 1.2.4.5. Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHTN 1.3. Những nhân tố chủ yếu tác động đến quản lý quỹ BHTN 1.3.1. Chính sách pháp luật 1.3.2.  Điều kiện kinh tế ­ xã hội 1.3.3.   Tuyên   truyền,   phổ   biến   chính   sách   pháp   luật   bảo   hiểm   thất   nghiệp 1.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát  1.3.5. Tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm   thất nghiệp 1.3.6. Chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý quỹ  bảo hiểm   thất nghiệp 1.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin 1.4. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở một số nước trên thế giới và   bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4.1. Quản lý quỹ BHTN ở một số nước trên thế giới 1.4.1.1. Ở CHLB Đức 1.4.1.2. Ở Nhật Bản 1.4.1.3. Ở Hàn Quốc 1.4.1.4. Ở Trung Quốc 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, cần phải quản lý chặt chẽ nguồn thu của quỹ BHTN thông   qua việc xác định đúng đối tượng tham gia BHTN, thu phí đóng đầy đủ, kịp  thời.
  12. 12 Thứ  hai, cần phải quản lý chặt chẽ quá trình chi trả  chế  độ  BHTN  thông qua việc xác định đúng đối tượng thụ hưởng, mức hưởng và thời gian  hưởng chính xác, chi trả chế độ đầy đủ, kịp thời. Thứ  ba,  thực hiện cân đối thu ­ chi quỹ  BHTN định kỳ  hằng năm,  kiểm soát phát sinh tăng, giảm của quỹ BHTN và đưa ra những dự báo trong   trung hạn, dài hạn. Thứ  tư,  tổ  chức quản lý quỹ  BHTN cần đặc biệt chú trọng đến   những nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách về BHTN cho phù hợp với   tình hình thực tế và và phù hợp với cuộc cách mạng 4.0. Thứ  năm,  ngoài việc thống nhất và cụ  thể  hóa các chính sách pháp   luật về  BHTN, Việt Nam cần chú trọng đến tính nghiêm minh của chính   sách, pháp luật đã ban hành thông qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc  thực thi chính sách cũng như chấp hành chính sách pháp luật về BHTN của   đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ. Thứ sáu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xây  dựng quy trình thực hiện thống nhất, tập trung để kiểm soát chặt chẽ từ đối   tượng tham gia đến các đối tượng thụ hưởng chính sách BHTN.
  13. 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ  BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và mục đích sử  dụng quỹ  bảo hiểm thất   nghiệp ở Việt Nam 2.1.2. Cơ  quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp và quỹ  bảo hiểm thất   nghiệp ở Việt Nam 2.1.2.1. Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp Theo Nghị  định số  14/2017/NĐ­CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ  quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao   động ­ Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội là   cơ  quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về  các   lĩnh vực, trong đó có: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền  công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự  nguyện, bảo hiểm thất nghiệp),... trong phạm vi cả nước. 2.1.2.2. Quản lý sự  nghiệp về  bảo hiểm thất nghiệp và quỹ  bảo hiểm   thất nghiệp Theo quy định tại  Điều 59 Luật Việc làm đã nêu rõ: Quỹ  bảo   hiểm thất nghiệp được hạch toán độc lập. Tổ  chức bảo hiểm xã hội   thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.   Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn,  minh bạch, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Chính phủ quy định   chi tiết tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; việc quản lý, sử  dụng Quỹ;  tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Ngày  05  tháng  01  năm  2016,  Chính  phủ   ban hành Nghị  định  số  01/2016/NĐ­CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức   Bảo hiểm xã hội. Theo đó, BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc  Chính phủ, có chức năng tổ  chức thực hiện các chế  độ, chính sách bảo 
  14. 14 hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ  BHTN; quản lý và  sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT. HỘI  ĐỒNG  QUẢN LÝ  BHXH  VIỆT NAM BAN THU CÁC ĐƠN  BẢO HIỂM VỊ TRỰC THUỘC  XàHỘI  VIỆT NAM VỤ TÀI CHÍNH ­  KẾ TOÁN PHÒNG  QUẢN LÝ THU CÁC PHÒNG  BẢO HIỂM NGHIỆP VỤ  XàHỘI  CẤP TỈNH PHÒNG KẾ HOẠCH ­  TÀI CHÍNH TỔ QUẢN LÝ THU CÁC TỔ BẢO HIỂM  NGHIỆP VỤ  XàHỘI  CẤP HUYỆN TỔ TÀI CHÍNH              ­ KẾ TOÁN Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam
  15. 15 2.2. Thực trạng quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 2.2.1. Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp 2.2.1.1. Xây dựng kế hoạch thu BHTN 2.2.1.2. Quản lý đối tượng tham gia BHTN 2.2.1.3. Quản lý mức đóng, phương thức đóng BHTN 2.2.1.4. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu BHTN 2.2.2. Quản lý chi BHTN 2.2.2.1. Lập dự toán chi chế độ BHTN 2.2.2.2. Quản lý người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp 2.2.2.3. Quản lý số tiền chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp 2.2.2.4. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chi chế độ BHTN 2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 2.2.4. Quản lý cân đối thu ­ chi quỹ BHTN Bảng 2.7: Cân đối quỹ BHTN (2011 ­ 2015) Đơn vị: tỷ đồng Số dư  Phát sinh tăng  Phát sinh  Số dư  Năm năm trước  quỹ trong  giảm quỹ  chuyển năm  chuyển sang năm trong năm sau 2011  8.994  7.843   1.250   15.587  2012  15.587   10.460   2.811   23.236  2013  23.236  12.734   4.100  31.870  2014  31.870   14.612   5.028  41.454  2015  41.454   12.864   5.137   49.181  Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nhìn tổng thể chúng ta thấy, Quỹ BHTN chủ yếu chỉ sử dụng để chi  trả trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp với số tiền rất lớn so với hỗ  trợ học nghề hay đóng BHYT cho người thất nghiệp. Mặc dù chính sách hỗ  trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì  
  16. 16 việc làm cho người lao động được thiết lập trong Luật Việc làm, nhưng  việc tiếp cận chính sách này của các doanh nghiệp thực sự  khó khăn nên   chưa có số  liệu cụ thể  về  việc chi trả chế  độ  này. Thiết nghĩ, chính sách   BHTN ở Việt Nam hiện nay mang tính thụ động, chủ  yếu chỉ  sử dụng để  chi trả trợ cấp thất nghiệp mà chưa sử dụng vào các chính sách thị trường   lao động chủ động khác như một số nước trên thế giới. Điển hình như công   tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và thông tin về thị trường lao động, các  chính sách hỗ  trợ  doanh nghiệp trước khi sa thải lao động chưa đáp  ứng  được nhu cầu thực tế,...  Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính  dẫn đến việc quỹ BHTN nước ta đang thặng dư lớn qua các năm. 2.2.5. Quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHTN 2.3. Đánh giá tình hình quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 2.3.1. Kết quả đạt được a. Về chính sách pháp luật: b. Về tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật: c. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát: d. Về tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất  nghiệp: e. Về chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan bảo hiểm xã hội: 2.3.2. Tồn tại, hạn chế a. Về chính sách pháp luật: Bảng 2.13: Đánh giá của cán bộ BHXH về việc chấp hành chính  sách, pháp luật về BHTN của người sử dụng lao động
  17. 17 Tần suất lựa  Tỷ lệ % % hợp lệ chọn (người) Giá trị Chưa tốt 159 39.4 39.4 Không tốt 12 3.0 3.0 Tốt 208 51.5 51.5 Rất tốt 25 6.2 6.2 Tổng cộng 404 100.0 100.0 Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả. b. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHTN: c. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát: d. Tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ BHTN: Hình 2.11. Đánh giá của người lao động về chất lượng đào tạo nghề  và sự hài lòng trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm e. Ứng dụng công nghệ thông tin: 2.3.3. Đánh giá nhân tố tác động đến quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp 2.3.3.1. Đánh giá mức độ   ảnh hưởng của đối tượng tham gia BHTN đến   quản lý quỹ BHTN a. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
  18. 18 Tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả   thuyết   Nghiên cứu đi trước của   Mô tả nghiên   tác giả/ các tác giả cứu Nữ   giới   có   mức   độ   tham   gia   bảo  Lâm (2016); Diamond &  H1 hiểm thất nghiệp thấp hơn nam giới.  Mirrlees (1978). Tuổi của người lao động có tương  Scheve & Stasavage  H2 quan thuận với mức độ tuam gia bảo  (2006), Gao, Yang & Li  hiểm thất nghiệp.  (2012). Học vấn   của   người lao động có  Atkinson (1987); Oyekale  H3 tương quan thuận với mức độ  tham  (2012); gia bảo hiểm thất nghiệp.  Người   lao   động   ở   hai   khu   vực  Carrin (2007), Liu & Hsiao  Doanh nghiệp Nhà Nước và FDI có  (1995); Ahmad (1991). H4 mức   độ   tham   gia   bảo   hiểm   thất   nghiệp lớn hơn nhóm doanh nghiệp  khác.  Lao động ở thành thị có mức độ tham  Chiappori (2000); Cardon  H5 gia bảo hiểm lớn hơn ở khu vụ nông  & Hendel (2001). thôn.  Người lao động có nhiều cơ hội tham  Cardon & Hendel (2001);  gia bảo hiểm thất nghiệp thì mức độ  Diamond & Mirrlees  H6 tham gia bảo hiểm thất nghiệp càng  (1978). cao.  Mức  độ   dễ   tiếp  cận   thông  tin  về  Cardon & Hendel (2001);  bảo hiểm thất nghiệp có tương quan  Chiappori (2000);  H7 thuận   với   mức   độ   tham   gia   bảo   Chiappori & Salanié  hiểm thất nghiệp.  (2013). b. Kết quả phân tích số liệu Bảng 2.16: Kết quả kiểm định Hosmer­Lemeshow đánh giá sự phù  hợp 
  19. 19 của mô hình Logistic Các giá trị  p­value thu được là lớn hơn 5% nên chúng ta không có  bằng chứng thống kê bắc bỏ H0. Nói cách khác mô hình hồi quy Logistic   được xây dựng để đánh giá mức độ  tham gia BHTN của người lao động  là phù hợp với mẫu dữ  liệu của nghiên cứu. Dựa trên các kết quả  phân  tích cho mô hình 1, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất sẽ được xác  minh (hay bác bỏ) cụ thể như sau: Giả thuyết nghiên cứu H1. Do hệ số hồi quy ứng với giới tính nữ  là âm nên giả thuyết nghiên cứu 1 được xác nhận. Giả  thuyêt nghiên cứu H2. Do hệ số hồi quy của tuổi là phù hợp  với giả  thuyết nghiên cứu H2 do hệ  số  hồi  quy của  ứng với  tuồi  là  dương. Giả  thuyết nghiên cứu H3. Trình độ  học vấn càng cao, sự  am  hiểu chính sách pháp luật càng cao, định hướng và sự lựa chọn công việc  cũng phù hợp với thực tiễn và nhu cầu. Giả thuyết nghiên cứu H4. Căn cứ vào dấu của các hệ số hồi quy  có thể thấy giả thuyết rằng mức độ  tham gia BHTN của người lao động  ở hai nhóm doanh nghiệp này là cao hơn. Giả  thuyết nghiên cứu H5. Hệ số  hồi quy của  ứng với nhóm lao  động thành thị   là dương 0.312 và có ý nghĩa thống kê  ở  mức 5% (vì P­ Value = 0.045 
  20. 20 Giả thuyết H7. Giả thuyết này cho rằng mức độ dễ dàng tham gia   quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà không gặp bất kì một cản trở nào về mặt   hành chính và thời gian có ảnh hưởng tích cực đến mức độ  tham gia bảo  hiểm của người lao động. 2.3.3.2. Kiểm chứng mức độ   ảnh hưởng của các nhân tố  đến quản lý   quỹ bảo hiểm thất nghiệp a. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Nhằm   xác   minh   và   đánh   giá   tác   động   của   những   nhân   tố   ảnh   hưởng đến tổ chức thực hiện quản lí quỹ BHTN tác giả đề xuất mô hình  nghiên cứu Logistic như sau: Tổ  chức thực hiện quản lý quỹ  BHTN  =  (Chất lượng nguồn   nhân lực, Chính sách, pháp luật, Điều kiện kinh tế ­ xã hội) Mô hình nghiên cứu thứ 2 sẽ  được thực hiện qua hai bước. Bước   thứ  nhất tác giả  thực hiện phân tích nhân EFA để  rút ra các biến điểm  nhân tố nhằm đại diện cho các biến độc lập của mô hình là Chất lượng   nguồn nhân lực, Chính sách pháp luật, Điều kiện kinh tế ­ xã hội (Field,   2009) và kết quả thu được sẽ là một biến liên tục. Giả   thuyết   Nghiên  cứu đi trước  Mô tả nghiên   của tác giả/ các tác giả cứu Chất lượng nguồn nhân lực của cán  Diamond (1996); Normand  bộ  BHXH có  ảnh hưởng tích cực  & Busse (2002); Rupp &  H1 đến tổ chức thực hiện quản lý quỹ  Stapleton (1995). BHTN.  Chính sách, pháp luật BHTN có ảnh  Normand & Busse (2002);  H2 hưởng tích cực  đến tổ  chức  thực  Rupp & Stapleton (1995). hiện quản lý quỹ BHTN.  Điều kiện kinh tế  ­ xã hội có  ảnh  Ahmad (1991); Normand  H3 hưởng đến tổ chức thực hiện quản  & Busse (2002); Sinn  lý quỹ BHTN. (1996).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2