intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt quy trình nông nghiệp tốt ASEANGAP

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

158
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ASEANGAP (Asean Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á. Mục đích của ASEANGAP là tăng cường việc hài hòa các chương trình GAP trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu. Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt đến bạn đọc quy trình này như sau: 1. Lịch sử và quản lý địa điểm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt quy trình nông nghiệp tốt ASEANGAP

  1. Tóm tắt quy trình thực hành nông nghiệp tốt ASEANGAP
  2. ASEANGAP (Asean Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á. Mục đích của ASEANGAP là tăng cường việc hài hòa các chương trình GAP trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu. Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt đến bạn đọc quy trình này như sau: 1. Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất Cần đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ các nguy cơ hóa học và sinh học tại khu vực gieo trồng đối với từng hoạt động sản xuất và lưu hành hồ sơ các mối nguy quan trọng. Không trồng rau an toàn ở những nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học và sinh học, hoặc trước khi trồng phải có các biện pháp xử lý để quản lý rủi ro. Nếu bắt buộc phải sản xuất thì phải có các biện pháp xử lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm không bị ô nhiễm. Cần có hồ sơ lưu, đặc biệt đối với nơi có đặc điểm được xác định là không phù hợp cho sản xuất rau an toàn. Vật nuôi không được phép vào vùng sản xuất trong vòng 3 tháng trước và trong suốt vụ, nhất là đối với những sản phẩm rau quả phát triển trong đất và sát mặt đất.
  3. 2. Vật liệu gieo trồng Hạt giống, cây giống, cây làm gốc ghép: có hồ sơ lưu danh tính nhà cung cấp giống cây trồng và ngày tháng mua. Nếu giống cây trồng được sản xuất tại chỗ, cần có biên bản về các biện pháp xử lý hóa học, xử lý đất, xử lý hạt giống, xử lý thời kỳ cây con vườn ươm… 3. Phân bón và chất phụ gia cho đất Đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón và chất phụ gia đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại các hồ sơ mối nguy hại đó. Khi có nguy cơ lớn về nhiễm độc kim loại nặng, cần cẩn thận lựa chọn loại phân bón và phụ gia để giảm thiểu rủi ro và khả năng hấp phụ. Không sử dụng chất hữu cơ chưa qua xử lý, nhất là ở những nơi có nguy cơ ô nhiễm lớn. Trong trường hợp cần xử lý chất hữu cơ tại chỗ trước khi gieo trồng, cần có biên bản lưu lại ngày tháng và phương pháp xử lý. Cần đặt và xây dựng bể ủ phân đảm bảo không gây ô nhiễm cho vùng sản xuất và nguồn nước. Không bón chất hữu cơ (chưa qua xử lý hoặc đã xử lý) vào các bộ phận rau quả dùng để ăn. Không sử dụng các chất thải sinh hoạt trong sản xuất rau quả an toàn. Bảo quản và tiêu hủy phân bón và các chất phụ gia đúng cách, đảm bảo tránh gây ô nhiễm đến rau an toàn. Lưu lại hồ sơ sử dụng phân bón và phụ
  4. gia, nêu cụ thể tên sản phẩm hoặc vật liệu, ngày tháng, địa điểm xử lý, số lượng, phương pháp sử dụng và tên người thực hiện. 4. Tưới tiêu Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước tưới đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy quan trọng. Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần tiến hành kiểm tra định kỳ tùy theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước và hoạt động sản xuất, đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra. Những vùng có nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học cao, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, có biên bản ghi lại kết quả giám sát. 5. Bảo vệ thực vật (BVTV) Trang bị cho người sản xuất kiến thức về sử dụng thuốc BVTV phù hợp với phạm vi công việc của họ. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp và các loại thuốc trừ dịch hại có nguồn gốc sinh học. Sử dụng thuốc đăng ký trên đúng đối tượng cây trồng, theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, số lần phun thuốc cần khống chế sao cho dư lượng thuốc không vượt quá MRL. Đối với rau an toàn xuất khẩu, cần kiểm tra danh mục hóa chất được phép sử dụng
  5. trên rau của quốc gia nhập khẩu rau trước khi sử dụng. Chỉ pha trộn các loại thuốc BVTV khi chúng tương thích với nhau và ít có nguy cơ làm tăng mức dư lượng thuốc. Nước pha thuốc BVTV phải đạt độ an toàn để tránh gây ô nhiễm sinh học. Cần đảm bảo thời gian cách ly từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch. Thiết bị phun thuốc phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Rửa sạch thiết bị sau mỗi lần sử dụng và nước rửa thải ra phải được xử lý sao cho không gây ô nhiễm tới sản phẩm. Tiêu hủy hỗn hợp thuốc thừa bằng phương pháp đảm bảo không tạo ra nguy cơ ô nhiễm cho sản phẩm. Bảo quản các hóa chất tại khu vực riêng biệt, kiên cố, an toàn theo chỉ dẫn trên nhãn nhằm đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho điểm sản xuất, nguồn nước, vật liệu đóng gói, rau quả và môi trường. Hóa chất quá hạn hoặc bị cấm phải được tiêu hủy đúng quy định cách xa khu vực sản xuất hoặc phải được cách ly với các loại hóa chất khác để dễ dàng phân biệt. Lưu lại hồ sơ sử dụng hóa chất trên từng cây trồng, nêu cụ thể tên hoạt chất, ngày tháng sử dụng, địa điểm, liều lượng, phương pháp xử lý, thời gian cách ly và tên người thực hiện. Lưu giữ hồ sơ mua hóa chất bao gồm tên hóa chất, nơi mua, ngày nhận hàng, số lượng, thời gian sử dụng và ngày sản xuất. Lưu giữ và cập nhật danh mục hóa chất được phép sử dụng cho rau quả gieo trồng tại địa điểm sản xuất. Nếu phát hiện dư
  6. lượng hóa chất vượt mức tối đa cho phép, cần tiến hành cách ly cây trồng và điều tra nguyên nhân và triển khai biện pháp ngăn chặn sự tái nhiễm. 6. Thu hoạch và xử lý rau quả 6.1. Thiết bị vật tư và thùng chứa Thiết bị, thùng chứa và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm từ những chất không độc hại. Thùng đựng hóa chất, chất thải và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng để đựng sản phẩm. Bảo dưỡng thường xuyên dụng cụ, thiết bị để hạn chế nguy cơ ô nhiễm. Thùng chứa sản phẩm thu hoạch và vật liệu đóng gói phải đặt riêng biệt với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia, đồng thời thực hiện các biện pháp hạn chế nguy cơ ô nhiễm từ các loại động vật hại. Thùng đựng rau an toàn cần đảm bảo chắc chắn, sạch sẽ. Sau khi đóng gói các thùng chứa không được đặt trực tiếp xuống đất. 6.2. Nhà xưởng và công trình Hạng mục này phục vụ sản xuất, xử lý, đóng gói, bảo quản để hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm bẩn. Tách riêng xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp ra khỏi khu vực xử lý, đóng gói, bảo quản sản phầm nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. Thiết kế và xây dựng hệ thống bể phốt, xử lý rác thải và
  7. thoát nước để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn cung cấp nước. Soạn thảo và tuân theo bản hướng dẫn lau chùi thiết bị, thùng chứa, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và làm sạch địa điểm đóng gói, xử lý, bảo quản. Sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa làm sạch thích hợp được phép. 6.3. Kiểm soát động vật và các loại sinh vật gây hại Thực hiện các biện pháp giảm thiểu sinh vật gây hại ở trong và xung quanh khu vực xử lý, đóng gói, bảo quản rau an toàn. Cách ly các loài động vật khỏi khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản rau. Cần đặt bẫy bả ở nơi đảm bảo không làm ô nhiễm rau, thùng chứa, vật liệu đóng gói, đồng thời ghi lại trong hồ sơ các vị trí đó. 6.4. Vệ sinh cá nhân Cung cấp tài liệu hướng dẫn vệ sinh cho người lao động. Huấn luyện, đào tạo người lao động thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân và lưu giữ hồ sơ huấn luyện, đào tạo. Bố trí nhà vệ sinh và khu rửa tay cho nhân viên thuận tiện nhưng phải vệ sinh tuyệt đối. 6.5. Xử lý rau quả
  8. Hóa chất sử dụng sau thu hoạch phải được phép sử dụng và tuân thủ hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Đối với rau xuất khẩu phải kiểm tra danh mục hóa chất được phép sử dụng trên rau ở nước nhập khẩu trước khi sử dụng. Thiết bị phun thuốc cần được làm sạch thường xuyên, kiểm tra và bảo dưỡng đảm bảo hoạt động hiệu quả. Hỗn hợp các hóa chất dư thừa và nước thải tẩy rửa phải được xử lý sao cho không tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm tới sản phẩm. Bảo quản tất cả các hóa chất tại khu vực riêng biệt, kiên cố, an toàn theo chỉ dẫn ghi trên nhãn giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm điểm sản xuất, nguồn nước, vật liệu đóng gói và rau quả. Hóa chất quá hạn hoặc bị cấm phải được đặt cách xa khu sản xuất và tiêu hủy theo đúng quy định. Lưu lại hồ sơ sử dụng hóa chất trên từng loại sản phẩm, nêu cụ thể tên hóa chất, ngày tháng sử dụng, lô sản phẩm được xử lý, liều lượng, phương pháp xử lý và tên người thực hiện. 6.6. Sử dụng nước Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học và sinh học từ nguồn nước sử dụng để rửa, bảo quản và xử lý rau an toàn sau thu hoạch và có hồ sơ lưu những mối nguy hại nghiêm trọng. Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần tiến hành kiểm tra định kỳ tùy theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước, chủng loại sản phẩm đồng thời lưu lại kết
  9. quả kiểm tra. Những vùng có nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học cao, phải thay thế bằng nguồn nước an toàn hoặc phải được xử lý và giám sát chặt chẽ. 6.7. Bảo quản và vận chuyển Thùng chứa sản phẩm đã đóng gói không được đặt trực tiếp xuống đất. Trước khi sử dụng đồ chèn lót, cần kiểm tra đảm bảo không bị nhiễm đất, hóa chất, dị vật và các loài sinh vật gây hại. Cần kiểm tra các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo sạch sẽ. Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm rau quả chung với hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý. 7. Quản lý trang trại, khu sản xuất theo GAP 7.1. Hoạt động đào tạo Huấn luyện cho người sản xuất về thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực trách nhiệm của họ và lưu giữ hồ sơ huấn luyện. 7.2. Hoạt động xác định nguồn gốc xuất xứ Các thùng sản phẩm đã đóng gói cần có nhãn mác rõ ràng để có thể truy nguồn gốc xuất xứ, địa điểm sản xuất. Đối với mỗi lô sản phẩm, cần có
  10. hồ sơ lưu giữ ghi rõ ngày tháng và địa điểm giao hàng. Nếu sản phẩm bị xác định là ô nhiễm hay có nguy cơ ô nhiễm thì cần cách ly, ngừng phân phối hoặc thông báo với người tiêu dùng. Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm. 7.3. Hoạt động rà soát Kiểm tra các hoạt động ít nhất mỗi năm 1 lần để toàn bộ hệ thống vận hành hiệu quả, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục những khiếm khuyết còn tồn tại. Lưu lại biên bản kiểm tra và các biện pháp khắc phục. 7.4. Hoạt động hồ sơ lưu trữ. Cần lưu giữ tất cả các tài liệu, hồ sơ, biên bản, để chứng minh việc áp dụng GAP ít nhất trong thời kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm hoặc có thể lâu hơn nếu pháp luật quy định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2