intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp- kỹ thuật chăn nuôi gà

Chia sẻ: Doan Thu Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

268
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều thập kỉ trước đây, nghề này chưa mang tính chất hàng hóa, người nông dân nuôi gà để giải quyết nguồn lao động phụ, tận dụng sản phẩm thừa, rơi vãi của trồng trọt đồng thời có thêm nguồn lương thực cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp- kỹ thuật chăn nuôi gà

  1.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       Tổng hợp- kỹ thuật chăn nuôi gà Kỹ thuật chăn nuôi gà 1
  2.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       I. GIÁ TRỊ KINH TẾ NGHỀ CHĂN NUÔI GÀ Nghề nuôi gà là một nghề được phát triển khá lâu đời và khá phổ biến ở mọi vùng trên đất nước ta. Nhiều thập kỉ trước đây, nghề này chưa mang tính chất hàng hóa, người nông dân nuôi gà để giải quyết nguồn lao động phụ, tận dụng s ản phẩm thừa, rơi vãi của trồng trọt đồng thời có thêm nguồn lương thực cải thiện bữa ăn hàng ngày. Thịt gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm, thịt gà thơm ngon và dễ chế biến nên so với các loại thịt khác (trâu, bò, lợn...) thịt gà được ưa chuộng hơn. Thịt gà còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất đồ hộp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Trứng gà cũng là loại thực phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa thích, trứng tươi có tác dụng bồi bổ sức khỏe con người. Trứng gà còn được dùng trong các nghành sản xuất khác như dược, thú y, thủy sản ( nhuộm lưới) Chất thải của gà dùng làm phân bón, thức ăn nuôi cá. Nghề nuôi gà có ưu điểm không cần nhiêu vốn để đầu tư giống và thức ăn song thu hồi vốn lại nhanh vì chu kì nuôi gà ngắn Chính do những yêu điểm trên nên những năm gần đây, nghề nuôi gà đã phát triển rất mạnh, là đối tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xóa đói giảm nghèo. Phương thức chăn nuôi gà chủ yếu hiện nay vẫn là quảng canh, bán thâm canh trong nông hộ (70-80%), với số lượng trung bình khoảng 20 đến 30 con trên mỗi h ộ. Tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi, cũng như các công tác phòng dịch chưa được áp dụng triệt để. Tỷ lệ gà chết từ khi nở ra đến lúc trưởng thành là 47%. Đ ặc biệt trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Dịch bệnh bùng phát thường xuyên, và lan ra trên diện rộng. Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gai cầm nói chung chưa đáp ứng đ ược nhu cầu tiêu dùng của xã hội. II. TRIỂN VỌNG NGHỀ NUÔI GIA CẦM Nghề chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển rất nhanh về số l ượng và ch ất lượng.Nhiều giống gà mới có năng suất cao như gà hướng thịt lông tr ắng 38 – 42 ngày tuổi đạt khối lượng từ 2,0 – 2,3 kg, thức ăn cần cho1kg tăng trọng 1,7 - 1,9 kg. Giống gà hướng trứng năng suất đạt 310 – 340 quả/năm, thức ăn tiêu tốn cho 1 kg trứng từ 2,0 – 2,2 kg. Chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ phân tán sang phương thức chăn nuôi qui mô lớn và tập trung - Về di truyền chọn giống: Các nhà chọn giống đã nghiên cứu thành công nh ững giống mới thích nghi với điều kiện môi trường và khí h ậu ở mỗi vùng trong n ước đồng thời phù hợp với các công thức chăn nuôi như : Nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp,nuôi thả vườn. Sản phẩm của chúng phù hợp với th ị hiếu người tiêu dùng. - Về thức ăn: Nghiên cứu thành công tiêu chuẩn khẩu phần th ức ăn cho gia c ầm Việt nam phù hợp các lọai giống, tuổi, tính năng sản xuất. Tận dụng và chế biến có kết quả các lọai phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôigia cầm . Kỹ thuật chăn nuôi gà 2
  3.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       - Nuôi dưỡng: Không ngừng cải tiến điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng,đặc biệt là hệ thống chuồng nuôi, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, hệ thống thông gió, chống nóng,chống lạnh, chế độ chiếu sáng…có ý nghĩa rất lớn đến năng suất gia cầm. - Vệ sinh phòng bệnh: ngày nay nuôi gia cầm được đảm bảo bởi việc sử dụng hợp lí cung cấploại Vaccin và lịch tiêm chủng, nhờ đó mà ngăn chặn những bệnh nguy hiểm như bệnh newcastle, đậu gà, cầu trùng… Kỹ thuật chăn nuôi gà 3
  4.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       CHƯƠNG I: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC BÀI 1: MỘT SỐ GIỐNG GÀ NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA I.Các giống gà nội. 1. Gà ri Được chọn lọc và thuần hóa từ gà rừng - Đặc điểm ngoại hình: + Gà mái: Lông có nhiều màu, phần lớn là vàng rơm, chân nhỏ vàng, đ ầu nhỏ, thanh và có mào đơn, mỏ vàng, cổ và lưng dài + Gà trống: Lông màu đỏ tía, cánh và đuôi lông đen, mào đứng - Chỉ tiêu năng suất: + Khối lượng trưởng thành: gà trống 1,8-2,2 kg, gà mái: 1,2-1,4 kg + Tuổi đẻ quá trứng đầu tiên 135-140 ngày (19-20 tuần tuổi) + Sản lượng trứng: 90-125 quả/mái/năm + Chất lượng thịt thơm ngon 2. Gà mía - Nguồn gốc: xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây - Đặc điểm ngoại hình: + Gà mái: Lông màu nâu thẫm pha lẫn lông phớt trắng ở bụng, thân mình ngắn, ngực rộng nhưng không sâu, có yếm ở ngực; mào hình cờ, có nhiều khía răng cưa. + Gà trống: Lông màu nâu đậm; đỏ tía hoặc xanh đen, mào dưới (tích) to và dài, màu đỏ tươi, cổ dài hơi cong. - Chỉ tiêu năng suất: + Khối lượng trưởng thành: gà trống 3,0 - 3,5 kg, gà mái 2,5 – 3,0 kg + Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 180 – 200 ngày (26 đến 28 tuần tuổi) 3. Gà Đông Tảo - Nguồn gốc: Là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên. - Đặc điểm ngoại hình: Lông con trống màu đỏ nhạt và vàng đất; con mái màu vàng đất. Mào nụ kém phát triển. Tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển. Th ể ch ất khoẻ, xương to, điển hình chân to cao, cơ ngực và cơ đùi phát triển. - Chỉ tiêu năng suất: Trọng lượng gà mái: 3,0 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,0 kg. Th ời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản l ượng trứng thấp (50 – 60 trứng/ năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 200 – 215 ngày tuổi (27 đến 32 tuần). 4. Gà Hồ - Nguồn gốc: từ làng Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, chân to, lưng rộng. Con trống có màu lông mận chín, thẫm đen, da đỏ, con mái có lông màu xám. Thân hình chắc kh ỏe, ch ậm ch ạp. Cơ ngực và cơ đùi phát triển, cho nhiều thịt. Gà con chậm lớn, chậm mọc lông. Kỹ thuật chăn nuôi gà 4
  5.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       - Chỉ tiêu năng suất: Trọng lượng trưởng thành con mái: 3,0 – 3,5 kg, con trống: 3,5 – 4,0 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 quả /năm. Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 200 – 210 ngày tuổi 5. Gà rốt ri: - Nguồn gốc: Do Viện Chăn nuôi lai tạo nên từ hai giống gà Rhode và gà Ri. Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông nâu nhạt. Mào đơn. Chân vàng. Chỉ tiêu năng suất: Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi: 660gam/con, 19 tuần tu ổi: 1500gam/con, đến 44 tuần tuổi: 1900gam/con. Năng suất, sản phẩm: Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày. Khối lượng trứng 49gam. Năng suất trứng một năm đ ạt 180-200 quả. Thích hợp với phương thức nuôi chăn thả ở nông thôn. Gà mái có thể nuôi nhốt đ ể lấy trứng theo lối công nghiệp. Thịt thơm ngon. II. Giống gà nhập nội 1. Gà Tam Hoàng - Nguồn gốc: Trung Quốc - Đặc điểm ngoại hình: + Gà mái lông vàng đậm, da vàng thân hình cân đối, mào cờ nhiều khứa răng cưa + Gà trống lông vàng xen kẽ đỏ tía ở cổ và đuôi, mào cờ, nhiều khía răng cưa - Chỉ tiêu năng suất: Nuôi 3-5 tháng đạt 1,6 - 2kg, lượng th ức ăn tiêu tốn 2,75kg/kg tăng trọng. Tỷ lệ nuôi sống (sau ba tháng có thể đạt 91- 96%, s ố l ượng tr ứng h ằng năm 140 - 160 quả/con, trọng lượng 40g/trứng, tỷ lệ nở 80 - 85%. Chất lượng thịt: Mềm ngon 2. Gà Lương Phượng - Nguồn gốc: Trung Quốc. - Đặc điểm ngoại hình: + Gà mái lông vàng nhạt điểm các đóm đen ở cổ cánh, da, mỏ, chân vàng. Mào và tích tai phát triển, màu đỏ tươi + Gà trống long sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng, nâu xanh đen ở đuôi. Da, mỏ, chân vàng mào, yếm, tích tai phát triển màu đỏ tươi - Chỉ tiêu năng suất: Trọng lượng cơ thể tăng khá nhanh, 10 tuần tuổi đạt 1,8 - 1,9 kg/con. Gà mái bắt đầu đẻ trứng ở tuần thứ 21 với sản lượng trứng: 150 - 170 quả/mái/năm, tỷ lệ nở 80-85%, trọng lượng 45g/quả, thời gian khai thác 52 tuần. Lượng thức ăn tiêu tốn bình quân 2,6 - 2,7 kg/kg tăng trọng. Nếu nuôi th ả vườn, ba tháng có thể đạt 1,9 - 2,4 kg/con, tỷ lệ nuôi sống 92-95%. 3. Gà Kabir - Nguồn gốc: Israel - Đặc điểm hình thái: Gà Kabir có lông mầu vàng sậm, ngực nở và sâu (thịt nhiều), chân vàng cao, da vàng. - Chỉ tiêu năng suất: Khối lượng gà lúc chín tuần tuổi đạt 2,17- 2,2kg/con, số lượng trứng 188 - 190 quả/mái với thời gian khai thác 70 tuần tuổi. Thức ăn: trung bình mỗi con tiêu thụ hết 2,47- 2,51kg/kg tăng trọng. 4. Gà Ai Cập - Nguồn gốc: Ai Cập. Kỹ thuật chăn nuôi gà 5
  6.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       - Đặc điểm hình thái: con trống có mào đỏ tươi, gà mái thân hình gọn gàng; tất c ả chân đều đen, cao nghều, luôn hoạt động. Chúng chỉ khác với các loại gà địa phương ở màu lông và da. Lông của chúng có đốm trắng, sẫm, đen pha lẫn lộn. - Chỉ tiêu năng suất: 5 tháng tuổi đã sinh sản, năng suất trứng cao - 220 quả/năm/mái (gà ta từ 110 - 120 quả; gà lương phượng 160 - 170 quả/mái/năm); thịt dai, trắng, chắc thơm ngon như gà ta, tỷ lệ lòng đỏ trứng, dinh dưỡng cũng rất cao . Giống gà này có thể nuôi thả vườn, nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, chịu được kham khổ, có khả năng phù hợp điều kiện tập quán chăn nuôi và rất thích hợp v ới môi tr ường Việt Nam, gà kháng bệnh cao, Tỷ lệ sống 97%, chưa thấy dịch bệnh (t ất nhiên là phải luôn tiêm phòng vaccin theo định kỳ như các loại gia cầm khác) có ti ềm năng kinh tế cao. Bài 2: KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG I. Kỹ thuật chọn gà con: Nên chọn gà ngay lúc 1 ngày tuổi Nguyên tắc chọn: Dựa vào đặc điểm ngoại hình. Đặc điểm ngoại hình cần chọn Loại bỏ những con sau đây Khối lượng sơ sinh lớn Khối lượng quá bé Lông bông, tơi xốp Lông dính ướt Bụng thon nhẹ, rốn kín Bụng nặng, hở rốn Mắt to, sáng Hậu môn dính phân Chân bóng, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường Khoèo chân Hai mỏ khép kín Vẹo mỏ Cách chọn: Chọn theo các đặc điểm nêu trên theo trình tự sau đây: Bắt lần lượt từng con và cầm gà trên tay, quan sát toàn diện từ lông, đ ầu, c ổ, chân bụng và hậu môn để phát hiện các khuyết tật. Sau đó thả gà để quan sát dáng đi lại Loại những con không đạt yêu cầu II. Kỹ thuật chọn gà hậu bị. Có hai thời điểm chọn: Lúc 6 tuần tuổi Lúc 21 tuần tuổi Nguyên tắc chọn: Dựa vào đặc điểm ngoại hình và khối lượng cơ thể Những đặc điểm ngoại hình của gà mái hậu bị có khả năng đẻ tôt và đẻ kém Đặc điểm Gà mái hậu bị tốt Gà mái hậu bị xấu Đầu * Rộng, sâu * Hẹp, dài Mắt * Nhỏ, nhạt màu * To, sáng Mỏ * Ngắn, chắc * Dài, mảnh * Phát triển, tươi màu * Đỏ, nhợt nhạt Mào và tích tai * Dài, sâu, rộng * Hẹp, ngắn, nông Thân Bụng * Phát triển, khoảng cách giữa * Kém phát triển, khoảng cách cuối xương lưỡi hái và xương giữa cuối xương lưới hái và háng rộng xương háng hẹp Kỹ thuật chăn nuôi gà 6
  7.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       * Màu vàng, bóng, ngón chân * Màu nhợt nhạt, thô ráp, ngón Chân ngắn chân dài * Màu sáng, bóng mượt * Xơ xác, kém phát triển Lông * Nhanh nhẹn * Dữ tợn, hoặc uể oái Tính tình III. Kỹ thuật chọn gà mái đẻ. Trong qua trình nuôi dưỡng gà mái đẻ cần chọn định kỳ , để loại thải những cá thể kém nhằm tiết kiệm thức ăn. Nguyên tắc chọn: Dựa vào đặc điểm ngoại hình: Mào, khoảng cách giữa xương lưới hái và xương hông, lỗ huyệt, bộ lông,... Những đặc điểm ngoại hình của gà mái đẻ tôt và đẻ kém. Đặc điểm Gà mái đẻ tốt Gà mái đẻ kém * To mềm, màu đỏ tươi * Nhỏ, nhợt nhạt, khô Mào và tích tai Khoảng cách giữa 2 * Rộng, đặt lọt 2 đến 3 * Hẹp, chỉ đặt lọt 1 ngón xương háng ngón tay tay Lỗ huyệt * Ướt, cử động, màu nhạt * Khô, bé, ít cử động Bộ lông * Đã thay nhiều lông cánh * Không thay lông cánh hàng thứ nhất ở hàng thứ nhất Màu sắc mỏ, chân * Màu vàng của mỏ, chân * Màu vàng vẫn giữ nhạt dần theo thời gian đẻ nguyên Kiểm tra gà mái đẻ hay không Muốn biết gà đang đẻ hay không thì ta kiểm tra khoảng cách giữa cuối x ương lưỡi hái và xương háng: Nếu để vừa 4 ngón tay là gà đang đẻ Nếu chỉ để vừa 2 ngón tay là gà không đẻ Bài 3: THIẾT KẾ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI GÀ 1. Xây dựng chuồng trại. Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều. Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền). Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật đ ộ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2. Mặt trước cửa chuồng hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh. Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy đi ều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng. Kỹ thuật chăn nuôi gà 7
  8.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       2. Các thiết kế khác trong chuồng nuôi. a. Lồng úm gà con: Kích thước 2m x 1 m cao chân 0,5 m đủ nuôi cho 100 con gà. Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con gà). b. Máng ăn: Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con. Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo. c. Máng uống: Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày. d. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà: Gà rất thích tắm cát. Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và đi ểm sinh hoạt cho gà t ắm. Kích thước bể dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,3 m cho 40 gà. Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn. e. Dàn đậu cho gà: Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau 0,3-0,4 m để gà khỏi đ ụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau. Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái. Vườn chăn thả: 1 m2/1 gà. Bài 4: NUÔI DƯỠNG GÀ CON GIAI ĐOẠN TỪ 0 ĐẾN 4 TUẦN TUỔI Trước khi nuôi gà con cần phải nắm bắt được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi… 1. Công tác chọn gà con - Gà con giống phải được ấp từ trứng của đàn gà giống đã được lựa chọn kỹ lưỡng, được nuôi dưỡng đúng quy trình, được nhận kháng thể từ mẹ truyền sang để phòng một số bệnh như: Gumboro, Newcastle. - Chỉ chọn những gà con khỏe mạnh, độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng (tránh chọn những gà con nở quá sớm hoặc quá muộn (nở ở ngày 21), những gà quá nhỏ, lông xơ xác, hở rốn, da chân nhăn, chảy nước mũi…). - Chọn gà dựa vào chỉ tiêu trọng lượng của gà ở 1 ngày tuổi: gà hướng trứng có trọng lượng từ 38g, gà hướng thịt từ 40g trở lên. 2. Chuồng trại và trang thiết bị - Chuồng úm cho gà con có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nên bố trí chuồng ở đầu hướng gió, cách xa chuồng gà trưởng thành. Dọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới. Kỹ thuật chăn nuôi gà 8
  9.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       - Chuẩn bị đầy đủ chụp sưởi bằng bóng đèn điện có công suất 60 – 100W, treo cách nền chuồng 30 - 40 cm. 3. Nước uống - Nước là nhu cầu đầu tiên của gà con. Trong 2 ngày đầu nước uống cho gà con phải hơi ấm (khoảng 18 - 21oC). - Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu cho gà con bằng cách pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống. - Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa 3,5 - 4 lít cho 50 – 100 gà con. - Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà con dễ tiếp cận không bị máng ăn che khuất. 4. Thức ăn và cách cho ăn a. Chất lượng thức ăn Tùy theo giống gà với tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh d ưỡng trong những tuần đầu sẽ khác nhau. Gà thịt nặng cân có tốc độ sinh trưởng cao ở giai đoạn đầu nên cần mức protein 22 – 23% và giảm d ần ở giai đoạn sau. Nh ững giống gà chuyên trứng nhẹ cân có tốc độ tăng trọng thấp hơn nên thức ăn khởi đ ầu chỉ cần mức protein 20 – 21%, sau 4 tuần mức protein trong thức ăn giảm dần. Gà con mới nở thường bị thiếu vitamin A nên trong tuần đầu cần cung c ấp lượng vitamin A khoảng 2000 IU. b. Cách cho ăn. - Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới đ ược bắt đ ầu t ập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày để bảo đảm đủ nhu cầu cho gà phát triển tốt. Trong những ngày đầu tiên cần cho ăn nhi ều l ần trong ngày (tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày) - Gà con từ 1- 3 ngày tuổi có thể dùng giấy ximăng, giấy báo cũ trãi lên ch ất đ ộn chuồng, sau đó rắc cám lên để gà con dể ăn và phòng nhiễm trùng rốn. Khi gà đ ược 1 tuần tuổi trở lên có thể sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa với các kích cỡ thích hợp có bán sẵn trên thị trường. Để tránh cho thức ăn rơi vãi gây mất vệ sinh, nên đ ổ lên máng ăn một lượng nhỏ thức ăn, khi gà con ăn hết lại đổ vào tiếp. - Nếu sử dụng máng treo, cần phải thường xuyên điều chỉnh độ cao sao cho ngang với vai gà để gà ăn thoải mái và thức ăn không bị rơi vãi. 5. Chăm sóc và nuôi dưỡng a. Vận chuyển gà con Cần tiến hành vận chuyển gà con nhanh và tránh những lúc trời quá nóng hay quá lạnh vì sẽ làm mất sức gà con. Khi vẫn chuyển nên đựng gà trong thúng gi ấy v ới mật độ: 0,4 m x 0,6 m cho 100 con. b. Nhiệt độ úm gà con Cần phải quan sát phản ứng của gà con với nhiệt độ: - + Nếu gà con tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh. + Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. + Nếu gà tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần ph ải che kín h ướng gió thổi. + Khi đủ nhiệt, gà con vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều. Kỹ thuật chăn nuôi gà 9
  10.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       Bảng 1 : Nhiệt độ tại vùng ủ úm gà con (oC) Chuồng có chụp sưởi Nhiệt độ chuồng nuôi Ngày Nhiệt độ tại chụp Nhiệt độ chuồng tuổi bằng hơi ấm úm nuôi 0-3 38 28 - 29 31 - 33 4-7 35 28 31 - 32 8 - 14 32 28 29 - 31 15 - 21 29 25 28 - 29 c. Ẩm độ chuồng úm Tốt nhất ở mức từ 60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh. d. Chế độ chiếu sáng: - Tuần đầu úm gà con cần chiếu sáng 24 giờ/ ngày - Từ tuần thứ 2 trở đi sẽ giảm 1 giờ chiếu sáng trong ngày/ tuần cho đ ến khi th ời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt thời kỳ sinh trưởng. e. Cường độ chiếu sáng Khoảng 3,5 – 4 W/m2, vừa đủ cho gà con nhìn thấy thức ăn (nên dùng ánh sáng trắng hoặc màu vàng cam nhẹ) g. Mật độ chuồng úm - Úm trên lồng trong 2 tuần đầu có thể nuôi với mật độ 50 con/m2. - Từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây đảm bảo mật độ nuôi khoảng 20 - 25 con/m2 để gà có thể di chuyển một cách thoải mái đến máng ăn, máng uống. h. Cắt mỏ, cắt móng, đeo số đánh dấu đầu gà Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vải gây lãng phí ta nên c ắt - mỏ cho gà con vào lúc gà được 10 – 21 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển. Cắt mỏ sớm vào những ngày đầu sẽ gây hại cho gà con vì sẽ gặp khó khăn cho vi ệc u ống n ước l ẫn tập ăn, mặt khác mỏ nhanh chóng phát triển nên phải cắt l ại trong khoảng th ời gian ngắn. - Thiết bị cắt mỏ với lưỡi dao phải được nung nóng và bén. Khi cắt mỏ cần kết hợp với việc đốt vết cắt để bịt những mạch máu tránh chảy nhiều máu. Sau khi cắt mỏ nên tăng mực nước và lượng thức ăn trong máng ăn để tránh đau cho gà. - Tiến hành cắt móng và đeo số đánh dấu đầu gà giống trước khi thả gà vào. 6. Quy trình phòng bệnh - Trước khi nuôi úm gà con cần phải tiêu độc khử trùng chuồng úm như Benkocid, Han-Iodine, foocmol... - Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli. Nên hòa thuốc vào nước uống có kèm theo vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm tăng sức đề kháng cho gà con. - Nếu gà con hở rốn hoặc còn dây rốn dài phải cắt bỏ và sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch xanh metylen 1%. Quy trình phòng bệnh bằng vacxin cho gà như sau: Bảng 2: Quy trình phòng bệnh cho gà con Kỹ thuật chăn nuôi gà 10
  11.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       Ngày tuổi Thuốc dùng Phòng bệnh đường ruột bằng 1 trong các loại thuốc sau: Úm gà vịt 1 –4 con, Furazolidon, Tetracylin, Clorocid Phòng bệnh CRD bằng tylosin, cocci-stop 5–6 Phòng bệnh Gumboro lần 1 bằng vắc xin Gumboro Phòng bệnh newcastle bằng vắc xin lasota 7 – 10 Chủng đậu bằng vắc xin đậu gà Phòng Gumboro lần 2 bằng vắc xin Gumbor 15 Phòng cầu trùng bằng furazolidon hoặc cocci-stop 17 – 18 Phòng newcastle lần 2 bằng vắc xin lasota 21 Phòng CRD lần 2 bằng tylosin 25 Tẩy giun sán bằng 1 trong các loại sau: levamysol, fuperazin, 35 mebenvet, tayzu,... BÀI 5: KỸ THUẬT NUÔI GÀ THẢ VƯỜN TỪ 5 TUẦN TUỔI ĐẾN XUẤT BÁN Sau khi kết thúc giai đoạn gà con, nếu nuôi thịt thì gà được xuất chuồng 8-10 tuần tuổi, nếu nuôi thả hoặc nuôi sinh sản gà được chuyển nuôi theo quy trình nuôi gà dò. Nếu nuôi gà giống thì chuyển qua giai đoạn nuôi gà hậu bị cho đến 20-22 tu ần tu ổi. Gà dò cơ thể đã phát triển hoàn thiện nên ít chịu ảnh hưởng của đi ều ki ện ngoại cảnh. Trong chuồng nuôi không cần nguồn sưởi, quây, rèm che và có th ể nuôi chăn thả ngoài sân vườn… Khi nuôi gà hậu bị cần chú ý đến: + Giữ cho tốc độ sinh trưởng của gà ở mức trải đều trong suốt quá trình s ống, đảm bảo cho sự phát triển các đặc tính sinh lý hài hòa và cân bằng. + Đặc điểm sinh trưởng theo từng hướng sản xuất: gà hướng chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng cao, khả năng tích lũy mỡ cao nên dễ mập mỡ và giảm khả năng đẻ trứng; và ngược lại đối với gà hướng trứng. Vì vậy khi nuôi gà hậu bị h ướng th ịt cần theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn và mức tăng trọng của gà hàng tuần. 1. Lựa chọn gà trong giai đoạn hậu bị (Xem lại ở Bài 2) 2. Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị - Nhu cầu dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi tối thiểu từ 2750 Kcal/kg đến 2850 Kcal/kg; Đạm từ 16 – 18% - Hạn chế số lượng thức ăn hàng ngày từ 5 tuần tuổi. Khống chế thức ăn đ ể gà đạt khối lượng chuẩn. Thức ăn hàng ngày có thể giảm 20 – 30% tùy vào mức sinh trưởng của gà. - Thay thức ăn dần (trong 1 tuần) từ thức ăn của gà con sang thức ăn gà dò, và từ thức ăn của gà dò sang thức ăn gà đẻ vào các tuần tuổi thích hợp. 3. Chế độ chiếu sáng của gà hậu bị - Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn h ậu bị ảnh h ưởng lớn đến tuổi đẻ trứng đầu tiên. Tăng thời gian chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị s ẽ Kỹ thuật chăn nuôi gà 11
  12.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       dẫn đến tình trạng phát dục sớm. Gà đẻ quá sớm khi cơ thể chưa phát triển đầy đ ủ về thể chất nên trứng sẽ nhỏ và thời gian khai thác trứng ngắn, năng suất trứng không đạt đỉnh cao, gây tổn hại về kinh tế. - Chế độ chiếu sáng cho gà trong giai đoạn hậu bị trung bình là 10 gi ờ /ngày. N ếu ánh sáng tự nhiên tăng hay giảm không phù hợp với chế độ chiếu sáng thì phải dùng rèm che hoặc chiếu sáng bổ sung cho đủ. 4. Chăm sóc và nuôi dưỡng - Nhiệt độ: Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến lượng thức ăn hàng ngày và mức độ sinh trưởng của đàn gà, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thành th ục và năng su ất trứng sau này. Nhiệt độ thích hợp cho gà giống hậu bị sau 2 -3 tuần úm ở khoảng 21 – 270C, tùy theo điều kiện khí hậu mà có thể tăng hoặc giảm. - Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của gà hậu bị trong khoảng 50 – 75%. Với mức ẩm độ này sẽ dễ cho việc quản lý điều kiện vệ sinh chuồng trại, gà kh ỏe mạnh. - Mật độ: Bảng 3: Mật độ nuôi dưỡng gà hậu bị Nuôi trên lồng hoặc sàn Nuối dưới nền Tuổi và loại gà Gà hướng Gà giống thịt Gà hướng trứng Gà giống thịt trứng Gà 0 – 2 tuần 50 – 60 50 – 60 30 25 – 30 Gà 3 - 8 tuần 20 – 30 15 15 8 – 10 Gà 9 – 18 tuần 12 - 15 8 - 10 8 - 10 5-6 5. Quy trình phòng bệnh Sau 45 ngày tuổi phòng bệnh cho gà hậu bị Bảng 4: Quy trình phòng bệnh cho gà hậu bị Ngày tuổi Thuốc dùng Phòng cầu trùng bằng furazolidon: 0,15 gr/1 kg thức ăn gà 49 (dùng 2 ngày nghỉ 2 ngày) Tiêm vắc xin newcastle hệ 1 63 Tetracylin hoặc furazolidon: 0,15 gr/ 1 kg thức ăn gà, bổ sung 65 - 74 thêm B.comlex, viton và biovit Tiêm newcastle lần 2 133 Chủng đậu lần 2 Tiêm newcasle lần 3 232 Bài 6: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TỪ 21 TUẦN TUỔI ĐẾN KHI KẾT THÚC Kỹ thuật chăn nuôi gà 12
  13.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       Gà ta bắt đầu đẻ từ 24 – 26 tuần tuổi, còn các giống gà Trung Quốc (Tam Hoàng, Lương Phượng, gà BT..) thì đẻ sớm hơn. Gà công nghiệp hướng trứng như gà Leghorn, gà Gold-line bắt đầu đẻ lúc 20 tuần tuổi… 1. Chọn giống ( Xem lại Bài 2) 2. Chuồng trại và trang thiết bị chuồng nuôi a. Nuôi gà trên lồng: - Ưu điểm: + Tận dụng tối đa diện tích chuồng nuôi. + Tiêu tốn thức ăn cho vận động ít. + Trứng đẻ trên lồng có chất lượng tốt vì không tiếp xúc với phân, chất độn chuồng. + Dễ theo dõi, quản lý năng suất và thực hiện vệ sinh phòng bệnh cho đàn gà. - Nhược điểm: + Vốn đầu tư ban đầu cho để xây dựng hệ thống lồng cao. + Thức ăn phải cân đối dưỡng chất. + Điều kiện chuồng chật hẹp, không thuận lợi cho việc đạp mái nên nuôi gà giống trên lồng phải gieo tinh nhân tạo. - Kỹ thuật nuôi gà trên lồng: Lồng gà đẻ làm bằng kẽm với chi ều dài 1,2m, chi ều sâu trên nắp 40cm, đáy thêm phần chứa trứng là 65cm. Máng ăn với chiều cao 17cm được lắp dọc theo lồng, ngang lưng gà. Máng uống tự động có núm u ống đ ặt song song phía dưới máng ăn, mỗi máng uống tự động đủ cho 3 gà. b. Nuôi gà trên nền chất độn chuồng: - Ưu điểm: + Không cần vốn ban đầu nhiều để trang bị lồng. + Gà có khoảng không gian rộng để vận động nên bộ xương vững chắc, dự trữ Ca tốt để tạo vỏ trứng, gà trống có thể đạp mái dễ dàng. + Gà mái có thể tìm kiếm nguồn thức ăn trong phân và chất đ ộn chuồng nên ít khi bị thiếu protein, khoáng và vitamin. - Nhược điểm: + Gà được vận động nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng cho vận động và duy trì tăng, từ đó dẫn đến tăng tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng làm tăng giá thành trứng. + Trứng đẻ dưới nền nên tỷ lệ trứng bị dơ do dính phân hoặc hấp thu các ch ất khí như amoniac, sulphur cao. + Việc quản lý đàn sẽ gặp khó khăn, không dễ dàng phát hiện kịp thời những gà bệnh, đẻ kém, dễ bị lây lan nếu có dịch bệnh nổ ra. + Công tác thay chất độn chuồng sẽ làm xáo trộn đàn gà gây dập trứng. - Kỹ thuật nuôi gà trên nền chất độn chuồng: + Máng ăn: Kiểu máng tự động hình trụ tròn hoặc hình nón c ụt có đ ường kính đáy khoảng 33 cm, đáy chứa mâm cản làm thức ăn rơi xuống từ từ khi gà ăn hết th ức ăn trong mâm, máng treo cao ngang lưng gà, mỗi máng dành cho 15 – 17 gà mái đ ẻ. Hoặc máng dài có chiều cao 17 cm có gờ cong vào trong để cản thức ăn tránh rơi ra ngoài. Kỹ thuật chăn nuôi gà 13
  14.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       + Máng uống: Máng uống bán tự động hình chuông có dung tích 3 – 5 lít, thay nước 1 – 2 lần/ ngày, mỗi máng cho khoảng 15 – 20 con gà. Máng uống tự động hình chuông sẽ cung cấp được cho 50 – 80 con/ bình hoặc máng uống tự động có gắn núm uống. 3. Thức ăn và cách cho ăn - Đối với gà đẻ trứng thương phẩm thức ăn cần thiết cung theo nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất trứng. Vì vậy phải tính nhu cầu năng lượng và protein theo th ể trọng gà mái đẻ và số trứng đẻ ra của mỗi gà mái hàng ngày. Bảng 5: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đẻ thương phẩm Việt Nam Chất dinh dưỡng NRC 20 - 40 >40 tt ME(Kcal/kg) 2700 - 2900 2700 – 2800 Protein thô (%) 16 - 17 15 - 16 15 – 16 Béo (%) 3 -5 2,5 - 5,0 Xơ thô (%) 5 -6 3,0 - 6,0 Ca (%) 3,25 - 3,5 3,8 - 4,0 P hữu dụng (%) 0,5 - 0,6 0,25 - 0,3 0,6 - 0,7 Lysin (%) 0,69 0,5 - 0,65 Methionin (%) 0,30 0,14 - 0,18 Tryptophan (%) 0,16 Nguồn "sách chăn nuôi gia cầm - PGS.TS.Lâm Minh Thuận” - Đối với thức ăn hỗn hợp hoặc cám hỗn hợp trộn đồng đều máng, đảo đều thức ăn ít nhất là 2 - 3 lần/ ngày để thức ăn được phân bố đều trong máng kích thích gà ăn được nhiều hơn. Không được giảm khẩu phần thức ăn khi tỷ lệ đẻ của đàn gà con cao, chỉ giảm khi tỷ lệ đẻ tụt xuống. Cho gà ăn 2 l ần trong ngày: l ần 1 cho ăn vào buổi sáng với 75% lượng thức ăn trong ngày, lần 2 vào buổi chiều với 25% l ượng thức ăn trong ngày. - Trong quá trình khai thác trứng phải chú ý giữ cho tỷ lệ đẻ ổn định bằng cách xác định các điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc một cách tối ưu. Mọi thay đ ổi đ ều tác động xấu đến năng suất trứng. Gà đẻ có nhu cầu tiêu thụ năng lượng và protein cao vào buổi sáng, nhưng lại cần Ca nhiều vào buổi tối để tạo vỏ trứng. - Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250 ml/con, luôn sạch và mát 260C. 4. Chăm sóc và nuôi dưỡng - Mật độ nuôi Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phương thức nuôi Bảng 6: Mật độ nuôi gà đẻ phụ thuộc vào phương thức nuôi Nuôi nền (chuồng hở) Nuôi nền (chuồng kín) Nuôi lồng Tuần tuổi 2 con/m2 con/m2 con/m Sau 18 tuần 3,5 - 4 5–6 5–6 tuổi - Nhiệt độ chuồng nuôi Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng lớn đến trọng lượng trứng và tỷ lệ đẻ. Nhiệt độ tối ưu cho gà đẻ là 21 - 250C. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì gà sẽ ăn nhiều, năng suất trứng không giảm nhưng tiêu tốn thức ăn sẽ tăng lên. Kỹ thuật chăn nuôi gà 14
  15.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       Khi nhiệt độ tăng lên 270C năng suất trứng giảm nhẹ, nếu nhiệt độ lên 30 0C thì năng suất trứng giảm nhanh, trọng lượng trứng giảm nhiều. Khí hậu nóng gà ăn ít nên hàm lượng protein và Ca trong thức ăn phải tăng lên để đảm bảo cho nhu cầu tạo trứng. Cần lưu ý đến các axit amin giới hạn như methionin và lysin. Gà thải nhiệt nhiều nên lượng khí CO2 thải ra tăng mạnh dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo ra vỏ trứng, do đó vỏ mỏng, dễ vỡ, giảm chất lượng trứng. - Ánh sáng Ánh sáng có tác động tới cơ chế sinh tổng hợp các hoocmon sinh dục có tham gia vào những quá trình phát triển trứng, trứng chín, rụng trứng, hình thành quả trứng hoàn chỉnh và đẻ trứng. Vì vậy nên duy trì chế độ chiếu sáng cho gà 16 giờ/ ngày. - Từ 4 - 6 giờ sáng: dùng ánh sáng đèn. - Từ 6 - 18 giờ chiều: dùng ánh sáng tự nhiên. - Từ 18 - 20 giờ đêm: dùng ánh sáng đèn Cường độ ánh sáng duy trì 4w/m2 cho suốt thời kỳ đẻ. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trọng của gà phải chậm (đặc biệt trong 5 - 6 tháng đầu thời kỳ đẻ). Khi bắt đầu có sự giảm trọng lượng thường dẫn tới năng suất đẻ giảm và gà thay lông, đây là lúc cần nâng cao chất lượng thức ăn, bên cạnh đó cần bổ sung Methionin trong khẩu phần để giúp gà mọc lông tốt hơn. 5. Quy trình vệ sinh phòng bệnh - Hiện nay trên thị trường thuốc thú y có nhiều loại vacxin phòng bệnh cho gà nên tùy theo thực trạng của đàn gà và tình hình dịch bệnh xung quanh đ ể chọn vacxin và lịch chủng ngừa hiệu quả nhất. - Trước khi gà đẻ cần tiến hành tẩy giun cho gà. - Thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gà hậu bị đúng đã đưa ra ở trên, ngoài ra cũng cần tiêm phòng một số bệnh như CRD, hội chứng giảm đẻ (ESD) chủng 1 lần trước khi đẻ 2 tuần, bệnh tụ huyết trùng và E.coli... BÀI 7: KỸ THUẬT CHỌN, BẢO QUẢN VÀ ẤP TRỨNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN 1. Thu nhặt, chọn và bảo quản trứng a. Thu nhặt trứng - Gà thường đẻ tập trung vào buổi sáng. Mỗi ngày nên thu trứng 2 – 4 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều. - Thu nhặt ngay sau khi đẻ để đảm bảo chất lượng trứng ấp, tránh gà mái nằm lâu làm hỏng , bẩn và dập trứng - Chỉ dùng duy nhất một quả trứng mồi bằng cách đánh dấu quả trúng đó - Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào trứng ấp b. Cách chọn trứng ấp Chỉ tiêu Trứng tốt để ấp Trứng không đủ tiêu chuẩn Nguồn gốc Trứng của gà đẻ khỏe mạnh, không bệnh tật Trứng của gà đẻ bị bệnh Thời gian Không quá 7 ngày là tốt nhất Trứng để qua dài ngày Khối 45 – 65 gam tùy theo giống Trứng quá to hoặc quá nhỏ lượng Hình quả xoan, cân đối có đầu to, nhỏ rõ ràng Trứng méo mó, quá to hoặc quá Hình dạng Chắc, không dập nứt dài Vỏ Quá mỏng hoặc quá dày, sần sùi, Nhỏ có sọc (dọc dưa), bị rạn dập Kỹ thuật chăn nuôi gà 15
  16.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       Buồng khí Không bẩn do phân và vết máu. Không rửa Quá to hoặc ở đầu nhỏ Chỉ tiêu vệ trứng Trứng quá bẩn sinh c. Bảo quản trứng * Yêu cầu chế độ bảo quản trứng - Nhiệt độ: 18 – 24 0C - Ẩm độ: 70 – 80 % - Thời gian: Không nên quá 7 ngày - Vị trí bảo quản: Để nơi thoáng mát, khô ráo sach sẽ, tiện đảo trứng - Cách xếp trứng: Nằm ngang hoặc thẳng đứng đầu to hướng lên trên Ngày đảo trứng 2 lần bằng tay để tránh phôi dính vào vỏ dẫ đến hiện tượng gà con nở bị sát vỏ, xù lông Chỉ vận chuyển trứng khi trời mát, sau khi vận chuyển xa phải để đứng ổn định tổi thiếu 3 giờ mới đưa vào ấp 2. Lựa chọn gà mái ấp - Có bộ lông phát triển - Cánh rộng để phủ trứng và điều hòa nhiệt độ được tốt trong khi ấp - Nhanh nhẹn, khỏe mạnh - Chân cao vừa phải và không có lông chân 3. vị trí đặt ổ ấp - Đặt ổ ấp những nơi ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè - Ổ ấp phải để nơi yên tĩnh - Số lượng trứng ấp khoản 25 đến 30 quả * Lưu ý trong thời gian con mái ấp - không nên thay đổi vị tí ổ ấp, nếu thay thì phải thay đổi về ban đêm - Phải cho con mái ăn uống kịp thời và đầy đủ để nhanh chóng lên ổ ấp, đảm bảo trứng ấp không thiếu nhiệt - Thay lót và vệ sinh ở lót cho đợt sau Bài 8: NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CỦA GÀ I- NHU CẦU NHỮNG CHẤT DING DƯỠNG CẦN CHO CƠ THỂ GÀ 1. Nước Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia c ầm, vi ệc thi ếu nước uống trong chăn nuôi gà công nghiệp thường gây hậu qu ả nghiêm trọng cho đàn gà, gà có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước, th ậm chí thi ếu 10% n ước u ống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ. Bảng 7: Nhu cầu nước uống của gà Lượng nước tiêu thụ hằng ngày cho 1000 gà Loại gà Tuổi (tuần) (lít/ngày) 0 320C 20 C Gà thịt 0–2 25 50 2–3 100 210 3–6 280 600 Gà hậu bị 10 – 20 140 220 Kỹ thuật chăn nuôi gà 16
  17.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       Gà đẻ thương phẩm 200 400 400 Gà giống thịt 230 400 400 2. Protein Protein là thành phần quan trọng của sự sống, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể và 1/7 khối lượng trứng. Protein tham gia cấu tạo tế bào và những hoạt động của cơ thể như: hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiết sữa, sinh sản và tạo ra kháng thể chống bệnh. Protein được phân giải ở đường tiêu hóa thành axit amin và hấp thụ qua thành ruột, những axit amin sau khi được hấp thụ, tổng hợp thành protein của cơ thể. Protein chia làm hai loại: Protein thực vật có trong cây lương thực, cây họ đậu… Protein động vật có trong các loài động vật: tôm, cua, ốc, bột máu… 3. Gluxit (bột đường) cung cấp năng lượng cho hoạt động sống cơ thể như: vận động các cơ, hô hấp, tiêu hóa, sinh sản... Nếu thừa, gluxit được dự trữ ở gan hoặc chuyển thành mỡ. 4. Lipít (chất béo): Là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia vào thành phần cấu tạo cơ quan nội tạng và tích lũy mỡ trong sản phẩm. - Lipít còn là dung môi hòa tan và vận chuyển vitamin A, D, E, K để cơ thể hấp thụ. 5. Chất xơ: Không có giá trị dinh dưỡng đối với gà. Nhưng với tỉ lệ 3%- 5% chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày có tác dụng kích thích nhu động ruột và h ạn ch ế gà mổ cắn lẫn nhau. 6. Chất khoáng và nguyên tố vi lượng: Chất khoáng tham gia cấu tạo xương, là thành phần của các cơ quan và các mô bào. Chất khoáng còn giữ vai trò quan trọng trong trao đổi nước và giúp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Chất khoáng tạo môi trường thích hợp cho hoạt động tim mạch, thần kinh và cơ bắp. Trong khẩu phần thức ăn hàng ngày nếu thiếu hoặc thừa chất khoáng sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản và sức chống bệnh của gia cầm. Dựa vào khối lượng có trong khẩu phần thức ăn, người ta chia chất khoáng thành hai nhóm: * Nhóm khoáng đa lượng: (có số lượng tương đối nhiều trong khẩu phần ăn) gồm có: - Canxi (Ca) cần cho cấu tạo xương , tạo nên vỏ trứng và tham gia các ch ức năng sinh lí như: thành phần của máu và trong các mô, các xương. Canxi có nhiều trong mai mực, vỏ sò, vỏ hến, bột xương. - Phốtpho: Cùng với canxi tạo nện bộ xương và nhân tế bào. Phốtpho có trong bột xương, thức ăn hạt, cám và bột cá, bột thịt. - Muối ăn (Nacl) chứa trong các mô mềm và lỏng, tham gia cần bằng và giữ ổn đ ịnh dung dịch đệm và áp lực thẩm thấu trong cơ thể. * Nhóm khoáng vi lượng: (có số lượng ít trong khẩu phần ăn) - Sắt, đồng, coban kết hợp với nhau tạo nên hồng cầu. - Kẽm: Duy trì sự phát triển của cơ thể.Nếu thức ăn thiếu kẽm gia cầm lông m ọc chậm.xương mềm, vỏ trứng mỏng. - Magie: tham gia cân bằng hệ thống đệm, kích thích họat tính men phốtphotaza, tham gia quá trình trao đổi gluxít. Kỹ thuật chăn nuôi gà 17
  18.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       - Kali: điều hòa dịch thể và duy trì sự trao đổi chất. - Iốt: cần cho tuyến giáp trạng thiếu hócmôn thyroxin đi ều hòa quá trình trao đ ổi năng lượng. Thiếu iốt gà còi cọc, chậm lớn. - Mangan: tham gia kích thích họat động của các enzim và quá trình biến đổi gluxít, lipít và protein trong cơ thể. Bảng 8: Nhu cầu các nguyên tố khoáng ở các loại gà Các nguyên tố khóang Gà đẻ Gà hậu bị Gà thịt Canxi (%) 2.7- 3.1 1.1 – 1.3 1.0 -1.2 Phốtpho (%) 0.8 0.8 0.8 Natri (%) 0.4 0.3 – 0.4 0.3 – 0.4 Sắt (g/tấn) 25 25 25 Đồng (g/tấn) 2.5 3.5 3.5 Mangan (g/tấn) 50 50 50 Kẽm (g/tấn) 50 50 50 Côban (g/tấn) 2.5 2.5 2.5 Iốt (g/tấn) 1.0 1.0 1.0 7. Nhu cầu vitamin Vitamin là chất rất cần cho cơ thể gia cầm, nhưng trên thực tế sản xuất, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn nuôi gia cầm thường thiếu vitamin. Vì vậy khi xây dựng khẩu phần nuôi gia cầm cần lưu ý bổ sung vitamin. Trong quá trình sinh trưởng, gia cầm cần nhiều lọai vitamin khác nhau, mỗi l ọai có những tác dụng riêng. - VitaminA: cần cho việc bảo vệ niêm mạc, nội mạc cơ thể, chống sự xâm nhập của vi khuẩn. Những biểu hiện gà thiếu vitaminA: Lông, da khô, viêm kết mạc mắt, viêm màng mũi có bã đậu, trong xoang miệng có màng giả, nổi những mụn như hạt kê ở gà dò. Thần kinh bị rối lọan, gà còi cọc chết hàng lọat như có dịch. Gà mái thiếu vitamin A sức đẻ giảm, tỉ lệ trứng ấp nở thấp. - Vitamin D: tác dụng chống bệnh còi xương, mềm xương. Thiếu vitamin D gà chậm lớn, xương biến dạng. Gà đẻ sản lượng trứng giảm, tỉ lệ trứng nở th ấp, vỏ trứng mềm. - Vitamin E: cần cho khả năng sinh sản, thiếu vitamin E dịch hoàn gà trống và buồng trứng gà mái thoái hóa. Khả năng thụ tinh thấp và có triệu chứng rối loạn thần kinh. - Nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B6 và B12) giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể gà ở mọi lứa tuổi. Thiếu vitamin nhóm B gà còi cọc, chậm lớn, phát sinh những bệnh như: th ần kinh, thiếu máu, quáng gà… Gà con đẻ ra tỉ lệ nuôi sống thấp. Những nguyên tố vi lượng và vitamin nêu trên được đưa vào thức ăn dưới dạng hỗn hợp trộn sẵn gọi là prêmic. II. CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG THỨC ĂN. Trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là nuôi công nghiệp quy mô lớn, nếu chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên không qua chế biến sẽ rất lãng phí, trong khi đó năng suất vật nuôi Kỹ thuật chăn nuôi gà 18
  19.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       lại không cao do thiếu nhiều chất ding dưỡng khác. Để tiết kiệm thức ăn cho v ật nuôi đồng thời làm cho vật nuôi tăng trọng nhanh, nâng cao hiệu quả kinh tế, thức ăn cần thiết phải được chế biến. 1.Các loại thức ăn nuôi gia cầm Gia cầm muốn tăng trọng nhanh, cần nhiều chất ding dưỡng: chất đường bột, chất béo, chất đạm, các loại vitamin và các chất khoáng. a) Thức ăn đường bột: thức ăn đường bột trong chăn nuôi gia cầm gồm có các loại hạt ngũ cốc: thóc, gạo, ngô, cao lương, kê… Đây là thành phần chính trong th ức ăn của gia cầm. Khi chế biến các loại hạt này được nghiền nhỏ thành bột để h ỗn h ợp với các chất khác. b) Thức ăn đạm: Thức an đạm có từ hai nguồn: - Thức ăn đạm có nguồn gốc động vật: như bột cá, bột th ịt, bột tôm, bột giun đ ất… Bột cá thường dùng nuôi gia cầm có từ 4 – 10% đạm, bột thịt 3 – 7 % đ ạm trong khẩu phần thức ăn. - Thức ăn đạm nguồn gốc thực vật: như khô dầu lạc có từ 10 – 20%, khô d ầu đ ậu tương 8 – 10% đạm trong khẩu phần thức ăn. c) Thức ăn khoáng và vitamin: + Tỉ lệ chất khoáng có trong thức ăn hỗn hợp: bột xương từ 1 – 3%; mu ối 0,3 – 0,5%; phấn vôi 3 – 4%; vỏ sò, vỏ hến 3 – 5%. + Vtamin có trong các nguyên liệu thức ăn thường không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Nên khi cho gà ăn người ta thường dùng thêm bột bèo dâu, bột cỏ từ 3 – 7% bổ sung vào khẩu phần thức ăn. 3. Những dạng thức ăn hỗn hợp: a) Thức ăn hỗn hợp đầy đủ: là thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng cần cho gia cầm. b) Thức ăn đậm đặc: là loại thức ăn có hàm lượng protein, khoáng và vitamin cao. Trước khi cho gà ăn cần phối hợp với các loại bột: ngô, cám gạo, tấm. - Thức ăn bổ sung: là loại thức ăn chứa protein, khoáng; vitamin cao hơn th ức ăn đậm đặc. Thức ăn bổ sung cho vào sau khi trộn các nguyên liệu chính. Tùy hàm l ượng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn ta thêm 2;3;4 phần thức ăn khác đ ể có được thúc ăn hỗn hợp đầy đủ. Bảng 9: Công thức pha trộn thức ăn hỗn hợp nuôi gà trong gia đình. NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHO CÁC LOẠI GÀ Gà đẻ (%) Gà con (%) Gà dò (%) Ngô nghiền 45 40 30 Cám gạo loại 1 5 10 10 Gạo lứt 10 15 10 Khô dầu lạc nhân 17 10 8 Khô dầu lạc vỏ (20% vỏ) 12 16 17 Bột cá nhạt (loại tốt 45-50% 8 6 7 đạm) 2 2.5 2.5 Kỹ thuật chăn nuôi gà 19
  20.                                                                                               Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà                                                                       Bột xương 0.5 7 Bột đá, bột vỏ sò, vỏ hến 0.5 0.5 0.5 Premic vitamin – khoáng 100 100 100 Tùy điều kiện kinh tế địa phương và gia đình có thể thay thế một phần bột ngô bằng gạo, cao lương. Dùng bột khoai sắn thay một phần ngô vào khẩu phần cho gà dò, gà thịt. Thay cám bằng một phần thóc nghiền nhưng tỉ lệ không quá 5 – 10% khẩu phần nuôi gà con. Bột cá thay bằng cào cào, châu chấu, tôm tép, giun đất… Nếu không có premic dùng các loại men, bột bèo dâu. 3. Bảo quản: Thức ăn hỗn hợp ở dạng bột dễ bị ẩm, là điều ki ện thuận lợi cho n ấm m ốc phát triển, vậy thức ăn nên bảo quản trong túi nilông hoặc đựng trong chum, vại đậy kín, để nơi khô, thoáng mát. Thức ăn hỗn hợp không nên bảo quản thời gian dài, tối đa từ 7 – 10 ngày 4. Sử dụng thức ăn: Trong chăn nuôi việc sử dụng thức ăn là yếu tố quan trọng góp phần tăng hoặc giảm thành sản phẩm và nâng cao phẩm chất con giống. Sử dụng thức ăn nuôi gà phức tạp vì g à có nhiều giống, mỗi giống có nhiều dòng, dòng nhiều loại, mỗi loại có độ tuổi khác nhau. Khi sử dụng thức ăn cần biết: - Tiểu khí hậu chuồng nuôi vì nếu trời nắng nóng cơ thể mỏi mệt gà ăn ít, tốc độ chậm, sản lượng trứng, thịt thấp, tiêu tốn thức ăn sản xuất 1 đơn vị sản phẩm cao. Ví dụ: nhiệt độ chuồng nuơi 20 – 25 oC sản xuất 1 kg trứng chỉ hết 1 kg thức ăn. Nhưng nhiệt độ 35 – 40oC sản xuất 1 kg trứng cần đến 3,5 – 5 kg thức ăn. - Gà bị bệnh, đặc biệt là những bệnh đường ruột và giun sán, thức ăn tiêu tốn nhiều, hiệu quả kinh tế thấp. - Máng ăn không đúng quy cách, máng đặt quá cao, hoặc quá thấp, gà mổ thức ăn làm rơi vi dẫn đến lãng phí thức ăn. - Khẩu phần thức ăn không phù hợp cơ thể gà cũng dẫn đến lãng phí thức ăn.Ví dụ: khẩu phần nuôi 1 loại gà đẻ phù hợp, ta thêm chất dinh dưỡng, chỉ tăng phí thức ăn mà khẩu phần không tăng - Phối hợp không cân đối giữa các thành phần thức ăn cũng lãng phí thức ăn.VD: trong thành phần lượng bột cá và premix quá mức cần cho nhu cầu cơ thể gà, chẳng những lãng phí thức ăn ảnh hưởng xấu đến năng suất chăn nuôi. - Cho gà ăn không đúng định lượng cũng dẫn đến lãng phí thức ăn. Bảng 10: Định lượng thức ăn cho các loại gà (gam/con/ngày) Tuần tuổi gà Gà giống trứng Gà giống thịt Gà con (1 – 9 tuần tuổi) Gà con 1 tuần tuổi 13 15 Gà con 2 tuần tuổi 15 20 Gà con 3 tuần tuổi 30 40 Gà con 4 tuần tuổi 35 55 Gà con 5 tuần tuổi 42 65 Kỹ thuật chăn nuôi gà 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2