intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan CPA Việt Nam và những nét mới trong thời gian tới

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

329
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam mới có từ năm 1991, bắt đầu bằng việc Bộ Tài chính thành lập 2 Công ty Kiểm toán đầu tiên là VACO và AASC. Để cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam (CPA Việt Nam) cho những người ký báo cáo kiểm toán ở Việt Nam, năm 1994, Bộ Tài chính tổ chức đợt học đầu tiên và đặc cách cấp Chứng chỉ KTV Việt Nam cho 38 người sau khi tổ chức thi sát hạch kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp của họ.......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan CPA Việt Nam và những nét mới trong thời gian tới

  1. Tổng quan CPA Việt Nam và những nét mới trong thời gian tới Hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam mới có từ năm 1991, bắt đầu bằng việc Bộ Tài chính thành lập 2 Công ty Kiểm toán đầu tiên là VACO và AASC. Để cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam (CPA Việt Nam) cho những người ký báo cáo kiểm toán ở Việt Nam, năm 1994, Bộ Tài chính tổ chức đợt học đầu tiên và đặc cách cấp Chứng chỉ KTV Việt Nam cho 38 người sau khi tổ chức thi sát hạch kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp của họ. Từ đó đến năm 1998, hàng năm Bộ Tài chính đã tổ chức 1 kỳ thi KTV cho các tỉnh phía Bắc, 1 kỳ thi cho các tỉnh phía Nam, và từ năm 1999 đến nay tổ chức 1 kỳ thi chung cho cả nước. Qua 13 kỳ thi quốc gia đến nay chất lượng và quy mô các kỳ thi CPA Việt Nam đã trưởng thành đáng kể. Việt Nam đang thỏa thuận và ký hiệp định ASEAN (MRA) về việc thừa nhận lẫn nhau về Chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán trong khu vực ASEAN. Hội Kiểm toán viên hành nghề VN (VACPA) cũng đã và đang ký biên bản hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên thế giới để hướng đến mục tiêu thừa nhận lẫn nhau các Chứng chỉ hội viên CPA. Bài tham luận này viết theo yêu cầu của Ban tổ chức Hội thảo để giới thiệu với các bạn “kinh nghiệm xây dựng chương trình thi CPA Việt Nam, nội dung chương trình; thuận lợi khó khăn, giải pháp thực hiện và bài học rút ra từ quá trình này”. 1. Giới thiệu vài nét về chương trình CPA Việt Nam a) Lịch sử chương trình CPA VN đã qua 4 giai đoạn phát triển: - Từ 1994 đến 4/2002: Thực hiện theo QĐ số 237 TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 ban hành Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ KTV của Bộ Tài chính. - Từ 5/2002 đến 7/2004: Thực hiện theo QĐ 53/2002 QĐ/BTC ngày 23/4/2002 Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ KTV. - Từ 8/2004 đến 5/2007: Thực hiện theo QĐ số 59/2004 QĐ/BTC - Ban hành Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ KTV và Chứng chỉ hành nghề kế toán. - Từ 6/2007 trở đi: Đang hoàn chỉnh và nâng cấp chương trình thi CPA VN b) Mục đích của chương trình CPA Việt Nam: - Làm cơ sở cho việc học tập, phấn đấu và đào tạo đội ngũ KTV Việt Nam đạt tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, đạt trình độ tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực hành về nghề nghiệp, có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp quốc tế và khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện tin học… phục vụ ngày càng hoàn hảo nghiệp vụ kiểm toán và tư vấn độc lập trong nền kinh tế thị trường Việt Nam đang mở cửa và hội nhập với cộng đồng quốc tế. - Các giai đoạn phát triển chương trình CPA Việt Nam chính là lộ trình hướng đến mục tiêu trên đây.
  2. c) Vị trí CPA Việt Nam - Chương trình CPA Việt Nam ở Việt Nam không thuộc chương trình đào tạo bằng cấp để phong học hàm, học vị như Thạc sỹ, Tiến sỹ… CPA Việt Nam là chương trình đào tạo thực hành nghề nghiệp, được Nhà nước thừa nhận (Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ) và có giá trị thực tiễn rất cao. Người có Chứng chỉ CPA Việt Nam được ký báo cáo kiểm toán với tư cách “Kế toán viên công chứng” (tức là người làm kế toán được xã hội thừa nhận) hoặc được bổ nhiệm ở vị trí từ phụ trách phòng kế toán trở lên… và có mức thu nhập rất khá, gấp 2,3 lần trở lên các đồng nghiệp không có CPA Việt Nam. - Trên Thế giới, CPA VN chưa được công nhận, nhưng Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam hiện đã là thành viên thứ 78 của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội Kế toán ASEAN (APA). d) Phạm vi nghề nghiệp của CPA Việt Nam - CPA Việt Nam hiện nay chủ yếu cho lĩnh vực doanh nghiệp (lĩnh vực tư nhận), một phần nhỏ phục vụ cho lĩnh vực Nhà nước như kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước, kiểm toán các dự án XDCB bằng vốn Nhà nước, Kiểm toán các dự án vốn ODA, vốn viện trợ và kiểm toán các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… - CPA Việt Nam có thể hành nghề kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thu, dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn kế toán, tài chính, thuế, định giá doanh nghiệp, đào tạo và nhiều dịch vụ liên quan khác. CPA Việt Nam có thể thực hiện dịch vụ kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu của KTNN. 2. Quá trình xây dựng chương trình CPA Việt Nam a) Chương trình CPA VN được phát triển cùng với quá trình phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán độc lập ở Việt Nam trong 16 năm qua. Có thể tóm tắt quá trình phát triển chương trình CPA Việt Nam qua 3 giai đoạn, như sau: Giai đoạn 1, từ 1994 đến 1999 Chương trình CPA Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của KTV Việt Nam… Căn cứ Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, KTV Việt Nam phải có 3 tiêu chuẩn sau đây: (1) Có lý lịch rõ ràng; có phẩm chất trung thực, liêm khiết; không có tiền án, tiền sự; (2) Có bằng tốt nghiệp Đại học từ 5 năm trở lên hoặc Trung học Tài chính, kế toán từ 10 năm trở lên; (3) Đã qua kỳ thi tuyển KTV và được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ. - Về tiêu chuẩn (1) Lý lịch rõ ràng; có phẩm chất trung thực, liêm khiết…” sẽ do các chủ doanh nghiệp kiểm toán chấp thuận và cam kết trước Bộ Tài chính. Bộ Tài chính kiểm soát thông qua công tác quản lý hành nghề nếu không phát hiện có hành vi sai phạm tư cách đạo đức là được. - Tiêu chuẩn (2) trình độ Đại học hoặc Trung học chuyên ngành Tài chính, kế toán, kiểm toán…” được xem xét thông qua bằng tốt nghiệp Đại học do các trường Đại học, Học viện, trường Trung học cấp; - Tiêu chuẩn (2) về thời gian kinh nghiệm thực tế được xác định qua ngày tháng năm ghi trên bằng tốt nghiệp Đại học và lời khai có xác nhận của chủ doanh nghiệp kiểm toán.
  3. - Chương trình CPA Việt Nam được xây dựng trong giai đoạn này chủ yếu dựa theo chương trình học và thi của các trường Đại học (Đại học Tài chính, kế toán, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế TP. HCM…) và nội dung các quy định pháp luật hiện hành, cập nhật đến gần giai đoạn tổ chức thi, gồm các môn sau: (1) Luật kinh tế; (2) Tài chính doanh nghiệp; (3) Tiền tệ, tín dụng; (4) Lý thuyết và thực hành kế toán; (5) Lý thuyết và thực hành Kiểm toán; (6) Phân tích hoạt động kinh tế; (7) Tin học; (8) Ngoại ngữ. Nội dung chủ yếu của các môn thi trên là theo chương trình Đại học sự khác biệt giữa chương trình CPA Việt Nam với chương trình Đại học được thể hiện chủ yếu là những nội dung đổi mới của cơ chế chính sách đến gần giai đoạn thi. Giai đoạn 2 - Từ 2000 đến 2007 Điểm nổi bật trong giai đoạn này là: (1) Kiểm toán độc lập của Việt Nam đã qua 10 năm phát triển. Hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm kiểm toán của Việt Nam đã tiến bộ nổi trội; Hầu hết các tổ chức kiểm toán quốc tế lớn nhất thế giới đã vào Việt Nam kéo theo nhiều kiểm toán có trình độ quốc tế vào Việt Nam; Hơn 4000 doanh nghiệp FDI đã vào Việt Nam đòi hỏi phải nâng cao chất lượng kiểm toán Việt Nam; (2) Đặc biệt là Luật Kế toán Việt Nam đã được công bố năm 2003 chính thức thừa nhận hành nghề kế toán độc lập ở Việt Nam và Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; Hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế được ban hành; thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời bắt đầu phát triển… đã đòi hỏi chất lượng kiểm toán viên Việt Nam phải được nâng cao hơn nữa và hướng đến mục tiêu được quốc tế công nhận. Chương trình CPA Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự thay đổi ít nhiều về nội dung và phạm vi các môn thi như sau: (1) Luật kinh tế; (2) Tài chính; (3) Tiền tệ, tín dụng; (4) Kế toán; (5) Kiểm toán; (6) Phân tích hoạt động tài chính;
  4. (7) Tin học (trình độ B); (8) Ngoại ngữ (trình độ C). Ngoài ra trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình CPA trong giai đoạn này có 5 điều quan trọng nhất là: (1) Tiêu chuẩn đầu vào đã bỏ trình độ Trung học chuyên ngành Tài chính, kế toán, kiểm toán; (2) Tổ chức thi chung trong cả nước cùng một kỳ thi, cùng một đề thi, một Hội đồng và thống nhất mọi thủ tục thi; (3) Đưa ra chương trình thi và cấp Chứng chỉ cho người hành nghề kế toán độc lập; (4) Tổ chức thi sát hạch và cấp Chứng chỉ CPA Việt Nam cho người có Chứng chỉ kiểm toán viên, Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ Hội viên hội nghề nghiệp quốc tế; (5) Soạn thảo lần đầu tiên bộ tài liệu đào tạo, ôn thi CPA Việt Nam (năm 2006). Giai đoạn 3 từ 2007 trở đi Hiện nay chương trình CPA Việt Nam đang ở trong giai đoạn tiếp tục cải cách và đổi mới nội dung, chương trình học, thi CPA Việt Nam tiếp cận và chương trình CPA quốc tế, hướng đến mục tiêu sau năm 2012 sẽ có chương trình CPA Việt Nam tương đương với chương trình CPA của một tổ chức quốc tế nào đó và được một trong các tổ chức quốc tế thừa nhận (Ví dụ: CPA Úc, CPA Singapo hay ACCA…). b) Cơ quan tham gia xây dựng chương trình CPA Việt Nam Chủ trì xây dựng chương trình CPA Việt Nam là Hội đồng thi Nhà nước của Bộ Tài chính với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo viên các trường Đại học, Học viện và Hội nghề nghiệp. Các tài liệu hướng dẫn và thực hành kế toán, kiểm toán có sự tham gia của chuyên gia các công ty kế toán, kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Các chuyên gia nước ngoài cũng đã có sự tham gia ít nhiều vào chương trình này. Kỳ thi CPA 2006 tại Hà Nội c) Các bước xây dựng chương trình CPA Việt Nam Thường trải qua 3 bước sau: - Bước chuẩn bị: Trước hết phải xác định sự cần thiết phải xây dựng (hoặc đổi mới, cải cách chương trình); xác định nội dung, yêu cầu và phạm vi chương trình; kế hoạch nhân lực, thời gian, lộ trình tài liệu tham khảo và điều kiện vật chất… và thông qua Hội đồng thi và Lãnh đạo Bộ Tài chính. - Bước thực hiện: Mời người tham gia soạn thảo chương trình họp, hội thảo thống nhất kế hoạch trên; ký hợp đồng và cung cấp các tài liệu tham khảo. + Các thành viên dự thảo tài liệu + Thu thập dự thảo, trao đổi, nhận xét + Hoàn thiện dự thảo, nếu cần thì họp để trao đổi trực tiếp các nội dung chưa thống nhất
  5. + Thông qua tài liệu - Bước triển khai: + In, phổ biến tài liệu + Tổ chức các khóa học, ôn, giải đáp. Năm 2006 là năm đầu tiên xây dựng tài liệu cho chương trình CPA Việt Nam đã được thực hiện trong khoảng 12 tháng: 3 tháng cho công việc chuẩn bị; 5 tháng cho công việc thực hiện và 4 tháng học thi. d) Khó khăn chủ yếu trong quá trình xây dựng chương trình CPA Việt Nam Trong quá khứ, hiện tại và tương lai của Việt Nam, chúng tôi vẫn gặp khó khăn chủ yếu là dạy thực hành trong chương trình đào tạo. Trong 10 năm gần đây mới xuất hiện một số hoạt động được coi là hành nghề độc lập như: Luật sư, Kế toán, Kiểm toán, định giá tài sản,…những người này có kinh nghiệm thực tế nhưng ít có kinh nghiệm soạn thảo tài liệu đào tạo. Các giáo sư, tiến sỹ, giảng viên của các trường Đại học, Học viện rất thành thục trong việc soạn thảo giáo trình và giảng dạy nhưng lại chưa từng một ngày làm kế toán, kiểm toán nên rất ít kinh nghiệm thực tế. Giáo trình CPA phải là tài liệu kết hợp nhuần nhuyễn cả 2 khả năng trên. Khó khăn này không chỉ thể hiện trong việc soạn thảo chương trình CPA Việt Nam, mà còn trong quá trình giảng dạy, ôn thi và kể cả việc soạn thảo đề thi cho các kỳ thi CPA Việt Nam trong những năm qua. đ) Biện pháp giải quyết khó khăn Khó khăn này được giải quyết theo 1 lộ trình có thời gian không ngắn với các biện pháp như sau: (1) Nâng cáo nội dung, yêu cầu chương trình CPA Việt Nam bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện ngày càng cao hơn, nhất là điều kiện về kinh nghiệm thực tế. Điều này đòi hỏi người đăng ký dự thi phải tự mình tích lũy kinh nghiệm trong 4-5 năm thực hành trước khi thi. Các công ty kiểm toán cũng phải tăng cường các chương trình đào tạo thực hành cho trợ lý kiểm toán viên trước khi thi… (2) Thành lập và đưa vào hoạt động Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và VACPA sẽ có những người đã có chứng chỉ CPA quốc tế hoặc Việt Nam để tham gia thường xuyên vào quá trình soạn thảo chương trình CPA, đào tạo và xây dựng đề thi; (3) Kết hợp với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế để tổ chức các kỳ thi phối hợp để học tập kinh nghiệm quốc tế (như năm 2004 Bộ Tài chính đã ký biên bản hợp tác với ACCA để tổ chức kỳ thi phối hợp giữa ACCA và Bộ Tài chính… Hiện nay VACPA đã ký biên bản hợp tác với CPA Úc, đang chuẩn bị ký biên bản với CPA Singapo…). (4) Trong chương trình CPA Việt Nam đang xây dựng năm 2007 sẽ có phần kiến thức nâng cao do giảng viên các trường Đại học xây dựng; có phần thực hành nghề nghiệp do Hội nghề nghiệp xây dựng, trước hết cho các môn kế toán, kiểm toán… tiếp dần đến các môn khác. (5) Biện pháp về kinh phí cũng rất quan trọng: Chúng tôi đang lập dự án để có kinh phí cần thiết cho việc huy động nhân lực đầu tư cho chương trình CPA Việt Nam. Nếu không có kinh phí tương xứng thì không thể huy động được người phù hợp và không thể có chương trình đổi mới được.
  6. 3. Việc xây dựng chương trình CPA hiện tại và hướng phát triển trong tương lai a) Sự khác biệt của chương trình CPA Việt Nam năm 2007. - Chương trình CPA Việt Nam trước 2007 + Chương trình các môn học nghiệp vụ của chương trình Đại học + Cập nhật văn bản pháp luật mới đến gần ngày thi + Một ít kinh nghiệm thực hành. - Chương trình CPA Việt Nam năm 2007 + Chương trình tổng hợp và nâng cao các môn học nghiệp vụ của trường Đại học + Cập nhật văn bản pháp luật mới đến gần ngày thi + Kinh nghiệm thực hành ngày càng nhiều hơn b) Lý do của việc thay đổi - Do yêu cầu mở cửa, hội nhập, do các cam kết với WB, ADB, gia nhập WTO, đặt biệt do Việt Nam đang tham gia đàm phán ký Hiệp định thừa nhận lẫn nhau về bằng cấp nghề nghiệp trong khu vực ASEAN. - Do nền kinh tế Việt Nam đã phát triển khá, nhu cầu kiểm toán bởi các bằng cấp được quốc tế thừa nhận là rất cần thiết cho việc kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp mới đầu tư ra nước ngoài hoặc niêm yêt tại thị trường chứng khoán quốc tế. - Việt Nam đã và đang có điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi chương trình CPA Việt Nam vì (1) Đã có đội ngũ kiểm toán viên có kiến thức và kinh nghiệm thực tế; (2) Có VACPA là tổ chức nghề nghiệp; (3) Hệ thống pháp luật Việt Nam đã được đổi mới khá phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế và tương đối ổn định. c) Thời hạn cập nhật chương trình CPA Việt Nam - Trong 2, 3 năm đầu, tài liệu đào tạo CPA Việt Nam sẽ được cập nhật hàng năm. Giảng viên còn phải cập nhật đến gần sát thời gian thi nhằm cung cấp cho kiểm toán viên các kiến thức và kinh nghiệm kịp thời nhất. - Sau đó, khi chương trình đã tương đối ổn định, có thể 2, 3 năm cập nhật 1 lần. Giảng viên phải cập nhật hàng năm đến gần thời gian thi. - Dự kiến năm 2013 Việt Nam sẽ thay đổi lại 1 lần nữa chương trình CPA Việt Nam để có thể tương đương với chương trình thi của 1 trong các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. d) Lý do phải cập nhật chương trình CPA Việt Nam Cho đến nay, dù chương trình CPA Việt Nam đã tiến bộ rất lớn so với các đây 10 năm nhưng chúng tôi vẫn không thấy thỏa mãn vì (1) còn non kém, lạc hậu so với chương trình CPA của nhiều nước; (2) Do đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. 4. Vài nét về chương trình đào tạo CPA Việt Nam hiện nay - Tài liệu đào tạo chương trình CPA Việt Nam mới được soạn thảo lần đầu tiên vào đầu năm 2006. Năm 2007 chúng tôi vừa cập nhật xong và đang chuẩn bị cho kỳ thi vào tháng 10/2007. - Số môn thi vẫn là 8 môn như đã nêu ở mục 2 (giai đoạn 2000 đến 2007). Yêu cầu thi sẽ nâng cao khả năng thực hành hơn trước với tỷ lệ khoảng 3/10. Kèm theo tài liệu học là các bài thi và
  7. bài làm của 2 kỳ thi trước đây để thí sinh tham khảo. - Chương trình CPA Việt Nam hiện nay chủ yếu đề cập đến kiểm toán khu vực doanh nghiệp (khu vực tư). Phần kiến thức của từng môn có thể không quá xa lạ với khu vực công, nhưng phần thực hành, bài thi mẫu hiện tại chỉ có cho khu vực doanh nghiệp mà hoàn toàn không có cho khu vực công. - So với phương pháp đào tạo của trường Đại học, phương pháp đào tạo CPA rất khác biệt. Trường Đại học dạy cho sinh viên là những người chưa được học và có rất ít kiến thức về môn đó (ví dụ: Tài chính, kế toán, kiểm toán…) nên trường Đại học giảng dạy về lý thuyết là chủ yêu, đi sâu vào các khái niệm, nội dung, nguyên tắc, phương pháp; Bài tập chỉ có tính chất tượng trưng (như Doanh nghiệp A, B; mua nguyên vật liệu C, D…). Còn giảng dạy CPA không hoàn toàn là kiến thức cụ thể của 1 môn học cụ thể- Phần kiến thức chỉ là hệ thống lại và nâng cao phần phân tích, đánh gia, nhận xét. Thậm chí còn phá bỏ gianh giới giữa các môn học: Ví dụ dạy về kế toán nhưng lại gắn với tài chính và kiểm toán… phần bài tập thực hành thì gắn với tình huống thực của một doanh nghiệp hoạt động; thậm chí giá cả, giá thành cũng lấy số liệu sát với thị trường… - Để thi CPA, ngoài việc tập trung nghe giảng viên giới thiệu, nguời thi có thể trao đổi, hỏi các vấn đề đang vướng mắc thực tế học viên phải tự học nhiều hơn… Tóm lại: Chương trình CPA Việt Nam là rất cần thiết và quan trọng. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập, Việt Nam đã hình thành, phát triển đội ngũ kiểm toán Việt Nam cũng như chương trình CPA Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và được quốc tế thừa nhận. Chúng ta đã làm nhiều việc nhưng chắc chắn còn phải làm nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu đã định. Admin (Theo www.vacpa.org.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2