Tổng quan nghiên cứu cơ chế vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông
lượt xem 3
download
Nghiên cứu "Tổng quan nghiên cứu cơ chế vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông" tiến hành tổng hợp các nghiên cứu có độ tin cậy cao và phân tích các yếu tố điều khiển động lực của rác thải nhựa trên sông. Đồng thời, tác giả cũng phát triển các mối liên hệ với các yếu tố này ở Việt Nam và định hướng các cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan nghiên cứu cơ chế vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông
- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI NHỰA TRÔI NỔI TRÊN SÔNG Thi Văn Lê Khoa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Rác thải nhựa tồn tại trong môi trường sông gây ra các ảnh hưởng rất tiêu cực đến cảnh quan tự nhiên và sức khỏe của động thực vật thủy sinh và con người. Để thu gom rác thải nhựa trôi nổi trên sông một cách hiệu quả, các hiểu biết về quá trình vận chuyển và tích tụ của rác thải nhựa trong môi trường dòng chảy là rất quan trọng. Hiện đã có các nghiên cứu trên quy mô toàn cầu tính toán mức độ phát thải rác thải nhựa ra đại dương từ các con sông, thông qua giả thuyết chung về sự tương quan với lưu lượng dòng chảy. Tuy nhiên, tính tin cậy của giả thuyết quan trọng này đang bị thử thách mạnh mẽ bởi các phát hiện mới đây về mối liên hệ giữa vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông với các yếu tố khí tượng, thủy văn và chu kỳ thủy triều. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành tổng hợp các nghiên cứu có độ tin cậy cao và phân tích các yếu tố điều khiển động lực của rác thải nhựa trên sông. Đồng thời, tác giả cũng phát triển các mối liên hệ với các yếu tố này ở Việt Nam và định hướng các cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp. Từ khóa: Ô nhiễm rác thải nhựa; Lưu lượng dòng chảy; Gió; Thủy triều; Thủy sinh. Abstract Overview of floating macroplastic transport in rivers Plastic debris in river environments poses serious threats to ecosystems, human health, and the natural landscape. To effectively address this issue, understanding the transport and retention dynamics of plastic in riverine environments is essential. Previous studies have predominantly relied on the general hypothesis of a linear correlation between plastic transport and river discharge when estimating plastic emissions into the oceans from rivers. However, recent findings have challenged the certainty of this assumption, shedding light on the impact of both meteo- hydrological factors and tidal cycles on plastic transport in rivers. This study aims to analyse the driving factors of plastic dynamics in riverine environments, with a specific focus on Vietnam. By synthesising conclusions from high-reliability studies, the author seeks to identify the key factors influencing the transport and retention of plastic in rivers. Additionally, the author will establish meaningful connections between these factors and introduce suitable research approaches tailored to the unique context of Vietnam. Keywords: Plastic pollution; River discharge; Wind; Tidal cycle; Aquatic life. 1. Giới thiệu Vận chuyển rác thải nhựa (> 0,5 cm) trôi nổi trên sông đã và đang là chủ đề của nhiều nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu của các nghiên cứu này rất đa dạng, có thể là tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng, thủy văn vào sự vận động của rác nhựa trên sông [1, 2, 3, 4]. Các nghiên cứu này thường xuyên sử dụng phương pháp quan trắc đơn giản bằng mắt thường [5, 6] để xác định thông lượng nhựa (số lượng vật thể nhựa quan sát được tại một mặt cắt trên một đơn vị thời gian). Ngoài ra, còn có các nghiên cứu đánh giá khả năng vận chuyển rác nhựa từ sông ra môi trường biển trên quy mô toàn cầu [7, 8, 9] thông qua giả thuyết chung về mối tương quan giữa lưu lượng dòng chảy với sự vận chuyển rác thải nhựa. 304 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- Tuy nhiên, các nghiên cứu trên một phạm vi không gian nhỏ hơn gần đây đã chỉ ra sự phức tạp trong vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi từ nguồn đến biển [10, 11]. Các tác giả đã cho thấy một khả năng hạn chế của nhựa bị vận chuyển ra đại dương sau khi bị xả thải ra môi trường nước, thay vào đó một khả năng cao hơn là nhựa bị các yếu tố như dòng chảy, gió, thủy triều gây ảnh hưởng và bị tích tụ lại ở ven bờ. Và do đó, các con sông trở thành nơi lưu trữ rác thải nhựa nhiều hơn là vận chuyển nó ra biển [12]. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành tổng quan các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí uy tín và phân tích các yếu tố có thể gây ra ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông. Đồng thời, tác giả sẽ liên hệ với các đặc trưng của các yếu tố này ở Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm định hướng cách tiếp cận khi nghiên cứu về chủ đề vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông ở Việt Nam. Một khi hiểu được các yếu tố kiểm soát quá trình di chuyển và lưu trú của rác nhựa ở trên sông, các giải pháp thu gom hợp lý sẽ được xây dựng và góp phần vào giảm thiểu ảnh hưởng của rác thải nhựa đến hệ sinh thái thủy sinh, cảnh quan ven bờ và sức khỏe của dân cư. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông Gần đây, có một nghiên cứu rất thú vị của Roebroek và các đồng nghiệp (2021) [13] sử dụng dữ liệu rác thải được thu thập bởi cộng đồng ở dọc bờ sông Meuse và Waal tại Hà Lan trong vòng hai năm từ 2017 đến 2019. Với 150.000 mẫu được phân thành 111 loại rác thải theo phương thức River - OSPAR [14], các tác giả đã tiến hành phân tích tính tương quan của gói dữ liệu nhựa này cùng với nhiều loại dữ liệu khí tượng, thủy văn khác nhau (lượng mưa, tốc độ gió, mực nước) và các yếu tố liên quan khác như thời gian (sự tích tụ của rác nhựa ở bờ sông theo thời gian) và không gian (sự tích tụ theo vị trí) để tìm kiếm các yếu tố điều khiển diễn biến của rác thải nhựa trên sông. Kết quả cho thấy lượng mưa, tốc độ gió và lưu lượng dòng chảy của sông đều là những biến quan trọng có thể gây ảnh hưởng ở một mức độ nhất định đến sự thay đổi của lượng rác thải nhựa. Tuy nhiên, chỉ có 19 % trong 111 loại rác thải nêu trên có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh và chỉ có 6 danh mục cho hệ số Pearson trên 0,4. Điều này cho thấy rằng một phần rất đáng kể rác thải nhựa trên sông diễn biến rất ngẫu nhiên, gây ra bởi các quá trình chưa được hiểu tường tận. 2.1. Các yếu tố thủy văn Các yếu tố thủy văn bao gồm mực nước, lưu lượng dòng chảy hoặc lượng mưa được cho là các yếu tố quan trọng, điều khiển mạnh mẽ diễn biến của quá trình vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố thủy văn này với rác thải nhựa trên sông khá phức tạp. Mối quan hệ giữa lưu lượng dòng chảy và thông lượng nhựa không đồng nhất giữa các nghiên cứu ở các khu vực khác nhau. Van Emmerik và các đồng nghiệp (2019) [15] đã sử dụng phương pháp quan sát và đếm đơn giản [5, 6] để thu thập dữ liệu thông lượng nhựa trôi nổi, sau đó tính lượng phát thải ròng tại một số mặt cắt ở sông Seine, Pháp vào nhiều thời điểm khác nhau khi lưu lượng dòng chảy thấp hoặc cao. Kết quả cho thấy vào thời kỳ lưu lượng dòng chảy lớn, lượng nhựa phát thải tăng lên gấp 10 lần so với thời điểm dòng chảy nhỏ tại điểm quan sát gần cửa sông nhất và tăng gấp 1,5 lần ở điểm quan sát xa hơn về phía thượng lưu. Tương tự, nghiên cứu của Van Emmerik và các đồng nghiệp (2022) [4] đánh giá diễn biến vận chuyển rác nhựa trôi nổi ở đồng bằng sông Rhine - Meuse sử dụng bộ dữ liệu quan sát trong một năm cũng tìm thấy nhựa trên sông nhiều hơn gấp sáu lần trong điều kiện lưu lượng dòng chảy đạt đỉnh so với điều kiện dòng chảy bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu của Van Emmerik và các đồng nghiệp (2019) [11] Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 305
- tại sông Sài Gòn với phương pháp quan sát tương tự nhằm đánh giá diễn biến của rác nhựa trên sông theo mùa đã không tìm thấy mối liên hệ tuyến tính nào giữa sự gia tăng lưu lượng dòng chảy với thông lượng nhựa. 2.2. Gió Hiện tại có khá ít các công bố đánh giá mức độ ảnh hưởng của gió đến sự vận chuyển nhựa trôi nổi trên sông. Nghiên cứu của Roebroek và các đồng nghiệp (2021) [13] cho thấy gió có tác động đến việc vận chuyển nhựa vào bờ sông nhiều hơn mực nước và lưu lượng và các loại rác nhựa có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ phản ứng mạnh mẽ hơn với ảnh hưởng của gió so với các loại rác thải nhựa khác. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cường độ gió đối với việc vận chuyển các mảnh vụn nhựa là không đáng kể trong nghiên cứu của Garello và các đồng nghiệp (2021) [1] ở Argentina, lý do có thể là vì hình dáng và loại nhựa phổ biến ở khu vực nghiên cứu không dễ bị cuốn đi với tốc độ gió hạn chế ở khu vực này. Một số nghiên cứu khác cho thấy ảnh hưởng của gió trong việc mang rác nhựa từ không gian ven bờ vào dòng chảy. Ví dụ, Bruge và các đồng nghiệp (2018) [16] kết luận rằng hộp đựng và vỏ bọc thực phẩm, chai nước giải khát được tìm thấy trên các bãi sông Adour (Pháp) đã bị gió cuốn đi và trôi xuống sông. Theo nhóm tác giả này, hình dạng và loại của rác thải nhựa có thể quyết định khả năng bị vận chuyển bởi gió. Tramoy và các đồng nghiệp (2020) [10] cho rằng việc tái xâm nhập một lượng lớn chai nhựa từ ven bờ ra cửa sông Seine (Pháp) là do gió. Kết quả nghiên cứu của Imhoff và các đồng nghiệp [7] cho thấy rằng gió đủ mạnh để vận chuyển nhựa polystyrene từ nơi này sang nơi khác trên một hòn đảo nhỏ ở Maldives. Ngoài ra, các tác giả khác như Syakti và các đồng nghiệp (2019) [18] hoặc Verster và các đồng nghiệp [19] cũng chỉ ra tác động trực tiếp của gió đối với sự dịch chuyển và phân bố các mảnh vụn nhựa từ đất liền vào môi trường nước. Như vậy, có thể thấy ảnh hưởng của gió mạnh mẽ vào sự dịch chuyển của nhựa ở môi trường trên cạn vào môi trường nước. Sức ảnh hưởng này mạnh mẽ và rõ ràng hơn ảnh hưởng của gió đến sự di chuyển của nhựa trôi nổi ở môi trường sông. 2.3. Thủy triều Thủy triều là một yếu tố được xác định gây ra ảnh hưởng lớn vào sự di chuyển của rác nhựa về phía hạ lưu của lưu vực. Nghiên cứu của Tramoy và các đồng nghiệp (2020) [10] ở sông Seine, Pháp sử dụng phao thí nghiệm có gắn thiết bị theo dõi đường đi GPS đã chỉ ra ảnh hưởng rõ ràng của thủy triều khi thiết bị di chuyển gần hơn về phía cửa sông và sức ảnh hưởng khi triều lên lớn hơn đối với cả tích tụ và tái hòa nhập vào dòng chảy của rác nhựa so với khi triều xuống. Schreyers và các đồng nghiệp (2023) [3] sử dụng phương pháp quan trắc nhựa trôi nổi [5, 6] trong 6 chu kỳ triều liên tục ở sông Sài Gòn và chỉ ra ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều lên quá trình di chuyển về phía cửa sông của rác thải nhựa. Ảnh hưởng của thủy triều trở nên mạnh mẽ hơn vào thời kỳ mùa khô, kết quả nghiên cứu của Van Emmerik và các đồng nghiệp (2020) [20] ở Manila, Philippines cho thấy sự tích tụ của rác thải nhựa ở cửa sông vào thời kỳ mùa khô, thông lượng nhựa vào thời điểm này chủ yếu được điều khiển bởi động lực của thủy triều. 2.4. Các yếu tố khác Bên cạnh các yếu tố khí tượng, thủy văn, một số nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện để đánh giá đặc điểm và khả năng vận động của rác thải nhựa trôi nổi trên sông. Ví dụ, Schreyers và các đồng nghiệp [21] đã đánh giá vai trò của cây lục bình trong quá trình vận chuyển rác thải nhựa trên sông. Lục bình trôi theo dòng nước là yếu tố giữ lại rác nhựa trên sông và tạo thành các mảng lớn trôi nổi bao gồm thực vật và rác thải. 306 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- Ngoài ra, sự vận chuyển rác thải nhựa trên sông cũng được nghiên cứu trong mối quan hệ với các đặc trưng hình thái của hệ thống sông. Haberstroh và các đồng nghiệp (2021) [22] đã đánh giá sự vận chuyển của rác thải nhựa trôi nổi ở hợp lưu của sông Mê Kông, Tonle Sap và Bassac gần thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Kết quả cho thấy hợp lưu Chaktomuk tại Phnom Penh có mức độ ô nhiễm nhựa cao. Tuy nhiên, phân bố tải lượng nhựa rất không đồng nhất và không liên quan trực tiếp đến lưu lượng dòng chảy. Thi và các đồng nghiệp (2021) [23] đã đánh giá sơ bộ sự mất cân bằng về mặt thông lượng nhựa đầu vào và đầu ra ở phân lưu Sông Hồng – Sông Đuống và giả thuyết về sự tích tụ cũng như tái hòa nhập vào dòng chảy gây ra bởi các yếu tố khác với lưu lượng dòng chảy. 3. Kinh nghiệm cho Việt Nam Xét đến ảnh hưởng của các yếu tố thủy văn đến sự vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông, hiện nay có một số nghiên cứu ở quy mô toàn cầu tính toán lượng rác thải nhựa xả thải từ các con sông ra biển. Các nghiên cứu này dựa trực tiếp [7] hoặc gián tiếp [8] vào dữ liệu rác thải nhựa đô thị do Ngân hàng Thế giới công bố vào năm 2012 [24] làm đầu vào. Thông qua giả thuyết chung về mối quan hệ tuyến tính giữa lượng phát thải với lưu lượng dòng chảy theo nghiên cứu của Lebreton và các đồng nghiệp (2017) [7] hoặc phức tạp hơn khi xem xét cả gió, độ dốc địa hình, đặc điểm sử dụng đất, khoảng cách từ điểm xả đến sông và khoảng cách đến cửa sông [8], giá trị rác thải nhựa phát thải của các lưu vực sông được xác định [7, 8]. Tuy nhiên, tính tin cậy của các kết quả này cho các lưu vực sông ở Việt Nam cần được đánh giá lại. Các dẫn chứng ở trên cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố thủy văn (bao gồm lưu lượng) và sự vận chuyển của rác thải nhựa trên sông khá phức tạp. Bên cạnh lưu lượng dòng chảy, các yếu tố khác như chu kỳ thủy triều và gió gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình di chuyển và tích tụ của nhựa. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy khả năng rác thải nhựa bị dòng chảy của sông vận chuyển ra biến khá thấp, mà chủ yếu là sẽ tích tụ ở ven sông. Ví dụ, chỉ có 3 % lượng rác thải nhựa bị xả thải trái phép ra môi trường được vận chuyển ra đại dương ở Jakarta, Indonesia [25]. Một nghiên cứu ở lưu vực sông Seine, Pháp cho thấy rác thải nhựa có khoảng thời gian lưu trú rất lâu, tới nhiều thập kỷ ở các điểm tích tụ [26]; Hoặc kết quả nghiên cứu về khoảng cách di chuyển và thời gian lưu trú của nhựa cho thấy khoảng cách di chuyển được rất ngắn của nhựa trên sông, lớn nhất chỉ 1,1 km [27] và thời gian lưu trú ven bờ nhiều hơn rất nhiều so với thời gian trôi trên sông [10]. Như vậy, có thể thấy, để ước tính lượng nhựa xả thải ra đại dương từ các con sông của Việt Nam sẽ cần xem xét đến rất nhiều yếu tố, từ độ tin cậy của nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng là lượng xả thải đến các yếu tố khí tượng, thủy văn và cả các mối tương tác giữa con người với tự nhiên. Xét ảnh hưởng của gió đến sự vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông, các dẫn chứng ở trên cho thấy gió có khả năng cuốn rác nhựa ở môi trường ven bờ xuống sông, là tác nhân gây ra sự tái hòa nhập của rác nhựa sau thời gian lưu trú ven bờ vào dòng chảy. Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của các loại gió mùa, có cường độ và tốc độ cao, đặc biệt các tháng mùa khô ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc thổi mạnh. Thời điểm này cũng là mùa lễ hội với các sự kiện lớn như Tết cổ truyền và các lễ hội truyền thống hàng năm khác ở các địa phương. Vì vậy, nếu không quản lý tốt việc xả thải vào thời điểm này, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, hoặc các loại thực phẩm có sử dụng nhựa để bảo quản tăng mạnh thì khả năng nhựa bị vận chuyển ra môi trường sông là rất lớn. Xét ảnh hưởng của thủy triều đến sự vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông; Việt Nam có đặc trưng lãnh thổ hẹp về chiều ngang, đường bờ biển kéo dài, hai hệ thống sông lớn là Sông Hồng - Sông Thái Bình ở phía Bắc và sông Mê Kông ở phía Nam đều chịu ảnh hưởng lớn của thủy Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 307
- triều. Bên cạnh đó, với việc tích nước phục vụ phát điện ở nhiều đập thủy điện được xây dựng ở thượng lưu các con sông đã làm giảm lượng nước ngọt về hạ lưu vào mùa khô, lúc này ảnh hưởng của thủy triều càng trở nên mạnh mẽ hơn. Ở Sông Hồng, các nghiên cứu đã chỉ ra thủy triều xâm nhập và gây ảnh hưởng khá sâu về phía thượng lưu [28]. Vì vậy, các nghiên cứu khi được thực hiện để đánh giá sự vận động và phát thải của rác thải nhựa ra đại dương ở Việt Nam cần đánh giá hết sức cẩn thận mức độ ảnh hưởng của chu kỳ thủy triều. Xét đến ảnh hưởng của các yếu tố như thực vật trôi nổi trên sông và các đặc trưng hình thái đến sự vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông, nghiên cứu của Schreyers và các đồng nghiệp (2021) [21] ở sông Sài Gòn đã cho thấy mức độ cần thiết của việc đưa cây lục bình hoặc các loại thực vật trôi nổi khác trên sông vào yếu tố ảnh hưởng đến vận chuyển rác nhựa. Thực vật thủy sinh rất phổ biến trên các con sông ở Việt Nam, bằng cách liên hệ mối quan hệ giữa thực vật thủy sinh với rác thải nhựa, đây có thể là phương tiện để theo dõi đường đi của nhựa trên sông theo thủy triều và hỗ trợ việc thu gom rác thải nhựa trên sông. Bên cạnh đó, các hợp lưu và phân lưu cũng là các đặc trưng phổ biến ở các hệ thống sông lớn ở Việt Nam. Do đó, đánh giá tỉ mỉ mức độ ảnh hưởng của các hình thái sông này cũng sẽ góp phần quan trọng vào sự am hiểu quá trình vận động của rác thải nhựa. 4. Kết luận Nghiên cứu này đã tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng, thủy văn và một vài đặc trưng về hình thái và thực vật thủy sinh đến sự vận chuyển rác thải nhựa trôi nổi trên sông. Lượng mưa, tốc độ gió và lưu lượng dòng chảy của sông đều là những biến điều khiển quan trọng sự thay đổi của lượng rác thải nhựa trên sông. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các yếu tố khí tượng, thủy văn này với rác thải nhựa trôi nổi trên sông khá phức tạp và không đồng nhất ở các khu vực khác nhau. Có những nghiên cứu cho thấy lưu lượng dòng chảy và thông lượng nhựa không có mối quan hệ tuyến tính, trong khi ở những nơi khác, tốc độ dòng chảy lớn khi lưu lượng tăng có thể làm tăng lượng nhựa phát thải. Ảnh hưởng của gió và thủy triều cũng rất đáng kể, các loại rác nhựa nhẹ và kích thước nhỏ phản ứng mạnh mẽ hơn với gió so với các loại khác và thủy triều cũng góp phần tích cực vào quá trình tích tụ của nhựa ở ven bờ. Tất cả các thông tin nêu trên đều cần được xem xét cẩn thận cho các trường hợp nghiên cứu sự vận chuyển của rác thải nhựa trên sông ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Garello N., Blettler M.C., Espínola L.A., Wantzen K.M., González-Fernández D., & Rodrigues S. (2021). The role of hydrodynamic fluctuations and wind intensity on the distribution of plastic debris on the sandy beaches of Paraná River, Argentina. Environmental Pollution, 291, 118168. https://doi.org/10.1016/j. envpol.2021.118168. [2]. Haberstroh C.J., Arias M.E., Yin Z., & Wang M.C. (2021). Effects of urban hydrology on plastic transport in a subtropical river. ACS ES&T Water, 1(8), 1714-1727. https://doi.org/10.1021/acsestwater.1c00072. [3]. Schreyers L.D.M., Van Emmerik T.H.M., Bui K., Van Le Thi K., Vermeulen B., Nguyen H.Q., & Van der Ploeg M. (2023). Tidal dynamics limit river plastic transport. https://doi.org/10.5194/egusphere-2022-1495. [4]. Van Emmerik T., de Lange S., Frings R., Schreyers L., Aalderink H., Leusink J., Begemann F., Hamers E., Hauk R., Janssens N., Jansson P., Joosse N., Kelder D., van der Kuijl T., Lotcheris R., Löhr A., Mellink Y., Pinto R., Tasseron P.,... Vriend P. (2022). Hydrology as a driver of floating river plastic transport. Earth’s Future, 10(8). https://doi.org/10.1029/2022ef002811. [5]. González-Fernández D., & Hanke G. (2017). Toward a harmonized approach for monitoring of riverine floating macro litter inputs to the marine environment. Frontiers in Marine Science, 4. https://doi. org/10.3389/fmars.2017.00086. [6]. Van Emmerik T., Kieu-Le T.C., Loozen M., van Oeveren K., Strady E., Bui X.T., Egger M., Gasperi 308 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- J., Lebreton L., Nguyen P.D., Schwarz A., Slat B., & Tassin B. (2018). A methodology to characterize riverine macroplastic emission into the Ocean. Frontiers in Marine Science, 5. https://doi.org/10.3389/ fmars.2018.00372. [7]. Lebreton L.C.M., Van der Zwet J., Damsteeg J.W., Slat B., Andrady A., & Reisser J. (2017). River plastic emissions to the world’s oceans. Nature Communications, 8(1). https://doi.org/10.1038/ncomms15611. [8]. Meijer L.J.J., Van Emmerik T., Van der Ent. R., Schmidt C., & Lebreton L. (2021). More than 1000 rivers account for 80 % of global riverine plastic emissions into the ocean. Science Advances, 7(18). https:// doi.org/10.1126/sciadv.aaz5803. [9]. Schmidt C., Krauth T., & Wagner S. (2018). Correction to export of plastic debris by rivers into the Sea. Environmental Science & Technology, 52(2), 927-927. https://doi.org/10.1021/acs.est.7b06377. [10]. Tramoy R., Gasperi J., Colasse L., Silvestre M., Dubois P., Noûs C., & Tassin B. (2020). Transfer dynamics of macroplastics in estuaries - New insights from the Seine estuary: Part 2. Short - term dynamics based on GPS - trackers. Marine Pollution Bulletin, 160, 111566. https://doi.org/10.1016/j. marpolbul.2020.111566. [11]. Van Emmerik T., Strady E., Kieu-Le T.C., Nguyen L., & Gratiot, N. (2019). Seasonality of riverine macroplastic transport. Scientific Reports, 9(1). https://doi.org/10.1038/s41598-019-50096-1. [12]. Van Emmerik T., Mellink Y., Hauk R., Waldschläger K., & Schreyers L. (2022). Rivers as plastic reservoirs. Frontiers in Water, 3. https://doi.org/10.3389/frwa.2021.786936. [13]. Roebroek C.T.J., Hut R., Vriend P., de Winter W., Boonstra M., & Van Emmerik T.H.M. (2021). Disentangling variability in riverbank macrolitter observations. Environmental Science & Technology, 55(8), 4932-4942. https://doi.org/10.1021/acs.est.0c08094. [14]. Van Emmerik T., Roebroek C., de Winter W., Vriend P., Boonstra M., & Hougee M. (2020). Riverbank macrolitter in the Dutch Rhine - Meuse delta. Environmental Research Letters, 15(10), 104087. https://doi. org/10.1088/1748-9326/abb2c6. [15]. Van Emmerik T., Tramoy R., van Calcar C., Alligant S., Treilles R., Tassin B., & Gasperi J. (2019). Seine plastic debris transport tenfolded during increased river discharge. Frontiers in Marine Science, 6. https://doi.org/10.3389/fmars.2019.00642. [16]. Bruge A., Barreau C., Carlot J., Collin H., Moreno C., & Maison P. (2018). Monitoring litter inputs from the Adour river (Southwest France) to the marine environment. Journal of Marine Science and Engineering, 6(1), 24. https://doi.org/10.3390/jmse6010024. [17]. Imhof H.K., Sigl R., Brauer E., Feyl S., Giesemann P., Klink S., Leupolz K., Löder M.G., Löschel L.A., Missun J., Muszynski S., Ramsperger A.F., Schrank I., Speck S., Steibl S., Trotter B., Winter I., & Laforsch C. (2017). Spatial and temporal variation of macro-, meso- and microplastic abundance on a remote coral island of the Maldives, Indian Ocean. Marine Pollution Bulletin, 116(1-2), 340-347. https:// doi.org/10.1016/j.marpolbul.2017.01.010. [18]. Syakti A.D., Jacob M., Birrien T., Suhana M.P., Aziz M.Y., Salim A., Doumenq P., & Louarn G. (2019). Daily apportionment of stranded plastic debris in the Bintan coastal area, Indonesia. Marine Pollution Bulletin, 149, 110609. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2019.110609. [19]. Verster C., & Bouwman H. (2020). Land - based sources and pathways of marine plastics in a South African context. South African Journal of Science, 116(5/6). https://doi.org/10.17159/sajs.2020/7700. [20]. Van Emmerik T., Van Klaveren J., Meijer L.J.J., Krooshof J.W., Palmos D.A.A., & Tanchuling M.A. (2020). Manila river mouths act as temporary sinks for macroplastic pollution. Frontiers in Marine Science, 7. https://doi.org/10.3389/fmars.2020.545812. [21]. Van Emmerik, T., Tramoy, R., van Calcar, C., Alligant, S., Treilles, R., Tassin, B., & Gasperi, J. (2019). Seine plastic debris transport tenfolded during increased river discharge. Frontiers in Marine Science, 6. https://doi.org/10.3389/fmars.2019.00642. [22]. Haberstroh C.J., Arias M.E., Yin Z., Sok T., & Wang M.C. (2021). Plastic transport in a complex confluence of the Mekong river in Cambodia. Environmental Research Letters, 16(9), 095009. https://doi. org/10.1088/1748-9326/ac2198. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 309
- [23]. Van Le Khoa T., Van Emmerik T., Hoitink T., & Nhan P. (2021). In is not out: Closing the floating macroplastic mass balance for the Hong - Duong bifurcation in the Red River, Vietnam. https://doi. org/10.1002/essoar.10508408.1. [24]. Hoornweg, Daniel, Bhada-Tata, Perinaz (2012). What a waste: A global review of solid waste management. Urban development series, knowledge papers no. 15. © World Bank, Washington, DC. http:// hdl.handle.net/10986/17388. License: CC BY 3.0 IGO. [25]. Van Emmerik T., Loozen M., Van Oeveren K., Buschman F., & Prinsen G. (2019). Riverine plastic emission from Jakarta into the ocean. Environmental Research Letters, 14(8), 084033. https://doi. org/10.1088/1748-9326/ab30e8. [26]. Tramoy R., Gasperi J., Colasse L., & Tassin B. (2020). Transfer dynamic of macroplastics in estuaries - New insights from the Seine estuary: Part 1. Long term dynamic based on date - prints on stranded debris. Marine Pollution Bulletin, 152, 110894. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2020.110894. [27]. Newbould R.A., Powell D.M., & Whelan M.J. (2021). Macroplastic debris transfer in rivers: A travel distance approach. Frontiers in Water, 3. https://doi.org/10.3389/frwa.2021.724596. [28]. Luu T.N.M., Garnier J., Billen G., Orange D., Némery J., Le T.P.Q., Tran H.T., & Le L.A. (2010). Hydrological regime and water budget of the Red River delta (Northern Vietnam). Journal of Asian Earth Sciences, 37(3), 219-228. https://doi.org/10.1016/j.jseaes.2009.08.004. BBT nhận bài: 31/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 310 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khoa học " Giá trị dược liệu và cải thiện chất lượng trong nuôi trồng nhân tạo nấm Linh Chi Việt Nam "
9 p | 181 | 49
-
Quản lý dữ liệu trong nghiên cứu môi trường - Chương 1
8 p | 127 | 22
-
Nghiên cứu điều chế hệ xúc tác Ni-Ce/Al2O3 để xử lý NOx bằng CO
6 p | 127 | 14
-
Tổng hợp nghiên cứu một số hợp chất chất nitơ từ eugenol và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng
5 p | 145 | 6
-
Tổng quan về tro trấu và khả năng hấp phụ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước của vật liệu chế tạo từ tro trấu
12 p | 28 | 4
-
Tổng quan nghiên cứu về hành vi vì môi trường trong du lịch qua phân tích trắc lượng thư mục bằng VOSviewer
8 p | 4 | 3
-
Tổng quan một số tính chất cơ học của hỗn hợp bê tông và bê tông có chứa cốt sợi nhựa
8 p | 10 | 3
-
Thu hồi khí sinh học từ xử lý nước thải giàu hữu cơ bằng hệ thống phân hủy kỵ khí
20 p | 7 | 2
-
Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và chất lượng môi trường: Bằng chứng thực nghiệm mới từ nghiên cứu 133 nước
9 p | 83 | 2
-
Nghiên cứu các tác nhân gây gỉ và môi trường lưu giữ đối với các dị vật văn hóa chất liệu hợp kim đồng
13 p | 57 | 2
-
Nghiên cứu chế tạo axit rắn ZrO2 biến tính bằng Zn và S làm xúc tác cho quá trình chế tạo Diesel sinh học từ dầu thực vật phi thực phẩm
10 p | 64 | 2
-
Nghiên cứu xác định các Hidrocacbon thơm nhóm Btex bằng phương pháp phân tích động lực học kết hợp với vi chiết pha rắn màng kim rỗng và sắc kí khí
23 p | 80 | 2
-
Nghiên cứu biến tính TiO2 nano bằng Cr(III) làm chất xúc tác quang hóa trong vùng ánh sáng trông thấy
11 p | 53 | 2
-
Nghiên cứu điều chế rượu allylic dẫn xuất của piridin, chất trung gian tổng hợp kháng sinh nikkomycin Z
7 p | 40 | 1
-
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng cơ chế ký quỹ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản vùng Đông Nam bộ
9 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng và đánh giá khả năng xúc tác của hệ vật liệu nano Pt/cacbon sinh học cho phản ứng chuyển hóa curcumin
5 p | 9 | 1
-
Nghiên cứu các đặc tính hấp phụ kháng sinh Oxytetracycline trên vật liệu nano composite CoFe2O4@Au
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn