intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự báo dòng hàng hóa lưu chuyển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2045

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Dự báo dòng hàng hóa lưu chuyển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2045" sử dụng phương pháp dự báo xu hướng tuyến tính để thực hiện dự báo về dòng hàng hóa lưu chuyển theo phương thức vận chuyển của Vùng KTTĐMT đến năm 2045 cho thấy: Khả năng về tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, hàng hóa luân chuyển và tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong lĩnh vực logistics tăng lên theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng tương đương với tốc độ tăng của toàn quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự báo dòng hàng hóa lưu chuyển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2045

  1. DỰ BÁO DÒNG HÀNG HÓA LƯU CHUYỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2045 TS. Nguyễn Đức Diệp Th.S Trần Thị Thu Thủy Trường ĐH Quảng Bình Bài viết sử dụng phương pháp dự báo xu hướng tuyến tính để thực hiện dự báo về dònghàng hóa lưu chuyển theo phương thức vận chuyển của Vùng KTTĐMT đến năm 2045 cho thấy: Khả năng về tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, hàng hóa luân chuyển và tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong lĩnh vực logistics tăng lên theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng tương đương với tốc độ tăng của toàn quốc gia. Điều này cho phép nhận định triển vọng ngành logistics của vùng kinh tế trọng điểm sẽ đáp ứng những nhu cầu phát triển trong tương lai. 1. Tính cấp thiết của dự báo nhu cầu luân chuyển, vận chuyển hàng hóa vùng Kinh tế trọng điểm Logistics là một hoạt động thương mại, theo đó các doanh nghiệp tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Logistics là một phần của chuỗi cung ứng và đảm bảo cho hàng hóa được chuyển giao từ bên sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động logistics tạo ra một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ cho việc lưu chuyển hàng hóa trong phạm vi nội địa và ngoài biên giới các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành năm 2018 là 4416620,7 tỷ đồng, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển 1351765,9 nghìn tấn và khối lượng hàng hóa luân chuyển 136287,3 triệu tấn/km tăng 9,45% so với năm trước (2016). Điều này cho thấy, hệ thông Logistics ngày càng hoàn thiện và xem là ngành công nghiệp quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập. Vùng kinh tế trọng điểm miền trung là nơi giao thoa của miền Bắc và miền Nam, trong khi điều kiện phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu hệ thống vận tải của cả nước. Vì vậy cần có chính sách đầu tư các cơ sở hạ tầng và điều kiện vận tải, kho bãi, bến cảng trong những năm tới đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, tạo điều kiện đề trao đổi, chuyển giao hệ thống vận tải trong khu vực và thế giới. 257
  2. Với những lý do trên cần thiết phải thực hiện dự báo khả năng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trong thời gian tới để nhận định khả năng phát triển cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu cho hệ thống thông tin truyền thông, vận tải, buôn bán. 2. Dự báo và các phương pháp dự báo Logistics 2.1. Quan điểm về dự báo và các phương pháp dự báo Theo từ điển tiếng Việt (2006), dự báo là báo trước về tình hình có nhiều khả năng xảy ra, dựa trên cơ sở những số liệu và những thông tin đã có. Dự báo là tiên đoán khoa học mang tính xác suất và phương án trong khoảng thời gian hữu hạn về tương lai phát triển của đối tượng kinh tế (PP dự báo kinh tế căn bản). Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo. 2.2. Một số phương pháp dự báo Trên thế giới có nhiều học giả phân loại phương pháp dự báo khác nhau. Tuy nhiên trong những năm gần đây có 8 phương pháp dự báo được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Bảng 1: Tổng hợp các phương pháp dự báo thường dùng trên thế giới 1 Tiên đoán/ Genuis forecasting 2 Ngoại suy xu hướng/ Trend extranpolation 3 Phương pháp chuyên gia/ Consensus methods (có người gọi là phương pháp đồng thuận) 4 Phương pháp mô phỏng (mô hình hóa)/ Stimulation 5 Phương pháp ma trận tác động qua lại/Cross-impact matrix method 6 Phương pháp kịch bản/Scenario 7 Phương pháp cây quyết định/Decision trees 8 Phương pháp dự báo tổng hợp/Combining methods Nguồn: [3,4] Theo cách phân loại tại Việt Nam các phương pháp dự báo thường chia thành 2 nhóm chính là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. 258
  3. Phương pháp dự báo Phương pháp định tính Phương pháp định lượng - Lấy ý kiến của Ban lãnh đạo Mô hình nhân quả Mô hình chuổi thời gian - Lấy ý kiến của bộ phận bán hàng - Lấy ý kiến của người tiêu dùng - Bình quân giản đơn - Phương pháp chuyên gia Hồi quy đơn - Bình quân di động Hồi quy bội - San bằng số mũ - Chuổi thời gian - Phương pháp Box-Jenkins Hình 1: Sơ đồ về phương pháp dự báo Bài viết này sử dụng phương pháp dự báo định lượng theo đường xu hướng, phương pháp dự báo theo đường xu hướng giúp ta xác định nhu cầu trong tương lai dựa trên dãy số theo thời gian. + Dãy số theo thời gian cho phép xác định đường xu hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường xu hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đường xu hướng lý thuyết để dự báo nhu cầu cho tương lai. + Để xác định đường xu hướng lý thuyết trước hết cần biểu diễn các nhu cầu trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng phát triển của các số liệu đó. Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng hoặc giảm tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định thì ta có thể vạch ra một đường thẳng biểu hiện chiều hướng đó. Nếu các số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăng nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có thể sử dụng các đường cong thích hợp để mô tả sự biến động đó, như đường parabol, hyperbol, logarit... 3. Dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển vùng kinh tế trọng đểm đến năm 2030 3.1. Tổng sản phẩm vùng kinh tế trọng điểm Miền trung theo giá hiện hành Tổng sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng trong hệ thống tài khoản quốc gia. Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh quy mô, tiềm lực của nền kinh tế mà còn là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng như: cơ cấu kinh tế, năng suất lao động xã hội, tỷ lệ bội chi ngân sách, nợ công của Chính phủ và các chỉ tiêu có liên 259
  4. quan khác. Trong quá trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm, có nhiều vấn đề phát sinh cần phải rà soát, đánh giá lại cả trong ngắn hạn và dài hạn. Lý thuyết tài khoản quốc gia của cơ quan Thống kê Liên hợp quốc đã đưa ra giải pháp nhằm xử lý những bất cập nảy sinh trong quá trình biên soạn số liệu ước tính, số sơ bộ và số chính thức theo quý và năm. Ba vòng điều chỉnh sẽ được thực hiện một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào khả năng thực hiện của cơ quan thống kê và thực tiễn tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. (1) Thành phố Đà Nẵng Đà nẵng được xem là 1 trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm có điều kiện phát triển về các khía cạnh kinh tế và xã hội, tốc độ tăng trưởng và phát triển của Đà Nẵng được xem là triển vọng nhất miền trung. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2017 tăng lên trong thời gian qua: Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành về lĩnh vực logistics tại Đà Nẵng 2013 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Dịch vụ logistics TỔNG SỐ 51.911 57.752 63.189 69.507 76.635 Bán buôn và bán lẻ… 7.024 7.709 8.250 8.626 9.459 Vận tải, kho bãi 3.577 4.634 5.172 5.665 5.943 Thông tin và truyền thông 1.692 1.872 2.500 2.565 2.720 Tổng cộng logistics 12,293 14,215 15,922 16856 18,122 % so với cả nước 23,6 24,6 25,1 24,2 23,6 Nguồn: Niêm giám thống kê TP Đà Nẵng 2017 tr101-102 (1) Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế có diện tích là 5052,3 Km2 ít thứ hai sau thành phố Đà Nẵng với dân số là 1154310 người và mật độ dân số 230 người/km2. 260
  5. Bảng 2: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành về lĩnh vực logistics tại Thừa Thiên Huế 2013 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Dịch vụ logistics Bán buôn và bán lẻ… 339.275 387.749 425.543 472.942 536.259 Vận tải, kho bãi 102.596 112.351 114.558 120.728 133.073 Thông tin và truyền thông 24.652 26.974 29.392 31.840 34.293 Tổng cộng logistics 466523 527074 569493 596854 703625 (2) Tỉnh Bình Định Bình Định có diện tích là 6071,3 Km2 ít thứ hai sau thành phố Đà Nẵng với dân số là 1529020 người và mật độ dân số 251,8 người/km2. Hiện nay tỉnh Bình Định có trên 2096 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics và tổng sản phẩm của ngành chiếm 14, 9% trong tổng sản phẩm các ngành toàn tỉnh. Bảng 3: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành về lĩnh vực logistics tỉnh Bình Định 2013 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Ngành nghề 2010 2014 2015 2016 2017 Bán buôn và bán lẻ… 3251,0 5959,2 5062,6 5619,5 5848,6 Vận tải, kho bãi 1252,1 2161,5 2154,6 2216,7 2293,2 Thông tin và truyền thông 320,2 396,1 1107,1 1210,4 1318,7 Tổng cộng lĩnh vực logistics 4823,3 8516,8 8324,3 9046,6 9460,5 % so với cả tỉnh 16,7 14,7 15,4 15,4 14,9 Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Định 2017 tr123-124 (3) Tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam có diện tích là 10574,74 Km2 với dân số là 1493785 người và mật độ dân số 141 người/km2. Hiện nay tỉnh Quảng Nam có trên 1786 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics. 261
  6. Bảng 4: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành về lĩnh vực logistics tỉnh Quảng Nam 2013 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Ngành nghề 2010 2014 2015 2016 2017 Bán buôn và bán lẻ… 172.608 387.749 425.543 472.942 536.259 Vận tải, kho bãi 62.064 112.351 114.558 120.728 133.073 Thông tin và truyền thông 19.895 26.974 29.392 31.840 34.293 Tổng cộng lĩnh vực logistics 254567 527074 569493 596854 703625 Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Định 2017 tr123-124 (4) Tỉnh Quảng Ngãi Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích là 5155,78 Km2 với dân số là 1263572 người và mật độ dân số 245,1 người/km2. Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi có trên 1466 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics chiếm 43,1% doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh, số lao động tham gia trong lĩnh vực Logistics trên 13150 người. Bảng 5: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành về lĩnh vực logistics tỉnh Quảng Ngãi 2013 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Ngành nghề 2010 2014 2015 2016 2017 Bán buôn và bán lẻ… 172.608 387.749 425.543 472.942 536.259, Vận tải, kho bãi 62.064 112.351 114.558 120.728 133.073 Thông tin và truyền thông 19.895 26.974 29.392 31.840 34.293 Tổng cộng lĩnh vực logistics 254567 527074 569493 596854 703625 Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng nghãi 2017 tr1 3.2. Tình hình về luân chuyển, vận chuyển hàng hóa của Vùng Kinh tế trọng điểm 3.2.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển Khối lượng vận chuyển hàng hóa là khối lượng do ngành giao thông vận tải đã vận chuyển được, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển. Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa đã vận chuyển (kể cả bao bì). Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vùng kinh tế trọng điểm Miền trung 2010 – 2017 tăng lên theo thời gian, năm 2017 tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển của vùng kinh tế trọng điểm Miền trung chiếm 6,4% của cả nước. 262
  7. Bảng 6. Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo địa phương vùng KTTĐ MT 2010 – 2016 Đơn vị tính: Nghìn tấn Năm 2010 2013 2014 2015 2016 2017 Địa phương Cả nước 739941,0 972311,8 1043632,2 1123943,5 1247349,9 1351765,9 Thừa Thiên Huế 5840,4 5433,0 5819,3 6258,5 6795,9 7283,5 Đà Nẵng 19190,6 25391,3 27045,0 27718,1 28827,8 33122 Quảng Nam 6637,5 11865,9 12496,3 9848,4 14807,4 16966,2 Quảng Ngãi 3185,2 6737,4 7203,2 8307,7 9034,1 11479 Bình Định 9049,2 12230,1 12812,0 14860,2 16876,8 17115,1 Vùng KTTĐMT 43902,9 61657,7 65375,8 66992,9 76342,0 85965,8 % so với cả nước 5,9 6,3 6,3 6,0 6,1 6,4 Nguồn: Niên giám thống kê 2017- xuất bản 8/2018 3.2.2. Khối lượng hàng hóa luân chuyển Khối lượng luân chuyển là khối lượng hàng hóa hay hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển. Khối lượng hàng hóa luân chuyển: Lấy khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. Khối lượng hàng hóa luân chuyển của vùng kinh tế trọng điểm gia đoạn 2010 2017 chiếm 5,61% cả nước, mặc dù về cơ cấu chưa thực sự cải thiện nhưng số lượng thay đổi tăng lên rõ rệt qua mỗi năm. Bảng 7. Khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo địa phương vùng KTTĐ MT 2010 – 2017 Đơn vị tính: triệu tấn/km Năm 2010 2013 2014 2015 2016 2017 Địa phương Cả nước 73572,1 97587,4 102933,5 111964,4 124517,7 136287,3 Thừa Thiên Huế 344,4 488,9 514,5 528,4 646,0 704,9 Đà Nẵng 2303,8 2292,1 2418,6 2395,9 2857,6 3037,3 Quảng Nam 440,6 573,6 593,8 665,1 718,9 820,7 Quảng Ngãi 726,5 1089,7 1105,9 1203,3 1265,0 1343,8 Bình Định 941,4 1236,1 1295,6 1364,5 1464,1 1743,9 Cả vùng KTTĐMT 4756,7 5680,4 5928,4 6157,2 6951,6 7650,6 % so với cả nước 6,5 5,8 5,8 5,5 5,6 5,61 Nguồn: Niên giám thống kê 2018/ Xuất bản 2019 263
  8. 3.2.3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng kinh tế trọng điểm Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội chiếm một tỷ trọng khá lớn nhưng không thay đổi nhiều về cơ cấu nhưng tăng lên về số lượng, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 6,1%. Bảng 8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành theo địa phương vùng KTTDDMT 2010 – 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2017 2018 Địa 2010 2013 2014 2015 2016 phương Cả nước 1677344,7 2615203,6 2916233,9 3223202,6 3546268,6 3956599,1 4416620,7 Thừa T Huế 14611,0 26731,1 28909,6 31043,1 33664,7 34430,5 38230,7 Đà Nẵng 33544,3 48.667,8 55987,0 60.850,9 70143,0 71304,6 80493,3 Quảng Nam 14377,1 23.781,2 28027,6 31.567,6 35.397,8 35866,3 39198,0 Quảng Ngãi 17262,6 32406,1 35671,1 39446,9 44162,5 45176,4 49315,9 Bình Định 23005,0 36779,4 41033,6 45815,2 51166,8 57181,0 64325,8 Cả vùng 243958,8 271554,7 102800,0 168365,6 189628.9 208723,7 214075,3 KTTĐMT 6,2 6,1 % so với cả nước 6,1 6,4 6,5 6,5 6,4 Nguồn: Niên giám thống kê 2018, 2019. https://gso.gov.vn/tongcucthongke 3.3. Dự báo nhu cầu luân chuyển, vận chuyển hàng hóa vùng Kinh tế trọng điểm Thực hiện dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính… và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu, tư liệu lao động… cũng như các yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ). Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, vai trò của dự báo được xem là công việc quan trọng trong quá trình hoạch định và xây dựng kế hoạch phát triển: (1) Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung; (2) Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế văn hoá xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; (3) Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao; (4) Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra 264
  9. những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. 3.3.1. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa vùng Kinh tế trọng điểm Dự báo theo phương pháp tuyến tính đang được hiểu là phương pháp dự báo đơn giản đối với việc nghiên cứu các hiện tượng, thực hiện dự báo theo xu hướng tuyến tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Mô hình dự báo có dạng Y= β1 + β2*T + Ui Với T = Thực hiện dự báo chuổi dữ liệu theo thời gian được trình bày ở bảng 6, kết quả cho thấy R2 = 96%; giá trị F=128,2449 Mô hình dự báo mẫu đối với vùng kinh tế trọng điểm có dạng: Y^ = 37487,75 + 5650,825*T Mô hình dự báo mẫu đối với toàn quốc gia có dạng: Y=635928,1+82670,19*T T dự báo thể hiện các giá trị tiếp theo của T = Bảng 9: Dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển trong lĩnh vực Logistics của vùng kinh tế trọng điểm Đơn vị tính: Nghìn tấn Năm Dự báo khối lượng Dự báo khối lượng Năm Vùng kinh tế Dự báo toàn hàng hóa vận chuyển hàng hóa vận chuyển trọng điểm MT quốc Vùng KTTĐ (1) toàn quốc (2) 2018 88345,18 1379959,81 2032 167456,73 2537342,47 2019 93996,00 1462630,00 2033 173107,55 2620012,66 2020 99646,83 1545300,19 2034 178758,38 2702682,85 2021 105297,65 1627970,38 2035 184409,20 2785353,04 2022 110948,48 1710640,57 2036 190060,03 2868023,23 2023 116599,30 1793310,76 2037 195710,85 2950693,42 2024 122250,13 1875980,95 2038 201361,68 3033363,61 2025 127900,95 1958651,14 2039 207012,50 3116033,80 2026 133551,78 2041321,33 2040 212663,33 3198703,99 2027 139202,60 2123991,52 2041 218314,15 3281374,18 2028 144853,43 2206661,71 2042 223964,98 3364044,37 2029 150504,25 2289331,90 2043 229615,80 3446714,56 2030 156155,08 2372002,09 2044 235266,63 3529384,75 2031 161805,90 2454672,28 2045 240917,45 3612054,94 Nguồn: xử lý của tác giả trên SPSS Kết quả dự báo trên cho thấy: tốc độ tăng cả thời kỳ 2018 – 2045 về khối lượng hàng hóa vận chuyển trong lĩnh vực logistics của vùng kinh tế trọng điểm là 3,6%; 265
  10. trong khi đó tốc độ tăng thời kỳ này của toàn quốc là 3,5%. Như vậy năng lực về khả năng vận chuyển hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm dự báo trong tương lai sẽ năng động và có vai trò lớn về cầu nối trong cả nước. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ tương ứng với khả năng phát triển toàn quốc. 3.3.2. Dự báo nhu cầu luân chuyển hàng hóa vùng Kinh tế trọng điểm Thực hiện dự báo theo phương pháp tuyến nh ư trên: Mô hình dự báo có dạng Y= β1 + β2*T + Ui Với T = Thực hiện dự báo chuổi dữ liệu theo thời gian được trình bày ở bảng 7, kết quả cho thấy R2 = 88,3%; giá trị F=37,958 Mô hình dự báo mẫu đối với vùng kinh tế trọng điểm có dạng: Y=4400.043+358.7286*T Mô hình dự báo mẫu đối với toàn quốc gia có dạng: Y=62631.42+8770.868*T T dự báo thể hiện các giá trị tiếp theo của T = Bảng 10: Dự báo khối lượng hàng hóa luân chuyển trong lĩnh vực Logistics của vùng kinh tế trọng điểm ĐVT: Triệu tấn/km Năm Dự báo khối lượng Dự báo khối lượng Năm Dự báo Vùng Dự báo HH luân chuyển hàng luân chuyển kinh tế trọng toàn quốc Vùng KTTĐ (1) toàn quốc (2) điểm Miền trung 2018 7628,60 141569,23 2032 12650,80 264361,38 2019 7987,33 150340,10 2033 13009,53 273132,25 2020 8346,06 159110,97 2034 13368,26 281903,12 2021 8704,79 167881,84 2035 13726,99 290673,99 2022 9063,51 176652,70 2036 14085,72 299444,86 2023 9422,24 185423,57 2037 14444,44 308215,72 2024 9780,97 194194,44 2038 14803,17 316986,59 2025 10139,70 202965,31 2039 15161,90 325757,46 2026 10498,43 211736,18 2040 15520,63 334528,33 2027 10857,16 220507,04 2041 15879,34 343299,20 2028 11215,89 229277,91 2042 16238,09 352070,06 2029 11574,62 238048,78 2043 16596,82 360840,93 2030 11933,34 246819,65 2044 16955,54 369611,80 2031 12292,07 255590,52 2045 17314,23 378382,67 Nguồn: xử lý của tác giả trên SPSS 266
  11. Kết quả dự báo về khối lượng hàng hóa vận chuyển cho thấy: Khả năng luân chuyển hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm thời kỳ này tăng lên, tốc độ tăng cả thời kỳ 2018 - 2045 là 3,0% và của toàn quốc là 3,6%. 3.3.3. Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành theo địa phương vùng KTTDDMT 2010 – 2018 vùng Kinh tế trọng điểm Thực hiện dự báo theo phương pháp tuyến nh ư trên: Mô hình dự báo có dạng Y= β1 + β2*T + Ui Với T = Thực hiện dự báo chuổi dữ liệu theo thời gian được trình bày ở bảng 8, kết quả cho thấy R2 = 99%; giá trị F=480,2447 Mô hình dự báo mẫu đối với vùng kinh tế trọng điểm có dạng: Y^=88170,4+19655,3*T Mô hình dự báo mẫu đối với toàn quốc gia có dạng: Y=1346484,417+326156*T Bảng 11: Dự báo báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong lĩnh vực Logistics của vùng kinh tế trọng điểm ĐVT: Tỷ đồng Năm Dự báo Doanh thu Dự báo Doanh thu Năm Dự báo Vùng Dự báo toàn dịch vụ tiêu dùng dịch vụ tiêu dùng kinh tế trọng quốc Vùng KTTĐ (1) toàn quốc (2) điểm Miền trung 2019 284723,4 4608044,4 2033 559897,6 9174228,4 2020 304378,7 4934200,4 2034 579552,9 9500384,4 2021 324034,0 5260356,4 2035 599208,2 9826540,4 2022 343689,3 5586512,4 2036 618863,5 10152696,4 2023 363344,6 5912668,4 2037 638518,8 10478852,4 2024 382999,9 6238824,4 2038 658174,1 10805008,4 2025 402655,2 6564980,4 2039 677829,4 11131164,4 2026 422310,5 6891136,4 2040 697484,7 11457320,4 2027 441965,8 7217292,4 2041 717140,0 11783476,4 2028 461621,1 7543448,4 2042 736795,3 12109632,4 2029 481276,4 7869604,4 2043 756450,6 12435788,4 2030 500931,7 8195760,4 2044 776105,9 12761944,4 2031 520587,0 8521916,4 2045 795761,2 13088100,4 2032 540242,3 8848072,4 Nguồn: xử lý của tác giả trên SPSS 267
  12. Kêt quả về dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong lĩnh vực logistics của vùng kinh tế trọng điểm cho thấy tăng lên về mặt lượng, mức độ tăng cả thời kỳ 2019 – 2045 là 511037,8 tỷ đồng, tương ứng mức tăng là 3,9%; mức tăng toàn quốc cả thời kỳ này là 8480056 tỷ đồng tương ứng với mức độ tăng là 3,9%. Như vậy dự báo về tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng kinh tế trọng điểm tương ứng với mức tăng cả nước. KẾT LUẬN Dự báo về dòng hàng hóa lưu chuyển theo phương thức vận chuyển của Vùng KTTĐMT đến năm 2045. Bài viết đã sử dụng phương pháp dự báo xu hướng tuyến tính để thực hiện dự báo trên 3 nội dung đều cho thấy có sự tăng lên rõ rệt trong thời gian tới, tốc độ tăng về khối lượng hàng hóa vận chuyển, khối lượng mức luân chuyển hàng hóa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Kinh tế trọng điểm và toàn quốc có tốc độ tăng tương ứng. Trong đó tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển là 3,6% cao hơn toàn quốc (3,5%); khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 3,0% và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 3,9%. Xu hướng tăng phù hợp với mức tăng của toàn quốc, điều này cho thấy ngành logistics của vùng kinh tế trọng điểm rất có triển vọng và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển về dòng hàng hóa lưu chuyển theo phương thức vận chuyển trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Niên giám thống kê. Nhà xuất Thống kê, (Cục Thống kê Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định), 2019. [2] Niên giám giám thống kê Việt Nam. Nhà xuất Thống kê (Tổng, 2019. [3] http://quantri.vn/dict/details/9178-cac-phuong-phap-du-bao [4] http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/463-tong-quan-ve-phuong-phap-du-bao-va-kha-nang-ap-dung- mot-so-mo-hinh-trong-du-bao-bien-dong-tai-nguyen-va-moi-truong-tai-viet-nam. 268
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0