intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết này nhằm giới thiệu khái niệm năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non, thu thập và hệ thống lại các bằng chứng nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non và biện pháp bồi dưỡng năng lực này từ 22 công trình nghiên cứu tiêu biểu tìm được trong cơ sở dữ liệu và công cụ tìm kiếm để tìm các nghiên cứu có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên mầm non

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 125-137 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẢM XÚC - XÃ HỘI CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Nguyễn Thiều Dạ Hương Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non (GVMN) vẫn là một khái niệm mới đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam và cho đến hiện tại chưa có công trình nghiên cứu tổng quan về chủ đề này được công bố. Mục đích của bài viết này nhằm giới thiệu khái niệm năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN, thu thập và hệ thống lại các bằng chứng nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN và biện pháp bồi dưỡng năng lực này từ 22 công trình nghiên cứu tiêu biểu tìm được trong cơ sở dữ liệu và công cụ tìm kiếm để tìm các nghiên cứu có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cảm xúc – xã hội cá nhân của giáo viên gần đây đã được công nhận là một chỉ số đánh giá chất lượng của đội ngũ GVMN; tầm quan trọng của nó ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và lòng yêu nghề của GVMN cũng như đối với mối quan hệ giữa GVMN và các bên liên quan; một số biện pháp để nâng cao năng lực này cho GVMN cần dựa trên những nỗ lực quốc gia nhằm tăng cường và duy trì lực lượng lao động mầm non chất lượng cao. Từ khóa: năng lực, năng lực cảm xúc - xã hội, giáo viên mầm non. 1. Mở đầu Mô hình “Trường học hạnh phúc” tại Việt Nam được lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, đã trở thành phong trào “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc” (ngày 22/4/2019) nhằm lan tỏa những giá trị: yêu thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường. Trường học hạnh phúc cần bắt đầu từ người thầy vì vậy nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ hạnh phúc của giáo viên, đặc biệt với GVMN. Bởi vì “giáo viên thích làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển cảm xúc của trẻ nhỏ” [1, tr.805]. Theo Jennings và cộng sự [2, tr.186], “sự căng thẳng của giáo viên luôn ở mức cao nhất mọi thời đại, tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục và kết quả của học sinh”. Nghiên cứu của Buettner và cộng sự [3] chỉ ra rằng gánh nặng tâm lí của giáo viên (bao gồm trầm cảm, căng thẳng và kiệt sức về cảm xúc) có liên quan đến phản ứng tiêu cực của GVMN đối với trẻ. Chính vì vậy, việc xác định các đặc điểm ngành nghề của GVMN nhằm hỗ trợ họ đối phó với cảm xúc của chính họ và thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và các bên liên quan (trẻ, phụ huynh của trẻ, đồng nghiệp, cán bộ quản lí) là rất phù hợp cho sự phát triển của học sinh và hạnh phúc nghề nghiệp của giáo viên. Về vấn đề này, theo Jenning và cộng sự [4] đánh giá các nghiên cứu đều đã nhấn mạnh vai trò trung tâm của năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên (social-emotional competence, SEC). Như vậy, tìm hiểu về năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học. Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thiều Dạ Hương. Địa chỉ email: dahu21for.children@gmail.com 125
  2. Nguyễn Thiều Dạ Hương Theo Tổ chức hợp tác về học tập các môn văn hóa học đường, xã hội và cảm xúc CASEL [5], từ năm 2004, Illion là tiểu bang đầu tiên tại Hoa Kỳ tạo ra khuôn khổ về chương trình Học tập cảm xúc – xã hội (social-emotional learning, SEL), còn được hiểu là Giáo dục cảm xúc – xã hội bao gồm các mục tiêu, tiêu chuẩn về học tập và điểm chuẩn cho học sinh phổ thông. Đến năm 2013, tiểu bang này đã sửa đổi khuôn khổ của mình áp dụng chương trình giáo dục cảm xúc - xã hội không chỉ ở phổ thông mà còn cho các trường mầm non. Hiện tại, tất cả các trường mầm non ở Hoa Kỳ đã phát triển tiêu chuẩn năng lực cảm xúc-xã hội đối với cả giáo viên và trẻ nhỏ. Nội dung về học tập cảm xúc - xã hội (SEL) đã được phát triển rộng rãi không chỉ ở Hoa Kỳ mà gần như toàn bộ các nước EU, ở Úc, Newzeland và một số nước phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương. Do đó, năng lực cảm xúc – xã hội (social – emotional competence, SEC) được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của một người giáo viên, bao gồm cả GVMN. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào hệ thống lại các bằng chứng nghiên cứu để có một bức tranh toàn diện về năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) của GVMN và những yếu tố ảnh hưởng. Bài viết này tập trung điểm lại các công trình nghiên cứu đi trước về năng lực cảm xúc - xã hội của GVMN để làm rõ khái niệm năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN, ảnh hưởng của năng lực cảm xúc - xã hội của GVMN đối với nghề nghiệp, những thành tố cốt lõi của năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN và một số biện pháp có thể nâng cao năng lực này cho đội ngũ GVMN đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp của GVMN hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp và sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại – hệ thống hóa lí thuyết nhằm thu thập thông tin từ các tài liệu liên quan đề tài nghiên cứu. Thứ nhất, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, các báo cáo, các công trình khoa học được đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước như tạp chí International Journal of Public Sector, Public Administration Review, Advance in Developing Human Resources, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục của các trường đại học tại Việt Nam… nhằm mục đích xây dựng khung lí thuyết về năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tác giả đã sử dụng cơ sở dữ liệu và công cụ tìm kiếm của PsychLIT, ERIC, ASSIA, Sociofile, the Social Science Citation Index, Psychology Articles, Google Scholar… đề tìm các nghiên cứu có liên quan. Sở dĩ tác giả lựa chọn những cơ sở dữ liệu này vì đây là những cơ sở dữ liệu mang tính học thuật cao, thể hiện sự phong phú đa dạng của các lĩnh vực có thể liên quan đến vấn đề về năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN như tâm lí học, giáo dục học, truyền thông và khoa học xã hội nói chung… Các bài báo và nghiên cứu được giới hạn tìm kiếm trong phạm vi 15 năm (từ năm 2006) trở lại thời điểm tìm kiếm. Ngôn ngữ sử dụng tìm kiếm là tiếng Anh. Từ khóa được sử dụng để tìm kiếm là “năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN” (preschool teachers’ social–emotional compentence) được giới hạn hiển thị trong tên bài báo. Đến ngày 10 tháng 07 năm 2021, quá trình tìm kiếm ban đầu cho 133 kết quả, sau khi kiểm tra tên và loại trừ các bài viết lặp lại do tìm bằng các cơ sở dữ liệu khác nhau còn 107 bài viết. Tiếp theo, tác giả đọc lướt nội dung tóm tắt để lựa chọn những bài báo thỏa mãn các điều kiện sau: (a) Chỉ ra tỉ lệ tần suất xuất hiện “năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN” và các yếu tố có liên quan; (b) Là nghiên cứu cơ bản, định tính, định lượng và hỗn hợp; (c) Loại trừ các nghiên cứu bài báo giới thiệu, phê phán hoặc tổng kết có liên quan đến “năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN”. 126
  3. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non Cuối cùng, chỉ có 22 bài báo thỏa mãn các điều kiện đã đề ra được sử dụng để tổng hợp thông tin cho bài viết này. Thứ hai, nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các văn bản pháp quy bao gồm các nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ Giáo dục – Đào tạo về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cũng như tham khảo từ khung năng lực của GVMN. Biểu đồ 1. Quy trình sàng lọc các công trình nghiên cứu sử dụng trong tổng quan điểm luận 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Khái niệm về Năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN Theo Oliveira, S. [6] giảng dạy là một trong những công việc đòi hỏi nhiều cảm xúc nhất, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của giáo viên và hiệu quả công việc. Vì các yếu tố gây căng thẳng trong giảng dạy chủ yếu liên quan đến cảm xúc và xã hội, các can thiệp về Giáo dục cảm xúc –xã hội (SEL) nhằm vào giáo viên đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo Tổ chức hợp tác về học tập các môn văn hóa học đường, xã hội và cảm xúc CASEL [5] thì Năng lực cảm xúc – xã hội (social-emotional competence, SEC) là tập hợp các năng lực giúp con người biết cách ứng xử với chính mình, với người khác, với các mối quan hệ và hoạt động một cách hiệu quả. Đến năm 2013, tổ chức này đã đề xuất chương trình Học tập cảm xúc - xã hội (social–emotional learning, SEL) là quá trình thông qua đó trẻ em và người lớn tiếp thu, áp dụng có hiệu quả kiến thức, thái độ, kĩ năng cần thiết để hiểu và quản lí cảm xúc, đặt ra và thực hiện những mục tiêu mang tính tích cực, cảm thông và thể hiện sự đồng cảm với người khác, thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực, ra quyết định có trách nhiệm. Tác giả Maurice J. Elias [7, tr. 4] cho rằng, để trở thành một giáo viên có năng lực SEL có nghĩa là họ không chỉ có kĩ năng mà còn nhận thức và quản lí bản thân; nhận thức và quản lí mối quan hệ với người khác. Nếu giáo viên cảm thấy tự tin với các kĩ năng liên quan đến cảm xúc sẽ nhận ra và hiểu được tốt hơn cảm xúc của học sinh và vai trò của họ đối với hành vi của học sinh. Trên thế giới, từ năm 2009, đã có nhiều nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) tuy nhiên đối với Việt Nam, vấn đề này còn mới mẻ và nhận được ít sự quan tâm. Có thể kể đến một số nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Dung [8], Trần Thị Tú Anh, Nguyễn Phước Cát Tường [9], Trần Thị Tú Anh, Trịnh Thị Thúy [10] và Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ [7] tập trung về năng lực cảm xúc - xã hội của học sinh phổ thông. Các tác giả đều khẳng định cần đầu tư nghiên cứu về năng lực cảm xúc - xã hội và tổ chức các hoạt động để phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho học sinh phổ thông. Đối với năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) của giáo viên có nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ [7] đã thực hiện khảo sát thực trạng ứng dụng mô hình giáo dục năng lực cảm xúc xã hội SEL của giáo viên vào hoạt động giáo dục bậc trung học cơ sở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có kết quả chỉ đạt mức trung bình, ảnh hưởng đáng kể đến thực trạng năng lực cảm xúc – xã hội của học sinh Trung học cơ sở. Vì vậy, đội ngũ giáo viên cần được tạo điều kiện để tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng mô hình giáo dục năng lực cảm xúc xã hội SEL vào 127
  4. Nguyễn Thiều Dạ Hương hoạt động giáo dục ở trường học nhằm nâng cao cảm xúc – xã hội (SEC) của trẻ và của chính bản thân họ. Đối với năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) của GVMN tham khảo từ Chuẩn nghề nghiệp GVMN của một số nước EU, Úc, New Zeland và Hoa Kỳ cho thấy khung năng lực của GVMN hướng đến những đặc trưng và thuộc tính chung đặt ra đối với một GVMN gồm những kiến thức và kĩ năng cần thiết có tính đặc thù chuyên ngành. Tương tự, tham khảo từ khung năng lực của GVMN Đông Nam Á do tổ chức SEAMEO [11] đề xuất gồm bảy nhóm năng lực trọng tâm và 12 giá trị tạo niềm tin và kĩ năng vững chắc cho việc ra quyết định và hành động trong công việc hàng ngày. Bên cạnh đó khi đối chiếu với Chuẩn nghề nghiệp GVMN [12] và Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho thấy có những yêu cầu đối với GVMN về khả năng quản lí cảm xúc và khả năng điều hòa các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, có thể thấy nhu cầu cấp thiết của việc nghiên cứu khung năng lực cảm xúc – xã hội phù hợp với GVMN và những đặc thù của việc nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN. Các nghiên cứu tại Việt Nam có Phan Thị Thúy Hằng [13] đã tìm hiểu thực trạng nhận thức của 35 GVMN tại một trường mầm non địa phương cho thấy, nhận thức về năng lực cảm xúc – xã hội SEC của GVMN còn ở mức thấp, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và tự rèn luyện năng lực quan trọng này. Ngoài ra có Nguyễn Thiều Dạ Hương [14] đã tìm hiểu thực trạng nhận thức về năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) của 25 cán bộ quản lí (CBQL) trường mầm non đang công tác tại một số thành phố lớn trên cả nước cho thấy đối với CBQL, họ mong muốn có thể phối kết hợp với các cấp quản lí cao hơn để thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực này cho GVMN một cách sâu rộng và đồng bộ. Qua các nghiên cứu trên có thể thấy năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Theo Trần Thị Tú Anh, Trịnh Thị Thúy [9] có thể tổng hợp các nghiên cứu về năng lực cảm xúc - xã hội vào ba nhóm chính, đó là: (1) Kĩ năng sống; (2) Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence); và (3) Học tập cảm xúc - xã hội (Social - Emotional Learning, SEL). Đây là một gợi ý cho việc tìm hiểu về các thành tố liên quan và các biện pháp tác động tới năng lực cảm xúc - xã hội của GVMN về sau. Về khái niệm Năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN (Phan Thị Thúy Hằng [13] và Nguyễn Thiều Dạ Hương [14] đề xuất cách hiểu như sau: Năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN là một thuộc tính cá nhân của mỗi GVMN nhằm thể hiện khả năng có ý thức hơn đối với cảm xúc của bản thân, biết cách tạo ra mối quan hệ hài hòa với trẻ và những người khác, đưa ra các quyết định đúng đắn, có trách nhiệm và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả phù hợp với môi trường giáo dục tại trường mầm non. 2.2.2. Ảnh hưởng của năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN đối với sự phát triển nghề nghiệp Bảng 1. Bằng chứng về ảnh hưởng của năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN đối với sự phát triển nghề nghiệp từ các nghiên cứu đi trước Vai trò Bằng chứng Nguồn trích dẫn 1. Ảnh Tồn tại mối quan hệ giữa năng lực cảm xúc – xã hội Jennings và cộng hưởng tới (SEC) và tình trạng kiệt sức của giáo viên sự, 2009 [4] sức khỏe tinh thần Mặc dù làm việc trong các lớp học riêng lẻ, GVMN vẫn có Zinsser, của GVMN chung nhận thức ở cấp độ trung tâm về môi trường làm Christensen, và việc, khả năng tiếp cận hỗ trợ, sức khỏe tâm lí và sự hài Torres, 2016 [15] lòng trong công việc. Gánh nặng tâm lí của giáo viên (trầm cảm, căng thẳng và Buettner và cộng kiệt sức về cảm xúc) có liên quan đến phản ứng tiêu cực sự, 2016 [3] 128
  5. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non của GVMN đối với trẻ. Đối với giáo viên, cảm xúc - xã hội giúp giáo viên có tinh (Huỳnh Văn Sơn thần lạc quan hơn trong việc tạo mối quan hệ thân thiện và Nguyễn Thị với học sinh, giảm stress và kiểm soát tốt các cơn giận, Tứ, 2018 [7] điều hòa được cảm xúc. Các yếu tố gây căng thẳng trong dạy học chủ yếu liên Oliveira và cộng quan đến cảm xúc - xã hội. sự, 2021 [5] Mức độ kiệt sức của giáo viên cao hơn có liên quan đến Oberle và cộng việc học sinh nhận được xếp hạng năng lực cảm xúc – xã sự, 2020 [17] hội (SEC) thấp hơn. Học sinh nhận thấy sự căng thẳng ở giáo viên đứng lớp của họ. SEC được xem là chìa khóa cho cả sức khỏe nghề nghiệp Aldrup và cộng của giáo viên và sự phát triển tích cực của học sinh. sự 2020 [16] 2. Ảnh Khi được tham gia học tập cảm xúc – xã hội (SEL), giáo Zinsser và cộng hưởng đến viên ít chán nản hơn, hài lòng hơn với công việc của họ, sự, 2016 [15] lòng yêu cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn trong việc quản lí hành vi nghề của thách thức và xem môi trường làm việc tại trung tâm của GVMN họ là tích cực hơn. Các mối tương quan giữa năng lực cảm xúc – xã hội Buettner và cộng (SEC) của giáo viên và sự cam kết chuyên nghiệp cùng sự, 2016 [3] khả năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. Sự hài lòng/ không hài lòng của giáo viên đối với sự hỗ trợ xã hội nhận được đã được dự đoán bằng các triệu chứng kiệt sức. Việc hỗ trợ sức khỏe của các GVMN là điều cần thiết để (Patricia Eadie và duy trì lực lượng lao động và thúc đẩy mối quan hệ chất cộng sự, 2021) lượng giữa nhà giáo dục và trẻ em, vốn là trọng tâm đối với [18] việc học tập và phát triển của trẻ nhỏ. 3. Ảnh Môi trường gia đình của học sinh; Đặc điểm tâm lí học (Lê Thị Mỹ Dung, hưởng đến sinh; Mối quan hệ giáo viên - học sinh; Môi trường cộng 2015) [8] chất lượng đồng xung quanh là các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc mối quan cảm - xã hội của học sinh tiểu học. hệ giữa GVMN phát triển các kĩ năng xã hội hóa cảm xúc của (Morris và cộng GVMN và chính họ để họ có thể trở thành tác nhân xã hội hóa cảm sự, 2013) [1] các bên xúc hiệu quả hơn cho trẻ được họ chăm sóc. liên quan (trẻ, phụ Khả năng đối phó của giáo viên (điều chỉnh cảm xúc đánh (Buettner và cộng huynh, giá lại và chiến lược đối phó tập trung vào vấn đề) có liên sự, 2016) [3] đồng quan đến phản ứng tích cực của họ đối với cảm xúc tiêu nghiệp, cực của trẻ. nhà quản Năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) của giáo viên được coi lí) là quan trọng để làm chủ những thách thức xã hội và tình (Aldrup và cộng cảm vốn có trong nghề nghiệp của họ và xây dựng mối sự, 2020) [16] quan hệ giáo viên - học sinh tích cực. Nhận thức của giáo viên về các trí tuệ cảm xúc (EQ) và (Poulou 2017) 129
  6. Nguyễn Thiều Dạ Hương học tập cảm xúc – xã hội (SEL) không liên quan đến [20] những khó khăn về cảm xúc và hành vi của học sinh, trong khi mối quan hệ xung đột giữa giáo viên và học sinh chủ yếu liên quan đến những khó khăn này. Sự căng thẳng của giáo viên luôn ở mức cao nhất mọi thời (Jennings và cộng đại, tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục và kết quả sự, 2019) [2] của học sinh. 4. Ảnh GVMN đóng vai trò là tác nhân xã hội hóa cảm xúc cho hưởng đến những đứa trẻ mà họ chăm sóc bằng cách mô hình hóa việc tổ cảm xúc, phản ứng một cách hỗ trợ hoặc nghiêm khắc với (Morris và cộng chức và những biểu hiện cảm xúc của trẻ và tham gia vào việc sự, 2013) [19] quản lí lớp hướng dẫn trực tiếp về trải nghiệm cảm xúc. học mầm Giải thích, đặt câu hỏi xảy ra trong các hoạt động do giáo (Yelinek và non và viên hướng dẫn khi trẻ tuân thủ trong các hoạt động tại Grady, 2019) [21] thành tích thời gian trẻ em chơi tự do và khi trẻ có hành động hung của trẻ hăng. 5. Ảnh Các can thiệp tiềm năng trong tương lai được thiết kế để (Morris và cộng hưởng đến hỗ trợ giáo viên phát triển các kĩ năng xã hội hóa cảm xúc sự, 2013) [19] việc phát của chính họ để họ có thể trở thành tác nhân xã hội hóa triển lĩnh cảm xúc hiệu quả hơn cho trẻ được họ chăm sóc. vực tình cảm và kĩ Khả năng đối phó của GVMN (điều chỉnh cảm xúc đánh (Buettner và cộng năng xã hội giá lại và chiến lược đối phó tập trung vào vấn đề) có liên sự, 2016) [3] cho trẻ quan đến phản ứng tích cực của họ đối với cảm xúc tiêu mầm non cực của trẻ. Kiểm tra nhận thức của giáo viên và học sinh về những (Poulou, 2017) khó khăn trong hành vi, cảm xúc của học sinh và mức độ [20] đồng ý giữa chúng. Quá trình trình học tập cảm xúc – xã hội (SEL) của học (Huỳnh Văn Sơn, sinh không thể tự nhiên phát triển. Một trong những nhân Nguyễn Thị Tứ, tố tác động có ảnh hưởng quan trọng đến học sinh đó là 2019) [7] giáo viên. Dựa trên tổng quan các nghiên cứu thực chứng về năng lực cảm xúc – xã hội SEC của GVMN có thể thấy, SEC của người giáo viên có vai trò quan trọng đối với hoạt động nghề nghiệp của họ. Các nghiên cứu của các tác giả đã liệt kê ở trên đều chỉ ra: tương tác xã hội giữa GVMN với trẻ và chất lượng các mối quan hệ của họ là rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, xã hội và động cơ tình cảm của trẻ nhỏ. Hơn nữa, theo Schonert-Reichl [22] căng thẳng trong lớp học rất dễ lây lan. Nói một cách đơn giản, những giáo viên căng thẳng thường có những học sinh căng thẳng. Tuy nhiên, Aldrup và cộng sự [16] nhận định: khi học sinh không tuân theo quy tắc, ồn ào và làm phiền sự giảng dạy, mất tập trung hoặc không tập trung, người giáo viên thường trải qua những cảm xúc tiêu cực và đấu tranh để duy trì mối quan hệ tích cực với chúng. Về lâu dài, cảm giác tức giận hoặc lo lắng của giáo viên và không có khả năng tương tác hay xây dựng kết nối với học sinh một cách hiệu quả có liên quan đến mức độ hạnh phúc nghề nghiệp ngày càng thấp hơn. Hơn nữa, nhóm tác giả này khẳng định: những giáo viên cảm thấy cạn kiệt nguồn cảm xúc được cho là kém nhạy cảm và ít hỗ trợ tinh thần hơn trong tương tác với học sinh và vì vậy, các lớp học của họ có động lực và thành tích thấp hơn. 130
  7. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non 2.2.3. Cấu trúc thành phần cốt lõi năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN Để phát triển năng lực cảm xúc – xã hội, Tổ chức CASEL [6] đã đề xuất chương trình Học tập cảm xúc – xã hội (Social and emotional learning - SEL) tập trung vào việc phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho học sinh các lứa tuổi khác nhau. Nội dung và cách thức triển khai các chương trình SEL rất đa dạng và phong phú dựa trên cơ sở các mô hình khác nhau. Trong đó có thể kể đến mô hình được Tổ chức hợp tác về học tập các môn văn hóa, xã hội và cảm xúc (Collaborative for Academic, Social and Emotional Learning, CASEL) đề xuất. Mô hình này bao gồm năm thành phần cốt lõi gồm: Tự nhận thức, Tự quản lí (cảm xúc, hành vi), Nhận thức xã hội, Quan hệ xã hội và Ra quyết định có trách nhiệm. Các thành tố này thuộc vê nhận thức, cảm xúc và hành vi, chúng có mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tổng quan các nghiên cứu về năng lực cảm – xúc xã hội của GVMN cho thấy, các tác giả đã có những quan điểm khác nhau về thành phần cốt lõi của năng lực này ở GVMN thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Bằng chứng về cấu trúc thành phần cốt lõi của năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN theo các nghiên cứu đi trước TT Cấu trúc thành Bằng chứng Nguồn phần trích dẫn 1 a. Tải trọng tâm lí Nghiên cứu đã xem xét và xác định các chỉ số về (Buettner b. Khả năng đối năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) của giáo viên và cộng sự phó. và thiết lập cấu trúc hai yếu tố là tải trọng tâm lí 2016) [3] và khả năng đối phó. 2 a. Cường độ cảm xúc Năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên (SEC) (Fiorilli và b. Khả năng điều được đánh giá thông qua các thước đo cường độ cộng sự, chỉnh cảm xúc. cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc. 2016) [23] 3 a. Kĩ năng quản lí Cảm giác nhiều hơn về nguồn công việc và khả (Denham cảm xúc năng kiểm soát công việc liên quan đáng kể đến và cộng sự, b. Khả năng đối việc thể hiện cảm xúc tích cực, phản ứng ngẫu 2017) diện với áp lực công nhiên và thái độ đối với việc dạy trẻ về cảm xúc, [1] việc được các GVMN xác nhận ở các cơ sở mầm non; ngược lại, cảm giác yêu cầu công việc lớn hơn liên quan đáng kể đến khả năng biểu đạt cảm xúc tiêu cực của giáo viên. Ví dụ cụ thể là cảm giác của giáo viên về nguồn công việc, về dân tộc Mỹ gốc Phi và trình độ học vấn / kinh nghiệm của họ, 4 a. Kĩ năng điều Có thể hỗ trợ sự khác biệt giữa hai khía cạnh của (Aldrup và chỉnh cảm xúc năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) gồm: Kĩ năng cộng sự, b. Kĩ năng quản lí điều chỉnh cảm xúc và Kĩ năng quản lí mối quan 2020) [16] mối quan hệ hệ trong các tình huống thách thức về mặt tình cảm và xã hội với học sinh. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về thành phần cốt lõi của năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) của GVMN song có thể nhận thấy các nghiên cứu đều công nhận thành phần cốt lõi của năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN đều gắn chặt với kĩ năng quản lí cảm xúc và kĩ năng quản lí mối quan hệ xã hội của người GVMN. Các quan điểm trên có thể xem là những gợi ý về 131
  8. Nguyễn Thiều Dạ Hương các thành tố liên quan để xây dựng khung năng lực cảm xúc-xã hội của GVMN cho những nghiên cứu tiếp theo. 2.2.4. Biện pháp nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN Theo Schonert-Reichl và cộng sự [24] làm thế nào để có thể nâng cao năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) của giáo viên vì đây là ngành nghề còn nhiều hạn chế về phúc lợi xã hội. Chính vì vậy đây là một câu hỏi lớn cần được toàn xã hội quan tâm. Từ những phân tích trên có thể thấy hỗ trợ GVMN trong việc bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) là rất cần thiết và có ý nghĩa lâu dài đối với bản thân GVMN và toàn xã hội. Sự hỗ trợ này cần dựa trên những nỗ lực quốc gia nhằm tăng cường và duy trì lực lượng lao động mầm non chất lượng cao, có thể hội nhập thị trường lao động toàn cầu. Chính vì vậy, các biện pháp nâng cao năng lực cảm xúc - xã hội của GVMN đã thu hút sự sự nhiều quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bảng 3. Bằng chứng các biện pháp nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN đã thực hiện Biện pháp Bằng chứng Nguồn dẫn 1. Có chính Cần ủng hộ tầm quan trọng của các chính sách và biện pháp (Waajid và sách công can thiệp để truyền tải các chương trình giảng dạy về tình cảm cộng sự, nhận năng xã hội trong trường học. Trong đó, cần phát huy những ưu 2013) [25] lực cảm xúc điểm của phương pháp sư phạm “lấy giáo viên làm trung tâm”. – xã hội Các khái niệm về Học tập cảm xúc – xã hội (SEL) có thể được (SEC) của truyền tải thành công trong một khóa học đại học về chương GVMN trình giảng dạy và quá trình đào tạo. trong Đề xuất các nghiên cứu sâu hơn để xác định các thành phần (Buettner và chương của chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp có thể giải cộng sự, trình đào quyết các khó khăn tâm lí của giáo viên mầm non và các chiến 2016) [3] tạo GVMN lược đối phó. và phát triển Chuẩn Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo giáo viên trong (Poulou, nghề nghiệp việc giúp giáo viên phát triển các kĩ năng cá nhân và nghề 2017) [20] nghiệp. Để tiếp cận học sinh, hãy dạy cho giáo viên về sự chuẩn bị của (Schonert- giáo viên đối với việc Học tập cảm xúc – xã hội (SEL). Nên Reichl và tham khảo các chương trình đào tạo giáo viên của Hoa Kỳ cộng sự, chuẩn bị cho các ứng viên giáo viên để thúc đẩy năng lực cảm 2017) [24] xúc - xã hội (SEC) của chính họ và học sinh của họ. Cần có những chính sách hỗ trợ về thời gian, chương trình… (Huỳnh Văn để giáo viên có thể thực hiện việc ứng dụng mô hình giáo dục Sơn, năng lực cảm xúc xã hội SEL cho học sinh trong các hoạt động Nguyễn Thị giáo dục cụ thể. Tứ, 2019) [7] 2. Xây dựng Cần làm sáng tỏ những cách thức mà các chương trình can (Zinsser và kế hoạch bồi thiệp và đào tạo tại chức có thể được phát triển để giúp GVMN cộng sự, dưỡng năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục cảm xúc – xã hội (SEL) của 2015) [26] lực cảm xúc trẻ em. – xã hội Các chương trình chăm sóc trẻ em cũng có thể cần những nỗ (Buettner và (SEC) cho lực hỗ trợ năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) của giáo viên như cộng sự, GVMN một cách để cải thiện khả năng đáp ứng và cam kết nghề 132
  9. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non nghiệp của giáo viên. 2016) [3] Cải thiện năng lực xã hội-cảm xúc và quản lí căng thẳng của (Schonert- giáo viên trong trường học thông qua chương trình Học tập Reichl, cảm xúc – xã hội (SEL) dành cho giáo viên 2017) [22] Xem xét mức độ mà các chương trình đào tạo giáo viên của (Schonert- Hoa Kỳ chuẩn bị cho các ứng viên giáo viên để thúc đẩy năng Reichl và lực cảm xúc - xã hội (SEC) của chính họ và học sinh của họ. cộng sự, 2017) [24] Đội ngũ giáo viên cần được tạo điều kiện để tiếp cận, nghiên (Huỳnh Văn cứu, tìm hiểu và ứng dụng mô hình giáo dục năng lực cảm xúc Sơn, - xã hội SEL vào hoạt động giáo dục ở trường học. Nguyễn Thị Tứ, 2019) [7] Ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm về tác động của (Oliveira và những can thiệp về học tập cảm xúc – xã hội (SEL) nhắm đến cộng sự, đối tượng giáo viên. 2021) [5] 3. Phối hợp Mô hình lớp học ủng hộ tương tác xã hội làm nổi bật tầm quan (Jennings với các trọng của năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) và hạnh phúc của và cộng sự, chuyên gia, giáo viên thông qua các chương trình giảm căng thẳng và 2009) nhà tư vấn chánh niệm. [2] để thiết kế Sử dụng phương pháp xã hội hóa cảm xúc của giáo viên mầm (Ornaghi và chương non thông qua một nghiên cứu đa phương pháp kết hợp các cộng sự, trình phát biện pháp tự báo cáo và các tình huống quan sát có cấu trúc tại 2021) triển năng trung tâm chăm sóc ban ngày. [27] lực cảm xúc – xã hội Chương trình Nâng cao nhận thức và khả năng phục hồi trong (Jennings (SEC) phù giáo dục (CARE) và cộng sự, hợp với 2019) [2] GVMN Tham khảo chương trình can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe (Lam và tình cảm - xã hội của trẻ nhỏ thông qua việc nâng cao năng lực Wong, cảm xúc - xã hội (SEC) của giáo viên mẫu giáo và một chương 2017) trình giảng dạy được thiết kế đặc biệt, tại một thành phố lớn ở [28] khu vực Đông Á Ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm về tác động của (Oliveira và những can thiệp về học tập xã hội và cảm xúc (SEL) nhắm đến cộng sự, đối tượng giáo viên đóng góp vào việc phát triển các hướng 2021) [5] dẫn thiết kế các can thiệp về học tập xã hội và cảm xúc SEL hiệu quả cho giáo viên. 4. Tổ chức Giáo viên tự hoàn thành báo cáo về nhân khẩu học, mức độ (Denham và GVMN tự căng thẳng và sự tán thành của việc xã hội hóa các kĩ thuật cảm cộng sự, rèn luyện xúc. 2017) [1] năng lực Tham gia chương trình giáo dục (CARE). (Jennings cảm xúc – và cộng sự, xã hội (SEC) 2019) [2] 133
  10. Nguyễn Thiều Dạ Hương Thông qua sử dụng mô hình trí thông minh cảm xúc (EQ) (Stillman cộng sự, 2017) [29] Thực hành phương pháp xã hội hóa cảm xúc. Hoàn thành bảng (Ornaghi và câu hỏi về phong cách xã hội hóa cảm xúc và niềm tin về cảm cộng sự, xúc của họ. 2021) [27] 5. Có chế độ Các phát hiện cho thấy mối quan hệ giữa cường độ cảm xúc và (Fiorilli và đãi ngộ đối sự hài lòng với sự hỗ trợ xã hội mà họ nhận được. cộng sự, phù hợp với 2016) [23] GVMN Tầm quan trọng của phúc lợi của các GVMN đã được chú (Patricia trọng rõ nét trong đại dịch COVID-19, vì các nhà giáo dục đã Eadie1 và tìm ra nhiều yếu tố gây căng thẳng khác trong khi cung cấp các cộng sự, dịch vụ giáo dục và chăm sóc cho một số trẻ em cũng như hỗ 2021) [18] trợ liên tục cho nhiều trẻ khác học tập tại nhà. Việc xác định các chiến lược để hỗ trợ và duy trì phúc lợi của giáo viên EC là đặc biệt quan trọng như một ứng phó với đại dịch toàn cầu và cung cấp các bài học cho cả thực tiễn thông thường và các bối cảnh quan trọng trong tương lai. Hiện nay, các chương trình đào tạo giáo viên của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã chuẩn bị cho các ứng viên giáo viên để thúc đẩy năng lực xã hội-cảm xúc của chính họ và học sinh của họ [27]. Theo đánh giá của Buettner và cộng sự [3] mặc dù các chỉ số về cấu trúc chương trình học và chất lượng quá trình trong lớp học đã được khám phá rộng rãi, nhưng năng lực cảm xúc - xã hội cá nhân của giáo viên gần đây mới được công nhận là một chỉ số đánh giá chất lượng. Điều này cho thấy tồn tại các mối tương quan giữa năng lực xã hội-tình cảm của giáo viên và sự cam kết chuyên nghiệp cũng như khả năng đáp ứng của họ trước Chuẩn nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, có thể cải thiện năng lực năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) và quản lí căng thẳng của giáo viên trong trường học thông qua chương trình Học tập cảm xúc – xã hội (SEL) cho GVMN. Như vậy, nhằm mục đích phát triển năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) của GVMN, biện pháp cần thực hiện sớm là cần đưa giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội (SEL) vào chương trình đào tạo giáo viên như một chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp. Thêm nữa, cần thiết kế chương trình giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội (SEL) dành cho GVMN phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn với sự tham gia của đội ngũ các chuyên gia, nhà giáo dục. Một điều quan trọng, cần tạo tạo môi trường giúp GVMN có cơ hội vận dụng, thực hành kĩ năng phát triển năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) thường xuyên trên cơ sở tự đánh giá và rút kinh nghiệm. Với những nỗ lực của toàn xã hội trong việc giúp GVMN hiểu và ý thức về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cảm xúc - xã hội (SEC) của bản thân sẽ giúp họ chủ động hơn trong việc phát triển nghề nghiệp, từ đó sẽ hạnh phúc và gắn bó hơn với công việc. 3. Kết luận Năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN có ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển nghề nghiệp của họ và bao gồm đối với trẻ. Đây được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của GVMN trong quá trình hoàn thiện nhân cách người giáo viên. Trong các nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội (SEC) của GVMN có các tác giả Jennings, P.A, Zinsser [2], [4], Zinsser Katherine M. [15], [26], Poulou, M.S. [20], Schonert- 134
  11. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non Reichl và Kimberly A. [22], [24] cũng như tổ chức CASEL [6] đã dành nhiều sự quan tâm với nhiều công bố liên quan. Với ngày càng nhiều nghiên cứu về chủ đề này được công bố trong 5 năm gần đây cho thấy việc tìm hiểu về năng lực cảm xúc – xã hội SEC của GVMN thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Thực tế, khái niệm về năng lực cảm xúc-xã hội (SEC) và mô hình Học tập cảm xúc - xã hội (SEL) dành cho GVMN đã được biết đến như một hướng tiếp cận mới trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GVMN tại nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam. Điều này dẫn tới những thiệt thòi của GVMN trong việc tiếp cận tri thức nhân loại và thụ hưởng các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, trong tương lai cần có những chính sách cụ thể trong việc xem xét công nhận năng lực cảm xúc-xã hội của GVMN trong Chuẩn nghề nghiệp GVMN và trở thành một nội dung giáo dục quan trọng của chương trình đào tạo GVMN, từ đó tạo điều kiện nâng cao năng lực này cho GVMN, nhằm phát triển đội ngũ GVMN chất lượng cao, hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Denham, Susanne A., Hideko H. Bassett, and Susanne L. Miller, 2017. Early Childhood Teachers’ Socialization of Emotion: Contextual and Individual Contributors. Child and Youth Care Forum 46(6):805–824. doi: 10.1007/s10566-017-9409-y. [2] Jennings, Patricia A., Sebrina Doyle, Yoonkyung Oh, Damira Rasheed, Jennifer L. Frank, and Joshua L. Brown. 2019. Long-Term Impacts of the CARE Program on Teachers’ Self- Reported Social and Emotional Competence and Well-Being. Journal of School Psychology Volume 76, Pages 186-202:186–202. doi: 10.1016/j.jsp.2019.07.009. [3] Buettner, Cynthia K., Lieny Jeon, Eunhye Hur, and Rachel E. Garcia. 2016. Teachers’ Social Emotional Capacity: Factors Associated With Teachers’ Responsiveness and Professional Commitment. Early Education and Development 27(7):1018–39. doi: 10.1080/10409289.2016.1168227. [4] Jennings, P.A, MT Greenberg-Review of educational, and undefined 2009. The Prosocial Classroom: Teacher Social and Emotional Competence in Relation to Student and Classroom Outcomes. Journals.Sagepub.Com 79(1):491–525. doi:10.3102/0034654308325693. [5] Oliveira, S., MS Roberto,… NS Pereira-Frontiers in, and Undefined 2021. n.d. Impacts of Social and Emotional Learning Interventions for Teachers on Teachers Outcomes: A Systematic Review With Meta-Analysis.” Frontiersin.Org. [6] CASEL, 2013. CASEL 2013 Guide: Effective Social and Emotional Learning Programs - Preschool and Elementary School Edition. Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning. Accessed from https://casel.org/wp-content/uploads/2016/01/2013- casel-guide.pdf. [7] Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ, 2018. Thực trạng ứng dụng mô hình giáo dục năng lực cảm xúc xã hội SEL của giáo viên vào hoạt động giáo dục bậc trung học cơ sở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học giáo dục, Trường Đại học Đồng Nai số 12 – 2019, tr 1-9. [8] Lê Thị Mỹ Dung, 2015. Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 60, No. 6A, tr.61-69. [9] Trần Thị Tú Anh, Nguyễn Phước Cát Tường, 2016. Phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh tiểu học: Cơ hội và thách thức. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Nxb Đại học Huế, tr. 25-31. 135
  12. Nguyễn Thiều Dạ Hương [10] Trần Thị Tú Anh, Trịnh Thị Thúy, 2017. Phát triển năng lực cảm xúc xã hội cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tiếng Việt. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(44)/2017: tr. 72-81 [11] SEAMEO, 2017. Khung năng lực của giáo viên mầm non Đông Nam Á. https://www.seameo.org/img/Publications/SEAMES/ECCE/EarlyChildhoodCare_Educatio n_Vietnamese.pdf [12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Thông tư 26/2008TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non . [13] Phan Thị Thúy Hằng, 2020. Nâng cao năng lực cảm xúc xã hội cho giáo viên mầm non: Một hướng tiếp cận mới trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường Mầm non Hoa Sen, thành phố Vinh - Nghệ An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 65, Issue 11a, 2020. [14] Nguyễn Thiều Dạ Hương, 2021. Nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non: Thực trạng và một số biện pháp. Tạp chí Giáo dục. Số đặc biệt 03/2021, trang 39-43 [15] Zinsser, Katherine M., Claire G. Christensen, and Luz Torres. 2016. She’s Supporting Them; Who’s Supporting Her? Preschool Center-Level Social-Emotional Supports and Teacher Well-Being. Journal of School Psychology 59:55–66. doi: 10.1016/j.jsp.2016.09.001. [16] Aldrup, Karen, Bastian Carstensen, Michaela M. Köller, and Uta Klusmann. 2020. Measuring Teachers’ Social-Emotional Competence: Development and Validation of a Situational Judgment Test. Frontiers in Psychology 0:892. doi: 10.3389/FPSYG.2020.00892. [17] Oberle, Eva, Alexander Gist, Muthutantrige S. Cooray, and Joana B. R. Pinto. 2020. Do Students Notice Stress in Teachers? Associations between Classroom Teacher Burnout and Students’ Perceptions of Teacher Social–Emotional Competence. Psychology in the Schools 57(11):1741–56. doi: 10.1002/PITS.22432. [18] Patricia Eadie et al, 2021. Early Childhood Educators’ Wellbeing During the COVID-19 Pandemic. Early Childhood Education Journal (2021) 49(5) 903-913. DOI: 10.1007/s10643-021-01203-3 [19] Morris, Carol A. S., Susanne A. Denham, Hideko H. Bassett, and Timothy W. Curby, 2013. Relations Among Teachers’ Emotion Socialization Beliefs and Practices and Preschoolers’ [20] Poulou, M.S 2017. Social and Emotional Learning and Teacher–Student Relationships: Preschool Teachers’ and Students’ Perceptions. Early Childhood Education Journal volume 45, pages427–435 (2017) [21] Yelinek, Jillian, and Jessica Stoltzfus Grady. 2019. “Show Me Your Mad Faces!’ Preschool Teachers’ Emotion Talk in the Classroom.” Early Child Development and Care 189(7):1063–71. doi: 10.1080/03004430.2017.1363740. [22] Schonert-Reichl, Kimberly A., 2017. Social and Emotional Learning and Teachers. Future of Children 27(1):137–55. doi: 10.1353/foc.2017.0007. [23] Fiorilli, C., O. Albanese, … P. Gabola-Scandinavian journal of, and undefined 2017. 2016. Teachers’ Emotional Competence and Social Support: Assessing the Mediating Role of Teacher Burnout. Taylor & Francis 61(2):127–38. doi: 10.1080/00313831.2015.1119722. [24] Schonert-Reichl, KA,… MJ Kitil. 2017. To Reach the Students, Teach the Teachers: A National Scan of Teacher Preparation and Social & Emotional Learning. A Report Prepared for CASEL.” ERIC. 136
  13. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non [25] Waajid, B., PW Garner, JE Owen, 2013. Infusing Social Emotional Learning into the Teacher Education Curriculum. International Journal of Emotional Education, and undefined 2013. Vol 5, No.2, p.31-48 [26] Zinsser, Katherine M., Susanne A. Denham, Timothy W. Curby, and Elizabeth A. Shewark. 2015. Practice What You Preach’: Teachers’ Perceptions of Emotional Competence and Emotionally Supportive Classroom Practices. Early Education and Development 26(7):899–919. doi: 10.1080/10409289.2015.1009320. [27] Ornaghi, Veronica, Elisabetta Conte, Alessia Agliati, and Sabina Gandellini. 2021. Early- Childhood Teachers’ Emotion Socialization Practices: A Multi-Method Study. Https://Doi.Org/10.1080/03004430.2021.1918124. doi: 10.1080/03004430.2021.1918124. [28] Lam, Lawrence T., and Emmy M. Y. Wong, 2017. Enhancing Social-Emotional Well- Being in Young Children through Improving Teachers' Social-Emotional Competence and Curriculum Design in Hong Kong. International Journal of Child Care and Education Policy 2017 11:1 11(1):1–14. doi: 10.1186/S40723-017-0031-0. [29] Stillman, SB, P. Stillman, L. Martinez, … J. Freedman- Journal of Applied, and undefined 2018. Strengthening Social Emotional Learning with Student, Teacher, and Schoolwide Assessments. Elsevier. doi: 10.1016/j.appdev.2017.07.010. ABSTRACT Literature review of preschool teachers’ social – emotional competence Nguyen Thieu Da Huong Faculty of Educational Sciences, VNU University of Education, Vietnam National University Social-emotional competence is a concept for Vietnamese researchers. To date, there is no literature review study or analysis of empirical evidence on this topic has been published. The purpose of this study was to introduce the concept of social-emotional competence, to collect and synthesise findings of the role of social-emotional competence, its correlates from 22 articles using databases. Results indicated that the preschool teacher's social-emotional competence has recently been recognized as an indicator of the quality of the teaching staff; its importance affects the mental health and love of the job of the teachers as well as the relationship between the teachers and the stakeholders; Some measures to improve this capacity for preschool teachers should be based on national efforts to strengthen and maintain a high- quality preschool workforce. Keywords: competence, social-emotional competence, preschool teacher 137
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2