intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HẢI QUAN

Chia sẻ: Le Duy Vinh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

89
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, logistics đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều công ty logistics đã được thành lập hoặc đưa bộ phận logistics vào như là một phần không thể thiếu trong các công ty hiện nay. Logistics đã phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài và hiện nay vẫn còn chưa được phát triển mạnh ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HẢI QUAN

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING MÔN LOGISTICS
  2. DANH SÁCH NHÓM HỌ TÊN LỚP-K35 STT TRẦN LỆ CHI 1 KD3 LÊ PHÚ CƯỜNG 2 KD3 3 HOÀNG ANH DŨNG KD2 NGÔ NGỌC LOAN 4 KD3 TRẦN THỊ KIM PHƯƠNG 5 KD3 VÕ THỊ PHƯỢNG 6 KD3 NGUYỄN DUY MINH THƯ 7 KD3 HUỲNH THUẦN 8 KD3 9 ĐOÀN ANH THY KD3 NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM 10 KD2 NGUYỄN HỮU MINH TRƯỜNG (9/12) 11 KD2 TRẦN NGUYÊN ANH TÚ 12 KD2 CAO THỊ ÁNH TUYẾT 13 KD3 14 LÊ DUY VINH KD3 
  3. LỜI NGÕ Ngày nay, logistics đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều công ty logistics đã đ ược thành lập hoặc đưa bộ phận logistics vào như là một phần không thể thiếu trong các công ty hiện nay. Logistics đã phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài và hiện nay vẫn còn chưa được phát triển mạnh ở Việt Nam. Để cạnh tranh với các công ty logistics ngoài nước nói chung và các công ty trong nước nói riêng, mỗi công ty logistics đã lựa chọn và phát triển những dịch vụ đặc trưng riêng cho công ty mình. Một số dịch vụ thường thấy ở công ty logistics như: dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng, dịch vụ hàng không, dịch vụ kho bãi-phân phối, các dịch vụ đặc thù tạo giá trị gia tăng,… Dịch vụ hải quan nằm trong nhóm các dịch vụ đặc thù tạo ra giá trị gia tăng được nhóm lựa chọn nghiên cứu sâu để hiểu được các thủ tục hải quan Việt Nam hiện nay. Các quy trình về thủ tục hải quan dường như vẫn còn là cái gì đó khá mới mẻ và bí ẩn đối với nhóm, vì vậy thực hiện nghiên cứu này là một thử thách cần phải đối đ ầu và vượt qua. Đến với các dịch vụ hải quan Việt Nam là tìm hiểu một trong những mắc xích tạo nên giá trị gia tăng và sự khác biệt trong chiến thuật kinh doanh của các công ty logistics. Dịch vụ hải quan là một trong những dịch vụ cần thiết mà các công ty logistics tại Việt Nam cần phải và nên có nếu như muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.
  4. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Mục Đích Nghiên Cứu Tìm hiểu chi tiết được những quy trình, thủ tục về các dịch vụ tại hải quan Việt Nam hiện nay. Nhìn nhận được nhiều góc độ về dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng này. Phân tích ảnh hưởng của pháp luật lên quá trình thực hiện các dịch vụ h ải quan của công ty logistics Việt Nam cả về mặt thuận lợi lẫn khó khăn. Phân tích ảnh hưởng của dịch vụ hải quan lên các công ty logistics tại Việt Nam. Hiểu được tầm quan trọng của các dịch vụ hải quan hiện nay đối với các công ty logistics. Dịch vụ hải quan mang lại lợi ích như thế nào cho các công ty logistics tại Việt Nam và khó khăn có thể có cho các công ty khi lựa chọn dịch vụ hải quan như là một dịch vụ chính để hoạt động và thu hút khách hàng. Đề ra giải pháp để phát triển, hoàn thiện hoàn thiện dịch vụ hải quan Ý Nghĩa Nghiên Cứu I.2. Nhóm mong muốn mang lại cái nhìn chi tiết về quy trình thực hiện các thủ tục hải quan tại Việt Nam. Các dịch vụ hải quan Việt Nam mang lại những lợi ích và ảnh hưởng nhất định đối với các công ty logistics và ngược lại, công ty logistics cũng có phần nào đó ảnh hưởng lên các dịch vụ hải quan. Vì vậy, nhóm mong muốn tìm ra mối tương quan đó phân tích, nhận xét và đưa ra các chiến lược để phát triển dịch vụ hải quan cho công ty logistics từ phân tích thực trạng của các dịch vụ hải quan hiện nay. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu: I.3.  Đối tượng: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ hải quan ở Việt Nam hiện nay. Tâp trung nghiên cứu ở các công ty cung cấp dịch vụ hải quan cũng như các cơ quan hải quan của Nhà nước.  Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu một cách tổng quát từ khi hình thành dịch vụ hải quan cho đến nay ở Việt Nam.Nghiên cứu sơ bộ về tình hình hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ hải quan trên địa bàn Tp.HCM cũng như các tỉnh có các cảng như Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu… Phương Phap Nghiên Cứu ́ I.4. Phương phap thu thâp dữ liêu ́ ̣ ̣ I.4.1 Đôi với dữ liêu thứ câp: đoc bao Hai quan Viêt Nam, tim kiêm dữ liêu trên ́ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ̉ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ trang web cua Tông Cuc Hai quan Viêt Nam, trang bao mang VnExpress.net, tuoitre.vn, trang web cua cac công ty cung câp dich vụ Hai quan. ̉ ́ ̣́ ̉ Đôi với dữ liêu sơ câp: phong vân anh/chị lam viêc tai cac cang, anh chị lam ́ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ̣̣́ ̉ ̀ viêc trong công ty cung câp dich vụ logictics. ̣ ̣́ Phương phap phân tich và xử lý dữ liêu ́ ́ ̣ I.4.2
  5. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN Dữ liêu cua chung tôi là dữ liêu đinh tinh nên chung tôi dung phương phap xử ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ́ lý logic để xử lý dữ liêu. Tức là thiêt lâp và chứng minh cac giả thiêt từ những thông ̣ ̣́ ́ ́ tin thu nhâp được. ̣
  6. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN Bố Cục I.5.
  7. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN II.1. Tổng Quan Về Hải Quan Việt Nam Và Quá Trình Phát Triển Dịch Vụ Hải Quan Được thành lập vào ngày 10/9/1945, hải quan Việt Nam được biết đến với cái tên ban đầu là “Sở thuế quan và thuế gián thu”, quyết định ký thành lập bởi Bộ trưởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa ủy quyền của chủ tịch chính phủ lâm thời. Lãnh đạo cấp cao hiện thời của tổng cục hải quan Việt Nam hiện nay là tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc và 4 phó tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Văn Cẩn, Hoàng Việt Cường và Nguyễn Dương Thái. Phương châm hoạt động là chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả. Chiến lược phát triển cho ngành hải quan Việt Nam: +Trong nước: Tình hình buôn bán vũ khí, buôn lậu xuyên biên giới hết s ức tạp, nhưng số cán bộ hải quan không tăng theo tỷ lệ thuận. Yêu cầu đ ặt ra là đ ảm bảo việc quản lý lượng hàng hoá, lượng hành khách, phương tiện vận tải,… thật minh bạch, đơn giản, mang tính công khai, thông quan nhanh, giảm chi phí nhưng vẫn phải tăng cường an ninh, phòng chống tội phạm buôn lậu. +Nước ngoài: Mở cửa hội nhập, phát triển hệ thống luật pháp đầy đủ, rõ ràng, công khai. Sự xuất hiện tội phạm quốc tế theo đó cũng gia tăng. Quá trình phát triển của hải quan Việt Nam gồm có 4 giai đoạn chính: +Giai đoạn 1945-1954: Nhiệm vụ chính của giai đoạn này đó là thực hiện việc thu thuế đối với các hoạt động xuất cảnh - nhập cảnh và thuế gián thu. Nhiệm vụ bên cạnh việc thu thuế đó là thực hiện các hoạt động chống lại việc buôn ma túy tại các cảng biển. Lúc này, sở thuế quan và thuế gián thu có quy ền đ ịnh đoạt đối với các trường hợp vi phạm về thuế khi thực hiện hoạt động xuất-nhập cảnh. Hệ thống tổ chức gồm có 2 cấp: • Trung ương: Sở thuế quan và thuế gián thu trực thuộc Bộ tài chính • Địa phương: Gồm có tổng thu sở thuế quan, khu vực thuế quan, chính thu sở thuế quan, phụ thu sở thuế quan. +Giai đoạn 1954-1975: Nhiệm vụ chính của giai đoạn này đó là góp phần vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Chính phủ lúc này đã thành lập Sở Hải Quan trực thuộc Bộ công thương, thay thế cho Sở thuế quan và thuế gián thu, chuyên quản lý các hoạt đ ộng ngoại thương. Hệ thống tổ chức cũng bao gồm 2 cấp: • Trung ương: Sở hải quan • Địa phương: Sở hải quan liên khu, thành phố, chi sở hải quan tỉnh, phòng hải quan cửa khẩu. Ngày 17/6/1962, Sở hải quan trung ương được đổi tên thành cục hải quan trực thuộc Bộ Ngoại Thương, đảm bảo việc độc quyền thực hiện các hoạt đ ộng giao dịch với bên ngoài, hỗ trợ nhà nước cho việc chống buôn lậu xuyên biên giới.
  8. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN +Giai đoạn 1975-1986: Ngày 30/8/1984, hội đồng Nhà nước phê chuẩn thảnh lập Tổng cục hải quan trực thuộc hội đồng bộ trưởng. Tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng xuyên biên giới diễn ra hết sức phức tạp. Nhiệm vụ của Tổng cục hải quan lúc này là tăng cường kiểm tra, quản lý hàng hóa được xuất-nhập khẩu, đảm bảo an ninh,trật tự tại cảng biển. Hệ thống tổ chức lúc này đã đ ược thu gọn và tập trung thành những điểm lớn bao gồm: tổng cục hải quan, hải quan tỉnh (thành phố), hải quan cửa khẩu và đội kiểm soát hải quan. +Giai đoạn 1986 đến nay: Đất nước lúc này đang diễn ra sự kiện quan trọng là đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, chuyển đổi thành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam lúc này đó là hội nhập, hợp tác với bên ngoài mạnh mẽ, chống buôn lậu hàng hóa, ma túy vẫn là nhiệm vụ không ngừng nghỉ của tổng cục hải quan Việt Nam. Ngày 24/2/1990, Pháp lệnh hải quan được ban hành đánh dấu sự thay đổi, cách quản lý của nhà nước về hoạt động hải quan đồng thời khẳng định tiếp tục theo đuổi sứ mệnh phòng chống ma túy, buôn lậu diễn ra. Hệ thống tổ chức lúc này bao gồm: • Tổng cục hải quan • Cục hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương • Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát hải quan Nhằm thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra tại các cửa khẩu, hải quan việt nam đã được trang bị các trang thiết bị hiện đại như máy soi nghiệp vụ, chó nghiệp vụ chuyên phát hiện ma túy, tàu cao tốc chống buôn lậu trên biển. Hiện nay, hải quan Việt nam đang ngày càng phát triển và mở rộng ra nhiều dịch vụ khác nhau nhằm kiểm soát hàng hóa, phục vụ tốt nhất cho công dân như thủ tục đăng ký hoạt động cho đại lý làm thủ tục hải quan, thủ tục gia hạn thời hạn giám sát đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang đ ược bảo hộ tại Việt Nam, thủ tục sửa chữa-bổ sung hồ sơ hải quan,… II.2. Tầm Quan Trọng Của Hải Quan Đối Với Sự Phát Tri ển Của Logistics Thứ nhất, hải quan Việt Nam nắm giữ chìa khóa quyết định sự phát triển của ngành dịch vụ logistics nói chung và các công ty logistics nói riêng. Trước năm 1986, nền kinh tế vẫn chưa chuyển đổi thành kinh tế thị trường, các hoạt động xuất nhập khẩu gần như bị hạn chế hoặc cấm đối với tư nhân, và do đó hoạt động logistics vẫn chưa phát triển rõ nét. Sau năm 1986, kinh tế chuyển đổi sang cơ cấu thị trường, gia tăng hội nhập, khuyến khích giao thương với nước ngoài, từ đó ngành logistics mới bắt đầu phát triển và phổ biến như bây giờ. Có thể nói, chính sách của nhà nước tác động lên hải quan và từ đó tác động, quyết định sự phát triển nhanh hay chậm của khối ngành dịch vụ logistics này. Thứ hai, tùy theo chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của hải quan Việt Nam mà theo đó quyết định chất lượng và sự phát triển của logistics. Trong đó, phát triển cơ cấu hạ tầng giao thông vận tải tại các cảng biển được chú trọng quan tâm và ưu tiên đầu tư. Phát triển và nâng cấp tàu biển quốc gia là kế hoạch đúng đắn, nâng
  9. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN cấp trọng tải và tuổi thọ của tàu biển nhằm phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, chiếm lĩnh thị trường hàng hải Việt Nam. Tạo thuận lợi cho hoạt động logistics diễn ra, điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên đấu trường trong nước và quốc tế. Thứ ba, dịch vụ hải quan Việt Nam phát triển thôi thúc các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam nâng cao, đầu tư chính sách vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Bởi vì hoạt động hải quan ít hay nhiều đều mang tính chất nước ngoài. Do đó, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên dụng, am hiểu về các hoạt động logistics, giỏi ngoại ngữ qua đó tăng cao năng lực cạnh tranh vớ các doanh nghiệp Việt Nam khác và doanh nghiệp nước ngoài. II.3. Các Quy Định Pháp Luật Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Hải Quan Thuận lợi II.3.1 Trước kia, các điều khoản pháp luật điều phối hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hướng dẫn thủ tục hải quan rất phức tạp, rườm rà và nhiều công đoạn. Điều đó đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung cũng như dịch vụ hải quan nói riêng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, làm cản trở sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới-WTO vào năm 2007 đến nay, các quy định pháp luật nói chung và các quy định về thủ tục hải quan nói riêng đang từng bước hoàn thiện và trở nên đơn giản, rõ ràng hơn. Một trong những bước tiến quan trọng trong việc cải cách lần này là ban hành “đề án 30” (quyết định số 30/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2007) về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010. Kết thúc giai đoạn II của đề án 30, Chính phủ đã ban hành 25 nghị quyết, đơn giản hóa gần 5000 thủ tục hành chính, dự tính tiết kiệm cho người dân gần 30.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, các thủ tục hành chính về hải quan và thuế là những lĩnh vực được nhà nước ưu tiên hang đầu. Đây là điều kiện tốt giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng như giúp cho các dịch vụ hải quan hoạt động dễ dàng hơn. Một trong những bước tiến quan trọng trong việc cải tiến thủ tục hải quan đó là việc tiến hành hải quan điện tử. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử là một trong những chiến lược cải cách và hiện đại hóa của ngành Hải quan. Sau gần 4 năm triển khai thí điểm theo tinh thần Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, đến năm 2009 thủ tục hải quan điện tử đã được dư luận xã hội, đặc biệt là công đồng doanh nghiệp quan tâm, bước đầu tạo động lực cho triển khai thủ tục hải quan điện tử. Từ cuối năm 2010 đã bắt buộc thực hiện trên cả nước. Việc thực hiện hải quan điện tử đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Trước đây, để thông quan thì doanh nghiệp mất trung bình từ 3 đ ến 4 ngày. Từ khi thực hiện chương trình thông quan điện tử thì thời gian thông quan
  10. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN được rút ngắn rất đáng kể. Cụ thể, thời gian thông quan trung bình của luồng xanh là từ 3-15 phút, luồng vàng là từ 10-60 phút còn luồng đỏ thì phụ thuộc vào thời gian kiểm tra thực tế hang hóa. Có hai nguyên nhân làm giảm thời gian thông quan. Một là, doanh nghiệp không cần phải đến trụ sở của cơ quan Hải quan mà có thể tiến hành khai báo ở bất kì đâu có máy tính kết nối mạng internet và đ ược thông quan ngay đối với hang hóa thuộc luồng xanh. Hai là, doanh nghiệp có thể sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của cơ quan Hải quan thay cho tờ khai giấy. Ba là, doanh nghiệp có thể khai báo vào bất cứ lúc nào (hình thức khai truyền thống chỉ có thể tiến hành trong giờ hành chính) và sẽ được cơ quan Hải quan xem xét trong giờ hành chính. Ngoài ra, việc lưu giữ và tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn khi doanh nghiệp sữ dụng hải quan điện tử. việc tiết kiệm được thời gian thông quan và không gia lưu trữ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đáng kể. Việc thực hiện hải quan điện tử giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình thông quan. Đối với hình thức khai báo truyền thống, doanh nghiệp phải đóng lệ phí theo từng bộ hồ sơ. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức hải quan điện tử, doanh nghiệp có thể chọn lựa đóng lệ phí theo từng bô hồ sơ hoặc đóng lệ phí theo tháng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được cung cấp thông tin về quá trình xử lí của hồ sơ thông quan hệ thống xử lý dữ liệu hải quan. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể chủ động chọn thời gian đi nhận hàng và xuất hàng. Sau đây là trình tự hải quan điện tử: Tuy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng hải quan điện tử vẫn còn trong giai đoạn hoàn thiện nên trong tránh khỏi một số hạn chế. Rào cản công nghệ là một trong những khó khăn đầu tiên mà doanh nghiệp lẫn cơ quan Hải quan gặp phải. Do chất lượng đường truyền cũng như chương trình điện tử còn nhiều sai sót và chất lượng chưa cao nên vẫn còn xảy ra sự cố trong lúc vận hành. Những doanh nghiệp mới tiếp cận hình thức hải quan mới này sẽ không khỏi bỡ ngỡ và lung túng. Tuy nhiên, đễ giúp đỡ doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với hình thức hải quan mới, doanh nghiệp sẽ được ơ quan hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử cũng như tư vấn trực tiếp khi doanh nghiệp gặp vấn đề trong quá trình thực hiện. II.3.2 Khó khăn
  11. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN Luật hải quan thiếu đồng bộ với các luật liên quan Từ năm 2001, nước ta đã ban hành Luật hải quan nhằm tạo cơ sở pháp lí thực hiện cải cách thủ tục hành chính về hải quan, minh bach về chế độ quản lí hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, luật hải quan chưa tạo được cơ sở pháp lí đầy đủ để giải quyết mọi tình huống phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như còn thiếu đồng bộ với các luật khác. Luật hải quan hiện nay chưa quy định đầy đủ thủ tục hải quan và các chế độ quản lý hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh. Đây là nguyên nhân gây ra s ự khó khăn và lung túng cho cơ quan hải quan cụng như doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, làm mất nhiều thời gian khi xử lí những vấn đề phát sinh. Đơn cử như tại điểm đ, khoản 1 điều 22 quy định về hồ sơ hải quan có vi ết “ Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan”. Luật không quy định rõ “các chứng từ khác” ở đây gồm những chứng từ gì. Để xác định rõ các chứng từ khác là những chứng từ gì thì cơ quan Hải quan và doanh nghiệp phải tra cứu, đ ối chiếu nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan, các nghị định, thông tư,...liên quan đến nhiều bộ, ngành. Ví dụ, để nhập khẩu một mặt hàng, doanh nghiệp phải xin giấy phép tự động theo thông tư số 24/2010/TT-BCT của Bộ Công thương, vừa phải xin giấy phép kiểm tra an toàn thực phẩm theo quyết định số 818/2007/QĐ- BYT của Bộ Y tế, đồng tời phải kiểm dịch động vật theo quyết định số 45/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhiều khi các quy định này còn chống chéo, gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan Hải quan. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ minh chứng cho sự thiếu đầy đủ của luật hải quan, vẫn còn những điểm bất cập khác trong quy định của luật này. Ngoài những quy định thiếu rõ ràng và cụ thể, luật Hải quan còn Thiếu thống nhất so với các văn bản luật khác. Ví dụ về thời hạn khai bổ sung thuế khi có sai sót. Tại khoản 2, điều 68 luật hải quan có quy định thời gian này là 6 tháng, tuy nhiên luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định thời gian là 60 ngày. Ngoài ra, các quy định về miễn thuế, xét miễn thuế cũng phát sinh nhiều bất cập, gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan trong quá trình quản lý và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Nội dung miễn thuế, xét miễn thuế ngoài được quy đ ịnh tại điều 10 và điều 11 luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn được quy định tại nhiều luật khác như: luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật khuyến khích đ ầu tư trong nước, luật Khoa hoc và Công nghệ, luật Dầu khí,… Hiện nay, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có khoảng 10 bộ, ngành đang tham gia điều chỉnh; chẳng hạn Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Thương binh xã hội, Bộ công thương,… Để tiến hành khắc phục cũng như hoàn thiện khung pháp lí trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhà nước đã ban hành luật sửa đổi bổ sung vào năm 2005. Hiện nay, ban soạn thảo luật sửa đổi luật hải quan đang tiếp tục tiến hành hoàn thiện dự thảo. Theo ban soạn thảo, dự thảo sẽ có 128 điều, trong đó giữ nguyên 25 điều trong luật cũ, sữa 39 điều và quy định mới 64 điều. Những nội dung cơ bản sửa
  12. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN đổi, bổ sung tại Luật Hải quan sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính: Cải cách thủ tục hải quan theo hướng nội luật hoá các cam kết quốc tế, tạo thuận l ợi hơn nữa cho hoạt động XNK; Hiện đại hoá hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, thông quan điện tử; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại. (trích tại trang báo hải quan online- http://www.baohaiquan.vn/pages/thao-luan- nhung-noi-dung-se-sua-trong-luat-hai-quan.aspx) Dự kiến, luật hải quan sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013. II.4. Các Dịch Vụ Hải Quan Thống kê của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cho thấy, hiện có khoảng 1.200 DN tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực logistics nói chung. Chúng tôi chỉ đề cập đến dịch vụ hải quan trong bài viết này, một phần nhỏ trong toàn bộ dịch vụ logistics. Đối với quy trình làm thủ tục hải quan, khi làm thủ tục hải quan cần tối thiểu các giấy tờ sau: 1. Sales Contract – 01 Bản Sao y bản chính. 2. Commercial Invoice – 01 Bản gốc. 3. Packing List – 01 Bản gốc. 4. Bill of Lading : 01 bản gốc ( Nếu thanh toán L/C) hoặc 01 bản sao (Nếu T/T). 5. C/O ( Nếu form E hoặc form D ) : 01 bản gốc & 01 bản sao (có thể xin nợ ở hải quan) 6. Hóa đơn cước biển ( Nếu nhập FOB hoặc EXW ) : 01 Bản sao y. 7. Chứng từ thanh toán ( L/C ; T/T ) : 01 Bản sao y. 8. Giấy giới thiệu : 03 tờ gốc. 9. Tờ khai Hải Quan : 01 Bộ gốc. 10. Tờ khai trị giá tính thuế : 02 bản gốc. 11. Phụ lục tờ khai Hải Quan (Nếu nhiều hơn 3 mục hàng ) : 01 Bộ gốc. 12. Các giấy tờ liên quan đến giấy phép của cơ quan chủ quản. Dịch vụ hải quan ở Việt Nam hiện nay gồm các dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ khai báo hải quan: II.4.1 Hầu hết các công ty logistics đều cung cấp cho khách hàng của mình dịch vụ khai báo hải quan.Các công ty logistics sẽ thay công ty xuất/nhập khẩu khai báo hải quan về lô hàng xuất/nhậpvà chủ yếu cung cấp các dịch vụ hải quan sau:  Khai báo hải quan hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định.  Khai báo hải quan hàng nhập khẩu kinh doanh, thương mại.  Khai báo hải quan hàng tạm nhập, tái xuất.  Khai báo hải quan hàng gia công, sản xuất xuất khẩu.  Làm thủ tục với hàng phi mậu dịch, hàng quà biếu tặng, di chuyển tài sản của cá nhân, tổ chức nước ngoài đi và đến Việt Nam. Dịch vụ thủ tục hải quan: II.4.2
  13. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN • Nhận làm bộ chứng từ, khai báo hải quan (bao gồm: hàng tàu, hàng nguyên container, hàng lẻ, hàng rời với tất cả các loại hình: kinh doanh, đầu tư, tạm nhập - tái xuất, gia công, hàng mẫu, hàng phi mậu dịch, hàng kho ngoại quan…vv). Nhận làm dịch vụ hải quan đối với hàng gia công (từ khâu lập hợp đồng gia công, lập danh mục máy móc thiết bị nhập khẩu, lập danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu, lập bộ hồ sơ tờ khai nhập khẩu, lập định mức, lập bộ hồ sơ tờ khai xuất khẩu, lập hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và thực hiện khai báo dữ liệu điện tử đến cơ quan hải quan). • Nhận làm thủ tục xuất nhập khẩu trọn gói cho các doanh nghiệp sản xuất thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất. • Nhận làm thủ tục xin cấp danh mục máy móc thiết bị tạo tài sản cố định nhập khẩu miễn thuế, xin xác nhận dây truyền thiết bị đồng bộ cho tất cả các dự án đầu tư. • Thay mặt doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan điện tử, truyền dữ liệu đến cơ quan hải quan, doanh nghiệp không cần mua phần mềm và bố trí nhân sự. Kho ngoại quan: II.4.3 Các công ty logistics cung cấp dịch vụ kho ngoại quan, bao gồm bốc xếp, lưu kho bãi hàng hóa từ tàu vào kho bãi, lưu kho bãi sau đó tái xuất ra n ước ngoài hoặc bán cho các chủ hàng trong nước; hàng hóa mua bán trong nước-nhập kho/bãi chờ tái xuất hoặc bán lại trong nước; đóng rút ruột (hàng rời hoặc hàng xá đóng bao), lưu kho bãi chờ xuất hoặc bán lại trong nước;… Thủ tục gửi hàng vào và lấy hàng ra từ kho ngoại quan như sau: II.4.3.a. Các bước gửi hàng vào kho ngoại quan: Trường hợp nhập hàng từ nước ngoài gửi vào kho ngoại quan: a.i Khách hàng muốn gửi hàng từ nước ngoài vào kho ngoại quan Cảng Sài Gòn cần thực hiện các bước sau: Cảng trực thuộc là các cảng có kinh doanh hàng ngoại quan thuộc Cty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn, bao gồm các cảng: Nhà Rồng Khánh Hội, đ ịa chỉ: 157 Nguyễn Tất Thành, F.18, Q4, HCM; Tân Thuận, địa chỉ: 18B Lưu Trọng Lư, F.Tân Thuận Đông, Q7, HCM ; Tân Thuận 2, địa chỉ: 242 Bùi Văn Ba, F. Tân Thuận Đông, Q7, HCM.
  14. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN • Khách hàng sẽ được chuyên viên phòng Kinh Doanh Khai Thác tư vấn và giới thiệu về loại hình kho ngoại quan tại Cảng Sài Gòn. • Khi đã quyết định chọn dịch vụ kho ngoại quan tại Cảng Sài Gòn quý Khách hàng sẽ cung cấp thông tin liên quan cho cảng như: tên tàu, loại hàng, số lượng, ngày đến, đại lý, và các thông tin liên quan khác… • Căn cứ thông tin về lô hàng, Phòng KDKT sẽ chào giá dịch vụ cho quý Khách hàng. • Tiếp theo, phòng KDKT tiến hành thương thảo và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kho ngoại quan với Khách hàng. • Chậm nhất 24 giờ trước khi tàu cập cảng hoặc khi hàng hóa đến cảng, Khách hàng cung cấp bộ chứng từ gốc của lô hàng cho bên Cảng Sài Gòn, bao gồm: vận đơn, lược khai hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ, giấy ủy quyền nhận hàng (nếu chưa được ủy quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan), lệnh giao hàng của hãng tàu…Trường hợp lệnh giao hàng: nếu là hàng container thì chủ hàng mang Bill gốc sang hãng tàu để đổi lệnh giao hàng, các trường hợp khác thì đổi lệnh tại đ ại lý tàu. • Căn cứ bộ chứng từ (nêu trên) kết hợp với các giấy tờ khác như: tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, hợp đồng thuê kho ngoại quan, văn bản xin làm hàng ngoài giờ, đóng bao, chuyển cửa khẩu (nếu có), giấy giới thiệu…Cảng sẽ tiến hành thay mặt chủ hàng làm thủ tục khai hải quan với Hải quan khu vực để nhập hàng vào kho ngoại quan (Hải quan khu vực tại địa bàn lô hàng được lưu giữ). • Để phối hợp trong quá trình làm hàng, Khách hàng sẽ cử đại diện và thuê giám định giám sát việc dỡ hàng trong quá trình nhập hàng từ tàu vào kho, đồng thời ký vào các biên bản thực nhập với Cảng. • Sau khi hoàn tất việc nhập hàng vào kho ngoại quan, Hải quan sẽ xác nhận vào tờ khai hải quan về số lượng và tình trạng hàng hóa, ký biên bản thực nhập. Các chứng từ này sẽ được Cảng gởi cho chủ hàng bản sao. • Các số liệu và tình hình liên quan trong quá trình hàng hóa được lưu giữ tại kho bãi cảng sẽ được Cảng báo cáo định kỳ (hàng tháng) hoặc đột xuất (khi có biến động) đến cho Khách hàng. Trường hợp nhập hàng từ nội địa vào kho ngoại quan: a.ii Các bước nhập hàng từ nội địa vào kho ngoại quan cũng giống như các bước gửi hàng từ nước ngoài vào kho ngoại quan. Đồng thời việc đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho ngoại quan cũng giống như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho ngoại quan.
  15. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN Bộ chứng từ bao gồm: Tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan, hợp đồng thuê kho ngoại quan, giấy uỷ quyền gửi hàng (nếu chưa được ủy quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan), tờ khai hàng hoá xuất khẩu (đã làm xong thủ tục), lược khai hàng hóa (nếu có)… II.4.3.b. Các bước khi lấy hàng ra khỏi kho ngoại quan: Trường hợp xuất hàng từ kho ngoại quan ra nước ngoài: b.i • Khách hàng gửi văn bản thông báo cho phòng Kinh Doanh Khai Thác Cảng Sài Gòn về kế hoạch xuất hàng từ kho ngoại quan như: tên tàu, ngày tàu cập cầu để xếp hàng, số lượng, loại hàng, đại lý, và các thông tin liên quan khác… • Khách hàng cung cấp chứng từ cho phòng Kinh Doanh Khai Thác Cảng Sài Gòn trước khi tiến hành xếp hàng 24 giờ như: lệnh giao hàng-D.O, hóa đơn thương mại (nếu có), lược khai hàng hóa (nếu có), hợp đồng mua bán (nếu có), giấy ủy quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho), tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ khi hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan). • Kết hợp bộ chứng từ (nêu trên) với các giấy tờ khác như: Tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan, phiếu xuất kho theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, hợp đồng thuê kho ngoại quan, văn bản xin làm hàng ngoài giờ, giấy giới thiệu…Cảng sẽ tiến hành thay mặt chủ hàng làm thủ tục khai hải quan với Hải quan khu vực để xuất hàng ra nước ngoài. Sau khi hoàn tất việc xuất hàng từ kho ngoại quan lên tàu, Hải quan sẽ xác nhận vào tờ khai hải quan về số lượng và tình trạng hàng hóa đã được xuất. Trường hợp xuất hàng từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội b.ii địa: Các thủ tục liên quan người mua hàng cần phải thực hiện để nhận hàng hóa: • Chủ hàng (người ký hợp đồng và là người bán lô hàng) xuất lệnh giao hàng (Delivery Order – D.O) yêu cầu CSG giao hàng lô hàng cho người mua. Lưu ý Lệnh giao hàng (D.O) phải do người ký Hợp đồng hoặc người được người ký hợp đồng ủy quyền (bằng văn bản) ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên; nội dung cần thể hiện thông tin người chi trả các phí lưu kho bãi hoặc phí bốc lên xe… (nếu có thay đổi so với hợp đồng).
  16. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN • Người mua hàng mang D.O gốc, kèm theo Chứng minh nhân dân và giấy giới thiệu đến Phòng Kinh doanh Khai thác để đổi D.O do Cảng Sài Gòn phát hành. • hi làm thủ tục xuất lô hàng với Hải quan, Người mua hàng cần chuẩn bị đ ủ bộ chứng từ gồm D.O (Cảng Sài Gòn cấp), hợp đồng thuê kho ngoại quan, hóa đơn và lược khai từng lô hàng do người bán phát hành, tờ khai hải quan hàng nhập, giấy giới thiệu, CMND…để khai hải quan, đóng thuế (chính thức nhập hàng vào Việt Nam). Sau khi hoàn tất khai báo hải quan, người mua hàng đến Cảng (nơi lưu giữ hàng hóa) gặp Ban Kinh Doanh Khai Thác để làm các thủ tục như đóng tiền, đăng ký công nhân bốc xếp và các công việc khác để nhận hàng. • Người mua hàng điều động phương tiện đến kho bãi ngoại quan để nhận hàng theo lịch đã đăng ký với cảng. Dịch vụ tư vấn pháp luật: II.4.4 Trong xu hướng mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước. Các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đang có rất nhiều hoạt động liên quan đến hải quan. Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thông thạo và nắm bắt đ ược một cách đầy đủ hệ thống luật pháp của nước ta để thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác để phục vụ mục đích cũng như hoạt động của mình. Chưa kể đến việc quá trình hoạt động hải quan không chỉ liên quan đến các văn bản pháp luật về hải quan mà còn kết hợp các văn bản pháp luật về Kinh tế, Hành chính, Thương mại, Đầu tư, Thuế, Hàng hải, Thương mại điện tử… Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các công ty logistics đã và đang thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ tư vấn Hải quan bao gồm: • Tư vấn pháp luật về hải quan cho các Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khi thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hải quan ( Các điều kiện, thủ tục khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đối với từng loại hình cụ thể theo quy định của Nhà nước; cách thức tiến hành từ khâu khai báo đến làm thủ tục Hải quan và thông quan hàng hoá; nơi làm thủ tục hải quan; hình thức làm thủ tục….); • Tư vấn những vấn đề liên quan đến chính sách quản lý mặt hàng của nhà nước ( những hàng hoá, hành lý được phép xuất nhập khẩu; được xuất nhập khẩu có điều kiện; không được phép xuất nhập khẩu…); • Tư vấn những vấn đề liên quan đến chính sách thuế từ khai báo; xác định tên hàng, mã số hàng hoá, áp biểu thuế theo đúng quy định của Nhà nước.
  17. CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN Ví dụ: Công ty TNHH TM $ DV XNK TRÍ VIỆT (TRI VIET EXIM CO.,LTD) là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế. Đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ: + Giao nhận quốc tế bằng đường biển và hàng không + Đại lý hãng tàu + Nhận làm thủ tục Hải Quan + Thu gom hàng lẻ (Consolidation) + Dịch vụ giao tận nơi (Door-Door) + Vận chuyển trong nước + Tiếp nhận hàng hóa triển lãm, hàng cá nhân + Bốc dỡ, kiểm kê hàng hóa + Đóng gói, lưu kho và giao hàng Trí Việt và các văn phòng, đại lý trên toàn thế giới phấn đấu cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể, giúp khách hàng đạt được lợi thế cạnh tranh trong công việc kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, công ty còn có dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp với đội ngũ chuyên gia tư vấn trình độ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản.
  18. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẢI QUAN HIỆN NAY CHƯƠNG III. THỰC TRANG DICH VỤ HAI QUAN HIÊN NAY ̣ ̣ ̉ ̣ III.1. Dich Vụ Khai Thuê Moc Lên Quá Nhiêu, Hoat Đông Khai Thuê Phức ̣ ̣ ̀ ̣ ̣ Tap, Thiêu Sự Kiêm Soat Cua Phap Luât ̣ ́ ̉ ́ ̉ ́ ̣ Chỉ riêng đia ban tinh Binh Dương đã có khoang 30 cơ sở khai thuê hai quan. Theo ̣ ̀̉ ̀ ̉ ̉ Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Hữu Phước, hoạt động khai thuê hải quan hiện nay quá phức tạp, ngoài tầm kiểm soát của hải quan. Họ thường xuyên tung ra nhiều chiêu thức cạnh tranh nhằm lôi kéo khách hàng nhưng cũng để lại không ít thiệt hại. Ông cho rằng, tình trạng bát nháo trong hoạt động khai thuê hải quan hiện nay là do thiếu các biện pháp chế tài. Mặc dù Luật Hải quan cũng có quy đ ịnh về trách nhiệm của các đơn vị khai thuê hải quan, nhưng trách nhiệm đến đâu, xử lý như thế nào, ai xử lý... lại chưa có hướng dẫn cụ thể. III.2. Doanh Nghiêp Kinh Doanh Dich Vụ Hai Quan Hoat Đông Thiêu ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ Chuyên Nghiêp Doanh nghiêp xuât nhâp khâu thường đên với dich vụ khai thuê hai quan vì họ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̉ không năm vững thủ tuc phap ly, ngai phức tap khi phai đứng ra lo hoan tât hồ sơ thủ tuc, ́ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ̉ ̀́ ̣ vân chuyên hang, nhân hang tai cang. Nhưng hiên nay, nhiêu doanh nghiêp phai khoc thet ̣ ̉ ̀ ̣ ̀ ̣̉ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ́ vì dich vụ nay. Chuyên mât hồ sơ, mât C/O, lam đinh mức sai…nguyên nhân đa phân từ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̀ phia doanh nghiêp khai thuê. Điêu đó không chỉ gây phiên hà cho doanh nghiêp mà con ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ cho hai quan. Doanh nghiêp phai liên hệ với hai quan để xin lai giây tờ liên quan. Công ty ̉ ̣ ̉ ̉ ̣ ́ Sheang Lih Cycle (môt công ty xuât nhâp khâu, khu công nghiêp Song Thân, Binh Dương) ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ̀ từng khôn đôn khi hang san xuât ra mà không xuât được do toan bộ giây tờ liên quan đêu ́ ́ ̀ ̉ ́ ́ ̀ ́ ̀ bị môt đơn vị khai thuê lam mât. Chị Hiên, phụ trach bộ phân xuât nhâp khâu cua công ty ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̉ cho biêt: "Khi sự việc xảy ra, hoạt động xuất khẩu của công ty bị ngưng trệ hoàn toàn. ́ Kế toán không có chứng từ, phòng xuất nhập khẩu cũng không có số liệu, chính công ty cũng mù tịt về thông tin số liệu tình hình xuất nhập thì làm sao mà xuất hàng đ ược, chưa nói hồ sơ chứng từ đâu để đối chiếu". Công ty phai liên hệ với hai quan xin photo ̉ ̉ giây tờ mới tiên hanh cac thủ tuc, giai phong hang. Công ty Sheang Lih Cycle “xin chừa” ́ ́ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̀ với dich vụ nay và thuê môt nhân viên chuyên trach thủ tuc hai quan. ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ Ông Huynh Thanh Binh, cuc phó cuc hai quan Đông Nai cho biêt: “Việt Nam sau ̀ ̀ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ khi hội nhập quốc tế cũng đã hình thành dịch vụ khai thuê hai quan nhưng chưa chuyên ̉ nghiệp. Trong quá trình triển khai thông quan điện tử, chúng tôi theo dõi phát hiện những điều như: công tác hiện đại hóa hai quan để thông quan điện tử ở các doanh ̉ nghiêp sản xuất cần phải cài đặt những phần mềm nhưng không phải doanh nghiêp nào ̣ ̣ cũng quan tâm. Có những doanh nghiêp cài đặt chương trình rồi để đó, nhân viên khi làm ̣ không chuyên nên dẫn đến sai nhiều. Các chương trình phần mềm cần phải cập nhật mới cũng không thực hiện, vì vậy ảnh hưởng đến công việc”. III.3. Nhân Viên Lam Thủ Tuc Hai Quan Lừa Đao Khach Hang ̀ ̣ ̉ ̉ ́ ̀ Lợi dung sự sơ hở trong tuyên dung cua nhiêu công ty kinh doanh dich vụ hai ̣ ̉ ̣ ̉ ̀ ̣ ̉ quan, kẻ lừa đao đã xin vao công ty nhăm lừa tiên cua khach hang. Những kẻ lừa đao nay ̉ ̀ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ̉ ̀ thường không traỉ qua trường lớp đao tao hai quan nao, suôt ngay lam viêc ở cang mà hoc ̣̀ ̉ ̀ ́ ̀̀ ̣ ̉ ̣ hoi nhân viên lam thủ tuc hai quan tai đây, rôi băt môi với doanh nghiêp khai thuê hai ̉ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̉ quan.
  19. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẢI QUAN HIỆN NAY Hiên nay, phân nhiêu doanh nghiêp, nhât là doanh nghiêp có vôn đâu từ nước ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ngaoi2 thường sử dung dich vụ khai thuê hai quan. Nhưng do chủ quan hoăc quá tin ̣ ̣ ̉ ̣ tưởng vao nhân viên lam dich vụ hai quan, không it doanh nghiêp đã bị “ăn quả đăng” t ừ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ́ những nhân viên nay. ̀ Năm 2010, Chi cuc Hai quan cang Sai Gon khu vực 3 phat hiên môt giây nôp tiên ̣ ̉ ̉ ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ hơn 400 triêu đông vao nhân sach Nhà nước giả mao nên đã thông bao cho doanh nghiêp. ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̣ Sau khi nhân được thông bao cua cơ quan Hai quan về giây nôp tiên gia, chủ doanh nghiêp ̣ ́ ̉ ̉ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ mới tá hoa vì toan bộ số thuế cua lô hang mà doanh nghiêp nhâp khâu đã được đưa cho ̉ ̀ ̉ ̀ ̣ ̣ ̉ nhân viên lam thủ tuc hai quant hay măt doanh nghiêp đi nôp. ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ Ông cho biêt, công ty cua ông là doanh nghiêp 100% vôn Đai Loan, do không có ́ ̉ ̣ ́ ̀ người ranh thủ tuc xuât nhâp khâu hang hoa nên đã thuê khoan cho nhân viên lam thủ tuc ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ̀ ́ ́ ̀ ̣ hai quan thực hiên. Sauk hi nhân viên nay lam thủ tuc mở tờ khai hai quan, thông bao số ̉ ̣ ̀̀ ̣ ̉ ́ tiên thuế cua lô hang, ông đã đưa toan bộ số tiên hơn 400 triêu đông cho nhân viên nay ̀ ̉ ̀ ̀ ̀ ̣ ̀ ̀ nôp thuê. Nhưng không hiêu sao đên nay số thuế vân chưa nôp, mà anh nhân viên nọ cung ̣ ́ ̉ ́ ̃ ̣ ̃ ̣ ́ lăn mât tăm luôn…! III.4. Doanh Nghiêp Kinh Doanh Dich Vụ Hai Quan Lợi Dung Niêm Tin ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ Cua Doanh Nghiêp Xuât Nhâp Khâu Để Buôn Lâu, Gian Lân Thương ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ Mai… Khi xay ra những vụ viêc như trên người chiu thiêt hiên nhiên là doanh nghiêp xuât ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ́ nhâp khâu, nhẹ thì xử phat hanh chinh, năng thì bị quy trach nhiêm hinh sự. Điên hinh ̣ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̉ ̀ trong thời gian qua là vụ vi pham cua công ty TNHH NV. Khi lam thủ tuc hai quan doanh ̣ ̉ ̀ ̣ ̉ nghiêp nay khai bao là may loc khí – Ruôt loc khí nen Filter nhưng thực tế kiêm tra lô ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̣̣ ́ ̉ hang lai là giây da, ví da, tui xach da, và cac vât dung khac băng da, trị giá trên 2.6 tỷ đông. ̀ ̣ ̀ ́́ ́ ̣̣ ́ ̀ ̀ Doanh nghiêp đã bị cơ quan hai quan lâp biên ban vi pham về hanh vi khai sai và nhâp ̣ ̉ ̣ ̉ ̣ ̀ ̣ khâu hang không có giây phep đôi với lô hang vi pham. Khi nay, doanh nghiêp mới giai ̉ ̀ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̉ trinh nguyên nhân dân tới hanh vi vi pham là do doanh nghiêp, nhưng do tin tưởng nên ̀ ̃ ̀ ̣ ̣ doanh nghiêp đã cho người khai thuê biêt mã số doanh nghiêp để khai hai quan điên tử, ̣ ́ ̣ ̉ ̣ đông thời ký không môt số tờ khai, giây giới thiêu để bên dich vụ tự đi lam tủ tuc hai quan ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ và chủ đông khi lam viêc. Đên khi sự viêc bị cơ quan hai quan phat hiên doanh nghiêp ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ mới biêt đây không phai là hang thực nhâp cua công ty minh. Vụ viêc phức tap, số thuế ́ ̉ ̀ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ gian lân lớn nên cơ quan hai quan đã chuyên toan bộ hồ sơ sang cho cơ quan tố tung tiêp ̣ ̉ ̉ ̀ ̣ ́ tuc xử ly. ̣ ́ III.5. Các Tệ Nạn” Tham Nhũng, Hối Lộ” Trong Hải Quan Hiện Nay Nói đến cái xấu, cái tiêu cực trong các ngành nghề, Có lẽ mọi người đ ều nghĩ ngay đến câu nói: hải quan , thuế vụ, kiểm lâm. Suy nghĩ đó xuất phát từ đâu? Có phải tất cả mọi người trong các ngành nghề kể trên đều tham nhũng, hối lộ hay không?. Sau đây là một ví dụ cụ thể về những thực trạng hiện nay của thuế quan: sự việc xảy ra vào đầu tháng 6 năm 2012,ông Cao Thế Hùng- giám đốc công ty TNHH Cao giang đã bị công an Hà Nội bắt giữ về hành vi buôn lậu hàng cấm. 11 container hàng cấm, kinh doanh nhập khẩu trái phép về phụ tùng, linh kiện và máy sản xuất lắp ráp ô tô đã qua sử dụng có xuất xứ từ Hàn Quốc đã trót lọt qua của khẩu hải quan nhờ sự “ thông thoáng “
  20. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẢI QUAN HIỆN NAY của một số cán bộ và nhân viên chi cục hải quan Hải dương. Ở đây, có thể nói bộ phân kiểm tra hàng hóa thực tế đã không làm đúng trách nhiệm cũng như phận sự của mình. Việc kiểm tra hàng một cách qua loa cộng với việc họ đã nhận tiền đút lót t ừ phía doanh nghiệp đã làm họ mờ mắt trong khâu kiểm tra, cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia và cả cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Không hiểu vì một nguyên nhân nào đó hay vô tình cố ý chậm trễ trong quá trình làm thủ tục hải quan đã khuyến khích sự thiếu minh bạch trong hoạt động hải quan tại Việt Nam. Những khoản “ chi phí ngầm” trong hoạt động hải quan thường ở mức từ 50000-300000VND tùy từng khâu, từng khu vực khác nhau trong quá trình làm thủ tục đã không ít lần làm nản lòng các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nhưng nói như thế, không có nghĩa là những doanh nghiệp đút lót cho cán bộ hải quan là làm ăn phi pháp, Có thể nói, “đút lót “ đã trở thành một “tục lệ”. Họ “ bất đắt dĩ” phải làm như vậy để việc tiến hành thủ tục trở nên nhanh, gọn, tiết kiệm được thời gian nhận hàng hay xuất hàng để không gây ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của công ty và đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian, tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp nếu như giao hàng không đúng hạn.Đối với người mua hàng là doanh nghiệp Mỹ và châu Âu, họ rất chú trọng đến việc giao hàng đúng hạn. Thông thường, hầu hết các khâu đều phải chi , chỉ trừ khâu cuối cùng đưa hóa đơn cho hãng tàu để chứng nhận thực xuất/ nhập là không cần đ ưa. Các mặt hàng xa sỉ, mỹ nghệ sẽ được hải quan khám xét, kiểm tra rất kỹ, còn các mặt hàng thuộc diện ưu tiên của nhà nước sẽ được thông qua một cách dễ dàng hơn. Hiện nay, sự ra đời của hải quan điện tử tuy có giảm được phần nào trong việc “chi phí ngầm”nhưng chỉ ở bước sơ khai khởi đầu là doanh nghiệp không cần đến hải quan để lấy giấy tờ, chỉ cần ngồi tại nơi tải mẫu đơn về và điền thông tin, rút ngắn đ ược thời gian cho doanh nghiệp. III.6. Sự Thiếu Nhất Quán Trong Việc Thực Thi Thủ Tục Hải Quan Thực trạng thứ hai có thể nói đến là sự thiếu nhất quán trong việc thực thi thủ tục hải quan được các doanh nghiệp phản ánh như cùng một nội dung vụ việc nhưng hải quan mỗi tỉnh, thành lại có những cách xử lý khác nhau. Cụ thể như trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng do lỗi kỹ thuật máy tính điện tử của hải quan vẫn báo đỏ, tại hải quan tỉnh Hải Dương nếu xuất trình chứng từ đã nộp tiền kho bạc thì s ẽ được thực hiện tiếp các thủ tục, nhưng hải quan tại TP Hồ Chí Minh thì không chấp nhận như vậy. Hay hải quan Thành phố Hài Phòng quản lý vải nguyên liệu nhập theo mét vuông nhưng hải quan TP Hồ Chí Minh lại quản lý theo đơn vị tính bằng yard và inch quá phức tạp. Sự không đồng bộ trong quy định thực thi thủ tục hải quan giữa các nơi làm cho các đơn vị doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc làm thủ tục, gây chậm trễ trong việc giao hàng, mất thời gian vì quy định mỗi nơi khác nhau, nên nếu doanh nghiệp làm sai thì sẽ phải làm lại bộ hồ sơ khác. Hiện nay thủ tục hải quan tại Việt Nam được thực hiện theo hình thức thủ công, làm tay và vẫn mang nặng hình thức giấy tờ. Chính điều này dẫn đ ến thời gian thực hiện hoạt động hải quan kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông hàng hóa quốc tế. Chẳng hạn như một doanh nghiệp tại đồng Nai xuất hàng vào kho Bình

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2