YOMEDIA
ADSENSE
Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa
501
lượt xem 64
download
lượt xem 64
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Y dược có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa" dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập có đáp án về tiền thai, khám thai cơ bản, chuyển dạ, khung chậu,...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 1 TIỀN THAI (PARA) 1. PARA thể hiện qua . . . . . số: a. 3. b. 4. c. 5. d. 6. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 2. Trong PARA con số thứ 4 thể hiện: a. Số con bà ta đã sinh ra. b. Số con bà ta đã sanh thường. c. Số con hiện còn sống. d. Số con sanh quá ngày. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 3. Một sản phụ thai 8 tuần. Đến khám thai định kỳ. Tiền căn của bà ta: Cách đây 5 năm bà ta sanh thường 1 lần, thai 38 tuần, bé sống. Cách đây 3 năm bà ta mổ lấy thai 1 lần với chẩn đoán là “Thai 32 tuần nhau tiền đạo trung tâm ra huyết nhiều”, bé chết do suy hô hấp. Bà ta không có sẩy thai lần nào. PARA của bà ta vào thời điểm đến khám là : a. 2.0.1.1. b. 1.1.1.1. c. 1.1.0.1. d. 1.2.0.1. Đáp án: C. a. Sai. Bà ta sanh 1 lần đủ tháng và 1 lần thiếu tháng (không phải sanh 2 lần đủ tháng). Bà ta không có sẩy thai lần nào. b. Sai. Bà ta không có sẩy thai lần nào. c. Đúng. d. Sai. Bà ta chỉ sanh non 1 lần. 4. Có trường hợp nào có PARA là: 1.0.0.2: a. Có. b. Không. Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. 5. Có trường hợp nào có PARA là: 1.0.0.3: a. Có. b. Không. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. Sanh 3 thường thai không đủ tháng. 6. Một sản phụ thai 32 tuần, đến khám vì ra huyết âm đạo. Tiền căn của bà ta: Cách đây 8 năm bà ta mổ lấy thai 1 lần với chẩn đoán “Thai 42 tuần, thiểu ối”, bé sống. Cách đây 5 năm bà ta mổ lấy thai 1 lần với chẩn đoán là “Thai 38 tuần, đau vết mổ cũ”, bé chết lúc 2 tuổi do sốt xuất huyết. Cách đây 2 năm bà ta bị hư thai 1 lần lúc thai 8 tuần. PARA của bà ta vào thời điểm đến khám là : a. 2.1.1.1. b. 1.1.1.1. c. 2.0.1.1. d. 1.0.1.1. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 7. Một sản phụ có thai 8 tuần. Đến khám thai định kỳ. Tiền căn của bà ta: Cách đây 5 năm bà ta sanh thường 1 lần, thai 42 tuần, bé sống. Cách đây 3 năm bà ta mổ 1 lần với chẩn đoán là “Thai ngoài tử cung bên trái vỡ”. Cách đây 2 năm bà ta bị hư thai 1 lần lúc thai được 10 tuần. PARA của bà ta vào thời điểm đến khám là : a. 1.0.2.1. b. 0.0.1.1. c. 1.0.1.1. d. 1.0.0.1 Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 2 KHÁM THAI CƠ BẢN 1. Mục đích của thủ thuật Leopold là: a. Giúp đầu thai nhi cúi tốt trong khi đỡ sanh ngôi mông. b. Làm giảm sự chèn ép của dây rốn khi có sa dây rốn. c. Xác định ngôi và thế của thai. d. Xác định xem nhau có bong hay chưa. Đáp án: C. a. Sai. Giúp đầu thai nhi cúi tốt trong khi sanh ngôi mông: (1) Thủ thuật Tsovyanov; (2) Thủ thuật Mauriceau; (3) Forceps Piper. b. Sai. Làm giảm sự chèn ép của dây rốn khi có sa dây rốn: (1) cho sản phụ nằm đầu thấp, mông cao; (2) dùng tay cho vào âm đạo đẩy đầu của thai lên. c. Đúng. d. Sai. Xác định xem nhau có bong hay chưa: (1) nghiệm pháp bong nhau. 2. Thủ thuật Leopold có . . . thì : a. 2. b. 3. c. 4. d. 5. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. Thì 1: - Thầy thuốc quay mặt về sản phụ dùng hai bàn tay nắn trên đáy tử cung. - Mục đích: xác định cực nào (mông hay đầu) của thai nằm ở đáy tử cung. Thì 2: - Thầy thuốc quay mặt về sản phụ dùng hai bàn tay nắn 2 bên của tử cung. - Mục đích: xác định lưng (hoặc chi) của thai nhi nằm bên trái (hoặc phải) của sản phụ. Thì 3: - Thầy thuốc quay mặt về sản phụ dùng 1 bàn tay nắn trên vệ. - Mục đích: xác định cực nào (mông hay đầu) của thai nằm trên. Thì 4: - Thầy thuốc quay lưng về sản phụ dùng hai bàn tay ấn dọc theo phần thai hướng từ trên xuống - Mục đích: xác định thai đã lọt hay chưa (hai bàn tay có hội tụ hay không). 3. Trong thì thứ 4 của thủ thuật Leopold khi hai bàn tay của thầy thuốc không hội tụ được thì ta kết luận: a. Độ lọt của thai là 5/5. b. Thai đã lọt. c. Độ lọt của thai là 0. d. Độ lọt thấp. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 4. Hãy chọn cách báo cáo kết quả đúng sau khi thực hiện thủ thuật Leopold: a. Ngôi chẩm – Thế trái – Chưa lọt. b. Ngôi đầu – Thế phải – Lọt +1. c. Ngôi đầu – Thế trái – Đã lọt. d. Ngôi chẩm – Thế phải – Lọt 0. Đáp án: C. a. Sai. Thủ thuật Leopold không sờ được thóp sau nên không thể xác định kiểu thế của thai nhi. b. Sai. Thủ thuật Leopold chỉ xác định thai có lọt hay không chứ không xác định được độ lọt (độ lọt chỉ xác định được khi khám âm đạo). c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 3 5. Ống nghe tim thai có tên là: a. Beaudeloque. b. Pinard. c. Duncan. d. Jacquemier. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 6. Nghe tim thai: (chọn nhiều câu) a. Vị trí nghe tim thai tùy thuộc vào ngôi và kiểu thế của thai. b. Thai càng lọt thấp thì vị trí nghe tim thai trên bụng càng gần với xương vệ. c. Nên nghe tim thai ngoài cơn co tử cung. d. Chỉ có thể nghe được tim thai bằng máy Doppler. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Có thể nghe tim thai bằng ống nghe Pinard. 7. Vị trí nghe tim thai (trên thành bụng) thường gặp nhất là: a. 1/4 trên bên trái. b. 1/4 trên bên phải. c. 1/4 dưới bên trái. d. 1/4 dưới bên phải. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 8. Thủ thuật Leopold là ngôi mông, thế trái. Vị trí nghe tim thai (trên thành bụng) là: a. Dưới rốn, bên trái của sản phụ. b. Dưới rốn, bên phải của sản phụ. c. Trên rốn, bên trái của sản phụ. d. Trên rốn, bên phải của sản phụ. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 9. Những nguyên nhân có thể làm không nghe được tim thai: (chọn nhiều câu) a. Thai chết. b. Dây rốn quấn cổ. c. Đa ối. d. Thai suy dưỡng trong buồng tử cung. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. Những nguyên nhân có thể làm không nghe được tim thai: (1) thai non tháng; (2) nghe không đúng vị trí; (3) thành bụng sản phụ dầy . . . . 10. Nói về “bề cao tử cung”: (chọn nhiều câu) a. Là khoảng cách từ bờ trên xương vệ đến đáy tử cung. b. Đo bề cao tử cung sẽ giúp đánh giá sự phát triển của thai trong buồng tử cung. c. Đo bề cao tử cung sẽ giúp ước lượng trọng lượng thai. d. Bề cao tử cung càng lớn thì thai càng to. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 11. Khi khám cổ tử cung cần đánh giá: (chọn nhiều câu) a. Độ xóa của cổ tử cung. b. Độ mở của cổ tử cung. c. Hướng của cổ tử cung. d. Mật độ của cổ tử cung. Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 4 12. Khám âm đạo sau khi ối vỡ cần phải mô tả: (chọn nhiều câu) a. Màu sắc nước ối. b. Ối vỡ còn màng hay ối vỡ hoàn toàn. c. Ngôi thai. d. Lượng nước ối. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. ----- 0 ----- CHUYỂN DẠ 1. Chuyển dạ được chia làm . . . . giai đoạn: a. 2. b. 3. c. 4. d. 5. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 2. Thời gian chuyển dạ ở người con so thường . . . . . . . . so với người con rạ: a. Ngắn hơn. b. Dài hơn. c. Tương đương. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. 3. Pha tiềm thời: (chọn nhiều câu) a. Bắt đầu khi có cơn co tử cung đều đặn tới khi cổ tử cung mở 3 cm. b. Thuộc giai đoạn 1 của cuộc chuyển dạ. c. Thường có ít nhất là 3 cơn co / 10 phút. d. Ở người con so kéo dài khoảng 16 giờ. Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 4. Độ mở của cổ tử cung: (chọn nhiều câu) a. Được đánh giá thông qua việc khám âm đạo. b. Được tính bằng mm. c. Có mối tương qua giữa độ mở cổ tử cung và độ lọt của thai. d. Tốc độ mở cổ tử cung ở người con so chậm hơn người con rạ. Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. Tính bằng cm. c. Đúng. Theo biểu đồ Friedman d. Đúng. 5. Khi ghi nhận cơn co tử cung: (chọn nhiều câu) a. Bàn tay của thầy thuốc để ở vùng đáy tử cung. b. Phải đếm số lượng cơn co tử cung trong 10 phút. c. Số lượng cơn co tử cung/ 10 phút càng nhiều thì tiên lượng càng tốt. d. Khó xác định chính xác thời gian co và thời gian nghỉ của cơn co tử cung. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. Phải dựa vào giai đoạn chuyển dạ. d. Đúng. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 5 6. Nói về hiện tượng xóa của cổ tử cung: (chọn nhiều câu) a. Cơn co tử cung là yếu tố chính gây xóa cổ tử cung. b. Cổ tử cung càng mềm thì hiện tượng xóa càng dễ xảy ra. c. Chỉ khám được độ xóa khi cổ tử cung mở ít nhất 3 cm. d. Ở người con so thì cổ tử cung xóa trước và mở sau. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. Có thể khám được độ xóa khi cổ tử cung chưa mở. d. Đúng. Ở người con rạ thì cổ tử cung vừa xóa vừa mở. 7. Thời gian sổ thai trung bình của người con so là: a. 20 phút. b. 30 phút. c. 40 phút. d. 50 phút. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 8. Trong giai đoạn sổ thai yếu tố nào sau đây là thuận lợi cho sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu) a. Có 4 cơn co tử cung trong 10 phút. b. Đầu lọt 0. c. Kiểu thế chẩm vệ. d. Có dấu hiệu chồng xương. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 9. Trước khi cho sản phụ rặn sanh cần phải: (chọn nhiều câu) a. Đánh giá cơn co tử cung. b. Thông tiểu. c. Xác định kiểu thế của ngôi thai. d. Xác định độ lọt của ngôi thai. Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. 10. So với sản phụ sanh con rạ, sản phụ sanh con so: (chọn nhiều câu) a. Số lượng cơn co tử cung trong 10 phút ít hơn. b. Thời gian sổ thai lâu hơn. c. Dễ bị băng huyết sau sanh hơn. d. Tỷ lệ cắt tầng sinh môn cao hơn. Đáp án: B, D. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 11. Trong pha hoạt động của giai đoạn 2 của chuyển dạ: (chọn nhiều câu) a. Tốc độ mở cổ tử cung ở người con so nhanh hơn người con rạ. b. Cơn co tử cung phải ít nhất là 3 cơn trong 10 phút. c. Thường dễ dàng xác định được ngôi thế và kiểu thế. d. Nếu ối vỡ trong thời điểm này thì gọi là ối vỡ non. Đáp án: B, C. a. Sai. Tốc độ mở cổ tử cung ở nguời con so là 1 cm/ giờ, ở người con rạ là 1,2 cm/giờ. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Gọi là ối vỡ sớm. Ối vỡ non là ối vỡ khi chưa có chuyển dạ. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 6 KHUNG CHẬU 1. Nói về khung chậu: (chọn nhiều câu) a. Là 1 yếu tố để tiên lượng cuộc sanh. b. Phần khung chậu trong quan trọng hơn khung chậu ngoài. c. Theo CALDWELL – MOLOY khung chậu có 4 dạng. d. Chụp XQ bụng đứng có thể đánh giá được khung chậu có giới hạn hay không. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. Các yếu tố để tiên lượng cuộc sanh là: (1) Power: cơn co tử cung và sức rặn của mẹ; (2) Passenger: thai (ngôi thai, kiểu thế, tim thai); (3) Pelvis: khung chậu của mẹ. b. Đúng. c. Đúng. Bốn dạng: (1) dạng phụ; (2) dạng hầu; (3) dạng nam; (4) dạng dẹt. d. Sai. Muốn đo được các đường kính trong khung chậu cần phải chụp “kích quang chậu” không phải là XQ bụng đứng. 2. Các giá trị nào sau đây của khung chậu là bình thường: (chọn nhiều câu) a. Đường kính mỏm nhô – hạ vệ: 10,5 cm. b. Khoảng cách giữa 2 gai hông: 10,5 cm. c. Đường kính trước sau eo dưới: 10,5 cm. d. Đường kính ngang eo dưới: 11 cm. Đáp án: B, C, D. a. Sai. Đường kính mỏm nhô – hạ vệ: 12 cm b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. 3. Những dấu hiệu nào sau đây giúp anh (chị) nghĩ khung chậu bất thường: (chọn nhiều câu) a. Sản phụ cao 1m35. b. Có dấu hiệu đầu chồm vệ. c. Sờ chạm mỏm nhô. d. Sờ chạm 2 gai hông. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Các yếu tố khác: (1) 2 gai hông nhọn; (2) góc vòm vệ nhọn; (3) đầu thai lọt không đối xứng; (4) đầu thai nhi bị chồng xương, uốn khuôn; (5) mẹ bị bại liệt, gù vẹo cột sống . . . 4. Khung chậu hẹp có thể gây: (chọn nhiều câu) a. Ối vỡ sớm. b. Chuyển dạ kéo dài. c. Sa dây rốn. d. Ngôi bất thường. Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. 5. Nói về khám khung chậu: (chọn nhiều câu) a. Phải đánh giá khung chậu trong và khung chậu ngoài. b. Hình trám Meachelis dùng để đánh giá khung chậu trong. c. Đường kính quan trọng nhất của eo trên là đường kính mỏm nhô – hậu vệ. d. Kích quang chậu có thể đo được đường kính mỏm nhô – hậu vệ. Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. Dùng để đánh giá khung chậu ngoài. c. Đúng. d. Đúng. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 7 6. Nói về khám khung chậu trong: (chọn nhiều câu) a. Rất khó sờ chạm mỏm nhô. b. Kích thước đường kính mỏm nhô – hậu vệ chỉ được tính 1 cách gián tiếp. c. Đường kính ngang của eo giữa là khoảng cách giữa 2 ụ ngồi. d. Góc vòm vệ có thể được đánh giá 1 cách tương đối trên lâm sàng. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. Đường kính mỏm nhô – hậu vệ (cm) = Đường kính mỏm nhô – hậu vệ - 1,5 cm c. Sai. Khoảng cách giữa 2 gai hông. d. Đúng. 7. Nói về 2 gai hông: (chọn nhiều câu) a. Khoảng cách giữa 2 gai hông bình thường là 10 cm. b. Thường sờ được 2 gai hông ở vị trí 3 giờ và 9 giờ. c. Hai gai hông nhọn thì có khả năng eo giữa bị giới hạn. d. Hai gai hông là điểm mốc để đánh giá độ lọt của ngôi chẩm. Đáp án: C, D. a. Sai. Bình thường là 11 cm. b. Sai. Thường ở vị trí 4 giờ và 8 giờ. c. Đúng. d. Đúng. 8. Khi khám khung chậu, “góc vòm vệ” dùng để đánh giá: a. Đường kính ngang của eo trên. b. Đường kính chéo của eo trên. c. Đường kính ngang của eo giữa. d. Đường kính ngang của eo dưới. Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 9. Nói về khám khung chậu: (chọn nhiều câu) a. Rất khó sờ chạm mỏm nhô. b. Nếu sờ chạm mỏm nhô thì chắc chắn khung chậu bị hẹp. c. Eo trên thường được đánh giá thông qua đường kính mỏm nhô – hậu vệ. d. Hình dạng của xương cùng ảnh hưởng đến đường kính trước – sau của eo giữa. Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng. 10. Đường kính nào của khung chậu có thể khám trên lâm sàng: (chọn nhiều câu) a. Đường kính trước sau eo trên. b. Đường kính ngang eo trên. c. Đường kính ngang eo giữa. d. Đường kính trước sau eo dưới. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 11. Đường kính mỏm nhô – hậu vệ bằng: a. Đường kính mỏm nhô – hạ vệ + 1,5 cm. b. Đường kính mỏm nhô – hạ vệ - 1,5 cm. c. Đường kính mỏm nhô – hạ vệ + 0,5 cm. d. Đường kính mỏm nhô – hạ vệ + 0,5 cm. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 12. Đường kính nào sau đây thuộc khung chậu ngoài: (chọn nhiều câu) a. Lưỡng gai. b. Lưỡng mào. c. Lưỡng mấu. d. Lưỡng ụ ngồi. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 8 CHỈ PHẪU THUẬT 1. Ký hiệu nào sau đây chứng tỏ chỉ khâu này là loại chỉ tan: a. Có chữ Polyglactin. b. Có chữ Absorbable. c. Có chữ Vicryl. d. Có chữ Ethicon. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 2. Chỉ Safil 2/0: (chọn nhiều câu) a. Lớn hơn chỉ Safil 0. b. Tan nhanh hơn chỉ Safil 1. c. Thường là chỉ liền kim. d. Tan nhanh hơn chỉ Chromic. Đáp án: C, D. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng. 3. So với chỉ Safil thì chỉ Chromic: (chọn nhiều câu) a. Tan chậm hơn. b. Giá thành rẻ hơn. c. Dễ đứt hơn. d. Dễ gây dị ứng hơn. Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. 4. Ký hiệu nào sau đây chứng tỏ đây là chỉ có kim hình tam giác: (chọn nhiều câu) a. Có chữ Cutting. b. Có chữ Triangle. c. Có hình . d. Có màu xanh. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 5. Ký hiệu nào sau đây chứng tỏ đây là chỉ có kim hình tròn: (chọn nhiều câu) a. Có chữ Taper. b. Có chữ Circle. c. Có màu xanh. d. Có hình . Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 6. Nói về chỉ chromic: (chọn nhiều câu) a. Tan chậm hơn chỉ có chứa Polyglactin (Safil, Vicryl). b. Có thể dùng khâu phúc mạc. c. Dễ gây dị ứng hơn chỉ Vicryl. d. Nên dùng may da. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 7. Chỉ Vicryl 0 (Safil 0) thường được dùng để khâu: (chọn nhiều câu) a. Cơ tử cung trong mổ lấy thai. b. Phủ phúc mạc. c. Mỏm cắt âm đạo trong cắt tử cung toàn phần. d. May da. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 8. Trong mổ lấy thai có thể khâu phúc mạc bằng chỉ: a. Silk 1. b. Silk 2/0. c. Chromic 2/0. d. Chromic 1. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 9 9. Khi đóng cân, NÊN dùng chỉ: (chọn nhiều câu) a. Chromic 1. b. Vicryl 1. c. Safil 1. d. Silk 1. Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 10. Loại chỉ nào sau đây thường được dùng để may da: (chọn nhiều câu) a. Silk 3/0. b. Safil Quick 3/0. c. Chromic 2/0. d. Vicryl 2/0. Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 11. Loại chỉ nào sau đây có thể dùng để may cơ tử cung: (chọn nhiều câu) a. Silk 0. b. Chromic 0. c. Safil 0. d. Nylon 0. Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 12. Loại chỉ nào sau đây có kích thước lớn nhất: a. Silk 1. b. Silk 0. c. Silk 2/0. d. Silk 3/0. Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai. 13. Loại chỉ nào sau đây có thể dùng để khâu phục hồi tầng sinh môn ở thì khâu âm đạo: (chọn nhiều câu) a. Chromic 1. b. Safil Quick 3/0. c. Vicryl 3/0. d. Silk 2/0. Đáp án: B, C. a. Sai. Đây là chỉ tan nhưng kích thước quá lớn không nên dùng may tầng sinh môn. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Đây là chỉ không tan, không nên dùng may thì âm đạo. ----- 0 ----- CƠN CO TỬ CUNG 1. Tác dụng của cơn co tử cung là: (chọn nhiều câu) a. Làm xóa mở cổ tử cung. b. Giúp thai bình chỉnh tốt. c. Giúp tống thai ra. d. Giúp tăng lượng máu từ mẹ về con. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Cơn co tử cung làm giảm lượng máu đến tử cung. 2. Gọi là cơn co tử cung tốt khi: a. Có 3 cơn co/ 10 phút. b. Gây đau. c. Trương lực cơ bản tăng. d. Tất cả đều sai. Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. Cơn co tử cung tốt là cơn co thật và phù hợp với giai đoạn chuyển dạ. Muốn đánh giá cơn co tử cung cần phải biết các yếu tố sau: (1) số lượng cơn co tử cung trong 10 phút; và (2) trương lực cơ bản; và (3) thời gian co; và (4) thời gian nghỉ giữa 2 cơn co; và (5) diễn tiến của cơn co tử cung; và (6) chuyển dạ ở giai đoạn nào. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 10 3. Cơn co tử cung có thể gây ra những biến chứng sau: (chọn nhiều câu) a. Suy thai. b. Rách cổ tử cung. c. Cổ tử cung phù nề. d. Thuyên tắc ối. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. Cơn co tử cung nhiều và kéo dài sẽ làm giảm cung lượng tuần hoàn mẹ - con gây suy thai. b. Đúng. Cơn co tử cung mạnh tống thai ra nhanh có thể làm rách cổ tử cung. c. Đúng. Cơn co tử cung không đều, trương lực cơ bản tăng có thể làm cổ tử cung phù nề. d. Sai. 4. Những trường hợp nào sau đây có thể làm cơn co tử cung tăng: (chọn nhiều câu) a. Ngôi bất thường. b. Bất xứng đầu chậu. c. Ối vỡ sớm. d. Khối u tiền đạo. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. Những trường hợp làm cản trở thai xuống đều làm tăng cơn co tử cung. 5. Nói về cơn co tử cung: (chọn nhiều câu) a. Cơn co tử cung tốt là cơn co thật và phù hợp với giai đoạn chuyển dạ. b. Cơn co tử cung thường gây đau. c. Chuyển dạ sanh thường bắt đầu bằng cơn co Braxton – Hicks. d. Oxytocin có thể tạo cơn co tử cung. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. Cơn co Braxton – Hicks là cơn co của chuyển dạ giả thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ. d. Đúng. 6. Nói về cơn co tử cung: (chọn nhiều câu) a. Cơn co tử cung thưa là 1 nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài. b. Trong ngôi mông, cơn co tử cung tốt sẽ làm đầu thai cúi tốt tránh bị kẹt đầu hậu khi sanh ngả âm đạo. c. Trong nhau tiền đạo, xuất huyết âm đạo thường không có kèm cơn co tử cung. d. Trong vỡ tử cung cơn co thường tăng sau khi tử cung bị vỡ. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 11 7. Đứng trước 1 trường hợp cơn co tử cung tăng, những điều sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu) a. Xác định lại ngôi thế, kiểu thế. b. Đánh giá lại khung chậu. c. Đặt monitoring sản khoa theo dõi tim thai và cơn co tử cung. d. Chuẩn bị tiến hành mổ lấy thai (nếu là nguyên nhân cơ học). Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. Ngôi thế bất thường (ngôi mặt, ngôi trán, ngôi thóp trước), kiểu thế bất thường (kiểu thế sau) có thể làm thai không lọt cơn co tử cung tăng. b. Đúng. Khung chậu bất thường (hẹp, lệch . . .) có thể làm thai không lọt cơn co tử cung tăng. c. Đúng. Cơn co tử cung tăng sẽ dẫn đến suy thai do giảm cung lượng tuần hoàn tử cung – nhau. d. Đúng. Nguyên nhân cơ học là: khung chậu hẹp, ngôi trán . . . 8. Để đánh giá cơn co tử cung có tốt hay không. Những điều sau đây cần biết: (chọn nhiều câu) a. Số lượng cơn co/ 10 phút. b. Thời gian co và thời gian nghỉ của mỗi cơn co. c. Sự thay đổi của tim thai sau mỗi cơn co. d. Sự thay đổi của cổ tử cung. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. Số lượng cơn co/ 10 phút sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn chuyển dạ. b. Đúng. Thời gian co (thường tăng) và thời gian nghỉ giữa 2 cơn co (thường giảm). c. Sai. d. Đúng. Có hiện tượng xóa mở cổ tử cung. 9. Nói về “cơn co tử cung thưa”: (chọn nhiều câu) a. Là nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài. b. Có thể điều chỉnh bằng oxytocin. c. Đa thai có thể gây cơn co tử cung thưa. d. Nếu cơn co tử cung thưa, sản phụ có thể bị băng huyết sau sanh do đờ tử cung. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 10. Nói về “cơn co tử cung cường tính”: (chọn nhiều câu) a. Bất xứng đầu chậu là nguyên nhân gây cơn co tử cung cường tính. b. Có thể gây băng huyết sau sanh do đờ tử cung. c. Những trường hợp có cơn co tử cung cường tính nên có chỉ định mổ lấy thai. d. Ngôi ngang có thể gây cơn co tử cung cường tính. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 11. Cơn co tử cung thưa có thể gây: a. Chuyển dạ kéo dài. b. Suy thai. c. Vỡ tử cung. d. Nhau bong non. Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai. 12. Khi cơn co tử cung thưa, có thể dùng . . . . . để tăng cơn co tử cung: a. Methergin. b. Oxytocin. c. Cytotec. d. Laminare. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 12 13. Trên lâm sàng, chẩn đoán phân biệt cơn co tử cung thật và cơn co tử cung giả dựa vào: (chọn nhiều câu) a. Thời gian co và thời gian nghỉ của cơn co tử cung. b. Số lượng cơn co tử cung/ 10 phút. c. Trương lực cơ bản của cơn co tử cung. d. Thời điểm xuất hiện cơn co tử cung. Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. ----- 0 ----- NGÔI VÀ KIỂU THẾ 1. Nói về “kiểu thế”: (chọn nhiều câu) a. Là mối tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai và các điểm mốc của người mẹ. b. Không thể xác định kiểu thế bằng thủ thuật Leopold. c. Không thể xác định kiểu thế khi ối chưa vỡ. d. Trong ngôi chẩm, kiểu thế chẩm chậu trái trước thường gặp nhất. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. Thủ thuật Leopold không thể xác định được điểm mốc của ngôi thai. c. Sai. d. Đúng. 2. Nói về “kiểu thế” trong ngôi chẩm: (chọn nhiều câu) a. Là 1 trong những yếu tố để tiên lượng cuộc sanh. b. Nếu có bướu huyết thanh thì khó xác định được kiểu thế. c. Thai thường sổ theo kiểu chẩm – vệ. d. Kiểu thế sau thường sổ thai chậm hơn kiểu thế trước. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. (1) Power: cơn co tử cung và sức rặn của mẹ; (2) Passenger: thai (ngôi thai, kiểu thế, tim thai); (3) Pelvis: khung chậu của mẹ. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 3. Các yếu tố sau đây có thể gây khó khăn trong việc xác định kiểu thế: (chọn nhiều câu) a. Bướu huyết thanh to. b. Cổ tử cung mở 1cm. c. Ối phồng. d. Cổ tử cung phù nề. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 13 4. So với kiểu thế “chẩm chậu trái trước” kiểu thế “chẩm chậu trái sau” :(chọn nhiều câu) a. Thường ít gặp hơn. b. Thường gây chuyển dạ kéo dài. c. Không có cơ chế sanh cho kiểu thế “chẩm chậu trái sau”. d. Không thể dùng forceps để giúp sanh. Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. Có thể giúp sanh bằng forceps hoặc giác hút. 5. Khi sờ thấy thóp sau ở vị trí 2 giờ, kiểu thế là: a. Chẩm chậu trái trước. b. Chẩm chậu trái sau. c. Chẩm chậu phải trước. d. Chẩm chậu phải sau. Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai. 6. Trong ngôi chẩm thai thường sổ theo kiểu thế: a. Chẩm chậu trái trước. b. Chẩm cùng. c. Chẩm chậu phải trước. d. Chẩm vệ. Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 7. Khi ối vỡ, sờ thấy đỉnh xương cùng ở vị trí 7 giờ, kiểu thế trong trường hợp này là: (chọn nhiều câu) a. Cùng chậu trái trước. b. Cùng chậu phải trước. c. Cùng chậu trái sau. d. Cùng chậu phải sau. Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 8. Khi ối vỡ, cổ tử cung 3 cm. Trường hợp nào sau đây có thể sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu) a. Sờ thấy thóp sau ở vị trí 2 giờ. b. Sờ thấy gốc mũi ở vị trí 4 giờ. c. Sờ thấy đỉnh xương cùng ở vị trí 5 giờ. d. Sờ thấy cằm ở vị trí 6 giờ. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 9. Trên lâm sàng để phân biệt “thóp trước”và “thóp sau” thường dựa vào yếu tố: a. Thóp trước to hơn thóp sau. b. Thóp trước gần gốc mũi hơn thóp sau. c. Thóp trước được tạo bởi 4 xương, thóp sau được tạo bởi 3 xương. d. Thóp trước hình thoi (◊), thóp sau hình lamda (λ). Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 14 DÂY RỐN 1. Nói về dây rốn: (chọn nhiều câu) a. Dài trung bình 50 cm. b. Có 3 mạch máu và thạch Wharton ở giữa. c. Cắm ở trung tâm bánh nhau. d. Có hệ thống mạch máu nuôi riêng. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Dây rốn dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu vì vậy nếu để dây rốn bị khô thì mạch máu sẽ ngừng đập. 2. Dây rốn bình thường: (chọn nhiều câu) a. Có màu trắng đục. b. Các mạch máu chạy trong dây rốn là 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. c. Ngừng đập sau khi để ra ngoài 30 phút. d. Không có thắt nút. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. Ngừng đập sau khi để ra ngoài 30 phút. d. Đúng. Có 2 loại thắt nút (1) thắt nút thật; (2) thắt nút giả. 3. Nói về thạch Wharton: (chọn nhiều câu) a. Có màu trắng. b. Làm giảm sự chèn ép lên các mạch máu rốn. c. Vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. d. Trong thai quá ngày thạch Wharton thường rất ít. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 4. Đối với thai chết lưu cần kiểm tra vấn đề gì của dây rốn: (chọn nhiều câu) a. Có mấy mạch máu rốn. b. Dây rốn có bị thắt nút hay không? c. Dây rốn có cắm vào giữa bánh nhau hay không? d. Dây rốn màu gì? Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. Đối với thai chết lưu nên kiểm tra: (1) có mấy mạch máu trong dây rốn; (2) các mạch máu ở phía trong lòng hay ngoài dây rốn; (3) dây rốn dài bao nhiêu; (4) có thắt nút trên dây rốn không?; (5) dây rốn màu gì? Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 15 5. Nói về dây rốn ngắn: (chọn nhiều câu) a. Thường được chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm màu. b. Là nguyên nhân làm cho ngôi bất thường. c. Là nguyên nhân gây suy thai trong chuyển dạ. d. Trong chuyển dạ trên monitoring có thể có nhịp giảm bất định. Đáp án: B, C, D. a. Sai. Rất khó chẩn đoán dây rốn ngắn. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. Dây rốn ngắn có thể gây: (1) chuyển dạ kéo dài; (2) suy thai trong chuyển dạ; (3) nhau bong non; (4) ngôi bất thường. 6. Dây rốn quấn cổ: (chọn nhiều câu) a. Có thể phát hiện trên siêu âm Doppler. b. Có thể gây suy thai trong chuyển dạ. c. Có thể gây chuyển dạ kéo dài. d. Tăng nguy cơ sa dây rốn khi ối vỡ. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. ----- 0 ----- CHĂM SÓC TIỀN SẢN 1. Khám thai sớm sẽ giúp: (chọn nhiều câu) a. Tính tuổi thai chính xác. b. Chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung. c. Giảm tỷ lệ ối vỡ sớm. d. Giảm tỷ lệ thai quá ngày. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 2. Khi khám thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, NÊN: (chọn nhiều câu) a. Siêu âm tử cung phần phụ. b. Thử công thức máu. c. Đo bề cao tử cung. d. Thăm âm đạo đánh giá khung chậu. Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 3. Trong thai kỳ bình thường, điều nào KHÔNG làm khi khám thai ở 3 tháng đầu thai kỳ: (chọn nhiều câu) a. Đánh giá độ mềm của cổ tử cung. b. Đặt mỏ vịt quan sát âm đạo. c. Đo huyết áp. d. Đo vòng bụng. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 4. Trong khám thai 3 tháng đầu cần đánh giá dữ kiện nào về thai nhi: (chọn nhiều câu) a. Tuổi thai. b. Ngôi thai. c. Số lượng thai. d. Số lần cử động của thai. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. Cần đánh giá: (1) tuổi thai; (2) số lượng thai; (3) sự phát triển của thai; (4) dị dạng thai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 16 5. Thời điểm tầm soát hội chứng Down (trên SA) tốt nhất bắt đầu vào tuần thứ . . . của thai kỳ: a. 11 - 14. b. 15 - 18. c. 19 - 22. d. 23 - 26. Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai. 6. Để tầm soát hội chứng Down của thai nhi trên SA, dựa vào . . . của thai nhi: a. Bề dầy độ mờ da gáy. b. Đường kính ngang bụng. c. Chiều dài cột sống. d. Chu vi vòng đầu. Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai. 7. Để đánh giá sự phát triển của thai nhi, dựa vào: (chọn nhiều câu) a. Bề cao tử cung. b. Sự tăng trọng của người mẹ. c. Các số đo (BPD, FL . . .) trên siêu âm. d. Số lần cử động của thai trong 1 ngày. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 8. Thời điểm tiêm ngừa uốn ván tốt nhất là: a. Ba tháng đầu thai kỳ. b. Ba tháng giữa thai kỳ. c. Ba tháng cuối thai kỳ. d. Ngay sau sanh. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 9. Thời điểm tầm soát dị dạng của thai nhi bằng siêu âm tốt nhất là: a. Ba tháng đầu thai kỳ. b. Ba tháng giữa thai kỳ. c. Ba tháng cuối thai kỳ. d. Thời điểm nào cũng thích hợp. Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 10. Trong thai kỳ bình thường, điều nào NÊN làm khi khám thai ở 3 tháng giữa thai kỳ: (chọn nhiều câu) a. Đo bề cao tử cung. b. Thăm âm đạo đánh giá khung chậu. c. Đặt mỏ vịt quan sát âm đạo. d. Đo huyết áp. Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. Chỉ khám âm đạo khi: (1) có ra huyết; (2) đau trằn bụng; (3) huyết trắng nhiều. 11. Hỏi “ngày kinh cuối” có thể giúp anh (chị): (chọn nhiều câu) a. Phân loại xuất huyết âm đạo bất thường (rong kinh, rong huyết, xuất huyết giữa kỳ kinh). b. Xác định được tuổi thai. c. Xác định được ngày dự sanh. d. Xác định được thời điểm rụng trứng (chu kỳ kinh đều). Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 17 12. Được gọi là thai đủ tháng khi: a. Thai 37 tuần theo SA 3 tháng giữa thai kỳ. b. Thai 37 tuần theo kinh cuối, chu kỳ 28 – 35 ngày. c. Thai 37 tuần theo SA 3 tháng đầu thai kỳ. d. Thai 37 tuần theo SA 3 tháng cuối thai kỳ. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. Hai phương pháp tính tuổi thai chính xác là: (1) theo kết quả SA 3 tháng đầu; (2) theo công thức Négale. 13. Định nghĩa “thai kỳ nguy cơ cao” là: a. Thai kỳ có nguy cơ sinh non. b. Thai kỳ có nguy cơ mổ lấy thai. c. Thai kỳ có nguy cơ băng huyết sau sanh. d. Thai kỳ có ảnh hưởng đến sức khỏe (có thể gây tử vong) cho mẹ và con. Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 14. Nói về xử trí “thai kỳ nguy cơ cao”: a. Nên được theo dõi chuyển dạ ở nơi có điều kiện phẫu thuật. b. Nên được mổ lấy thai chủ động. c. Nên được bóc nhau nhân tạo và kiểm soát tử cung sau sanh. d. Nên được vận động triệt sản. Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai. 15. Đối với những “thai kỳ nguy cơ cao” thì anh (chị) NÊN: a. Khuyên sản phụ chấm dứt thai kỳ ngay vì nếu không sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và con. b. Khuyên sản phụ nhập viện khi thai được 36 tuần. c. Khuyên sản phụ đi khám thai mỗi tuần 1 lần từ 3 tháng giữa thai kỳ. d. Nên được theo dõi chuyển dạ ở nơi có điều kiện phẫu thuật. Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 16. Một sản phụ 38 tuổi, PARA: 3023 có nguy cơ: (chọn nhiều câu) a. Thai ngoài tử cung. b. Thai bất thường nhiễm sắc thể. c. Nhau bong non. d. Nhau tiền đạo. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 17. Trường hợp nào sau đây là “thai kỳ nguy cơ cao” : (chọn nhiều câu) a. Tiền căn có mổ lấy thai. b. Tiền căn có ối vỡ sớm. c. Tiền căn có băng huyết sau sanh do đờ tử cung. d. Tiền căn có nhiễm trùng vết cắt tầng sinh môn. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 18. Trường hợp nào sau đây được gọi là “thai kỳ nguy cơ cao”: (chọn nhiều câu) a. 40 tuổi, PARA: con so. b. 28 tuổi, PARA: con so. c. 35 tuổi, PARA: 0220. d. 33 tuổi, PARA: 1001. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 18 19. Xét nghiệm nào NÊN làm thường qui trong quá trình khám thai: (chọn nhiều câu) a. Công thức máu. b. HIV test. c. HbSAg. d. Chức năng gan. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 20. NÊN tầm soát đái tháo đường cho những sản phụ: (chọn nhiều câu) a. Tiền căn sanh con to. b. Tiền căn thai chết trong tử cung không rõ nguyên nhân. c. Tiền căn mổ lấy thai. d. Béo phì. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 21. Nói về “định tuổi thai”: (chọn nhiều câu) a. Định tuổi thai đúng sẽ giúp xác định đúng thời điểm chấm dứt thai kỳ. b. Tuổi thai tính theo bề cao tử cung có độ chính xác cao. c. Siêu âm được dùng nhiều nhất để xác định tuổi thai. d. Màu sắc nước ối là 1 yếu tố để xác định tuổi thai. Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 22. Hãy sắp xếp những thông tin của sản phụ với bất thường có thể xảy ra trong thai kỳ: (1 thông tin có thể có nhiều bất thường) 1. Sản phụ có tiền căn mổ lấy thai. 2. Sản phụ có ối vỡ non. 3. Sản phụ có cao huyết áp. 4. Sản phụ bị đa thai. 5. Sản phụ bị đa ối. 6. Sản phụ có tiền căn mổ thai ngoài tử cung đoạn kẽ. 7. Sản phụ có tiền căn mổ bóc nhân xơ tử cung. A. Thai suy dinh dưỡng trong tử cung. B. Sản giật. C. Băng huyết sau sanh. D. Nhau tiền đạo. E. Vỡ tử cung. F. Nhiễm trùng hậu sản. G. Nhiễm trùng sơ sinh. H. Thai ngoài tử cung. Đáp án: 1 – D, E; 2 – F, G; 3 – A, B; 4 – C; 5 – C; 6 – E, H; 7 – E, H. 23. Sản phụ đã 1 lần mổ lấy thai vì nhau tiền đạo trung tâm ra huyết, lần mang thai này có nguy cơ bị: (chọn nhiều câu) a. Nhau tiền đạo. b. Vỡ tử cung trong chuyển dạ. c. Cao huyết áp trong thai kỳ. d. Nhau cài răng lược. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 19 24. Sản phụ có PARA: 2002. Lần mang thai này là song thai, sản phụ có nguy cơ bị: (chọn nhiều câu) a. Băng huyết sau sanh do đờ tử cung. b. Chuyển dạ kéo dài. c. Nhau bong non. d. Thai non tháng. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng. 25. Sản phụ 40 tuổi mang thai con so, lần mang thai này có nguy cơ bị : (chọn nhiều câu) a. Cao huyết áp trong thai kỳ. b. U xơ tử cung và thai. c. Thai quá ngày. d. Băng huyết sau sanh do rối loạn đông máu. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 26. Trong thai kỳ sản phụ NÊN được tiêm ngừa: a. Viêm gan siêu vi B. b. HIV. c. Uốn ván. d. Rubella. Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai. 27. Thời điểm làm công thức máu để phát hiện thiếu máu trong thai kỳ tốt nhất là: a. Ba tháng đầu thai kỳ. b. Ba tháng giữa thai kỳ. c. Ba tháng cuối thai kỳ. d. Bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai. 28. Sản phụ nào sau đây có nguy cơ bị nhau tiền đạo nhất: a. PARA: 0.0.0.0 b. PARA: 1.0.0.1 c. PARA: 1.0.1.0 d. PARA: 2.1.3.2 Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 29. Trong thai kỳ, dấu hiệu nào sau đây là nguy hiểm: (chọn nhiều câu) a. Nhức đầu. b. Phù 2 chân. c. Nghén. d. Tiểu gắt. Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng. 30. Sản phụ > 40 tuổi khi có thai có nguy cơ bị: (chọn nhiều câu) a. Cao huyết áp trong thai kỳ. b. Thai dị dạng. c. Tiểu đường trong thai kỳ. d. Thai quá ngày. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 31. Nhau tiền đạo thường xảy ra ở sản phụ: (chọn nhiều câu) a. Sanh nhiều lần. b. Có vết mổ lấy thai. c. Suy dinh dưỡng. d. Cao huyết áp mãn. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
- Trắc nghiệm lâm sàng Sản phụ khoa 20 32. Dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu chắc chắn có thai: (chọn nhiều câu) a. Cảm giác thai máy. b. Bập bềnh thai. c. Cử động thai. d. Nghe được tim thai. Đáp án: C, D. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng. 33. Những trường hợp nào sau đây có thể không nghe được tim thai: (chọn nhiều câu) a. Đa ối. b. Thai non tháng. c. Thành bụng dầy. d. Ngôi ngang. Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. 34. Cơn gò Braxton - Hicks: (chọn nhiều câu) a. Thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ. b. Không gây đau. c. Gây xóa mở cổ tử cung ở giai đoạn đầu. d. Giúp thành lập đầu ối. Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai. 35. Khi có thai: (chọn nhiều câu) a. Sản phụ có thể bị hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngữa. b. Ruột thừa thay đổi vị trí nên chẩn đoán khó. c. Bạch cầu giảm. d. Tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. Bạch cầu tăng 12000 – 15000/mm3. d. Đúng. 36. Sản phụ nhập viện vì đau trằn bụng. Bà ta không nhớ kinh cuối và không có đi khám thai. Kết quả SA là: BPD (đường kính lưỡng đỉnh): 85 mm; FL (chiều dài xương đùi): 65 mm. Trường hợp này có thể là: (chọn nhiều câu) a. Thai non tháng. b. Thai đủ tháng nhưng suy dinh dưỡng trong tử cung. c. Thai đủ tháng nhưng nhẹ cân. d. Thai quá ngày. Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng. 37. Sản phụ X, SA ngày 30/10/2007 kết quả là thai 8 tuần, trường hợp nào sau đây nên cho nhập viện: (chọn nhiều câu) a. Sản phụ đến khám ngày 27/05/2008; chưa có cơn co tử cung, cổ tử cung khép. b. Sản phụ đến khám ngày 08/04/2008; chưa có cơn co tử cung, kết quả thủ thuật Leopold ngôi ngang. c. Sản phụ đến khám ngày 08/05/2008; kết quả siêu âm AFI (chỉ số nước ối) = 5. d. Sản phụ đến khám ngày 12/04/2008; kết quả siêu âm nhau tiền đạo trung tâm, chưa có cơn co tử cung. Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tuấn Bộ môn Phụ sản Trường ĐHYD Cần Thơ
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn