Trắc nghiệm sinh lý bệnh - Các khái niệm cơ bản
lượt xem 75
download
Đến với tài liệu "Trắc nghiệm sinh lý bệnh - Các khái niệm cơ bản" các bạn sẽ được tìm hiểu 20 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án về quan niệm bệnh của Trung Quốc; nguyên nhân gây ra bệnh theo quan niệm Đông Y; áp dụng phương pháp trị liệu theo Đông y;... Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trắc nghiệm sinh lý bệnh - Các khái niệm cơ bản
- KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Quan niệm của y học Trung quốc cho rằng (1) Bệnh là do mất cân bằng âm dương, ngũ hành. (2) Chịu ảnh hưởng của thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể. (3) Nguyên nhân do nội thương hoặc ngoại cảm.(tr.10,11) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 2. Đông y cho rằng các nguyên nhân bên trong gây bệnh là (1) Trạng thái tâm lý thái quá (2) Lục tà (Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). (3) Thất tình (Hỷ, nộ, ái, ố, lạc, tăng, bi) .(tr.11) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 3. Áp dụng trị liệu theo Đông y (1) Dựa vào lý luận sinh khắc của âm dương, ngũ hành. (2) Nếu hư chứng thì bổ, thực chứng thì tả. (3) Nhằm lập lại cân bằng âm dương cho cơ thê.(tr.11) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 4. Y học Ấn độ cổ đại chịu ảnh hưởng (1) Thuyết bất khả tri. (2) Thuyết luân hồi. (3) Cho điều trị bệnh không quan trọng bằng diệt dục(tr.11) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3)
- 5. Hippocrate (1) Quan niệm hoạt động sống của cơ thể dựa trên cơ sở của 4 thể dịch. (2) Cho rằng sự tác động qua lại của 4 thể dịch là nền tảng của sức khỏe và nguyên nhân của bệnh tật. (3) Quan niệm đó thiếu cơ sở khoa học nhưng lại là một tiến bộ so với thời đại của ông.(tr.12) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 6. Phát biểu: "Sự hoạt động không bình thường của tế bào là nguồn gốc của bệnh tật" (1) Là phát biểu của Pauling về bệnh lý phân tử. (2) Là phát biểu của Wirchov về bệnh học tế bào. (3) Thuyết nầy quên mất con người tổng thể. (tr.13) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 7. Thuyết thần kinh luận trong bệnh lý học (1) Cho bệnh là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ thần kinh (2) Đã tuyệt đối hóa vai trò của vỏ não. (3) Đã cản trở những nghiên cứu phát triển các ngành học khác.(tr.14) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 8. Theo thuyết phân tâm học của Freud (1) Cho bệnh là sản phẩm của một sự dồn ép của ý thức lên trên tiềm thức. (2) Bệnh là do những biểu hiện của bản năng chết (Thanatos) từ trong tiềm thức ra bên ngoài. (3) Thường thể hiện bệnh qua những hành vi sai lạc, giấc mơ. (tr.14) A. (1) B. (2) C. (1) và (3)
- D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 9. Điều trị bệnh theo Freud là phải: (1) Giải dồn ép (dépression). (2) Chuyển những dồn ép từ tiềm thức thành ý thức. (3) Bằng phương pháp phân tâm học (psychanalyse) (tr.14) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 10. Phải quan niệm trong con người : (1) Có sự thống nhất giữa nội và ngoại môi. (2) Có thống nhất nhưng vẫn mâu thuẩn (3) Muốn tồn tại cơ thể phải thích nghi. Quan niệm như vậy giúp cho người thầy thuốc có thái độ xử lý đúng đối với bệnh. (tr.15) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 11. Quan niệm bệnh có tính chất của một cân bằng mới kém bền sẽ dẫn đến thái độ đúng của người thầy thuốc là (1) Xem trọng công tác phòng bệnh. (2) Tôn trọng cân bằng sinh lý, can thiệp để nhanh chóng phá vỡ cân bằng bệnh lý theo hướng có lợi cho cơ thể. (3) Bảo vệ khả năng thích nghi của cơ thể.(15) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 12. Quan niệm bệnh giới hạn khả năng thích nghi của cơ thể sẽ dẫn đến thái độ đúng của người thầy thuốc là (1) Xem trọng công tác phòng bệnh. (2) Hạn chế hiện tượng hủy hoại bệnh lý, tăng cường phòng ngự sinh lý. (3) Bảo vệ khả năng thích nghi có hạn của cơ thể.(tr.15,16)
- A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 13. Quan niệm bệnh hạn chế sinh hoạt bình thường sẽ dẫn đến thái độ đúng của người thầy thuốc là (1) Đặt nặng công tác phòng chống các bệnh có tính chất xã hội. (2) Nhanh chóng điều trị trả bệnh nhân về sinh hoạt bình thường sớm (3) Ưu tiên điều trị bảo tồn.(tr.16) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 14. Môn học nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh bệnh là (1) Bệnh nguyên học. (2) Bệnh sinh học. (3) Có vai trò quan trọng quyết định sự chính xác của phương pháp điều trị và sự đặc hiệu của biện pháp ngăn ngừa.(tr.16) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 15. Khái niệm có tính chất toàn diện trong bệnh nguyên học (1) Nhìn nhận có mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh. (2) Nhìn nhận tầm quan trọng và vị trí nhất định trong quá trình gây bệnh của nguyên nhân, điều kiện, thể tạng. (3) Thể hiện qua quy luật nhân quả.(tr.17,18) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 16. Quan niệm khoa học về bệnh nguyên sẽ dẫn đến sự tích cực của công tác điều trị và dự phòng. Đó là (1) Ngừa nguyên nhân, giới hạn tác dụng của
- điều kiện, tăng cường hoạt động tốt của thể tạng. (2) Áp dụng phương châm phòng bệnh trong điều trị. (3) Bảo vệ khả năng thích nghi của cơ thể đến mức tối đa.(tr.18) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 17. Trong điều trị học (1) Điều trị nguyên nhân là tốt nhất. (2) Phải nghiên cứu về cơ chế phát sinh, phát triển, tiến triển và kết thúc của bệnh. (3) Điều trị theo cơ chế bệnh sinh cũng giúp ích nhiều (khi không biết nguyên nhân).(tr.18) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 18. Trong bệnh sinh học, vai trò của yếu tố bệnh nguyên (1) Rất quan trọng trong mọi khâu của bệnh. (2) Rất quan trọng trong diễn tiến của bệnh. (3) Tùy thuộc cường độ, thời gian, vị trí.(tr.19) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 19. Vai trò của phản ứng tính trong bệnh sinh (1) Thay đổi tùy thuộc từng cá thể. (2) Nói lên mối quan hệ giữa toàn thân và cục bộ trong quá trình bệnh sinh. (3) Tuổi, giới, môi trường, thần kinh nội tiết,… có thể ảnh hưởng đến phản ứng tính.(tr.19) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3)
- 20. Trong quá trình bệnh sinh (1) Nguyên nhân ban đầu gây ra một số hậu quả, hậu quả đó trở thành nguyên nhân cho các hậu quả khác và có thể tác động xấu ngược trở lại làm bệnh diễn tiến ngày càng nặng. (2) Nguyên nhân ban đầu gây ra một số hậu quả, hậu quả đó trở thành nguyên nhân cho các hậu quả khác và cứ thế bệnh nặng dần. (3) Gọi là vòng xoắn bệnh lý.(tr.19) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) Đáp án chương Khái niệm cơ bản: 1C, 2C, 3E, 4D, 5E, 6D, 7E, 8A, 9C, 10E, 11B, 12C, 13E, 14C, 15B, 16A, 17C, 18D, 19C, 20C.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn chuyển hoá Protid
6 p | 783 | 145
-
Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lý bệnh đại cương về viêm
11 p | 943 | 124
-
Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn chức năng tiêu hóa
12 p | 618 | 123
-
Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn chức năng hô hấp
25 p | 777 | 121
-
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn chuyển hoá Lipid
9 p | 858 | 117
-
Câu hỏi trắc nghiệm chương III Sinh 10: Virut và bệnh truyền nhiễm
7 p | 931 | 114
-
Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn chức năng gan mật
11 p | 542 | 110
-
Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lí bệnh đại cương về rối loạn chức năng thận tiết niệu
12 p | 626 | 108
-
Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn nước-điện giải
9 p | 922 | 106
-
Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn thân nhiệt
11 p | 693 | 105
-
Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn tuần hoàn
24 p | 668 | 102
-
Câu hỏi trắc nghiệm Rối loạn cân bằng Acid-Base
10 p | 607 | 80
-
Câu hỏi trắc nghiệm Đại Cương về rối loạn cân bằng đường huyết
8 p | 313 | 61
-
Lý thuyết và bài tập chương 5: Di truyền học người
7 p | 524 | 57
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn