intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lí bệnh đại cương về rối loạn chức năng thận tiết niệu

Chia sẻ: Đặng Quốc Dũng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

628
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh, sinh viên "Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lí bệnh đại cương về rối loạn chức năng thận tiết niệu". Tài liệu gồm có 60 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm bài Sinh lí bệnh đại cương về rối loạn chức năng thận tiết niệu

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BLOCK 7 BÀI  SLB ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẬN­TIẾT NIỆU (đã sửa theo ý kiến của Hội đồng nghiệm thu) 1. Gọi là protéine niệu khi: (1) Có protéine trong nước tiểu, (2) Lượng protéine   vượt quá giới hạn cho phép (>200mg/24h), (3) và phải có thường xuyên A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 2. Protéine niệu: (1) Có thể sinh lý hoặc bệnh lý (2) Luôn luôn là bệnh lý, (3) Rất   có giá trị trong chẩn đoán bệnh thận A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 3. Protéine niệu cầu thận do tăng lọc: (1) Có sự gia tăng tính thấm của màng mao   mạch vi cầu, (2) Có sự  gia tăng lượng máu và huyết áp tại mao mạch của vi  cầu thận, (3) Gặp chủ yếu trong các bệnh lý của cầu thận: viêm cầu thận, hội   chứng thận hư. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 4. Protéine niệu cầu thận do tăng khuyếch tán: (1) Xuất phát từ  những nguyên   nhân làm tăng áp lực keo trong máu mao mạch vi cầu, (2) Xuất phát từ  những  nguyên nhân làm chậm lưu lượng máu qua vi cầu, (3) Gặp trong sốt, suy tim,   thai nghén, cao huyết áp,... A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 5. Gọi là protéine niệu tư thế đứng khi: (1) Có liên quan chặc chẽ với tư thế, (2)   Xuất hiện đơn độc, (3) và không kèm theo tăng huyết áp hoặc huyết niệu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3)
  2. D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 6. Huyết niệu: (1) Đại thể do vỡ mạch máu đường tiết niệu, (2) Vi thể do thương   tổn mạch máu cầu thận, (3) Thường kèm theo trụ hồng cầu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 7. Mủ  niệu: (1) Là hiện tượng bài xuất mủ  vào trong nước tiểu, (2) Nghĩa là có  viêm mủ hệ tiết niệu, (3) Nếu kèm theo protéine niệu chứng tỏ viêm mủ  đã có   ảnh hưởng chức năng thận. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 8. Trụ  niệu: (1) Rất có giá trị  trong chẩn đoán xác định bệnh thận, (2) Được tạo   thành từ  sự  đông vón các protéine trong nước tiểu  ống thận, (3) Có thể  đơn  thuần được cấu tạo bởi protide, lipide hoặc có thêm các tế bào: thượng bì, hồng  cầu, bạch cầu,... A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 9. Đa niệu: (1) Khi lượng nước tiểu mỗi ngày vượt quá 2lít (>2mml/phút), (2)   Thường là do nhập quá nhiều nước, (3) Gặp trong suy thận mãn giai đoạn đầu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 10. Triệu chứng tiểu rắc (tiểu láu) có thể là do: (1) Đa niệu, (2) Giảm ức chế phản  xạ tiểu, (3) Giảm dung tích bàng quang chức năng. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3)
  3. 11. Trong suy thận mãn giai đoạn đầu: (1) Đa niệu là cơ chế bù trừ của các néphron  bình thường còn lại, (2) Đa niệu với tỷ trọng nước tiểu hầu như không đổi, (3)  Biểu hiện qua chứng tiểu đêm. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 12. Trong suy thận mãn giai đoạn cuối: (1) Thiểu niệu do số  lượng néphron hoạt  động bị giảm, giảm lượng máu đến thận, giảm lọc cầu thận, (2) Bài xuất nước   tiểu là một hoạt động bù trừ, (3) Ống thận còn khả năng cô đặc nước tiểu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 13. Vô niệu: (1) Có nguyên nhân tổn thương chủ  mô thận, (2) Có nguyên nhân suy   giảm tuần hoàn hoặc do phản xạ co mạch thận, (3) Cơ chế do giảm áp lực máu  mao mạch vi cầu làm giảm áp lực lọc máu hữu hiệu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 14. Vô niệu do sỏi: (1) Cơ chế do sỏi phát triển gây tắc nghẽn và ứ  trệ  nước tiểu  ngược dòng, (2) Cơ chế do sỏi di chuyển đột ngột gây phản xạ  thận­thận, (3)  Làm tăng áp lực thủy tĩnh của nước tiểu trong nang Bowman làm giảm áp lực   lọc máu hữu hiệu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 15. Urée máu: (1) 90% được thận đào thải, thận suy ứ lại trong máu, (2) Tăng trong   suy thận do tăng dị hóa, (3) Không phản ảnh trung thực chức năng thận, nhưng   nếu tăng mãn tính thì phản ảnh được chức năng thận. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3)
  4. 16. Suy thận thường dẫn đến nhiễm acide, cơ  chế  là do: (1) Thận suy không thải   được các chất acide lưu định, (2) Thận suy nên để  thất thoát NaHCO3   trong  nước tiểu, (3) Thận suy không tạo đủ NH4+ và làm ứ trệ urée trong máu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 17. Cơ  chế  gây thiếu máu trong bệnh thận là do: (1) Thiếu FE để  kích thích tủy  xương sinh sản hồng cầu, (2) Vỡ hồng cầu, hậu quả của tăng urée trong máu,  (3) Tủy xương giảm họat, xuất huyết, thiếu nguyên liệu tạo máu, loãng máu,... A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 18. Kali tăng trong suy thận cấp hoặc mãn: (1) Cơ chế do cầu thận giảm lọc,  ống   thận tăng tái hấp thu, (2) Cơ chế do nhiễm acide, (3) Dấu hiệu sớm là biểu hiện  sóng P dẹt hoặc biến mất trên điện tâm đồ. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 19. Chứng  dị   trưởng   xương   do  bệnh  thận  (Ostéomalacia):  (1)   Cơ   chế   do  giảm   phosphát nên làm giảm nồng độ  calci ion hóa trong máu, (2) Cơ  chế  do tuyến  cận giáp tăng tiết PTH, (3)  Ống thận giảm tái hấp thu phosphát và tăng huy  đông calci từ xương vào máu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 20. Triệu chứng phù trong viêm cầu thận: (1) Cơ chế chính là do tăng áp lực thẩm   thấu muối, (2) Cơ chế chính là do giảm áp lực thẩm thấu keo máu, (3) Hậu quả  của sự giảm lọc cầu thận. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3)
  5. 21. Triệu chứng hô hấp trong hội chứng tăng urée máu: (1) Biểu hiện với khó thở  nhịp thở  Kusmaul, (2) Biểu hiện với khó thở  nhịp thở  Cheyne­Stokes, (3) Cơ  chế do giảm pH máu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 22. Triệu chứng hô hấp trong hội chứng tăng urée máu: (1) Biểu hiện với khó thở  nhịp thở  Kusmaul, (2) Biểu hiện với khó thở  nhịp thở  Cheyne­Stokes, (3) Cơ  chế do sự kiệt quệ của trung tâm hô hấp và do sự thiếu cung cấp máu tại trung   tâm hô hấp hậu quả của suy tuần hoàn phối hợp. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 23. Trong hội chứng tăng urê máu, biểu hiện viêm màng ngoài tim: (1) Có tiên   lượng xấu, (2) Nguyên nhân do nhiễm khuẩn, (3) Xuất hiện khi urê máu tăng  lên 2­3g/l. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 24. Triệu chứng thần kinh trong hội chứng tăng urê máu: (1) Nhức đầu, co giật,   ngủ gà, (2) Các triệu chứng ức chế thần kinh và rối loạn ý thức, (3) Cơ chế do  phù não và do nhiều rối loạn khác nhau (ứ trệ nitơ, rối loạn nước điện giải, rối   loạn toan kiềm,..) A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 25. Thiểu niệu trong viêm cầu thận cấp: (1) do giảm lọc cầu thận, (2) do tăng tái  hấp thu, (3) và do tắc nghẽn ở ôngá thận. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3)
  6. 26. Suy tim trong viêm cầu thận: (1) là suy tim do tổn thương thực thể, (2) là suy  tim do quá tải, (3) thường biểu hiện với dấu ngựa phi (galop). A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 27. Triệu chứng huyết niệu trong viêm cầu thận cấp: (1) là dấu hiệu của thương  tổn màng cơ bản vi cầu thận, (2) là dấu hiệu của thâm nhiễm bạch cầu đa nhân  trung tính, (3) thường kèm theo trụ hồng cầu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 28. Trong viêm cầu thận do phức hợp miễn dịch: (1) Miễn dịch hu ỳnh quang cho   thấy một dãi sáng đều và liên tục dọc theo màng cơ bản vi cầu, (2) Miễn dịch   huỳnh quang cho thấy một dãi sáng không đều và không liên tục dọc theo màng  cơ bản vi cầu, (3) có thể chứng minh qua thực nghiệm của Masugi. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 29. Viêm cầu thận trong các bệnh tự  miễn: (1) Miễn dịch huỳnh quang cho thấy   một dãi sáng đều và liên tục dọc theo màng cơ bản vi cầu, (2) Miễn dịch huỳnh  quang cho thấy một dãi sáng không đều và không liên tục dọc theo màng cơ bản  vi cầu, (3) có thể chứng minh qua thực nghiệm của Longcope. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 30. Hiện tượng giảm đề  kháng dễ  viêm phúc mạc trong hôi   chứng thận hư  là do:  (1) giảm protid máu, (2) giảm gamma  globulin máu, (3) và do giảm bổ thể. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3)
  7. 31. Thiếu máu trong hội chứng thận hư: (1) là thiếu máu nhược sắc, (2) là thiếu   máu đẳng sắc, (3) do giảm transferrin. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 32. Hạ  calci máu trong hôi   chứng thận hư  là do: (1) giảm protéin kết hợp với   cholescalciferol, (2) tình trạng nhiễm kiềm, (3) thường kèm theo hạ kali máu. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 33. Giảm áp lực keo máu trong hội chứng thận hư là do: (1) giảm albumin máu, (2)  tăng lipid  máu, (3) và gây phù toàn. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 34. Triệu chứng thuyên tắc mạch máu trong hôi  chứng thận hư  là do: (1) vỡ  tiểu   cầu, (2) giảm antithrombin III, (3) và có kèm giảm hoặc không các yếu tố đông  máu khác. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 35. Suy thận cấp là một hội chứng: (1) Xuất hiện khi chức năng thận bị  suy sụp   một cách nhanh chóng; (2) Xuất hiện khi thận bị tổn thương; (3) thể hiện với   mức lọc cầu thận giảm đột ngột hoặc mất hoàn toàn. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 36. Các trường hợp shock làm giảm lượng máu đến thận và sẽ gây ra suy thận: (1)  Trước thận; (2) Sau thận; (3) còn gọi là suy thận chức năng. A. (1) B. (2)
  8. C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 37. Cơ  chế  bệnh sinh của suy thận cấp là do: (1) Thiếu máu cục bộ  tại thận; (2)   Tắc nghẽn mạch và ống thận; (3) và còn có thể do nhiễm độc thận nữa. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 38. Giai đoạn toàn phát của suy thận cấp thể hiện với: (1) Thiểu hoặc vô niệu; (2)  Rối loạn cân bằng nước­điện giải; (3) có thể  kéo dài từ  1­2 ngày cho đến 3­4  tuần. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 39. Trong giai đoạn toàn phát của suy thận cấp, kali máu thường: (1) Tăng; (2)  Giảm; (3) chẩn đoán chính xác nhất nên dựa vào điện tâm đồ. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 40. Suy thận mãn: (1) Còn gọi là hội chứng tăng urée máu mãn tính; (2) Là hậu quả  tất yếu của một quá trình giảm sút tiệm tiến chức năng của thận; (3) biểu hiện   với nhiều rối loạn về sinh hóa học và lâm sàng. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 41. Cơ  chế  của suy thận mãn nếu dựa theo: (1) Thuyết néphron thương tổn của  Oliver và trường phái; (2) Thuyết néphron nguyên vẹn của Platte và Bricker; (3)   thì sẽ giúp hiểu rõ hơn và điều trị tốt hơn suy thận mãn. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3)
  9. 42. Khi suy thận mãn sẽ   ảnh hưởng đến chức năng: (1) Bài tiết chất cặn bã nitơ;   (2) Điều hòa bilan nước­điện giải; (3) và chức năng nội tiết của thận. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 43. Trong suy thận mãn, khả năng giữ cân bằng nước­điện giải của thận sẽ bị hạn  chế  khi lượng néphron bình thường còn lại: (1) Dưới 10%; (2) Dưới 50%; (3)  khi đó cần được điều trị bổ sung bằng ghép thận hoặc thận nhân tạo. A. (1) B. (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) E. (1), (2) và (3) 44. Cơ chế gây đa niệu trong viêm thận­bể thận mãn là do: A. Thải một lượng lớn NaCl B. Thải một lượng lớn KCl C. Thải một lượng lớn glucose D. Thải một lượng lớn urée E. Thải một lượng lớn créatinin 45. Thiểu niệu do nguyên nhân sau thận có chung cơ chế là: A. Tăng Pn B. Giảm Pn C. Tăng Pc D. Giảm Pc E. Tuỳ trường hợp cụ thể. 46. Huyết niệu do tổn thương tại các néphron thường có kèm: A. Phù toàn thân B. Nhiễm acide chuyển hoá C. Trụ niệu và protéin niệu D. Tăng urée máu E. Tất cả các triệu chứng trên 47. Một bệnh nhân có biểu hiện tình trạng gia tăng nồng độ các chất nitơ trong máu   nhiều tháng qua, có thể chẩn đoán sơ bộ là: A. Viêm cầu thận B. Viêm ống thận C. Suy thận D. Hội chứng urée huyết cao E. Hội chứng nitơ huyết cao cấp tính 48. Suy thận mãn có thể làm tăng chất nào sau đây trong dịch ngoại bào:
  10. A. Chlore B. Kali C. Calcium D. Bicarbonate E. Tất cả các chất trên 49. Trong viêm cầu thận do bệnh lý phức hợp miễn dịch: A. Kháng nguyên chính là màng cơ bản vi cầu B. Có thể dùng thực nghiệm của Masugie để chứng minh C. Miễn dịch huỳnh quang cho thấy một dãi sáng không đều và không liên tục  dọc theo màng D. Miễn dịch huỳnh quang cho thấy một dãi sáng đều và liên tục dọc theo màng E. Kháng nguyên là liên cầu hay độc tố của liên cầu. 50. Huyết niệu trong viêm cầu thận khởi điểm là do: A. Tăng tính thấm thành mạch B. Tổn thương thành mạch C. Thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính D. Hoạt hóa bổ thể E. Hoạt hóa hệ kinin huyết tương 51. Triệu chứng suy tim trong viêm cầu thận là do: A. Tăng huyết áp B. Rối loạn co bóp cơ tim C. Thiếu năng lượng D. Phức hợp miễn dịch lắng đọng E. Tăng thể tích (suy tim do quá tải) 52. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng thận hư: A. Có vai trò của phức hợp miễn dịch B. Với sự tham gia của bổ thể C. Có vai trò của miễn dịch dịch thể D. Có vai trò của miễn dịch qua trung gian tế bào E. Câu A và B đúng 53. Triệu chứng thuyên tắc mạch máu trong hội chứng thận hư: A. Là do mất protéin qua nước tiểu B. Do có biểu hiện thương tổn thành mạch C. Do mất antithrombin III qua nước tiểu D. Do nhiễm trùng làm dễ E. Do tình trạng thiếu máu 54. Triệu chứng nào sau đây cho phép phân biệt giữa bí tiểu và vô niệu: A. Không tiểu được B. Đau bụng C. Hai thận lớn D. Có cầu bàng quang
  11. E. Tuyến tiền liệt phì đại 55. Trong các bệnh thận sau đây, bệnh nào ít gây tăng huyết áp nhất: A. Viêm cầu thận cấp B. Viêm cầu thận mãn C. Viêm cầu thận màng tăng sinh D. Xơ cứng mạch máu thận E. Viêm thận­bể thận mãn kèm mất muối 56. Protéin niệu được gọi là chọn lọc khi: A. Không kèm theo huyết niệu vi thể B. Trên 10g/l C. Gồm albumin và globulin D. Chỉ có albumin E. Có ít và không thường xuyên 57. Các nhận định sau đây liên quan đến protein niệu tư thế là đúng, trừ: A. Thường xảy ra ở người có dáng cao, gầy B. Xuất hiện đơn thuần theo tư thế đứng C. Chụp cản quang đường tiết niệu qua tĩnh mạch (UIV) bình thường D. Thường kết hợp với huyết niệu vi thể E. Huyết áp bình thường 58. Nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng đường tiểu  ở  nữ  giới độ  tuổi   trước mãn kinh là: A. Lao B. U bàng quang C. Rối loạn nội tiết D. Nhiễm trùng sinh dục E. Táo bón 59. Đa niệu thẩm thấu không xảy ra ở trường hợp bệnh lý nào sau đây: A. Bệnh đái đường B. Suy thận mãn giai đoạn đầu C. Chuyền tĩnh mạch dung dịch manitol D. Chứng uống nhiều E. Chuyền dung dịch ưu trương 60. Đa niệu trong suy thận mạn giai đoạn đầu, các nhận định sau đây là đúng, trừ: A. Là đa niệu thẩm thấu B. Là nguyên nhân gây chứng tiểu đêm C. Là cơ chế bù trừ của thận D. Không có albumin niệu E. Đa niệu với tỷ trọng nước tiểu gần như không thay đổi (đẳng thẩm thấu  niệu)
  12. ĐÁP ÁN  CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BLOCK 7 BÀI SLB ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẬN­TIẾT NIỆU Câu 1: B Câu 11: A Câu 21: D Câu 31: A Câu 2: C Câu 12: E Câu 22: C Câu 32: C Câu 3: C Câu 13: E Câu 23: E Câu 33: D Câu 4: E Câu 14: C Câu 24: C Câu 34: A Câu 5: A Câu 15: E Câu 25: D Câu 35: C Câu 6: D Câu 16: C Câu 26: E Câu 36: C Câu 7: E Câu 17: E Câu 27: B Câu 37: E Câu 8: D Câu 18: E Câu 28: A Câu 38: C Câu 9: C Câu 19: C Câu 29: D Câu 39: C Câu 10: E Câu 20: C Câu 30: C Câu 40: E Câu 41: D Câu 42: E Câu 43: C Câu 44: A Câu 45: A Câu 46: C Câu 47: D Câu 48: B Câu 49: C Câu 50:  B Câu 51: E Câu 52: D Câu 53: C Câu 54: D Câu 55: E Câu 56:  D Câu 57: D Câu 58: D Câu 59:  D Câu 60:  D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2