SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học<br />
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)”<br />
<br />
Đề tài<br />
PHÂN TÍCH, XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DÙNG ĐỂ KIỂM<br />
TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 12 NC HỌC KÌ II<br />
Ở TRƢỜNG THPT.<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, đặc<br />
biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng nhu cầu này, chúng ta<br />
cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo. Đó là “Đổi mới<br />
phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người<br />
học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt,<br />
học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử.”<br />
(Trích nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX)<br />
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta phải đổi mới nội dung và<br />
phương pháp dạy học ở các môn học, các cấp, bậc học. Trong đó việc đổi mới<br />
phương pháp kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) kiến thức, kĩ năng của học sinh (HS) là<br />
một khâu quan trọng.<br />
Thông qua kiểm tra - đánh giá, giáo viên (GV) biết được trình độ kiến thức, kĩ<br />
năng của HS. Việc KT - ĐG cũng giúp GV rút kinh nghiệm về xác định mục tiêu, lựa<br />
chọn phương pháp và những nội dung cần chú ý đi sâu hơn trong quá trình giảng dạy<br />
của mình. Thực chất của các vấn đề đó là thu được các tín hiệu phản hồi, các liên hệ<br />
ngược, làm cho mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy học trở thành một hệ kín, hệ<br />
điều khiển.<br />
Trên thực tế, việc KT - ĐG kết quả dạy học môn hoá học vẫn được tiến hành chủ<br />
yếu theo phương pháp tự luận, thiếu tính khách quan, tốn thời gian, lượng kiến thức<br />
được kiểm tra ít, không sử dụng được phương tiện hiện đại trong việc chấm bài.<br />
Hóa học là môn học thực nghiệm nên các giờ thực hành là rất cần thiết cho việc tự<br />
nghiên cứu và củng cố kiến thức. Thế nhưng điều kiện thực tế ở phòng thí nghiệm<br />
chưa đáp ứng được độ an toàn cần thiết, hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm không<br />
đồng bộ nên học sinh đôi lúc còn xa rời với kiến thức thực tế.<br />
Đầu vào của học sinh rất thất và đây cũng là trong những trường vùng sâu vùng<br />
xa của tỉnh Đồng Nai, ý thức học của học sinh không đồng đều, vẫn còn không ít học<br />
sinh ỷ lại, lười học, không cầu tiến... và trong thực tế vẫn có một số học sinh còn tư<br />
tưởng xem nhẹ phương pháp giảicâu hỏi trắc nghiệm.<br />
Hiện nay, học sinh học theo chương trình phân ban rất là nặng, trong sách giáo<br />
khoa, sách bài tập có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo hình thức kiểm tra trắc<br />
nghiệm, nhưng không có hướng dẫn học sinh cách giải bài toán mà chỉ đưa ra đáp án<br />
đúng, nên học sinh còn rất lúng túng, phải tự tìm tòi và chưa có phương pháp học<br />
phù hợp, đặc biệt kinh nghiệm hệ thống kiến thức cách giải câu hỏi trác nghiệm chưa<br />
có , thời lường một tiết dạy chỉ 45 phút không đủ để truyền đạt hết kiến thức mà giáo<br />
viên cần nói, kỹ năng vận dụng của học sinh để tìm ra cách giải nhanh nhất một bài<br />
toán còn rất hạn chế.<br />
GV: Nguyễn Thị Thu Trang<br />
<br />
1<br />
<br />
SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học<br />
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)”<br />
<br />
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp kiểm tra truyền thống, việc nghiên<br />
cứu sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong KT - ĐG là một<br />
vấn đề cần thiết và phù hợp với định hướng đổi mới nội dung phương pháp dạy học ở<br />
các bậc học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra, nhất là trong thời điểm Bộ Giáo dục<br />
và Đào tạo đã và đang thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, thực hiện chủ<br />
trương “hai không với bốn nội dung” ở cả hai chương trình chuẩn và nâng cao thì<br />
việc nghiên cứu sử dụng bài tập TNKQ là rất cần thiết.<br />
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Phân<br />
tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết<br />
quả dạy học hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)” .<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
1.CỞ SỞ LÝ LUẬN<br />
1.1. Khái niệm:<br />
Trắc nghiệm (Test) là hình thức đo đạc được "tiêu chuẩn hoá"cho mỗi cá nhân HS<br />
bằng "điểm".<br />
Mục tiêu của trắc nghiệm là đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS.<br />
Tiêu chuẩn về nhận thức áp dụng cho trắc nghiệm là :<br />
1. Biết<br />
2. Hiểu<br />
3. Ứng dụng<br />
4. Phân tích<br />
5. Tổng hợp<br />
6. Đánh giá<br />
Các bài câu hỏi nghiệm có thể chia làm 2 loại là câu hỏi trắc nghiệm tự luận và bài<br />
tập TNKQ.<br />
1.2. Trắc nghiệm khách quan<br />
1.2.1. Khái niệm<br />
TNKQ là phương pháp KT - ĐG kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi<br />
TNKQ, gọi là "khách quan" vì hệ thống cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ<br />
thuộc vào người chấm.<br />
Một bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi với nội dung kiến thức khá rộng, mỗi câu<br />
trả lời thường chỉ thể hiện bằng một dấu hiệu đơn giản. Nội dung bài TNKQ cũng có<br />
phần chủ quan của người soạn câu hỏi.<br />
1.2.2. Quy hoạch một câu hỏi trắc nghiệm khách quan<br />
a. Số câu hỏi trong bài kiểm tra trắc nghiệm<br />
Số câu hỏi trong một bài kiểm tra trắc nghiệm tuỳ thuộc phần lớn vào thời gian<br />
có thể dành cho nó. Nhiều bài kiểm tra trắc nghiệm được giới hạn trong khoảng thời<br />
gian từ 40- 45 phút, vì đó là thời gian của một tiết học. Trong những kỳ thi, thời gian<br />
cho trắc nghiệm có thể là 60 phút hay 90 phút. Nói chung, thời gian càng dài, càng có<br />
nhiều câu hỏi, thì các điểm số có được từ bài kiểm tra trắc nghiệm ấy càng đáng tin<br />
cậy hơn, chỉ số tin cậy sẽ cao. Thế nhưng trong thực tế, rất hiếm khi người ta soạn<br />
một bài kiểm tra trắc nghiệm cho HS làm liên tục trong hơn ba giờ. Ngoài vấn đề thời<br />
gian, còn có vấn đề quan trọng hơn cả là làm sao cho số bài tập trong bài kiểm tra<br />
trắc nghiệm tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta đòi hỏi ở HS qua môn học hay bài<br />
GV: Nguyễn Thị Thu Trang<br />
<br />
2<br />
<br />
SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học<br />
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)”<br />
<br />
học. Nếu số bài tập quá ít thì không bao trùm đầy đủ nội dung của môn học, còn nếu<br />
số câu hỏi quá nhiều thì lại bị hạn chế bởi thời gian. Số câu hỏi trong một bài trắc<br />
nghiệm, dù bao nhiêu cũng chỉ là một “mẫu” trong toàn thể các câu hỏi thích hợp với<br />
nội dung, mục tiêu mà ta muốn khảo sát. Cho nên, một bài kiểm tra trắc nghiệm có<br />
rất nhiều câu hỏi chưa hẳn là một bài kiểm tra trắc nghiệm có giá trị, nếu các câu hỏi<br />
ấy không tiêu biểu tong số các câu hỏi thích hợp của môn học. Vấn đề khó khăn cho<br />
người soạn trắc nghiệm là không thể biết được số câu hỏi tiêu biểu ấy là bao nhiêu<br />
để có thể từ đó rút ra số câu hỏi cần thiết cho bài kiểm tra trắc nghiệm mình dự định<br />
soạn thảo. Tuy nhiên, nếu ta thiết lập dàn bài trắc nghiệm một cách kỹ càng và căn cứ<br />
vào thời gian qui định cho bài kiểm tra trắc nghiệm mà phân bố số câu hỏi hợp lí cho<br />
từng phần của nội dung và mục tiêu dạy học, cũng có nhiều hy vọng lựa chọn được<br />
số câu hỏi tiêu biểu trong các câu hỏi thích hợp.<br />
Số lượng câu hỏi mà một HS có thể trả lời được trong một phút tuỳ thuộc loại<br />
câu hỏi trắc nghiệm sử dụng, vào mức độ phức tạp của quá trình tư duy và cả thói<br />
quen của HS. Một HS làm nhanh nhất có thể làm xong câu trắc nghiệm chỉ trong nửa<br />
thời gian của HS chậm nhất. Vì lí do đó, ta khó có thể xác định chính xác cần phải có<br />
bao nhiêu câu trong bài kiểm tra trắc nghiệm với số thời gian ấn định cho nó. Vậy<br />
phương pháp tốt nhất là rút kinh nghiệm từ những bài trắc nghiệm tương tự với<br />
những lớp học tương tự. Trong ttrường hợp không có những điều kiện như vậy, ta có<br />
thể giả định rằng, ngay cả những HS làm rất chậm cũng có thể trả lời câu hỏi trắc<br />
nghiệm nhiều lựa chọn trong một phút, và một câu loại đúng - sai trong nửa phút.<br />
Nếu những câu dài hơn hay phức tạp hơn thường lệ thì ta phải xem xét lại thời gian<br />
giả định ấy. Có thể tính thời gian trung bình cho mỗi câu trong một bài kiểm tra (gồm<br />
cả câu dễ và câu phức tạp) là một phút rưỡi (câu dễ bù thời gian cho câu phức tạp).<br />
b. Mức độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm<br />
Một bài trắc nghiệm thành quả học tập gồm những câu quá dễ thường không<br />
có hiệu quả đo lường khả năng của HS. Để đạt được hiệu quả đo lường nên lựa chọn<br />
các câu trắc nghiệm sao cho điểm trung bình trên bài trắc nghiệm xấp xỉ bằng 50<br />
phần trăm số câu hỏi. Tuy nhiên, khi ấn định mức độ khó trung bình là 50 phần trăm,<br />
độ khó của từng câu trắc nghiệm có thể khác nhau, biến thiên từ 15 đến 85 phần trăm.<br />
Loại câu trắc nghiệm có thể cung cấp thông tin tốt nhất về sự khác biệt giữa các cá<br />
nhân là những câu mà 50 phần trăm làm đúng và 50 phần trăm làm sai.<br />
Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể soạn một bài trắc nghiệm khó hay rất<br />
khó. Điều này chỉ cần thiết khi muốn lựa chọn một số rất ít ứng viên, chẳng hạn như<br />
kiểm tra học kỳ, tuyển sinh vào đại học. Cũng như vậy, có khi cần phải ra những bài<br />
trắc nghiệm rất dễ, chẳng hạn như lựa chọn một số HS học kém để cho theo học lớp<br />
phụ đạo.<br />
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:<br />
2.1 Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan<br />
Câu hỏi TNKQ có thể chia làm 4 loại chính sau :<br />
2.1.1. Câu hỏi trắc nghiệm "đúng- sai"<br />
Câu hỏi loại này được trình bày dưới dạng câu phát biểu và HS trả lời bằng<br />
cách lựa chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai.Ví dụ<br />
Câu 1 :(biết) : Phát biểu nào sai ?<br />
GV: Nguyễn Thị Thu Trang<br />
<br />
3<br />
<br />
SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học<br />
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)”<br />
<br />
A. Kim loại kiềm là chất khử mạnh nhất trong số các kim loại ở mỗi chu kì trong<br />
bảng tuần hoàn.<br />
B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.<br />
C. Năng lượng ion hoá của các kim loại kiềm tương đối cao.<br />
D. Nhóm kim loại kiềm bao gồm các nguyên tố : Li, Na, K, Rb, Cs, Fr.<br />
Câu 2 : (hiểu) : Nhận định nào không đúng về cấu tạo và tính chất vật lí của<br />
các kim loại kiềm thổ ?<br />
A. Khối lượng riêng tương đối nhỏ, chúng là những kim loại nhẹ hơn nhôm<br />
(trừ Ba).<br />
B. Độ cứng tuy có cao hơn kim loại kiềm nhưng nhìn chung là những kim loại<br />
mềm hơn nhôm.<br />
C. Mạng tinh thể của chúng đều có kiểu lập phương tâm khối.<br />
D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (trừ Be).<br />
Câu 3 :(hiểu) : Phát biểu nào đúng ?<br />
A. Nước cứng là nước có chứa các muối CaCl2, MgCl2,…<br />
B. Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion Ca 2+, Mg2+.<br />
C. Nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa cation Ca 2+, Mg2+.<br />
D. Nước khoáng đều là nước cứng.<br />
Câu 4 :(hiểu) : Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ là<br />
A. tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng.<br />
B. tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm.<br />
C. tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng.<br />
D. tính khử của kim loại không phụ thuộc vào bán kính nguyên tử của kim loại.<br />
Câu 5:(hiểu) : Tính chất nào sau đây không thuộc nguyên tử nhôm ?<br />
A. Vỏ nguyên tử có một electron p.<br />
B. Cấu hình electron của Al 3+ và Ne trùng nhau.<br />
C. Bán kính nguyên tử của Al nhỏ hơn bán kính nguyên tử của Na.<br />
D. Phân lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử có 3 electron.<br />
* Những lưu ý khi xây dựng dạng câu đúng, sai :<br />
- Đúng cũng phải đúng hoàn toàn, sai cũng phải sai hoàn toàn.<br />
- Tránh những điều chưa thống nhất.<br />
* Ưu điểm : Câu hỏi trắc nghiệm đúng - sai là loại câu hỏi đơn giản dùng để<br />
trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, vì vậy soạn loại câu hỏi này tương đối dễ<br />
dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm.<br />
* Nhược điểm : HS có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho<br />
HS học thuộc lòng hơn là hiểu, ít phù hợp với đối tượng HS giỏi.<br />
2.1.2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn<br />
Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay bài tập TNKQ nhiều<br />
lựa chọn) là loại câu hỏi được dùng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi<br />
nhiều câu trả lời (câu dẫn) đòi hỏi HS tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều khả<br />
năng trả lời có sẵn, các khả năng, các phương án trả lời khác nhau nhưng đều có vẻ<br />
hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).<br />
Ví dụ:<br />
Câu 1: (biết): Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp<br />
theo trình tự tăng dần của<br />
GV: Nguyễn Thị Thu Trang<br />
<br />
4<br />
<br />
SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học<br />
hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)”<br />
<br />
A. điện tích hạt nhân của nguyên tử. B. nguyên tử khối.<br />
C. bán kính nguyên tử.<br />
D. số oxi hoá.<br />
Câu 2 :(biết) : Dùng dây platin sạch nhúng vào hợp chất X rồi đem đốt trên<br />
ngọn lửa đèn khí (không màu), ngọn lửa có màu tím. X là hợp chất của<br />
A. Na.<br />
B. K.<br />
C. Li.<br />
D. Rb<br />
Câu 3 :(biết) : Phương pháp điều chế kim loại kiềm là<br />
A. khử oxit bằng khí CO.<br />
B. đpnc muối halogenua hoặc hiđroxit của chúng.<br />
C. đpdd muối halogenua.<br />
D. cho Al tác dụng với dd muối.<br />
Câu 4 : (vận dụng) : Cho 18,4 gam Na vào 100 ml dd Fe(NO3)31M và Al(NO3)3<br />
1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được m<br />
gam chất rắn. Giá trị của m là<br />
A. 8.<br />
B. 13,1.<br />
C. 15,65.<br />
D. 18,5.<br />
Câu 5 :(biết) : Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân<br />
thì<br />
A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. năng lượng ion hoá giảm dần.<br />
C. tính khử giảm dần.<br />
D. khả năng tan trong nước giảm dần.<br />
Câu 6: (vận dụng) : Đpdd NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian<br />
268 giờ. Sau điện phân thu được 100 gam dd NaOH 24%. Nồng độ phần trăm<br />
của dd NaOH trước khi điện phân là giá trị nào sau đây ?<br />
A. 2,4%.<br />
B. 4,8%.<br />
C. 2,6%.<br />
D. 2,5%.<br />
Câu 7 : (vận dụng) : Khử hoàn toàn hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4(mỗi oxit đều<br />
có 0,5 mol) bằng khí CO dư thu được lượng Fe là<br />
A. 167g.<br />
B. 166g.<br />
C. 165g.<br />
D. 168g.<br />
Câu 8 : (vận dụng) : Thể tích dd NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lít khí<br />
SO 2 (đktc) là<br />
A. 250 ml.<br />
B. 125 ml.<br />
C. 500 ml.<br />
C. 275 ml.<br />
* Ưu điểm :<br />
GV có thể dùng loại câu hỏi này để KT - ĐG những mục tiêu dạy học khác<br />
nhau.<br />
Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi<br />
TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, HS buộc phải xét đoán, phân biệt kỹ<br />
trước khi trả lời.<br />
Tính giá trị tốt hơn với câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để chọn có thể đo<br />
được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật…, tổng quát hoá… rất có<br />
hiệu quả.<br />
Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ<br />
viết, khả năng diễn đạt của HS hoặc chủ quan của người chấm.<br />
* Nhược điểm :<br />
Loại câu hỏi này khó soạn và phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, còn<br />
những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi<br />
sao cho có thể đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.<br />
Không thoả mãn với những HS có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những<br />
câu trả lời hay hơn đáp án.<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thu Trang<br />
<br />
5<br />
<br />