intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình" được thực hiện với mục đích xác định là lồng ghép việc sử dụng trò chơi, cấu đó, câu chuyện, thơ vui hóa học,…vào quá trình dạy học các chủ đề STEM; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề STEM, giúp học sinh nâng cao chất lượng học bộ môn Hóa Học nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Nho Quan A.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT NHO QUAN A -------- PHỤ LỤC SÁNG KIẾN “TÍCH HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG DẠY HỌC STEM HÓA HỌC TẠI TRƯỜNG THPT NHO QUAN A – NINH BÌNH” * Nhóm tác giả của Sáng kiến: 1. Bùi Bằng Đoàn – Phó hiệu trưởng. 2. Dương Quốc Hưng – Tổ phó CM, giáo viên Hóa Học. 3. Trịnh Thị Thanh – Giáo viên Hóa Học. 4. Phạm Thị Phương Thủy - Giáo viên Hóa Học. * Đơn vị: Trường THPT Nho Quan A. Ninh Bình, tháng 5 năm 2021
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1 I. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………………...1 I.1. Cơ sở lí luận: .............................................................................................................1 I.2. Cơ sở thực tiễn: .........................................................................................................3 II. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................................4 III. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 4 IV. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4 CHƯƠNG II: NỘI DUNG ............................................................................................5 I. Giải pháp cũ thường làm .............................................................................................. 5 II. Giải pháp mới đề ra .....................................................................................................7 II.1. Các biện pháp chính cần thực hiện ..........................................................................7 II.2. Áp dụng sáng kiến .................................................................................................16 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 34 I. Đánh giá định tính ......................................................................................................34 II. Đánh giá định lượng .................................................................................................35 CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI .......................................................40 CHƯƠNG V: ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ........................................41 CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................42 VI.1. Kết luận ................................................................................................................42 VI.2. Kiến nghị ..............................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44 PHỤ LỤC .........................................................................................................................
  3. CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI I.1. Cơ sở lí luận Ở nước ta, Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng 04/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc “Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) 12/2018 xem năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (NL GQVĐ & ST) là một trong những năng lực cốt lõi mà nền giáo dục cần phải hình thành phát triển cho HS. Trong các mô hình giáo dục mới hiện nay, giáo dục STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Math - Toán học) đang là một mô hình nhận được nhiều chú ý trên thế giới và trong nước. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục STEM như: Giáo dục STEM là giải pháp để chuẩn bị nguồn nhân lực cho CMCN 4.0. Mô hình giáo dục STEM sử dụng phương pháp “học qua hành”, người học có được kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải chỉ từ lý thuyết. GV không phải là người truyền dạy kiến thức mà chỉ hướng dẫn người học xây dựng kiến thức. STEM mang đến các hoạt động trải nghiệm thực tế, thông qua đó người học không chỉ được trang bị các kỹ năng STEM mà còn được trang bị các kỹ năng phù hợp trong thế kỉ 21. Người học STEM có khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua phối hợp kiến thức và kỹ năng các môn vận dụng trong công việc, đặc biệt là ngành nghề liên quan đến Kỹ thuật – Công nghệ. Giáo dục STEM xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây tuy chưa thực sự trở thành một hoạt động giáo dục chính thức trong trường phổ thông. Nhưng giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết cho HS thế kỉ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai gần của cả thế giới. Do vậy, giáo dục STEM rất cần sự quan tâm và nhận thức của toàn xã hội. Gần đây ở Việt Nam, STEM và giáo dục STEM nói riêng đã bắt đầu được nghiên cứu. Trong chương trình THPT, Hóa học là môn khoa học có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, do đó dạy và học Hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền 1
  4. đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính thực tế của môn học. Chính vì vậy, Giáo dục STEM đòi hỏi người GV dạy học thông qua việc giao các nhiệm vụ cho HS. Khi đó HS được tiến hành thí nghiệm, được vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải thích các hiện tượng Hóa học có trong đời sống, nghiên cứu bản chất Hóa học của các quá trình sản xuất...qua đó HS phát triển NL nhận thức và NL hành động, hình thành, phát triển NL, phẩm chất của người lao động mới năng động, sáng tạo. Mặt khác, hoạt động dạy học Hóa Học dưới dạng trò chơi, lồng ghép các câu chuyện, câu thơ vui là một hình thức tổ chức dạy học, là một trong những hoạt động của HS tiến hành trong nhà trường nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh, rất lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. • Người học được mở rộng, bổ sung, cập nhật các kiến thức Hoá học cần thiết, rèn luyện và củng cố vững chắc các kĩ năng học tập có được trong các giờ học trên lớp. • Tăng thêm những tri thức thực tế, từ đó biết áp dụng tri thức Hoá học vào đời sống hàng ngày. • Rèn luyện cho người học khả năng thích nghi, chủ động, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu lao động, tinh thần tập thể, tinh thần cộng đồng, thói quen quan sát, phán xét, suy luận…hứng thú học tập. Đó cũng là tiền đề quan trọng để rèn luyện những phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội và mục têu của giáo dục. • Rèn luyện cách thức làm việc tập thể như có sự phân công công việc, nhiệm vụ, có người chỉ huy, điều khiển, có trao đổi bàn bạc, có kiểm tra đôn đốc… • Tạo điều kiện phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu. Giúp giáo viên phát hiện được những học sinh có năng khiếu Hoá học, say mê Hoá học.Từ đó bồi dưỡng những học sinh đó trở thành những học sinh giỏi. Đặc biệt phát hiện được năng lực của những học sinh có khả năng tổ chức hoạt động tập thể tốt để bồi dưỡng học sinh trở thành một cán bộ Đoàn, Đội xuất sắc. Như vậy, có thể nhận định, việc áp dụng mô hình STEM trong dạy học Hóa Học và phương pháp sử dụng trò chơi, lồng ghép các câu chuyện,câu thơ vui,…trong việc tổ chức các hoạt động dạy học Hóa Học sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc nâng cao 2
  5. năng lực học bộ môn Hóa Học, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hứng thú,…từ đó, vận dụng được các kiến thức đã lĩnh hội được vào thực tiễn. I.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay những sáng kiến kinh nghiệm về dạy học STEM ở môn Hóa học chưa nhiều và việc sử dụng trò chơi, lồng ghép những câu chuyện,câu thơ vui trong dạy học tại trường THPT Nho Quan A trong các tiết học Hóa còn hạn chế, thậm chí có giáo viên chưa từng biết và sử dụng. Qua tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương pháp trò chơi, câu chuyện, câu thơ trong dạy học Hóa Học, chúng tôi rút ra một số kết quả như sau: - Số lượng rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu. - Về hình thức tổ chức ít do đó học sinh ít được tham gia. - Về phía giáo viên: Các giáo viên đều cho rằng nếu được tổ chức thường xuyên, nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn sẽ nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, do nhiều lí do như: kinh phí, kinh nghiệm tổ chức…mà thực tế hiện nay chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. - Về phía học sinh. Các em đã tham gia đều cảm nhận được tác dụng của các trò chơi, các câu chuyện , câu thơ hay trong tiết dạy đem lại niềm vui, hứng thú học tập thêm yêu môn học, thấy mình mạnh dạn hơn … Khi được hỏi các em điều mong muốn mình sẽ được tham gia và muốn được thường xuyên học tập . Đối với dạy học chủ đề STEM, đa số GV còn thiếu hiểu biết về lĩnh vực này, cho rằng giáo dục STEM không quan trọng. Khi được yêu cầu dạy học theo chủ đề STEM, GV áp dụng còn đang rập khuôn, máy móc, chưa vận dụng linh hoạt. Đặc biệt, một số bước trong quá trình dạy học STEM thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả: - HS chưa biết cách tìm hiểu nội dung các chủ đề thông qua bộ câu hỏi định hướng hoặc đã biết cách nhưng việc tiếp thu và ghi nhớ còn chậm và chưa có phương pháp để nhớ nhanh, nhớ lâu. - HS chưa thực sự có hứng thú khi phải tự đi tìm hiểu các nội dung kiến thức bài học phục vụ cho việc học chủ đề STEM. - Sau khi HS báo cáo sản phẩm STEM, GV mặc định rằng tất cả các HS đã nắm vững kiến thức mà chưa có biện pháp củng cố giúp HS nhớ lâu kiến thức để làm tốt bài test về nội dung kiến thức bài học,… 3
  6. Với tất cả các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, nhóm tác giả chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “ Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa Học tại trường THPT Nho Quan A – Ninh Bình”. II. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu sáng kiến này được xác định là lồng ghép việc sử dụng trò chơi, cấu đó, câu chuyện, thơ vui hóa học,…vào quá trình dạy học các chủ đề STEM. Sáng kiến tiến hành lựa chọn một số chủ đề STEM đang được dạy tại nhà trường trong năm học 2020 - 2021 góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề STEM, giúp HS nâng cao chất lượng học bộ môn Hóa Học nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Nho Quan A. III. Đối tượng nghiên cứu HS lớp 11A, 11B, 12A, 12B, 12C - trường THPT Nho Quan A. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. - Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 4
  7. CHƯƠNG II: NỘI DUNG I. Giải pháp cũ thường làm Đa số các hoạt động tổ chức dạy học đều được thực hiện theo các phương pháp dạy học truyền thống. GV là người thuyết trình, diễn giải kho tàng tri thức, còn HS sẽ là lắng nghe, ghi chép và học thuộc. Giáo án dạy chương trình cũng được thiết kế theo một đường thẳng từ trên xuống. Nội dung giảng dạy theo tính truyền thống và mang đặc điểm về sự logic cao. Nhược điểm của cách dạy truyền thống là học sinh dễ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học cũng buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Bởi vì không có nhiều cơ hội thực hành, nên học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Chúng tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức của GV và HS về các PPDH mới: I.1.1. Về phía Giáo viên Để đánh giá thực trạng việc sử dụng mô hình giáo dục STEM và việc sử dụng trò chơi, câu chuyện, câu thơ trong dạy học Hóa Học tại trường THPT Nho Quan A, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, điều tra đa số giáo viên dạy các môn cho thấy: - Về mức độ hiểu biết về STEM: * Đa số GV chưa biết nhiều về STEM cũng như giáo dục STEM và không cho rằng giáo dục STEM là quan trọng. * GV ngại thiết kế các trò chơi, sưu tầm các câu chuyện, thơ vui,…về Hóa Học do không có thời gian và yếu về Công nghệ thông tin. - Về mức độ vận dụng các PPDH trong môn hóa học: chủ yếu GV sử dụng nhiều các PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại gợi mở . Đa số GV chưa thực sự quan tâm tới các PPDH hiện đại, một phần nhỏ GV thì đã áp dụng một số PPDH mới nhưng còn nhiều hạn chế. - Về mức độ vận dụng những kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn: Trong các bài học, GV rất ít chú trọng vận dụng những kiến thức để liên hệ và giải quyết các vấn đề thực tiễn, chỉ thỉnh thoảng liên hệ cho học sinh. Điều này có thể do thời gian trên lớp ít, kiến thức trong SGK còn nặng về lí thuyết. - Về mức độ kết nối kiến thức liên môn trong dạy học hóa học: Hầu hết GV rất ít khi kết nối các kiến thức từ các môn Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ trong quá trình dạy học môn Hóa học của mình . Đa số GV chỉ dạy 5
  8. đơn môn hoặc nếu tích hợp chủ yếu ở mức độ tích hợp lồng ghép. - Về mức độ tổ chức cho HS hợp tác để làm ra các sản phẩm trong quá trình học môn Hóa học: Đa số các GV chưa bao giờ tổ chức cho HS hợp tác để làm ra các sản phẩm trong quá trình học môn Hóa học, chỉ rất ít GV quan tâm tới điều này. I.1.2. Về phía học sinh Trước khi tiến hành áp dụng dạy học chủ đề STEM, dạy học bằng phương pháp sử dụng trò chơi, câu chuyện, câu thơ trong dạy học Hóa Học và dạy học lồng ghép sử dụng trò chơi, câu chuyện, câu thơ trong dạy chủ đề STEM, chúng tôi phát phiếu điều tra cho 183 học sinh thuộc các lớp 12A, 12B,12C, 11A, 11B - Trường THPT Nho Quan A, kết quả thu được như sau: Câu 1. Mức độ quan tâm của em đối với STEM, với việc sử dụng trò chơi, câu chuyện, câu thơ trong dạy học Hóa Học? Muốn học tập về STEM và được học Không Muốn tìm Muốn học bằng việc sử dụng Mức độ quan tâm hiểu tập trò chơi, câu chuyện, câu thơ trong dạy học Hóa Học SL 31 108 20 24 Ý kiến % 16,94% 59,02 10,93% 13,11% Câu 2. Em đã từng được học chủ đề STEM nào chưa? Em đã từng được học các tiết học Hóa Học có sử dụng trò chơi, câu chuyện, câu thơ,...chưa ? ĐÃ TỪNG ĐƯỢC HỌC CÁC TIẾT ĐÃ TỪNG ĐƯỢC HỌC CHỦ ĐỀ HỌC CÓ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI, CÂU HAY BÀI HỌC LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỆN, CÂU THƠ,… STEM Số lượng (HS) % 0 (0,00%) 40 21,86% Kết quả điều tra HS đều cho thấy đa số các em đều có quan tâm đến các phương pháp giáo dục mới (83,06 %) và mong muốn được học tập để phát triển năng lực của bản thân, tuy nhiên hầu như các em chưa được học chủ đề STEM nào và ít được tham dự các tiết học có sử dụng trò chơi, câu chuyện, câu thơ,... Kết luận: Kết quả điều tra đã phản ánh một thực trạng là: 6
  9. - Các GV đã nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục STEM và các năng lực đặc thù của HS, đặc biệt là NL GQVĐ & ST. Tuy nhiên, đa số GV đều chưa thật sự đầu tư tìm hiểu kỹ về STEM, cũng như chưa chú trọng việc phát triển NL GQVĐ & ST cho HS. - Các GV vẫn còn cảm thấy khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học của các phương pháp dạy học tích cực. Do đó, hiện tại đa số GV còn đang sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống. Điều này làm hạn chế khả năng chủ động lĩnh hội kiến thức, HS tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, không phát huy được năng lực của các em, dẫn tới hiệu quả của các giờ học không cao. - Đối với những HS đã từng được học các tiết học có sử dụng trò chơi, câu chuyện, câu thơ,...các em cảm thấy hứng thú với các tiết học, hiểu bài hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. - HS mong muốn được học các tiết học có kiến thức thực tiễn, vận dụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn và mong muốn được học các tiết học về STEM để phát huy các năng lực của bản thân. II. Giải pháp mới đề ra Từ những hạn chế của giải pháp cũ, chúng tôi nhận thấy muốn giải quyết được vấn đề nêu trên cần phải tập trung vào 3 vấn đề chính: - Xây dựng chủ đề STEM trong dạy học Hóa Học. - Sưu tầm các trò chơi, câu chuyện, câu thơ ,,, trong dạy dọc Hóa Học. - Lồng ghép phương pháp sử dụng các trò chơi, câu chuyện, câu thơ ,…trong quá trình dạy học theo chủ đề STEM. II.1. Các biện pháp chính cần thực hiện trong nội dung này II.1.1. Phương pháp phân tích, thu thập, nghiện cứu tài liệu II.1.1.1. Chủ đề STEM Hóa Học a. Nguyên tắc lựa chọn nội dung, cấu trúc xây dựng chủ đề STEM Để tổ chức được các hoạt động giáo dục có hiệu quả, mỗi chủ đề STEM cần phải được xây dựng theo 5 nguyên tắc sau: Bảng 1. Các nguyên tắc lựa chọn nội dung, cấu trúc xây dựng chủ đề STEM Nguyên Nội dung tắc 1 Chủ đề bài học STEM cần đề cập đến các vấn đề thực tiễn của địa phương 7
  10. 2 Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật 3 Thực hiện chủ đề STEM, đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và tạo ra sản phẩm, bao gồm cả thất bại 4 Tổ chức bài học STEM lôi cuốn HS vào hoạt động nhóm kiến tạo 5 Chủ đề STEM tiếp cận liên môn Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ và Toán phù hợp với trình độ nhận thức của HS b. Quy trình xây dựng chủ đề STEM Bước 1: Lựa chọn chủ đề Căn cứ vào 5 nguyên tắc trên để lựa chọn chủ đề dạy học STEM. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Sau khi chọn chủ đề, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, HS phải học được những kiến thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng chủ đề. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/ giải pháp giải quyết vấn đề Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/ sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/ sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/ giải pháp giải quyết vấn đề/ thiết kế mẫu sản phẩm. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực với 3 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành. Các hoạt động đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng). Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện chủ đề STEM, rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo. c. Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau: Hoạt động 1: Xác định vấn đề Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản phẩm là 8
  11. yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm. – Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu. – Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ... – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Bài ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ). – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ). Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ không còn các "tiết học" thông thường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó, học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tương ứng. – Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp. – Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết kế). – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới); Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân, nhóm); Báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ HS đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp 9
  12. Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý của các bạn và giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo đảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm. – Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế. – Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn thiện. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được lựa chọn/hoàn thiện. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu HS trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá. Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi. – Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế. – Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế; thử nghiệm và điều chỉnh. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật… đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp…); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. – Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu. – Nội dung: Trình bày và thảo luận. 10
  13. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật... đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, video, dung cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo…) theo các hình thức phù hợp (trưng bày, triển lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướng tiếp tục hoàn thiện. II.1.1.2. Các trò chơi, câu chuyện, câu thơ…trong dạy học Hóa Học TRÒ CHƠI II.1.1.2.1. Nghiên cứu các yêu cầu khi thiết kế trò chơi dạy học hóa học. a. Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học. - Khi thiết kế trò chơi dạy học phải căn cứ mục tiêu dạy học, yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản. Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung hóa học cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kỹ năng thực hành, vận dụng, luyện tập…) - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng hóa học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. b. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có sức hấp dẫn. - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. c. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện. Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường học tập. Phù hợp với trình độ, năng lực của từng lớp học.Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. Từ các nguyên tắc trên cho thấy, khi thiết kế trò chơi dạy học cần căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập,.. như vậy thì trò chơi mới có ý nghĩa thực tiễn. II.1.1.2.2. Nghiên cứu các quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi dạy học hóa học. Bước 1 : Xác định mục tiêu của trò chơi. 11
  14. Trước khi cho học sinh chơi bất kì một trò chơi nào, giáo viên cũng cần phải xác định rõ: dùng trò chơi này với mục đích gì? giới thiệu nội dung mới (gây hứng thú nhận thức) hay tìm hiểu tri thức (lĩnh hội tri thức mới) hay củng cố ôn tập. Trò chơi mang lại cho học sinh những kiến thức gì và hình thành những kĩ năng gì thông qua các hoạt động chơi? Từ mục tiêu của trò chơi kết hợp với mục tiêu của bài học cũng như các điều kiện khác để giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp. Bước 2: Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích trò chơi. a) Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Để cho trò chơi diễn ra thuận lợi thì giáo viên cần chuẩn bị một điều kiện chơi tốt.Sau khi đã chọn được trò chơi phù hợp thì người giáo viên cần: - Nghiên cứu kĩ luật chơi, cách tổ chức trò chơi: Xác định rõ những quy định với những người tham gia chơi là gì, vai trò của các thành viên tham gia chơi được xác định cụ thể. Tiến trình của trò chơi và những điều kiện, phương tiện cần thiết để trò chơi có thể thực hiện được. - Soạn giáo án, chuẩn bị địa điểm, điều kiện và phương tiện chơi. Giáo án do giáo viên thiết kế để sử dụng trò chơi phải được thể hiện bằng chuỗi các hoạt động tương ứng với tiến trình của hoạt động chơi của học sinh được chia thành những hành động cụ thể và xác định mục tiêu tương ứng. Trong tổ chức dạy học hóa học bằng cách sử dụng trò chơi, có thể phát sinh nhiều tình huống bất ngờ, giáo viên nên lường trước và có sự chuẩn bị để khắc phục, xử lí. b) Giới thiệu và giải thích trò chơi. Khi tiến hành tổ chức trò chơi, thông thường giáo viên thực hiện các bước như sau: - Giới thiệu trò chơi: giáo viên cần giới thiệu thật dí dỏm và hài hước tên gọi và ý nghĩa của trò chơi sao cho học sinh bị cuốn hút vào trò chơi ngay từ những giây phút đầu tiên. - Thời gian chơi: Tùy thuộc vào từng trò chơi mà giáo viên có thể thông báo thời gian chơi. Với những tiết dạy theo phân phối chương trình thì giáo viên cần thông báo trước lớp thời gian tiến hành cả trò chơi để tránh cho học sinh có tâm lí được chơi cả giờ học. Thông thường, một trò chơi trong một tiết học chỉ diễn ra trong vòng 5-10 phút, trừ những tiết luyện tập có thể nhiều hơn còn đối với việc xây dựng trò chơi cho một chủ đề thì thời gian có thể nhiều hơn. 12
  15. - Đội chơi: Sau khi giới thiệu trò chơi, giáo viên chọn đội chơi, đội trưởng của từng đội chơi. Việc lựa chọn đội chơi cho phù hợp cũng cần phải chú ý: giáo viên có thể chọn các em giơ tay cũng có thể tự mình gọi học sinh lên chơi (đối với những học sinh nhút nhát), và khi phân đội chơi giáo viên nên phân chia đều tránh tình trạng toàn học sinh giỏi nhận vào một đội, như thế trò chơi sẽ mất cân bằng và giảm đi phần kịch tính. - Luật chơi: Khi đã có đội chơi thì giáo viên phải giải thích rõ luật chơi cho học sinh. Công việc này có thể diễn ra theo rất nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn. Nếu như học sinh đã biết trò chơi và luật chơi thì chỉ cần nhắc lại là được. Nếu học sinh biết trò chơi nhưng chưa nắm vững luật và cách chơi thì giáo viên giới thiệu và giải thích cách chơi. Nếu như học sinh chưa biết trò chơi thì giáo viên cần giải thích tỉ mỉ, và có thể cho học sinh chơi thử để cho tất cả mọi người đều nắm rõ luật chơi. Giáo viên cần nhấn mạnh những hành động nào là phạm quy để các em nắm thật kĩ. Khi tổ chức trò chơi dạy học cho học sinh, học sinh thường muốn chơi ngay nên giáo viên không giải thích dài dòng mà giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu làm cho tất cả học sinh nắm rõ cách chơi.Khi giới thiệu và giải thích trò chơi phải hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích lệ được học sinh. Bước 3: Điều khiển trò chơi. Người điều khiển trò chơi cần thực hiện các công việc sau: lệnh cho phép trò chơi được bắt đầu, theo dõi và nắm vững các hoạt động chơi của cá nhân, nhóm tham gia chơi. Giảm hoặc tăng thời gian chơi.Thay đổi số lượng người chơi.Thay đổi yêu cầu hoặc cách chơi… Khi học sinh bắt đầu cuộc chơi thì người điều khiển trò chơi như một trọng tài thi đấu. Vì vậy người điều khiển trò chơi phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi và nắm chắc mọi chi tiết của cuộc chơi. Người điều khiển trò chơi thường là giáo viên, nhưng với các trò chơi có luật chơi đơn giản hoặc các trò chơi quen thuộc thì giáo viên nên để cho học sinh tự dẫn chương trình còn giáo viên thì đóng vai trò là cố vấn. Bước 4: Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi. Khi hết thời gian chơi giáo viên cần chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng đội chơi. Để đánh giá được thực chất cuộc chơi giáo viên phải thống kê những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội chơi trong đó đánh giá về mức độ và chất lượng hoàn thành 13
  16. công việc theo yêu cầu. Thời gian đội nào hoàn thành trước. Mức độ thực hiện kỉ luật trước, trong và sau khi chơi. Số lượng nhiều hay ít người vi phạm…Trên sự công bằng, khách quan, rõ ràng giáo viên đánh giá phần thắng, thua. Giáo viên nên chuẩn bị phần thưởng cho đội thắng cuộc: phần thưởng có thể là cho điểm, có thể là một hộp quà, một gói bánh ,.. chủ yếu là động viên và khích lệ học sinh. Bước 5: Thảo luận và rút ra kiến thức. Giáo viên cần khẳng định với học sinh mục đích của hoạt động chơi và đánh giá kết quả khi tổ chức trò chơi nhằm để: + Xem các hoạt động dạy và học đã đạt được những kết quả, hiệu quả tác động như thế nào đối với học sinh. Thông qua trò chơi HS thu nhận được những kiến thức gì? + Sử dụng kết quả đánh giá nhằm: Cải tiến phương pháp dạy học, xác định nhu cầu học tập mới, cổ vũ động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động… CÂU CHUYỆN, CÂU THƠ II.1.1.2.3. Nghiên cứu các yêu cầu khi sử dụng câu chuyện, câu thơ Sưu tầm, chọn lọc và sắp xếp những câu chuyện vui, các câu thơ liên quan đên môn hóa học đọc và hiểu sâu ý nghĩa của câu truyện đó a. Lồng ghép các câu chuyện đó vào bài giảng, yêu cầu học sinh viết các phương trình hóa học từ đó giúp học sinh hiểu xâu hơn kiến thức và nhớ được bài học. b. Cho học sinh tự chia nhóm rồi kể lại chuyện đồng thời viết phương trình hóa học trong các giờ thực hành, giờ luyện tập nhằm khắc xâu kiên thức. Sau đó hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập. c. Từ các tiết học trên hướng dẫn học sinh làm các bài tập liên quan đến kiến thức đã học từ đó tổng quát được khả năng nhận thức của từng học sinh và hiệu quả của bài học. II.1.1.2.4. Nghiên cứu các quy trình thực hiện khi tổ chức trong dạy học hóa học. Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim,…có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu… Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của trường và nâng cao hiệu quả trong giảng dạy với nội dung biện pháp này. II.1.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm II.1.2.1. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm 14
  17. Bước 1: Gặp mặt, trao đổi với BGH về mục đích của TNSP, tính đúng đắn và cần thiết của đề tài. Bước 2: Gặp gỡ và trao đổi với GV tham gia TNSP về các nội dung, cụ thể: - Mục đích của TNSP, tính đúng đắn và cần thiết của đề tài. - Chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện khác đảm bảo tiến hành TNSP đạt hiệu quả. - Tổ chức khảo sát GV và HS sau khi tiến hành TNSP. - Đánh giá kết quả TNSP: Để đánh giá NL GQVĐ&ST cho từng HS, GV cần căn cứ vào kết quả của việc đánh giá quá trình tham gia học tập thông qua các phiếu đánh giá tham gia học dự án của HS, các phiếu đánh giá tham gia học dự án của GV, phiếu đánh giá sản phẩm học dự án, kết quả của bài kiểm tra kiến thức sau khi học chủ đề STEM. II.1.2.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11, 12 trường THPT Nho Quan A được chia làm 2 nhóm: - Nhóm 1: + Nhóm lớp thực nghiệm: (TN1):12A (sĩ số 33) và (TN2):12B (sĩ số 30) + Nhóm lớp đối chứng (ĐC): 12C (sĩ số 30). - Nhóm 2: + Nhóm lớp thực nghiệm (TN): 11A (sĩ số 45) + Nhóm lớp đối chứng (ĐC): 11B (sĩ số 45) Mỗi cặp có trình độ tương đương giữa 2 nhóm. II.1.2.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã tiến hành TNSP trong năm học 2020 - 2021. * Ở nhóm 1: Lớp ĐC (12C): GV dạy học theo giáo án thường; Lớp TN1 (12B): GV dạy bài soạn chủ đề dạy học STEM. Lớp TN2 (12A): GV dạy bài soạn chủ đề dạy học STEM có sử dụng trò chơi, câu thơ,… * Ở nhóm 2: Lớp ĐC (11B): GV dạy học theo giáo án thường; Lớp TN (11A): GV dạy bài soạn có sử dụng trò chơi, câu chuyện, câu thơ,… 15
  18. II.1.2.4. Tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm - Kiểm tra: bài kiểm tra kiến thức được chấm theo thang điểm 10 kết hợp với đánh giá các tiêu chí NL GQVĐ&ST và đánh giá học dự án. - Sử dụng phép thống kê toán học để xử lý, phân tích kết quả TNSP; - So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài. II.2. Áp dụng sáng kiến Triển khai sáng kiến đến lớp 12A, 12B, 12C, 11A, 11B: để thực hiện nhiệm vụ này chúng tôi đã tiến hành thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Xây dựng ngân hàng câu hỏi, trò chơi, câu thơ, câu đố, câu chuyện hóa học. - Xây dựng ngân hàng câu hỏi trò chơi, bao gồm: + Trò chơi ô chữ + Ai là triệu phú + Con số may mắn + Ghép hình,… - Xây dựng ngân hàng câu thơ, câu đố, câu chuyện hóa học. Ngân hàng câu hỏi, trò chơi, câu thơ, câu đố, câu chuyện hóa học…mà chúng tôi xây dựng được thể hiện ở phần Phụ lục 1. 2. Thiết kế giáo án có sử dụng trò chơi, câu chuyện, thơ vui hóa học. Chúng tôi đã thiết kế giáo án Bài 40: “ Ancol” – Hóa Học lớp 11 – Ban cơ bản, có sử dụng câu chuyện “Rượu chống lửa- ông tổ của ngành cứu hỏa” cho phần khởi động và trò chơi ô chữ cho phần củng cố. Ngày soạn : Ngày dạy : ANCOL (Tiết 2) Tiết : 55 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: Biết được: - Tính chất vật lí: trạng thái, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol. Liên kết hiđro. - Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy- Tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). 2.Kỹ năng : - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và 16
  19. glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. 3.Thái độ: - Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về ancol vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người. 4. Năng lực : - Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; - Phát triển năng lực sáng tạo; - Năng lực tự học; năng lực hợp tác; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; - Năng lực thực hành hoá học; - Năng lực tính toán hóa học; - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. GV: - Hệ thống câu hỏi, bài tập có liên quan, phiếu học tập, máy chiếu. - Hóa chất: C2H5OH 96o, H2SO4 đặc, đá bọt, Na, glixerol, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH - Dụng cụ: ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ, đèn cồn, nút cao su, ống thủy tinh vuốt nhọn. 2. HS: - Chuẩn bị bài ở nhà trước. - Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan - SGK, vở ghi bài, giấy nháp... III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoat động 1: Khởi động (8 phút) Nội dung 1(3 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu về vai trò rượu (ancol) Câu chuyện về rượu RƯỢU CHỐNG LỬA - ÔNG TỔ CỦA NGÀNH CỨU HỎA Vào năm 1789 tại thành phố Torixenli xảy ra một vụ hỏa hoạn cả thành phố nằm trong biển lửa.Đội cứu hỏa của thành phố được huy động khẩn cấp. Trong lúc nguy nan bỗng tiến hét của đọi trưởng cứu hỏa vang lên” Hết nước” thật là khủng khiếp. Liệu thành phố Torixenli có bị hủy hoại chăng? May mà một thoáng lo âu, suy nghĩ đội trưởng cứu hỏa ra lẹnh đưa vòi cứu hỏa vào đây. Như một phép lạ trong chốc lát thành phố được cứu vớt. phép màu đó là gi vậy: Rượu Tại sao rượu có thể chống lửa là do ở Châu Âu vẫn có những hầm rượu lâu đời trong quá trình lên men rượu có phản ứng sau: C6H12O6→(men) C2H5OH+ CO2+H2O Sự có mặt của CO2 đã góp phần dập tắt lửa. Tù đó người ta dung CO2 cứu hỏa là vậy Nội dung 2:(5 phút) 17
  20. - Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. B1: GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cả lớp: GV tổ chức HS báo cáo về thực trạng sử dụng rượu mà HS đã chuẩn bị B2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập : Các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ : GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, chính xác hóa các kiến thức mà HS đã nêu. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút) (10 phút) B.TÍNH CHẤT VẬT LÍ Mục tiêu: I.Tính chất vật lý của ancol - Nêu được một số tính chất - Các ancol là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện vật lí của ancol, phenol (trạng thường .Nhiệt độ sôi , khối lượng riêng tăng theo thái, nhiệt độ sôi,khối lượng chiều tăng của phân tử khối riêng, khả năng tan trong 1. Khái niệm về liên kết hiđro. nước) - Liên kết giữa nguyên tử H mang một phần điện - Biết được nguyên nhân dẫn tích dương của nhóm –OH này khi ở gần nguyên tử đến nhiệt độ sôi của ancol cao O mang một phần điện tích âm của nhóm –OH kia và khả năng tan trong nước tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro: của ancol lớn Thí dụ: B1: GV giao nhiệm vụ cho - Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol: HS hoạt động cả lớp: nghiên O- H O- H O- H O- H cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1. R R R R B2: HS thực hiện nhiệm vụ - Giữa các phân tử ancol với nước. học tập O- H O- H O- H O- H B3: Báo cáo kết quả và thảo luận: R H R H HS xung phong trình bày kết 2. Ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật quả. lí.( của ancol) HS khác nghe, đánh giá, nhận - Tan nhiều trong nước. xét. - Có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon có cùng B4: Đánh giá kết quả thực phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó hiện nhiệm vụ : II. Tính chất vật lí của phenol: GV nhận xét về quá trình tnóng chảy0C. 43 thực hiện nhiệm vụ của HS, 0 tsôi C. 182 chính xác hóa các kiến thức Độ tan:g/100g 9,5g (250C) mà HS đã nêu. - Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng. - Rất độc, dây vào tay gây bỏng nặng. (20 phút) C.TÍNH CHẤT HÓA HỌC Mục tiêu: I.Tính chất hóa học của ancol - Biết dự đoán tính chất hóa 1. Phản ứng thế H của nhóm OH: học của ancol dựa vào đặc a) Tính chất chung của ancol: điểm cấu tạo của ancol - Tác dụng với kim loại kiềm ( Na, K) - Biết được tính chất hóa học Tổng quát: của ancol : Phản ứng thế H 2R(OH)z + 2zNa → 2R(ONa)z + zH2 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2