Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh" với mục tiêu lựa chọn những bài tập phù hợp để phát triển sức mạnh tốc độ cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 nhằm nâng cao thành tích chạy 100m.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Thể loại Số Nội dung Trang Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy GDTC của 1.4.1 9 trường THPT Tiên Du số 1 Vai trò và thực trạng công tác giảng dạy - huấn luyện 1.4.2 sức mạnh tốc độ trong chạy cự ly ngắn 100m cho đối 10 tượng nghiên cứu Thực trạng sử dụng bài tập nhằm phát triển Sức mạnh 1.4.3 12 tốc độ trong chạy cự ly ngắn 100m. Thực trạng sức mạnh tốc tộ chạy 100m của nam học 1.4.4 sinh đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 - 13 Tiên Du - Bắc Ninh (n = 14) Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độnhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m 2.2 57 cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số Biểu 1 - Tiên Du - Bắc Ninh bảng 2.3 Mối tương quan của các test trên đối tượng nghiên cứu 18 Kết quả xác định độ tin cậy của các test trên đối tượng 2.4 18 nghiên cứu Kế hoạch tập luyện ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 3.1 19 cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 - Tiên Du - Bắc Ninh. Kết quả so sánh các test kiểm tra của đối tượng nghiên 3.2 21 cứu trước thực nghiệm (n = 7) Kết quả so sánh các test kiểm tra của đối tượng nghiên 3.3 22 cứu sau thực nghiệm (n = 7) 3.1 So sánh thành tích 2 nhóm trước thực nghiệm 21 Biểu đồ 3.2 So sánh thành tích 2 nhóm sau thực nghiệm 22
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VIẾT TẮT Các chữ viết tắt: Giáo dục thể chất : GDTC Thể dục thể thao : TDTT Vận động viên : VĐV Huấn luyện viên : HLV Nhóm đối chứng : NĐC Nhóm thực nghiệm : NTN Các đơn vị đo lường viết tắt: Cetimet : Cm Kilôgam : Kg Giây :s
- PHỤ LỤC Trường THPT Tiên Du số 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bộ Môn: Thể Dục - GDQP&AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN (SỐ 1) Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy và huấn luyện đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 – Tiên Du – Bắc Ninh”. Chúng tôi rất mong được sự giúp đỡ của thầy (cô). Trước hết xin thầy (cô) cho biết một số thông tin về cá nhân: Họ và tên: .................................................................................. . Tuổi: ........................................................................................ Trình độ chuyên môn:.............................................................. Chức vụ:.............................Đơn vị công tác:............................ Thâm niên công tác:................................................................. Câu hỏi: Hiện nay thầy (cô) đang sử dụng những bài tập nào để phát triển sức mạnh tốc độ trong huấn luyện chạy cự ly ngắn 100m cho học sinh đội tuyển Điền kinh trong quá trình giảng dạy và huấn luyện (đánh dấu X vào ô mình lựa chọn)? STT Tên bài tập Đồng ý Không đồng ý 1 Xuất phát thấp 2 Chạy biến tốc 50m 3 Chạy 120m xuất phát cao 4 Nằm sấp chống đẩy 5 Tập đánh đích 6 Chạy trên đường thẳng quy định độ dài bước 7 Đi bước soạc Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy (cô)! Ngày ...........tháng...........năm 2022 Người được phỏng vấn
- Trường THPT Tiên Du số 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bộ Môn: Thể Dục - GDQP&AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN (SỐ 2) Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy và huấn luyện đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 - Tiên Du - Bắc Ninh”. Chúng tôi rất mong được sự giúp đỡ của thầy (cô). Trước hết xin thầy (cô) cho biết một số thông tin về cá nhân: Họ và tên: .................................................................................. . Tuổi: ........................................................................................ Trình độ chuyên môn:.............................................................. Chức vụ:.............................Đơn vị công tác:............................ Thâm niên công tác:................................................................. Câu hỏi: Theo thầy (cô) các bài tập nào dưới đây có hiệu quả trong việc phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 – Tiên Du – Bắc Ninh (đánh dấu X vào ô mình lựa chọn)? Không STT Tên bài tập Đồng ý đồng ý 1 Bật 5 cấp 2 Bật ôm gối 3 Bật cóc 4 Bật xa tại chỗ 5 Chạy 30m tốc độ cao 6 Chạy đạp sau 50m 7 Chạy biến tốc (100m nhanh - 100m chậm) x 3 vòng 8 Chạy xuất phát cao 60m - 80m 9 Chạy kéo lốp xe 10 Chạy kéo dây cao su 11 Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân 12 Gánh tạ 10kg tập cao đùi nhanh tại chỗ
- 13 Gánh tạ 20kg ngồi 1/2 14 Gánh tạ 40kg ngồi sâu. 15 Nhảy dây tốc độ 50 lần Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy (cô)! Ngày ...........tháng...........năm 2022 Người được phỏng vấn
- Trường THPT Tiên Du số 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bộ Môn: Thể Dục - GDQP& AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU PHỎNG VẤN (SỐ 3) Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy và huấn luyện đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du - Bắc Ninh”. Chúng tôi rất mong được sự giúp đỡ của thầy (cô). Trước hết xin thầy (cô) cho biết một số thông tin về cá nhân: Họ và tên: .................................................................................. . Tuổi: ........................................................................................ Trình độ chuyên môn:.............................................................. Chức vụ:.............................Đơn vị công tác:............................ Thâm niên công tác:................................................................. Xin thầy (cô) vui lòng cho biết, để đánh giá sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m, cần sử dụng các test nào dưới đây? 1 Bật xa tại chỗ (cm) 2 Chạy 30m tốc độ cao (s) 3 Chạy 100m xuất phát thấp (s) * Ý kiến khác: ....................................................................................................................... ................................................................................................................................. .......... Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy (cô)! Ngày ...........tháng...........năm 2022 Người được phỏng vấn
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1. Mục đích chọn sáng kiến 1 2. Tính mới của sáng kiến 2 3. Đóng góp của sáng kiến 2 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP 3 PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LY NGẮN 100M CHO NAM ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 1.1: Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3 1.2: Đặc điểm kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m. 4 1.3: Đặc điểm chung của trường THPT Tiên Du số 1 7 1.4: Thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm 9 nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam học sinh đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1. Chương 2. LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC 14 ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LY NGẮN 100M CHO NAM ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 2.1 . Xác định các nguyên tắc lựa chọn và xây dựng bài tập. 14 2.2. Kết quả lựa chọn các bài tập 14 2.3. Lựa chọn test đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 17 nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 - Tiên Du - Bắc Ninh. Chương 3. KIỂM CHỨNG TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA 19 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA. 3.1. Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các bài tập phát triển 19 sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 - Tiên Du - Bắc Ninh 3.2. Kiểm chứng đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập đã lựa chọn phát 20 triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 - Tiên Du - Bắc Ninh. Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23 1. Kết luận 23 2. Kiến nghị 23 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp cơ sở, đơn vị: Trường THPT Tiên Du số 1. Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành. 1. Tên sáng kiến: “ Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh”. 2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục thể chất 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Cần - Năm sinh: 26/02/1985 - Giới tính: Nữ - Trình độ đào tạo: Cử nhân - Cơ quan, đơn vị: Trường THPT Tiên Du số 1. - Điện thoại: 0982 199229 - Email: thicanbn1985@gmail.com 4. Các tài liệu kèm theo: Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện. Tiên Du, ngày 02 tháng 02 năm 2023 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Cần
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ “ Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/9/2022 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm : 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thành tích thể thao trong thi đấu. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến : 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: Đề tài đã nêu được thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong huấn luyện chạy cự ly ngắn 100m cho nam học sinh đội tuyển trường THPT Tiên Du số 1 – Tiên Du- Bắc Ninh. Sử dụng được các bài tập đánh giá sức mạnh tốc độ trong huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh đó là: Bài tập 1: Bật ôm gối Bài tập 2: Bật cóc Bài tập 3: Bật xa tại chỗ Bài tập 4: Chạy 30m tốc độ cao Bài tập 5: Chạy đạp sau 50m Bài tập 6: Chạy xuất phát cao 60m -80m Bài tập 7: Nhảy dây tốc độ 50 lần 7.2. Thuyết minh về phạm vi ứng dụng sáng kiến: Đề tài được ứng dụng trong một năm học. Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ còn có khả năng áp dụng cho các học sinh nam đội tuyển điền kinh. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Cần
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 ********** SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ THẨM ĐỊNH CẤP NGÀNH LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LY NGẮN 100M CHO NAM ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 - TỈNH BẮC NINH Họ tên : Nguyễn Thị Cần Đơn vị : Trường THPT Tiên Du số 1 Chức vụ : Gáo viên Bộ môn : Thể Dục - GDQP&AN Tiên Du, tháng 2 năm 2023
- 1 PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục thể chất học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất. Trong đó, điền kinh là môn thể thao đang được giảng dạy với nhiều nội dung như: chạy ngắn, chạy tiếp sức, chạy bền,.... Điền kinh đang bước tới sự phát triển cao về mọi mặt kỹ thuật, chiến thuật, thể lực cũng như tâm lý thi đấu cho các vận động viên (VĐV) ở tất cả các nội dung thi đấu, trong đó nội dung chạy cự ly ngắn luôn được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu. Các bài tập ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện chạy cự ly ngắn được nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện và ngày một phong phú hơn. Tập luyện và thi đấu điền kinh giúp cho con người phát triển toàn diện về các mặt thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động...). Chính vì sự toàn diện này mà điền kinh được coi là môn thể thao không thể thiếu được trong nội dung, phương tiện giáo dục thể chất trong các trường THPT, Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Trong những năm qua trường THPT Tiên Du số 1 đã tích cực tham gia thi đấu các giải TDTT dành cho học sinh ở rất nhiều nội dung, trong đó Điền kinh luôn được nhà trường quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, thành tích chạy 100m của đội tuyển Điền kinh là chưa cao đặc biệt là các học sinh nam. Thành tích chạy 100m chưa tốt phần lớn là do sức mạnh tốc độ khi chạy còn thiếu. Vì vậy cần lựa chọn những bài tập phù hợp để phát triển sức mạnh tốc độ cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1 nhằm nâng cao thành tích chạy 100m.
- 2 Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh”. 2. Tính mới của sáng kiến Giáo viên dạy thể dục- GDTC phải là người nhạy bén trong vịêc lựa chọn đội ngũ cán sự GDTC, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng có thể thay đổi đội ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớp trong tiết thể dục. Một yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốt các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự lớp đó là sự tin tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ huy của ban cán sự. Chính vì vậy người giáo viên nên định hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự để từ đó vai trò chỉ đạo của ban cán sự có hiệu quả cao. Thông qua kết quả nghiên cứu lựa chọn được một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn chạy ngắn phù hợp với học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông. 3. Đóng góp của sáng kiến Đề tài thành công góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, định hướng sự hình thành và phát triển khả năng phối hợp vận động toàn diện cho học sinh THPT. - Đánh giá được thực trạng công tác GDTC, thực trạng thành tích chạy cự ly ngắn 100m của nam đội tuyển điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- tỉnh Bắc Ninh. - Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài đã lựa chọn được 08 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- tỉnh Bắc Ninh, phát huy tác dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong Trường.
- 3 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LY NGẮN 100M CHO NAM ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 1.1. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Sức nhanh Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn: “Sức nhanh là một tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người xác định trực tiếp và chủ yếu tính chất nhanh của động tác, cũng như xác định thời gian của phản ứng vận động”. 1.1.2. Sức mạnh Theo Nôvicốp A.Đ, Matveép L.P, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn “Là khả năng của con người chống lại lực cản hoặc khắc phục một lực cản nào đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp” hoặc “là khả năng sinh lực lớn của cơ bắp để thực hiện các hoạt động khác nhau”. Sức mạnh là tiền đề cho sự phát triển của các tố chất thể lực khác. Trong quá trình phát triển sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập động lực trước. Sau đó mới đưa cái “hãm” tĩnh lực vào để nhằm phát triển khả năng tập chung, nỗ lực. Sức mạnh được chia ra làm các loại sau: - Sức mạnh đơn thuần là khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh. - Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh. - Sức mạnh bột phát là khả năng con người phát huy một lực lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Để so sánh sức mạnh của những người có trọng lượng cơ thể khác nhau, người ta thường sử dụng khái niệm sức mạnh tương đối và sức mạnh tuyệt đối. Trong đó, Sức mạnh tuyệt đối là khả năng sinh lực lớn nhất trong một động tác. Sức mạnh tương đối là sức mạnh của một Kilôgam (Kg) trọng lượng cơ thể (là tỷ số sức mạnh tuyệt đối trên Kg trọng lượng cơ thể).
- 4 1.1.3.Thể lực Thể lực là sức lực của con người. Chuẩn bị thể lực là hoạt động chuyên môn, nhằm chuẩn bị sức khỏe cho con người lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc và tham gia các hoạt động vận động khác để đáp ứng yêu cầu trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Thể lực chung của con người là quá trình phát triển toàn diện các tố chất thể lực (tố chất vận động) nhằm tạo nên những tiền đề chung rộng rãi làm cơ sở để con người thực hiện các yêu cầu của xã hội một cách có hiệu quả nhất, làm nền móng cho sự phát triển cân đối cơ thể, góp phần đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ 5 mặt: đức; trí; thể ; mỹ và lao động. Thể lực chuyên môn của con người là quá trình phát triển các tố chất thể lực đáp ứng được yêu cầu của một hoạt động vận động chuyên môn nào đó như: bóng đá; điền kinh, bơi lội....Thể lực chuyên môn phát triển và hoàn thiện trên nền móng của thể lực chung. 1.2. Đặc điểm kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m. Chạy cự ly ngắn được chia một cách quy ước thành 4 giai đoạn: Xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. * Giai đoạn xuất phát: Trong chạy ngắn người ta áp dụng cách xuất phát thấp vì kỹ thuật này giúp vận động viên bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong khoảng thời gian ngắn. Để xuất phát nhanh người ta sử dụng bàn đạp xuất phát. Bàn đạp xuất phát bảo đảm cho vận động viên có điểm tỳ vững chắc để đạp sau, sự ổn định khi đặt chân. Theo hiệu lệnh “vào chỗ”, VĐV chạy tiến ra trước 2 bàn đạp, ngồi xuống và chống tay về phía trước vạch xuất phát. Từ tư thế này VĐV chuyển từ phía trước ra phía sau, lần lượt tỳ bàn chân lên mặt tựa bàn đạp trước rồi đến bàn đạp sau. Hai mũi giầy chạm mặt đường hoặc 2 đinh đầu tiên tỳ xuống mặt đường. Sau khi hạ gối xuống, VĐV thu 2 tay về và đặt xuống sát sau vạch xuất phát. Lúc này giữa ngón tay cái và các ngón tay còn lại để sát nhau tạo thành vòm, 2 tay duỗi thẳng tự nhiên, chống tỳ trên mặt đất bằng độ rộng bằng vai, thân trên
- 5 thẳng, đầu duỗi thẳng so với thân trên và trọng lượng cơ thể được phân đều giữa 2 tay, chân chống trước và đầu gối chân sau. Theo lệnh “sẵn sàng”, VĐV hơi duỗi chân, gối chân đặt sau tách khỏi mặt đường làm trọng tâm hơi chuyển lên trên và ra trước. Lúc này trọng lượng cơ thể dồn lên 2 tay và chân chống trước. Song hình chiếu của trọng tâm cơ thể trên đất phải cách vạch xuất phát từ 15 - 20cm. Hai đế giầy tỳ sát vào mặt tựa bàn đạp, vùng hông nâng cao hơn vai 10 - 20cm và lúc này 2 cẳng chân hầu như song song với nhau. Trong tư thế “sẵn sàng”, điều cần lưu ý là không nên dồn trọng lượng cơ thể lên hai tay vì điều này làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành xuất phát thấp. Trong tư thế “sẵn sàng” góc gấp thân ở khớp gối có vai trò quan trọng. Việc tăng góc này (trong thời hạn nào đó) tạo điều kiện cho đạp sau nhanh hơn. Trong tư thế sẵn sàng xuất phát góc tối ưu giữa đùi và cẳng chân tỳ trên mặt bàn đạp trước khoảng 95 - 1050, của chân tỳ trên mặt bàn đạp sau khoảng 115 - 1380. Góc giữa thân trên và đùi thân trước khoảng 19 - 230. Trong tư thế “sẵn sàng”, VĐV không nên quá căng thẳng, gò bó điều quan trọng là lúc này tập trung chú ý đợi tín hiệu xuất phát. Khi nghe súng nổ (hay các tín hiệu xuất phát khác) các VĐV phải đột ngột lao nhanh về trước. Động tác này được bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân và đánh tay nhanh. Đạp sau vào mặt tựa bàn đạp xuất phát được thực hiện đồng thời bằng cả 2 chân nhằm tạo áp lực lớn lên mặt tựa để đẩy cơ thể lao nhanh về trước. Song thời gian đạp bằng 2 chân rất ngắn, chân sau chỉ hơi duỗi và sau đó đưa đùi về phía trước, trong khi đó chân trước đột ngột duỗi thẳng ở tất cả các khớp. Trong bước đầu tiên góc đạp sau từ bàn đạp của những VĐV chạy ngắn cấp cao từ khoảng 42 - 500 đùi chân lăng tạo với thân trên một góc gần 300. Tư thế nêu trên giúp cho lực đạp sau đẩy cơ thể về phía trước nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho đạp sau mạnh và giữ được độ nghiêng của cơ thể trong bước chạy đầu tiên. * Giai đoạn chạy lao sau xuất phát.
- 6 Để đạt được thành tích trong chạy ngắn, điều rất quan trọng trong xuất phát là nhanh chóng đạt được tốc độ gần cực đại trong giai đoạn chạy lao. Thực hiện đúng và nhanh các bước chạy từ lúc xuất phát phụ thuộc vào độ lao của cơ thể dưới một góc nhọn so với mặt đường, cũng như vào sức mạnh, sức nhanh của VĐV. Bước đầu tiên được kết thúc bằng việc duỗi thẳng hoàn toàn của chân đạp sau khỏi bàn đạp trước và việc nâng đùi đồng thời của chân bên kia. Trong một vài bước đầu tiên, VĐV đặt chân trên đường ở phía sau hình chiếu của tổng trọng tâm thân thể. Ở những bước tiếp theo, chân đặt trên hình chiếu của tổng trọng tâm và sau đó thì đặt chân ở phía trước hình chiếu của tổng trọng tâm. Cùng với việc tăng tốc độ, nghiêng thân trên về trước của VĐV giảm đi và kỹ thuật chạy lao chuyển dần sang kỹ thuật chạy giữa quãng. Tốc độ chạy lao sau xuất phát được tăng lên chủ yếu do tăng độ dài bước chạy và một phần không nhiều do tăng tần số bước. Việc tăng độ dài bước chủ yếu đến bước thứ tám - thứ mười. Cùng với việc tăng tốc độ di chuyển của cơ thể, thời gian bay trên không tăng lên và thời gian tiếp đất giảm đi. Ở những bước đầu tiên sau xuất phát, hai bàn chân đặt xuống đường hơi tách rộng so với chạy giữa quãng. Sau đó cùng với việc tăng tốc độ, hai chân đặt gần hơn đến giữa đường. * Giai đoạn chạy giữa quãng. Khi đạt được tốc độ cao nhất, thân trên của VĐV chạy hơi đổ về trước. Trong một bước chạy độ nghiêng của thân trên có thể thay đổi. Lúc đạp sau, độ nghiêng thân trên tăng lên còn trong pha bay thì giảm đi. Trong lúc bay, đùi hoạt động càng nhanh càng tốt. Chân chống tựa khi kết thúc đạp sau, theo quán tính hơi đưa ra sau - lên trên, sau đó chân được gấp lại ở khớp gối và bắt đầu chuyển nhanh đùi về trước. Để giảm tác động kìm hãm tốc độ khi đặt chân trên đường, chân tiếp xúc đất ở phần trước bàn chân. Khi chạy giữa quãng, các bước chạy được thực hiện thường không bằng nhau, do bước của chân khỏe thường dài hơn. Để chạy có nhịp điệu và tốc độ
- 7 đều hơn, nên tập để có được độ dài bước như nhau của mỗi chân bằng cách lưu ý phát triển sức mạnh cơ chân yếu. Khi chạy trên đoạn đường thẳng cần đặt mũi chân thẳng về trước. Việc xoay mũi chân ra ngoài gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả đạp sau. Tay đánh về trước hơi đưa vào trong còn khi ra sau thì hơi ra ngoài. Góc gập của tay ở khớp khuỷu không cố định, khi đánh ra trước gấp lại nhiều, khi đưa xuống dưới - ra sau thì hơi duỗi ra. Kỹ thuật chạy ngắn sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như VĐV không biết thả lỏng những nhóm cơ khi nó không cần tham gia tích cực vào hoạt động. Kết quả phát triển tốc độ chạy ở mức độ đáng kể phụ thuộc vào việc biết chạy nhẹ nhàng, thả lỏng và không có những căng thẳng thừa của VĐV. * Giai đoạn về đích. Tốc độ chạy cực đại cần được duy trì cho tới cuối cự ly, song ở khoảng 15m - 20m cuối cùng, tốc độ thường giảm đi từ 3 - 8%. Chạy được kết thúc khi VĐV dùng thân trên chạm vào mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường đích. Để nhanh chóng chạm vào dây đích được kéo căng ở độ cao ngang ngực, ở bước chạy cuối cùng VĐV cần thực hiện động tác gập thân trên đột ngột về trước để chạm ngực vào dây đích. Người ta còn áp dụng cả phương pháp vừa gập thân trên vừa xoay để một bên vai chạm vào dây đích. Sau khi chạm đích, để khỏi ngã VĐV cần đặt nhanh chân lăng xa về phía trước để giữ thăng bằng. Kỹ thuật chạm đích tốt giúp VĐV chạm giây đích sớm hơn khi có hai hoặc nhiều đối thủ ngang nhau muốn tăng thứ hạng nhất. Song, nếu không quen hoặc kỹ thuật chưa thuần thục thì nên chạy qua đích với toàn bộ tốc độ mà không cần nghĩ tới việc thực hiện động tác về đích. 1.3. Đặc điểm của nhà trường 1.3.1. Thuận lợi + Về đội ngũ: Trường THPT Tiên Du số 1 có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, nhiều giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm; đội ngũ giáo viên trẻ giàu nhiệt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của học sinh 11 trường THPT Đào Duy Từ
12 p | 151 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 184 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam và sự vận dụng vaò giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường THPT
54 p | 33 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học STEM trong giảng dạy môn Công nghệ
79 p | 19 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học chương Halogen, chương Oxi – Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 THPT nhằm nâng cao hứng thú cho người học và chất lượng dạy học Hóa học
59 p | 12 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ trong giai đoạn về đích 100m cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
47 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xác định và lựa chọn một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 11 Trường THPT Yên Khánh A
17 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10
13 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
14 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh trên địa bàn Thị xã Thái Hoà
113 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay môn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
31 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn