intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 THPT

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

51
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh nữ THPT và những đặc điểm của phương pháp sử dụng trò chơi vận động GDTC trong trường học. Đề tài sẽ tiến hành lựa chọn những trò chơi vận động hiệu quả cao trong giáo dục sức bền cho học sinh nữ góp phần nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh nữ trong nhà trường phổ thông. Lựa chọn được những trò chơi nhằm hình thành động cơ tập luyện TDTT, giữ gìn sức khỏe, góp phần hình thành và ý thức xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh phù hợp với tiêu chuẩn con người phát triển toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 THPT

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Từ lâu thể thao đã trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, gắn liền với sự hình thành và phát triển của con người. Góp phần giáo dục con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng hình thành tính tổ chức, kỉ luật, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường tráng. Bác Hồ đã từng nói “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khỏe mạnh là góp phần làm cho đất nước mạnh khỏe…”. Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai Đất nước, quyết định đến toàn vận mạnh của Đất nước được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Một nền tảng có sự đóng góp hết sức quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đó là GDTC trong nhà trường. Đây chính là lực lượng nòng cốt cho một xã hội đang phát triển. Do vậy ngay từ lứa tuổi thiếu nhi, các em phải phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất, trong sáng về tinh thần để phát triển về trí tuệ. Đây là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động bảo vệ Tổ Quốc: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Với mục tiêu của nhà nước dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa là đào tạo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Khoa học đã chứng minh, lứa tuổi học đường là lứa tuổi thuận lợi nhất phát triển kỹ năng, kỹ xảo cơ bản của học sinh trong lĩnh vực GDTC. Ngoài ra còn phải phát triển các tố chất thể lực mà đa phần trong các trường phổ thông 1
  2. chưa chú trọng đến việc phát triển thể chất của các em học sinh đặc biệt là các em học sinh nữ. Vì vậy trong nhà trường cần phải đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của các em học sinh đặc biệt là các em học sinh nữ. Đó cũng là một phần không thể thiếu trong công tác giáo dục phát triển toàn diện thanh thiếu niên. Ở đây tôi muốn đề cập đến vấn đề GDTC trong các THPT. Đó là việc sử dụng các phương pháp giáo dục tố chất vận động cơ bản cho học sinh. Các bài tập thể lực có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục năng lực vận động cho lứa tuổi này. Bài tập phát triển thể chất chỉ đạt được hiệu quả khi người tập có tinh thần tự giác, tích cực, sử dụng lượng vận động mà tính hợp lý trong suốt quá trình tổ chức tập luyện. Một trong những bài tập mang lại hiệu quả cao nhất là sử dụng bài tập trò chơi vận động trong giáo dục tố chất thể lực cơ bản. Các trò chơi vận động được sử dụng trong quá trình GDTC đều mang tính mục đích rõ ràng, nó cho phép hoàn thiện các năng lực vận động của các học sinh, tạo cho học sinh có hứng thú và thực hiện bài tập. Trong quá trình chơi và tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thiện nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên giúp đỡ cá nhân hoàn thiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy: Tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể… được hình thành. Cùng trong quá trình chơi đã xây dựng cho học sinh tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỉ luật, sự sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi chơi người tham gia phải hết sức tự giác và chủ động, đây là một yếu tố rất quan trọng trong công tác GDTC cho học sinh. Hơn nữa, trong quá trình tham gia trò chơi, học sinh biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, niềm vui khi thắng lợi, buồn khi thất bại…. Vì tập thể mà các em học sinh phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đội trong đó có bản thân mình. Mỗi trò chơi thường có những qui tắc và luật lệ nhất định, cách thức để đạt được đích rất đa dạng. Trong đó bản thân trò chơi lại mang tính thi đua, sự tự giác và tính cảm xúc cao. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung trí thông 2
  3. minh, sự sáng tạo của mình. Đó là những đặc tính hết sức thuận lợi cho việc GDTC nâng cao sức bền cho học sinh và đặc biệt là học sinh nữ mà chỉ trong trò chơi vận động mới có thể có được. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 Trung học phổ thông” 2. TÊN SÁNG KIẾN: Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 Trung Học PhổThông. 3. TÊN TÁC GIẢ: - Họ và tên: ĐINH THỊ HƯƠNG THU - Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Thị Giang – Đại Đồng – Vĩnh Tường – Vĩnh phúc. - Số điện thoại: 0979024240 E_mail: dinhhuongthuntg@gmail.com 4. CHỦ ĐẦU TƯ: Đinh Thị Hương Thu giáo viên giảng dạy môn thể dục trường THPT Nguyễn Thị Giang. 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG: Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang 6. NGÀY ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT 7.1. Thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu. Nhiệm vụ cơ bản mang tính chiến lược của TDTT là phát triển cân đối hình thái, chức năng cơ thể con người, bảo vệ tăng cường sức khỏe của nhân 3
  4. dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Đồng thời hình thành cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong cuộc sống và trong thể thao, giữ gìn vệ sinh, góp phần vào giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí xã hội. Làm cho đội ngũ thanh niên dần trở thành đội ngũ đắc lực xây dựng Đất nước và bảo vệ Tổ Quốc. GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa. GDTC khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện, tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng những tài năng thể thao. Ngoài ra GDTC còn tác dụng tích cực đới với sự hoàn thiện cá tính, nhân cách và thể chất của học sinh nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho công cuộc “công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đất nước”, “giữ vững an ninh quốc phòng”. Trong giai đoạn hiện nay GDTC là một nội dung bắt buộc đối với học sinh được thực hiện trong hệ giáo dục. Mục tiêu quan trọng của GDTC trong trường học gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục – Đào tạo theo tinh thần của nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII… “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động trí thức, tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động và sáng tạo” như lời Bác Hồ dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. 7.1.1. GDTC THPT và vấn đề vận dụng trò chơi vận động cho học sinh nữ khối 10 trong các trường phổ thông hiện nay Một số nhà tâm lý học cho rằng “Học sinh Trung học phổ thông là một giai đoạn phát triển của đời người” và “Học sinh Trung học phổ thông là một chỉnh thể, một thể thực hồn nhiên đang phát triển”. Hiện nay, GDTC cho học sinh nữ ở các trường THPT gặp nhiều khó khăn do lực lượng cán bộ giảng dạy thiếu, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy không đảm bảo. Trong khi đó ở lứa tuổi này hoạt động học tập vui chơi của các em chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Thực tế việc học tập văn hóa của các em diễn ra liên miên, tạo cho các em mệt mỏi chán nản. Do đó các em cần được tạo điều kiện để có thể lĩnh hội vốn văn 4
  5. hóa truyền thồng của dân tộc và nhân loại làm phong phú thêm vốn tri thức của mình. Để đảm bảo cho quá trình GDTC cho các em học sinh nữ khối 10 THPT có khả năng đạt kết quả cao thì nội dung của nó cần phải thể hiện hoàn chỉnh vốn tri thức sau: + Hệ thống tri thức hiểu biết về tác dụng phong phú của thiên nhiên tốt cho việc nâng cao và bảo vệ sức khỏe (không khí, ánh sáng, nước…). + Hệ thống tri thức cơ bản về vệ sinh (chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, lao động…). + Hệ thống tri thức cơ bản về phòng bệnh và chữa bệnh (cận thị, viễn thị, cong vẹo cột sống…). + Hệ thống cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cơ bản tự nhiên trong cuộc sống. Trong đó hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT và trò chơi có ý nghĩa to lớn. Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu thông qua trò chơi học sinh được chuẩn bị từng bước để đi vào cuộc sống, làm chủ xã hội. Xét từ góc độ sư phạm, giáo dục trò chơi là một nội dung quan trọng, thực hiện chức năng chuẩn bị thế hệ trẻ cho mỗi xã hội. Do đó không thể đối lập hay tách rời giữa việc học và chơi của các em. Ở Việt Nam từ những năm 60 đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi cho các em học sinh nữ THPT: Trò chơi vui khỏe (quản tập 1962); Một trăm trò chơi khỏe (Phạm Tiến Bình 1985); Trò chơi rèn luyện (Hoàng Đao Thúy 1975); Trò chơi thi đấu giải (Trịnh Trung Hiếu, Dương Nghiệp Chí 1986); Trò chơi phân vai theo chủ đề (Lê Minh Thuận 1989); Những chìa khóa để vào nhân cách (NXB giáo dục 1989). Hiện nay, điều kiện vui chơi giải trí của các em còn thiếu thốn, hầu như không có thời gian để chơi (ngay cả trong trường học). Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ vui chơi còn nhiều hạn chế. Các em thường chơi tùy hứng ít 5
  6. được hướng dẫn, tổ chức hợp lý. Ngoài ra các em (nhất là các em nông thôn) sống trong điều kiện thiếu thốn về thời gian, đời sống gia đình còn nhiều khó khăn, bận rộn về công việc nên vui chơi rất hạn chế. Ngay cả các trò chơi trên lớp giáo viên cũng ít sử dụng, nội dung còn nghèo nàn do thiếu kiên thức về trò chơi. Từ thực trạng trên, nghiên cứu lựa chọn áp dụng các trò chơi vận động cho các em học sinh nữ khối 10 THPT là hết sức cần thiết. Mục đích của đề tài này là khai thác hiệu quả nội dung tổ chức các trò chơi vận động để phát triển thể chất cho các em ngay từ lúc bắt đầu bước chân vào cấp học THPT để phát triển thể chất cho các em đa dạng hóa loại hình TDTT trong Nhà trường. Thực hiện tốt luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam được Quốc Hội thông qua tháng 7/1991 để thực hiện chiến lược con người của Đảng và Nhà nước, di chúc của Hồ Chủ Tịch “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết” . 7.1.2. Đặc điểm phân loại và phương pháp giảng dạy trò chơi cho các em học sinh nữ khối 10 THPT. Hầu hết các trò chơi vận động được sử dụng trong GDTC cho học sinh nữ khối 10 THPT đều mang sẵn tính mục đích rõ ràng. Trong quá trình tham gia trò chơi học sinh tiếp xúc với nhau…từ đó tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể được hình thành. Cũng trong quá trình đó xây dựng cho học sinh phong cách khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỉ luật, sáng tạo góp phần vào giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách học sinh. Có thể nói: “Trò chơi mang tính tư tưởng cao”. Trong quá trình chơi các em bộc lộ tình cảm rất rõ ràng như: Vui mừng khi thắng, buồn khi thua… vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng đem lại thắng lợi cho đội, trong đó có bản thân mình. Đây là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi vận động. Do sự đa dạng và phong phú các trò chơi nên việc phân loại phức tạp và khó khăn. Người ta chia toàn bộ thể thao thành 3 nhóm chính: Trò chơi sáng tao, 6
  7. trò chơi vận động và trò chơi thể thao. Ở đây do điều kiện thời gian tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu nhóm trò chơi vận động. Dưới đây là một số cách phân loại: + Phân loại căn cứ vào những động tác cơ bản trong quá trình chơi một trò chơi như: Chạy, nhảy, mang, vác, leo trèo… và những trò chơi phối hợp hai hay nhiều động tác trên. Mục đích của cách phân loại này để người dạy dễ dàng chọn lọc và sử dụng những kỹ năng vận động cơ bản của học sinh. + Phân loại căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình chơi như : Các trò chơi rèn luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo. Tuy nhiên cách phân loại này không chính xác bởi vì một trò chơi không rèn luyện một tố chất cơ bản, mà có khi còn rèn luyện hai, ba, bốn tố chất. Do đó cách phân loại này thường được dùng cho huấn luyện viên thể thao. + Phân loại căn cứ vào khối lượng vận động: Một trò chơi có lượng vận động không đáng kể được sắp xếp vào loại trò chơi giải trí, trò chơi tĩnh (như: “Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn…”). Một trò chơi lượng vận động trung bình xếp vào loại trò chơi động (chạy tiếp sức, người thừa thứ ba, kéo co…). Tuy nhiên cách phân loại này nhiều khi cũng không chính xác do cách thức tổ chức và tài nghệ điều khiển của người giáo viên. + Phân loại theo cách chia trò chơi ra làm 2 nhóm chính và phụ, trò chơi chia đôi và không chia đôi, một nhóm chuyển tiếp ở giữa. Trò chơi không chia đôi có thể phân ra làm hai loại: Có người điều khiển và không người điều khiển. Trò chơi chia đôi được tiến hành trong điều kiện số người trong đội là ngang bằng nhau. Để giảng dạy trò chơi cho học sinh, công việc đầu tiên của giáo viên là phải lựa chọn trò chơi, khi lựa chọn giáo viên phải chú ý đến sức khỏe cho học sinh, giáo viên phải xác định mục đích và yêu cầu rõ ràng. Sau khi lựa chọn được trò chơi, giáo viên phải biên soạn thành giáo án giảng dạy. Từng bước dạy cho các em từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ thụ động đến tích cực, sáng tạo trong khuôn khổ các qui tắc và điều luật. 7
  8. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị phương tiện phục vụ cho giảng dạy và chuẩn bị chọn địa điểm vui chơi và cuối cùng là tổ chức cho học sinh vui chơi. Công việc tổ chức được qui định trong một số nhiệm vụ: Tập hợp học sinh theo đội hình, phân chia đội, chọn chỗ giáo viên thích hợp để giải thích và điều khiển trò chơi, chọn đội trưởng cho từng đội hoặc phân vai trong khi chơi… Tùy theo tính chất của trò chơi, giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo hình thức khác nhau. Tuy nhiên phải tuân thủ qui tắc là làm sao cho học sinh phải nghe rõ lời giáo viên nói, nhìn rõ giáo viên làm mẫu, giáo viên phải quan sát được toàn bộ học sinh và tiến trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở tiến trình của cuộc chơi. Thực tế, phần lớn học sinh, khi được tổ chức chơi các em thường muốn được chơi ngay, nhất là các trò chơi các em đã được biết trước. Sau khi giáo viên nêu tên trò chơi, các em đã biểu lộ tình cảm ngay như: Reo hò, hưởng ứng hoặc không đồng ý chơi trò chơi đó… Dù ở trong trường hợp nào các em cũng không thích giải thích dài dòng. Do đó, khi tổ chức chơi, giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, nhưng tất cả các học sinh đều nghe được và nắm được cách chơi. Việc giới thiệu và giải thích trò chơi hấp dẫn là nghệ thuật của giáo viên để lôi cuốn học sinh tham gia nhiệt tình. Vì vậy mỗi giáo viên đều phải tích lũy kinh nghiệm không nên coi thường khâu giới thiệu và tổ chức trò chơi. Khi các em chơi người giáo viên đóng vai trò là một trọng tài trong một trận thi đấu. Giải thích những tình huống phạm luật, thống kê điểm thắng thua, giải quyết khiếu nại… đều do người điều khiển quyết định. Khi điều khiển trò chơi giáo viên cần chú ý bảo hiểm cho các em phòng ngừa chấn thương xảy ra. Cần nhắc nhở giáo dục ý thức kỉ luật và đạo đức trong thể thao cho các em. Sau mỗi lần tổ chức giáo viên cần phải nhận xét, đánh giá kết quả cuộc chơi. Để đánh giá đúng thực chất kết quả trò chơi, giáo viên phải thống kê 8
  9. những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội. Dựa vào yêu cầu, nội qui của trò chơi giáo viên đưa ra kết quả thắng thua rõ ràng, công bằng và chính xác. Có thể nói điều khiển tiến trình cuộc chơi sao cho sôi nổi nhiệt tình đó là nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên. Chỉ có lòng yêu nghề, yêu trẻ, sự ham học hỏi, nghiên cứu sâu và hoàn thiện, thì việc GDTC mới đạt hiệu quả và đạt chất lượng cao. 7.2. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức tiến hành nghiên cứu. 7.2.1. Mục đích nghiên cứu. - Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh nữ THPT và những đặc điểm của phương pháp sử dụng trò chơi vận động GDTC trong trường học. Đề tài sẽ tiến hành lựa chọn những trò chơi vận động hiệu quả cao trong giáo dục sức bền cho học sinh nữ góp phần nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh nữ trong nhà trường phổ thông. - Lựa chọn được những trò chơi nhằm hình thành động cơ tập luyện TDTT, giữ gìn sức khỏe, góp phần hình thành và ý thức xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh phù hợp với tiêu chuẩn con người phát triển toàn diện. 7.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu đề tài đưa ra ba nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền chung cho học sinh nữ khối 10 trường THPT. Nhiệm vụ 3: Đề xuất các biện pháp định hướng nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang nói riêng và cho học sinh nữ khối 10 THPT trong toàn tỉnh nói chung. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài: 9
  10. Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu sau: 7.2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. Phương pháp này để tổng hợp những tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu tình phát triển TDTT nói chung và phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang nói riêng. Các tư liệu có liên quan nhằm mở rộng thêm kiến thức lý luận, tâm sinh lý, phương pháp giáo dục… Đặc biệt là tìm hiểu sâu về các bài tập phát triển sức bền và những yếu tố tác động đến hiệu quả các bài tập nhằm này cùng với các phương pháp, phương tiện luyện tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục sức bền. 7.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn là phương pháp thu thập và xử lý thông tin ban đầu từ ý kiến người khác. Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khoa học. Bằng phương pháp này, người ta có thể xác định hiện trạng vấn đề và hình thành giả thiết khoa học. Phỏng vấn cho phép thu thập những thông tin cơ bản, khái quát vấn đề nghiên cứu mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tham khảo tài liệu. Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp những giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy ở trường THPT. Những ý kiến này giúp khẳng định được hướng giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. 7.2.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Đề tài đã tiến hành thực nghiệm trên các nhóm đối tượng là các em học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang. Sau khi đã đề suất một số trò chơi trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xác định hiệu quả của các trò chơi này. Phương pháp thực nghiệm được áp dụng là thực nghiệm song song và đối tượng nghiên cứu được lựa chọn chia làm hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. 10
  11. 7.2.3.4. Phương pháp toán học thống kê. Khi đã thu được số liệu đề tài đã sử dụng toán học thông kê để sử lý và áp dụng công thức sau: n Số trung bình: x  1i xi n Độ lệch chuẩn:   2 Độ tin cậy: XA  XB t  A2  B2  nA nB Trong đó: n: Tập hợp các cá thể i: Cá thể thứ i xi: Giá trị cá thể thứ i 7.2.4. Tổ chức nghiên cứu 7.2.4.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019 7.2.4.2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang. 7.2.4.3. Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Nguyễn Thị Giang – Đại Đồng – Vĩnh Tường – Vĩnh phúc. 7.2.4.3. Trang thiết bị dụng cụ nghiên cứu được sử dụng: - Thước dây: 2 chiếc. 11
  12. - Đồng hồ bấm giờ: 2 chiếc. - Còi: 2 chiếc. - Cờ: 4 chiếc. - Bóng: 4 quả - Dây kéo co. 7.3. Phân tích kết quả nghiên cứu. 7.3.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang. Trò chơi vận động là một hoạt động giúp cho người chơi nhanh chóng hoàn thiện các năng lực vận động và phát triển các tố chất thể lực. Trò chơi được sử dụng đạt hiệu quả cao do có tính lôi cuốn mạnh mẽ, người chơi tự giác, tích cực, hứng thú tập chung với ý thức cao. Mỗi một trò chơi có tác dụng, ý nghĩa giáo dục khác nhau, chính vì vậy việc lựa chọn trò chơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giải phẫu, sinh lý, tâm lý… Chúng ta tìm hiểu từng vấn đề cụ thể để có thể lựa chọn một số trò chơi phù hợp với đặc điểm lứa tuổi với các em. 7.3.1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý lứa tuổi học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang. Ở lứa tuổi này cơ thể của các em phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận, kiểm tra chức năng cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ lớn chậm dần. Chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống cơ quan của cơ thể cũng cao hơn. Ở lứa tuổi Trung học cơ sở chủ yếu phát triển chiều cao thì ở lứa tuổi THPT lại phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, chiều cao vẫn phát triển nhưng chậm hơn. Nữ ở lứa tuổi này tương đối hoàn thiện về mọi mặt như: Dáng vóc, mặt…. Trong cơ thể cũng như các chức năng sinh lý phát triển mạnh mẽ sẽ có sự thay đổi lớn về chiều cao cân nặng. 12
  13. + Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này hệ thần kinh tiếp tục phát triển và đi đến hoàn thiện. Khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Đây là điều kiện thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật, động tác của mình. Tuy nhiên đối với một số trò chơi mang tính đơn điệu không hấp dẫn cũng làm cho các em cảm thấy chán nản. Vì vậy cần phải thường xuyên thay đổi trò chơi và phương pháp truyền đạt để gây hứng thú tạo điều kiện hoàn thành tốt bài tập đặc biệt với những bài tập phát triển sức bền chung. Ngoài ra do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên, làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế. Giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Đặc biệt là các em nữ, tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng khả năng chịu đựng lượng vận động yếu. Vì vậy giáo viên cần sử dụng các trò chơi thích hợp và thường xuyên, quan sát các em nữ có biện pháp giải quyết kịp thời + Hệ Xương: Ở lứa tuổi này xương của các em đang trong thời kỳ phát triển. Mỗi năm nữ cao thêm 0,5cm – 1cm. Tập luyện TDTT thường xuyên liên tục làm cho bộ xương khỏe mạnh nên lứa tuổi học sinh nữ trong các trường THPT các xương nhỏ như: Xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác sau: Treo, chống, mang vác nặng… mà không làm tổn hại hoặc tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo, nên việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua các bài tập như: Đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu, thể dục cơ bản… Cho các em rất cần thiết. Đối với các em nữ xương xốp hơn các em nam, ống tủy rỗng hơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn nam. Đặc biệt xương chậu của nữ rộng và yếu. Vì vậy trong quá trình lựa chọn các trò chơi vận động cần phải phù hợp với đặc điểm giới tính. 13
  14. + Hệ cơ: Các tổ chức phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, cơ ngón tay) phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi ở nữ lại càng yếu hơn. Đặc biệt ở lứa tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển sức nhanh, sức mạnh cơ thể. Nói chung thời kỳ học sinh THPT cơ bắp phát triển nhanh nhất. Do vậy, cần phải tập các bài tập phát triển sức bền, các bài tập phải đảm bảo công tác vừa sức và đảm bảo cho các loại cơ (to, nhỏ). Tuy nhiên đối với các em nữ tính chất động tác của nữ cần toàn diện, mang tính mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo. + Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn của học sinh THPT đang phát triển và đi đến hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Mạch đập của nam khoảng 70 – 80 lần/ phút, của nữ 75 – 85 lần/ phút. Hệ thống điều hòa van mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng. Cho nên việc tập các bài tập phát triển sức bền, cần phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sức khỏe của học sinh. + Hệ hô hấp: Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nữ khoảng 63 – 74 cm, diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 – 120 cm2 gần bằng tuổi trưởng thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng 3 - 4 lít. Tần số hô hấp gần giống người lớn 10 – 20 lần/ phút. Tuy nhiên các cơ hô hấp còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ chủ yếu là co giãn cơ hoành. Trong tập luyện cần thở sâu và chú ý thở bằng ngực. Các bài tập phát triển sức bền có tác dụng tốt đến hệ hô hấp. Vì vậy cần chú ý đến quãng nghỉ hợp lý, yêu cầu các em phải thả lỏng tích cực, tự giác mới đạt hiệu quả cao. + Đặc điểm tâm lý: Lứa tuổi này các em thích chứng tỏ mình là người lớn muốn để mọi người tôn trọng, các em có một trình độ hiểu biết nhất định, có 14
  15. khả năng phân tích tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều có những hoài bão nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đây là tuổi của lãng mạng và mơ ước độc đáo mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đầynhu cầu sáng tạo, nảy nở ở những tình cảm mới, trong đó có mối tình đầu thường để lại dấu vết trong sáng trong cuộc sống. Thế giới quan không phải là một niềm tin lạnh nhạt, khô khan, trước hết nó là sự say mê, ước vọng nhiệt tình. Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em đã có thái độ tự giác, tích cực trong học tập. Xuất phát từ động cơ đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghành nghề sau này. Song hứng thú học tập còn do nhiều động cơ khác nhau: Giữ lời hứa với bạn, đôi khi do tự ái… nên giáo viên cần định hướng cho các em xây dựng động cơ đúng đắn để các em có được hứng thú bền vững trong học tập nói chung và trong GDTC nói riêng. Vì vậy, việc giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng là một trong những thành công. Điều đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy cũng như tổ chức trò chơi, thúc đẩy các em tự giác, tích cực trong tập luyện với những bài tập giáo viên đưa ra. Do vậy giáo viên cũng phải là người công bằng mẫu mực, biết động viên kịp thời đúng lúc. Ở lứa tuổi này hầu như các em đã biết ghi nhớ một cách có hệ thống đảm bảo tư duy chặt chẽ. Vì thế khi tiến hành công tác giáo dục TDTT các em cần phải uốn nắn, chỉ đạo, động viên khéo léo kịp thời để cho các em phát huy hết khả năng của mình, giúp các em say mê hứng thú hơn trong tập luyện. 7.3.1.2. Đặc điểm và cách thức phân loại trò chơi vận động. Trò chơi vận động là một quá trình hình thành cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo là một trong những bài tập xuất hiện sớm nhất. Các trò chơi phản ánh cuộc sống thực tiễn, sự mô phỏng cường điệu hóa hoạt động của con người. 15
  16. Trong quá trình GDTC phương pháp trò chơi được sử dụng tương đối rộng rãi và mang lại hiệu quả cao nhất đối với lứa tuổi học sinh. Ưu điểm của phương pháp này là vừa chơi, vừa học tạo cho học sinh trạng thái hưng phấn qua đó tác dụng đến thân thể tăng cường sức bền, sức khỏe. Trong khi điều kiện sân bãi, dụng cụ chúng ta có thể tận dụng tối ưu điều kiện tự nhiên sẵn có. Nó có thể biến đổi hợp lý và đa dạng, phong phú khi tham gia. Các trò chơi không nhất thiết phải gắn liền với hoạt động cụ thể nào đó như: Bóng đá, bóng chuyền. Về nguyên tắc phương pháp trò chơi có thể sử dụng trên bất cứ bài tập thể lực nào. Tất nhiên phải được tổ chức, sắp xếp sao cho phù hợp với phương pháp, đặc điểm của trò chơi. Khi tổ chức chúng ta nên lựa chọn trò chơi phù hợp với hoàn cảnh, diễn biến của buổi học. Hoạt động của người chơi được tổ chức tương ứng với chủ đề được giả định có tính chất hình ảnh. Chủ đề để tổ chức một trò chơi có thể lấy từ hiện thực xung quanh phản ánh hoạt động thực tế của cuộc sống. Do những do những đặc điểm và yêu cầu về tính tự lập, sáng kiến nhanh trí và khéo léo nên phương pháp trò chơi tạo cho người chơi điều kiện rộng rãi để giải quyết một cách sáng tạo các nhiệm vụ vận động. Thêm vào đó là sự thay đổi thường xuyên, bất ngờ các tình huống trong quá trình chơi buộc người chơi phải giải quyết nhiệm vụ trong thời gian ngắn. Vì vậy người ta chia trò chơi vận động thành 3 nhóm như sau: Nhóm I: Trò chơi thể thao: Là các môn cầu lông, bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền…. Các môn này đều có luật chơi chặt chẽ trong thi đấu thường ít nhất có 1 đến 2 trọng tài điều khiển. Nhóm II: Trò chơi thể thao đơn giản: Là những trò chơi trong đó có những hiện tượng đời sống thực tiễn được phản ánh một cách gián tiếp các quan hệ tranh đua và phối hợp hoạt động của con người được đặt lên vị trí hàng đầu phải có trọng tài để quan sát việc thi hành luật chơi và đánh giá kết quả trò chơi. Do có tính chất đơn giản nên trò chơi đơn giản được áp dụng rộng rãi trong GDTC đặc biệt là các em học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang 16
  17. Nhóm III: Trò chơi mô phỏng: Là trò chơi bao giờ cũng chọn một chủ đề phản ánh tượng trưng cho một hiện tượng nào đó trong gia đình, xã hội… Trò chơi mô phỏng tự do không có nội dung và cấu trúc cố định không có luật lệ thi đấu của chủ đề, có kết cấu trình tự qui định, có tính ganh đua. Đối với những nhà chuyên môn có kinh nghiệm, phương pháp trò chơi rất có hiệu lực để giáo dục tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật phát triển các phẩm chất đạo đức của học sinh. Do đó, những đặc điểm yêu cầu về tính tự lập sáng tạo, nhanh trí, bền bỉ nên phương pháp trò chơi tạo cho người chơi niềm hứng thú, say mê, trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Khi sử dụng trò chơi vận động trong giờ học chính khóa với mục đích hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và chủ yếu là phát triển các tố chất góp phần vào giáo dục sức bền. Ngoài sử dụng trò chơi vận động còn có tác dụng giải trí, kích thích người chơi có hứng thú, say mê trong công việc của mình. Những bài tập trò chơi vận động mang tính toàn diện hoàn toàn phù hợp với học sinh nữ khối 10 trường THPT, phù hợp với điều kiện, môi trường tập luyện trong các trường học. Mục đích chính của việc lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể lực nói chung và tố chất sức bền nói riêng nhằm nâng cao thành tích chạy 800m của học sinh nữ. Thông qua đó trang bị cho các em vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động cũng như lòng yêu thích, say mê thể thao. 7.3.2. Lựa chọn và áp dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang. 7.3.2.1. Thực trạng vấn đề sử dụng trò chơi vận động trong phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang Với mục đích của đề tài là lựa chọn và sử dụng một số trò chơi nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 trương THPT Nguyễn Thị Giang. Tôi đã tham khảo các trò chơi ở trong cuốn “100 trò chơi vận động” của tác giả Trần Đồng Lâm và cuốn “100 trò chơi” của tác giả Phạm Tiến Bình cùng với một số 17
  18. trò chơi tôi thu thập được từ các giáo viên có kinh nghiệm. Những trò chơi được lựa chọn hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của các em học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôi xây dựng các bài tập cụ thể cho các em học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang. Tôi tiến hành phỏng vấn một số giáo viên về một số trò chơi nhằm giáo dục sức bền chung để tăng thêm độ tin cậy cho mỗi buổi tập cũng như tránh được những chủ quan khi biên soạn để giảng dạy các bài tập cho các em một cách chính xác và hiệu quả nhất. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1: Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Giang (n = 20). STT Tên trò chơi Phiếu đồng Tỷ lệ % ý (n = 20) (n =20) 1 Người thừa thứ 3 20 100 2 Cướp cờ 17 85 3 Chạy đổi chỗ, vỗ tay 15 75 4 Nhanh lên bạn ơi 16 80 5 Bóng chuyền sáu 20 100 6 Mèo đuổi chuột 15 75 7 Giăng lưới bắt cá 18 90 8 Làm theo lời tôi 4 20 9 Bảo vệ cờ 10 50 18
  19. 10 Nghe số chạy đổi chỗ 9 45 11 Gà đuổi cóc 4 20 12 Chạy ngược theo tín hiệu 11 55 13 Đuổi bắt 10 50 14 Ai nhanh hơn 13 65 15 Kéo co 15 75 16 Chạy nhóm 20 100 17 Lò cò tiếp sức 18 90 18 Thỏ nhường hang 5 30 19 Tiếp sức con thoi 16 80 20 Cắm cờ chiến thắng 17 85 21 Lăn bóng luồn cọc 16 80 22 Trò chơi biến tốc 16 80 Căn cứ vào kết quả phỏng vấn tôi đã chọn ra được 14 trò chơi có số phiếu cao nhất đưa vào thực nghiệm để phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang. Trò chơi được lựa chọn đưa vào thực nghiệm có khối lượng điều chỉnh tương đối phù hợp với học sinh nữ khối 10 THPT. 19
  20. Bảng 3.2: Một số trò chơi vận động nhằm giáo dục sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Nguyễn Thị Giang. TT Tên trò Lượng vận Mục đích của trò Yêu cầu thực chơi động chơi hiện SL TG QN 1 Người 1 20’ Phát triển sức bền và Học sinh tự giác thừa thứ khả năng định hướng: tích cực nhiệt tình ba Không gian, phản xạ, và trung thực khi nếp sống vui tươi, tham gia. lành mạnh. 2 Cướp cờ 3 30 3’ Rèn luyện luyện kỹ Tập trung ý thức năng chạy, tinh thần tự giác, tích cực tập thể, trí thông minh đúng luật khi chơi. khéo léo, khả năng quan sát. 3 Chạy đổi 3x3 30’ 1’;3’ Rèn luyện luyện kỹ Tập trung ý thức chỗ vỗ tay năng chạy, tinh thần tự giác, tích cực tập thể, trí thông minh đúng luật khi chơi. khéo léo, khả năng quan sát. 4 Nhanh lên 3x2 30’ 2’;3’ Rèn luyện kyc năng Học sinh đứng bạn ơi chạy, phát triển sức đúng vị trí của bền tốc độ, sự khéo mình, kỷ luật tốt, léo, tinh thần tập thể tự giác tích cực tính kỉ luật. trong khi chơi (thống nhất chạy 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2