intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12" nhằm giúp học sinh lớp 12 có thêm được những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến khí hậu toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, giúp các em có những kiến thức cơ bản, trọng tâm có thể áp dụng vào bài học cũng như áp dụng vào cuộc sống thường ngày. Giúp các em vận dụng tốt kiến thức về biến đổi khí hậu để có thể ứng phó được với những bất thường mà biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt là ngay tại địa phương, nơi mà 98% gia đình các em sống bằng nghề nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ  TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC QUA VIỆC  “TÍCH HỢP NỘI DUNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI  KHÍ HẬU” TRONG BÀI 14 VÀ BÀI 15 ĐỊA LÍ 12 ­  BAN CƠ BẢN Người thực hiện:     Lê Thị Hiền Chức vụ:                  Giáo viên SKKN thuộc môn:  Địa lí
  2. MỤC LỤC                                                                                                                 Trang 1.   MỞ   ĐẦU………………………………………………………....... ………....2 1.1.   Lí   do   chọn   đề  tài…………………………………………………….............2 1.2.   Mục   đích   nghiên  cứu……………………………………………..................2 1.3.Đối   tượng   nghiên  cứu………………………………………………..............3 1.4.   Phương   pháp   nghiên  cứu…………………………………………................3 2.   NỘI   DUNG   SÁNG   KIẾN   KINH   NGHIỆM…………………....... …….......3 2.1.   Cơ   sở   lí  luận………………………………………………………................3 2.1.1.   Cơ   sở   của   việc   dạy   bộ   môn……………………………………..................3 2.1.2. Cơ  sở  của việc nắm kiến thức, kĩ  năng…………………………........ …....3 2.2.   Thực   trạng   của   vấn   đề   trước   khi   áp  dụng……………………………….......4 2.2.1.Thực   trạng   học   tập   bộ   môn   Địa   lí   của   học   sinh   ở   trường   THPT.................4 2.2.2.Thực trạng của dạy học giáo dục  ứng phó biến đổi khí hậu  ở  nhà   trường   phổ   thông   hiện   nay................................................................................................4 2.3.Các   giải   pháp   đã   sử   dụng   để   giải  quyết .........................................................6 2.3.1.Khái   quát   về   biến   đổi   khí   hậu......................................................................6 2.3.2. Khả năng tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua bộ   môn   Địa   lí   12­   Ban   cơ   bản....................................................................................7 2.3.3.Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và bài 15   Địa   lí   12THPT   –   Ban   cơ   bản......................................................................................10 2.3.3.1.Tích   hợp   giáo   dục   ứng   phó   với   biến   đổi   khí   hậu   trong   bài   14 ...............10 2.3.3.2.Tích   hợp   giáo   dục   ứng   phó   với   biến   đổi   khí   hậu   trong   bài   15 ...............12 2
  3. 2.4. Hiệu quả  của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng  nghiệp   và   nhà  trường.......................................................................................................16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................18 PHỤ  LỤC...........................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................28 3
  4. 1. MỞ  ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài. Từ thực tế hiện nay cho thấy, sang đến thế kỷ XXI, nhân loại đang phải  đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức lớn nhất mà toàn  thế  giới  đang qquan tâm là biến  đổi khí  hậu toàn cầu. Biến  đổi khí  hậu   (BĐKH) đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ  đến hoạt động sản xuất,   đời sống sinh vật và cả của con người, môi trường tự nhiên, kinh tế ­ xã hội   của mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất.  Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị  ảnh hưởng nặng nề  nhất của biến đổi khí hậu. Ngay hiện nay,  ở  Việt Nam  đã xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu  tác động tiêu cực đến sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội. Các hiện tượng như:   lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời  tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ  của những đợt bão lũ, triều cường  tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn…. trong những năm gần   đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu. (nguồn Internet – Biến  đổi khí hậu ở Việt Nam) Theo Báo cáo Phát triển con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản   nước biển dâng, đến năm 2100 nhiệt độ  tăng trung bình 3­ 4 độ  C sẽ  có   khoảng 22 triệu người Việt Nam bị  ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng  sông Cửu Long sẽ bị ngập úng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm  20%. Bão lụt, ngập úng cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Bệnh tật ngày  một nhiều lên, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét hay dịch tả  phát triển mạnh   khiến sức khỏe của người dân bị  giảm sút.( nguồn Internet­ Kịch bản nước   biển dâng).   Nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất  cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư. Để có các hành động cụ  thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhà trường   phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân   tài, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung,  kế  hoạch và phương pháp giáo dục với đội ngũ hùng hậu của những người  làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng  đến việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh.      Là một giáo viên Địa lí, tôi mong muốn và ý thức trách nhiệm của mình đối   với việc phải giáo dục học sinh  ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm thực   hiện mục tiêu phát triển bền vững. Qua đó góp phần nâng cao năng lực và bồi  dưỡng nhân tài cho thế hệ trẻ những người làm chủ tương lai của đất nước. Xuất phát từ các lí do trên tôi đã chọn đề tài:  Nâng cao hiệu quả dạy ­   học qua việc “tích hợp nội dung  ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài   14 và 15 Địa lí 12­ Ban cơ bản. để nghiên cứu. 1.2.Mục đích nghiên cứu. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm: 4
  5.  ­ Giúp học sinh lớp 12 có thêm được những kiến thức cơ bản về biến  đổi khí hậu và  ảnh hưởng của nó đến khí hậu toàn cầu nói chung và Việt  Nam nói riêng, giúp các em có những kiến thức cơ  bản, trọng tâm có thể  áp  dụng vào bài học cũng như áp dụng vào cuộc sống thường ngày. Giúp các em   vận dụng tốt kiến thức về  biến đổi khí hậu để  có thể   ứng phó được với   những bất thường mà   biến đổi khí hậu gây ra. Đặc biệt là ngay tại địa  phương, nơi mà 98% gia đình các em sống bằng  nghề nông. ­ Thông qua sáng  kiến kinh nghiệm này, tôi muốn tìm cho mình một  phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình công tác,  tạo ra không khí hứng thú học tập tốt, giúp các em đạt kết quả cao trong các  kỳ thi. ­  Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết quả  nỗ  lực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực để hoàn thành tốt nhiệm  vụ được giao. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng áp dụng.  Là học sinh khối 12, áp dụng cho 2 lớp ban cơ bản: lớp 12C2 và 12C7 Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề  về  biến đổi khí hậu hiện nay   được  tích hợp vào bài học đặc biệt là bài 14 và bài 15 trong chương trình Địa  lí 12 ­ Ban cơ bản. Hình thức nghiên cứu.  Giáo viên tiến hành áp dụng đề tài thông qua bài dạy trên lớp, dạy phụ  đạo, các buổi ngoại khóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để  triển khai đề  tài: Nâng cao hiệu quả dạy ­ học qua việc  “tích hợp   ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và 15 Địa lí 12­ Ban cơ bản, tôi sử  dụng các phương pháp nghiên cứu sau:   ­ Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Đây là phương pháp quan  trọng để  khảo sát, phân loại học sinh dựa trên sự  hiểu biết và năng lực học   tập của bản thân. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp từ các nguồn tài liệu như  tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây  dựng cơ sở lý luận của đề tài. ­ Phương pháp tổng hợp đánh giá: trên cơ sở phân tích các thông tin, số  liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN 2.1.1.Cơ sở của việc dạy học bộ môn. Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó   học sinh là chủ  thể  của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ  chức   các hoạt động nhận thức cho học sinh. Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì   5
  6. học sinh sẽ  nắm kiến thức dễ  dàng, có thể  giải quyết tốt các dạng đề  và  ngược lại. 2.1.2.Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng. ­ Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản  trong sách giáo khoa, trong giờ  giảng dạy bộ  môn Địa lí. Đó là nền tảng cơ  bản để các em phát triển tư duy, nâng cao năng lực học tập bộ môn. ­ Về kĩ năng: Học sinh biết vân dụng kiến thức đã học trong các giờ Địa lí để  phân tích, so sánh, áp dụng vào thực tế. Học sinh biết liên hệ  kiến thức thực  tế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, Internet ….. để áp  dụng vào bài học tạo cho bài học có những ví dụ sinh động và mang tính thực   tiễn và thời sự. ­ Về  thái độ: Thông qua bài học học sinh có tình yêu quê hương, đất nước,  yêu nơi mình đang sinh sống, để  từ  đó có ý thức học tập và rèn luyện đạo  đức, sau này trở thành công dân có ích cho xã hội và cho gia đình. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN. 2.2.1. Thực trạng học tập bộ môn Địa lí của học sinh ở trường THPT. ­ Thuận lợi:   ­ Đây là học sinh cuối cấp nên có ý thức tốt, chăm ngoan, có mục tiêu rõ  ràng trong việc chọn ngành, chọn nghề của bản thân sau này. ­ Phần lớn học sinh trường THPT Yên Định 3 đóng trên địa bàn vùng  nông thôn nên có ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên trong học tập. ­ Rất nhiều học sinh có năng lực và đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt điểm  cao do nhà trường, do sở tổ chức, đặc biệt là kì thi THPT sắp tới. Đây là kì thi   đổi mới hoàn toàn nên phần nào các em cũng tự giác trong học tập. Khó khăn.  ­ Đây là 2 lớp có ý thức học tập tốt tuy nhiên nhiều em theo khối A nên  việc tiếp thu kiến thức môn Địa lí còn hạn chế, một số  em cho rằng đây là  môn phụ  và không liên quan đến việc thi cử, đặc biệt là thi THPT quốc gia   nên không cần phải học. ­ Một số gia đình học sinh ở xa như Yên Lâm, Cẩm Tâm hay Yên Thịnh   vì vậy việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi các em hay đi học muộn,  vắng học nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy và học tập. Khảo sát đầu năm của 2 lớp 12C2 và 12C7 về học tập, tôi thu được kết  quả như sau: ­ Lớp 12C2.  1/3 học sinh có nhu cầu học tập mong muốn đậu tốt nghiệp và đại học  – các em này học khá đều các môn và ham học hỏi. 1/3 học sinh học chỉ để đậu tốt nghiệp THPT­ học lực trung bình. 1/3 học sinh không mặn mà với việc học tập của ban thân mình ­  học   lực yếu, ý thức học và tiếp thu cũng kém . ­ Lớp 12C7. 6
  7. 2/3 học sinh có nhu cầu học tập mong muốn đậu tốt nghiệp và đại  học.– các em này học khá đều các môn và ham học hỏi. 1/3 học sinh học chỉ để đậu tốt nghiệp THPT ­ học lực trung bình. 2.2.2. Thực trạng dạy học tích hợp  ứng phó với BĐKH ở nhà trường phổ   thông hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, để  tìm hiểu về nhận thức, thái độ  và   phương pháp tổ  chức dạy học  ứng phó với BĐKH của giáo viên. Khảo sát,  kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh qua môn Địa lí tại trường THPT   Yên Định 3, kết quả điều tra như sau: Về phía giáo viên ­ Về nhận thức: Phần lớn số giáo viên được điều tra đều có nhận thức đầy  đủ và đúng đắn về vấn đề BĐKH và ứng phó với BĐKH. ­  Về thái độ: có khoảng 80% giáo viên có thái độ  tích cực đối với vấn đề  ứng hó với  BĐKH. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ  phận giáo viên chưa có thái  độ đúng đắn trong việc áp dụng ứng phó với BĐKH vào bài dạy cho học sinh  của mình. Nhiều giáo viên cho rằng tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH qua  môn Địa lí chỉ đơn thuần là việc chỉ truyền đạt hết kiến thức Địa lí trong bài   cho học sinh nắm được mà không cần quan tâm đến bất cứ một nội dung nào  khác. Bên cạnh đó, một số giáo viên lại nghĩ rằng muốn thực hiện được tích  hợp  ứng phó với  BĐKH vào bài học cho học sinh thì cần phải có các trang  thiết bị  hiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn, trong khi trường THPT Yên  Định 3 là một trường ở miền núi nên lại càng khó khăn hơn. ­ Về hình thức tổ chức và phương pháp: Đa số các giáo viên đều cho rằng,  có thể  sử  dụng cả  dạy lí thuyết và thực hành cho học sinh về   ứng phó với  BĐKH. Tuy nhiên, các giáo viên thường sử dụng dạy học lí thuyết là chủ yếu  vì rất khó có thể  tổ  chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh một cách   thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của trường phổ thông  Yên Định 3 chưa thật sự hiện đại. Thực tế đánh giá về mức độ  tích hợp nội   dung tích hợp  ứng phó với BĐKH qua các tiết dạy của mình, các giáo viên  cũng thẳng thắn nói rằng chỉ  thỉnh thoảng mới tích hợp được   một vài nội  dung vào bài học.  Về phía học sinh. ­Về  nhận thức:  Qua điều tra có thể  thấy rằng, phần lớn học sinh xem   môn Địa lí là môn phụ, cho nên khi được hỏi về vấn đề  BĐKH hiện nay các   em đều có nhận thức chưa đầy đủ, số học sinh biết tới BĐKH toàn cầu như  một trong những vấn đề  mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một  con số cực kì khiêm tốn. Đặc biệt, còn có một bộ phận học sinh hiểu biết rất   ít, thậm chí là hiểu sai về BĐKH và thờ ơ với nó và xem như chẳng liên quan  gì tới mình. Đối với những  đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địa   phương mình các em cũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chỉ  rất ít các em  trong số học sinh được điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc   gia chịu  ảnh hưởng năng nề  nhất của BĐKH thông qua những hiện tượng  7
  8. biến đổi của thời tiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 50% học   sinh có hiểu biết về những thiên tai ngay tại nơi các em sinh sống.    Tất cả  học sinh khi được hỏi đều trả  lời rằng đã từng được nghe cụm từ  BĐKH  song cái biết đó mới chỉ dừng lại ở việc các em hiểu sơ sài, các thông  tin mà các em nghe được chỉ  là qua loa phát thanh của xã, hay nghe loáng   thoáng trên ti vi hay Internet mà thôi. Bởi vậy, ngay lúc này vấn đề quan trọng   đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giảng dạy về nội dung BĐKH  trong các nhà trường phổ  thông để  nâng cao nhận thức cho học sinh về  các   vấn đề  BĐKH, giúp các em có những kỹ  năng sống cần thiết và có thể   ứng  phó được với BĐKH ngay tại địa phương mình.  ­Về thái độ: Đa số học sinh khi được hỏi đều có thái độ tích cực đối với các  vấn đề  về  BĐKH và tỏ  ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội   dung BĐKH và cho đó là việc làm rất cần thiết .  ` ­ Hành vi: Do nhận thức của học sinh còn thiếu về  các vấn đề  BĐKH dẫn  tới hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng  ứng phó với những hiện tượng BĐKH và hành động để  bảo vệ  môi trường   làm thay đổi hiện tượng BĐKH trong tương lai.  Như  vậy, thông qua phỏng vấn, trao đổi, điều tra các giáo viên và học  sinh về vấn đề giảng dạy nội dung BĐKH qua môn Địa lí, tôi nhận thấy việc  dạy học tích hợp nội dung BĐKH còn gặp không ít  khó khăn mặc dù đa số  giáo viên đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Vì vậy, cần đẩy mạnh   hơn nữa vấn đề đưa nội dung BĐKH vào trong dạy học Địa lí, bởi không chỉ  truyền  thụ  cho  học  sinh   những  những  kiến  thức  về  kinh  tế,  xã  hội,  môi  trường mà còn phải hướng dẫn cho học sinh học được những kỹ năng, những  giá trị  để  biết cách sống một cách bền vững, hài hoà với tự  nhiên và thân  thiện với con người. Biết áp dụng những gì đã học được trên ghế nhà trường  vào cuộc sống đặc biệt là ứng phó với biến đổi khí hậu ngay tại địa phương   mình đang sinh sống, có nghĩa là các bạn đang làm giàu đẹp cho quê hương   của mình. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Khái quát về biến đổi khí hậu. ­  Khái niệm về biến đổi khí hậu.           + Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi   của hệ  thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ  quyển, sinh quyển, thạch quyển   hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.(nguồn  Internet­ Biến đổi khí hậu) + Theo quan điểm của Tổ  chức khí tượng thế  giới (WMO),  BĐKH là  sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống   hoặc trong mối quan hệ  tương tác giữa các thành phần dưới tác động của   ngoại lực hoặc do hoạt động của con người. (nguồn Internet) ­  Nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu. 8
  9. + Khí thải công nghiệp, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đã đốt cháy  nhiên liệu hóa thạch thải ra các chất khí như CO2, CH4,….           + Sử dụng ô tô, xe máy làm tăng lượng CO2.            + Đốt lò gạch nung vôi,….            + Phá rừng, cháy rừng,… ­ Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất gồm:       + Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.   + Sự  thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi   trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.  + Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các   vùng đất thấp, các đảo nhỏ ven biển.  + Sự  di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các   vùng khác nhau của trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh  vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.  + Đối với Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, theo nghiên cứu của   Viện khí tượng Thủy văn và môi trường, nhiệt độ  trung bình năm đã tăng  khoảng 0.50C đến 0.70C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm.  ­  Hậu quả của biến đổi khí hậu. Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu  ảnh hưởng mạnh mẽ  nhất từ  BĐKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau: + El Nino  ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết của Việt Nam, thể  hiện rõ   nhất là sự thiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực. Mực   nước các sông khu vực miền Bắc đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm   qua. Các tỉnh  ở  Tây Nguyên, Nam Trung Bộ  và Nam Bộ  là những vùng chịu  ảnh hưởng nhiều mặt của hiện tượng này. + BĐKH tác động đến hoạt động kinh tế ­ xã hội của con người. Mực   nước biển dâng cao gây ngập úng, nhiễm mặn nguồn nước,  ảnh hưởng đến  sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế  ­ xã hội. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu về  BĐKH, đến năm   2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển  dâng đến 1m. Theo đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ  bị  ngập, trong đó 90% diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long   ngập hầu như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn   thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ  có khoảng   25% dân số bị ảnh hưởng…( nguồn sách “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí  hậu trong môn Địa lí cấp trung học phổ thông” (Bộ giáo dục và Đào tạo) ) ­ Giải pháp ứng phó và thích ứng với Biến đổi khí hậu.   +Giảm   sản   xuất   nhiệt   điện,   tăng   cường   sử   dụng   các   nguồn   năng  lượng tái tạo:  + Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng   +Tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2 thải ra bầu khí quyển. +Cải tạo, nâng cấp hạ tầng. 9
  10. +Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất. + Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường. 2.3.2. Khả năng tích hợp nội dung  ứng phó với BĐKH thông qua môn Địa   lí 12 ­ Ban cơ bản.  Chương trình Địa lí 12 dành cho Địa lí Việt Nam, gồm cả Địa lí tự nhiên và  Địa lí kinh tế ­ xã hội. Học chương trình Địa lí 12, học sinh cần nắm được các  đặc điểm tự  nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế  và một số  vấn đề  đang được đặt ra nhằm sử  dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả  của  thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế ­ xã   hội cả nước cũng như  các vùng lãnh thổ, địa phương nơi học sinh đang sinh   sống. Qua đó, có thể  thấy môn Địa lí 12 có nhiều bài học có thể  được tích  hợp nội dung BĐKH STT Tên bài học Nội dung có thể tích  Mục đích ứng phó BĐKH hợp 1 Bài   6:   Đất  Địa   hình   chịu   tác  Với những tác động tích  nước   nhiều  động   mạnh   mẽ   của  cực và tiêu cực của con người  đồi núi con người sẽ   làm   cho   bề   mặt   địa   hình  thay   đổi   =>Khí   hậu   thay  đổi=> Sinh vật thay đổi. Lựa chọn cây trồng, vật  nuôi phù hợp với địa hình, khí  hậu của địa phương. 2 Bài 8: Thiên  Ảnh hưởng của Biển        Nội   dung   cần   chú   ý   vận  nhiên chịu ảnh  Đông đến thiên nhiên  dụng là  ảnh hưởng của biển  hưởng sâu sắc  Việt Nam đến   thiên   nhiên   Việt   Nam  của biển biểu hiện qua các yếu tố  thời  tiết khí hậu (lượng mưa, nhiệt  độ  trung bình, độ   ẩm, chế  độ  gió…).       Lựa chọn cơ  cấu  mùa vụ  phù hợp với địa phương. 10
  11. 3 Bài 9,10: Thiên  Tính   chất   nhiệt   đới          Với những biểu hiện đa  nhiên nhiệt đới  ẩm, gió mùa của khí  dạng, bất thường của một số  ẩm gió mùa hậu Việt Nam  yếu tố  khí hậu (thời tiết, chế  Ảnh hưởng của thiên  độ  thủy văn..) đó là những tác  nhiên   nhiệt   đới   ẩm  nhân quan trọng với đời sống. gió   đến   hoạt   động  Phân tích những biểu hiện của  sản xuất và đời sống các yếu tố  khí hậu: nền nhiệt  độ  cao, lượng mưa nhiều, độ  ẩm lớn và các hoạt động của  gió   mùa   đã   ảnh   hưởng   đến  đời   sống   sinh   hoạt   và   sản  xuất của con người .       Lựa chọn cơ  cấu mùa vụ,  vật nuôi phù hợp với thời tiết,  khí hậu tại địa phương. 4 Bài 11,12:  Các   miền   địa   lí   tự             Tìm ra được các nguyên  Thiên nhiên  nhiên nhân  dẫn đến sự  thất thường  phân hóa đa  của   nhịp   điệu   mùa   khí   hậu,  dạng của   dòng   chảy   sông   ngòi   và  tính   không   ổn   định   của   thời  tiết   là   những   trở   ngại   lớn  trong   quá   trình   sử   dụng   tự  nhiên của mỗi miền=> Nêu ra  các giải pháp khắc phục.     Hiểu được các nguyên nhân  làm   suy   giảm   nguồn   tài  nguyên   thiên   nhiên=>   đưa   ra  các   biện   pháp   bảo   vệ   và   sử  dụng hợp lí nguồn tài nguyên.       Liên   hệ   thực   tế   ở   địa  phương. 5 Bài   14:   Sử  Vấn đề sử  dụng hợp        Tìm hiểu các nguyên nhân,  dụng   và   bảo  lí   và   bảo   vệ   tài  đưa ra các giải pháp  ứng phó  vệ   tài   nguyên  nguyên   sinh   vật,   tài  và thích nghi, các nội dung cần  thiên nhiên nguyên   đất,   tài  thực  hiện  nhằm  hạn  chế  tối  nguyên   nước,   tài  đa   những   tác   động   xấu   từ  nguyên   khoáng   sản,  thiên tai, bảo vệ cuộc sống và  tài nguyên du lịch… hoạt   động   sản   xuất   của   con  người.     Liên hệ  với địa phương để  11
  12. bảo   vệ   các   tài   nguyên   thiên  nhiên tại nơi mình sinh  sống  và   có   những   giải   pháp   ứng  phó với BĐKH. 6 Bài 15: Bảo vệ  Vấn  đề  bảo vệ  môi         Thấy rõ các khó khăn cơ  môi   trường   và  trường. Một số  thiên  bản của từng vùng trong điều  phòng   chống  tai   chủ   yếu   và   biện  kiện khí hậu có nhiều thay đổi  thiên tai pháp phòng chống. đã   tác   động   không   nhỏ   đến  cuộc   sống,sinh   hoạt   và     sản  xuât   của   người   dân   địa  phương   với   nhiều   mức   độ  khác nhau=>       Nêu các giải   pháp   thích   hợp   nhất   trong  chiến lược  ứng phó của từng  vùng và tại địa phương. 7 Bài 32­Bài 41 Phân tích  ảnh hưởng        Cần   xác   định   rõ   các   thế  của   các   yếu   tố   tự  mạnh trong khai thác tổng hợp  nhiên   ở     từng   vùng  nguồn tài nguyên biển đảo đi  đến   sự   phát   triển  đôi với việc bảo vệ, khai thác  kinh   tế   xã   hội   từ  hợp lí nguôn tài nguyên, chống  Trung   du   miền   núi  ô nhiễm môi trường biển. phía Bắc ­ Bắc Trung          Liên   hệ   thực   tế   ở   địa  Bộ­   Tây   Nguyên   ­  phương trong vấn đề khai thác  Đông   Nam   Bộ   ­  tổng hợp kinh tế biển Vùng   đồng   bằng  Sông   Cửu   Long   và  Đồng   bằng   sông  Hồng  8 Bài 42: Vấn đề  Khai   thác   tổng   hợp  Yêu cầu học sinh phân tích rõ  phát   triển   kinh  các   tài   nguyên   vùng  nguyên nhân, tác động và các  tế,   an   ninh  biển và hải đảo giải   pháp   ứng   phó   và   thích  quốc   phòng   ở  nghi với Biến  đổi khí hậu  ở  Biển   Đông   và  địa phương mình nghiên cứu. các   đảo,   quần  đảo. 9 Bài   44,45:   Địa  Ngoài   các   chủ   đề  lí địa phương theo   quy   định   thì   có  thể   đưa   thêm   nôi  12
  13. dung   Biến   đổi   khí  hậu   ở   địa   phương  vào   để   học   sinh   tìm  hiểu, nghiên cứu.  Tuy nhiên, có một số bài chỉ tích hợp một mục hay một phần nhỏ về BĐKH.  Còn bài 14 và bài 15 có thể tích hợp toàn phần nội dung về BĐKH và ứng phó  với BĐKH. 2.3.3. Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và bài   15 Địa lí 12 – ban cơ bản. Giáo dục về  Biến đổi khí hậu và  ứng phó với BĐKH có thể  được  thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, GDBĐKH qua môn  Địa lí lớp 12, thì thực hiện bằng phương thức tích hợp là thích hợp nhất, tích  hợp những nội dung liên quan vào môn học, bài học. Việc tích hợp nội dung   BĐKH được triển khai  ở  ba mức độ  là:  tích hợp toàn phần, tích hợp bộ  phận và mức độ  liên hệ. Trong đó, bài 14 “Sử  dụng và bảo vệ  tài nguyên   thiên nhiên” và bài 15:“Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống”   có nội dung trùng hoàn toàn với nội dung BĐKH. Vì vậy, 2 bài này có thể tích  hợp toàn phần nội dung BĐKH và  ứng phó với BĐKH vào bài dạy để  đạt  hiệu quả cao nhất. Đối với nội dung BĐKH là vấn đề nóng của nước ta và cả trên toàn  cầu vì vậy giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu trước về  vấn đề  này  ở  nhà,  cho học sinh liên hệ  với địa phương mình về  tình hình thực tế  lao động sản  xuất của địa phương có bị   ảnh hưởng bởi BĐKH không và địa phương đã  ứng phó như thế  nào với các hiện tượng bất thường do BĐKH gây ra.  2.3.3.1. Tích hợp nội dung  ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14: Sử   dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nội dung tích hợp ứng phó với Biến đổi khí hậu. ­Thực trạng của biến đổi khí hậu  ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, đa  dạng sinh học, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản…. ­ Nguyên nhân của biến đổi khí hậu và các giải pháp giảm thiểu BĐKH  và ứng phó với BĐKH.. ­ Liên hệ với thực tế địa phương nơi mình sinh sống đã ảnh hưởng của   BĐKH như  thế nào. Đưa ra các giải pháp  ứng phó với BĐKKH ngay tại địa   phương. Phương tiện thực hiện: máy chiếu với các hình  ảnh về biến đổi khí  hậu trên toàn Thế  giới trong đó có Việt Nam. Các hình  ảnh về  sự  suy giảm  các loại tài nguyên thiên nhiên và biện pháp bảo vệ  các loại tài nguyên thiên  nhiên đó. Phương pháp thực hiện: đàm thoại gợi mở, hợp tác theo nhóm….. Các năng lực chuyên biệt cần hướng tới cho học sinh:  năng sử dụng  bản đồ, biểu đồ, năng lực hợp tác theo nhóm, năng lực tự học….. Mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật 13
  14. Phương pháp tích hợp là đàm thoại gợi mở Giáo viên cho học sinh xem một số  hình  ảnh như  hiệu  ứng nhà kính,  trái đất ngày càng nóng lên, băng tan  ở  2 cực, cháy rừng…… sau đó đặt câu   hỏi để học sinh trả lời theo ý hiểu.  ­Theo em các hình ảnh trên nói về vấn đề gì hiện nay? ­ Vấn đề này có ảnh hưởng đến nước ta không? ­ Những loại tài nguyên nào của nước ta chụi ảnh hưởng? Sau đó giáo viên cho học sinh tìm hiểu về bài học. a. Tài nguyên rừng:   Giáo viên(GV) sử  dụng bảng 14.1 trong SGK, yêu cầu học sinh( HS) phân  tích sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943­2005.          ­Tổng diện tích rừng giảm và độ che phủ đều giảm.          ­Tuy nhiên sau 2005 có tăng nhưng vẫn còn thấp.          ­Chất lượng rừng thấp, có tới70% diện tích là rừng nghèo và rừng mới   phục hồi. GV yêu cầu HS tìm hiểu những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng của   nước   ta?Từ   đó   nêu   hậu   quả   của   suy   giảm   tài   nguyên   rừng   đối   với   môi   trường? * Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng: ­ Do chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu đốt nương làm  rẫy. ­ Do nhu cầu phát triển kinh tế  ­ xã hội nên quá trình khai thác rừng  mạnh mẽ làm cho diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm rất nhanh. ­ Diện tích rừng trồng còn ít.  * Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường: ­ Đối với môi trường không khí: Rừng bị  chặt phá làm tăng lượng CO2, tặng  nhiệt độ  không khí, thủng tầng ô­ dôn, ô nhiễm khí quyển. Sự  nóng lên toàn   cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật.  ­ Đối với hệ  sinh thái: Nhiệt độ  tăng làm thay đổi vùng phân bố  và cấu trúc  quần thể của nhiều hệ sinh thái.Nhiệt độ  tăng làm tăng khả  năng cháy rừng,   vừa gây thiệt hại về tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà   kính làm gia tăng biến đổi khí hậu. * Giải pháp : ­ Nâng độ  che phủ  rừng hiện tại từ  gần 40% lên đến 45 ­ 50% và 70­ 80% ở vùng núi dốc. ­ Nâng cao sự quản lí của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển   rừng đối với 3 loại rừng: + Đối với rừng phòng hộ + Đối với rừng đặc dụng + Đối với rừng sản xuất  ­ Thực hiện chiến luợc trồng 10 triệu ha rừng đến năm 2010, phủ xanh   43% diện tích.  14
  15. GV nhấn mạnh: mặc dù tổng diện tích rừng tăng nhưng chất lượng  rừng chưa được phục hồi, rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm diện tích lớn. b. Đa dạng sinh hoc. GV yêu cầu HS phân tích bảng 14.2 (SGK), để  thấy sự  đa dạng về  thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài động, thực vật. GV yêu cầu HS tìm hiểu  nguyên nhân  suy giảm số  lượng loài, động  thực vật và nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: ­ Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự  nhiên và làm nghèo   tính đa dạng của sinh vật  ­ Ô nhiễm nguồn nước làm giảm sút nguồn thủy sản. GV cho biết nguyên nhân suy giảm số  lượng loài động thực vật cũng là một   trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Bao gồm: ­ Khai thác rừng quá mức. ­ Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Các biện pháp bảo vệ  đa dạng sinh học (cũng như  bảo vệ  bầu khí   quyển), yêu cầu HS tham khảo trong SGK. GV cho HS nêu một số động vật nằm trong “sách đỏ Việt Nam” sau đó  đưa ra một số hình ảnh về một số loài động vật tuyệt chủng và đang có nguy  cơ tuyệt chủng để HS hiểu biết thêm. Mục 2 : Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và các tài nguyên khác. GV có thể  chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về  một loại tài nguyên   với nội dung: tình hình sử dụng và biện pháp khai thác. Sau khi hoàn thành nội dung trên, GV có thể  yêu cầu HS trả  lới một số  câu   hỏi: ­  Tại sao phải sử dụng đất hợp lí? ­ Tại sao cần phải sử  dụng có hiệu quả, đảm bảo sự  cân bằng và   chống ô nhiễm môi trường nước? ­ Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ  việc khai thác tài nguyên khoáng   sản? ­ Tại sao phải khai thác, sử  dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài   nguyên: khí hậu, biển, du lịch…? Những vấn đề chung đặt ra  đối với các loại tài nguyên này là việc khai thác,   sử dụng chưa hợp lí, làm suy thoái về môi trường và biến đổi về khí hậu. Trả lời những câu hỏi này chính là HS đã tìm được những nguyên nhân  sâu sa gây ra biến đổi khí hậu.   GV cho học sinh liên hệ  với địa phương mình đang sinh sống  và đặt   một số câu hỏi để các em trả lời.. ­ Việc sử dụng các loại tài nguyên của địa phương em có hợp lí không? ­ Đối với nông nghiệp địa phương em đã thay đổi cơ cấu cây trồng, vật   nuôi như thế nào để phù hợp với điều kiện khí hậu hiện nay? GV nhấn mạnh BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước  ảnh hưởng trực   tiếp đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế   vì vậy chúng ta cần hiểu rõ về  BĐKH và có những giải pháp giảm thiểu tốt   15
  16. nhất tác hại của BĐKH đến địa phương mình. Điều quan trọng là chúng ta   làm giàu trên quê hương mình nhưng không làm  ảnh hưởng đến môi trường   và BĐKH. 2.3.3.2. Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 15: Một   số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống. Nội dung tích hợp ứng phó với Biến đổi khí hậu. ­Tìm hiểu về  BĐKH  ảnh hưởng đến môi trường như  mất cân bằng   sinh thái, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…. ­ Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với BĐKH. ­ Liên hệ với thực tế địa phương nơi mình sinh sống đã ảnh hưởng của   BĐKH và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Phương tiện thực hiện:  máy chiếu với các hình  ảnh, video về  tình  trạng mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, các thiên tai và biện pháp   phòng chống. Phương pháp thực hiện:  phương pháp  đàm thoại gợi mở, phương  pháp  hợp tác theo nhóm….. Các năng lực chuyên biệt cần hướng tới cho học sinh : năng sử dụng  bản đồ, biểu đồ, năng lực hợp tác theo nhóm, năng lực tự học….. Mục 1: Bảo vệ môi trường Nội dung tích hợp BĐKH: Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng   phó với BĐKH. Phương pháp: đàm thoại gợi mở. GV đưa ra một số hình ảnh về môi trường và đặt câu hỏi cho học sinh. Em hãy cho biết hiện nay 2 vấn đề  quan trọng nhất trong bảo vệ môi   trường của nước ta là gì? GV cho HS tìm hiểu về  2 vấn đề:  Tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô   nhiễm môi trường. * Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường. GV lấy ví dụ để HS hiểu về mất cân bằng sinh thái. VD: Phá rừng­> Phá vỡ cân bằng sinh thái ­> Đất bị xói mòn rửa trôi, hạ mức   nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy của sông, làm khí hậu Trái Đất nóng lên,   mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật…. ­ Từ ví dụ trên, GV yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ra mất cân   bằng sinh thái? Nêu các biểu biện của tình trạng này ở nước ta? ­ Nguyên nhân: + Đốt rừng làm nương rẫy. + Khai thác củi, gỗ, lâm sản. + Cháy rừng. ­ Biểu hiện:  + Gia tăng thiên tai bão lụt, hạn hán. + Sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu. 16
  17.  GV đặt câu hỏi: Nêu những diễn biến thất thường về thời tiết, khí hậu xảy   ra ở nước ta? + Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng cao. + Mưa đá diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006 và những năm   gần đây. + Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007. + Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc năm 2008 làm HS không thể đến  trường… * Hậu quả của BĐKH: ­ Tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông,  dịch vụ, sức khỏe con người. ­ Diện tích đất ngập lụt ngày càng lớn.  * Tình trạng ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí. GV yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.  Nguyên nhân: ­  Chất thải trong hoạt động kinh tế  (công nghiệp, nông  nghệp, giao  thông vận tải…). ­ Chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí, do các hiện tượng như  gió, mưa,  bão, cháy rừng, núi lửa….làm suy thoái tầng ozon, hiệu  ứng nhà kính, mưa  axit,….và làm biến đổi khí hậu. Từ đó, GV yêu cầu HS tìm những biện pháp để bảo vệ môi trường môi   trường, phòng chống,  ứng phó với các thiên tai  ở  các vùng lãnh thổ  khác   nhau: ­ Vùng đồi núi:  xây dựng công trình lợi thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật   canh tác trên đất dốc, sử dụng đất hợp lí và quy ho ạch các điểm dân cư tránh  các vùng có thể xảy ra lũ quét, động đất nguy hiểm. ­ Vùng đồng bằng: xây đập, hồ  chứa nước, cống cấp nước, tháo lũ, đê  sông, đê biển…đồng thời kết hợp với việc sử  dụng hợp lí đất, rừng, nguồn  nước, dự báo và phòng tránh kịp thời các trận bão, lụt, hạn hán để giảm thiểu  tác hại cho nhân dân. ­ Vùng ven biển và biển: thau chua, rửa mặn, lai tạo các giống chịu mặn   chịu phèn.     Ngoài ra sau khi học nội dung này, GV có thể  sử  dụng phương pháp   hoạt động thực tiễn: Tổ chức cho HS cắt dọn cỏ, trồng hàng cây ven đường,   khuyến khích các em thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm, thu gom   rác thải  ở  địa phương. Trong trường học, HS tự  giác bỏ  rác vào thùng rác   công cộng. Mục 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống. ­ Nội dung tích hợp BĐKH: Biểu hiện, 1 số biện pháp ứng phó với biến đổi   khí hậu. ­ Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. GV có thể chia lớp thành các nhóm thảo luận:                                         Nhóm 1: Tìm hiểu về bão 17
  18. Nhóm 2: Tìm hiểu về ngập lụt                                          Nhóm 3: Tìm hiểu về lũ quét Nhóm 4: Tìm hiểu về hạn hán Học sinh trong các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng sau: Các thiên tai Bão Ngập lụt Lũ quét Hạn hán Nơi xảy ra Thời gian hoạt động Hậu quả Nguyên nhân Biện pháp phòng chống Sau khi HS hoàn thành bảng trên, GV cho học sinh trình bày kết quả  và chốt  kiến thức cho HS.  GV có thể  hỏi thêm HS một số  câu hỏi liên hệ  thực tế  địa phương và cách  ướng phó với BĐKH tại địa phương. ­Các em có nhận xét gì về  số  lượng và tần suất các thiên tai trên hiện   nay ở địa phương nơi em đang sinh sống? ­ Nguyên nhân do đâu? ­ Hậu quả gây ra? ­ Địa phương em đã có biện pháp gì để ứng phó với các thiên tai này? Qua đó rèn luyện cho HS một số kĩ năng cần thiết về BĐKH như: ­ Kĩ năng nhận biết và phát hiện tác động của BĐKH tới cuộc sống, sản  xuất: như  số  lượng các cơn bão nhiều hơn, cường độ  mạnh hơn, nhiều đợt   mưa lớn hoặc nắng nóng kéo dài, mưa đá, sương muối diễn ra trên diện   rộng…. ­ Kĩ năng thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai do BĐKH gây ra:  HS nên biết bơi trong những đợt lũ lụt, chuẩn bị  đầy đủ  trang phục  ấm vào  mùa đông rét đậm rét hại (quần, áo ấm, tất tay, tất chân, giày, khăn, mũ…)…  Như vậy, sau khi học xong bài 15 này, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS:  Tìm  hiểu thực trạng môi trường và thiên tai ở địa phương các em theo gợi ý sau: ­ Tình trạng sử  dụng phân bón hóa chất, thuốc trừ  sâu của bà con nông   dân. ­ Các loại rác thải, nước thải ở nông thôn. ­ Diễn biến bất thường về thời tiết và khí hậu ở địa phương trong những   năm qua như: Tần suất mưa, lũ lụt, mưa đá, rét đậm, rét hại, nắng nóng kéo   dài……      ­ Hãy đưa ra một số giải pháp để ứng phó với biến đổi môi trường và các   thiên tai của địa phương. Từ  thực tế  khảo sát, điều tra các em thấy được ô nhiễm không khí, các  thiên tai  ảnh hưởng như  thế  nào đến sức khoẻ  con người cũng như  đến sự  phát triển của các loại cây trồng, hoa màu của người dân. Trên cơ sở đó đề ra   hướng giải quyết ở từng địa phương và HS tiến hành viết báo cáo. Mục 3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường. 18
  19. Nội dung tích hợp BĐKH: Đưa ra các chiến lược về  bảo vệ  tài nguyên   và môi trường cũng chính là các chiến lược để hạn chế tác động xấu làm gia   tăng BĐKH. Phương pháp nêu vấn đề. GV cho học sinh đư  ra 6 chiến lược quốc gia về  bảo vệ  tài nguyên và môi   trường. + Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết   định đến đời sống con người.      + Đảm bảo sự  giàu có của đất nước về  vốn gen của các loài nuôi   trồng cũng như  các loài hoang dại có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân  dân Việt Nam và cả nhân loại.     + Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều   khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.     + Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về  đời sống   con người.      + Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả  năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.     + Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường. GV nhấn mạnh thực hiện các nhiệm vụ chiến lược là góp phần hạn chế   BĐHK. (nguồn SGK và SGV Điạ lí 12­ NXB Giáo dục ) 2.4.  Hiệu quả  của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,   với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. + Đối với hoạt động giáo dục. Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản nhất trong bài 14 và bài 15 Địa  lí lớp 12, thông qua tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu học sinh còn có sự  hiểu biết sâu rộng về biến đổi khí hậu để từ đó áp dụng vào thực tế ngay tại   địa phương mình sinh sống. Thông qua bài học, học sinh có thể  nghiên cứu  các tài liệu chính thống của Bộ giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng,  qua mạng internet …. để làm phong phú thêm kiến thức thực tiễn về biến đổi  khí hậu.  + Đối với bản thân. ­ Sáng kiến đúc kết những kinh nghiệp quý báu trong thực tiễn dạy học  của bản thân mình. Giúp giáo viên phần nào hiểu sâu sắc hơn về BĐKH, làm  phong phú thêm kho kiến thức cho bản thân. ­ Sáng kiến nhận được sự  đánh giá cao và đồng thuận của nhóm chuyên   môn bởi sự đầu tư công phu và tâm huyết của tác giả.  + Đối với đồng nghiệp và nhà trường. ­ Sáng kiến có thể  áp dụng rộng rãi đối với học sinh toàn trường thuộc   khối  12. Đồng thời sáng kiến cũng có thể  nhân rộng áp dụng cho những  trường THPT có nét tương đồng với trường THPT Yên Định 3. ­ Việc thực hiện giải pháp của sáng kiến đưa ra chắc chắn sẽ góp phần   nâng cao khả  năng tích hợp  ứng phó biến đổi khí hậu cho học sinh khối 12   19
  20. trường THPT Yên Đinh 3. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ  môn Địa lí cũng như tạo đà cho các em bước vào các kì thi sắp tới. Sau khi khảo sát khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu   trong bài 14 và bài 15 Địa lí 12 THPT, Ban cơ bản tôi đưa ra một số  câu hỏi   trắc nghiệm ở cuối bài và kết quả đạt được như sau.       Lớp 12C2                                                         Lớp 12C7 Số  Số   câu  TT Họ và tên TT Họ và tên câu  đúng  đúng 1 Nguyễn Xuân  An 7/15 1 Nguyễn Tuấn  Anh 15/15 2 Lê Ngọc Ánh 15/15 2 NguyễnTuấn Anh 10/15 3 Bùi Lê Duẩn 10/15 3 Trịnh Xuân Anh 15/15 4 Mai Thị Dung 13/15 4 Lê Ngọc  Anh 15/15 5 Nguyễn Văn Duy 13/15 5 Nguyễn Thị  Ánh 14/15 6 Nguyễn Công Đức 10/15 6 Nguyễn Thị Ánh 10/15 7 Lê  Huy Đức 7/15 7 Nguyễn Văn Biên 14/15 8 Lê Thị Hằng 15/15 8 Trần Xuân  Chính 14/15 9 Phạm Thị Hiền 7/15 9 Nguyễn Viết  Cường 15/15 10 Hoàng Ngọc Hiếu 7/15 10 Lê Đình Cường 15/15 11 Đỗ Việt Hoàng 15/15 11 Lê Hồng  Đức 10/15 12 Nguyễn Thị Hồng 13/15 12 Nguyễn Văn  Đức 15/15 13 Quách Thị Hồng 13/15 13 Trịnh Ngọc  Dũng 10/15 14 Lê Thị Hương 13/15 14 Nguyễn Huy Dương 13/15 15 Lý Thị Liên 15/15 15 Nguyễn Thị  Duyên 12/15 16 Phạm Văn Linh 9//15 16 Nguyễn Thị Giang 13/15 17 Phạm Văn Lực 10/15 17 Nguyễn Thu  Hà 15/15 18 Trương Hải Lý 10/15 18 Ngô Thị Hảo 15/15 19 Lê Ngọc Mạnh 10/15 19 Nguyễn Văn  Hiếu 15/15 20 Lê Quang Minh 7/15 20 Thiều Quang Hiếu 14/15 21 Lê Thị Nga 15/15 21 Đinh Thị Hương 12/15 22 Lê Thị Nguyên 8/15 22 Ngô Thuỳ Linh 10/15 23 Nguyễn Thị Nhung 15/15 23 Lê Thị  Linh 13/15 24 Lê Hiểu Phước 10/15 24 Phạm Trọng Linh 15/15 25 Phạm Thị Phương 10/15 25 Cáp Văn Nghĩa 15/15 26 Nguyễn Văn  Quang 14/15 26 Hà Hạnh Như 13/15 27 Nguyễn Văn Sơn 12/15 27 Nguyễn Văn Sơn 14/15 28 Phạm Văn Thảo 10/15 28 Lê  Đình Tam 13/15 29 Bùi Nguyên Thái 13/15 29 Nguyễn Văn Thắng 10/15 30 Nguyễn Thị Thắm 15/15 30 Bùi Phương Thanh 15/15 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2