intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12" được thực hiện với mục đích đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bồi dưỡng cách nghĩ, cách cảm nhận trong sáng cho học sinh thông qua các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua đó nhằm giúp các em khơi dạy niềm đam mê, hứng thú với môn Ngữ văn từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI  TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 Lĩnh vực/Môn : Ngữ văn Cấp học : THPT Tên tác giả : Nguyễn Đức Điệp Đơn vị công  : Trường THPT Lưu Hoàng tác Chức vụ : Bí thư Đoàn trường                                                         
  2. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa NĂM HỌC: 2018 – 2019 2/20
  3. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa MỤC LỤC  MỤC LỤC                                                                                                                                      ..................................................................................................................................      3  A. ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                                            ........................................................................................................................      4  B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ                                                                                                             .........................................................................................................      6  Đọc diễn cảm là một phương pháp dạy học quen thuộc trong trường phổ thông ở nước ta  mấy thập kỉ qua. Ươm mầm từ truyền thống ngâm vịnh, bình văn, bình thơ của người Việt  Nam qua các thời đại, đọc diễn cảm nhanh chóng trở thành một phương pháp hữu ích trong   cảm thụ và truyền thụ văn chương trong nhà trường.                                                                 .............................................................      9  Nhờ đọc diễn cảm, chúng ta thấy một không gian yên ả, thanh bình, tĩnh lặng vừa cổ kính,  hoang sơ, vừa tươi mới đầy sự sống: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây  lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà  thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô, nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không  một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp  cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như  một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” (Người lái đò sông Đà ­ Nguyễn Tuân)... Tất cả chỉ hiện ra  trong nội quan của người đọc. Hình ảnh sông Đà hiện nên hoang dại mà trữ tình hơn nhờ  đọc diễn cảm. Nói cách khác người đọc chỉ trông thấy nó bằng “con mắt thứ ba”. Đi qua  “cây cầu đọc diễn cảm”, người đọc bước vào thế giới diệu kì vừa quen vừa lạ của văn  chương. Theo tâm lí học cảm thụ, âm vang của giọng đọc đã kích thích quá trình tri giác,  tưởng tượng và tái hiện hình ảnh ở người đọc, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm,  tạo nên trạng thái tâm lí cần có khi đọc sách hay xem nghệ thuật mà người ta quen gọi là   “nhập thân”.                                                                                                                                  ..............................................................................................................................       10  C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ                                                                                          ......................................................................................       24 3/20
  4. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Mỗi sáng tác nghệ thuật đều là một phát hiện sáng tạo độc đáo của  người nghệ sĩ, họ gửi vào đó những cảm nhận, trăn trở và thông điệp về cuộc   đời. Văn học cũng là một đứa con tinh thần của nhà văn song phải cùng với  bạn đọc thì các từ, ngữ, câu, chữ  chết cứng mới thực sự được cựa, quậy, có   linh hồn và đi vào cuộc sống. Nhà thơ  Mosac từng quan niệm: “Tác phẩm  thực ra chỉ được tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết,  cho nên bản thân nó chưa có giá trị  gì, nếu có cũng chỉ  là đôi chút. Cái quan   trọng là vai  trò của người  đọc. Chính bạn đọc sẽ  tạo nên giá trị  cho tác  phẩm…”; Ông cũng khẳng định: “không có bạn đọc thì không chỉ có sách của  chúng ta mà cả những tác phẩm của Hôme, Đăngtơ, Puskin, Đôxtôiepxki… tất  cả chỉ là đống giấy chết”. Bởi vậy nhân tố độc giả có những đặc điểm riêng   và có vai trò đặc biệt trong đời sống văn học. Tuy nhiên, trong trường THPT, độc giả   ở  đây là các em học sinh, khả  năng cảm thụ các tác phẩm văn học còn nhiều hạn chế. Cho nên, trong việc   giảng dạy thì việc rèn luyện kỹ  năng cảm thụ  tác phẩm văn học nói chung,   cảm thụ  tác phẩm văn xuôi nói riêng là một nhiệm vụ  quan trọng của từng   giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn. Kĩ năng này, giúp học sinh lĩnh hội sâu sắc,  chủ động, tự tin trước các vấn đề đã được đặt ra từ yêu cầu về việc khai thác  các giá trị của tác phẩm. 2. Trong chương trình Ngữ  văn THPT lớp 12, số  lượng các tác phẩm  văn xuôi Việt Nam hiện đại được đưa vào giảng dạy với số  lượng cao. Có  15/18 tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại ( chiếm 83% ). 3. Hiện nay, ở học sinh, việc cảm thụ tác phẩm văn học còn nhiều hạn  chế do học sinh chưa biết cách khai thác tác phẩm, chưa tìm đường đi vào thế  giới nghệ  thuật bí  ẩn trong từng tác phẩm. Do vậy thông thường cảm nhận   của học sinh mang tính trực cảm, cảm tính, thiếu kỹ năng tạo nên chuỗi logic  của hệ  thống kiến thức trong tác phẩm, học sinh chưa hình thành kỹ  năng  cảm thụ. Với những lí do thiết yếu nêu trên cùng với thực tiễn trong quá trình   giảng dạy, tôi mạnh dạn đề  xuất “Rèn kĩ năng cảm thụ  văn xuôi Việt Nam   hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đưa ra các giải pháp cụ  thể  nhằm  giúp các em học sinh lớp 12 rèn  luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bồi dưỡng cách nghĩ, cách cảm nhận trong sáng cho học sinh thông qua  các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua đó nhằm giúp các em khơi dạy  4/20
  5. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa niềm đam mê, hứng thú với môn Ngữ  văn từ  đó góp phần nâng cao chất   lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường THPT. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở khoa học bao gồm sở lí luận và cơ  sở  thực tiễn của   việc đề xuất “Rèn kĩ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương   trình Ngữ văn 12”. Nghiên cứu, điều tra thực trạng hứng thú và cách cách cảm thụ văn xuôi  ở học sinh của các lớp mình giảng dạy. Áp dụng và đề xuất các kĩ năng cảm thụ văn xuôi hiện đại. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn  12. Học sinh khối 12 thuộc 2 lớp 12a1, 12a4. Phạm vi thời gian thực hiện: trong năm học 2018 – 2019. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra: Điều tra khảo sát thực trạng dạy học của giáo  viên, thực trạng cảm nhận văn học của học sinh. Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh đối chiếu kết quả học tập của  học sinh trước và sau khi triển khai đề tài để rút ra kết luận khoa học. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Phân tích thực trạng,   tác dụng tích cực của các giải pháp để tổng kết thành kinh nghiệm. 5/20
  6. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sơ lý luận Theo đại từ  điển tiếng Việt “cảm thụ  là nhận biết một cách tinh tế  bằng cảm tính”.  Tác giả  Mạnh Hưởng cho rằng : Cảm thụ  văn học chính là sự  cảm  nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học  thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Cảm thụ văn học là   đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở  mức độ  cao nhất. Cảm thụ văn học có   nghĩa là không chỉ  nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin,  đồng thời phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo   được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả  với bạn đọc và có thể  truyền thụ  cách hiểu đó cho người khác. Người có năng lực cảm thụ văn học là khi đọc  (nghe) một câu chuyện, một bài thơ… không những hiểu mà còn phải có xúc  cảm, tưởng tượng và thật sự  gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc…  Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng (hay liên tưởng) và rung cảm thực sự chính là  người đọc biết cảm thụ văn học. Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: Khi  đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí  tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, và hiểu ra lắm điều thú vị. Phương  thức chiếm lĩnh đối tượng văn học chủ  yếu là tình cảm, bằng  những xúc  động mang tính trực quan, bằng sự  tham gia của yếu tố vô thức ...  Cảm thụ  đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn, cần đến vốn sống, vốn   văn hoá, sự  trải nghiệm của độc giả. Đấy là một bước quan trọng, là cơ  sở  không thể thiếu để quá trình tiếp nhận văn học diễn ra. Hiểu và cảm thụ văn  bản nghệ  thuật thuộc hai mức độ  nông sâu khác nhau:  chúng ta có thể  gọi  hiểu là việc chạm tới nội dung bề  mặt của ngôn từ  nghệ thuật (còn gọi là  hiển ngôn), còn cảm thụ  là việc hiểu sâu sắc với những xúc động, trước  những gì mà ngôn từ gợi ra để nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản  (còn gọi là hàm ngôn).   2. Cơ sở thực tiễn Trong guồng quay phát triển đến chóng mặt của xã hội, con người như  sống vội hơn, ít có những khoảng lặng cho tâm hồn. Chính lối sống, lối suy  nghĩ hiện đại ngày nay đã  ảnh hưởng không nhỏ  tới việc dạy và học môn  Ngữ văn. Đặc biệt, sự phân luồng các trường Đại học, sự phân hóa các ngành   nghề trong xã hội đã khiến cho việc lựa chọn học môn Ngữ  văn của các em  học sinh chỉ  là môn thứ  yếu. Thực trạng này đã  ảnh hưởng không nhỏ  tới  hoạt động cảm thụ các tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm văn  xuôi nói riêng. 6/20
  7. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Chính vì thế  tâm thế  của học sinh với môn học ngay từ  đầu đã không   mấy hứng thú. Với mục đích chỉ  cần nắm nội dung cơ  bản và cấu trúc bài   làm để phục vụ các kì thi. Cho nên các em thụ động trong học tập, không khí  giờ học nhàm chán. Về  phía giáo viên: hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phải đổi mới   phương pháp dạy học. Trong giảng dạy, các thầy cô đã phát huy tính tích cực,  chủ động. Học sinh được bày tỏ ý kiến, tình cảm, cách hiểu của mình về bộ  môn, được thực hành giao tiếp nhiều hơn. Tài năng sư  phạm của người dạy   được dành nhiều hơn cho việc học sinh tự tìm hiểu cảm thụ tác phẩm.  Tuy nhiên, một thực tế  khó thay đổi, ăn sâu vào trong nhận thức và  thành thói quen của không ít giáo viên, việc tiếp nhận và đổi mới phương   pháp còn chậm. Giáo viên còn làm việc quá nhiều, chú trọng cung cấp nhiều   thông tin kiến thức cho học sinh. Chính điều này đã làm cho học sinh rơi vào   thế bị động trong việc tiếp thu kiến thức, không tạo điều kiện cho các em suy   nghĩ sáng tạo, độc lập. Dần dần đã làm tê liệt hứng thú và khả  năng tư  duy   sáng tạo của học sinh trong các giờ đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi.  II. THỰC TRẠNG CẢM THỤ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI  1. Về phía giáo viên Các giáo viên yêu nghề, có trách nhiệm với nghề luôn luôn trăn trở  về  bài dạy của mình. Luôn tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tiếp cận với   các phương pháp dạy học mới để đáp ứng mục tiêu giáo dục. Các thầy cô đã  chú trọng đổi mới phương pháp day học để khởi dậy niềm hứng thú với văn  học trong học sinh. Song còn không ít giáo viên cũng đã có nỗ  lực trong đổi mới phương  pháp, nhưng hiệu quả  chưa cao. Do thói quen phương phương pháp truyền  thụ  đã thành lối mòn, việc đổi mới gặp nhiều khó khăn. Nhiều giờ  dạy cốt   sao chỉ truyền đạt hết kiến thức theo kiểu dập khuân, máy móc. Bởi văn xuôi  có khối lượng kiến thức khá nhiều, nhiều tình tiết, sự việc, các mối quan hệ  của nhân vật, tâm lý nhân vật...Việc cung cấp hết kiến thức đã là một vấn đề  đối với người dạy. Chính thế các giờ học văn xuôi trở nên áp lực đối với học   sinh. Giáo viên còn hạn chế về kỹ năng tổ chức giờ học. Hoạt động này cần   được chuẩn bị  kỹ  lưỡng từ  khâu thiết kế  bài giảng đến xác định phương   pháp, xây dựng hệ  thống câu hỏi trong thiết kế  hoạt động dạy học phù hợp  cho từng tác phẩm. Không có mẫu số chung cho khâu này. Mỗi giáo viên đều  có sở trường, năng lực, cách cảm thụ riêng. Mỗi tác phẩm là của một tác giả  khác nhau viết nên và ra đời trong những bối cảnh khác nhau. Việc đồng bộ  hóa phương pháp dạy học hay sao chép giáo án của nhau không chỉ khiến việc   7/20
  8. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa dạy học sa vào tình trạng hời hợt, khuôn sáo, chiếu lệ mà còn dễ dẫn đến sự  chán ngán, không thích học văn của học sinh. Thói quen lười biếng, thụ động của người học, thậm chí của cả người  dạy, đang thực sự làm cùn mòn, thủ tiêu cảm hứng học văn. Phần đông người  học ngày càng xa rời thói quen đọc sách, để cho văn hóa nghe ­ nhìn lấn lướt  là một thực trạng đáng báo động. Một bộ  phận không nhỏ  những giáo viên  dạy văn cũng ngày càng ít đọc, không chịu cập nhật thông tin, chẳng quan tâm  gì đến xu thế trào lưu văn học trong và ngoài nước, xa lạ với việc tham khảo   những tư  liệu liên quan, chỉ  “cày xới”, lặp lại những gì có trong sách giáo  khoa, phụ thuộc hoàn toàn vào sách hướng dẫn. Bên cạnh đó là thói quen “định hướng cảm thụ” của giáo viên khiến trò   ỷ  lại, dựa dẫm trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm văn  học đều là những văn bản tiêu biểu về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Lâu nay,   trong quá trình dạy học, thay vì giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiếp nhận   từ góc nhìn của chính các em, phân tích các giá trị theo cảm thức của chính trái  tim các em thì giáo viên thường “nói hộ”, “cảm thụ hộ” cho học sinh. Lâu dần  thành quen, dẫn đến tình trạng tiếp thu một chiều mà không có thói quen  phản biện. Chính vì vậy, có quá nhiều cách cảm thụ  theo “lối mòn” cho   những tác phẩm văn học từ thế hệ này sang thế hệ khác khiến học sinh chán   ngán. 2. Về phía học sinh Khi  được  điều tra khảo sát về  hứng thú học tập môn Ngữ  văn nói  chung và các tác phẩm văn xuôi nói riêng, các em tỏ vẻ không mấy yêu thích.   Phần vì xu thế xã hội trong việc chọn ngành nghề. Phần vì không có thời gian  để đọc những tác phẩm dài như vậy. Sau khi dạy bài “Rừng xà nu” xong, tôi  không khỏi trăn trở vì tiết dạy của mình, vì hứng thú học và cách tiếp cận của   học sinh.  Tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu về mức độ hứng thú học  tập và bài kiểm tra về sự cảm nhận nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ở 2  lớp 12A1 (sĩ số: 41 học sinh) và 12A7 (sĩ số 32 học sinh). Kết quả cụ thể như  sau: Hứng thú học tập: (Bảng 1) Tổng số  Có hứng thú Bình thường Không có hứng thú học sinh Số lượng % Số lượng % Số lượng % 73 14 19,18 19 26,03 40 54,79 8/20
  9. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Kết quả kiểm tra khảo sát (Mức độ đề phù hợp với đối tượng học sinh  trung bình, đề bài: Em hãy cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm  Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành) (Bảng 2) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp SL % SL % SL % SL % SL % 19,5 48,7 19,5 12A1 3 7,31 8 20 8 2 4,79 1 8 1 15,6 46,8 28,1 12A7 0 0 5 15 9 3 9,37 3 8 2 Nhìn vào kết quả khảo sát trên, ta nhận thấy: Tỷ lệ học sinh hứng thú với môn Ngữ văn còn thấp, chỉ chiếm 19,18%,  kết quả bài kiểm tra khảo sát không cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi ít, học sinh có  điểm yếu kém còn nhiều. Nhiều bài làm máy móc theo bài giảng của giáo   viên, còn nặng về  kể  lại tác phẩm. Viết bài văn nghị  luận cảm thụ  nhưng   thiên về dạng văn tự sự hơn. Thực tế này sẽ  là những khó khăn, thách thức lớn đối với giáo viên và   học sinh. Vấn đề  đặt ra là giáo viên cần phải có các biện pháp để  tạo hứng   thú cho học sinh trong các giờ đọc hiểu tác phẩm văn xuôi và từ đó nâng cao   chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN  ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 1. Kĩ năng đọc diễn cảm 1.1. Vai trò của đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là một phương pháp dạy học quen thuộc trong trường   phổ thông ở nước ta mấy thập kỉ qua. Ươm mầm từ truyền thống ngâm vịnh,  bình văn, bình thơ của người Việt Nam qua các thời đại, đọc diễn cảm nhanh   chóng trở  thành một phương pháp hữu ích trong cảm thụ  và truyền thụ  văn  chương trong nhà trường. Thực trạng vấn đề đọc tác phẩm của học sinh hiện nay cho thấy: đa số  học sinh đều ngại đọc tác phẩm, nhất là những tác phẩm văn xuôi dài. Các em  soạn bài, chuẩn bị bài mà không cần đọc tác phẩm mà chỉ dựa vào sách tham   khảo, sách “Để  học tốt Ngữ  văn” rồi chép toàn bộ  nội dung trả  lời của các  câu hỏi có trong phần hướng dẫn học bài để đối phó với các thầy cô giáo khi  lên lớp, cho dù không biết tác phẩm đó như thế nào. Do vậy việc đọc trước,  9/20
  10. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa đọc kĩ tác phẩm là điều bắt buộc đối với học sinh vì qua đó bước đầu học   sinh cảm nhận và hiểu được tác phẩm. Nhà khoa học sư phạm người Nga E. V. Iadôvixki, trong cuốn Đọc diễn  cảm ­ Phương tiện giáo dục thẩm mĩ, đã viết: “Khi trình bày bài thơ, truyện  ngắn hay truyện cổ tích, học sinh dường như tái tạo lại những chi tiết do tác   giả xây dựng, làm sinh động chúng nhờ  sự  giúp đỡ  của những tư tưởng, tình  cảm, liên tưởng của bản thân, tức là chuyển đến người nghe tâm trạng, xúc   cảm của tác giả  hoặc nhân vật đã được làm giàu có bởi kinh nghiệm riêng.  Và dù cho kinh nghiệm đó còn hạn chế  và nhỏ  bé đến đâu đi chăng nữa, nó  bao giờ cũng đem lại cho sự trình bày của học sinh đặc điểm tươi mát và sự  độc đáo không lặp lại”. Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ đòi hỏi người đọc   phải là một bạn đọc tích cực, năng động mà còn là hoạt động nuôi dưỡng và  phát triển sự cảm thụ sáng tạo của con người. Đọc diễn cảm chứa đựng khả  năng phát triển tính tích cực, sáng tạo ở  người đọc ­ học sinh. Sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học ở người đọc không  chỉ thể hiện ở cách đọc “tri âm” mà còn thể hiện ở cách đọc “kí thác”. Đồng   thời với việc truyền đi tiếng nói của nhà văn, người đọc “thổi” vào tác phẩm  một luồng sinh khí mới mang hơi thở  của thời đại và hoàn cảnh sống riêng  tư. Những nghiên cứu khoa học về  đọc diễn cảm  ở  người đọc nói chung và  bạn đọc học sinh nói riêng đều cho biết: đọc diễn cảm không chỉ  là phương   thức thể hiện sự cảm thụ văn học tươi mới và sáng tạo mà còn là dạng hoạt   động kích thích sự sáng tạo trong tiếp nhận văn chương.  Nhờ  đọc diễn cảm, chúng ta thấy một không gian yên  ả, thanh bình,  tĩnh lặng vừa cổ kính, hoang sơ, vừa tươi mới đầy sự  sống: “Thuyền tôi trôi  trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời  Lê, quãng sông này cũng lặng tờ  đến thế  mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một   nương ngô, nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.  Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ  gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn   nhiên như  một nỗi niềm cổ  tích tuổi xưa” (Người lái đò sông Đà ­ Nguyễn  Tuân)... Tất cả  chỉ  hiện ra trong nội quan của người đọc. Hình ảnh sông Đà  hiện nên hoang dại mà trữ  tình hơn nhờ  đọc diễn cảm. Nói cách khác người   đọc chỉ trông thấy nó bằng “con mắt thứ ba”. Đi qua “cây cầu đọc diễn cảm”,   người đọc bước vào thế giới diệu kì vừa quen vừa lạ của văn chương. Theo  tâm lí học cảm thụ, âm vang của giọng đọc đã kích thích quá trình tri giác,  tưởng tượng và tái hiện hình  ảnh  ở  người đọc, đưa người đọc vào thế  giới   của tác phẩm, tạo nên trạng thái tâm lí cần có khi đọc sách hay xem nghệ  thuật mà người ta quen gọi là “nhập thân”. 1.2. Các yêu cầu của việc đọc diễn cảm 1.2.1. Đọc đúng 10/20
  11. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Đọc đúng kí tự  ngôn ngữ, ngữ  điệu, nhịp điệu, giọng điệu trong tác  phẩm. Ngữ điệu, nhịp điệu phải có sự  thay đổi phù hợp với mạch tâm trạng  và diễn biến tâm tư của nhân vật. 1.2.2. Đọc hay Đọc diễn cảm đòi hỏi người nghe, người đọc ­ học sinh phải tích cực,   sáng tạo, phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ. Đọc diễn cảm không đơn   thuần là đọc đúng ngữ  âm, ngữ  pháp, đọc sáng rõ, mạch lạc, đọc trôi chảy   một văn bản ngôn từ mà quan trọng hơn là kết hợp giữa khả năng diễn cảm,  truyền cảm trong giọng đọc với việc bắt trúng cái “giọng” của nhà văn để  làm bật ra ý nghĩa của câu chữ. Bàn về đọc diễn cảm của học sinh trong giờ  học văn, các nhà khoa học ngữ văn Liên Xô cũng đã lưu ý: “Khi một học sinh   đọc trước lớp, học sinh đó cần phải hiểu một cách rõ ràng rằng: mình đọc để  truyền đạt cho người nghe những ý nghĩ, những rung động và tình cảm tác  giả đã đem vào tác phẩm, cũng như để thể hiện thái độ của mình đối với tác   phẩm”. Đọc diễn cảm là truyền đến người nghe cái tình điệu của nhà văn  trong tác phẩm và thái độ, tình cảm của người đọc về cái văn bản ngôn từ ấy. Muốn vậy, giáo viên đôi khi phải là người định hướng giọng điệu cho   học sinh, thậm chí còn đọc diễn cảm một số đoạn văn mẫu để học sinh được   đắm mình trong không gian của tác phẩm. Rèn được kĩ năng đọc diễn cảm   cho học sinh đã góp phần không nhỏ trong việc cảm thụ tác phẩm. 2. Kĩ năng tìm hiểu về tác giả Phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa có vai trò như cánh của khép mở ban  đầu để dẫn bạn đọc đi vào thế giới nghệ thuật mà ở đó có biết bao sự kí mã   của nhà văn. Trong đó các thông tin về  tác giả  có thể  góp phần định hướng   độc giả  trong việc cảm thụ  văn học. Giáo sư  Phan Trọng Luận cho rằng:   “Tất cả  những gì nhà văn sáng tác đều có cội nguồn trực tiếp  ở  những sự  kiện trong cuộc sống riêng tư của anh ta, ở tâm tư tình cảm của nhà văn đó”  Mọi tác phẩm đều xuất phát từ  những rung động, những trải nghiệm,  hiểu biết của nhà văn mà có. Do vậy cảm thụ  văn xuôi Việt Nam hiện đại   không thể không tìm hiểu những nét chính trong cuộc đời nhà văn. Đặc biệt là   những yếu tố ảnh hưởng đến tác phẩm của họ. Tìm hiểu về tác giả bao gồm những phương diện sau: Họ  tên, bút danh, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh, ngày tháng  năm mất, nơi mất. Chi tiết về hoàn cảnh xuất thân, gia đình riêng, những thăng trầm trong  cuộc đời, những đặc điểm về cá tính tác giả. 11/20
  12. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Trong thực tế, nhiều giáo viên chưa thực sự  chú ý điều này, khai thác  phần tác giả  vẫn trong sự  độc lập với các sáng tác, chưa gắn với tác phẩm   đang tìm hiểu. Còn thiên về cung cấp thông tin. Giáo viên nên rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác các thông tin   quan trọng  ảnh hưởng đến sáng tác, định hướng cho việc cảm thụ  nội dung   và nghệ thuật của tác phẩm.  Ví dụ:. khi cảm nhận tác phẩm Người lái đò sông Đà, cần phải định  hướng cho học sinh tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân với các nội dung  sau: Tiểu sử và con người Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910  ở phố Hàng Bạc, Hà Nội  trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Quê ông ở làng Nhân Mục  (thường gọi nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh  Xuân, Hà Nội.Thân sinh của nhà văn là cụ  Nguyễn An Lan. Ngay từ  nhỏ,  Nguyễn Tuân “đã được nuôi trong nền văn hóa cổ  truyền của dân tộc, với  những phong tục nề nếp, với cách ăn ở vui chơi từ một thời xưa đang tàn dần  và biến đổi, ngổn ngang vì sự  xâm nhập của văn minh máy móc và hàng hóa  từ  phương Tây ào đến”. Hoàn cảnh gia đình và môi trường  ấy đã có  ảnh  hưởng sâu sắc tới tư tưởng, cá tính và sáng tác của nhà văn sau này. Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội nhưng từ nhỏ ông đã theo gia đình sống  nhiều năm ở các tỉnh và thành phố miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế,   Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa. Chính hoàn cảnh sống của gia  đình đã tạo điều kiện cho ông ngay từ  thời niên thiếu đã được “xê dịch” qua   nhiều nơi. Những vùng đất nói trên, đặc biệt là Thanh Hóa (nơi lâu nhất), đã  để lại nhiều dấu ấn trong những trang viết về đề tài “chủ nghĩa xê dịch” của  ông. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung, đến năm 1929 thì bị đuổi  học và không được nhận vào bất cứ công sở nào vì tham gia vào một cuộc bãi  khóa phản đối mấy giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam. Cách  mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng và tham gia  kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Năm 1950, ông   được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Từ  1948 đến 1958, ông giữ  chức Tổng thư  kí Hội Văn nghệ  Việt Nam. Ông mất ngày 28 tháng 7 năm  1987 tại Hà Nội. 12/20
  13. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Quá trình sáng tác và thành tựu văn học: Thời kì trước Cách mạng Tháng Tám 1945:   sáng tác của ông chủ  yếu  xoay quanh ba đề tài “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”,  và đời sống trụy lạc. Cá tính cùng với tâm trạng bất mãn và bất lực  trước thời cuộc của Nguyễn Tuân đã khiến ông tìm lối thoát trong cái  thú giang hồ, xê dịch. “chủ  nghĩ xê dịch” trở  thành một đề  tài quen  thuộc trong các sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Tuân, xuyên suốt  qua các tác phẩm: Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Tùy bút I, Tùy bút   II. Thời kì sau Cách mạng tháng Tám 1945:  Nguyễn Tuân đến với cách  mạng và kháng chiến, hăng hái đi thực tế, dùng ngòi bút để ca ngợi đất nước   và con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động sản xuất. Nếu như  nhân vật trung tâm trong tác phẩm trước cách mạng là những ông Nghè, ông   Cử, ông Tú, những con người tài hoa bất đắc chí, thì giờ  đây, hình tượng  chính trong sáng tác của ông là nhân dân lao động và chiến sĩ trên mặt trận vũ  trang, những con người bình thường mà vĩ đại: Đường vui(1949), Tình chiến   dịch (1950), Tùy   bút   kháng   chiến   và   hòa   bình (tập   I   –   1955,   tập   II   –  1956), Sông   Đà (1960), Hà   Nội   ta   đánh   Mỹ   giỏi (1972),..   đánh   dấu   những  chặng đường mới của Nguyễn Tuân trên con đường nghệ  thuật gắn bó với  dân tộc, với nhân dân và đất nước. Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo. Môi trường,   hoàn cảnh sống và cá tính của Nguyễn Tuân thời kì trước cách mạng đương  nhiên đưa ông đến con đường nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa. Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa và uyên bác. Tài hoa trong việc   dựng người, dựng cảnh, tài hoa trong việc sử  dụng ngôn ngữ  nghệ  thuật,   trong những so sánh, liên tưởng táo bạo, bất ngờ với những hình ảnh đẹp đầy  gợi cảm; uyên bác trong việc vận dụng những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực  khác nhau để làm phong phú và giàu có thêm khả năng diễn tả của nghệ thuật  văn chương. Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ, có lối sống tự  do phóng  túng và sự ý thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến   thể tùy bút như một điều tất yếu. Nguyễn Tuân là một trong những bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi hiện  đại. Ông có một kho từ  vựng phong phú, có khả  năng tổ  chức câu văn xuôi  giàu giá trị tạo hình, có nhạc điệu và biết “co duỗi nhịp nhàng”. Nguyễn Tuân là nhà văn có giọng điệu riêng. Giọng văn của Nguyễn  Tuân vừa trang nhã, cổ kính, vừa sắc sảo, hiện đại. 13/20
  14. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Tất cả các yếu tố trên đều được thể hiện rõ trong tác phẩm  Người lái   đò sông Đà. Ở phần này, giáo viên chỉ gợi, tạo tâm thế và định hướng cho học  sinh cảm nhận tác phẩm. 3. Kĩ năng tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Mọi tác phẩm ra đời đều gắn với hoàn cảnh sáng tác nhất định. Do  vậy, học sinh không thể cảm thụ hết các tầng nghĩa sâu xa của một tác phẩm  nếu không nắm chắc được hoàn cảnh sáng tác. Hoàn cảnh sáng tác có thể  được chia làm hai loại: Hoàn cảnh trực tiếp (hoàn cảnh hẹp): tác phẩm văn xuôi ra đời dựa vào  một dấu ấn riêng trong cuộc đời tác giả. Hoàn cảnh gián tiếp (hoàn cảnh rộng): là bối cảnh xã hội, thời đại chi  phối đến việc sáng tác tác phẩm. Ví dụ: Trong tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân: Hoàn cảnh chung để nhà văn sáng tác nên “Vợ nhặt”. Hoàn cảnh ra đời  của tác phẩm “Vợ nhặt”: Nguồn cảm hứng sáng tác của Kim Lân là nạn đói  năm  Ất Dậu năm 1945 với hai triệu người chết đói. Điều kì lạ  trong những   năm đói, sự  tối tăm  ấy cận kề  bên miệng vực của cái chết thì những con   người Việt Nam không nghĩ đến cái chết mà luôn hướng về  sự  sống, tình  thương. Đó là khát vọng sống mạnh mẽ, là chất kỳ diệu của con người Việt   Nam khơi nguồn cảm hứng để  Kim Lân sáng tác nên truyện ngắn đặc sắc  này.  Hoàn   cảnh  riêng:  Truyện  ngắn  “Vợ  nhặt”   được   viết  ngay  sau  cách  mạng tháng Tám thành công với tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng  bị dang dở do cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mãi đến năm 1954, Kim  Lân mới có điều kiện quay trở  lại cốt truyện cũ nhưng ông thay đổi ý định   ban đầu là không viết tiểu thuyết nữa mà rút ngắn lại thành truyện ngắn.  Hoàn cảnh ra đời đã mang lại giá trị tư tưởng lớn cho tác phẩm: Truyện ngắn  “Vợ nhặt” viết về những con người năm đói. Qua đó, nhà văn Kim Lân muốn   khẳng định: những người dân lao động ở nước ta dù cận kề bên cái chết, dù   sống trong hoàn cảnh bi thảm đến đâu thì họ  vẫn là những con người khao   khát tình thương, khao khát tổ ấm gia đình và hướng tới tương lai tươi sáng. 4. Tìm hiểu đề tài, chủ đề 4.1. Đề tài Đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn lựa chọn miêu tả, thể hiện, tạo  thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm, đồng thời là sơ sở để  từ  đó đặt ra vấn đề  mà mình quan tâm. Có thể  nói đề  tài là khái niệm trung  gian giữa thế  giới hiện thực được thẩm mĩ hoá trong tác phẩm và bản thân  đời sống. 14/20
  15. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa Các hiện tượng đời sống có thể  liên kết với nhau thành loại theo mối  liên hệ bề ngoài giữa chúng. Cho nên, có thể xác định đề tài văn học theo giới   hạn bề  ngoài của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm: Đề  tài   thiên nhiên, loài vật, sản xuất, cải cách ruộng đất, chiến đấu, kháng chiến...  Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác  giả. Chính vì vậy, trước khi đọc hiểu chi tiết tác phẩm, giáo viên nên định  hướng để học sinh phát hiện ra đề tài của tác phẩm là gì.   Ví dụ: Các sáng tác của Kim Lân thường xoay quanh đề  tài chính đó là   đề tài người nông dân nghèo. Với đề tài trên, nhà văn thể hiện sự gắn bó sâu  sắc của mình đối với cuộc sống, con người. 4.2. Chủ đề Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra   qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học. Nếu khái niệm đề  tài giúp ta xác định: Tác phẩm viết cái gì? Thì khái  niệm chủ đề lại giải đáp câu hỏi: Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? Vì vậy   chủ đề và tư tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm. Như vậy, trong việc  cảm thụ văn xuôi, nếu giáo viên không hướng dẫn  học sinh vào chủ đề của tác phẩm thì trong quá trình cảm thụ, học sinh dễ có  nhiều liên tưởng dàn chải, không đi sâu vào nội dung trọng tâm. Trong nhà   trường phổ thông đôi khi học sinh chỉ được tiếp xúc với một đoạn trích trong  tác phẩm (vì văn bản của văn xuôi khá dài). Khi đó học sinh cảm thụ  đoạn  trích cũng phải bám sát chủ đề tác phẩm vì đoạn trích bao giờ cũng nằm trong   một chỉnh thể. Mỗi đoạn trích có một vai trò nhất định trong việc làm sáng rõ  chủ  đề  tác phẩm nên không thể  tách biệt đoạn trích ra khỏi chỉnh thể  nghệ  thuật của toàn bài. Khi dạy về  tác phẩm Vợ  nhặt, giáo viên định hướng để  học sinh phát  hiện chủ  đề: tác phẩm phản ánh đời sống của những con người bần cùng,  lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây  ra. Họ đã cưu mang, đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt  đẹp hơn mà cách mạng đem lại. 5. Kĩ năng tìm hiểu nhan đề tác phẩm Nhan đề  tựa như  cái khung của thế  giới nghệ  thuật.  Đặt nhan đề  là   một nghệ thuật, đòi hỏi sự lao động nghiêm túc, nhiều khi tiêu tốn lượng thời  gian không nhỏ. Nếu nghệ sĩ thận trọng trong từng khâu sáng tác, thì thường   sáng tạo được nhan đề độc đáo, hấp dẫn độc giả.    Việc đặt nhan đề không bao giờ nằm ngoài tầm nhìn cuộc sống và con  người của tác giả. Việc đặt nhan đề có liên hệ với thị hiếu thẩm mỹ của độc  15/20
  16. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa giả. Theo PGS. Nguyễn Đăng Na, nhìn vào nhan đề  sẽ  “hiểu nỗi lòng người  sinh thành ra nó, hiểu nội dung chủ yếu của tác phẩm và hiểu khát vọng sáng  tạo của tác giả”. Đôi khi nhan đề thực hiện chức năng khu biệt thế giới nghệ  thuật này với thế giới nghệ thuật kia; từ  nhan đề người tiếp nhận đã có thể  bước đầu hình dung ra đặc điểm lời văn, và cấu trúc tác phẩm. Nhan đề  gắn chặt với tìm tòi của tác giả,  ở  một vài trường hợp như  bằng chứng về  những đóng góp cụ  thể  của nhà văn trong lao động nghệ  thuật. Độc giả  không biết đến nhan đề, hoặc không xuất phát từ  nhan đề ­  hiệu quả giao tiếp có thể giảm đi khá nhiều. Nhan đề thường giữ  vị trí quan  trọng như những tín hiệu chỉ dẫn con đường đi vào nghệ thuật của tác phẩm  Việc đặt nhan đề nói riêng và quá trình sáng tạo tác phẩm nói chung, có   quan hệ  mật thiết với vốn  sống, kỉ  niệm sâu sắc  của tác giả. Trường hợp,  Nguyễn   Trung   Thành   viết “Rừng   xà   nu”   là   như   vậy.   Cái   đêm   ngồi   viết  truyện, nhà văn nhớ về cuộc chia tay của mình với Nguyễn Thi tại khu rừng   xà nu bát ngát, vạm vỡ phía tây Thừa Thiên. Hình ảnh đầu tiên đến dưới ngòi  bút tác giả, chảy ra tự nhiên thành mạch truyện mênh mang là một rừng xà nu  hùng vĩ. Nếu không có sự từng trải, không được sống trong không khí tráng ca  của thời đại chống Mỹ, chắc chắn Nguyễn Trung Thành không có “Rừng xà   nu”. Nhan đề  tác phẩm ghi lại cái ngọn nguồn của ý đồ  nghệ  thuật.  Ngay  nhan đề của câu chuyện đã gợi ra một tình huống độc đáo, hấp dẫn và giàu ý   nghĩa gây sự chú ý cho người đọc. Khi dạy về tác phẩm Vợ nhặt, giáo viên phải hướng dẫn học sinh thấy  được ý nghĩa của nhan đề. Nói đến “vợ” là nói đến một phần quan trọng   trong cuộc đời của người đàn ông. Ấy thế mà có điều thiêng liêng hệ trọng ấy  lại trở  thành điều rẻ  rúm tầm thường. “Nhặt” – một động từ  chỉ  hành động   ngẫu nhiên không chủ tâm khi lấy một vật gì đó từ  dưới đất lên hoặc vì quá   nhỏ hoặc không còn giá trị như nhặt cọng rơm, cọng cỏ ở ngoài đường. Như  vậy, tên truyện gợi ra một ý nghĩa sâu xa đối với bạn đọc: Đem đến cho  người đọc cảm nhận  ấn tượng bi thảm về  nạn  đói khủng khiếp có một   không hai trong lịch sử  của nước ta và người đọc cảm nhận tình cảnh thê  thảm của những người nông dân nghèo Việt Nam trong nạn đói 1945 . Nhan  đề  “Vợ  nhặt” gián tiếp tố  cáo xã hội thực dân phong kiến đặc biệt là bọn   phát xít Nhật đã gây ra nạn đói 1945 đẩy người lao động Việt Nam vào thảm  cảnh bi cùng. Đồng thời qua nhan đề “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân còn khẳng   định vẻ đẹp của tình người những người lao động ở nước ta dù rơi vào thảm   cảnh nào thì họ  vẫn là những con người giàu lòng yêu thương, khao khát tổ  ấm gia đình và hướng tới tương lai tươi sáng. 6. Kĩ năng tìm hiểu tình huống truyện Tình huống truyện là cái tình thế  xảy ra truyện, là khoành khắc được  tạo nên bởi một sự  kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm  16/20
  17. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Qua đó  nhân vật bộc lộ  tâm trạng, tính cách hay thân phận của mình góp phần thể  hiện sâu sắc chủ  đề, tư  tưởng tác phẩm. Sáng tạo tình huống truyện là một   trong những vấn đề  then chốt của nghệ  thuật viết truyện ngắn. Vì vậy, với  một tác phẩm văn xuôi (đặc biệt là truyện ngắn) nhà văn thường dụng công  xây dựng những tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. Có 3 loại tình huống truyện thường được các tác giả chú tâm xây dựng:   tình huống hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức. Thấy  được tầm quan trọng của tình huống truyện, giáo viên hướng dẫn, rèn luyện   cho học sinh kĩ năng nhận diện tình huống và phân tích giá trị của tình huống  trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.  Phần lớn những tác phẩm được trích giảng trong chương trình THPT  đều là những tác phẩm có cốt truyện độc đáo. Thông qua cốt truyện các tác  giả  muốn chuyển tải tới người đọc những vấn đề  về  nhân sinh trong cuộc   sống. Việc tìm hiểu về  nhân vật hay các giá trị  nội dung tác phẩm sẽ  thuận   lợi và thấu đáo hơn khi chúng ta khai thác tình huống trong truyện. Truyện   “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm rất độc đáo về tình huống.   Đó là Tràng – một anh nhà nghèo hình thức thô kệch, tính tình ngờ nghệch lại   là dân ngụ cư giữa lúc đói kém mà lấy được vợ, hơn nữa lại là vợ theo. Tình  huống bất thường đó gây sự chú ý ngạc nhiên tới những người xung quanh và  ngay cả bản thân Tràng. Bởi đói khát, người như Tràng nuôi thân chẳng xong  lại còn đèo bòng. Và không chỉ  lạ  mà nó còn là sự  đan xen giữa mừng và lo,   vui và buồn. Hạnh phúc đặt trên bối cảnh thê lương  ảm đạm của nạn đói  năm 1945 trong gia đình Tràng trước cái đói quay đói quắt. Tình huống đó sẽ  chi phối tới sự phát triển của truyện và cách thức xây dựng các nhân vật. Như  vậy bắt đầu từ việc khai thác tình huống khi tiếp cận tác phẩm mà giáo viên  có thể  dẫn dắt học sinh phân tích nhân vật Tràng, người vợ  nhặt, bà cụ  Tứ.   Các lớp nghĩa của truyện sẽ  được sáng tỏ  cùng các giá trị  hiện thực và nhân  đạo. Chủ đề tác phẩm về bài ca cuộc sống: Bên lề cái chết con người ta vẫn  mơ   ước vẫn khát vọng là ý nghĩa cơ  bản mà nhà văn Kim Lân chuyển đến   bạn đọc. 7. Kĩ năng tìm hiểu kết cấu truyện Tác phẩm văn học là một chỉnh thể  nghệ  thuật độc đáo. Để  xây dựng   nên chỉnh thể đó, nhà văn phải suy nghĩ tổ chức các yếu tố của tác phẩm sao  cho có nghệ thuật nhất: cái gì tả  trước, cái gì tả  sau, chi tiết nào tô đậm, chi   tiết nào chấm phá, sắp xếp các sự  kiện, các chương, hồi như  thế nào…cách   tổ chức như vậy gọi là kết cấu của tác phẩm. Kết cấu tác phẩm không chỉ là liên kết các hiện tượng, con người. Mối  quan tâm lớn nhất của nhà văn là làm sao sắp xếp tài liệu để  cho cái chính  yếu được nổi bật lên, cái quan trọng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Kết cấu   17/20
  18. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa truyện thể hiện quá trình vật lộn của nhà văn với tài liệu sống, để biểu hiện  một chân lý khái quát. Nó cũng phản ánh quá trình tư  duy của nhà văn. Kết   cấu luôn luôn là phần tổ  chức hình tượng nghệ  thuật và khái quát tư  tưởng,  cảm xúc. Chẳng   hạn   khi   đọc   hiểu   tác   phẩm  Rừng   xà   nu  của   Nguyễn   Trung  Thành, giáo viên gợi mở  để  học sinh phát hiện ra kết cấu đặc biệt của tác  phẩm: Kết cấu đầu cuối tương ứng: Mở đầu tác phẩm là những tai họa mà cả  những cây xà nu cổ  thụ  và những cây con phải gánh chịu dưới làn mưa đại  bác   của   kẻ   thù:   “   cả   rừng   xà   nu   hàng   vạn   cây   không   cây   nào   không   bị  thương”.  Hình ảnh những cây rừng xà nu bị tàn phá ở đoạn đầu tác phẩm là  biểu tượng cho sự  đau thương mất mát của con người, tuy nhiên, đoạn cuối   tác phẩm lại khiến ta thấy thấp thoáng  ẩn hiện sau mỗi cây xà nu là sự  gan  góc, sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt, sức mạnh không ngừng lớn lên của người   dân Tây Nguyên. Kết cấu truyện lồng trong truyện: Truyện ngắn này có hai mạch truyện   lồng ghép vào nhau. Chuyện bắt đầu từ  một lần về  thăm làng Xô­man của   Tnú sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng. Trong đêm ấy, quây quần quanh   bếp lửa, cả  dân làng được nghe cụ  Mết kể  lại câu chuyện bị  tráng về  cuộc  đời Tnú và chuyện về  cuộc nổi dậy của dân làng Xô­man. Quá khứ  của Tnú  là quá khứ  của một đời người, một thế  hệ  dân làng đau thương, khổ  nhục   dưới bàn tay của kẻ  thù. Chuyện về  Tnú là tình tiết chính và cũng là cốt lõi  của câu chuyện về  cuộc nổi dậy của dân làng Xôman. Số  phận Tnú là số  phận cá nhân của một con người nhưng gắn liền với số phận của cộng đồng.  Bi kịch của Tnú là bi kịch của cộng đồng, là nỗi đau chung của những người  dân mất nước. Cách xây dựng kết cấu này làm cho câu truyện mang đậm tính  sử thi hùng tráng. Kết cấu đan xen giữa hiện tại và quá khứ:  Ở  phần đầu và phần cuối  của truyện là thời gian hiện tại gần với sự  việc Tnú về  thăm làng chỉ  một  đêm và sáng hôm sau lại ra đi. Phần giữa – cũng là phần chính của truyện,  chủ yếu tái hiện những sự việc thuộc thời gian quá khứ. Nhưng đôi lúc mạch  kể  quay lại với thời gian hiện tại bằng việc miêu tả  cảnh dân làng nghe cụ  Mết kể  chuyện về  Tnú. Cách phối hợp các lớp thời gian như  vậy làm cho   truyện vừa mở  ra được nhiều sự  kiện, biến cố, tái hiện được cả  một giai   đoạn lịch sử  một cách ngắn gọn. Kết cấu cốt truyện độc đáo này giúp nhà   văn có thể thay đổi được không gian, thời gian nghệ thuật một cách linh hoạt,  làm tăng thêm tính trữ tình cho câu truyện, đồng thời cũng làm cho câu truyện  trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn. 18/20
  19. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa 8. Kĩ năng so sánh, liên hệ Kĩ năng này thường được đánh giá cao trong quá trình cảm thụ bởi giúp  cho tác phẩm được tìm hiểu ở cả tầng rộng và bề sâu. Tuy nhiên kĩ năng này   đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy mở rộng. Kĩ năng so sánh có hiệu lực không nhỏ  trong việc góp phần cảm thụ  văn xuôi nói chung và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói riêng. Kĩ năng này giúp  học sinh có cái nhìn thông suốt tiến trình vận động và phát triển văn xuôi Việt   Nam qua phép so sánh nét tương đồng và tương phản giữa các tác giả. Tuy   nhiên, để rèn luyện cho học sinh thao tác, kĩ năng phân tích so sánh cần lưu ý: Xác định mục đích so sánh: làm nổi bật đối tượng cảm thụ  (tác phẩm  văn xuôi, đoạn trích). Qua đó hiểu sâu sắc dụng ý nghệ  thuật của nhà văn  trong cách lựa chọn, sắp xếp, tổ chức văn bản văn xuôi. Nắm vững kĩ năng so sánh: không được lấy nội dung so sánh thay thế  cho việc cảm thụ  tác phẩm. So sánh không phải là mục đích, so sánh chỉ  là  phương tiện, con đường đi vào tác phẩm. Liên hệ  so sánh ngoài tác phẩm văn xuôi không được làm đứt mối với   đường dây của chủ  đề  tư  tưởng tác phẩm. Liên tưởng so sánh mở  rộng vấn  đề là một thao tác cần thiết trong cảm thụ văn xuôi, nhưng đã liên tưởng thì ít  nhiều cũng mang tính chủ quan. Do vậy, nếu vượt quá giới hạn sẽ biến việc   cảm thụ văn xuôi thành việc bình luận thiếu căn cứ. Lựa chọn cách thức so sánh: So sánh tương đồng: khi vấn đề trong tác phẩm văn xuôi đang khai thác   có điểm gần gũi với một tác phẩm khác của cùng tác giả  hoặc khác tác giả.   So sánh tương phản: so sánh ý từ  tác phẩm văn xuôi này với tác phẩm văn  xuôi  khác có sự trái ngược về tư tưởng hoặc cách thức thể hiện. Ví dụ so sánh tương đồng: Khi cảm nhận về hình ảnh chị Chiến trong  tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có thể liên hệ đến  nhân vật Mai trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để  thấy  sự tương đồng ở vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con giái   Việt Nam thời đánh Mĩ. Ví dụ  so sánh tương phản: Cùng viết về đề  tài người nông dân nhưng   nếu truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng được bi kịch của một con   người vừa bị  tước đoạt về  nhân hình và nhân tính, không được xã hội công  nhận là con người. Tác giả không tìm thấy lối thoát cho nhân vật, để cho nhân  vật lại rơi vào vòng bi kịch luẩn quẩn, chưa nhìn thấy tương lai tươi sáng của   dân tộc. Còn Kim Lân lại thấy được tinh thần lạc quan, tương lai tươi sáng  của nhân vật và dân tộc qua hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi phá   19/20
  20. Nguyễn Đức Điệp – Trường THPT Lưu Hoàng – Huyện Ứng Hòa kho thóc của Nhật chia cho người đói. Sự  khác nhau này xuất phát từ  điều   kiện lịch sử xã hội lúc ấy. Như  vậy kỹ  năng so sánh giúp học sinh có cơ  sở  khai thác sâu hơn về  nội dung và nghệ thuật tác phẩm. 9. Kĩ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại xuất phát từ hình tượng  nhân vật  9.1. Nhân vật văn học và vị trí của nó trong tác phẩm Nhân vật văn học là con người, có thể là loài vật hay cây cỏ được nhân   cách hóa, được miêu tả trong tác phẩm văn học bằng những phương tiện văn  học. Nhân vật văn học có tên riêng (Đẩu, Phùng...). Nhưng cũng có nhân vật  không tên như  Người đàn bà hàng chài, lão đàn ông trong tác phẩm  Chiếc   thuyền ngoài xa  của Nguyễn Minh Châu. Nhân vật văn học là một đơn vị  nghệ  thuật đầy tính  ước lệ,  ẩn dụ  vì vậy không thể  đồng nhất nó với con   người thật trong đời sống. Nhân vật văn học là phương tiện để nhà văn khái quát các tính cách, số  phận con người và các quan niệm về chúng. Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là   để khái quát những quy luật cuộc sống con người, gửi gắm những  ước ao, kì  vọng về con người. Vì vậy đọc tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống  và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật. 9.2. Loại hình nhân vật văn học Dựa vào vị  trí đối với nội dung cụ  thể, với cốt truyện của tác phẩm,   nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn,   nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Dựa vào thể loại văn học, có có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật   kịch.              Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức   năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. 9.3.  Các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật Hiện thực đời sống con người luôn phong phú nên nhân vật văn học có  nhiều loại hình, chính vì vậy các phương thức thể hiện nhân vật rất đa dạng.   Văn học đa dạng đến đâu, các phương thức, phương tiện thể  hiện nhân vật   đa dạng đến đó. Nhưng  ở  đây, người viết chỉ  đưa ra những phương thức,  phương tiện chung nhất. Nhân vật được miêu tả bằng chi tiết, văn học dùng chi tiết để  miêu tả  chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, quá trình tâm lý của nhân vật  20/20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2