intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh" nhằm mục đích tổng kết hiệu quả của một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh lớp 10, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống, như: làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình,…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh

  1. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………. 2 PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………………. 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ………… 3 1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………... 3 2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn ở bộ môn Sinh 3 học trường THPT Vĩnh Linh ……………………………………………… 2.1. Ưu điểm ………………………………………………………………… 3 2.2. Hạn chế ………………………………………………………………… 4 CHƯƠNG II: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ 4 NĂNG VDKT PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO ……………………………… 1. Một số hình thức rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn …………… 4 1.1. Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thông qua hoạt động khởi động ….. 4 1.2. Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thông qua giảng dạy các đơn vị kiến 5 thức có thể liên hệ thực tiễn …………………………………………………. 1.3. Rèn luyện KN VDKT vào phần vận dụng cuối bài học ………………… 5 1. 4. Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thông qua các tiết thực hành …….. 5 1.5. Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thông qua dạy học trải nghiệm …… 5 2. Một số ví dụ về rèn luyện kỹ năng VDKT phần Sinh học tế bào – Sinh 6 học 10, chương trình GDPT 2018 vào thực tiễn ………………………….. 2.1. Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thông qua hoạt động khởi động ….. 6 2.2. Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thông qua giảng dạy các đơn vị kiến 7 thức có thể liên hệ thực tiễn …………………………………………………. 2.3. Rèn luyện KN VDKT vào phần vận dụng cuối bài học …………….….. 10 2.4. Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thông qua các tiết thực hành …..… 13 2.5. Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn thông qua dạy học trải nghiệm ….. 14 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ …………………………………………………. 14 PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………………………… 17 1. Kết luận ………………………………………………………………… 17 2. Khả năng ứng dụng của sáng kiến …………………………………… 17 3. Kiến nghị, đề xuất ……………………………………………………… 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………. 19 PHỤ LỤC……………………………………………………………………. 20
  2. 2 PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; nền giáo dục của nước nhà đã đạt nhiều thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang từng bước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học. Vì vậy, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, tích cực sử dụng các kỹ thuật dạy học nhằm phát huy vai trò trung tâm của người học, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, vận dụng kiến thức (VDKT) để giải quyết các vấn đề thực tiễn là yêu cầu hết sức cấp thiết đối với quá trình tổ chức các hoạt động dạy và học. Một thực tế hiện nay đó là, các tiết dạy của nhiều giáo viên vẫn còn nặng về cung cấp kiến thức lý thuyết, các nội dung trong sách giáo khoa, tập trung rèn luyện làm bài tập tự luận, trắc nghiệm mà thiếu đi việc vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ với thực tiễn, giải quyết những tình huống liên quan trong đời sống. Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học, là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn đời sống. Vì vậy trong quá trình giảng dạy của mình, tôi đã luôn tìm tòi để đưa vào trong bài giảng của mình những kiến thức thực tế, những câu hỏi VDKT một cách phù hợp với nội dung bài dạy góp phần hình thành các năng lực sinh học và các năng lực chung đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năm học 2022 – 2023, năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, mỗi giáo viên chúng ta phải không ngừng có những biện pháp tích cực để đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới. Sau đây tôi xin chia sẻ sáng kiến “Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng VDKT phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh”. Sáng kiến này nhằm mục đích tổng kết hiệu quả của một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn cho học sinh lớp 10, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống, như: làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình,…
  3. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội”. “Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng của cá nhân có thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân hoặc tìm tòi, khám phá kiến thức mới để giải quyết được các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả”. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bao gồm việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài tập, bài thực hành, làm thí nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp, nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống, hoặc là học sinh VDKT đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu thập thêm kiến thức mới. Chính vì vậy, dạy học rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn là phương thức dạy học mà người giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó học sinh tìm được mối liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn cuộc sống. Khi tham gia hoạt động học tập, học sinh sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo, kích thích sự tìm tòi khám phá tri thức và sẵn sàng giải quyết, tư vấn được những tình huống cụ thể đặt ra trong cuộc sống. Như vậy, có thể nói, phát triển kỹ năng VDKT vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sẽ làm thay đổi cách dạy của GV và cách học của học sinh theo hướng “học đi đôi với hành”, lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội. 2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn ở bộ môn Sinh học trường THPT Vĩnh Linh 2.1. Ưu điểm Hiện nay dạy học gắn với thực tiễn là yêu cầu bắt buộc đối với các bộ môn nói chung và môn sinh học nói riêng. Chính vì vậy, quá trình thực hiện việc
  4. 4 rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn được áp dụng ở tất cả các bộ môn, các khối lớp của trường THPT Vĩnh Linh. Đối với bộ môn sinh học, giáo viên chủ động triển khai thực hiện VDKT vào thực tiễn thông qua các tiết dạy trên lớp, với các nội dung cụ thể thông qua kế hoạch bài dạy, triển khai các bài học STEM (trồng cây trong dung dịch, sinh trưởng của vi sinh vật, sinh sản vô tính ở thực vật), tổ chức ngoại khóa giáo dục sức khỏe sinh sản, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về Sars – Covi – 2, HIV/AIDS… Việc kiểm tra, đánh giá chú trọng đến nội dung vận dụng kiến thức và trong đề kiểm tra thường xuyên, định kì đều có câu hỏi để VDKT vào thực tiễn. Đặc biệt đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực, việc đẩy mạnh VDKT vào thực tiễn được tổ chuyên môn cụ thể hóa trong kế hoạch giáo dục của tổ và của từng cá nhân. 2.2. Hạn chế Tuy nhiên, việc VDKT vào thực tiễn bộ môn sinh học vẫn còn một số hạn chế, như sau: Một số giáo viên thực hiện vẫn còn lúng túng, triển khai vận dụng còn gượng ép. Giáo viên chưa thật sự đổi mới, vẫn đang tập trung nhiều vào truyền tải kiến thức, thời lượng dành cho liên hệ thực tiễn chưa nhiều, tiếp cận theo hướng định hướng hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh chưa rõ. Chưa có nhiều tài liệu để giáo viên tham khảo việc dạy VDKT vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như thế nào cho phù hợp, hiệu quả. Học sinh còn thiếu kỹ năng VDKT vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn. CHƯƠNG II: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VDKT PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10, CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT VĨNH LINH 1. Một số hình thức rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn 1.1. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn thông qua hoạt động khởi động Khởi động là hoạt động đầu tiên trong quá trình tổ chức dạy học, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
  5. 5 của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Vì vậy tôi đã sử dụng các câu hỏi, các tình huống thực tế mà cần các kiến thức, kỹ năng của bài mới để giải quyết vấn đề nêu ra. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. 1.2. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn thông qua giảng dạy các đơn vị kiến thức có thể liên hệ thực tiễn Với hình thức này, tôi đã đặt các câu hỏi, trình chiếu các video, hình ảnh các hiện tượng thực tế liên quan đến đơn vị kiến thức học sinh đang tìm hiểu, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận để đưa ra câu trả lời đối với vấn đề đó, các học sinh có thể giải thích bổ sung hoặc đánh giá chéo và có thể đưa ra những câu hỏi để làm rõ thêm vấn đề cần giải quyết. Qua hoạt động này học sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng sống cần thiết (giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp…) và đặc biệt là VDKT đang tìm hiểu để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn. 1.3. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào phần vận dụng cuối bài học Đối với mỗi kế hoạch bài dạy, nội dung này giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Trước một vấn đề, học sinh có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau vì vậy giáo viên có thể tổ chức để học sinh cùng nhau đưa ra những cách giải quyết hợp lý nhất. 1.4. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn thông qua các tiết thực hành Thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy khi học sinh được tham gia thực hành, các em rất hứng thú. Khi tiến hành thực hành học sinh được đứng ở vị trí của nhà nghiên cứu, các em đưa ra phán đoán, nhận xét, kết luận qua đó các em lĩnh hội cả phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn, làm chủ kiến thức. Ngoài ra thực hành còn rèn luyện năng lực tư duy độc lập, tính chủ động sáng tạo, rèn luyện tính kiên trì, chính xác, trung thực. Qua các bài thực hành, học sinh có sự say mê yêu thích môn học, khơi gợi lòng ham muốn nghiên cứu khoa học, yêu thiên nhiên, yêu sự phong phú của sinh giới. Vì vậy sau mỗi tiết thực hành, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và trả lời một số vấn đề diễn ra trong thực tiễn cuộc sống có sự liên quan đến nội dung thực hành. 1.5. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn thông qua dạy học trải nghiệm Dạy học trải nghiệm là bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết
  6. 6 lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Người học sẽ huy động một cách toàn diện về trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội của bản thân trong quá trình tham gia; yêu cầu người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được. Thông qua dạy học trải nghiệm, người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm. Kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương lai. Trong quá trình dạy học của mình, tùy vào nội dung bài học, tùy đơn vị kiến thức và thời lượng tôi đã sử dụng linh hoạt các hình thức rèn luyện kỹ năng VDKT nêu trên để cá nhân hoặc nhóm học sinh thực hiện. 2. Một số ví dụ về rèn luyện kỹ năng VDKT phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 vào thực tiễn Trên cơ sở các hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng VDKT nêu trên, tôi đã xây dựng các câu hỏi, bài tập tình huống, vấn đề cần trải nghiệm để học sinh vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cụ thể như sau: 2.1. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn thông qua hoạt động khởi động 2.1.1. Ví dụ 1 Khi dạy bài Các nguyên tố hóa học và nước giáo viên có thể tổ chức hoạt động khởi động như sau: Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Khi đó, cơ thể chúng ta cần phải được cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Theo các em việc cung cấp nước và chất điện giải có vai trò gì? Câu hỏi khởi động sẽ kích thích được sự tò mò của học sinh khi bước vào tìm hiểu bài mới. 2.1.2. Ví dụ 2 Đối với bài tế bào nhân sơ, tôi đã đặt câu hỏi khởi động như sau: Con người chúng ta đang đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó có vi sinh vật, tại sao chúng ta không nhìn thấy chúng? Cơ thể chúng có đặc điểm như thế nào mà có thể gây bệnh? Từ đây học sinh sẽ nghiên cứu bài 8 – Tế bào nhân sơ để cùng tìm câu trả lời.
  7. 7 2.1.3. Ví dụ 3 Để khởi động chuẩn bị cho bài học tế bào nhân thực để tăng tính tò mò đối với học sinh, tôi đặt câu hỏi: Ở người, khi bị thương, người ta thường sát trùng vết thương bằng nước oxi già. Khi đó tại vị trí vết thương có hiện tượng gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hượng tượng này? Học sinh sẽ nêu được hiện tượng nhưng chưa giải thích được nguyên nhân, từ đây giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức. 2.1.4. Ví dụ 4 Khi dạy bài 13 – Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, tôi đã đưa ra các vấn đề như sau: - Tại sao khi hoạt động mạnh, thân nhiệt lại tăng cao hơn lúc bình thường? - Tại sao cơ thể một số loài động vật có thể tiêu hóa được rơm, cỏ, củ,… có thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được cellulose? Những vấn đề gần gũi với thực tiễn cuộc sống sẽ giúp học sinh hứng khởi với bài học. 2.2. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn thông qua giảng dạy các đơn vị kiến thức có thể liên hệ thực tiễn 2.2.1. Ví dụ 1 Khi dạy nội dung đơn vị kiến thức các nguyên tố hóa học – thuộc bài các nguyên tố hóa học và nước, tôi đã đưa ra tình huống và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 02 học sinh sau đó gọi đại diện các nhóm trả lời. Tình huống: Bạn A rất thích các loại thực phẩm chiên rán như: đùi gà rán, xúc xích rán, trứng rán và rất ít ăn các loại thực phẩm khác vì vậy trong bữa cơm bạn luôn ăn các món mà bạn thích. Theo em chế độ ăn uống của bạn A đã hợp lí chưa? Vì sao? Em có lời khuyên gì cho bạn. Trả lời: chế độ ăn uống của bạn A chưa hợp lí, vì ăn nhiều các đồ ăn này có thể dẫn đến tăng cân và béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường,… Lời khuyên cho bạn A: Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 2.2.2. Ví dụ 2 Khi dạy đơn vị kiến thức nước và vai trò sinh học của nước, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng hoạt động Think – pair- share để VDKT giải thích vấn đề
  8. 8 thực tế như sau: Vấn đề 1: Một học sinh đã bảo quản rau, quả bằng cách để trong ngăn đá tủ lạnh. Theo em, cách bảo quản đó có phù hợp không? Vì sao? Vấn đề 2: Tại sao hằng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước (trung bình đối với nam giới cần cung cấp cho cơ thể khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày, đối với nữ giới cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày)? Trả lời: Vấn đề 1: Trong rau, quả đều chứa một hàm lượng nước nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả nhanh chóng bị hỏng. Vì vậy nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Vấn đề 2: Nước là dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể, Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể, nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể,… 2.2.3. Ví dụ 3 Sau khi tìm hiểu xong kiến thức về carbohydrate, giáo viên đưa tình huống sau và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 học sinh (theo bàn) và sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để học sinh tìm ra câu trả lời. Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được đưa đến gặp bác sĩ. Sau khi xem xét tình hình, bác sĩ chỉ định tiêm cho bệnh nhân một mũi chất X vào tĩnh mạch. Sau một thời gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này nhanh hồi phục trở lại. - Chất X mà bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân là gì? Tại sao khi tiêm chất X thì thể trạng của bệnh nhân dần hồi phục trở lại? - Có thể thay chất X bằng các chất như maltose, saccharose được không? Giải thích. Trả lời: - Chất X được tiêm cho bệnh nhân là glucose. Sau khi tiêm, glucose được phân giải để cung cấp năng lượng cho tế bào, vì vậy thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục. - Không thể thay thể glucose bằng maltose hay saccharose vì các loại đường này đưa vào cơ thể phải qua quá trình biến đổi để tạo sản phẩm cuối cùng là glucose để hấp thụ vào máu. Với các bệnh nhân suy nhược cơ thể có thể trạng yếu, khó có thể hấp thụ các loại đường khác. 2.2.4. Ví dụ 4 Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lipid, tôi nêu vấn đề để học sinh cùng
  9. 9 thảo luận: Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin gì? Trả lời: Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. Vì: Trong cà chua có sắc tố carotenoid (là một sắc tố có bản chất là lipid), trong hành chưng mỡ cũng có chứa rất nhiều lipid. 2.2.5. Ví dụ 5 Khi hình thành kiến thức Màng sinh chất, giáo viên có thể thực hiện liên hệ thực tiễn đối với học sinh về hiện tượng cấy ghép mô, qua tình huống. Hiện nay nhiều bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ định cần thay thận. Tuy nhiên việc thay thận cần những điều kiện nghiêm ngặt: làm các xét nghiệm nhằm xác định sự phù hợp giữa người nhận và hiến (nhóm máu, HLA, đo chéo huyết thanh, tiền mẫn cảm của người nhận), tình trạng sức khỏe chung của cả 2 người (các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ...), tình trạng giải phẫu chức năng mạch máu thận của người hiến và mạch máu vùng chậu của người nhận. Nếu tất cả các xét nghiệm đảm bảo yêu cầu nhận và hiến thận, được hội đồng chuyên môn của bệnh viện thông qua, thì phẫu thuật lấy thận để ghép và phẫu thuật ghép thận sẽ được tiến hành đồng thời. Dựa vào kiến thức về màng sinh chất, em hãy giải thích vì sao cần có sự tương thích giữa người cho với người nhận thận. Trả lời: Trên màng sinh chất có các gai glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy các tế bào có thể nhận ra các tế bào lạ khi được ghép vào và đào thải chúng. 2.2.6. Ví dụ 6 Để VDKT về vận chuyển thụ động vào giải thích vấn đề thực tiễn, tôi nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh thảo luận vấn đề: Tại sao lại dùng nước muối sinh lí để súc miệng? Bởi vì, Nước muối Nacl 0,09% là dung dịch đẳng trương với các tế bào người, giống như môi trường dịch mô. Do vây, khi ta súc miệng bằng nước muối sinh lí, các tế bào niêm mạc không bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nước muối sinh lí là môi trường ưu trương với vi khuẩn nên các vi khuẩn có hại trong khoang miệng sẽ bị mất nước khiến quá trình phân chia của vi khuẩn bị hạn chế, thậm chí ngừng lại.
  10. 10 2.3. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào phần vận dụng cuối bài học 2.3.1. Ví dụ 1 Sau khi dạy bài 6 – Các phân tử sinh học trong tế bào thì tôi đã tổ chức cho học sinh VDKT đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn thông qua việc chuẩn bị 04 câu hỏi, mỗi câu tương ứng với 01 mảnh ghép, sau đó sử dụng vòng quay chiếc nón kì diệu để chọn học sinh một cách ngẫu nhiên để giải quyết tình huống bí ẩn sau mảnh ghép. Nếu học sinh nào giải thích chưa đúng thì các học sinh khác được quyền bổ sung. Câu 1 – Mảnh ghép 1: Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn. Theo em, điều này là nên hay không nên? Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần làm gì để duy trì cân nặng và một cơ thể khỏe mạnh? Câu 2 – Mảnh ghép 2: Giải thích vì sao khi khẩu phần ăn thiếu protein thì cơ thể, đặc biệt là trẻ em, thường gầy yếu, chậm lớn, hay phù nề và dễ mắc bệnh truyền nhiễm? Câu 3 – Mảnh ghép 3: Khi chế biến món salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích. Câu 4 – Mảnh ghép 4: Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được? Trả lời: Câu 1: Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn. Điều này không nên, bởi vì: + Chất béo không chỉ là nguồn sinh năng lượng quan trọng mà còn đóng vai trò là dung môi để hòa tan các vitamin thiết yếu cho cơ thể như A, D, E, K,... Câu 2: Khẩu phần thức ăn thiếu protein thì cơ thể, đặc biệt là trẻ em, thường gầy yếu, chậm lớn, hay bị phù nề và dễ mắc bệnh truyền nhiễm vì: - Protein tham gia cấu trúc lên các các bào quan và bộ khung tế bào, tham gia cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Do đó, nếu thiếu hụt protein, cơ thể sẽ không có nguyên liệu và năng lượng để xây dựng cơ thể, khiến cơ thể gầy yếu, chậm lớn. - Là một thành phần cấu tạo của tế bào và các cơ quan, protein thực sự giúp duy trì đủ lượng dịch cơ thể cần. Nếu bạn không có đủ protein từ chế độ ăn, những cấu trúc này có thể bị phá vỡ, cho phép các chất lỏng rò rỉ, gây ra phù nề hoặc tích tụ chất lỏng trong cơ thể.
  11. 11 - Các kháng thể có bản chất là protein giữ chức năng chống lại các phân tử kháng nguyên từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi thiếu hụt protein, cơ thể thiếu hụt các kháng thể dẫn đến dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Câu 3: Dầu thực vật là một loại triglyceride có khả năng hòa tan nhiều loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K → Việc trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho cơ thể hấp thụ các vitamin này ở trong rau sống được tối đa nhất. Câu 4: Cấu tạo hệ tiêu hóa của con người không thể tiêu hóa được cellulose trong thực vật. Tuy nhiên ngoài cellulose trong thực vật còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu mà con người có thể hấp thu được. Tuy cellulose không thể bị tiêu hóa trong hệ tiêu hóa của con người, nhưng cellulose giúp ổn định cấu trúc của phân, giúp đào thải phân tốt hơn tránh táo bón. 2.3.2. Ví dụ 2 Kết thúc bài tế bào nhân sơ, tôi tổ chức cho học sinh VDKT thông qua trò chơi “ai nhanh hơn”, cách tổ chức như sau: tôi chuẩn bị 04 mảnh ghép ghi tên bệnh (ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, viêm phổi, cúm), yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 02 người và giơ tay giành quyền ghép đúng tên bệnh với nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus gây ra. Sau khi học sinh ghép đúng theo yêu cầu thì giáo viên yêu cầu các em thảo luận cách phòng tránh các bệnh đó. 2.3.3. Ví dụ 3 Kết thúc tìm hiểu về Enzyme, tôi nêu ra các vấn đề và yêu cầu học sinh sử dụng hoạt động Think – pair – share để cùng nhau thảo luận và giải thích các vấn đề sau: - Tại sao một số người lớn không uống được sữa của trẻ em? - Vì sao khi nhai cơm một lúc thấy có vị ngọt? - Tại sao ăn thịt bò khô với nộm đu đủ lại dễ tiêu hóa hơn chỉ ăn thịt bò khô? Trả lời: - Sữa trẻ em thường có lượng đạm và chất béo cao do giai đoạn của trẻ cần phải phát triển một cách đầy đủ và tối đa nhất. Trong khi đó cơ thể người lớn lại có nhu cầu về chất đạm và chất béo ít hơn trẻ nhỏ, vì thế sẽ gây ra tình trạng thừa chất nếu người lớn uống sữa bột trẻ em. - Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
  12. 12 - Bởi vì trong nhựa đu đủ có enzyme papain (enzyme phân giải protein). Enzim papain rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. 2.3.4. Ví dụ 4 Vận dụng vào thực tiễn bài Vận chuyển các chất qua màng sinh chất sau khi tìm hiểu các đơn vị kiến thức, tôi tổ chức như sau: Tổ chức lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn một con số ứng với một câu hỏi, nhóm thảo luận và trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Phần thưởng là các điểm cộng vào điểm thường xuyên. Câu 1: Tại sao những người bán rau cứ cách một khoảng thời gian lại phun nước lên rau? Câu 2: Tại sao rau xào thường bị quắt lại? Cách xào rau để không bị quắt và vẫn xanh là gì? Câu 3: Các loài cây sống ở vùng ngập mặn hút nước và muối khoáng từ môi trường như thế nào? Câu 4: Tại sao khi bón phân phải bón xa gốc cây? Trả lời: Câu 1: Rau bị héo là do mất nước. Rau sau khi được thu hoạch một thời gian ngắn, lượng nước bên trong các tế bào sẽ dần bị mất đi do quá trình thoát hơi nước. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo. Câu 2: Do nhiệt độ cao làm các tế bào rau bị rút nước ra ngoài nên chúng bị quắt lại. Để tránh hiện tượng này, ta nên chia ra xào từng ít một, ko cho mắm muối ngay từ đầu, đun to lửa để nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài cọng rau "cháy" ngăn cản nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài, sau cùng mới cho mắm muối vào. Vì vậy rau xanh, ko bị quắt lại, vẫn giòn ngon. Câu 3: Các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có nồng độ dịch bảo trong các tế bào lông hút lớn hơn so với ngoài môi trường, và nhờ cơ chế vận chuyển thụ động nên các cây ở rừng ngập mặn vẫn có thể hấp thụ nước từ môi trường. Câu 4: Bón quá nhiều phân ở vị trí mà cây hút được đều không tốt vì gây chết lông hút, cây hấp thụ nhiều (khuếch tán) và thẩm thấu nước ra ngoài làm cây bị chết. Nếu bón đúng liều cũng không nên bón vào sát gốc cây. Vì ở sát gốc rễ
  13. 13 cây đã trưởng thành, các tế bào già và không còn lông hút do đó không hấp thụ được các ion dinh dưỡng trong phân. 2.4. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn thông qua các tiết thực hành 2.4.1. Ví dụ 1 Khi yêu cầu học sinh hoàn thiện báo cáo bài thực hành: sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất, tôi đã yêu cầu học sinh giải thích thêm một số nội dung như sau để các em giải quyết các vấn đề thực tiễn từ kiến thức vừa học. - Tại sao người ta thường ngâm các loại rau, quả sống trước khi ăn? Tuy nhiên không nên ngâm quá lâu? - Vì sao khi truyền nước vào cơ thể người, ta không truyền nước cất mà phải truyền nước muối sinh lí (0,09%)? Trả lời - Ngâm các loại rau, quả sống vào nước muối loãng trước khi ăn sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có trong rau vì muối sẽ làm nước trong các tế bào vi khuẩn đi ra ngoài môi trường theo cơ chế thụ động và làm các vi khuẩn này không hoạt động được và chết đi. Nhưng nếu ngâm quá lâu sẽ làm cho các tế bào rau sẽ bị mất nước và rau sẽ bị hỏng. - Nếu truyền nước cất vào máu sẽ làm cho môi trường máu trở nên nhược trương, nước đi vào tế bào tế bào dẫn đến vỡ hồng cầu, vì vậy truyền nước muối sinh lí (0,09%) để duy trì môi trường đẳng trương. 2.4.2. Ví dụ 2 Đối với bài thực hành một số thí nghiệm về enzyme, trên cơ sở điều kiện vật chất và trang thiết bị của nhà trường, tôi đã tổ chức để học sinh thực hiện một số nội dung theo quy trình của tiết thực hành, qua đây học sinh đã rèn luyện được rất nhiều kỹ năng sống, từ đó định hướng cho học sinh các năng lực khi thực hiện các bài thực hành: Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và khi thao tác làm thí nghiệm. Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó. Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu đó. Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra. Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát thực nghiệm; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. Viết được báo cáo nghiên cứu.
  14. 14 Qua bài thực hành, góp phần hình thành các phẩm chất cho học sinh: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 2.5. Rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn thông qua dạy học trải nghiệm 2.5.1. Ví dụ 1 Sau khi học bài 5 – Các nguyên tố hóa học và nước, giáo viên hướng dẫn học sinh nội dung sau: Trồng 02 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 02 chậu được đánh số 1 và 2. - Chậu 1: Chỉ bón phân mà không tưới nước. - Chậu 2: Vừa bón phân vừa tưới nước. Quan sát kết quả và so sánh hai cây ở hai chậu sau 3 – 5 ngày. Giải thích. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân ở nhà, ghi chép kết quả, chụp ảnh chậu cây, giải thích kết quả, báo cáo kết quả khi giáo viên yêu cầu. 2.5.2. Ví dụ 2 Trước khi dạy bài 11- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, tôi hướng dẫn học sinh trải nghiệm, tìm tòi các kiến thức thực tiễn như sau: Mỗi học sinh sử dụng một trong các nguyên liệu sau đây: dưa chuột, dưa hấu non cắt lát, cắt rau cải thành những đoạn ngắn. Bước 1: Rửa sạch Bước 2: Cho nguyên liệu đã rửa sạch vào lọ thủy tinh, đổ ngập dung dịch nước muối 5 - 6%. Bước 3: Sau 2 - 3 ngày cho nhận xét về vị và bề mặt của dưa. Giải thích về kết quả quan sát được. Đến tiết học tôi yêu cầu học sinh trình bày kết quả của mình và giải thích Từ đây tạo tình huống khởi động cho việc triển khai tìm hiểu kiến thức vận chuyển thụ động. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ Trong năm học 2022 – 2023, là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10, tôi được phân công giảng dạy lớp 10A3 và 10A10 với học lực khá đồng đều giữa 2 lớp, tôi đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Đối với lớp 10A3, tôi tích cực sử dụng các hình thức nêu trên nhằm rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn đối với học sinh, điều này góp phần giúp các em yêu thích bộ môn hơn và nâng cao chất lượng học tập. Bước đầu thực hiện dạy chương trình lớp 10, tôi đã xây dựng được hệ
  15. 15 thống các tình huống, vấn đề thực tiễn để học sinh giải quyết khi tìm hiểu các kiến thức liên quan của bài học. Sau khi thực hiện sáng kiến của mình, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả (Phụ lục 1) tại: - Lớp thực nghiệm: 10A3 (44 học sinh) - Lớp đối chứng: 10A10 (40 học sinh) Kết quả thu được như sau: Tốt Khá Đạt Chưa đạt TT Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) 10A3 16 36,4 24 54,5 4 9,1 0 0,0 10A10 6 15,0 15 37,5 17 42,5 2 5,0 Lớp 10A3 Lớp 10A10 5 15 42.5 37.5 Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt Khá Đạt Chưa đạt Kết quả học kì 1, năm học 2022 – 2023 Tốt Khá Đạt Chưa đạt TT Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) 10A3 9 20,5 20 45,5 13 29,6 2 4,4 10A10 3 7,5 6 15,0 21 52,5 10 25,0
  16. 16 Lớp 10A3 Lớp 10A10 Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt khá Đạt Chưa đạt Từ kết quả khảo sát và của học kì 1, cho thấy khi áp dụng các hình thức rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn đối với học sinh thì các em có thể vận dụng để giải quyết được các vấn đề thực tiễn, kết quả học tập bộ môn được nâng cao. Chính vì vậy trong thời gian tới tôi tích cực áp dụng các hình thức rèn luyện VDKT vào thực tiễn cho học sinh các lớp tôi giảng dạy để hiệu quả công tác giảng dạy ngày một nâng cao.
  17. 17 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận Để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học – bộ môn khoa học thực nghiệm thì người giáo viên phải đầu tư công sức để thiết kế bài dạy với phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và phát huy tối đa tính tự chủ, sáng tạo của người học. Trong quá trình thực hiện sáng kiến của mình, tôi nhận thấy: Học sinh đã chủ động, mạnh dạn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, những vấn đề VDKT thực tiễn được các em giải quyết linh hoạt. Sự tương tác giữa học sinh trong lớp và giữa học sinh với giáo viên ngày một hiệu quả hơn. Học sinh được rèn luyện các kỹ năng sống thông qua hoạt động học, như: Làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện, giải quyết vấn đề… Việc nâng cao kỹ năng VDKT vào thực tiễn đã giúp các em gắn kiến thức trên sách vở với những điều diễn ra thường nhật mà các em bắt gặp trong cuộc sống, đã tạo ra niềm tin vào khoa học và chân lí. Những kết quả đạt được ở trên chỉ là bước đầu, trong quá trình giảng dạy của mình tôi sẽ tiếp tục tìm tòi và vận dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học mới, thiết kế được nhiều tình huống, đưa ra nhiều vấn đề có mối liên hệ giữa kiến thức trong sách với thực tiễn cuộc sống để học sinh được rèn luyện, nâng cao kỹ năng VDKT vào thực tiễn trong các nội dung tiếp theo của chương trình sinh học bậc THPT. 2. Khả năng ứng dụng của Sáng kiến Sáng kiến này có thể được ứng dụng để giảng dạy nội dung sinh học lớp 10, chương trình GDPT 2018 ở các bộ sách : Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. 3. Kiến nghị, đề xuất - Đối với tổ chuyên môn: Thống nhất xây dựng phương pháp và định hướng rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn đối với từng đơn vị kiến thức của bài học. - Đối với giáo viên: Giáo viên chủ động thiết kế kế hoạch bài dạy với những phương pháp dạy học tích cực để học sinh chủ động phát huy phẩm chất và năng lục đồng thời sử dụng linh hoạt các hình thức rèn luyện kỹ năng VDKT
  18. 18 vào thực tiễn cho học sinh một cách phù hợp với nội dung và thời lượng của chương trình. Sáng kiến của tôi thực hiện chưa được lâu, đối tượng áp dụng còn ít và được thực hiện độc lập nên còn mang tính chủ quan và không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN Vĩnh Linh, ngày 06 tháng 3 năm 2023 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình viết, không sao chép của người khác Nguyễn Thị Thanh Hải
  19. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Sỹ Tuấn (2022), Sách giáo khoa Sinh học lớp 10, bộ sách Cánh diều, NXB Đại học Sư phạm. 2. Nguyễn Thị Thu Hằng - Phan Thị Thanh Hội (2018), Đánh giá năng lực VDKT vào thực tiễn của học sinh trong dạy học phần sinh học Vi sinh vật – Sinh học lớp 10, Tạp chí giáo dục, số 441, trang 37 - 40. 3. Phan Thị Thanh Hội – Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào dạy học sinh học lớp 11, Tạp chí giáo dục, số 432, trang 52-56. 4. Phạm Văn Lập (2022), Sách giáo khoa Sinh học lớp 10, bộ sách Kết nối tri thức với Cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Sở GD&ĐT Quảng Trị, Hướng dẫn 1920/HD-SGDĐT về triển khai thực hiện đề tài NCKH, Sáng kiến cấp ngành ngày 06 tháng 10 năm 2020. 6. Tống Xuân Tám (2022), Sách giáo khoa Sinh học lớp 10, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam. 7. Tống Xuân Tám (2022), Sách giáo viên Sinh học lớp 10, bộ sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam. 8. Trần Thái Toàn (2018), Một số biện pháp phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học THPT, Tạp chí giáo dục, số 440, trang 44 - 48. 9. Trần Thái Toàn - Phan Thị Thanh Hội (2017), Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua ứng dụng mô hình STEM, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Giáo dục STEM trong chương trình Giáo dục phổ thông mới. NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tr 174-184.
  20. 20 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT (Thời gian trả lời 20 phút) Dựa vào kiến thức Phần Sinh học tế bào – Sinh học lớp 10, chương trình GDPT 2018, em hãy trả lời những câu hỏi sau. Cảm ơn sự hợp tác của em! Câu 1: Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 2: Giải thích vì sao khi muối chua rau quả (lên men lactic) người ta thường đổ ngập nước và đậy kín? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 3: Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể chết? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2