Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh" với mục giúp giáo viên tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực chuyên môn; giúp các em phát huy được năng lực làm bài viết đoạn văn nghị luận xã hội đáp ứng yêu cầu việc đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ GD-ĐT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................1 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................1 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM...................................................1 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................2 VI. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU............................................................2 PHẦN NỘI DUNG................................................................................................3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................3 II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ KHI VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CỦA HỌC SINH...........................................4 III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ KHI VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CỦA HỌC SINH............................................................................7 IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.....................................................................................10 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................11 I. KẾT LUẬN.............................................................................................................11 II. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI T.A.Ê-đi-xơn – một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử nhân loại đã từng nói: Giá trị của một ý tưởng nằm ở cách sử dụng nó. D.Ca-ne-giơ cũng từng khẳng định: Tri thức chưa có sức mạnh chừng nào còn chưa được áp dụng. Điều đó thực sự đúng đắn đối với bộ môn Ngữ văn. Với đặc thù riêng của môn học, Ngữ văn không chỉ đòi hỏi người học tích lũy kiến thức mà quan trọng hơn, phải biết chuyển tải kiến thức vào những bài văn mang tính thực hành. Nghĩa là, người học phải biết vận dụng kiến thức và đặc biệt, phải nắm vững kĩ năng làm văn. Môn Ngữ văn bao gồm ba phân môn cụ thể: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Mỗi phân môn vừa có vai trò riêng vừa có mối quan hệ chặt chẽ mang yếu tố tích hợp cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Trong đó, phân môn Làm văn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, sáng tạo cho học sinh. Ở bậc học THPT, học sinh chủ yếu được học tập, rèn luyện kiểu bài nghị luận. Trong đó, dạng bài nghị luận xã hội nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội; hình thành, bồi dưỡng kĩ năng sống cho học sinh; đặc biệt tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống… Năm học 2016 – 2017, Bộ Giáo dục – đào tạo tiếp tục đổi mới thi cử theo lộ trình đã đề ra. Đối với bộ môn Ngữ văn, sự thay đổi về thời gian làm bài thi (từ 180 phút xuống 120 phút) đã đưa đến sự thay đổi về cấu trúc, dung lượng đề thi THPT Quốc gia. Cụ thể, việc đổi mới rõ nhất chính là ở phần Làm văn, câu nghị luận xã hội: từ yêu cầu viết một bài văn nghị luận xã hội khoảng 600 chữ ở những năm học trước (3,0 điểm) chuyển sang yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ (2,0 điểm). Sự thay đổi đó tạo nên một áp lực không nhỏ đối với cả học sinh lẫn giáo viên trong quá trình ôn tập, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh có được kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội đúng chuẩn? Làm thế nào để các em học sinh có thể chuyển tải những tri thức về cuộc sống trong những bài viết, bài thi của mình?... Xuất phát từ những trăn trở và yêu cầu thực tế của việc dạy Văn, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phần nghị luận xã hội nói riêng và môn Ngữ văn nói chung; tôi lựa chọn đề tài: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Về phía giáo viên: sáng kiến giúp giáo viên tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực chuyên môn. - Về phía học sinh: Giúp các em phát huy được năng lực làm bài viết đoạn văn nghị luận xã hội đáp ứng yêu cầu việc đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ GD-ĐT. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Phân môn Làm văn trong nhà trường THPT, cụ thể là văn nghị luận xã hội - Cấu trúc một đoạn văn - Cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống - Học sinh lớp 12 chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT Quốc gia IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
- Sáng kiến được áp dụng trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn đối với học sinh lớp 12A6, 12B4 (năm học 2017-2018) và lớp 12A3, 12B1(năm học 2018-2019) tại trường THPT Vĩnh Linh – Quảng Trị. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích - Phương pháp khảo sát thực tế - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê VI. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Năm học 2016-2017: Tổng hợp, phân tích tài liệu nghiên cứu; định hướng cấu trúc vấn đề nghiên cứu, áp dụng ở lớp 12A5. - Năm học 2017- 2018, 2018-2019: tiếp tục áp dụng đề tài vào giảng dạy môn Ngữ Văn ở các lớp 12A6, 12B4; 12A3, 12B1; rút kinh nghiệm và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
- PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN I.1. Khái luận về văn nghị luận * Khái niệm: Có nhiều cách hiểu về văn nghị luận, nhưng trong phạm vi chương trình Làm văn ở Trung học phổ thông, có thể hiểu: Văn nghị luận là kiểu bài phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá và thái độ của người viết về một vấn đề nào đó bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. * Văn nghị luận có những đặc điểm nổi bật như: tính trí tuệ, tính biện luận, tính thuyết phục. Trong đó, tính trí tuệ thể hiện ở lí lẽ sâu sắc; tính biện luận thể hiện ở kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ,… đề làm rõ các khía cạnh của vấn đề; tính thuyết phục ở khả năng làm cho người đọc hiểu và tin vào quan điểm, hướng nghị luận của người viết bằng sức mạnh của tư tưởng, lí lẽ, phương pháp luận giải và bằng tình cảm chân thành, say mê chân lí. I.2. Khái luận về văn nghị luận xã hội * Khái niệm: Nghị luận xã hội là bàn bạc, bày tỏ suy nghĩ, nhận thức của người viết về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng phổ biến đang diễn ra trong đời sống xã hội. Yêu cầu khả năng tư duy độc lập, tự chủ, óc sáng tạo và chủ động lựa chọn nội dung cũng như cách trình bày về một vấn đề xã hội. Để làm tốt bài văn, đoạn văn NLXH, về cơ bản cần có kiến thức và kĩ năng. * Yêu cầu chung khi làm bài văn, đoạn văn NLXH: - Về nội dung: người viết phải phát biểu được, nêu ra được những suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của mình về một vấn đề xã hội mà đề bài yêu cầu; thấy được ý nghĩa thiết thực của vấn đề đó đối với bản thân mình, với thế hệ trẻ và với cả xã hội.Tùy từng đề bài cụ thể mà huy động những dẫn chứng thích hợp để minh họa cho những kiến giải của mình. - Về cách thức làm bài, người viết phải vận dụng các thao tác lập luận đã học để giải thích, phân tích và bình luận vấn đề, làm cho vấn đề được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau; hành văn ngắn gọn, chắc chắn. Sức hấp dẫn của bài văn chủ yếu là những lí lẽ sắc sảo, được trình bày một cách rõ ràng, khúc chiết. Bên cạnh đó, để tư tưởng bài văn, đoạn văn và hướng nghị luận được đúng đắn thì người viết cần trang bị cho mình một thế giới quan, nhân sinh quan, một lí tưởng sống đúng đắn. Bởi NLXH không chỉ hấp dẫn ở những luận điểm sâu sắc, mới mẻ, độc đáo mà còn hấp dẫn người đọc ở chính thái độ, tình cảm và nhiệt tình của người viết. I.3. Đoạn văn * Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. * Đặc điểm của đoạn văn: - Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành; trong đó có câu mở đoạn (câu có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, vấn đề được bàn đến trong đoạn văn); các câu khai triển (thuyết minh, mở rộng cho câu chủ đề) và câu kết (có nhiệm vụ báo hiệu đoạn văn kết thúc, lưu ý người đọc những điểm chính của đoạn văn và có thể chuẩn bị cho đoạn văn tiếp theo). - Mỗi đoạn văn có một kiểu cấu trúc nhất định. Kiểu cấu trúc của đoạn văn thể hiện cách thức, phương hướng phát triển chủ đề và hướng lập luận của đoạn. Trong đó, có các kiểu cấu trúc đoạn văn thường thấy như sau
- + Đoạn có cấu trúc diễn dịch: Là đoạn văn trong đó có câu chủ đề (câu mang ý khái quát của toàn đoạn) nằm ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai và cụ thể hóa cho câu chủ đề. + Đoạn có cấu trúc quy nạp: Là đoạn văn có câu chủ đề ở vị trí cuối đoạn như là một sự đúc kết lại nội dung của các câu đã trình bày trước nó. + Đoạn có cấu trúc tổng – phân – hợp: Là đoạn văn phối hợp của hai kiểu cấu trúc diễn dịch và quy nạp. Câu đầu đoạn mang ý khái quát của toàn đoạn (thường được gọi là câu mở đoạn). Các câu tiếp theo triển khai và cụ thể hóa cho câu mở đầu đoạn (còn được gọi là câu thân đoạn). Câu cuối đoạn như một sự khái quát, đúc kết lại những gì đã trình bày trong những câu đứng trước và có thể chuyển sang một ý mới (được gọi là câu kết đoạn). + Đoạn có cấu trúc song hành: Là đoạn văn không có câu chủ đề. Mỗi câu trong đoạn triển khai một hướng của chủ đề. Các câu có quan hệ ngang hàng, bình đẳng về ngữ pháp. + Đoạn có cấu trúc móc xích: Là đoạn văn không có câu chủ đề; chủ đề đoạn được triển khai theo hướng ý của câu sau kế tục ý của câu trước, cứ như thế cho đến hết đoạn. I.4. Đoạn văn nghị luận * Khái niệm: Là đoạn văn thuộc bài văn nghị luận, trong đó người viết trình bày một tư tưởng, một quan điểm về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học hoặc đời sống. Hay nói cách khác, đoạn văn nghị luận là đoạn văn có nhiệm vụ làm sáng rõ một luận điểm, từ đó thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với quan điểm của người viết. * Đoạn văn nghị luận cần sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ (có thể sử dụng kết hợp tất cả hoặc một số thao tác tùy thuộc yêu cầu của đề bài). II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ KHI VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CỦA HỌC SINH LỚP 12 II.1. Thực trạng II.1.1. Thực tế yêu cầu trong đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD- ĐT Năm học 2016-2017, Bộ GD- ĐT tiếp tục đổi mới thi cử theo lộ trình đã đề ra. Với môn Ngữ văn, có sự thay đổi về thời gian làm bài thi, kéo theo sự thay đổi về cấu trúc, dung lượng đề thi. Thời gian làm bài từ 180 phút xuống 120 phút; đặc biệt ở phần Làm văn, câu nghị luận xã hội từ yêu cầu viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 600 chữ (3,0 điểm) chuyển sang yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ (2,0 điểm), nội dung có sự tích hợp kiến thức với phần Đọc hiểu theo hướng vận dụng cao. Thực tế này đã khiến cho giáo viên, học sinh không khỏi lo lắng và lúng túng để tìm ra giải pháp đáp ứng được yêu cầu tốt nhất khi viết đoạn văn nghị luận xã hội. Vì các em đã quen với cách viết một bài văn nghị luận xã hội, hơn nữa trong chương trình giảng dạy SGK cũng chỉ có hai bài học Nghị luận về tư tưởng đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Vậy, Với dung lượng, thời lượng có hạn định, làm sao đoạn văn vừa có thể đảm bảo đủ nội dung vừa lập luận chặt chẽ, thuyết phục? II.1.2. Thực trạng giảng dạy của giáo viên Có thể khẳng định, nhiều giáo viên Ngữ văn rất tâm huyết với nghề, đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng kết hợp cung cấp lí thuyết với rèn kĩ năng thực hành cho học sinh.
- Song bên cạnh đó, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, một số giáo viên vẫn chưa quan tâm một cách thỏa đáng đến vấn đề rèn kĩ năng làm văn nói chung, rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội nói riêng cho học sinh. Tiết dạy của giáo viên vẫn còn nặng về lí thuyết, còn thả lỏng cho học sinh tự phát huy; hoặc có hướng dẫn cũng chỉ chung chung, chưa cụ thể,... II.1.3. Thực trạng viết đoạn văn nghị luận xã hội của học sinh Về ưu điểm: Trong quá trình giảng dạy, chấm chữa bài, tôi nhận thấy có những học sinh đã biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Các em biết xác định hình thức yêu cầu của một đoạn văn, nêu và triển khai phân tích, lập luận vấn đề trọng tâm chặt chẽ. Đặc biệt, các em có hứng thú, nhiệt tình trong bày tỏ quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, số học sinh đó không nhiều, đa phần là những em có học lực khá, giỏi môn Văn. Về hạn chế: Đa phần học sinh không biết viết đoạn văn nghị luận xã hội. Thông qua các bài kiểm tra có phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, tôi thấy học sinh thường mắc phải một số lỗi khi viết đoạn văn nghị luận xã hội như sau: - Không xác định được vấn đề trọng tâm cần triển khai trong đoạn văn nên dẫn đến đoạn văn thiếu trọng tâm, nội dung chưa đáp ứng yêu cầu của đề bài hoặc trình bày vấn đề quá dài dòng, lan man. - Không nắm chắc cấu trúc của 01 đoạn văn nên viết đoạn văn thiếu phần mở đoạn và/hoặc phần kết đoạn. - Viết đoạn văn rời rạc, thiếu liên kết giữa các câu trong đoạn. - Lỗi về chính tả, ngữ pháp,... Chẳng hạn, với đề bài: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của gia đình, một học sinh đã viết như sau: “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha” Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống (1). Gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên đời này sánh được, cũng như không có vật chất hay tinh thần nào có thể thay thế nổi (2). Gia đình luôn luôn bên ta, dõi theo và ủng hộ những ước mơ nhỏ bé của ta (3). Lúc đang được vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thì phải biết trân trọng và giữ lấy chứ đừng để lúc không còn nữa thì hối tiếc, lúc đó đã muộn rồi (4). Bên cạnh đó, gia đình còn là cái nôi nuôi dưỡng, chở che ta khôn lớn, là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ, đùm bọc, cưu mang, nâng đỡ, giúp ta vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống (5)... (Bài làm của học sinh) Ở ví dụ trên, khoan hãy bàn về lỗi dùng từ, diễn đạt; chúng ta thấy đoạn văn mắc phải lỗi lớn nhất là thiếu liên kết giữa các câu trong đoạn. Cụ thể, câu (1) - định nghĩa gia đình; câu (2),(3) – bàn về vai trò của gia đình; câu (4) – liên hệ về trách nhiệm, thái độ đối với gia đình; câu (5) – bàn về vai trò của gia đình... Hoặc, với đề bài: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”, một học sinh đã viết như sau: Đỉnh cao hay thành công là những thứ con người mơ ước đạt được. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: “Đạt được đỉnh cao để làm gì?” Trong bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley, thầy Hiệu trưởng David McCullough đã từng nói:
- “Leo lên đỉnh cao là để các em nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”. Vậy đâu mới là ý nghĩa thật sự của thành công. Thành công đến không phải dựa vào may mắn, thành công đến nhờ sự nỗ lực hết mình. Đứng ở đỉnh cao không phải là để thế giới tôn vinh, hô hào hay ngưỡng mộ mà chỉ đơn giản là nhìn lại thế giới. Thành công hay đỉnh cao theo tôi nó cũng chả mấy xa vời. Một cậu bé sinh ra bị liệt ở chân với ước mơ trở thành một vận động viên cử tạ chuyên nghiệp sau này khi lớn lên cậu trở thành thành viên dự bị của đội cử tạ tỉnh thi đấu. Đó phải chăng là thành công, là một thành công lớn không ai công nhận, không được thế giới biết đến nhưng nhìn lại đó là một thành công lớn đối với cậu. Thành công không phải là con điểm mười tròn trĩnh nó là những sai lầm khi ta biết sửa chữa để đạt lấy sự hoàn thiện. Thành công phải chăng là con dao hai lưỡi. Đứng ở đỉnh cao một là chúng ta hoặc rớt xuống hoặc đứng vững. Khi con người ta quá tự phụ vào thành công, xem mình là tâm điểm, là quan trọng, là ông hoàng họ sẽ mất tất cả không chỉ vậy họ sẽ rơi xuống vực thẳm kéo theo đó là những tàn lụy. Xã hội sẽ chẳng phát triển nổi nếu ai cũng như vậy. Khi con người biết đem thành công của mình vào sự phát triển chung của xã hội, con người sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại đó là sự sẻ chia mới là điều tốt đẹp nhất mà chúng ta làm cho bản thân. Thành công hay đỉnh cao là do con người ta nhìn nhận mà thôi hãy nhìn ngắm thế giới khi đạt được thành công ta sẽ thấy thế giới tươi đẹp biết bao. (Bài làm của học sinh) Ở bài làm này, học sinh đã không đảm bảo yêu cầu của đề ra (viết 01 đoạn văn) mà đã tiến hành viết thành một bài văn với 05 đoạn. Và bài viết còn rất lan man, thiếu trọng tâm; cũng chưa đảm bảo các bước cần thiết. Ví dụ, với đề bài: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc lãng phí thời gian của một bộ phận giới trẻ hiện nay; một học sinh đã viết: Giới trẻ hiện nay sa đà vào chơi game, lướt phây, mà ít dành thời gian để học tập, lao động. Điều đó đem lại hậu quả vô cùng lớn lao, làm cho gia đình đi xuống, xã hội lại còn không phát triển. Giới trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân, ích kỉ, không biết lo lắng cho ai cả. Cho nên, xã hội và gia đình phải xem lại cách giáo dục đối với giới trẻ. (Bài làm của học sinh) Đây quả thực không phải là một đoạn văn đúng nghĩa; thiếu phần mở đầu và thiếu cả phần kết đoạn; phần thân đoạn lại vô cùng sơ sài, dung lượng chưa đáp ứng yêu cầu của đề bài (quá ngắn). Trên đây chỉ là một vài ví dụ minh chứng cho những lỗi mà học sinh thường mắc phải khi viết đoạn văn nghị luận xã hội; còn những lỗi thuộc về dùng từ, viết câu,...tôi không thể liệt kê hết ở đây. Vậy nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là gì? II.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết đoạn văn nghị luận xã hội của học sinh THPT Những hạn chế của học sinh khi viết đoạn văn nghị luận xã hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây: II.2.1. Về phía chương trình dạy học môn Ngữ văn Chúng ta vẫn biết, học luôn đi đôi với hành. Điều đó càng có ý nghĩa đối với bộ môn Ngữ văn. Nhưng, trong chương trình dạy học môn Ngữ văn, thời lượng dành cho
- phần luyện tập chưa nhiều, nhất là thời lượng dành cho luyện tập viết đoạn văn, đặc biệt là đoạn văn nghị luận. Ở chương trình THCS, có 01 tiết Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (chương trình lớp 7, tập 2); có 01 tiết Xây dựng đoạn văn trong văn bản; 01 tiết Liên kết các đoạn văn trong văn bản (chương trình lớp 8, tập 1); có 02 tiết Liên kết câu và liên kết đoạn văn (chương trình lớp 9, tập 2). Ở chương trình THPT, có 01 tiết Luyện tập viết đoạn văn nghị luận (chương trình lớp 10, kì 2). Riêng đối với kiểu bài văn nghị luận xã hội, chương trình sách giáo khoa chỉ dừng lại ở các tiết cung cấp lí thuyết kèm thực hành trọn vẹn một bài văn. Thực sự chưa có bất kì tiết học nào chỉ dành riêng cho rèn kĩ năng viết 01 đoạn văn nghị luận xã hội. II.2.2. Về phía giáo viên Hạn chế trong viết đoạn văn nghị luận xã hội còn xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo viên. Một số giáo viên hiện nay chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức về mặt lý thuyết, ít chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Hoặc nếu có dành thời gian thực hành thì giáo viên cũng chủ yếu tập trung hướng dẫn việc phân tích đề, lập dàn ý, xây dựng hệ thống luận điểm...mà chưa dành thời gian thích đáng để hình thành kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh. Vì vậy, một tiết học trên lớp, học sinh ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội của mình. II.2.3. Về phía học sinh Đây là những nguyên nhân chủ yếu và căn bản nhất dẫn đến những hạn chế của học sinh khi viết đoạn văn nghị luận xã hội - Học sinh không nắm vững lý thuyết viết đoạn văn và đoạn văn nghị luận nói chung. - Khi làm bài, học sinh có thói quen chủ quan, không thực hiện thao tác phân tích đề. Từ đó, dẫn đến nhiều đoạn văn nghị luận xã hội không xác định đúng yêu cầu của đề, không xác định được phạm vi đề đặt ra. - Học sinh không chịu khó rèn luyện kĩ năng thực hành trong quá trình học. Học sinh phần lớn chỉ chờ giáo viên hướng dẫn gì thì ghi lấy, không có ý thức tự mày mò, tìm kiếm. Chính vì vậy, nhiều học sinh phải phụ thuộc cách viết của giáo viên hoặc viết theo các bài văn mẫu của sách tham khảo. - Đặc biệt, tình trạng học sinh phụ thuộc vào các bài viết trên mạng, tìm và chép lại một cách máy móc, trong khi đó rất nhiều bài viết có nội dung chưa được kiểm định chất lượng. Điều này dẫn đến tình trạng các em bị “nhiễu” thông tin, ôm đồm kiến thức, bài văn lan man, không rõ trọng tâm, thiếu cảm xúc. - Do tuổi đời của học sinh còn ít, chưa trải nghiệm cuộc sống nhiều nên nhận thức và sự đánh giá nhìn nhận vấn đề xã hội của các em còn hạn chế, chưa toàn diện, chưa sâu. III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ KHI VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CỦA HỌC SINH LỚP 12. III.1. Về xây dựng chương trình dạy học Vào đầu mỗi năm học, Tổ Ngữ văn chúng tôi xây dựng kế hoạch dạy học, PPCT theo quy định của Bộ GD- ĐT, xây dựng chương trình dạy tiết Tự chọn đối với môn Ngữ văn ở các khối lớp 10, 11, 12. Đối với tiết Tự chọn lớp 12, chúng tôi xây dựng các chuyên đề bám sát, trong đó dành riêng một chuyên đề Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, với thời lượng 5/25 tiết học. Đồng thời, trong các tiết ôn
- thi THPT Quốc gia do nhà trường tổ chức, chúng tôi tiếp tục dành thêm 8/50 tiết học để luyện viết đoạn văn nghị luận xã hội cho các em. Điều này giúp giáo viên có thời gian để hướng dẫn, rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh. Học sinh có cơ hội học tập, rèn luyện nhiều hơn về kiến thức cũng như kĩ năng thực hành. III.2. Định hướng cho học sinh tham khảo Nguồn học liệu mở Nguồn học liệu mở có vai trò hữu ích đối với cả giáo viên và học sinh. Đây là nguồn cung cấp tài liệu phong phú, đầy đủ phục vụ công tác giảng dạy cho giáo viên, hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Ngoài ra, có một số trang Web còn cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin giúp người học thuận lợi trong quá trình tiếp thu kiến thức. Qua thực tế tìm hiểu, tôi đã định hướng cho học sinh tham khảo kiến thức trên các trang web như: 123doc.org, Xemtailieu.com, www.tuyensinh247.com, Trang Học văn- Văn học, Trang Văn học và những cảm nhận, những bài viết hay của học sinh qua các khóa học của trường. III.3. Về phía học sinh Các em cần nâng cao ý thức học tập các môn văn hóa nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Đồng thời, các em phải thay đổi phương pháp học tập, tự trau dồi kiến thức, tích lũy vốn sống. Sau các bài học lí thuyết, các em phải tăng cường khả năng thực hành. Xây dựng thói quen phân tích đề, tìm ý trước khi làm bài. Hơn nữa phải cố gắng suy nghĩ tìm tòi, lựa chọn từ ngữ diễn đạt, hình thức trình bày bài văn sao cho đúng yêu cầu của đề và đạt hiệu quả tốt nhất. III.4. Về phía giáo viên Xuất phát từ thực trạng và phân tích những nguyên nhân trên, tôi đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn Ngữ văn. Cụ thể như sau: - Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã tích cực đổi mới phương pháp, lấy học sinh làm trung tâm; Lồng ghép hài hòa giữa lí thuyết và thực hành, từ đó hình thành kĩ năng thực hành cho học sinh. - Giao bài tập cho học sinh về nhà làm và nộp lại, chấm chữa, lấy điểm kiểm tra thường xuyên cho học sinh. - Riêng đối với học sinh lớp 12, khi kì thi THPT Quốc gia đang đến gần, chúng tôi nỗ lực ôn tập cho học sinh. Trong các tiết ôn tập kiến thức các môn thi do Nhà trường tổ chức, chúng tôi bám vào cấu trúc đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và đào tạo để cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. - Tổ chức cho học sinh thi thử theo đơn vị lớp và theo cấp trường. Đặc biệt, đối với việc rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, chúng tôi có những giải pháp thiết thực riêng. III.4.1. Ôn tập lý thuyết a. Các dạng bài nghị luận xã hội thường gặp Có hai dạng bài nghị luận xã hội thường gặp: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Trong phạm vi trường THPT thường yêu cầu nghị luận về những vấn đề như sau: - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là dạng nghị luận kết hợp các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng đạo lý trong đời sống. Cụ thể: + Nghị luận về quan điểm đạo đức, lối sống, lí tưởng sống + Nghị luận về một quan điểm về văn hóa, giáo dục; về phương pháp tư tưởng + Nghị luận về các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội: tình mẫu tử, tình anh em; tình yêu tình bạn, tình thầy trò, tình đồng bào,...
- - Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bài nghị luận có sử dụng các thao tác lập luận để bàn luận về các hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Cụ thể: + Đất nước đổi mới, hội nhập và giao lưu văn hóa + Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội + Các vấn đề về sức khỏe, dịch bệnh + Sự việc, hiện tượng tích cực đáng biểu dương hoặc tiêu cực đáng lên án, phê phán. b. Những yêu cầu khi viết đoạn văn nghị luận xã hội - Đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung của một đoạn văn nghị luận nói chung (như đã đề cập ở trên). - Đảm bảo về kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội: những hiểu biết về chính trị - pháp luật; những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, tâm lý – xã hội; những tin tức thời sự cập nhật… - Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn: phải xuất phát từ một lập trường tư tưởng tiến bộ, cao đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội… để bàn bạc, phân tích, khen chê và đề xuất ý kiến. - Đảm bảo ngắn gọn, mạch lạc, dung lượng đúng yêu cầu của đề bài (200 chữ tương đương với 2/3 tờ giấy thi, khoảng 17 – 20 dòng viết). III.4.2. Hướng dẫn học sinh cách làm bài a. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội * Bước 1. Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề. Đây là bước đầu tiên, rất quan trọng. Ở bước này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định được các yêu cầu sau - Vấn đề trọng tâm cần nghị luận trong đoạn; vấn đề đó thuộc về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. - Thao tác lập luận cần sử dụng trong đoạn. * Bước 2. Xây dựng phần mở đoạn Phần mở đoạn có thể dùng 1-3 câu để mở đoạn (giống như phần mở bài vậy). Phần này phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được vấn đề trọng tâm mà đề bài yêu cầu. * Bước 3. Xây dựng phần thân đoạn Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng thân đoạn theo mô hình cụ thể, sáng rõ; phù hợp với từng dạng nghị luận xã hội. Đối với vấn đề tư tưởng đạo lí + Giải thích ngắn gọn tư tưởng đạo lí: giải thích những từ ngữ quan trọng và khái quát nội dung của ý kiến. + Phân tích, bàn luận ý nghĩa của tư tưởng đạo lí + Rút ra bài học nhận thức và hành động Đối với hiện tượng đời sống + Giải thích và nêu hiện tượng (đó là hiện tượng gì? biểu hiện? mức độ?). + Phân tích, bàn luận về tác dụng/ tác hại, nguyên nhân của hiện tượng trên; đề xuất giải pháp + Rút ra bài học nhận thức và hành động * Bước 4. Viết phần kết đoạn - Nêu ý nghĩa, đưa ra lời đề nghị một cách ngắn gọn.
- - Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng. III.4.3. Hướng dẫn học sinh luyện tập trên lớp và về nhà - Giáo viên lựa chọn đề bài thích hợp (chọn đề bài từ đơn giản đến phức tạp, thuộc nhiều dạng kiểu phong phú, trong những bộ đề thi mà Bộ giáo dục – đào tạo đã soạn thảo; gần gũi với tư tưởng, nhận thức của học sinh; đồng thời sắp xếp các đề bài theo từng chủ đề nhất định;...); yêu cầu học sinh lập dàn ý tại lớp; giáo viên nhận xét, cung cấp dàn ý tham khảo. - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết thành đoạn, nộp lại; giáo viên chấm, có sửa lỗi. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Từ năm học 2017- 2018, 2018- 2019 áp dụng các giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội vào thực tế giảng dạy học sinh, kết quả khảo sátnhư sau: * Trước khi áp dụng SKKN: Năm học 2017-2018 Lớp Sĩ số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A6 36 27,83% 41,67% 30,5% 0% 12B4 39 12,8% 35,9% 33,4% 17,9% Năm học 2018-2019 Lớp Sĩ số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A3 40 20,0% 42,5% 25,0% 12,5% 12B1 36 8,3% 33,3% 36,1% 22,3% * Sau khi áp dụng SKKN: Năm học 2017-2018 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A6 36 44,4% 50,0% 5,6% 0% 12B4 39 20,5% 48,7% 25,7% 5,1% Năm học 2018-2019 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A3 40 30,0% 52,5% 17,5% 0% 12B1 36 19,4% 52,8% 22,2% 5,6% Từ bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở các lớp tôi giảng dạy qua hai năm học 2017-2018, 2018-2019, tôi thấy học sinh đã biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội đáp ứng được yêu cầu kiến thức, kĩ năng theo đổi mới đề thi của Bộ GD- ĐT.
- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Dạy Văn là một công việc không chỉ đòi hỏi quá trình tích lũy tri thức mà còn cần rất nhiều tình yêu, niềm say mê, tâm huyết của người giáo viên. Dạy một giờ học thành công, đọc được những bài văn hay, chứng kiến sự thành đạt của học sinh,...đều là những niềm hạnh phúc lớn lao của người thầy, người cô đứng trên bục giảng. Đạt được niềm hạnh phúc ấy không dễ. Đó là thành quả của sự tích lũy kiến thức, của nghệ thuật giảng dạy mà bản thân mỗi người thầy tự trau dồi cho mình trong những tháng năm cầm phấn. Đó còn tùy thuộc vào năng lực, sở thích của học sinh và những phương tiện vật chất kĩ thuật hỗ trợ cho quá trình giảng dạy. Vì thế, không ai có thể khẳng định kinh nghiệm của ai hiệu quả hơn, hoặc kinh nghiệm nào là tốt nhất. Mỗi người đều tìm cho mình một giải pháp riêng để hoàn thành sứ mệnh của một nhà giáo. Do đó, những giải pháp nêu trên chỉ đơn thuần là những kinh nghiệm chúng tôi vận dụng riêng cho giờ dạy của mình và cũng đã thu được một số kết quả khả quan trong quá trình rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho các em học sinh. Bài viết chắc chắn còn nhiều hạn chế thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp. II. KIẾN NGHỊ - Thời gian thực hiện chuyên đề này cần tối thiểu 10 tiết ở trường THPT. GV có thể thực hiện trong các tiết học tự chọn đối với học sinh lớp 10, 11, và các tiết luyện thi đối với học sinh lớp 12. - Giáo viên phải chuẩn bị tốt khâu giao nhiệm vụ học tập cho HS như lựa chọn chủ đề thảo luận, lập dàn ý và việc viết đoạn văn yêu cầu từng HS phải hoàn thành trong thời gian hạn định trên lớp hoặc ở nhà. - Giáo viên chấm chữa kĩ các đoạn văn của HS một cách cụ thể, hiệu quả.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 2. Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 3. Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 4. Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 5. Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008 6. Phạm Thị Ngọc Trâm (chủ biên), Nâng cao và phát triển Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Viêt Nam, 2011 7. Phạm Thị Trâm (chủ biên), Chuyên đề chuyên sâu Bồi dưỡng Ngữ văn 12, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
- PHỤ LỤC Sau đây là một số đề bài tôi đã hướng dẫn học sinh luyện tập trong thời gian ôn thi THPT Quốc gia qua từng năm học (Có kèm theo bài viết của học sinh ) Một số bài viết của học sinh lớp 12 năm học 2017-2018: 1. Đề bài 1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của gia đình. a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề - Vấn đề trọng tâm: vai trò của gia đình. - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn - Khái niệm gia đình - Phân tích vai trò của gia đình đối với mỗi người + Nơi nuôi dưỡng, chở che... + Nơi giáo dục nhân cách làm người... - Bàn luận, mở rộng + Có một số gia đình chưa thực sự trở thành tổ ấm... + Có một số người chưa xem trọng gia đình.. - Bài học nhận thức, hành động và liên hệ bản thân + Câu nói định hướng thái độ đúng đắn trong cuộc sống để sống và tận hưởng, khám phá trọn vẹn. + Liên hệ bản thân. * Kết đoạn: c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng...Ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình...”. Đúng vậy, gia đình là nơi ấm áp, chứa chan tình cảm thiêng liêng nhất; là nơi thắp sáng niềm vui, tiếng cười cho mỗi người. Từ thưở lọt lòng, gia đình luôn là tổ ấm bình yên nhất nuôi dưỡng, bảo vệ ta khỏi những bão giông của cuộc đời. Ta lớn lên từ bầu sữa nóng của mẹ, từ những câu hát ru à ơi bên nôi thưở bé, từ tình yêu thương, bảo bọc của mẹ cha. Gia đình là ngôi trường đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn ta, giáo dục những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho bản thân ta; là nơi chuẩn bị hành trang vững chắc cho ta sải cánh bay vào đời. Gia đình còn là chốn bình yên nhất, luôn giang rộng vòng tay để ta có thể trở về những lúc yếu lòng, những lúc mệt mỏi buồn đau trước cuộc đời. Gia đình quan trọng như vậy nhưng đâu đó vẫn có một số kẻ đang lãng quên tình thương và trách nhiệm với gia đình; bất hiếu, bất kính ngay cả với những bậc sinh thành... Với riêng tôi, gia đình vô cùng gần gũi, thân thương. Lúc tôi mỏi mệt, yếu lòng hay lúc tôi hạnh phúc, thành công; gia đình chính là nơi đầu tiên tôi tìm về. Để thấy yêu thương và được yêu thương. (Bài làm của học sinh Trần Trung Doanh ) 2. Đề bài 2 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”
- (Đề thi minh họa lần 1 năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo) a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề: - Vấn đề trọng tâm: thái độ của con người khi vươn tới những đỉnh cao trong cuộc sống. - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn: - Giải thích: + Giải thích những cụm từ quan trọng Leo lên đỉnh cao: chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao. Các em nhìn ngắm thế giới: quan sát, ngắm nhìn, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh. Thế giới nhận ra các em: được mọi người ghi nhận. + Nêu nội dung khái quát của ý kiến: Câu nói xác lập thái độ của con người khi vươn tới tầm cao, khi đạt được mục đích: không phải để ghi danh tên tuổi mà là để cảm nhận, ngắm nhìn thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn. Từ đó, có những thu hoạch thấm thía, ý nghĩa hơn. - Phân tích + Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới: Khi chiếm lĩnh được những đỉnh cao trong cuộc sống (đỉnh cao địa lí, đỉnh cao tri thức, tâm hồn, trí tuệ...), con ngườisẽ được mở mang thêm kiến thức. Ở tầm cao, nhìn ngắm thế giới sẽ rộng hơn, khái quát và chính xác cao hơn. Khi chiếm lĩnh được những đỉnh cao trong cuộc sống, con người sẽ nhìn lại được khả năng của chính mình, có thêm nhiều kinh nghiệm mới. Nhìn ngắm thế giới là công việc phải làm hàng ngày nếu muốn tiến bộ, muốn phát triển bởi cuộc sống không ngừng vận động. Vì vậy, cần coi đó là cái đích của việc chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời. + Leo lên đỉnh cao không phải để thế giới nhận ra các em vì: Nếu coi việc được ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có mà không còn ý thức vươn lên nữa. - Bàn luận, mở rộng + Ý kiến trên vô cùng đúng đắn, là lời khuyên dành cho mỗi người trong cuộc sống. + Để leo tới đỉnh núi, con người cần:Trang bị cả về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng; tôi rèn ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, quyết tâm cao độ; khiêm tốn, không ngừng hoàn thiện bản thân. - Bài học nhận thức, hành động và liên hệ bản thân + Câu nói định hướng thái độ đúng đắn trong cuộc sống để sống và tận hưởng, khám phá trọn vẹn. + Liên hệ bản thân. * Kết đoạn c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn nỗ lực để đạt tới đích thành công của cuộc đời. Tuy vậy, không phải ai cũng có thái độ đúng đắn với thành công. Trong bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley, thầy Hiệu trưởng David McCullough đã nhắn nhủ: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”. Trước hết, phải hiểu rằng, “leo lên đỉnh
- cao” nghĩa là chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao. Còn “nhìn ngắm thế giới” là quan sát, ngắm nhìn, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh.Và “thế giới nhận ra các em” tức là được mọi người ghi nhận. Hiểu một cách khái quát, câu nói xác lập thái độ của con người khi vươn tới tầm cao, khi đạt được mục đích: không phải để ghi danh tên tuổi mà là để cảm nhận, ngắm nhìn thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn. Từ đó, có những thu hoạch thấm thía, ý nghĩa hơn. Có thể khẳng định, để lên đến đỉnh núi vinh quang của thành công, mỗi người luôn phải nỗ lực hết mình, luôn cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra. Trên con đường đó, ta gặp không ít khó khăn thử thách nhưng cũng chính nhờ đó mà bản thân thu nhận lại bao bài học kinh nghiệm. Đó cũng là mục đích cao cả mà những người thành công thực sự muốn hướng tới. Thế giới rộng lớn bao la, con người chỉ là một con sóng nhỏ giữa đại dương tri thức bao la. Để có thể có hiểu biết toàn diện, có thể thành công hoàn mĩ nhất không có cách nào khác là phải tự bước ra chính cái thế giới nhỏ bé của mình để khám phá thế giới, mở mang hiểu biết. Nếu coi việc được ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có mà không còn ý thức vươn lên nữa. Suy ngẫm kĩ, ta thấy ý kiến trên vô cùng đúng đắn, là lời khuyên dành cho mỗi người trong cuộc sống. Tuy nhiên, để leo tới đỉnh núi, con người cần trang bị cả về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng; tôi rèn ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, quyết tâm cao độ; khiêm tốn, không ngừng hoàn thiện bản thân. Là những người trẻ ở thế kỉ XXI – những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta hãy không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng sống để làm cho cuộc sống của bản thân, xã hội tốt đẹp hơn. Hãy “nhìn ngắm thế giới” để học hỏi, tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ của xã hội. Đừng bao giờ tự mãn với thành công của chúng ta hôm nay. (Bài làm của học sinh Lê Thị Hương) 3. Đề bài 3 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc lãng phí thời gian của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (Đề lấy từ sách Hướng dẫn ôn tập kì thi THPT Quốc gia năm học 2016 -2017) a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề - Vấn đề trọng tâm: việc lãng phí thời gian của giới trẻ hiện nay. - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn: - Nêu hiện tượng: Lãng phí thời gian đang là căn bệnh trầm kha của nhiều bạn trẻ trong thời hiện đại (biểu hiện cụ thể)... - Tác hại (hậu quả) của việc lãng phí thời gian: + Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất + Không chuẩn bị được hành trang cần thiết (về kiến thức, về kĩ năng làm việc) để hướng tới tương lai. + Tước đi nhiều cơ hội... - Nguyên nhân: + Khách quan: xã hội, gia đình,... + Chủ quan: bản thân mỗi người trẻ... - Giải pháp:
- + Tìm một việc làm phù hợp để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. + Chủ động lập kế hoạch và sử dụng thời gian hợp lí. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. * Kết đoạn: Lời kêu gọi... c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh Có ai đó đã từng nói: “Nếu thời gian là thứ đáng giá nhất thì lãng phí thời gian hẳn phải là sự lãng phí ngông cuồng nhất”. Quả vậy, thời gian thực sự rất quan trọng, là tài sản, là báu vật của con người; thời gian qua đi sẽ không bao giờ lấy lại được và con người sẽ không có cơ hội để thực hiện bất cứ điều gì. Lãng phí thời gian là việc sử dụng thời gian một cách không hợp lí. Đáng nói đến ở đây là thế hệ thanh niên, học sinh ngày nay đang lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân: không chịu học hành, lao động, không vun đắp cho tương lai mà chơi bời lêu lổng, sa vào các tệ nạn xã hội. Thay vì chăm chỉ học hành thì một số bạn trẻ sẵn sàng bỏ học để dấn thân vào những trò chơi điện tử hoặc thậm chí có thể ăn ngủ cùng facebook, chìm đắm trong thế giới ảo và không có lối ra. Nhiều bạn không ý thức được hậu quả của việc lãng phí thời gian cho đến khi gặp những thất bại trong cuộc sống. Cuộc sống hiện tại là cái giá phải trả cho chuỗi ngày lãng phí ở trong quá khứ. Phí phạm thời gian của tuổi trẻ thì đến ngày chồn chân mỏi gối nhìn lại bản thân, nuối tiếc và hối hận, lúc ấy có than trách thì cũng đã muộn màng. Vậy nên, chúng ta phải biết quý trọng thời gian mình đang có, biết dùng thời gian vào những việc cần thiết và có ích cho chính mình, cho người thân, cho xã hội. Một ai đó lẽ ra dành hai tiếng trong một ngày để chơi game thì giờ đây chỉ dùng một nửa trong số đó; nửa khác dùng cho các hoạt động bổ ích hơn như nghỉ ngơi, học tập, rèn luyện thân thể, giúp đỡ người thân...Đó là cách tốt nhất để đạt kết quả như mong đợi mà không cảm thấy nuối tiếc thời gian đã trôi qua một cách vô bổ. Đối với tôi, là học sinh lớp 12, đang trên đường tiến đến gần kì thi THPT Quốc gia; tôi nhận thấy bản thân cần phải phấn đấu, rèn luyện, có sự phân bố thời gian hợp lí, tránh những thói hư tật xấu trong thế giới ảo hay ngoài xã hội để sau này nhìn lại, tôi không phải nuối tiếc những tháng ngày thanh xuân đã qua. (Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Thanh Nhàn) Một số bài viết của học sinh lớp 12 năm học 2018-2019: 1. Đề bài 1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: Chế giễu công khai là môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề - Vấn đề trọng tâm: Bàn về hiện tượng Chế giễu công khai là môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn: - Giải thích hiện tượng: Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu: hiện tượng hùa theo số đông sỉ nhục người khác, ngay cả khi thông tin chưa được kiểm chứng và bất chấp hậu quả nặng nề mà đối tượng chế giễu phải gánh chịu. - Hiện tượng đó cần phải dừng lại vì:
- + Nó trái với mọi nguyên tắc đạo đức và vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư, quyền sống của người khác. + Nó gieo rắc sự sỉ nhục và xấu hổ đối với người khác dẫn đến sự sợ hãi dư luận xã hội, thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát (dẫn chứng) + Người tham gia bình luận chế giễu dễ đánh mất nhân cách,… - Bài học nhận thức và hành động: + Chế giễu công khai là một hiện tượng tiêu cực cần phải lên án + Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, cần có hành động thiết thực để góp phần loại bỏ “môn thể thao đỏ máu” này khỏi cuộc sống của chúng ta, cả ở thế giới ảo và thế giới thực. (Nêu rõ những hành động cụ thể, thiết thực) * Kết đoạn: Lời kêu gọi c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh Hiện nay, cuộc sống của chúng ta đang gắn liền với sự phát triển của công nghệ mà nhất là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Mạng xã hội đem đến những hoạt động giải trí nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều tiêu cực như văn hóa sỉ nhục - là chế giễu công khai, đây môn thể thao đổ máu cần dừng lại. Chế giễu công khai là hiện tượng hùa theo số đông sỉ nhục người khác ngay cả khi thông tin chưa được kiểm chứng, chưa rõ sự thật đúng hay sai, chưa nhìn nhận sự việc, con người một cách đa diện nhiều chiều, bất chấp hậu quả mà đối tượng phải gánh chịu. Đây là một hiện tượng tiêu cực đáng lên án bởi nó gieo rắc sự sỉ nhục,xấu hổ, đẩy con người tới bước đường cùng, thậm chí tìm đến cái chết. Trong thời gian gần đây, không ít những cái chết thương tâm đã xảy ra. Nguyên nhân là do không chịu được sức ép từ cộng đồng mạng xã hội, tiêu biểu trong đó là vụ việc những học sinh sinh viên phải tự tử, tìm đến cái chết vì bị tung những “clip” nhạy cảm, các ngôi sao trong giới giải trí cũng đã có ý định hay đã tìm đến sự giải thoát vì sự chỉ trích, soi mói, đả kích gay gắt từ cộng đồng mạng xã hội. Còn về phía người tham gia chế giễu công khai theo đám đông thì họ đã không làm chủ được bản thân, dễ đánh mất nhân cách, nhìn nhận sự việc một cách hời hợt, thiếu suy nghĩ, thiếu lòng vị tha, khoan dung. Đã đến lúc phải dừng lại, lên án môn thể thao đổ máu đỏ máu này bởi nó trái với nguyên tắc đạo đức , vi phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư, quyền sống của người khác. Đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt đối giới trẻ cần phải có hành động thiết thực để loại bỏ môn thể thao đổ máu này ra khỏi cuộc sống thực hay thế giới ảo. Mỗi người phải tự xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện cho mình một thói quen khi nhìn nhận sự việc phải đa diện, nhiều chiều, thông cảm cho những sai lầm của người khác, không “thích”, “bình luận” vào những “clip” lá cải, không hùa theo số đông để sỉ nhục người khác. Cẩn trọng khi đưa tin và tiếp nhận thông tin ở thế giới ảo. Phải có trách nhiệm với lời lẽ, thái độ của mình khi tham gia bình luận ngay cả khi ẩn danh. Hãy bình luận một cách tích cực và bao dung vì sự tiến bộ của xã hội. (Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Hồng Hà) 2. Đề bài 2 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: Ý nghĩa của sự trưởng thành. a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề - Vấn đề trọng tâm: Ý nghĩa của sự trưởng thành đối với con người - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn:
- - Giải thích: Trưởng thành là sự lớn lên về thể xác và tâm hồn. - Ý nghĩa của sự trưởng thành: + Là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người + Giúp con người tích lũy vốn hiểu biết, trau dồi kinh nghiệm sống chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai + Giúp con người chín chắn, bản lĩnh trước sóng gió cuộc đời + Giúp con người trở thành chỗ dựa cho người khác và cho chính bản thân - Bài học nhận thức và hành động + Sự trưởng thành làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn + Cần rèn luyện ý thức tự lập, bản lĩnh, ý chí trước cuộc sống; nâng cao nhận thức, tri thức, rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng nhân cách… * Kết đoạn: Lời kêu gọi c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh: “Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải là tồn tại”. Dể có thể hoàn thành sứ mệnh của mình điều kiện tiên quyết mà họ cần chính là trưởng thành. “Trưởng thành” là sự lớn lên về thể xác và hoàn thiện, chín chắn trong nhận thức của bản thân mỗi người. Trưởng thành là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, đó chính là lúc mà mỗi người tự đứng lên trên chính đôi chân của mình, thoát khỏi vỏ bọc che chở của cha mẹ, tung bay đôi cánh ước mơ trên bầu trời chinh phục thử thách. Kể từ giây phút ấy, con người ta sẽ được sống thoải mái với thế giới, tự do kiến tạo cuộc đời của riêng mình. Sự trưởng thành còn đem lại cho con người cách nhìn, cách cảm mới về cuộc sống. Cuộc sống trong mắt họ từ ấy sẽ không còn là một thế giới vui tươi, rực rỡ đơn thuần mà sẽ là một thế giới xen lẫn nhiều gam màu sáng tối, những âm thanh trầm bổng trong bản nhạc cuộc đời xô bồ. Nhờ vậy, con người có thể rèn luyện được những phẩm chất, kĩ năng sống cần thiết để chinh phục những mục tiêu của cuộc đời mình. Không chỉ vậy, sự trưởng thành còn đem lại những bài học đắt giá về cuộc sống. Đó chính là sự vấp ngã, sự trải nghiệm, sự tự tin – những hành trang để giúp con người trưởng thành. Với nhà thơ Tố Hữu, từ khi tìm thấy ánh sáng lý tưởng Đảng- lẽ sống của cuộc đời mình, tâm hồn người chiến sĩ trẻ đã hóa thành “ vườn hoa lá” rộn tiếng chim ca, tình nguyện mở rộng tấm long để hòa cùng cuộc sống của “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ”. Đó chính là sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm của người thanh niên Tố Hữu. Trưởng thành chính là lúc bạn phải tự bước đi, tự phấn đấu dựa trên năng lực và nghị lực của bản thân mình. Vì thế, chớ thấy khó khăn mà gục ngã, chớ thấy thất bại mà chùn bước.Cuộc sống là một bức tranh kì diệu, nó chỉ đẹp với người tụ tin, bền bỉ, kiên trì, biết vươn lên để trưởng thành. Hãy can đảm bước đi bằng sự nỗ lực của bản thân! Hãy là chỗ dựa vững chắc cho người khác và cho chính mình để thấy cuộc đời này ý nghĩa hơn, tươi đẹp hơn! (Bài làm của học sinh Hoàng Thị Ánh Tuyết) Quảng Trị, ngày 17 tháng 5 năm 2019 XÁC NHẬN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Hữu Thái Nguyễn Thị Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 288 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 195 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 180 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 143 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn