intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT" nhằm giúp giáo viên linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm thu hút, gây hứng thú và phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh và biết cách quản lí học sinh sao cho phù hợp và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT

  1. 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Hiện nay, chúng ta đang hướng tới xây dựng một nền giáo dục phát triển toàn diện năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động và tác động tới tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy, điểm cốt lõi là người giáo viên phải linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm thu hút, gây hứng thú và phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh và biết cách quản lí học sinh sao cho phù hợp và hiệu quả. Với cuộc cách mạng 4.0, vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, vì vậy quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị thông minh khiến con người được tận hưởng những tiện ích của kỷ nguyên Internet giúp cho việc tiếp nhận tri thức nhanh chóng hơn, rút ngắn khoảng cách. Học sinh là đối tượng rất nhanh nhạy trong các vấn đề về tiếp cận công nghệ thông tin nên bên cạnh việc tổ chức cho học sinh tự học, làm việc nhóm, tập luyện nghiên cứu khoa học… thì việc kết hợp internet, đặc biệt là thiết kế trò chơi trong quá trình dạy học cũng là một cách hữu hiệu để mở rộng, khắc sâu kiến thức đồng thời gây hứng thú và phát huy tính tích cực của người học. Ngoài ra, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng còn nhiều phức tạp nên việc dạy và học online qua mạng internet vẫn phải được phát triển và chú trọng. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy online cho thấy hiệu quả của việc giảng dạy chưa cao, việc quản lí học sinh ra vào học chưa hiệu quả, phương pháp tổ chức và hình thức dạy học chưa sinh động còn tẻ nhạt nhàm chán dẫn đến học sinh còn chưa thích thú với việc học online do đó chất lượng của việc dạy học chưa đạt được kết quả cao.
  2. 2 Từ những lí do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT”. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thực tế ở trường THPT C Nghĩa Hưng, các thầy cô giáo và các em học sinh cũng đã tổ chức và tham gia vào việc dạy và học online trong các khoảng thời gian việc dạy và học bị gián đoạn do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên việc dạy và học online chưa diễn ra đồng bộ ở tất cả các khối lớp mà mới chỉ chú trọng ở khối 12 và chủ yếu là ôn tập và rèn luyện kiến thức cũ cho học sinh. Việc dạy bài mới và quản lí giám sát học sinh trong quá trình dạy và học online chưa thống nhất chưa đều tay do đó hiệu quả chưa thực sự cao. Ngoài ra việc học sinh chểnh mảng và chán học online vẫn còn giải rác ở một số lớp. Việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên giảng dạy online đã được thực hiện nhưng làm sao để quản lí tốt học sinh và làm sao cho tiết học online được sinh động, sao cho tiết học online dạy bài mới có hiệu quả, học sinh tương tác cao, hiểu bài và hứng thú với tiết học online thì còn hạn chế. Thực trạng trên dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh bỏ học trốn học online, hoặc chỉ điểm danh cho đủ không tham gia tích cực vào tiết học, không có tương tác với các thầy cô dẫn đến việc dạy và học online chưa mang lại hiệu quả thực sự cao. Và giáo viên sẽ rất vất vả khi phải kiểm tra bài tập cho từng học sinh, trong khi mỗi lớp có khoảng bốn mươi học sinh, hiệu quả của việc dạy online sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nếu không có biện pháp quản lí phù hợp. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Cơ sở lí luận 2.1. Khái niệm tương tác trong dạy học và dạy học tương tác 2.1.1. Khái niệm tương tác trong dạy học.
  3. 3 Tương tác là sự tác động qua lại giữa các chủ thể hành động, các thành phần trong một hệ thống hoặc giữa các hệ thống. Tương tác trong dạy học là sự tác động qua lại giữa các chủ thể là người dạy, người học và đối tượng dạy học cũng như toàn thể các thành phần của quá trình dạy học. Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành phần khác nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau. Có thể trình bày tổng quan các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học trong một “khung lý luận dạy học” sau đây (hình 1): Hình 1: Khung lý luận dạy học Trong hình 1, các mối tương tác giữa người dạy, người học, đối tượng học tập được đặt trong một “tam giác dạy học”, là các tương tác cốt lõi của quá trình dạy học. Các mối tương tác này lại được thực hiện thông qua các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, nhiệm vụ, đánh giá, tại địa điểm, thời gian xác định. Các yếu tố này có tác động qua lại với nhau, chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập, có thể và cần tổ chức, điều khiển. Có thể coi đây là các yếu tố thuộc môi trường dạy học cần tổ chức. Quá trình dạy học được thực hiện trong một điều kiện khung xác định, chịu ảnh hưởng từ các yếu tố điều kiện môi trường bên ngoài và các yếu tố điều kiện của chính người dạy và người học.
  4. 4 Khung lý luận dạy học cho thấy quá trình dạy học rất phức hợp, bao gồm rất nhiều yếu tố có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Do tính phức hợp của quá trình dạy học nên có rất nhiều lý thuyết học tập hay các mô hình lý luận dạy học khác nhau nhằm giải thích và tối ưu hóa quá trình dạy học. 2.1.2. Khái niệm dạy học tương tác Những nghiên cứu lý luận dạy học trong thời gian gần đây đặc biệt chú ý đến tương tác trong dạy học và thuật ngữ “dạy học tương tác” hiện nay được sử dụng phổ biến với những cách hiểu khác nhau. Những tư tưởng của lí thuyết kiến tạo có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới việc nghiên cứu dạy học theo quan điểm tương tác cũng như môi trường dạy học. Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh vai trò của chủ thể nhận thức trong việc kiến tạo tri thức thông qua tương tác một cách tự lực với đối tượng nhận thức cũng như thông qua tương tác xã hội trong nhóm trong một môi trường học tập. Giáo viên đóng vai trò chính chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập, điều phối hoạt động kiến tạo tri thức và hành động của người học. Những nghiên cứu về dạy học định hướng năng lực đòi hỏi sự đổi mới môi trường dạy học truyền thống. Theo đó, môi trường học tập cần góp phần phát triển ở người học khả năng độc lập, khả năng giao tiếp, khả năng hành động và khả năng đánh giá ở mức cao hơn. Những yêu cầu đó đòi hỏi sự thay đổi về cơ bản tính chất các mối tương tác trong dạy học theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực của người học. Theo mô hình các năng lực then chốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), những năng lực then chốt cần phát triển ở học sinh bao gồm ba nhóm năng lực sau đây: - Sử dụng một cách tương tác các phương tiện thông tin và phương tiện làm việc (ví dụ phương tiện ngôn ngữ, phương tiện kĩ thuật) - Tương tác trong các nhóm xã hội không đồng nhất - Khả năng hành động tự chủ Như vậy, tương tác không chỉ là cách thức của các mối quan hệ mà còn trở thành mục tiêu dạy học. Người học cần được hình thành các năng lực
  5. 5 tương tác. Trong mọi quá trình dạy học đều diễn ra các hoạt động tương tác, đó là tương tác trong dạy học. Tuy nhiên không phải mọi quá trình dạy học đều được gọi là dạy học tương tác. Tùy theo việc quá trình dạy học đó được tổ chức theo lí thuyết hay quan điểm, phương pháp dạy học nào thì các tương tác cũng diễn ra khác nhau và mức độ tích cực và tự lực của học sinh cũng khác nhau. Trong bài báo này, dạy học tương tác được xem xét như một quan điểm dạy học, không phải một phương pháp dạy học cụ thể. Dạy học tương tác là dạy học hướng vào người học, trong đó diễn ra các hoạt động tương tác đa dạng trong một môi trường dạy học được tổ chức phù hợp, đòi hỏi tích tích cực và tự lực cao của người học. Người dạy đóng vai trò chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập và hỗ trợ, tư vấn cho người học. Như vậy ở đây có sự phân biệt giữa khái niệm tương tác trong dạy học nói chung và quan điểm dạy học tương tác. Dạy học tương tác đòi hỏi ở mức độ cao về sự tương tác đa dạng, tính tích cực, chủ động và tự lực của người học. Tuy nhiên, người học vẫn nhận được những định hướng, trợ giúp cần thiết về nội dung và phương pháp học tập. Có thể gọi sự tương tác ở đây là “tương tác tích cực” với nghĩa nhấn mạnh yêu cầu về tính tích cực của người học. Không phải mọi quá trình dạy học đều có thể áp dụng dạy học tương tác ở mức độ cao. Tùy theo mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học có thể áp dụng dạy học tương tác ở những mức độ phù hợp để tổ chức tối ưu các hoạt động tương tác. Khi đó có thể sử dụng khái niệm dạy học định hướng tương tác [1]. 2.2. Khái niệm “e- learning” E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục, ví dụ như Internet, TV, video, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính. 2.3. Khái niệm “trò chơi giáo dục”:
  6. 6 Trò chơi giáo dục là trò chơi được thiết kế một cách rõ ràng với mục đích giáo dục hoặc có giá trị giáo dục ngẫu nhiên hoặc thứ cấp. Tất cả các loại trò chơi đều có thể được sử dụng trong môi trường giáo dục, tuy nhiên trò chơi giáo dục là trò chơi được thiết kế để giúp mọi người tìm hiểu về một số môn học, mở rộng khái niệm, củng cố sự phát triển, hiểu một sự kiện hoặc văn hóa lịch sử hoặc hỗ trợ người học một kỹ năng khi tham gia một trò chơi. Các loại trò chơi bao gồm bảng, thẻ và trò chơi video. Khi các nhà giáo dục, chính phủ và phụ huynh nhận ra nhu cầu và lợi ích tâm lý mà việc chơi game mang lại cho việc học, công cụ giáo dục này đã trở thành xu hướng. Trò chơi giáo dục là trò chơi tương tác dạy chúng ta mục tiêu, quy tắc, thích ứng, giải quyết vấn đề, tương tác, tất cả được thể hiện như một câu chuyện. Chúng thỏa mãn nhu cầu cơ bản của chúng ta để học bằng cách cung cấp sự thích thú, tham gia đam mê, cấu trúc, động lực, sự hài lòng bản ngã, sáng tạo, tương tác xã hội và cảm xúc trong chính trò chơi trong khi việc học diễn ra.[3] 2.4. Lợi ích của việc tích hợp yếu tố trò chơi giáo dục vào quá trình xây dựng bài giảng E- learning 2.4.1. Trò chơi yêu cầu người học phải đưa ra các hành động Ngay khi vừa vào trò chơi, bạn đã phải thực hiện một số hành động tương tác để tiếp tục chơi, nó có thể là lựa chọn mức khó, đặt mục tiêu hoặc là chơi ngay lập tức. Bên cạnh đó, một bài giảng E-learning thường bắt đầu với lời giới thiệu, tổng quan về tiết học bởi GV. Sau đó là những kiến thức chuyên môn kéo dài đến 15-20 phút và cuối cùng mới kết thúc bằng câu hỏi và bài tập. Sau một khoảng thời gian dài thụ động chỉ xem và lắng nghe, mức độ tập trung của HS đang ở mức thấp khiến việc làm câu hỏi cuối bài không hiệu quả, có suy nghĩ không biết vừa học gì và lại phải xem lại từ đầu để tìm câu trả lời. Vậy làm thế nào để khắc phục điều này ? Khi bắt đầu xây dựng bài giảng E-learning, hãy thử thêm yếu tố trò chơi vào ngay khi HS tham gia vào khóa học, nó có thể là trò chơi ghép hình, những câu hỏi hài hước,… Ngoài ra để tạo tăng sự tập trung và khởi động lại tinh thần
  7. 7 học cho nhân viên, chúng ta có thể thêm các trò chơi vào giữa quá trình học và giảm thời lượng học tập cho một bài giảng xuống còn 10-15 phút/ bài. 2.4.2. Trò chơi giúp mọi người biết mình đang ở đâu trong quá trình học Việc đưa ra vị trí hiện tại của người chơi vừa cho biết họ đã hoàn thành bao nhiêu phần trăm trò chơi vừa giúp họ so sánh được số điểm của mình với những người chơi khác. Trong một tiết học cũng vậy, các con số hiển thị quá trình sẽ giúp mọi người thấy được mình đã hoàn thành được bao nhiêu phần của bài học từ đó HS có thể sắp xếp thời gian học cũng như tạo động lực hoàn thành bài trong thời gian sớm nhất. 2.4.3. Trò chơi giúp mọi người gắn kết với bài học và tạo tinh thần hào hứng khi quay lại học vào lần sau Rất nhiều HS trong quá trình học trực tuyến thường cảm thấy chán nản vì những tiết học và thường có tâm lý chỉ muốn làm xong cho nhanh. Tích hợp trò chơi sẽ giúp người học cảm thấy hứng thú hơn, phần nào làm giảm đi cảm giác ép buộc phải hoàn thành bài học. Tích hợp yếu tố trò chơi trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning sẽ giúp quá trình học của HS thú vị hơn. 2.4.4. Việc bình thường hóa sự thất bại Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã vô hình chung được một bộ phận cha mẹ, thầy cô, những người xung quanh dạy rằng thất bại là điều gì đó thật kinh khủng và không thể chấp nhận được, việc nếm trải sự thất bại khiến chúng ta cảm thấy thực sự khó khăn và tồi tệ. Điều này dẫn đến việc khi trưởng thành, nhiều HS vẫn mang nỗi ám ảnh rằng nếu vô tình làm sai điều gì ta có thể phải trả giá đắt. Tuy nhiên điều trớ trêu ở đây là chúng ta thực sự cần những sai lầm, cần sự thất bại, cần những tổn thương trong cuộc sống này. Chỉ khi trải qua những điều này chúng ta mới có thể dũng cảm đứng lên khắc phục những thiếu sót, phát triển bản thân mình. Đó chính là con đường dẫn đến thành công. Việc học tập qua các trò chơi dựa trên nền tảng e-learning chính là câu trả lời cho việc làm thế nào để đứng dậy sau một sai lầm và trở nên trưởng thành hơn. Trong các trò chơi, những lỗi sai, những sự ngờ nghệch có thể xảy ra là
  8. 8 việc rất bình thường. Nó chỉ là một trò chơi, ta hoàn toàn có thể rút ra những kinh nghiệm và bắt đầu một trải nghiệm mới, bớt bỡ ngỡ hơn, bớt sai phạm hơn. Chính nhờ cách soạn bài giảng e-learning với nội dung thông qua các trò chơi, người học có thể tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, đồng thời có cơ hội phân tích, phát triển những kiến thức đó trở thành của riêng mình. Đây không đơn thuần là việc lĩnh hội kiến thức một cách máy móc, mà còn là cách để con người phát triển trí thông minh cảm xúc của mình. 2.4.5. Tính thời sự của việc nhận được phản hồi ngay tức thì Trên thực tế, nếu một HS nhận được nhiều phản hồi hơn về những gì mình đã làm sẽ giúp thúc đẩy năng lực học tập, dẫn đến cho kết quả tốt hơn. Một nghiên cứu của doanh nghiệp đã chỉ ra rằng, có đến 43% nhân viên xuất sắc là những người thường xuyên nhận được phản hồi về công việc của mình mỗi tuần. Do đó, việc phản hồi trong trò chơi được cài vào trong các cách soạn bài giảng e-learning cũng có thể mang lại hiệu quả như vậy. Những kết quả trực tiếp, phản hồi ngay trong trò chơi mang đến cho HS thêm những cảm hứng và động lực để tiếp tục cải thiện khả năng học tập của mình. Bình luận: Việc xây dựng nội dung bài giảng e-learning thông qua các trò chơi là một ý tưởng thực sự tuyệt vời Việc đào tạo trực tuyến dựa trên nền tảng là các trò chơi cho phép người học đắm mình vào việc học, trước cả khi họ nhận ra điều này. Đồng thời GV và phụ huynh cũng có những dữ liệu và đánh giá về HS và con em của mình được cập nhật thường xuyên. Không chỉ vậy, những chiến lược học tập hoàn toàn có thể tùy biến và thay đổi thông qua cách soạn bài giảng e-learning với mục tiêu phù hợp với nhiều người học là những khác nhau, cho phép họ học với tốc độ của riêng mình. Xây dựng nội dung bài giảng e-learning thông qua các trò chơi còn mang đến một môi trường an toàn cho việc đào tạo, mang lại nhiều hiệu quả cho cả cá nhân HS và nhà trường. Nhờ những lợi ích này cách soạn bài giảng e-learning thông qua các trò chơi đang dần trở thành điều cần thiết, đáng được lưu tâm trong dạy học tại nhà trường.
  9. 9 Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng quá nhiều trò chơi vào bài giảng vì điều này có thể khiến HS bị xao nhãng, không tập trung vào nội dung bài học.[4] 2.5. Khái niệm “game- based learning”: Game based learning (GBL) - “học tập dựa trên trò chơi” là một kiểu chơi trò chơi với mục đích xác định kết quả học tập. Nói chung, học tập dựa trên trò chơi được thiết kế để cân bằng giữa chủ đề môn học với lối chơi và khả năng tiếp thu kiến thức của người chơi và áp dụng chủ đề đã nói vào thế giới thực. HS có xu hướng dành hàng giờ để chơi trò chơi, học các bước của trò chơi kỹ thuật số và tham gia vào các trò chơi sáng tạo. Do đó, có thể nói rằng chơi và học là đồng nghĩa, dẫn đến sự phát triển nhận thức và cảm xúc bên trong bối cảnh xã hội và văn hóa. Ví dụ, trong trò chơi trốn tìm, những người giỏi phải cần vận dụng không gian và thị giác để xác định những nơi ẩn náu tốt nhất, trong khi những người tìm kiếm phải có kỹ năng tìm kiếm tín hiệu từ môi trường xung quanh và chọn vị trí có thể xảy ra nhất cho người ẩn nấp trong số những nơi khác nhau. Rất nhiều đánh giá có hệ thống đã điều tra các tác động của trò chơi giáo dục đối với học sinh về sức khỏe và tinh thần.[5] II.2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. II.2.2.1. Khảo sát đối tượng học sinh của lớp mình để đưa ra phương pháp quản lí và giáo dục phù hợp a. Khảo sát học sinh: Để việc dạy và học online có thể thực hiện và đạt hiệu quả thì trước khi dạy và học online tôi tiến hành khảo sát và điều tra học sinh, tôi chuẩn bị mẫu phiếu điều tra khảo sát học sinh như sau:
  10. 10 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC ONLINE LỚP:................................ Họ và tên Điện thoại thông Máy tính có kết Ghi chú minh nối internet có kết nối internet Lưu ý: Các em tính dấu X vào trang thiết bị mà gia đình có, bạn nào không có thì ghi rõ lí do vào cột ghi chú. Thông qua phiếu khảo sát tôi đã nắm bắt được tình hình điều kiện tham gia học online của học sinh. Với các em có hoàn cảnh khó khăn thì liên hệ với phụ huynh và tìm cách giải quyết. Tuy nhiên qua khảo sát 100% các em đều có điện thoại thông minh có kết nối internet nên bước đầu sẵn sàng cho việc học online b. Từ việc khảo sát, lập kế hoạch quản lí và giảng dạy online cụ thể + Lấy lại thông tin về số điện thoại của học sinh và phụ huỵnh học sinh + Lập 2 nhóm Zalo, một nhóm của học sinh và 1 nhóm phụ huynh học sinh + Lập thêm 1 nhóm trên messenger trên facebook do một số học sinh không dùng điện thoại mà sử dụng máy tính và chưa có số điện thoại riêng + Lên lịch học và xây dựng kế hoạch học tập hợp lí + Hướng dẫn học sinh cài đặt và sử dụng phần mềm Meeting để học online
  11. 11 Hình 2: Nhóm zalo của học sinh Hình 3: Nhóm zalo của phụ huynh học sinh
  12. 12 Hình 4: Nhóm messenger trên facebook của học sinh II.2.2.2. Xây dựng nội qui học online và phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp - Để duy trì kỉ luật và ý thức khi học online tôi xây dựng nội quy như sau: Hình 5: Nội qui lớp học online
  13. 13 - Để việc học bài và làm bài về nhà có hiệu quả tôi thực hiện chia lớp thành 4 tổ, có 4 tổ trưởng và lớp trưởng. + Lớp trưởng có nhiệm vụ ghi lại các bạn vắng, vào muộn của mỗi buổi học. + Các thành viên trong tổ làm bài về nhà sau đó chụp ảnh gửi cho bạn tổ trưởng kiểm tra + Các bạn tố trưởng có nhiệm vụ kiểm tra bài làm về nhà của các bạn trong tổ và giúp đỡ các bạn giả quyết các bài tập khó. Báo cáo cho giáo viên trước buổi học tiếp theo + Giáo viên kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá bài làm của các bạn lớp trưởng và tổ trưởng, tổng hợp lại các thắc mắc của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp để có phương án giải quyết vào tiết học sau. + Với các trường hợp học sinh không làm bài tập về nhà hoặc làm chống đối (lấy ảnh bài của các bạn khác gửi cho tổ trưởng kiểm tra) lần đầu nhắc nhở trước lớp, lần tái phạm thì thông báo tới phụ huynh học sinh để nắm được tình hình nhắc nhở việc học ở nhà của học sinh. + Giáo viên kịp thời thông báo, trao đổi với phụ huynh học sinh những thông tin cần thiết. Hình 6: Ghi chép của lớp trưởng các bạn vi phạm trong quá trình học online
  14. 14 Hình 7: Các tổ trưởng nộp bài và trao đổi với giáo viên Hình 8: Giáo viên trao đổi giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn
  15. 15 Hình 9: Giáo viên thông báo trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh II.2.2.3 Các giải pháp, biện pháp để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học online a. Thiết kế, lập trình trò chơi cho các tiết học online Để việc dạy và học tăng khả năng tương tác cũng như tạo hứng thú cho HS, dưới đây tôi xin đưa ra một số ứng dụng, phần mềm và website có thể thiết kế được các trò chơi dạy học online đồng thời đề ra cách thực hiện, thiết kế và ý tưởng mà các phần mềm đó có thể thực hiện phù hợp với nội dung bài học của các môn học nói chung và môn Hóa nói riêng. Trong từng ứng dụng, phần mềm, tôi sẽ đưa ra hướng dẫn thiết lập tài khoản, các loại trò chơi được tích hợp trong phần mềm ứng dụng, những ý tưởng sử dụng hiệu quả trong các môn học nói chung và sử dụng trong dạy học môn Hóa THPT nói riêng. Trong khuôn khổ nội dung sáng kiến này, tôi xin phép không đưa các hướng dẫn chi tiết cách sử dụng phần mềm mà chỉ xin dẫn một số đường link tham khảo cách làm của một số trang web.
  16. 16  Kahoot Kahoot được sử dụng trong hệ thống lớp học tương tác, và câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung +) Thiết lập tài khoản Kahoot - Đối với GV: Cần đăng ký tài khoản Kahoot tại địa chỉ https://kahoot.com/ . Sau đó đăng ký bằng email để tạo tài khoản, ngay sau đó trang web sẽ cho phép GV tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm cho riêng mình hoặc chọn trong thư viện được chia sẻ bởi cộng đồng. - Đối với HS: Chỉ cần tải phần mềm Kahoot trên ứng dụng CHPlay và Appstore, nhập mã câu hỏi do GV cung cấp là có thể tham gia ngay vào các trò chơi. +) Sử dụng Kahoot trong dạy học môn Hóa THPT: Về cơ bản, Kahoot là công cụ tạo câu hỏi nhanh duới 2 hình thức phổ biến là câu đố trắc nghiệm và câu trả lời đúng sai, do đó việc kiểm tra bài cũ hoặc hoạt động giải bài tập tìm ra đáp án rất phù hợp trong môn Hóa nói riêng Ưu điểm khi sử dụng: Hiển thị rõ nét câu hỏi trên màn hình điện thoại của HS, có thể làm bài tập ngay khi học online, giao bài tập về nhà, làm bài kiểm tra online rất tốt. Hình 10. Giáo viên tạo trò chơi ôn tập kiến thức ngay trong tiết học
  17. 17  Quizizz Là một trò chơi khá phổ biến ở các nước Âu - Mỹ. Thích hợp cho ứng dụng giải trí vào việc học tập +) Thiết lập tài khoản Quizizz: Vào trang https://quizizz.com/ để đăng kí tài khoản bằng email với vai trò là GV để có thể tạo câu hỏi cho HS. +) Sử dụng Quizizz trong dạy học môn Hóa THPT: Trò chơi này hỗ trợ các công thức Hóa học tối ưu hơn so với Kahoot, dễ sử dụng và có hình ảnh trực quan hiển thị trên màn hình của HS, GV cũng có thể để câu hỏi ở dạng hình ảnh để tiết kiệm khoảng thời gian đánh máy lại câu hỏi. Để tìm hiểu chi tiết, các thầy cô có thể tham khảo đường link: https://thuthuat.hourofcode.vn/huong-dan-su-dung-quizizz-cong-cu-ho- tro-kiem-tra-danh-gia/ Hình 11: Bài kiểm tra ngắn trên Quizizz  Padlet Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ ý tưởng về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Padlet hoạt động giống như một trang giấy nơi mà mọi người có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, video, tài liệu,
  18. 18 văn bản, link trang web) bất kì vị trí nào trên đó, cùng với bất kì ai cũng như từ bất kì thiết bị nào. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, giảng viên thường sử dụng nó để tương tác sau giờ học. Đây là một công cụ rất hữu ích trong việc giảng dạy. Giáo viên có thể sử dụng Padlet để giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến, ý tưởng từ học sinh thông qua tương tác tức thì trên màn hình máy tính hoặc hỗ trợ cho việc thảo luận nhóm giữa học sinh. Nhận xét về trò chơi: Tính linh hoạt của công cụ này giúp thầy cô có thể tạo ra một Padlet sử dụng cho một lớp học trong năm nay rồi chia sẻ, tiếp tục sử dụng những dữ liệu và đường links đó vào những năm sau đó… +) Thiết lập tài khoản: Bước 1: Đăng ký tài khoản trên trang:https://www.padlet.com hoặc nếu đã có tài khoản thì đăng nhập. Bước 2: Bấm chọn Tạo một Padlet Bước 3: Chọn định dạng cho Padlet của thầy cô
  19. 19 Bước 4: Đặt tên và mô tả sơ của bạn dùng làm gì, thay đổi hình nền, font chữ,… hoặc vào Setting để điều chỉnh. Điều chỉnh những gì thầy cô mong muốn Bước 5: Tạo bài viết bằng cách nhấn vào dấu cộng “+” bên dưới góc phải. Sau đó, thêm nội dung và hình ảnh Điều chỉnh cài đặt của bài viết bằng cách nhấn vào kí hiệu …“ ba chấm”
  20. 20 Bước 6: Chia sẻ Padlet của thầy với mọi người và học sinh của mình Chọn các hình thức chia sẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2