intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:47

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT" với mục tiêu là góp phần giúp học sinh học Hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học… Để Hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu nh¬ư một “thuật ngữ khoa học".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT

  1. i SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP NGÀNH TÊN SÁNG KIẾN: HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC RÈN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Kim Cúc Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Tiên Du số 1 Bộ môn: Hóa học Tiên Du, tháng 01 năm 2023
  2. ii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp ngành Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành 1. Tên sáng kiến: ‘‘Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT’’. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Hóa học. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Kim Cúc - Cơ quan, đơn vị: Tổ Hóa - Sinh, Trường THPT Tiên Du Số 1 - Địa chỉ: xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0984220733 Email: Kimcuc.hp.1811@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): - Tên chủ đầu tư:.................................................. - Cơ quan, đơn vị:……………………………… - Địa chỉ:.............................................................. 6. Các tài liệu kèm theo: Bắc Ninh, ngày 10 tháng 01 năm 2023 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Kim Cúc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  3. iii Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: ‘‘Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT’’. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/09/2022. 3. Các thông tin cần bảo mật: không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Trong quá trình giảng dạy giáo viên chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức mà không gây hứng thú cho người học, người học dần cảm thấy chán học và coi môn hóa học là môn “cực khó”. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Trong khi đó, Hóa học là môn học thực nghiệm, cần phải gắn kiến thức với thực tế. Do vậy, nếu HS không được phát triển các kĩ năng về các bài tập rèn luyện liên quan đến thực tế thì kiến thức hóa sẽ trở nên mờ nhạt và chỉ mang nghĩa là một “thuật ngữ khoa học”. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học hiện nay là: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn làm cho học sinh cảm thấy kiến thức hóa học rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày vì vậy sẽ hứng thú học tập hơn. Trên cơ sở niềm vui và hứng thú các em sẽ tích cực học tập hơn. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Để đạt được mục đích của môn học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương
  4. iv pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh “Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT” với mục đích góp phần sao cho học sinh học hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”. Qua đó giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học mà bấy lâu các em hay nghe cha ông kể lại hoặc trực tiếp các em nhìn thấy như một số hiện “ma chơi”, “hiện tượng mưa axit”... rồi nhưng câu ca dao tục ngữ như “Nước chảy đá mòn”... Với mục đích “Dễ hiểu bài - giải thích được hiện tượng thực tế - khắc sâu bài học”. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Cụ thể các giải pháp: - Giải pháp thứ nhất: Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học 10. - Giải pháp thứ hai: Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học 11. - Giải pháp thứ ba: Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học 12. - Giải pháp thứ tư: Một số hình thức áp dụng bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tiết dạy. * Kết quả của sáng kiến - Hệ thống các bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đảm bảo được tính định hướng, hiệu quả và khả thi. Tạo cơ hội thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập giúp phát huy tính tích cực học tập của HS, tăng cường khả năng quan sát, phân tích, óc sáng tạo, từng bước rèn luyện cho HS khả năng tự học. - Khi kết hợp giải pháp chất lượng học tập của HS tăng cao
  5. v Bảng 3.3: Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh (%) %Yếu- kém % Trung bình % Khá % Giỏi Đề số Đối tượng (0 – 4 điểm) (5-6 điểm) (7-8 điểm) (9-10 điểm) TN 6,67 26,67 50 16,66 1 ĐC 16,67 44,44 36,11 2,78 TN 10 23,33 46,67 20 2 ĐC 13,63 50,00 32,96 3,41 Tổng TN 8,34 25 48,34 18,33 hợp ĐC 15,15 47,22 34,54 3,1 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Giải pháp đưa ra trong sáng kiến có thể áp dụng vào dạy học theo chủ đề hoặc trong một số bài học cụ thể với môn Hóa học 10, 11, 12 ở THPT. Giải pháp của sáng kiến cũng được dùng để học sinh sử dụng làm tài liệu học tập, ôn thi học kì và để ôn thi TNTHPT. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Sáng kiến giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... của hoá học. Học hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học... Qua đó giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh. Với mục đích “Dễ hiểu bài - giải thích được hiện tượng thực tế - khắc sâu bài học”. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Kim Cúc
  6. i MỤC LỤC Trang Mục lục i Quy ước viết tắt ii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Mục đích của sáng kiến 1 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 1 3. Đóng góp của sáng kiến 1 PHẦN 2. NỘI DUNG 3 Chương 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC 3 HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lí do chọn đề tài 3 1.2. Thuận lợi 3 1.3. Khó khăn 4 Chương 2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 5 2.1. Giải pháp thứ nhất: Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận 5 dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học 10. 2.2 Giải pháp thứ hai: Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng 11 kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học 11. 2.3. Giải pháp thứ ba: Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng 19 kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học 12. 2.4. Giải pháp thứ tư: Một số hình thức áp dụng bài tập hóa học rèn kĩ 27 năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tiết dạy. Chương 3. KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI 29 3.1. Mô tả cách thực hiện 29 3.2. Kết quả đạt được 29 PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 33 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến 33 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 33 3. Kiến nghị 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 36 QUI ƯỚC VIẾT TẮT
  7. ii ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh KHTN Khoa học Tự nhiên KLK Kim loại kiềm SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNTHPT Tốt nghiệp trung học phổ thông VĐV Vận động viên
  8. 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Để đạt được mục đích của môn học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh ‘‘Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT’’ với mục đích góp phần sao cho học sinh học hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”. Qua đó giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học, mà bấy lâu các em hay nghe cha ông kể lại hoặc trực tiếp các em nhìn thấy như một số hiện “ma chơi”, “hiện tượng mưa axit”... rồi nhưng câu ca dao tục ngữ như “Nước chảy đá mòn”... Với mục đích “Dễ hiểu bài - giải thích được hiện tượng thực tế - khắc sâu bài học”. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến: Đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng được vấn đề nghiên cứu vào bài học, đồng thời hệ thống những bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong một số bài học cụ thể của chương trình hóa học 10, 11, 12 THPT. Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại trường THPT Tiên Du số 1 vào tháng 9 năm 2022. 3. Đóng góp của sáng kiến Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Hóa học ở trường THPT, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học, đặc biệt là góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 10, 11, 12 Trường Tiên Du số 1 nói riêng và của các trường THPT nói chung.
  9. 2 Năm 2022, lớp 10 học theo chương trình SGK mới nhưng những hệ thống bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn của hóa học 10 mà tác giả đã hệ thống sẽ được sử dụng cho HS lớp 11 và 12 học tập và vận dụng vào kì thi TNTHPT. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn và có điều kiện áp dụng trong phạm vi rộng hơn, để được đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh.
  10. 3 PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lí do chọn đề tài. Hóa học là một môn học vô cùng thú vị và không kém phần quan trọng so với các môn học khác, nó càng đặc biệt quan trọng đối với những em có nguyện vọng thi TNTHPT theo ban KHTN. Trong cuộc sống hàng ngày có những vấn đề, những hiện tượng mà chỉ có thể dùng kiến thức Hóa học mới giải thích được. Để hiểu và giải thích được những vấn đề đó thì học sinh phải nắm kĩ, nắm chắc những kiến thức đã được học và vận dụng một cách linh hoạt. Nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học học Hóa học hiện nay là: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn làm cho học sinh cảm thấy kiến thức hóa học rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày vì vậy sẽ hứng thú học tập hơn. Trên cơ sở niềm vui và hứng thú các em sẽ tích cực học tập hơn. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT”. 1.2. Thuận lợi Về nhà trường: Trường THPT Tiên Du số 1 là một ngôi trường có lịch sử phát triển lâu đời. Ban Giám hiệu nhà trường luôn đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục lên hàng đầu, luôn khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy phẩm chất, năng lực HS. Cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại.
  11. 4 Về tổ bộ môn: Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn hóa học ở trường đông, đều có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Trong quá trình giảng dạy môn hóa, giáo viên luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời bắt kịp xu thế đổi mới của kỳ thi TNTHPT. Về HS: HS của trường THPT Tiên Du số 1 phần lớn là con em địa phương, xuất thân nông dân hiền lành, giản dị nên các em rất ngoan, chịu khó, có ý thức vươn lên trong học tập. Về nội dung kiến thức: Hóa học có nhiều kiến thức gần gũi với thực tế. 1.3. Khó khăn Hóa học là một bộ môn nặng về kiến thức lí thuyết lẫn bài tập thực nghiệm. Kiến thức lý thuyết nhiều, bài tập càng phong phú hơn. Không đơn giản là mỗi bài mỗi dạng mà là mỗi tính chất nhỏ cũng đã có mỗi dạng khác nhau. Thời lượng dạy trên lớp có hạn. Mỗi tiết có 45 phút, mỗi chương có 1-2 tiết luyện tập. Nếu cố gắng thì thời gian này đủ để dạy các kiến thức trong sách giáo khoa, thời gian dư ra đủ để giải một bài tập đơn giản hoặc vài câu lý thuyết củng cố. Như vậy việc phân dạng bài tập hoặc luyện cho học sinh làm thông thạo một dạng bài tập nào đó là rất khó tiến hành. Hiện nay thực trạng phổ biến nhất trong học sinh là đến giờ mới mở sách giáo khoa ra xem yêu cầu của giáo viên mà không hề xem trước bài ở nhà. Vì vậy có những tiết dạy học sinh không tham gia xây dựng bài học được. Không khí lớp nặng nề, buồn chán và học sinh thường là không hiểu bài kịp. Kết quả là học sinh sẽ cảm thấy Hóa học là một bộ môn nhàm chán, khô khan, không có ứng dụng gì trong thực tế và dần dần học sinh sẽ mất dần kiến thức và tụt hậu so với các bạn khác trong lớp. Năng lực của HS còn chưa cao; khả năng tự học, tự tìm tài liệu của HS còn yếu. Trong khi đó lại có quá nhiều tài liệu không chính thống hoặc chưa được kiểm duyệt được đăng trên mạng khiến các em HS bị phân tâm và không biết nên chọn tài liệu nào để học tập cho hiệu quả.
  12. 5 Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 2.1. Giải pháp thứ nhất: Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học 10.  Bài 13: Liên kết cộng hóa trị Câu 1: Nước giải khát có ga là gì? Vì sao người ta thường ướp lạnh các loại nước giải khát có ga trước khi sử dụng? Giải thích: Nước giải khát có gas là nước giải khát có hòa tan khí CO 2. Phân tử CO2 có dạng đường thẳng nên CO2 là phân tử không phân cực nên CO2 tan kém trong nước là dung môi phân cực. Trong sản xuất, người ta hòa tan CO2 vào nước giải khát ở nhiệt độ thấp và áp suất cao để CO2 tan được nhiều hơn. Khi uống nước giải khát có gas, nhiệt độ cao trong dạ dày làm CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người uống có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Do CO 2 tan tốt trong nước ở nhiệt độ thấp hơn nên để giữ lại lượng CO2 trong nước, người ta thường ướp lạnh các loại nước giải khát trước khi sử dụng. Câu 2: Vì sao trong những ngày hè nóng bức, cá thường ngoi lên mặt nước để thở, trong khi vào mùa lạnh điều này không xảy ra? Giải thích: Oxi là phân tử không phân cực nên khả năng tan trong nước là dung môi phân cực cũng kém. Giống như độ hoà tan của CO 2 trong nước, độ hoà tan của O 2 giảm khi nhiệt độ tăng. Do đó vào mùa lạnh, cá có thể thở dễ dàng bằng lượng O 2 tan trong nước, còn mùa hè lượng O2 tan trong nước ít hơn nên chúng phải thường ngoi lên mặt nước để thở.  Bài 17: Phản ứng oxi hóa - khử Câu 3: Vì sao sắt để ngoài không khí lại bị gỉ sét? Giải thích: Gỉ sét là sắt bị oxy hóa. Gỉ sét được hình thành do kim loại sắt (Fe) trong gang hay thép kết hợp với oxygen khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề
  13. 6 mặt gang hay thép bị gỉ hình thành những lớp xốp và giòn dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Sau thời gian dài, bất kì khối sắt nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy. Thành phần chính của sắt gỉ gồm Fe(OH)2, Fe2O3.nH2O. Phản ứng xảy ra trong quá trình gỉ sắt: 4Fe + 3O2 + nH2O 2Fe2O3.nH2O  Bài 22: Clo Câu 4: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo? Giải thích: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước: Cl2 + H2O → HCl + HClO Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.  Bài 23: Hiđroclorua- Axit clohiđric và muối clorua. Câu 5: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH
  14. 7 Giải thích: Axit HF là một axit yếu nhưng lại có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh vì nó tác dụng được với silic đioxit (SiO2) có trong thành phần của thủy tinh. 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O Người ta thường lợi dụng tính chất này để khắc chữ lên thủy tinh. Câu 7: Tại sao dùng bạc bromua (AgBr) để tráng lên phim ảnh? Giải thích: AgBr là chất nhạy cảm với ánh sáng dùng để tráng lên phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, nó phân huỷ thành kim loại bạc (ở dạng bột màu đen) bám trên tấm phim và brom (ở dạng hơi). 2AgBr → 2Ag + Br2 Phản ứng xảy ra là phản ứng thu nhiệt. Sau khi chụp ảnh, phim được rửa bằng dung dịch Na2S2O3 (chất xử lí ảnh) sẽ hoà tan AgBr còn lại, trên phim chỉ còn lại Ag bám trên đó tạo hình ảnh âm bản cho tấm phim.  Bài 25: Flo - Brom – Iot Câu 8: Tại sao phải ăn muối iot? Giải thích: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg. Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác.  Bài 29: Oxi- Ozon Câu 9: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi? Giải thích: Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen. 4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít
  15. 8 nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu. Câu 10: Tầng Ozon là gì? Vai trò của tầng ozon? Giải thích: Ozon là tầng được hình thành trong khí quyển, do các tia cực tím khi chạm phải các phân tử oxy thì oxy nguyên tử sẽ kết hợp với một phân tử oxy và tạo thành ozon. Ozon là một dạng thù hình của oxy. Trong khí quyển có một tầng gọi là tầng bình lưu, trong tầng này có một lớp giàu khí ozon. Lượng ozon trong không khí rất thấp và khi lên độ cao 25-30 km hàm lượng ozon mới đậm đặc, tầng khí quyển ở độ cao này được con người gọi là tầng ozon. Ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trái đất, với môi trường sống và với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những tia rất có hại cho con người, nhờ tầng ozon che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất. Câu 11: Tại sao người ta sử dụng máy sục ozon để khử độc thực phẩm và rau quả? Giải thích: Khí ozon là một chất khí với khả năng oxi hóa mạnh nên khí ozon có thể dễ dàng diệt các loại vi khuẩn, trứng giun sán và những chất tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, ozon để có thể khử được những loại kim loại nặng, chất độc trong nguồn nước, khử màu, khử mùi, đảm bảo độ tinh khiết cho nước nên được dung để khử trùng nước sinh hoạt, nước uống cho con người Câu 12: Vì sao sau cơn giông không khí lại trở nên trong lành hơn? Giải thích: Đó là vì hai nguyên nhân: - Một là: nước mưa đã rửa sạch hầu hết các luồng bụi bẩn trôi nổi trong không khí.
  16. 9 - Hai là: tia sét gây nên các biến đổi hóa học, trong đó có một lượng oxy biến đổi thành ozon. Khí Ozon có tính khử độc cao do đó sau cơn mưa có sấm sét bầu không khí trở nên trong lành hơn.  Bài 30: Lưu huỳnh Câu 13: Vì sao một số hàng hóa như đũa gỗ, hoặc đông dược lại được hấp sấy bằng lưu huỳnh? Nó có tốt cho sức khỏe hay không? Giải thích: Lưu huỳnh bị đốt cháy sẽ thành SO2, là chất tẩy mạnh giúp tiêu diệt được nấm mốc, sâu mọt. Tuy nhiên, trong quá trình hấp sấy, lưu huỳnh sẽ lưu lại trên đũa hoặc thuốc, ngộ độc lưu huỳnh lâu dài có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng tới hô hấp, chức năng tim mạch, thị lực giảm. Ở tình trạng cấp tính, người bệnh xuất hiện triệu chứng đau đầu, tức ngực, ngạt mũi, chảy nước mắt. Mặt khác, khí SO2 gặp hơi ẩm trong phổi sẽ thành H 2SO3 (axit sunfurơ) - một chất oxy hóa, ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh. Câu 14: Tại sao bột lưu huỳnh được dùng để thu gom thủy ngân khi nhiệt kế thủy ngân vỡ? Giải thích: Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, sẽ làm thủy ngân bị phát tán ra không khí. Nếu vô tình hít trực tiếp khí thủy ngân sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc. Thủy ngân đi trực tiếp vào phổi, qua màng phế nang vào máu và đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Trong trường hợp nếu tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính và có nguy cơ xảy ra tử vong. Khi nhiệt kế thủy ngân vỡ, dùng bột lưu huỳnh thì lưu huỳnh sẽ phản ứng ngay với thủy ngân ở điều kiện thường tạo thành thủy ngân sunfua (HgS) dạng rắn giúp chúng ta dễ dàng thu hồi.  Bài 32: Hiđrosunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit Câu 15: Trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra khí H 2S như sự phân huỷ rác, chất thải, xác chết của người và động vật... nhưng tại sao lại không có sự tích tụ H2S trong không khí?
  17. 10 Giải thích: Không có sự tích tụ H2S trong không khí vì H2S dễ bị oxi hóa trong không khí. Câu 16: Giải thích hiện tượng mưa axit? Giải thích: Mưa axit là hiện tượng mà nước mưa có độ pH dưới 5,6 được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 cùng NOx từ các quá trình phát triển sản xuất, con người đã tiêu thụ nhiều than đá hay dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3) Nitơ: N2 + O2 → 2NO 2NO + O2 → 2NO2 3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k) Lưu huỳnh: S + O2 → SO2 t 0 ,V2 O5 2SO2 + O2 2SO3 SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l) Axit sunfuric (H2SO4). Đây là thành phần chủ yếu của mưa axit.  Bài 33: Axit sunfuric. Muối sunfat. Câu 17: Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước ? Giải thích: Khi axit sunfuric tan vào nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nước tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm. Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ
  18. 11 dung dịch. Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh. Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “phải rót từ từ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.  Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học Câu 18: Tại sao khi sản xuất vôi người ta phải đập nhỏ vôi đến một kích thước nhất định tùy theo từng loại lò? Giải thích: Phản ứng nung đá vôi: CaCO3 ? CaO + CO2 Do phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch nên để tăng hiệu suất của phản ứng ta phải đập đá có kích thước vừa phải để tăng diện tích bề mặt được cung cấp nhiệt trực tiếp. Mặt khác nó sẽ tạo ra lỗ hở để thoát CO 2 hạn chế phản ứng theo chiều nghịch. 2.2. Giải pháp thứ hai: Hệ thống bài tập hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học 11.  Bài 7: Nitơ Câu 1: Vì sao dùng khí nitơ bảo quản thực phẩm? Giải thích: Nitơ là chất trơ, có nghĩa là nó sẽ không phản ứng với các nguyên liệu thực phẩm đã chế biến sẵn, không làm thay đổi mùi vị của chúng. Do vậy, dùng nitơ sẽ duy trì chất lượng thực phẩm và tăng hạn sử dụng.  Bài 8: Amoniac và muối amoni Câu 2: Tại sao bánh bao thường rất xốp và có mùi khai? Giải thích: Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH 4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở. NH4HCO3 (r) → NH3↑ + CO2↑ + H2O↑ Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.
  19. 12  Bài 10: Photpho Câu 3: Giải thích hiện tượng “ma chơi”? Giải thích: Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn P2H4. Điphotphin là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy ngoài không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ra P2O5 và H2O: 2P2H4 + 7O2 → 2P2O5 + 4H2O + Q (1) Nhờ nhiệt Q tỏa ra ở phản ứng (1) mà: 2PH3 + 4 O2 → P2O5 + 3H2O + Q' (2) Các pư (1) và (2) tỏa ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn hợp (PH3 và P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện mà người ta gọi đó là “ma trơi”. Hiện tượng này thường gặp ở các nghĩa địa khi trời mưa có gió nhẹ. Câu 4: Tại sao khi ăn phải thuốc chuột, chuột lại hay chết ở gần nguồn nước? Giải thích: Thuốc chuột có thành phần chính là Zn3P2. Sau khi chuột ăn Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước. Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột thì PH3 thoát ra càng nhiều, chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước, chuột lâu chết hơn. Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3  Bài 12: Phân bón hóa học Câu 5: Hãy dùng kiến thức Hóa học để giải thích kinh nghiệm sản xuất của nông nghiệp được đúc kết trong câu ca dao sau: “Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Giải thích: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
  20. 13 N2 + O2 ? 2NO NO dễ dàng tác dụng với oxi không khí tạo thành NO2 2NO + O2 → 2NO2 NO2 kết hợp với oxi không khí và nước mưa tạo thành axit nitric 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit nitric rơi xuống đất kết hợp với một số khoáng chất trong đất tạo thành muối nitrat (đạm nitrat) cung cấp cho cây trồng. Vì vậy trong mùa hè ít nắng nóng cây cối đều héo úa nhưng nếu có một trận mưa giông thì ngày hôm sau cây cối sẽ xanh tốt hơn. Câu 6: Tại sao không bón phân đạm cho vùng đất kiềm hoặc không bón cùng với vôi? Giải thích: Do có phản ứng: (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3 (NH4)2CO3 → 2 NH4+ + CO32- NH4+ + OH- → NH3 + H2O Thành phần của phân đạm có chứa NH 4+ khi đó phản ứng với OH- trong vùng đất kiềm hoặc vôi để tạo thành khí NH3 làm hao phí một lượng đạm. Câu 7: Tại sao không bón phân đạm cho vùng đất chua? Giải thích: Đất chua là đất có pH < 7 do dư thừa ion H +. Khi bón phân đạm có ion NH4+ sẽ sinh thêm ion H+ theo phương trình: NH4+ + H2O ? NH3 + H3O+ Đất lại càng chua thêm.  Bài 15: Cacbon Câu 8: Tại sao đốt than trong phòng kín lại gây chết người? Giải thích: Khi than cháy sẽ làm giảm đến mức tối thiểu oxi trong phòng. Khi thiếu oxi, than (cabon) sẽ xảy ra phản ứng: C + CO2 → 2CO Khi vào cơ thể, khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin. Người ngộ độc có thể hôn mê,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2