intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ" là sự tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy chương trình Sinh học lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi Tốt nghiệp THPT trong những năm qua nhằm giúp học sinh giải được các bài tập phả hệ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ

  1. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để giải quyết một vấn đề gắn liền với thực tiễn thì việc nắm vững kiến thức cơ bản một cách sâu sắc là nền tảng để giải quyết vấn đề đó một cách logic, phù hợp và hiệu quả nhất. Sinh học ở trường phổ thông là bộ môn đòi hỏi phải có nhiều kiến thức nội môn và liên môn để trả lời các câu hỏi cũng như giải quyết các vấn đề và các bài tập đặt ra. Tuy nhiên, rất nhiều các em học sinh hiện nay vội vàng bắt tay vào giải bài tập khi chưa được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ vốn kiến thức nền tảng, bản chất của các hiện tượng sinh học và kết quả đạt được là chỉ giải đúng các câu hỏi dạng quen thuộc và các bài tập nặng về định lượng, số học. Đặc biệt, các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu đề bài, tìm hướng giải quyết đối với các bài tập khó, như: bài tập về biến dị, quy luật di truyền, di truyền quần thể, di truyền phả hệ và bài tập tích hợp những dạng bài tập trên. Hiện nay, bài tập di truyền phả hệ xuất hiện phổ biến trong đề thi Tốt nghiệp THPT các năm qua, tôi nhận thấy học sinh còn rất lúng túng khi tiếp cận và tiến hành giải dạng bài tập này. Vì vậy, để giúp các em hiểu được bản chất và có cách giải nhanh gọn, đúng dạng bài tập này, sau đây tôi xin chia sẻ phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Sáng kiến này là sự tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy chương trình Sinh học lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi Tốt nghiệp THPT trong những năm qua của bản thân tôi để giúp học sinh giải được các bài tập phả hệ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phương pháp giải bài tập quy luật di truyền của các bệnh, tật di truyền ở người thông qua xây dựng sơ đồ phả hệ (phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ). IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM Học sinh lớp 12A2, 12A3 năm học 2021 - 2022 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tìm hiểu tài liệu lý thuyết, dựa trên bản chất của một số kiến thức cơ bản: quy luật phân ly, quy luật phân li độc lập, quy luật di truyền liên kết với giới tính, di truyền quần thể, ảnh hưởng của giới tính đến sự biểu của tính trạng, hiện tượng ngẫu phối, các quy tắc tính xác suất,... nhằm lồng ghép vào quá trình giải bài tập di truyền phả hệ. Thực nghiệm cho học sinh giải các bài tập di truyền phả hệ. Thống kê, xử lý và phân tích số liệu ... VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ. -1-
  2. Kế hoạch nghiên cứu: Sáng kiến được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022 + Tháng 9/2021 - 10/2021: Lập đề cương sáng kiến + Tháng 11/2021 – 02/2022: Điều tra, khảo sát, tổng hợp hiệu quả của các kinh nghiệm giải bài tập phả hệ. + Tháng 02-03/2022: Viết và hoàn thành các nội dung của sáng kiến. -2-
  3. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp nghiên cứu di truyền một tính trạng nhất định trên những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ (tính trạng này có thể là một dị tật hoặc một bệnh di truyền...). Phương pháp này giúp xác định gen quy định tính trạng là trội hay lặn, nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường hay NST giới tính, di truyền theo những quy luật nào. Các nhà nghiên cứu đã dùng các ký hiệu biểu thị sự kết hôn, sinh con, các trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng, sự biểu hiện hay không biểu hiện của tính trạng ở các thế hệ để thiết lập sơ đồ phả hệ của một hay vài tính trạng nào đó. Bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ, ngày nay người ta đã xác định được các gen quy định tính trạng như mắt nâu là trội so với mắt xanh, tóc quăn là trội so với tóc thẳng; bệnh mù màu đỏ và màu lục, bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST giới tính X quy định, tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen trên NST Y quy định. Phương pháp này có vị trí quan trọng trong di truyền người vì nó khắc phục được hai khó khăn: không thể thiết kế được phép lai và số con của mỗi cặp vợ chồng ít. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Hiện nay, trong cuộc sống người ta có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để tư vấn di truyền. Việc tư vấn giúp đưa ra các tiên đoán và cho lời khuyên về khả năng mắc một bệnh di truyền nào đó ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay một số người trong dòng họ đã mắc bệnh đó. Công việc này giúp các cặp vợ chồng quyết định có sinh con tiếp hay không? Nếu có thì cần phải làm gì để tránh cho ra đời những trẻ tật nguyền. Để tiến hành tư vấn di truyền có kết quả cần chẩn đoán đúng bệnh và xây dựng được phả hệ của người bệnh. Nếu đúng là bệnh di truyền thì do đột biến trội hay lặn, liên kết với giới tính hay không,... từ đó có thể tính được xác suất sinh ra người con bị bệnh và đưa ra lời khuyên cho người được tư vấn. Để tính xác suất chính xác sau khi thiết lập được sơ đồ phả hệ là tổng hợp các kiến thức về quy luật di truyền, như: quy luật phân li, quy luật phân li độc lập, quy luật liên kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết giới tính, ảnh hưởng của giới tính đến tính trạng, di truyền quần thể… Trong chương trình sinh học phổ thông hiện nay đặc biệt là đề thi Tốt nghiệp THPT luôn có câu hỏi về bài tập phả hệ ở mức vận dụng cao. III. THỰC TRẠNG GIẢI BÀI TẬP PHẢ HỆ CỦA HỌC SINH HIỆN NAY Đây là dạng bài tập tổng hợp kiến thức vì vậy đa số học sinh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể như sau: -3-
  4. Chưa xác định rõ được yêu cầu của đề bài. Chưa biết cách xác định đặc điểm di truyền của bệnh, tật di truyền. Chưa nắm vững nguyên lý di truyền qua các thế hệ nên việc chọn cá thể nghiên cứu còn mò mẫm. Chưa ứng dụng được tính chất ngẫu phối, tần số alen, di truyền quần thể vào bài giải nên bài toán trở nên phức tạp. Gặp lúng túng khi đề bài đề cập đến 2 bệnh, tật di truyền và dạng bài tập có nhiều câu hỏi đúng, sai ở mức vận dụng cao. CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP PHẢ HỆ I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT BÀI TẬP PHẢ HỆ 1. Kiến thức cơ bản 1.1. Cơ sở xác định trội, lặn trong trường hợp trội hoàn toàn Khi bố và mẹ có cùng kiểu hình, có con mang kiểu hình khác kiểu hình bố mẹ thì kiểu hình của bố mẹ là trội, kiểu hình ở đời con do gen lặn quy định. 1.2. Mối quan hệ giữa gen và nhiễm sắc thể: có 4 trường hợp như sau Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y. Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. 1.3.Cơ chế di truyền Khi không có đột biến làm rối loạn quá trình phân li nhiễm sắc thể thì các alen trong một cặp alen có sự phân ly đồng đều trong quá trình giảm phân tạo giao tử nên giao tử chỉ mang một alen của cặp. Các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau có sự phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. Các cặp alen khác nhau cùng nằm trên một cặp NST thì sẽ có hiện tượng liên kết gen hoặc hoán vị gen. Hợp tử được hình thành do sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái. 1.4. Ứng dụng di truyền học quần thể để xác định tỉ lệ các loại giao tử Trong nhiều trường hợp để giải nhanh bài toán và đảm bảo các trường hợp xác suất đều được tính đến thì các kiến thức về di truyền quần thể là vô cùng cần thiết. - Tần số alen là tỉ lệ loại giao tử mang alen đó. - Nếu cơ thể có xác suất các kiểu gen là dAA : hAa : raa thì tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra là: pA= d + h/2; qa= r + h/2; pA + qa = 1. - Nếu cơ thể có xác suất các kiểu gen là dXAXA : hXAXa : rXaXa thì tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra là: pXA= d + h/2; qXa= r + h/2; pXA+qXa = 1. -4-
  5. - Nếu cơ thể có xác suất các kiểu gen là mXAY : nXaY thì tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra là: pXA= m/2; qXa= n/2; zY= (m+n)/2; pXA+qXa+zY= 1. 2. Phương pháp giải bài tập phả hệ Bài tập di truyền phả hệ có thể cho dưới 2 hình thức: lời văn hoặc sơ đồ phả hệ cho sẵn. Nếu như là lời văn, cách tốt nhất là từ thông tin bài cho thành lập sơ đồ phả hệ một cách cẩn thận vào nháp, nếu vẽ sai thì sẽ không giải được bài toán còn không vẽ ra sẽ rất rối bởi các thông tin về mối quan hệ họ hàng giữa các cá thể trong phả hệ. Quy trình giải một bài tập phả hệ khi đề bài chưa cho các thông tin về đặc điểm di truyền, tính trội lặn... thì quá trình giải qua 3 bước: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn, xác định gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính, tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con (nếu đề bài yêu cầu). Nếu đề bài cho một số thông tin liên quan đến tính trạng trội hay lặn, di truyền theo quy luật nào… thì quy trình sẽ được rút ngắn còn 1 hoặc 2 bước. Bước 1: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn Dựa vào các dấu hiệu như bố mẹ bình thường sinh con bệnh thì tính trạng bệnh là tính trạng lặn, tính trạng bình thường là trội hoặc bố mẹ bị bệnh nhưng sinh con bình thường thì gen gây bệnh là gen trội… Bước 2: Xác định gen gây bệnh nằm trên NST thường hay NST giới tính Có thể dựa vào các căn cứ sau để xác định đặc điểm di truyền của bệnh, tật. - Kiểu hình trội xuất hiện liên tục qua các thế hệ; tính trạng lặn thường xuất hiện gián đoạn. - Kiểu hình lặn do gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định thì xuất hiện ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. - Tính trạng do gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể Y quy định chỉ xuất hiện ở nam giới. - Mẹ bình thường, sinh ra nhóm con trai bình thường và bị bệnh có tỉ lệ ngang nhau thì bệnh do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X gây ra, mẹ có kiểu gen dị hợp. - Tuy nhiên, hai căn cứ được sử dụng phổ biến để xác định chính xác đặc điểm di truyền của bệnh, tật trong các bài tập hiện nay. Đó là: + Bố mẹ bình thường, sinh con gái bị bệnh thì bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. + Bố mẹ bị bệnh, sinh con gái bình thường thì bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. - Nếu học sinh được hướng dẫn chứng minh hai trường hợp trên thì sẽ giúp các em dễ nhận ra dấu hiệu xác định đặc điểm di truyền của bệnh, tật. -5-
  6. Bước 3: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con (nếu đề bài yêu cầu) Trong phả hệ luôn có những cá thể biết chắc chắn kiểu gen, và những cá thể chưa biết rõ kiểu gen mà mới chỉ biết kiểu hình nên chúng ta cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ về kiểu gen là bao nhiêu. Vì vậy, đây là phần dễ nhầm lẫn nhất, học sinh dễ tính toán sai. Công thức chung có thể áp dụng cho xác suất cần tìm trong phả hệ như sau: Xác suất kiểu gen (kiểu hình) cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] x [tỉ lệ kiểu gen mẹ] x [tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai] x [xác suất sinh trai (gái)] x [số trường hợp xảy ra] Trong đó: - Tỉ lệ kiểu gen của bố (nếu có): xác suất bố mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ bố bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu) - Tỉ lệ kiểu gen của mẹ: xác suất mẹ mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ mẹ bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu) - Tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm ở đời con: ví dụ kiểu gen aa trong trường hợp bố và mẹ có cùng kiểu gen Aa là 1/4 - Xác suất sinh con trai (con gái): khi đề bài yêu cầu tính thì phải xem tính trạng đang xét nằm trên NST thường thì cần nhân 1/2 ở mỗi lần sinh, còn nằm trên NST giới tính thì chúng ta không cần nhân với 1/2. - Số trường hợp xảy ra: khi đề bài hỏi xác suất của 2 cá thể sinh ra trở lên. (ví dụ đề bài chỉ nói sinh 1 trai, 1 gái thì có 2 trường hợp: sinh trai trước, gái sau hoặc sinh gái trước, trai sau) II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢI MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA 1. Ví dụ 1: Trường hợp bệnh do alen lặn của một gen có 2 alen, trội lặn hoàn toàn nằm trên NST thường quy định Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định I 1 2 3 4 II 5 6 7 8 9 10 11 Nam, nữ bình thường III 12 13 14 15 16 Nam, nữ bị bệnh ? -6-
  7. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là bao nhiêu? Hướng dẫn giải: Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn I.1 và I.2 không bị bệnh sinh con II5 bị bệnh → bệnh phải do gen lặn qui định. Quy ước: Alen A – bình thường trội hoàn toàn so với alen a – bị bệnh. Bước 2: Xác định gen quy định nằm trên NST thường hay giới tính I.1 và I.2 bình thường sinh con gái II.5 bị bệnh → Gen qui định tính trạng bệnh này nằm trên NST thường. Bước 3: Tính xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 Để tính được xác suất yêu cầu của bài ra ta cần tính tỉ lệ kiểu gen của người III.14 và III.15 Do I.1 và I.2 không bị bệnh sinh con II.5 bị bệnh nên I.1 và I.2 có kiểu gen Aa, vì vậy người số II.7 bình thường sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 1/3AA : 2/3Aa nên tỉ lệ giao tử tạo thành là 2/3A, 1/3a. Người số II.8 bình thường có kiểu gen Aa (do có bố I.4 bị bệnh) tạo giao tử là 1/2A, 1/2a. Vì vậy, người số III.14 bình thường có tỉ lệ kiểu gen sẽ là 2/5AA: 3/5Aa → tỉ lệ giao tử: 7/10A : 3/10a Người số III.15 kiểu hình bình thường có bố và mẹ bình thường nhưng sinh em gái bị bệnh nên người này có tỉ lệ kiểu gen là 1/3AA: 2/3Aa, tỉ lệ giao tử tạo thành là 2/3A, 1/3a. Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh tức là kiểu gen AA của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là: AA = 7/10A x 2/3A = 7/15AA. 2. Ví dụ 2: Trường hợp bệnh do alen lặn của một gen có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X gây ra. Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh mù màu. Biết rằng gen quy định nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y và không xảy ra đột biến. 1 2 3 4 5 6 7 , Nam, nữ bình thường Nam bị bệnh 8 9 10 11 12 13 -7-
  8. Người số 13 có chồng không bị bệnh mù màu thì xác suất sinh đứa con đầu lòng không bị bệnh mù màu là: A.1/8 B. 7/8 C. 1/16 D. 15/16 Hướng dẫn giải: Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn Người số 6 và số 7 có kiểu hình bình thường sinh người con số 11 bị bệnh → nên bệnh mù màu phải do gen lặn qui định. Quy ước: Alen A – bình thường trội hoàn toàn so với alen a – mù màu. Bước 2: Xác định gen quy định nằm trên NST thường hay giới tính Theo bài ra, tính trạng mù màu do gen trên NST X quy định và không có alen trên NST Y. Bước 3: Tính xác suất đứa con đầu lòng không bi bệnh của người số 13 khi kết hôn với người bình thường, tức là tỉ lệ kiểu hình XAX- + XAY = 1 – tỉ lệ bị bệnh. Người số 7 bình thường nhưng có bố bị bệnh nên phải có kiểu gen X AXa, người đàn ông số 6 có kiểu gen XAY nên người số 13 kiểu hình bình thường có tỉ lệ kiểu gen là 1/2XAXA : 1/2 XAXa, tạo tỉ lệ giao tử XA = 3/4, tỉ lệ giao tử Xa = 1/4. Khi người số 13 kết hôn với người chồng không bi bệnh có kiểu gen X AY thì xác suất đứa con đầu lòng bị bệnh là 1/4 Xa x 1/2Y = 1/8. Vậy đứa con đầu lòng không bi bệnh = 1 - 1/8 = 7/8 → Chọn phương án B. 3. Ví dụ 3: Trường hợp bệnh 1 do alen lặn của một gen có hai alen (A, a) nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra; bệnh 2 do alen lặn của một gen có hai alen (B, b) nằm trên nhiễm sắc thể thường khác gây ra. Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này ở một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ sau: Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A, kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O, -8-
  9. gen quy định dạng tóc có hai alen, alen trội là trội hoàn toàn, người số 5 mang alen quy định tóc thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, hãy xác định: 1. Xác suất sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn của cặp vợ chồng số 8 và số 9. 2. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp vợ chồng số 10 và số 11. Hướng dẫn giải: Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn Cặp vợ chồng số 1 – 2 đều tóc xoăn sinh con gái số 3 tóc thẳng nên tóc xoăn do alen trội quy định, tóc thẳng do alen lặn quy định. Quy ước: D – tóc xoăn, d – tóc thẳng; Tính trạng nhóm máu đề bài đã cho Bước 2: Xác định gen quy định nằm trên NST thường hay giới tính Đề bài đã cho 2 tính trạng này do gen trên NST thường và phân li độc lập Bước 3: Tiến hành các phép tính theo yêu cầu đề bài Yêu cầu số 1: Xác suất sinh con có nhóm máu A và tóc xoăn của cặp 8–9 - Xét gen quy định nhóm máu: Người số 3 có kiểu gen IOIO nên người số 1 và 2 sẽ có kiểu gen IBIO từ đó suy ra người số 4 nhóm máu B sẽ có tỉ lệ kiểu gen là (1/3IBIB: 2/3IBIO) → tỉ lệ giao tử: 2/3IB: 1/3IO Người số 5 có nhóm máu AB → giao tử 1/2IA: 1/2IB. Người số 8 mang nhóm máu B có tỉ lệ kiểu gen là: 2/3IBIB: 1/3IBIO → tỉ lệ giao tử 5/6IB: 1/6IO Người số 7 nhóm máu AB, người số 6 nhóm máu A (I AI-) mà sinh con số 10 nhóm máu B nên người số 6 có kiểu gen IAIO. Từ đây suy ra người số 9 có tỉ lệ kiểu gen 1/2IAIA:1/2IAIO → 3/4IA: 1/4IO Con của cặp vợ chồng 8 - 9 có nhóm máu A sẽ là 3/4IA x 1/6IO = 3/24IAIO (1) - Xét gen quy định hình dạng tóc: Người số 1 và 2 có kiểu gen Dd nên người số 4 có tóc xoăn mang tỉ lệ kiểu gen là 1/3DD : 2/3Dd → 2/3D: 1/3d. Người số 5 tóc xoăn và mang alen tóc thẳng (theo bài ra) có kiểu gen Dd → D = d = 1/2. Người số 8 tóc xoăn sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 2/5DD : 3/5Dd → D = 7/10, d = 3/10. Người số 9 và 10 tóc xoăn có kiểu gen Dd do có bố tóc thẳng tạo giao tử 1/2D: 1/2d. Con của cặp vợ chồng 8 – có tóc xoăn là D- = 1 - 3/10dx1/2d = 17/20 (2). Từ (1) và (2) ta có kết quả là 3/24IAIO x 17/20D- = 17/160 -9-
  10. Yêu cầu 2: Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 – 11 - Về nhóm máu: Người số 10 có kiểu gen IBIO, người 11 có kiểu gen IOIO nên sinh con nhóm máu O có tỉ lệ là 1/2 (1) - Về hình dạng tóc: Người số 10 có kiểu gen Dd, người số 11 có kiểu gen dd nên sinh con tóc thẳng với xác suất là 1/2 (2) Từ (1) và (2) ta có xác suất sinh con nhóm máu O tóc thẳng của cặp vợ chồng 10 – 11 là 1/2 IOIO x 1/2dd = 1/4 . 4.Ví dụ 4: Trường hợp bệnh 1 do alen lặn của một gen có hai alen (A, a) nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra; bệnh 2 do alen lặn của một gen có hai alen (B, b) nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X gây ra. Cho sơ đồ phả hệ sau: Cho biết mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, người số 10 không mang alen gây bệnh A, người số 8 mang alen gây bệnh H và các gen phân li độc lập. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Xác định được tối đa kiểu gen của 8 người trong phả hệ. (2) Người số 4, 6, 7, 13 và 14 có thể có kiểu gen giống nhau. (3) Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh A và không bị bệnh H của cặp 12 – 13 là 63/160. (4) Xác suất sinh con gái đầu lòng không mang alen gây bệnh A và không mang alen gây bệnh B của cặp 12 – 13 là 49/240. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Hướng dẫn giải: Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn Người số 10 bình thường và không mang alen gây bệnh A nên alen gây bệnh là alen lặn. Quy ước: A – bình thường, a- quy định bệnh A Bố (5) và mẹ (6) bình thường sinh con gái 11 bị bệnh H nên bệnh do gen lặn quy định. Quy ước: B- bình thường, b – bệnh H. Bước 2: Xác định gen quy định nằm trên NST thường hay giới tính - 10 -
  11. Đối với bệnh A, bệnh chủ yếu xuất hiện ở nam,tất cả gia đình có bố bình thường sinh con giáo đều bình thường(di truyền chéo) nên gen quy định bệnh A nằm trên NST X không có alen trên NST Y. Bệnh H do gen lặn trên NST thường quy định (bố (5) và mẹ (6) bình thường sinh con gái 11 bị bệnh). Bước 3: Tiến hành các phép tính theo yêu cầu đề bài Từ sơ đồ phả hệ ta xác định được kiểu gen của những người như sau: 1.XaYB- 2.XAX-B- 3.XAYBb 4.XAXaBb 5.XAYBb 6.XAXaBb 7.XAX-B- 8.XAYBb 9.XAXabb 10.XAYBb 11.XAX-bb 12.XAYB- 13.XAX-B- 14.XAX-B- 15.XAX-bb 16.XaYBb Yêu cầu 1: Xác định được kiểu gen của 8 người trong phả hệ → yêu cầu (1) đúng Yêu cầu 2: Người số 4, 6, 7, 13 và 14 có thể có kiểu gen giống nhau → đúng Yêu cầu 3: - Xét bệnh A: Người 12 có kiểu gen XAY, người số 7 có kiểu gen là: 1/2XAXA: 1/2XAXa → tỉ lệ giao tử là: 3/4XA : 1/4Xa Người số 8 có kiểu gen XAY → tỉ lệ kiểu gen của số 12 sẽ là 3/4 XAXA : 1/4XAXa → tỉ lệ giao tử 7/8XA : 1/8Xa. Vì vậy con trai đầu lòng không bị bệnh A của cặp vợ chồng 12 – 13 sẽ là 7/8 XA x 1/2Y = 7/16 XaY (1). - Xét bệnh B: Người 12 có bố và mẹ có kiểu gen Bb nên tỉ lệ kiểu gen của người này là (1/3BB: 2/3Bb) → 2/3B: 1/3b. Người số 3 và 4 có kiểu gen Bb nên người số 7 có tỉ lệ kiểu gen là (1/3BB: 2/3Bb) → 2/3B: 1/3b. Người số 8 có kiểu gen Bb → 1/2B: 1/2b. Tỉ lệ kiểu gen của người 13 sẽ là 2/5BB: 3/5Bb → 7/10B: 3/10b. Từ đây ta có đứa con của cặp vợ chồng 12- 13 không mắc bệnh B sẽ là 1 – 1/10 = 9/10B- (2). Từ (1) và (2) ta có xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh A và không bị bệnh H của cặp 12 – 13 là 7/16 XAY x 9/10B- = 63/160 → yêu cầu (3) đúng. Yêu cầu 4: Xác suất sinh con gái đầu lòng không mang alen gây bệnh A và không mang alen gây bệnh B của cặp 12 – 13 là 49/240. - Đối với bệnh A: XAXA = 7/8XA x 1/2XA = 7/16 - Đối với bệnh B: BB = 7/10B x 2/3B = 7/15 → Xác suất sinh con gái đầu lòng không mang alen gây bệnh A và không mang alen gây bệnh B của cặp 12 – 13 là 7/16 x 7/15 = 49/240 → yêu cầu (4) đúng. Đáp án của câu hỏi trắc nghiệm này là A. 5. Ví dụ 5: Trường hợp vận dụng di truyền học quần thể - 11 -
  12. Sơ đồ sau đây mô tả sự di truyền của hai bệnh P và Q ở người. Cho biết không xảy ra đột biến, bệnh Q do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định. Biết rằng quần thể người này đang ở trạng thái cân bằng với tần số alen gây bệnh P là 1/10. Theo lý thuyết xác suất sinh con trai bị cả hai bệnh P và Q của cặp vợ chồng III.10 và III.11 là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn Người số 1 và 2 bình thường sinh người số 5 bị bệnh P nên bệnh này do gen lăn quy định. Quy ước: A – bình thường, a – quy định bệnh P Bệnh Q do gen lặn quy định (theo bài ra), quy ước: B – bình thường, b – quy định bệnh Q. Bước 2: Xác định đặc điểm di truyền của bệnh P và Q Người số 1 và 2 bình thường sinh người số 5 là gái bị bệnh P nên gen quy định nằm trên NST thường. Bệnh Q do gen trên NST X (theo bài ra đã cho) Bước 3: Xác định xác suất cần tìm - Đối với bệnh P: Người số 6 có tỉ lệ kiểu gen là 1/3AA: 2/3Aa do bố mẹ bình thường có người chị gái bị bệnh. Tỉ lệ giao tử tạo thành là 2/3A: 1/3a. Quần thể cân bằng di truyền với qa = 1/10 nên tỉ lệ kiểu gen của quần thể này là này là (9/10)2AA : 2 x 9/10 x 1/10Aa: (1/10)2aa. Người số 7 có kiểu hình bình thường nên tỉ lệ kiểu gen sẽ là: 9/11AA: 2/11Aa → tỉ lệ giao tử tạo ra từ người số 7 là 10/11A: 1/11a. Tỉ lệ kiểu gen của người số 10 sẽ là: (2/3A: 1/3a) x (10/11A: 1/11a) → 20/33AA: 22/33Aa : 1/33aa → 20/32AA: 22/32 Aa → tỉ lệ giao tử của người số 10 là 13/16A: 3/16a. Người số 11 bình thường có bố bị bệnh P nên có kiểu gen Aa → tỉ lệ giao tử 1/2A: 1/2a Xác suất sinh con bị bệnh P của cặp vợ chồng III.10 – III.11 là 3/16a x 1/2a = 3/32aa (1) - Đối với bệnh Q: Người số III.10 có kiểu gen XBY. - 12 -
  13. Người số III.8 có kiểu gen XBXb do có bố bị bệnh và mẹ bình thường. Người số 9 bình thường có kiểu gen XBY nên tỉ lệ kiểu gen của người số III.11 sẽ là 1/2XBXB: 1/2XBXb → tỉ lệ giao tử là 3/4XB : 1/4Xb. Vậy xác suất sinh con trai bị bệnh Q sẽ là: 1/4XB x 1/2Y = 1/8 XbY (2) Từ (1) và (2) ta có xác suất sinh con trai bị cả hai bệnh P và Q của cặp vợ chồng III.10 và III.11 là 3/32aa x 1/8 XbY = 3/256. 6. Ví dụ 6: Trường hợp cả 2 alen lặn gây bệnh cùng nằm trên một cặp NST. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Cả hai gen này đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị với tần số 20%, người số 1 không mang alen quy định bệnh M. Nam bình thường 1 2 3 4 Nữ bình thường Nam bị bệnh M 5 6 7 8 9 10 Nam bị bệnh N 11 12 Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Xác định được kiểu gen của 10 người trong phả hệ. (2) Xác suất sinh đứa con thứ hai bị bệnh của cặp vợ chồng 9 – 10 là 45%. (3) Xác suất sinh con thứ hai là con trai không bị bệnh của cặp 9 – 10 là 25%. (4) Xác suất sinh đứa con thứ 2 là trai bị bệnh của cặp 7 – 8 là 12,5%. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Hướng dẫn giải: Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn Cặp vợ chồng số 1 – 2 đều không bị bệnh N nhưng sinh con trai số 6 bị bệnh N nên bệnh này do gen lặn quy định. Người số 4 bị bệnh M nhưng sinh con gái không bị bệnh chứng tỏ bệnh M cũng do gen lặn quy định. Quy ước: A – bình thường, a – quy định bệnh M; B - bình thường, b – quy định N. Bước 2: Xác định gen quy định nằm trên NST thường hay giới tính Theo bài ra cả hai gen này đều nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Bước 3: Tiến hành các phép tính theo yêu cầu đề bài - 13 -
  14. Yêu cầu số 1: Xác định kiểu gen của các người trong phả hệ Bệnh do gen lặn trên NST X nên những người đàn ông bình thường đều có kiểu gen là XAB Y, tổng số người có kiểu gen này là 5. Có 1 người đàn ông bị bệnh M là XaBY và 2 người bị bệnh N là XAb Y. Người nữ số 9 có kiểu gen XAbXaB vì người này có kiểu hình bình thường và nhận giao tử XaB từ bố đồng thời sinh con trai bị bệnh N nên phải nhận giao tử XAb từ người mẹ số 3. Người số 1 có kiểu hình bình thường nhưng không mang gen quy định bệnh M và sinh con trai bị bệnh N nên có kiểu gen XABXAb. Còn lại người số số 3 và số 7 không xác định được chính xác kiểu gen. Như vậy xác định được 10 kiểu gen trong gia đình → phát biểu 1 đúng. Yêu cầu số 2: Xác suất sinh đứa con thứ hai bị bệnh của cặp vợ chồng 9 – 10 Người số 9 có kiểu gen XAbXaB , khi có hoán vị với f = 20% sẽ tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ XAb = XaB = 40%, XAB = Xab = 10% Người đàn ông số 10 có kiểu gen XABYtạo 2 loại giao tử XAB = Y = 0,5 Vậy xác suất người con bị bệnh = 0,9 x 0,5Y x 100 = 45% → phát biểu 2 đúng. Yêu cầu số 3: Xác suất sinh con thứ hai là con trai không bị bệnh của cặp 9 – 10 Người số 9 có kiểu gen XAbXaB , khi có hoán vị với f = 20% sẽ tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ XAb = XaB = 40%, XAB = Xab = 10%; Người đàn ông số 10 có kiểu gen XABYtạo 2 loại giao tử XAB = Y = 0,5 Xác suất con trai không bị bệnh = 0,1 XAB x 0,5Y x 100 = 5% → phát biểu 3 sai. Yêu cầu số 4: Xác suất sinh đứa con thứ 2 là trai bị bệnh của cặp 7 – 8 là Người số 1 có kiểu gen XABXAb, người số 2 có kiểu gen XAB Y thì xác suất kiểu gen của người số 7 là 1/2XABXAb: 1/2 XABXAB → (1/2XABXAb: 1/2 XABXAB) x XAB Y nên xác suất sinh con trai bị bệnh của cặp vợ chồng này là 1/2 x 1/2 XAb x 1/2 Y = 1/8x100 = 12,5% → phát biểu 4 đúng. → Có 3 kết luận đúng là kết luận số 1, 2 và 4, đáp án C Ví dụ 7: Trường hợp có sự ảnh hưởng của giới tính đến sự biểu hiện tính trạng - 14 -
  15. 1 2 3 4 : Nữ không bị bệnh M, không bị bệnh N : Nam không bị bệnh M, không bị bệnh N 5 6 7 8 9 : Nữ bị bệnh M : Nữ bị bệnh N 10 11 12 13 : Nam bị bệnh N Phả hệ ở hình trên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở một dòng họ. Biết rằng, alen H quy định bệnh N trội hoàn toàn so với alen h quy định không bị bệnh N; kiểu gen Hh quy định bệnh N ở nam, không bị bệnh ở nữ; bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường và mẹ của người số 3 bị bệnh N. Cho các phát biểu sau về phả hệ này (1) Bệnh M do gen lặn quy định. (2) Có tối đa 7 người chưa xác định được chính xác kiểu gen. (3) Có tối đa 6 người dị hợp 2 cặp gen. (4) Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10 – 11 là 7/150. Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn Theo bài ra ta có H – bệnh N, h không bị bệnh. Bố mẹ số 1 và 2 bình thường sing co số 6 bệnh M nên bệnh do gen lặn quy đinh. Quy ước: A – bình thường, a quy định bệnh M. Bước 2: Xác định đặc điểm di truyền của bệnh Cả 2 bệnh đều nằm trên NST thường, phân li độc lập, bệnh N chịu ảnh hưởng của giới tính (đề bài đã cho). Bước 3: Tiến hành các phép tính theo yêu cầu đề bài Yêu cầu 1: Bệnh M do gen lặn quy định → đúng. Yêu cầu 2: Có tối đa 7 người chưa xác định được chính xác kiểu gen. Đối với bệnh N HH Hh hh Nam Bị bệnh Bình thường Nữ Bị bệnh Bình thường Đối với bệnh M: do gen lặn quy định - 15 -
  16. Xét cả 2 bệnh 1.AaHh 2. Aahh 3. aaHh 4. A-hh 5. 6. (1AA:2Aa)Hh 7.Aa(Hh:hh) 8. AaHH 9.Aahh aa(Hh:hh) 10.A-H- 11.(1AA:2Aa)Hh 12.aaHh 13.A-Hh Có tối đa 7 người chưa xác định được chính xác kiểu gen → đúng. Yêu cầu số 3: Có tối đa 6 người dị hợp 2 cặp gen: 1, 6, 7, 10, 11, 13 → đúng Yêu cầu 4: Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10 – 11 là 7/150. - Xét bệnh M: Người số 6 có tỉ lệ kiểu gen (1/3AA:2/3Aa) tạo giao tử với tỉ lệ: 2/3A: 1/3a. Người số 7 tạo giao tử 1/2A: 1/2a. Tỉ lệ kiểu gen của người số 10 sẽ là 2/5AA : 3/5Aa, tỉ lệ giao tử tạo ra từ người số 10 là 7/10A: 3/10a. Người số 11 có tỉ lệ kiểu gen (1/3AA:2/3Aa) tạo giao tử với tỉ lệ: 2/3A: 1/3a Cặp vợ chồng 10 – 11 sinh con không bị bệnh M đồng hợp với tỉ lệ : 2/3A x 7/10A = 7/15 (1). - Xét bệnh N: Người số 6 có kiểu gen Hh →tạo giao tử 1/2H: 1/2h; người số 7 có tỉ lệ kiểu gen 1/2Hh: 1/2hh → tỉ lệ giao tử: 1/4H: 3/4h. Vậy người số 10 có tỉ lệ kiểu gen là 1/5HH: 4/5Hh → tỉ lệ giao tử: 3/5H: 2/5h. Người số 11 có kiểu gen Hh →tạo giao tử 1/2H: 1/2h. Vậy con gái không bị bệnh N có kiểu gen đồng hợp là hh = 2/5h x 1/2h = 1/5hh (2). Từ (1) và (2) ta có xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10 – 11 là 1/2 x 7/15 x 1/5 = 7/150 → nhận định 4 đúng Đáp án câu hỏi trắc nghiệm này là D - 16 -
  17. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong năm học 2021 – 2022, tôi được phân công giảng dạy lớp 12A2 và 12A3 với nhiều học sinh có học lực khá, giỏi và lựa chọn thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, tôi cố gắng tìm tòi và đưa các nội dung liên quan đến kiến thức giải một số bài tập di truyền phả hệ, đặc biệt là lớp 12A3 các em rất hứng thú khi tiếp cận với phương pháp giải bài tập này. Tôi đã sử dụng phiếu khảo sát để đánh giá hiệu quả của phương pháp đã nêu (phụ lục 1 và 2) Số câu Lớp 12A3 (thực nghiệm) Lớp 12A2 (đối chứng) đúng Số lượng % Số lượng % 1 0 0% 2 4,7% 2 0 0% 9 20,9% 3 10 23,8% 21 48,8% 4 18 42,9% 8 18,6% 5 14 33,3% 3 7% Từ kết quả khảo sát cho thấy, khi áp dụng phương pháp giải bài tập phả hệ nêu trên thì học sinh lớp 12A3 (lớp thực nghiệm) đã nắm được phương pháp và đa số học sinh trả lời đúng các câu hỏi khảo sát mà giáo viên đặt ra. II. HẠN CHẾ Chương trình sinh học phổ thông là những kiến thức đại cương về sinh học từ trước tới nay của nhân loại, đặc biệt là chương trình sinh học 12 hội tụ gần toàn bộ các dạng bài tập sinh học. Hiện nay, chương trình di truyền học của lớp 12 rất nhiều kiến thức khó, vận dụng nhiều kiến thức liên môn nhưng thời lượng lại ít, vì vậy giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn mở rộng một số dạng bài tập về di truyền. Do học sinh chọn khối thi và thi theo tổ hợp như hiện nay nên có rất nhiều học sinh chưa thật sự tâm huyết với môn học. Chính vì vậy, thời gian để tôi có thể truyền hết các kinh nghiệm về giải bài tập di truyền nói chung và di truyền phả hệ nói riêng chưa thật nhiều như mong muốn. - 17 -
  18. PHẦN KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy bộ môn thì người giáo viên phải đầu tư công sức để thiết kế bài dạy với nội dung và phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và thời lượng của chương trình. Đối với kiến thức phần di truyền học thì người giáo viên phải truyền tải được những kiến thức cốt lõi nhất để học sinh nắm vững bản chất từ đó nâng cao kiến thức và xây dựng phương pháp giải các bài tập thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Mỗi giáo viên phải thường xuyên tìm tòi, học hỏi thông qua các kênh khác nhau để thường xuyên bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực và xây dựng được hệ thống các phương pháp giải các bài tập liên quan. Thường xuyên tiếp cận với các đề thi học sinh giỏi, đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi thử tốt nghiệp của các trường để học tập và đúc rút các kinh nghiệm giải quyết các bài toán theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học thông qua sách tham khảo, mạng Internet, các khóa học online... II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Sáng kiến này có thể ứng dụng để giảng dạy trong chương sinh học lớp 12, ôn thi tốt nghiệp THPT. III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Rất mong quý thầy, cô tham khảo sáng kiến, đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện và mang tính khả thi cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Linh, ngày 05 tháng 3 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA THỦ Tôi xin cam đoan đây là SK của mình viết, TRƯỞNG ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thị Thanh Hải - 18 -
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD - ĐT, Sách giáo khoa Sinh học lớp 12 Nâng cao, NXB Giáo dục 2. Bộ GD - ĐT, Sách giáo khoa Sinh học lớp 12 Cơ bản, NXB Giáo dục 3. Đề thi THPT Quốc gia môn sinh học năm 2016, 2017, 2018. 4. Đề thi tốt nghiệp THPT môn sinh học năm 2019, 2020. 5. Hoàng Xuân Thủy – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị, Cách viết sáng kiến, kinh nghiệm, năm 2011. 6. Phan Khắc Nghệ, Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sinh học, NXB Đại học sư phạm. 7. Phan Khắc Nghệ, Tự học quy luật di truyền và di truyền quần thể, NXB Hồng Đức. 8. Sở GD&ĐT Quảng Trị, Hướng dẫn 1920/HD-SGDĐT về triển khai thực hiện đề tài NCKH, Sáng kiến cấp ngành ngày 06 tháng 10 năm 2020. 9. Vũ Đức Lưu, Sinh học 12 chuyên sâu tập 1, NXB ĐHQG Hà Nội. - 19 -
  20. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT (Thời gian trả lời 15 phút) Em hãy khoanh tròn vào 1 đáp án phù hợp nhất. Cảm ơn sự hợp tác của em! Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Quy ước 1 2 3 4 : Nữ không bị bệnh 5 6 7 8 9 11 : Nữ bị bệnh 10 12 14 15 16 : Nam không bị bệnh 13 ? : Nam bị bệnh Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ Sử dụng dữ liệu trên để trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Đặc điểm di truyền của bệnh này là gì? A. Do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định. B. Do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính quy định. C. Do gen trội trên nhiễm sắc thể thường quy định. D. Do gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính quy định. Câu 2: Xác định được chắc chắn kiểu gen của bao nhiêu người trong phả hệ? A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 3: Tỉ lệ cặp vợ chồng 14 - 15 sinh đứa con đầu lòng là gái và bị bệnh là bao nhiêu? A. 3/40 B. 7/40 C. 3/20 D. 1/4 Câu 4: Xác suất sinh đứa con thứ hai bình thường nhưng mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng 14 – 15 là A. 3/20 B. 7/20 C. 1/4 D.1/2 Câu 5: Nếu người số 12 kết hôn với người bị bệnh thì xác suất sinh con bị bệnh là bao nhiêu? A. 3/10 B. 1/2 C. 1/3 D. 1/10 Họ tên học sinh:……………………………. .….. Lớp:…. - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2