intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia" được nghiên cứu với mục đích giúp học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 có phương pháp ôn tập tốt phục vụ kỳ thi THPT Quốc gia theo tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia

  1.                                SỞ GD&ĐT THANH HÓA                                                    TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3                                               PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  HƯỚNG DẪN  HỌC SINH LỚP 12 ÔN TẬP MÔN LỊCH  SỬ THEO ĐỊNH HƯỚNG “ 5 BƯỚC, 1 VẤN ĐỀ”, ĐÁP  ỨNG YÊU CẦU MỚI CỦA KỲ THI THPT QUỐC GIA Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh                        Chức vụ : Giáo viên    SKKN thuộc lĩnh vực môn: Lịch sử                                                                                           1
  2.                                                                                 MỤC LỤC  1. MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài    ..................................................... ............................ Trang  2 1.2 Mục đích nghiên cứu  ................................................ ..............................Trang  3 1.3. Đối tượng     ..............................................................................................Trang  3 1.4 Phương pháp nghiên cứu   ........................................ ...............................Trang  3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài :...................................................................................................   Trang 3 2.1 Cơ sở lí luận.  .......................................................................................   Trang 4 2.2 Thực trạng vấn đề  ..............................................................................    .Trang  4 2.3 Các giải pháp chính để giải quyết vấn đề             ­ Kiểm tra toàn bộ chương trình, xây dựng kế hoạch ôn tâp....,.....................Trang  5 ­ Chú trọng phương pháp dạy – học  đặc thù ................................................Trang  5 ­ Xác định các vấn đề ôn tập  ..................................................................     ..Trang  6 ­ Xây dựng nội dung ôn tập theo trình tự .....................................................  Trang  7 ­ Ôn tập kết hợp với kiểm tra , đánh giá ....................................................... Trang  7 ­  Minh họa đề tài .......................................................................      ..............Trang   7 2.4 Hiệu quả của sáng kiến  kinh nghiệm 2
  3. ­  Kết quả  đã đạt được    ..............................................................................Trang   14 ­  Một số  hạn chế  tồn tại ..............................................................................Trang   15 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  3.1   Kết   luận...................................................................................................Trang  15 3.2 Kiến nghị ...............................................................................................Trang 16                                                   Tài liệu tham khảo                                                                                                   1. MỞ ĐẦU   1.1 Lý do chọn đề tài + Từ thực tế đổi mới hình thức thi môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay Từ  năm học 2016­ 2017, Bộ  Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thi   THPT Quốc gia mới, theo đó Bộ vẫn tổ chức một kỳ thi nhưng lấy kết quả để  xét  tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. So với năm học   trước năm nay có một số  điểm mới là: Học sinh phải làm 4 bài thi bao gồm  Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp kiến thức (hoặc 1 bài về  Khoa học tự  nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc 1 bài về Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục   công dân). Như vậy, số môn thi sẽ tăng từ 4 môn thành 6 môn, nhưng thời gian   mỗi bài thi sẽ  rút ngắn hơn. Trừ  môn Văn thi theo hình thức tự  luận,  các môn   còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm 100%.      Sau khi Bộ  công bố  qui chế  thi mới, số  học sinh đăng ký thi các môn Khoa  học xã hội tăng lên  3
  4. Bản thân tôi là giáo viên dạy bộ  môn Lịch sử, tôi nhận thấy  những năm   học trước đây trừ  các em thi ĐH – CĐ khối C là chọn môn Lịch Sử  để  ôn tập,   còn lại đa số là thi Địa lý, nên các em không quan tâm nhiều đến môn học Lịch   Sử. Về việc ôn tập cho các em, với hình thức thi cũ là tự luận 100% nên khi ôn   luyện chúng tôi thường chú trọng nhiều hơn đến kỹ  năng viết, kỹ  năng lập   luận, phân tích, so sánh, lập bảng biều, sơ đồ,. + Đến sự cần thiết phải đổi mới về nội dung ôn tập        Nay trước tình hình đổi mới của Bộ  Giáo dục & Đào tạo về  kỳ  thi THPT   Quốc gia,  việc ôn tập cho học sinh cũng   phải đổi mới về  cả  nội dung và   phương pháp  mới đáp ứng được yêu cầu        Sở  Giáo dục – Đào tạo Thanh Hóa đã mở  nhiều lớp tập huấn về  phương   pháp dạy học mới, đổi mới cách ra đề  thi theo hình thức Trắc nghiệm khách  quan với 4 mức độ  tương  ứng là Các trường THPT cũng mở  những buổi hội   thảo nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao đổi mới nội dung và  phương pháp  để phù hợp với xu thế mới  Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng về  đổi mới phương pháp dạy   học và ôn tập cho học sinh. Một số  giáo viên đã vận dụng được các phương  pháp dạy học mới, có kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ  thông tin trong dạy học đạt kết quả cao       Day học và ôn tập bộ môn Lịch sử phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản của   kỳ thi THPT Quốc gia  +   Tính khoa học.       Đề tài của tôi hướng tới việc đưa ra  phương pháp ôn tập bộ môn Lịch sử   giúp cho học sinh nắm được những đon vị kiến thức cơ bản theo trình tự  5   bước 1 vấn đề  mức độ  từ  dễ  đến khó,  từ đó học sinh có thể  chủ  động lựa   chọn, ghi nhớ, vận dụng   các kiến thức cơ  bản để  hoàn thành đề  thi với   khả năng cao nhất  Chú ý đây chỉ là phương pháp bổ trợ giúp cho các em có thể  củng cố  kiến thức một cách có hệ thống, chứ  không phải là phương pháp thay  cho giảng dạy trên lớp.   Lịch sử của đề tài.       Đề  tài này xuất phát từ  kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong việc đổi   mới nội dung  phương pháp dạy – học, kiểm tra và đánh giá học sinh theo hình   thức trắc nghiệm khách quan . Thời gian thử nghiệm còn ít,  những đề tài nghiên  cứu về lĩnh vực này cũng chưa nhiều   1.2 Mục đích nghiên cứu 4
  5.       Tôi nghiên cứu vấn đề này giúp học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3   có phương pháp ôn tập tốt phục vụ  kỳ  thi THPT Quốc gia  theo tinh thần   đổi mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo  1.3 Đối tượng áp dụng  Học sinh lớp 12, trường THPT Yên Định 3, gồm các lớp 12C5 (học sinh  chọn  khối C) và các lớp 12 C1,C2,C3,C4 (các lớp học sinh có nhu cầu chỉ thi để  công nhận tốt nghiệp THPT sau đó đi học nghề )  + Thuận lợi: Thi trắc nghiệm khách quan tạo ra tâm lý tốt cho học sinh                        Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đang được triển khai   đồng bộ và từng bước được hoàn thiện. + Khó khăn: Năm đầu triển khai thi theo hình thức mới nên cả Giáo viên và Học  sinh  còn nhiều bỡ ngỡ. Giáo viên chưa tích lũy được nhiều câu hỏi và đề thi    1.4  Phương pháp nghiên cứu và hình thức tổ chức dạy – học + Phương pháp nghiên cứu: Tôi đã sử  dụng các phương pháp như  : điều tra  tình hình thực tế, nghiên cứu nội dung các đề  thi minh họa , nghiên cứu các  nguồn tài liệu, học liệu. xử lý số liệu ..... + Hình thức tổ chức dạy học  : Hướng dẫn học sinh ôn tập trên lớp tập trung  có sử dụng máy chiếu ( không phải dạy bài mới ) + Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử  Thế  giới Hiện đai 1945­2000 và Lịch sử  Việt   Nam Hiện đại 1919­2000  1.5 Phương tiện, đồ dùng, tài liệu nghiên cứu +     Phương  tiện,   đồ   dùng:  Các   lớp   học   đều   có   máy   chiếu   được   nối   mạng  Internet. Giáo viên có máy tính xách tay. + Tài liệu nghiên cứu: Học sinh có Sách Giáo khoa và các loại bài tập tự  mua.   Giáo viên có Sách Giáo khoa, Sách Giáo viên, Giáo trình Lịch sử  Việt Nam, các  tài liệu tập huấn, các bộ  đề  kiểm tra của  khối 12 theo hính thức trắc nghiệm  khách quan . ­ Đánh giá hiệu quả  của đề  tài:  Thông qua việc kiểm tra một tiết, kiểm tra   Học kỳ, tôi có thể đánh giá được hiệu quả của đề tài mà tôi đang triển khai. 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM     Tên đề  tài:  Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử  theo định   hướng “5 bước 1 vấn đề’’ đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia  2.1 Cơ sở lí luận , thực tiễn  * Cơ sở lí luận  + Năm 2016, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã đề  cao giá trị  của môn   Lịch Sử, coi Lịch Sử là môn học độc lập trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. 5
  6. + Dạy học là quá trình tác động hai chiều giữa Giáo viên và Học sinh. Giáo viên  có phương pháp ôn tập  tốt sẽ  giúp học sinh nắm vững nội dung và bồi dưỡng  cho các em những năng lực cần thiết trong học tập. Ôn tập tốt sẽ có kết quả tốt  * Cơ sở thực tế        Do yêu cầu đổi mới của thi cử  và kiểm tra nên việc  ôn tập cho học sinh  cũng phải đổi mới . Giờ  đây giáo viên phải dạy, ôn tập để  học sinh  biết cách  nhận biết các nội dung Lịch sử một cách chính xác, ngắn gọn về  thời gian / địa  điểm diễn ra/ hoàn cảnh / kết quả  /ý nghĩa / hệ  quả  ..... chứ  không dạy cách   viết, cách lập luận như trước ; Cần ôn rộng, ôn đủ chứ không ôn tủ.. Không quá   đi sâu vào phân tích nguyên nhân, diễn biến, bài học Lịch sử  như  trước đây ;  Dạy để học sinh biết cách chọn đáp án đúng trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ  bản ; Ôn tập  kết hợp với làm đề...  đang là xu thế mới của các cấp học, ngành   học hiện nay.   2.2 Thực trạng vấn đề * Khảo sát số  học sinh đăng ký chọn bài thi môn Khoa học Xã hội  ở  các lớp   khối 12 trường THPT Yên Định 3 Lớp  12C1 12C2 12C3 12C4 12C5 Sĩ số  34 43 36 30 43 Số   HS  20 em=58,8% 34 em=79% 30em= 69,7% 19 em=63,3% 43em  đăng ki =100%    So với các năm học trước, năm nay số học sinh chọn thi các môn khoa học Xã   hội trong đó có môn Lịch sử tăng nhiều. Thực tế đó đòi hởi nhà trường phải xây   dựng kế  hoạch ôn tập,  còn giáo viên bộ  môn theo nhiệm vụ  được phân công  phải chủ động nội dung, phương pháp ôn tập cho tốt   * Khảo sát kết quả bài kiểm tra số 1 theo hình thức Trắc nghiêm khách quan  Lớp Sĩ số Điểm   1,5  Điểm   3,5  Điểm   5,0   đến  Điểm   7,0   đến  đến 3,5 đến 5,0 7,0 9 12C1 34 19 12 3 0 12C2 43 29 9 6 0 12C3 36 20 11 5 0 12C4 30 14 7 7 2 12 C5 43 5 31 17 9      Qua bảng thống kê trên đây cho ta thấy kết quả bài làm của học sinh khi mới   chuyển sang thi mới ở các lớp  12C1,3,4 còn yếu nhiều, chưa đủ điểm để xét tốt  nghiệp THPT Quốc gia . Nguyên nhân chính là do học sinh các lớp   này còn  chưa có nhiều thời gian ôn tập ( Lớp 12C5 được ôn tập 1 tuần/1 buổi , còn các  lớp 12 khác chủ yếu dạy bài mới, việc ôn tập tập trung còn ít và chậm ) ;  Giáo  6
  7. viên cũng còn nhiều lúng túng  khi chuyển sang cách thức ôn tập mới cho học  sinh       Trước tình trạng trên, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi làm sao có một phương pháp   ôn tập ngắn gọn, dễ hiểu, có hệ  thống, dễ  thuộc, dễ  nhớ, dễ hiểu mà lại đạt   được hiệu quả cao nhất  Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp học sinh  lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử  theo định hướng “5 bước 1 vấn đề’’ đáp  ứng yêu   cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia       2.3. Các giải pháp chính để triển khai nội dung đề tài 2.3.1. Kiểm tra lại khối lượng nội dung chương trình   để  xây dựng kế  hoạch thực hiện      Theo phân phối chương trình đã đăng ký với Sở  Giáo dục – Đào tạo Thanh   Hóa   Cả năm có 52 tiết, trong đó có 2 tiết kiểm tra 45 phút, 2 tiết kiểm tra học kỳ, 2   tiết ôn tập. 1 tiết Lịch sử Địa phương Thanh Hóa, còn lại là dạy bài mới          Thời gian cho trả bài và nhận xét bài làm của học sinh không có gây khó   khăn cho cả GV và HS, trong khi kiến thức rộng (cả phần LSTG và LSVN hiện  đại) . Theo cấu trúc của đề thi THPT Quốc Gia, tổng số câu là 40. Thời gian làm  bài 50 phút => Như vậy học sinh có trung bình hơn 1 phút cho mỗi câu hỏi.Hình  thức: trắc nghiệm 100%. Mỗi câu có 4 đáp án  được đưa ra, yêu cầu chọn một  đáp án đúng. Mức độ  đề  thi gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp , vận   dụng cao.      Theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan tuy không bắt học sinh phải nhớ  các vấn đề một cách máy móc, nặng nề , không bắt học sinh phải đánh giá phân  tích,   bày tỏ  chính kiến của bản thân về  một sự  kiện lịch sử  cụ  thể  nào đó  nhưng phạm vi kiến thứ lại rộng . Thay vì nhớ máy móc học sinh phải biết xem  xét các phương án đưa ra để chọn câu trả lời đúng nhât. Để có kết quả cao học   sinh phải được ôn tập một cách có hệ thống, có phương pháp, có khoa học . Tùy  vào điều kiện cụ thể của mỗi lớp học, GV có thể  chủ động lựa chọn nội dung   và phương tiện dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu mới của thi cử kiểm tra  2.3.2 Chú trọng phương pháp dạy – học đặc thù bộ môn Mỗi môn khoa học đều có  phương pháp nghiên cứu và phương pháp  dạy học mang tính đặc thù. Đối với môn Lịch sử: sự kiện lịch sử phải diễn ra  trong những không gian, thời gian, hoàn cảnh lịch sử cụ thể; gắn với địa danh và  những con người có tên tuổi, có hành động. Mỗi nội dung Lịch sử được nghiên  cứu bao giờ  cũng phải có nguyên nhân (hoàn cảnh lịch sử), diễn biến (hoạt  động), kết quả (hậu quả hoặc hệ quả ), ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi ,... 7
  8.           Khi ôn tâp, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh nắm được “5 bước  1 vấn đề’’đó là Bước 1: Biết được sự  kiện đó xảy ra  ở đâu ? khi nào ? có những nhân vật nào  liên quan ? Bước  2:  Biết được hoàn cảnh, nguyên nhân diễn ra sự kiện  Bước 3. Biết được nội dung chính, kết quả (hậu quả hoặc hệ quả ) của sự kiện  Bước 4. Biết  được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của sự kiện Bước 5. Biết được bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tế  ....        5 bước này có mối quan hệ biện chứng với nhau  và sẽ tương ướng với 4   mức độ  của đề  thi mới mà Bộ  GD ­ ĐT đã đưa ra   đó là: Nhận biết, thông  hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao              Nắm vững đặc thù bộ môn không những giúp cho giáo viên hiểu rõ mục   đích dạy học, ôn tập mà còn giúp cho học sinh nắm vững phương pháp học,   phương pháp làm bài, tránh được tình trạng dàn trải kém hiệu quả  2.3.3  Xác định các vấn đề ôn tập     Hầu như trong mỗi bài học cụ thể đều có các nhóm vấn đề. Khi nghiên cứu  các vấn đề của LS Hiện đại tôi thấy mỗi vấn đề đều có đủ 5 bước                1.   Sự  kiện đó xảy ra  ở  đâu ? ( Địa điểm ) ; Khi nào ? (Thời gian) ; Có   những nhân vật nào liên quan ?  ( Nhân vật lịch sử)  2.  Hoàn cảnh diễn ra sự kiện đó ( Khách quan, chủ quan, thế giới, trong   nước )  3. Nội dung chính (hoặc diễn biến) ,    kết quả ( hoặc hậu quả , hệ quả )   của sự kiện đó     4. Nguyên nhân thắng lợi ( chủ quan, khách quan) ;  ý nghĩa lịch sử ( trong   nước, thế giới)    5.  Một số  bài học kinh nghiệm, và liên hệ thực tế tình hình hiện nay....           Từ thực tế việc dạy học và ôn tập môn Lịch sử lớp 12 trong thời gian qua,  tôi thấy nổi lên các vấn đề  chủ  yếu  thuộc chương trình Lịch sử  lớp 12 có thể  sử  dụng phương pháp ôn tập theo định hướng “5 bước 1 vấn đề’’ như:   ­ Hội nghi I an ta và việc hình thành trật tự Thế giới mới sau CTTG thứ 2 ­ Tổ chức Liên Hợp Quốc  ­ Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ­ Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ­ Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc  ­ Sự thành lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á sau CTTG thứ hai ­ Tổ chức ASEAN  ­ Công cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ 8
  9. ­ Sự phát triển và thắng lợi của PTGPDT ở châu Phi và Mỹ La tinh ­ Kinh tê – khoa học kỹ thuật Mỹ 1945­1973 ­ Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ  sau Chiến tranh Thế  giới thứ  hai ­ Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản  ­ Mâu thuẫn Đông Tây, sự hòa hoãn ĐôngTây, chiến tranh lạnh chấm dứt ­ Cách mạng khoa học Công nghệ  ­ Xu thế toàn cầu hóa  ­ Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam ­ Hội nghị thành  lập Đảng Cộng sản Việt Nam  ­ Cách mạng tháng Tám năm  1945 ở Việt Nam  ­ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 ­ Hiệp định Giơ Ne Vơ 1954 về vấn đề Đông Dương và Việt Nam  ­ Phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam 1959­1960 ­ Trận Điện Biên Phủ trên không  ­ Hiệp định Pa ri năm 1973 về vấn đề Việt Nam  ­ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975 ­ Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam  ­ Công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam    2.3.4   Xây dựng nội dung ôn tập theo trình tự . Đây là giải pháp quan trọng  nhất         Sau khi đã xác định được các vấn đề  cơ  bản cần ôn tập,  giáo viên chủ   động xây dựng nội dung ôn tập trình tự năm bước một vấn đề . Việc này đòi  hỏi giáo viên phải thực sự  nghiêm túc , phải chủ  động đươc nguồn  kiến thức  khi ôn tập cho học sinh,  phải làm trước để  học sinh làm theo, phải làm đi làm  lại nhiều lần cho thành thạo . Khi ôn tập, giáo viên cần đưa ra những đáp án,   những gợi ý có tính chính xác cao để  từ đó học sinh có thể vận dụng  trả  lời   các câu hỏi trắc nghiệm  một cách thuận lợi nhất..Giải pháp này được thực  hiên  cho phép học sinh có thể  sử  dụng ngay kiến thức mà mình vừa tiếp thu   được để  làm các đề  thi . Với điều kiện cơ  sở  vật chất của trường THPT Yên  Định 3 hiện nay, giáo viên có thể  soạn giảng trên máy tính rồi trình chiếu nội  dung ôn  tập  ở tất cả các lớp. Khi trình chiếu cần đảm bảo để tất cảc  học sinh   đều có thể nhìn thấy được, nhận biêt được các vấn đề ôn tập   2.3.5    Kết hợp ôn tập với kiểm tra đánh gía  học sinh       Ôn tập mới là bước đầu tiên để học sinh nắm kiến thức cơ bản . Thức tế đề  thi THPT Quốc gia theo hình thức trắc nghiệm khách quan rất phong phú đa  dạng, phạm vi kiến thức rộng , nên sau khi ôn tập giáo viên cần hướng đễn việc  9
  10. kiểm tra đánh giá học sinh bằng những bài làm cụ  thể. Giáo viên cần  tích cực   sưu tầm các đề minh họa để học sinh làm thử                                                               MINH HỌA ĐỀ TÀI  PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1945­2000 Chương I: Sự  hình thành trật tự  Thế  giới mới sau chiến tranh Thế  giới   thứ hai  Ví dụ khi ôn tập về hội nghị I an ta và việc hình thành trật tự thế giới mới  Giáo viên ôn tập theo trình tự các bước   ­   Thời   gian,   địa   điểm   của   hội   nghị:   tại   Ianta   (Liên   Xô),   từ   4/2/1945   đến  11/2/1945 ­ Các nước tham dự  hội nghi: Liên Xô, Anh, Mỹ. Các nguyên thủ  cấp cao dự   hội nghị: Xtalin, Rudơven, Sơcsin ­ Hoàn cảnh diễn ra hội nghị: CTTG thứ  hai săp kết thúc. Nội bộ  các nước  Đồng minh nổi lên nhiều vấn đề cần giải quyết  ­ Kết quả hội nghị  + Cam kết tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CNQP Nhật Bản + Để  nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hội nghị  đã thỏa thuận các điều  kiện để Liên Xô tham gia chống Nhật  + Nhất trí thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc  + Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng       của Mỹ và Liên Xô ­ Ý nghĩa hội nghị : Những thỏa thuận của hội nghị cấp cao I an ta đã trở thành  khuôn cho một trật tự thế giới mới sau CTTG thứ hai  ­ Hệ  quả  của những quyết định tại hội nghị  I an ta:  Sau chiến tranh Thế  giới  thứ hai trên thế giới bị phân chia thành hai phe, hai cực đối đầu nhau do Liên Xô  và Mỹ đứng đầu mỗi cực  ­ Liên hệ  tình hình Châu Âu, châu Á sau CTTG thứ  hai: Nước Đức và bán đảo  Tiều Tiên bị chia đôi. Hai khối quân sự đối lập nhau là NATO và Va sava được   hình thành. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả  Thế  giới. Pháp gây ra cuộc chiến   tranh Đông Dương, còn Mỹ thì gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài nhiều  thập kỷ  Ví dụ khi ôn tập  về Tổ chức Liên Hợp Quốc   Giáo viên hướng dẫn học sinh:  ­ Thời gian thành lập:  + Từ  ngày 25/4/1945 đến ngày 26/6/1945 tại Xan Franxicô (Mỹ) diễn ra  hội nghị tuyên bố thành lập tổ chức LHQ + Ngày 24/10/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực,  được lấy làm ngày Liên Hợp Quốc  10
  11. ­ Các nước tham gia tổ chức: Lúc đầu mới có 50 thành viên. Đến 2006 đã có 192  thành viên. Việt Nam tham gia tổ chức tháng 9/1977, là thành viên 149 ­ Mục đích quan trọng nhất của tổ chức LHQ là gìn giữ hòa bình và an ninh Thế  giới  ­ Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của LHQ là giải quyết các tranh chấp  bằng phương pháp hòa bình  ­ Về các cơ quan chính của tổ chức  + Hội nghị toàn thể các nước thành viên là Đại Hội Đồng  + Giữ vai trò chủ yếu trong việc đưa ra các nghị quyết quan trọng để giữ  gìn hòa bình và an ninh thế  giới là Hội đồng Bảo an với 5 nước thường   trực là Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ  + Cơ  quan hành chính cao nhất của Liên Hợp Quốc là Ban thư  ký, đúng  đầu là Tổng thư ký nhiệm kỳ 5 năm   ­ Trụ sở LHQ:  đóng tại Niu oóc (Mỹ) ­  Vai trò của LHQ : Là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, là diễn đàn quốc tế  vừa hợp tác vừa đấu tranh..... ­ Liên hệ thực tế:       Khi Việt nam gia nhập tổ chức Liên hợp Quốc : Việt Nam đã thực thi đầy đủ  những nguyên tắc hoạt động  của tổ chức, vận dụng nguyên tắc giải quyết các  tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết tình hình căng thẳng  ở  Biển   Đông. Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam   trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học...... Chương III : Các nước Á, Phi, Mỹ La tinh 1945­2000 Ví dụ khi ôn tập  về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  Học sinh cần nắm được  ­  Thời gian thành lập : Ngày 1/10/1949.  ­ Tên gọi  : Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Người đứng đầu : Chủ  tich   Mao Trạch Đông ­ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập trong hoàn cảnh: Cuộc  nội chiến giữa Đảng Cộng Sản và Quốc Dân Đảng (1946­1949) kết thúc, thắng  lợi thuộc về Đảng Cộng Sản  ­Ý nghĩa sự ra đời nước CHND Trung Hoa  + Đã kết thúc ách đô hộ  của CNĐQ hơn  100 năm, xóa bỏ  tàn dư  phong  kiến  + Quan trọng nhất đối với Trung Quốc là đã mở  ra một kỷ  nguyên mới:   Kỷ nguyên độc  lập tự do gắn liền với CNXH 11
  12. + Ý nghĩa Quốc tế  quan trọng nhất là: Với sự  ra đời của nước CHND   Trung Hoa năm 1949, Chủ nghĩa Xã hội bước đầu trở thành hệ thống thế  giới +Tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á trong đó có  Việt Nam .  ­ Liên hệ thực tế  + Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam   +Trung Quốc giúp đỡ  nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống  Pháp và chống Mỹ  . Ngày nay hai Đảng, hai chính phủ  Việt Nam­ Trung  Quốc đang tăng cường hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi..... Ví dụ khi ôn tập về tổ chưc ASEAN  Giáo viên hướng dẫn học sinh  ­ Ngày thành lập : 8/8/1967.  ­ Tên gọi Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á ­ Địa điểm thành lạp: Băng Cốc ( Thái Lan)   ­ Số  lượng thành viên tham gia  : Năm 1967 đến 1984 gồm 5 nước sáng lập  (Thái   Lan,   Inđônêxia,   Malaixia,   Philíppin,   Xingapo).Năm   1984   thêm   Bru   nây.  Năm 1995 thêm Việt Nam. Năm 1997 thêm Lào và Mianma. Năm 1999 thêm   Campuchia. Tổng số hiện nay của ASEAN  là10 nước  ­ Hoàn cảnh thành lập tổ chức  + Đến những năm 60 (XX) phần   lớn các nước Đông nam Á đã   giành  được độc lâp bắt tay xây dựng đất nước + Trên thế  giới lúc này có các tổ  chức khu vực ra đời và hoạt  động có   hiệu quả như tổ chức EC + Quan trọng nhất là ý thức của các nước Đông Nam Á trong việc sẽ xây   dựng nơi đây thành một tổ  chức khu vực lớn mạnh không muốn phụ  thuộc vào Mỹ và các nước phương Tây  ­ Các hội nghi quan trọng của ASEAN + Hội nghị Bali (Inđônêxia, tháng 2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN   vì đã ra được   Hiệp  ước thân thiện và hợp tác  và đã xác định được những  nguyên tắc hoạt động cho ASEAN            + Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 tháng 11/2007 đã xác định đươc  những nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng ASEAN có vị thế cao hơn  ­ Liên hệ thực tế  + Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 + Ngày 31/12/2015 : các nước Đông Nam Á quyết định thành lập Cộng   đồng ASEAN(AEC) dựa trên 3 trụ cột chính là Kinh tế, chính trị, văn hóa  ­ Thời cơ và thách thức  về việc Việt Nam gia nhập ASEAN   12
  13. + Thời cơ  : VN được gia nhập vào tổ  chức  khu vực từ  đó có điều kiện  vươn ra nền kinh tế Thế  giới . VN có thể  đưa ra tiếng nói góp phần  ổn  định tình hình an ninh chung của khu vực. Quan trọng nhất là VN có thể  rút ngắn khoảng cách với các nước đang phát triển, được giao lưu văn hóa   với các nước trong khu vực, được chuyển giao Công nghệ, được hình  thành một thị trường chung toàn Đông nam Á  + Thách thức : Nhiều thách thức được đặt ra cho VN khi ASEAN  đã trở  thành một  Cộng đồng. Đó là khả  năng có thể  bị  tụt hậu về  kinh tế. Về  văn hóa hòa nhập dễ bị hòa tan . Về chính trị  chủ quyền dân tộc có thể bị  đe dọa  PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Chương I : Lịch sử Việt Nam từ 1919­1930 Ví dụ khi ôn tập về công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ  hai của Pháp ở  Đông Dương và Việt Nam  ­Thời gian: Trong vòng 10 năm từ 1919­1929 ­ Hoàn cảnh: Nước Pháp bị tổn thất nặng nề sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất  ­ Mục đích: Khai thác thuộc địa để  bù đắp những thiệt hai do Chiến tranh Thế  giới thứ nhất gây ra  ­ Chương trình khai thác bóc lột  + Đầu tư  mạnh vào các ngành công nghiệp nhẹ  , khai thác mỏ  than, đồn   điền cao su  + Hạn chế đầu tư cho công nghiệp nặng  + Tăng cường vốn, nhân công, kỹ thuật cho hạ tầng giao thông  + Độc quyền hàng Pháp ở Việt Nam , đánh thuế nặng hàng hóa của Trung   Quốc và Nhật Bản  + Ngân hàng Đông Dương nắm vai trò chỉ huy nền kinh tế + Các loại thuế đều tăng nhất là thuế rượu, muối và thuốc phiện  ­ Hệ quả của công cuộc khai thác bóc lột thuộc địa đối với nền kinh tế, xã hội   Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất  + Nền kinh tế  Việt Nam có biến chuyển nhưng còn chậm chạp, phụ  thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp  + Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc hơn       > Giai cấp công nhân vươn lên nắm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt  Nam      > Giai cấp  Nông dân là động lực cơ bản của cách mạng      >Tư sản dân tộc  Việt Nam có thái độ chống Đế quốc không kiên định,  hay thỏa hiệp, nửa vời 13
  14.    > Giai cấp Tiểu tư sản ngày càng có tinh thần yêu nước chống Pháp trở  thành một bộ phận quan trọng của cách mạng       > Đại địa chủ  và Tư  sản mại bản ôm chân Đế  quốc trở  thành kẻ  thù  của cách mạng Việt Nam  ­ Liên hệ thực tế               Trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, đồng chí Nguyến Ái  Quốc đã xác định rõ: Lực lượng cơ bản của cách mạng Việt Nam là Công nhân,   Nông dân và Tiểu tư sản trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản   thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị  áp bức  trên thế giới . Đây là quan điểm đúng về việc xác định vị trí vai trò của các giai  cấp trong xã hội Việt Nam   góp phần làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng  tháng Tám năm 1945   Ví dụ khi ôn tạp về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  Giáo viên hướng dẫn học sinh theo trình tự  ­  Thời gian diễn ra hội nghị thành lập Đảng : Từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930 ­  Địa điểm: tại Cửu Long ­ Hương Cảng Trung Quốc  ­ Thành phần:  Tham dự  hội nghi: Có đại biểu của Đông Dương Cộng Sản  Đảng, An Nam Cộng sản Đảng.  ­ Đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị  ­ Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh:Trong nước các tổ chức Cộng sản hoạt động  riêng rẽ, gây chia rẽ nội bộ không có lợi cho cách mạng . Trên Thế giới lúc này  đã xuất hiện nhiều  chính đảng Cộng Sản ở các nước Tư bản và Thuộc địa  ­ Kết quả hội nghị; + Các đại biểu tham dự hội nghị nhất trí thành lập một chính đảng thống  nhất với tên gọi Đảng Cộng sản Việt Nam  + Thông qua các văn kiện do Nguyến Ái Quốc khởi thảo: Chính cương  vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt ...sau được coi là Cương lĩnh  đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam  + Hưởng  ứng lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, Đông Dương Cộng sản  Đảng xin gia nhập vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt nam   ngày  24/2/1930 ­ Ý nghĩa hội nghị  thành lập Đảng: Hội nghị  mang tầm vóc một Đại hội thành  lập Đảng  ­ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng : Đóng vai trò quan  trọng, quyết định nhất đối với thành công của hội nghị  ­ Liên hệ thực tế: +  Về sau tại Đại hội Đảng lần thứ 3  ( tháng 9 năm 1960) đã quyết định  lấy ngày 3/2 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng 14
  15. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố đầu tiên quyết định nhất đối   với những thắng  lợi về  sau của cách mạng Việt Nam như  : Cách mạng  tháng Tám năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ  năm 1954, đại thắng  mùa xuân năm 1975,và ngày nay là công cuộc đỏi mới đất nước .... Chương II:  Việt Nam từ 1930­1945 Ví dụ khi ôn tập về cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân  chủ Cộng hòa ra đời  ­ Thời gian diễn ra cuộc cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt nam: Trong khoảng   từ ngày 15/8/1945 đến ngày 30/8/1945 ­  Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh: +Trên thế  giới: Chủ nghĩa Phát xít đã đại bại. Phát xít Nhật đã đầu hàng  Đồng Minh. Quân Đồng Minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật bại  trận còn chưa kịp vào nước ta. Thời cơ ngàn năm có một đã tới  +Trong nước : Bọn tay sai thân Nhật Trần Trọng Kim đã tê liệt rã rời,  không dám chống cự  ; Các tầng lớp nhân dân đã sẵn sàng vùng dậy đấu  tranh ; Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã chủ động  chớp thời cơ phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước  ­ Thời cơ  ngàn năm có một  ở  Việt Nam diễn ra từ  khi Phát xít Nhật đầu hàng  Đồng Minh (15/8/1945) đến trước khi quân Đồng Minh vào nước ta làm nhiệm  vụ giải giáp quân đội Nhật ­ Những sự kiện quan trọng :   + Hà Nội là trung tâm chính trị lớn nhất của cả nước đã giành chính quyền   sớm từ ngày 19/8/1945   + Ngày 23/8/1945: Cách mạng thắng  lợi ở Huế   + Ngày 30/8/1945: Cách mạng thắng  lợi ở Sài Gòn     + 4 địa phương giành chính quyền sớm trong cả  nước là Bắc Giang, Hải  Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam  + Ngày 30/8/1945: Vua Bảo Đại thoái vị, đánh dấu sự  sụp đổ  hoàn toàn  của chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam  ­ Các nhân vật lịch sử có liên quan trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở  Việt Nam là: Hồ  Chí Minh (soạn thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng  trường Ba Đình, Hà Nội);Võ Nguyên Giáp (chỉ  huy đội quân xuất phát từ  Tân  Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên từ  ngày 16/8/1945); Trần Huy Liệu   (thay mặt Chính phủ  Lâm thời từ  Hà Nội vào Huế  tiếp nhận sự  đầu hàng của  Vua Bảo Đại); Vua Bảo Đai (Hoàng Đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt   Nam thoái vị ngày 30/8/1945) ­ Kết quả :  15
  16. + Chỉ  trong vòng 15 ngày, cách mạng tháng Tám đã thành công trong cả  nước  + Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã dẫn tới sự ra đời của nước Việt   nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945 ­ Ý nghĩa vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam        Cách mạng tháng Tám thắng lợi được xem là một biến cố lớn lao trong Lịch   sử dân tộc ta:  Đã lật đổ được ách thống trị của chủ nghĩa Đế quốc Pháp và Chủ  nghĩa quân phiệt Nhật Bản, mở ra một kỷ nguyên mới ( Kỷ  nguyên độc lập tự  do gắn liền với CNXH ); đã góp phần đánh bại CNPX; đã tác động mạnh mẽ tới   phong trào giải phóng dân tộc ở 2 nước Lào và Cam Pu Chia ­ Tính chất của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945  ở  Việt Nam : Đó là một  cuộc cách mạng mang tinh dân tộc dân chủ nhân dân điển hình  ­ Liên hệ với cuộc cách mạng Tám ở Việt Nam  + Vào thời điểm Nhật đầu hàng Đồng Minh  ở  Đông Nam Á còn có hai   nước tuyên bố độc đó là In đô nê xia và Lào  + Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược 3   nước Đông Dương . Nhiệm vụ của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ  nhân dân chưa hoàn thành . Cuộc kháng chiến chống Pháp sẽ còn tiếp tục   diễn ra từ 1946 đến năm 1954 Chương V: Việt Nam từ 1975 đến 2000 Ví dụ  khi ôn tập về  sự  kiện thống nhất đất nước về  mặt Nhà nước sau  1975 ­ Thời gian  thực hiện việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam :   Từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1976 ­ Lý do phải thống nhất đất nước về mặt Nhà nước  + Cuộc kháng chiến chống Mỹ  cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết  thúc thắng lợi năm 1975. Lãnh thổ  đã được thống nhất. Non sông đã thu  về một mối,  nhưng chính quyền còn chưa thống nhất  + Thống nhất đất nước về  mặt Nhà nước là nguyện vọng tha thiết của  nhân dân hai miền Nam – Bắc Việt Nam,  là qui luật phát triển tất yếu   của dân tộc Việt Nam  ­ Diễn biến chính của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam: +   Hội   nghị   hiệp   thương   hai   miền   Nam   Bắc   từ   ngày   15   đến   ngày   21/11/1975: các đại biểu đã nhất trí hoàn toàn về  chủ  trương, biện pháp  thống nhất đất nước về mặt Nhà nước  +Bầu Quốc hội chung thống nhất ( Quốc hội khóa VI) ngày 25/4/1976 + Những quyết định quan trọng tại kỳ  họp thứ  nhất Quốc hội khóa VI:   Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại; đổi tên nước thành nước Cộng  16
  17. hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc kỳ, Quốc ca, thủ  đô   chung..... + Tiếp đó các địa phương hoàn thành việc bầu cử  Hội đồng nhân dân 3   cấp (cấp tỉnh và thành phố trực thuộc, cấp huyên và tương đương, cấp xã   và tương đương ) ­ Kết quả việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam: + Với những kết quả đã đạt được tại kỳ hợp thứ nhât Quốc hội khóa VI,  việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành + Các chức vụ  cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt   Nam thuộc về  các đồng chí Tôn Đức Thắng (Chủ  tịch   nước), Trường  Chinh (chủ  tịch  Ủy ban thường vụ  Quốc Hội) , Phạm Văn Đồng ( thủ  tướng Chính Phủ)  ­ Liên hệ với công cuộc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam: + Trên Thế giới : trong thế kỷ XX có nhiều nước tình hình đất nước cũng  bị  chia cắt và cũng đặt ra yêu cầu thống nhất đất nước như  Việt Nam .  Đó là nước Đức và bán đảo Triều Tiên  + Tuy nhiên quá trình để đi đến việc thống nhất đất nước ở mỗi nước lại   khác nhau: Nước Đức được thống nhất sau khi CNXH ở Đông Âu sụp đổ,  còn Bán đảo Triều Tiên đến nay chưa thống nhất được  + Chỉ  có Việt Nam việc thống nhất đất nước về  mặt Nhà nước được ra   nhanh chóng, dân chủ, hòa bình và đạt kết quả cao + Sau khi thống nhất về mặt Nhà nước chúng ta có điệu kiện to lớn để  xây dựng bảo vệ đất nước, mở  rộng quan hệ với các nước trên thế  giới.   Việt Nam trở  thành thành viên thứ  149 của Liên Hợp Quốc năm 1977,   thành thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN vào năm 1995 ­ Bài học từ công cuộc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam:  + Phải có quyết tâm chính trị cao          + Không bị chi phối bởi các nước lớn   2.4   Hiệu  quả của sáng kiến kinh nghiêm   ­ Kết quả:    Sau khi áp dụng phương pháp này trong năm học 2016 ­ 2017 tôi thu được kết  quả bước đầu như sau ­ Kết quả chung  + Về tinh thần thái độ : Học sinh có thần thoải mái hơn khi chọn bài thi các môn  Khoa học Xã hội + Về  phương pháp ôn tập:: Học sinh chủ  động nắm kiến thức và biết cách ôn  tập theo trình tự  năm bước một vấn đề  17
  18. + Về  kết quả  vận dụng: Học sinh đã nắm bắt được nhiều nội dung cơ  bản  quan trọng để vận dụng vào bài thi ­ Kết quả cụ thể    + Kết quả bài  kiểm tra số 2 theo hình thức TNKQ so với bài số 1 Lớp Sĩ số Điểm   1,5  Điểm   3,5   đến  Điểm   5,0   đến  Điểm 7,0 đến  đến 3,5 5,0 7,0 9 12C1 34 11( giảm 8) 20 (tăng 8) 3 0 12C2 43 15 (giảm 14) 20 ( tăng 11)  8 (tăng 2) 0 12C3 36 14 (giảm 6) 16 (tăng 5) 5 1 (tăng 1) 12C4 30 12 (giảm 2) 11 (tăng 4) 5 (giảm 2) 2  12 C5 43 3 (giảm 2) 26 (giảm 2) 8 (tăng 3) 6 (giảm 1) Kết quả bài  kiểm tra số 3 theo hình thức TNKQ so với bài số 2  Lớp Sĩ số Điểm   1,5  Điểm   3,5  Điểm   5,0   đến  Điểm 7,0 đến 9 đến 3,5 đến 5,0 7,0 12C1 34 9 (giảm 2) 22 (tăng 2) 2 1 (tăng 1) 12C2 43 13 (giảm 2) 25 (tăng 5) 4  1 (tăng 1) 12C3 36 10 (giảm 4) 18 (tăng 2) 6 0 12C4 30 10 (giảm 2) 15 ( tăng 4) 4 1 12 C5 43 3 34 (tăng 8) 4 3 Một số hạn chế , tồn tại   + Vẫn còn nhiều  học sinh thờ   ơ với việc học, việc ôn tập bộ  môn, có tâm lí   trông chờ may rủi  +   Điểm bài thi từ khá trở lên chưa nhiều, rất ít bài thi có điểm 8,9  ­  Bài học kinh nghiệm:   Qua một thời gian áp dụng phương pháp mới này tôi đã rút ra được bài học   kinh nghiệm :  + Phải biết kết hợp và làm chắc từng bước  giữa dạy bài mới với ôn tập, giữa  ôn tập với làm đề từ đó rút kinh nghiệm để triển khai các lần ôn tập tiếp theo + Sau khi áp dụng phương pháp này các giáo viên phải thường xuyên giao bài   tập cho học sinh  làm. Có kế hoạch kiểm tra rút kinh nghiêm để  lần sau ôn tập   tốt hơn   + Phương pháp này không nên áp dụng đồng loạt cho tất cả các đối tượng học   sinh. Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi lớp, giáo viên áp dụng linh hoạt để đạt   kết quả tốt  3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  3.I. KẾT LUẬN: 18
  19.        Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử  nói riêng thì việc ôn tập như  thế nào  cho học sinh đạt kết quả cao  là một trong những nhiệm vụ hết sức khó  khăn , bởi việc ôn tập như thế nào cho có kết quả  còn phụ thuộc không những  vào tay nghề  của giáo viên mà  còn phụ  thuộc vào cả  năng lực của học sinh .  Việc tìm ra phương pháp ôn tập hợp lí cho tất cả  các đối tượng học sinh là  không thể. Do đó trong quá trình giảng dạy và ôn tập  giáo viên phải từng bước   khơi dậy tinh thần ham học hỏi, ham tìm hiểu những biến cố  Lịch sử, những   nhân vật lịch sử, thậm chí là những câu chuyện Lịch sử, từng bước giúp cho các  em có thể  tiếp cận được với những kiến thức Lịch sử, từ  đó giúp các em định  hướng phương pháp ôn tập và hình thành thái độ học tập đúng đắn là:   học lịch  sử để hiểu, đê biết và để thi .      Đối với giáo viên việc sử dụng phương pháp này phải sáng tạo. Đặc biệt là  phải chiu khó, nhiệt tình tâm huyết với các em, đặt mình vào địa vị của các em,   dự  kiến được những khó khăn, phức tạp, những cái mới nảy sinh trong   quá  trình ôn tập để điều chỉnh cho phù hợp  3.2 KIẾN NGHỊ       Từ thực tế việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm của mình ở  cơ  sở   tôi xin   có một số kiến nghị như sau: + Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo : cần xây dựng và phổ biến càng nhanh càng  tốt các tài liệu ôn tập cho Giáo viên và học sinh theo hình thức Trắc nghiệm  khách quan  + Đối với nhà trường THPT : Cần rà soát lại đội ngũ giáo viên , khảo sát sớm  số  học sinh chọn thi bài thi Khoa học Xã hội , từ đó có kế  hoạch sắp xếp thời  gian , bố trí phân công  giáo viên giảng dạy ôn tập hợp lí   + Đối với giáo viên bộ môn Lịch sử :  Cần tăng cường việc tự học để nâng cao  trình độ  chuyên môn nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu các phương pháp dạy học   ôn tập mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của kỳ thi THPT Quốc qia hiên nay, đồng  thời tăng cường học hỏi lẫn nhau trong thời đại thông tin bùng nổ XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN  Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi,  VỊ không sao chép nội dung của người khác         Yên Định, ngày 28/4/2017                    Người viết               Nguyễn Thị Hạnh  19
  20.                                                                                     Tài liệu tham khảo  ­ Sách Giáo khoa Lịch sử lớp 12, ban Cơ bản . NXB Giáo dục Hà Nội.  Phan Ngọc Liên tổng chủ biên  ­ Đề luyện thi THPT Quốc gia năm  2017 , Ban Khoa học Xã hội. NXB  Giáo dục Việt Nam .Lê Thông, Trần Văn Thắng, Nguyễn Xuân  Trường đồng chủ biên  ­ 1260 câu hỏi trắc nghiệm, môn Lịch sử . NXB Giáo dục Quốc gia Hà  Nội. Trương Ngọc Thơi chủ biên                                                           20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2