Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
lượt xem 10
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh" được thực hiện với mục đích giúp các em học sinh nắm được nội dung bài Clo trong chương trình hóa học 10 cơ bản, đồng thời giúp quý thầy cô có tư liệu tham khảo nhằm đổi mới hình thức dạy và học bài clo thường triển khai, xây dựng kịch bản dạy, đánh giá bài Clo theo hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI SOẠN DẠY BÀI CLO HÓA HỌC 10 BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Lĩnh vực/ Môn: Hóa học Cấp học : THPT Tác giả: Đinh Công Đồng Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội PHỤ LỤC PHỤ LỤC................................................................................................................................ 2 MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn sáng kiến....................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.............................................................. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 2 3.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................................... 2 4. Giả thiết khoa học............................................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 2 5.1. Phương pháp lý thuyết.............................................................................................. 2 5.2. Phương pháp thực nghiệm....................................................................................... 2 6. Những đóng góp của sáng kiến....................................................................................... 3 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm................................................................................ 3 NỘI DUNG.............................................................................................................................. 3 Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiến của sáng kiến............................................................... 3 Phần 2. Xây dựng kịch bản dạy bài Clo hóa học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng lực .......................................................................................................................................... 14 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 20 1. Những việc đã làm được............................................................................................... 20 2. Những tồn tại................................................................................................................. 20 3 Kiến nghị......................................................................................................................... 21
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến ̣ Trong công cuôc đôi m̉ ơi đât n ́ ́ ước, cung v ̀ ơi công nghiêp hoa hiên đai ́ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ́ ươc; đ hoa đât n ́ ời sống nhân dân thay da đôi thit t ̉ ̣ ưng ngay. Cung v ̀ ̀ ̀ ới sự phat́ ̉ ́ ̣ triên đo nên Giao duc cung co s ́ ̀ ̃ ́ ự chuyên biên tich c ̉ ́ ́ ực, được Đang nha n ̉ ̀ ước ̣ ̣ đăt muc tiêu la "Quôc sach hang đâu". Mây năm gân đây viêc đôi m ̀ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ̉ ới phương phap gi ́ ảng dạy, kiểm tra đánh giá và nội dung sách giáo khoa đang diên ra sôĩ đông ̣ ở moi nganh hoc câp hoc noi chung va THPT noi riêng. ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ́ Ngành GD&ĐT nước ta đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần 8 Khóa XI. Cùng với các nội dung đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm mục tiêu, hệ thống, chương trình, các chính sách, cơ chế và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; Nghị quyết đã khảng định quá trình giáo dục phải chuyển mạnh từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường và giáo viên đã và đang nỗ lực nghiên cứu cải tiến, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Điều đó có nghĩa là với đổi mới nhiều mặt trong giáo dục nhằm giúp học sinh học được gì sau khi học, thu được năng lực gì sau khi học, làm được gì sau khi học,... là những ưu tiên hàng đầu từ đó định hướng dạy học phải hình thành năng lực cho học sinh dẫn đến việc dạy học định hướng lấy học sinh làm trung tâm chuyển từ nội dung sang năng lực. Đây là vấn đề không mới, đã được thực hiện và có kết quả nhất định trong những năm gần đây ở một số nhà trường và địa phương. Nhưng với đại đa số trường và địa phương thì việc chuyển từ dạy học truyền đạt nội dung sang dạy học theo hướng phát triển năng lực vẫn còn khá bỡ ngỡ; từ yêu câu và thực trạng trên cùng với quá trình được đào tạo ở đại học cũng như tích lũy kinh nghiệm trong công tác tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh 1/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nội dung bài Clo, mục tiêu, năng lực cần đạt của bài 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nội dung bài Clo trong chương trình hóa học 10 cơ bản, hình thức dạy và học bài clo thường triển khai Phẩm chất, năng lực cần thiết với hình thức dạy học phát triển năng lực học sinh Năng lực cần thiết trong bài Clo chương trình hóa học 10 cơ bản Xây dựng kịch bản dạy, đánh giá bài Clo theo hướng phát triển năng lực học sinh Dạy bài Clo và đánh giá về bài dạy 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung, năng lực bài Clo 3.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 10A1 và lớp 10A4 4. Giả thiết khoa học Phát triển năng lực cho học sinh Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp lý thuyết Nội dung bài Clo và hình thức dạy và học bài clo thường triển khai Phẩm chất, năng lực cần thiết khi đổi mới hạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Năng lực cần thiết trong bài clo để phát triển năng lực học sinh 5.2. Phương pháp thực nghiệm Dạy bài Clo tại hai lớp 10A4 theo cách triển khai truyền thống truyền đạt nội dung. Dạy bài Clo tại lớp 10A1 theo hướng phát triển năng lực học sinh tại trường THPT Thành phố Hà Nội Sử dụng thống kê toán học để xác định tính khả thi của sáng kiến 2/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội 6. Những đóng góp của sáng kiến Xây dựng năng lực bài học Clo Hình thành cách học về nghiên cứu bài học cho học sinh 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm gồm 3 phần chính Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung gồm 3 phần Phần 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của sáng kiến Phần 2: Xây dựng kịch bản dạy học bài Clo theo hướng phát triển năng lực Phần 3: Thực nghiệm sư phạm Phần III: kết luận và kiến nghị NỘI DUNG Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiến của sáng kiến 1.1. Nội dung bài Clo và hình thức dạy – học thường triển khai ( chương trình định hướng nội dung) Đặc điểm cơ bản của dạy học định hướng nội dung là việc trú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học, chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau mà ít chú trọng những tình huống thực tiễn. Tiết thứ 38: BÀI 22: CLO I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Nêu được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Chỉ ra được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử . 2.Kĩ năng: Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo. Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét. 3/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Viết được các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo. Làm được bài tập có liên quan 3.Thái độ: Tích cực, chủ động, ý thức được sự độc hại của clo II. TRỌNG TÂM: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình phát vấn IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: (8phút) Đặc điểm cấu hình e nguyên tử và cấu tạo phân tử của halogen? Tính chất hoá học đặc trưng của halogen? Tại sao flo chỉ có mức oxi hoá 1; 0 còn clo, brôm, iôt có mức oxi hoá 1;0; +1; +3; +5; +7? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tính chất vật lí Mục tiêu: Nêu được tính chất vật lí của clo Phương pháp: thuyết trình , phát vấn Gv trình chiếu hình ảnh lọ chứa khí I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ clo Ở điều kiện thường, Clo là chất Hs quan sát, nhận xét: khí, màu vàng lục, mùi xốc. + Trạng thái M 71 Tỉ khối d Cl 2,5 1 2 KK 29 29 4/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội + Màu sắt Nặng hơn kh ông khí 2,5 lần. + Mùi Tan vừa phải trong nước (ở 20oC, 1 lít nước hoà tan 2,5 lít Clo) tạo Gv thông tin thêm thành nước Clo có màu vanh nhạt. Clo tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Khí Clo rất độc. Hoạt động 2: Tính chất hoá học Mục tiêu: Chỉ ra được: Tính chất hoá học đặc trưng của clo là tính oxi hoá mạnh, phi kim mạnh; đồng thời còn thể hiện tính khử Phương pháp :thuyết trình, phát vấn Gv: Đặc điểm cấu hình e của clo? II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Có 7e lớp ngoài cùng Có xu Clo là chất oxi hoá mạnh. Trong các hướng nhận 1e, thể hiện tính oxi hoá phản ứng hoá học Clo dễ thu thêm mạnh 1e ion Cl– Cl + 1e Cl– Gv yêu cầu học sinh viết quá trình Tác dụng với kim loại: Muối nhận e của nguyên tử clo Clorua Clo là chất oxi hoáTác dụng với Clo oxi hoá hầu hết kim loại lên chất khử nào? mức oxh cao nhất:S 0 30 3 1 Gv trình diễn thí nghiệm kim loại Fe Cl 2 FeCl 3 2 Saé t (III) Clorua Na, Fe, Cu tác dụng với khí clo 0 10 1 1 Na Cl 2 NaCl Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH 2 (Natri Clorua) 0 0 +2 −1 Cu + Cl 2 to Cu Cl 2 1. Tác dụng với hidrô : 0 aù s 1 1 Gv trình diễn thí nghiệm H2 tác dụng H2 Cl 2 2HCl HidroClorua H=-91,8 KJ với khí clo Nếu tỉ lệ số mol H2:Cl2 = 1:1 thì Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH hỗn hợp nổ mạnh. Gv thông tin 2. Tác dụng với nước và dung GV trình diễn thí nghiệm tính tẩy dịch NaOH: Khi hoà tan vào nước, 5/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội màu của nước Clo 1 phần Clo tác dụng chậm với nước.(vừa khử vừa oxi hoá) Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH 0 1 1 Cl H 2O H Cl H Cl O Gv giải thích, lưu ý thành phần 2 nước clo Axit clohidric Axit hipoclorơ GV hướng dẫn Hs viết phản ứng HClO: axit yếu (yếu hơn H2CO3), với dd NaOH kém bền, có tính oxi hoá mạnh, nó phá hủy màu nước Clo có tác dụng tẩy màu. GV trình diễn thí nghiệm Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O Hs quan sát, nhận xét, viết PTHH 3. Tác dụng với hợp chất : Tại sao clo đẩy được Br, I ra khỏi Clo đẩy được halogen yếu hơn ra dung dịch muối? khỏi dung dịch muối kết luận Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2 Với hợp chất khác: Cl2 + 2FeCl2 2FeCl3 Cl2 + 2H2O + SO2 2HCl + H2SO4 Hoạt động 3:Điều chế Mục tiêu:Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp Phương pháp:kết nhóm Hoạt động nhóm: Viết các III. ĐIỀU CHẾ phương trình phản ứng , cân 1. Trong phòng thí nghiệm : bằng phản ứng oxi hóa KClO3 khử , xác định chất khử , MnO 2 chất oxi hóa khi cho HCl Cho axit HCl + Chất oxi hoá mạnh KMnO 4 đặc tác dụng với KClO3, K 2 Cr2 O 7 MnO2, KMnO4, K2Cr2O7 6/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Đại diện các nhóm lên 4 1 to 2 0 Mn O2 4H Cl Mn Cl 2 Cl 2 2H 2 O bảng viết 7 1 2 0 Trong phòng thí nghiệm, 2K Mn O 4 16H Cl 2KCl 2 Mn Cl 2 5Cl 2 8H 2O clo được điều chế bằng 6 1 2 0 K 2 Cr2 O 7 14H Cl 2KCl 2 Cr Cl 3 3Cl 2 7H 2O cách cho axit clohiđric đặc tác dụng với chất oxi hoá KClO3 + 6HCl = KCl + 3Cl2 + 3H2O mạnh(chất nào?) 2. Trong công nghiệp Gv thông tin về phươnga. Điện phân Natri Clorua (nóng chảy) pháp diều chế clo trong ñ/ p 1 NaCl Na Cl 2 công nghiệp, học sinh viết nc 2 PTHH b. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn 1 1 ñ/ p 0 0 GV giới thiệu sản phẩm 2NaCl 2H2 O 2NaOH Cl 2 H2 coùm.n điện phân , không đi sâu vào kĩ thuật điện phân. Hoạt động 4:Trạng thái tự nhiên và ứng dụng Mục tiêu: Nêu được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của clo Phương pháp: phát vấn, thuyết trình Gv và học sinh phát vấn rút ra các IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – điểm cần nắm ỨNG DỤNG 1) Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên, Clo tồn tại dạng hợp chất, chủ yếu là muối Clorua (NaCl). Muối NaCl có trong nước biển và muối mỏ, có trong khoáng vật như Cacnalit KCl.MgCl2.6H2O và xinvinit NaCl.KCl 2) Ứng dụng: Sát trùng trong hệ thống cung cấp nước sạch. Tẩy độc khi xử lý nước thải. 7/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Tẩy trắng vải, sợi, giấy. Sản xuất axit Clohidric, Clorua vôi, . . . 4. Củng cố: GV khắc sâu kiền thức trọng tâm của bài là tính oxi hóa mạnh của Clo (hỏi đáp) 5. Dặn dò: HS làm bài 1… 7 trang 101 SGK. Chuẩn bị bài “Hiđro clorua Axit clohiđric Muối clorua” VI.Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................ 1.2. Phẩm chất, năng lực cần thiết đối với dạy học phát triển năng lực Dạy học phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng quá trình đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Cách dạy học này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể của nhận thức. Dạy học phát triển năng lực chú trọng quá trình tổ chức hoạt động dạy học và chất lượng đầu ra của quá trình dạy học. Về phẩm chất: 1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước 2. Nhân ái, khoan dung 3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư 4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó 5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên 6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật Về năng lực chung 1. Năng lực tự học 2. Năng lực giải quyết vấn đề 3. Năng lực sáng tạo 4. Năng lực tự quản lý 8/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội 5. Năng lực giao tiếp 6. Năng lực hợp tác 7. Năng lực sử dụng CNTTTT 8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 9. Năng lực tính toán Về năng lực chuyên biệt hóa học NĂNG LỰC Mô tả các năng lực Các mức độ thể hiện CHUYÊN BIỆT 1.Năng lực sử Năng lực sử dụng a)Nghe và hiểu được nội dung dụng ngôn ngữ biểu tượng hóa học ; các thuật ngữ hóa học, danh hóa học pháp hóa học và các biểu tượng hóa học b) Viết và biểu diễn đúng công Năng lực sử dụng thức hóa học của các hợp chất thuật ngữ hóa học; vô cơ và hữu cơ, các dạng công thức,đồng đẳng,đồng phân…. Năng lực sử dụng c) Hiểu và rút ra được các quy danh pháp hóa học. tắc đọc tên và đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ. d) Trình bày được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng. e) Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong các tình huống mới. 2.Năng lực thực Năng lực tiến hành Hiểu và thực hiện đúng nội hành hóa học thí nghiệm, sử dụng quy, quy tắc an toàn PTN bao gồm: TN an toàn; Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ và hóa chất để làm TN 9/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các dụng cụ và hóa chất cần thiết để làm TN Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thiết chuẩn bị cho các TN. Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp . Tiến hành độc lập một số TN hóa học đơn giản Năng lực quan sát, Tiến hành có sự hỗ trợ của mô tả , giải thích các giáo viên một số thí nghiệm hiện tượng TN và rút hóa học phức tạp. ra kết luận. Biết cách quan sát, nhận ra được các hiện tượng TN Năng lực xử lý thông Mô tả chính xác các hiện tin liên quan đến TN tượng thí nghiệm. Giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra, viết được các PTHH và rút ra những kết luận cần thiết. 3. Năng lực tính Tính toán theo khối a)Vận dụng được thành thạo toán lượng chất tham gia phương pháp bảo toàn trong và tạo thành sau phản việc tính toán giải các bài toán ứng. hóa học. 10/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Tính toán theo mol b) Xác định mối tương quan chất tham gia và tạo giữa các chất hóa học tham thành sau phản ứng gia vào phản ứng với các thuật toán để giải được với các dạng bài toán hóa học đơn giản. Tìm ra được mối quan c) Sử dụng được thành thạo hệ và thiết lập được phương pháp đại số trong toán mối quan hệ giữa học và mối liên hệ với các kiến thức hóa học với kiến thức hóa học để giải các các phép toán học. bài toán hóa học. Vận đụng các thuật d) Sử dụng hiệu quả các thuật toán để tính toán trong toán để biện luận và tính toán các bài toán hóa học. các dạng bài toán hóa học và áp dụng trong các tình huống thực tiễn. Phân tích được tình a)Phân tích được tình huống huống trong học tập trong học tập, trong cuộc 4. Năng lực giải môn hóa học ; Phát sống; quyết vấn đề hiện và nêu được tình Phát hiện và nêu được tình thông qua môn huống có vấn đề trong huống có vấn đề trong học hóa học học tập môn hóa học tập, trong cuộc sống. Xác định được và b) Thu thập và làm rõ các biết tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn thông tin liên quan đến đề phát hiện trong các chủ đề vấn đề phát hiện trong hóa học ; các chủ đề hóa học; 11/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Đề xuất được giải c) Đề xuất được giả thuyết pháp giải quyết vấn khoa học khác nhau. đề đã phát hiện. Lập được kế hoạch để giải Lập được kế hoạch quyết vấn đề đặt ra trên cơ sở để giải quyết một số biết kết hợp các thao tác tư vấn đề đơn giản duy và các PP phán đoán, tự Thực hiện được kế phân tích, tự giải quyết đúng hoạch đã đề ra có sự với những vấn đề mới. hỗ trợ của GV Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc hợp tác trong nhóm. Thực hiện giải pháp d) Thực hiện và đánh giá giải giải quyết vấn đề và pháp giải quyết vấn đề; suy nhận ra sự phù hợp ngẫm về cách thức và tiến hay không phù hợp trình giải quyết vấn đề để của giải pháp thực điều chỉnh và vận dụng trong hiện đó. tình huống mới. Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất. 5) Năng lực vận Có năng lực hệ a) Có năng lực hệ thống hóa thống hóa kiến thức. kiến thức , phân loại kiến thức dụng kiến thức hóa học , hiểu rõ đặc điểm, hoá học vào cuộc nội dung, thuộc tính của loại sống kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. Năng lực phân tích b) Định hướng được các kiến tổng hợp các kiến thức hóa học một cách tổng thức hóa học vận hợp và khi vận dụng kiến thức dụng vào cuộc sống hóa học có ý thức rõ ràng về 12/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội thực tiễn loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. Năng lực phát hiện c) Phát hiện và hiểu rõ được các các nội dung kiến thức ứng dụng của hóa học trong các hóa học được ứng vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y dụng trong các vấn để học, sức khỏe, KH thường thức, các lĩnh vực khác nhau sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường. Năng lực phát hiện d) Tìm mối liên hệ và giải các vấn đề trong thực thích được các hiện tượng tiễn và sử dụng kiến trong tự nhiên và các ứng dụng thức hóa học để giải của hóa học trong cuộc sống thích. và trong các lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức liên môn khác. Năng lực độc lập e) Chủ động sáng tạo lựa chọn sáng tạo trong việc xử phương pháp, cách thức giải lý các vấn đề thực quyết vấn đề. Có năng lực tiễn hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia NCKH để giải quyết các vấn đề đó. 1.3. Năng lực cần đạt trong bài Clo hóa học 10 cơ bản Trong bài Clo hóa học 10 cơ bản học sinh cần đạt được những năng lực như sau: 1. Năng lực tự học: là khả năng tự đọc tài liệu tham khảo như SGK cũng như những nguồn thông tin khác liên quan đến bài học 2. Năng lực sáng tạo: là khả năng tự sáng tạo sắp xếp khi tham gia các hoạt động chiếm lĩnh tri thức 13/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội 3. Năng lực giao tiếp: là khả năng lắng nghe cũng như hiểu được những ký hiệu chỉ dẫn của giáo viên cũng như của các bạn cùng học 4. Năng lực hợp tác: là khả năng làm việc nhóm hiệu quả 5. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: là khả năng đọc được tên của clo, các chất liên quan trong bài và viết được công thức cấu tạo 6. Năng lực tính toán: là khả năng giải quyết được các bài toán, cân bằng được phương trình phản ứng 7. Năng lực giải quyết vấn đề và vẫn dụng trong thực tế: là khả năng giải thích được việc clo giúp xử lý nước sinh hoạt và các ứng dụng khác của clo trong thực tế Phần 2. Xây dựng kịch bản dạy bài Clo hóa học 10 cơ bản theo hướng phát triển năng lực Kịch bản dạy tiết 38 bài clo hóa học 10 cơ bản I. Mục tiêu: 1. Phẩm chất, đạo đức Yêu gia đình, quê hương, đất nước Nhân ái, khoan dung Trung thực, tự trọng, chí công vô tư Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật 2. Năng lực Năng lực tự học: tự đọc tài liệu tham khảo như SGK cũng như những nguồn thông tin khác liên quan đến bài clo Năng lực sáng tạo:chủ động sáng tạo trong quá trình tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức Năng lực giao tiếp: lắng nghe và hiểu ý của các thành viên trong nhóm cũng như hướng dẫn của giáo viên Năng lực hợp tác làm việc nhóm hiệu quả 14/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học đọc được tên, viết được công thức của chất, phương trình hóa học, giải thích khả năng hoạt động hóa học mạnh của clo Năng lực tính toán làm được bài tập về tính chất của clo Năng lực giải quyết vấn đề và vận dụng trong thực tế giải thích được ứng dụng của clo và vận dụng vào thực tế. Từ việc làm việc nhóm chiếm lĩnh kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống bản thân II. Chuẩn bị 1. Thành lập nhóm Chia lớp học thành bốn nhóm, giáo viên có thể chỉ định trưởng nhóm và nhóm phó hoặc cho học sinh tự bầu trưởng nhóm và nhóm phó. Lúc này cần có ngay một danh sách nhóm hoàn thiện do trưởng nhóm quản lý. 2. Quy định Các nhóm hoạt động theo yêu cầu cụ thể của hoạt động. Trong quá trình tham gia hoạt động chiếm lĩnh kiến thức giáo viên sẽ gọi một nhóm bất kì. Khi nhóm trưởng tham gia nhóm phó đảm nhận thay công việc của nhóm trưởng Cuối buổi giáo viên cùng học sinh tổng kết điểm của các thành viên trong lớp và rút kinh nghiệm cho buổi dạy tiếp theo 3 . Phi ếu học tập Phiếu số 1. Xác định số oxi hóa của nguyên tố Clo trong các chất sau: NaCl, HCl, Cl2, NaClO, HClO2, KClO3, KClO4. Vẽ số oxi hóa của Clo trên trục số nhận xét về số oxi hóa của Clo và dự đoán tính chất hóa học của clo Phiếu số 2. Theo dõi video thí nghiệm (Na +Cl 2; Fe + Cl2 và Cu + Cl2, Giấy màu ẩm với dung dịch nước clo) hoàn thành bảng thống kê. Cho biết vai trò của Clo trong các phản ứng Thí nghiệm Thao tác Hiện tượng PTHH Phiếu số 3. Theo dõi video thí nghiệm điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và công nghiệp cho biết vai trò của các dụng cụ hóa chất 15/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Thí nghiệm Thao tác Hiện tượng PTHH Vai trò 4 . Các ho ạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của Clo: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, hoạt động ứng dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của clo: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, hoạt động ứng dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng Hoạt động 3: Điều chế clo: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, hoạt động ứng dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng I II. K ịch bản giờ dạy I. Tìm hiểu tính chất vật lí của Clo 1. Hoạt động khởi động (Cá nhân hoạt động): Quan sát bình đựng khí Clo đưa ra cách xác định tính chất vật lý của nó: trạng thái, màu sắc, mùi vị 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Trao đổi với các bạn trong nhóm để thống nhất các hoạt động tìm hiểu và tiến hành thực hiện. Giáo viên hỗ trợ các nhóm và lưu ý về tính độc của Clo. Thực hành các hoạt động đã thống nhất trong nhóm và đưa ra kết quả hoạt động Hoạt động Hiện tượng và kết luận (nếu có) 3. Hoạt động luyện tập: Câu 1: Nêu trạng thái và màu sắc của khí Clo ở điều kiện thường Câu 2: So sánh màu sắc của Clo với các nguyên tố halogen khác 4. Hoạt động vận dụng 16/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội Câu 1: Để diệt chuột ngoài đồng, người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm vào hang chuột. Dựa vào tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy? 5. Hoạt động 5 mở rộng: Câu 1: Clo là một chất khí rất độc nên khi làm thí nghiệm điều chế khí Clo để tránh Clo rò rỉ ra ngoài người ta lấy bông tẩm dung dịch chất (X) để hấp thụ khí Clo (nếu có). Em hãy tìm ra chất (X) là chất gì? Viết PTHH của phản ứng. II. Tìm hiểu tính chất hóa học của clo 1. Hoạt động khởi động: Cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1 từ đó kết luận về tính chất hóa học của Clo. Giáo viên kết luận lại kiến thức 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : Nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 từ đó kết luận được vai trò của Clo trong các phản ứng hóa học củng cố lại kết luận ở phiếu học tập số 1 3. Hoạt động luyện tập: Câu 1: Viết PTHH khi cho khí Clo lần lượt tác dụng với các chất: Al, Fe, H2, H2O, Mg. Xác định vai trò của Clo trong các phản ứng. Theo em, tính chất hóa học đặc trưng của Clo là gì? Câu 2: Dẫn khí Clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải thích. Câu 3: Đốt dây sắt trong khí clo, sau phản ứng thấy tạo thành 16,25 gam muối. Tính số mol Clo đã phản ứng. 4. Hoạt động vận dụng Câu 1: Người ta thường sát trùng nước máy bằng khí clo. Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi những tính chất này? 5. Hoạt động 5 mở rộng: Câu 1: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh 17/19
- Đinh Công Đ ồng – THPT Lưu Hoàng Ứng Hòa – Hà Nội bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có). III. Điều chế 1. Hoạt động khởi động: Quan sát một số hình ảnh liên quan đến ứng dụng của Clo, yêu cầu học sinh nêu ứng dụng cụ thể từ hình ảnh 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoàn thành phiếu học tập số 3 và cho kết luận vai trò của các chất trong phản ứng. Cho biết vai trò của các dụng cụ, hóa chất 3. Hoạt động luyện tập củng cố kiến thức Câu 1: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do: A. Clo độc nên có tính sát trùng B. Clo có tính oxi hoá mạnh C. Clo tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hoá mạnh D. Một nguyên nhân khác Câu 2: Không tìm thấy đơn chất halogen trong tự nhiên bởi chúng có: A. khả năng nhận 1 eletron B. tính oxi hoá mạnh C. số electron độc thân như nhau D. Một lí do khác 18/19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3115 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dùng winedt để soạn thảo, trộn đề thi trắc nghiệm Vật lý phổ thông
15 p | 224 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giới thiệu phần mềm Storyline 3, kết hợp giữa Storyline 3 và Ispring Suite để tạo bài giảng E – Learning, vận dụng vào bài giảng: Thuật toán tìm kiếm tuần tự - Chương trình Tin học lớp 10
59 p | 91 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế diễn biến các chiến dịch lớn trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945 – 1975
12 p | 92 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Thủ thuật dạy thành ngữ tiếng Anh (Idioms) trong ôn thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Yên Thế
40 p | 30 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa các hình thức luyện tập và vận dụng để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Sinh học 10
64 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biên soạn tài liệu dạy lập trình và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học cho học sinh trung học phổ thông
19 p | 13 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng E -learning vào dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10 -THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh
48 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng ô chữ để củng cố bài học trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 cơ bản
19 p | 112 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biên soạn và hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận và trắc nghiệm theo hướng phát triển năng lực, tư duy sáng tạo nhằm giúp các em học sinh trường THPT TP Điện Biên Phủ học tập tốt môn Lịch sử 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới
120 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học của học sinh khối 10 khi thay đổi hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến và ngược lại thông qua làm bài tập cá nhân phần Soạn thảo văn bản trong tiết học Bài tập thực hành tổng hợp – Tin học 10
26 p | 7 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
56 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy Getting Started
17 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy hứng thú cho học sinh trong dạy học phần Giáo dục pháp luật: môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
49 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tài khoản dạy và học thông qua hệ thống giáo dục nexta thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng - Đại số 10
33 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn