Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng E -learning vào dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10 -THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh
lượt xem 6
download
Nội dung nghiên cứu sáng kiến gồm có nghiên cứu tác động của bài giảng E -learning đến năng lực tự học môn Công nghệ của học sinh THPT; Quy trình soạn bài giảng E -learning trong dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT; Một số kỹ thuật soạn bài giảng E -learning trong dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT nhằm phát huy được năng lực tự học của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng E -learning vào dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10 -THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “ỨNG DỤNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP 10 -THPT GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH” (Chưong trình GDPT 2018) MÔN: CÔNG NGHỆ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “ỨNG DỤNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP 10 -THPT GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH” (Chưong trình GDPT 2018) MÔN: CÔNG NGHỆ Họ và tên: Nguyễn Hương Giang Tổ: Sinh- Công nghệ- GDQP-GDTC Sô điện thoại: 0976875678 Năm học 2022– 2023
- MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 1 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 1 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 V. ĐÓNG GÓP VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 2 PHẦN B. NỘI DUNG............................................................................................ 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 3 1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 3 1.1.1. E –learning .................................................................................................... 3 1.1.2. Phát triển năng lực tự học cho học sinh khi ứng dụng E -learning trong dạy học môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT ................................. 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 5 II. ỨNG DỤNG E -LEARNING VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP 10-THPT ...................................................... 7 2.1. Quy trình xây dựng bài giảng E -learning ....................................................... 7 2.2. Một số kỹ thuât soạn bài giảng E -learning trong vào dạy học môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh .......................................................................................................................... 15 2.2.1. Lựa chọn chủ đề bài học để xây dựng bài giảng E – Learning trong dạy học môn Công nghệ................................................................................................. 15 2.2.2. Khai thác, xử lí hình ảnh, âm thanh trong bài giảng E –learning ................. 16 2.2.3. Kỹ thuật tạo các tương tác của HS và giáo viên khi soạn bài giảng E - learning trên ISPRING ........................................................................................... 18 2.3. Các biện pháp quản lý học sinh khi ứng dụng bài giảng E -learning vào môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT....................................................... 20 2.3.1. Sử dụng các tính năng của phần mềm soạn giảng ....................................... 20 2.3.2. Hệ thống LMS ............................................................................................... 20 2.3.3. Phối kết hợp tất cả các kênh thương tác trực tiếp và trực tuyến để quản lý học sinh.................................................................................................................... 21 2.4. Minh họa xây dựng bài giảng E –learning ....................................................... 21
- III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ......................................................................... 31 3.1 Kết quả định tính ............................................................................................... 32 3.2. Kết quả định lượng ........................................................................................... 33 IV. SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT...................................................................................................................... 34 4.1. Mục đích khảo sát: .......................................................................................... 34 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 34 4.2.1. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 34 4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ...................................................... 34 4.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 34 4.4. Kết quả khảo sát ............................................................................................... 34 4.4.1 Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ...................................................... 34 4.4.2 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất............................................. 35 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 36 I. KẾT LUẬN......................................................................................................... 36 II. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 36 PHỤ LỤC
- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ NGUYÊN VĂN CNTT Công nghệ thông tin E E – Learning HS Học sinh GV Giáo viên PPDH Phương pháp dạy học DH Dạy học THPT Trung học phổ thông GDPT Giáo dục phổ thông PTDH Phương tiện dạy học TH Tự học NLTH Năng lực tự học
- PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, đòi hỏi ngành Giáo dục & đào tạo phải có sự thay đổi về chiến lược đào tạo con người. Mục tiêu cốt lõi của dạy học không còn chỉ chú trọng vào trau dồi kiến thức mà phải phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Muốn vậy bên cạnh đổi mới về nội dung dạy học thì đổi mới về phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu. Dạy học E -learning là một phương pháp giảng dạy đã được ứng dụng phổ biến trên thế giới. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối với internet đã làm nâng cao chất lượng dạy học bởi sự đa dạng và phong phú về nội dung, phương thức dạy và học, giúp thu hẹp khoảng cách về thời gian, không gian. Chương trình Công nghệ phổ thông 2018 được xây dựng tuân thủ theo quan điểm của chương trình GDPT tổng thể, trong đó dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh là tư tưởng chủ đạo. Điều này được quán triệt từ khung năng lực (NL) chung, NL đặc thù được hình thành đến nội dung, hình thức tổ chức dạy học. Các NL công nghệ được hình thành trong chương trình THPT gắn liền với lĩnh vực khoa học công nghệ và đời sống. Nên nguồn học liệu vô cùng sinh động, đa dạng và phong phú. Do vậy, ứng dụng E - Learning trong dạy học môn Công nghệ sẽ giúp giáo viên tổ chức được hoạt động DH một cách thuận lợi và hiệu quả. E - learning càng có ý nghĩa quan trọng khi góp phần đáp ứng nhu cầu tự học và học tập không ngừng nghỉ của con người hiện nay. Sự kết hợp với các ưu thế của dạy học truyền thống và ứng dụng E -learning chắc chắn sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng của dạy học môn Công nghệ. Tuy nhiên trên thực tế việc ứng dụng E-learning trong DH môn Công nghệ ở THPT nói chung và môn Công nghệ định hướng nông nghiệp vẫn đang là bài toán cần sự vào cuộc của tất cả các cấp liên quan, trong đó vai trò của GV giảng dạy là chủ chốt. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của môn Công nghệ định hướng nông nghiệp, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng E -learning vào dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10 -THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Ứng dụng E -learning vào dạy học môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10 -THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng bài giảng E -learning vào dạy học môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10 -THPT 1
- - Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT - Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng bài giảng E -learning vào dạy học môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu tác động của bài giảng E -learning đến năng lực tự học môn Công nghệ của học sinh THPT 2. Quy trình soạn bài giảng E -learning trong dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT 3. Một số kỹ thuật soạn bài giảng E -learning trong dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT nhằm phát huy được năng lực tự học của học sinh 4. Các biện pháp quản lý học sinh khi ứng dụng bài giảng E -learning 5. Thực nghiệm ứng dụng bài giảng E -learning vào dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT V. ĐÓNG GÓP VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xây dựng được quy trình và đóng góp một số kinh nghiệm soạn bài giảng E -learning vào dạy học Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học và giúp phát triển năng lực tự học công nghệ của học sinh. - Đóng góp tài liệu khoa học tin cậy nghiên cứu về ứng dụng E- Learning vào dạy học môn Công nghệ cho đồng nghiệp, cũng như các nhà quản lí giáo dục. 2
- PHẦN B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. E -learning * Khái niệm về E – Learning E -learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ được dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Trong dạy học E -learning, toàn bộ nội dung và hoạt động giảng dạy được giáo viên thể hiện qua bài giảng E – learning. Bài giảng E -learning chính là hình thức tổ chức bài giảng thông qua việc khai thác những thiết bị công nghệ tiêu biểu như máy tính, điện thoại, …qua môi trường internet để tiến hành giảng dạy cho học sinh. *Đặc điểm của E –learning + Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông + Loại hình đào tạo mà học sinh là chủ đạo + Loại hình đào tạo mang tính cá nhân hóa + E -learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do E có tính tương tác cao dựa trên công nghệ đa phương tiện, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. + Hiệu quả, tiết kiệm thời gian và là xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Với những ưu điểm nêu trên thì ứng dụng E -learning sẽ có nhiều thuận lợi, từ đó góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả dạy học. 1.1.2. Phát triển năng lực tự học cho học sinh khi ứng dụng E -learning trong dạy học môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT *Tự học và năng lực tự học Tự học là quá trình người học tự mình thực hiện việc học tập để chiếm lĩnh tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, những kinh nghiệm lịch sử xã hội qua đó hoàn thiện bản thân. Tự học có thể diễn ra cả ở trên lớp và ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình ban hành. Đó là một hoạt động mang tính tích cực, chủ động, tự giác nhằm đạt được mục tiêu học tập xác định của người học. Để hướng tới một xã hội học tập suốt đời thì TH được xem là chìa khóa mở ra cánh cửa ấy. Muốn vậy, bản thân mỗi người học phải có NLTH. Cấu trúc của năng lực tự học: 3
- Năng lực tự học Lập và điều Thực hiện kế Đánh giá và Xác định mục chỉnh kế điều chỉnh tiêu học tập hoạch học tập hoạch học tập việc học Để phát triển năng lực tự học của HS, GV cần xây dựng được các hoạt động giúp HS xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; Tự xác định được mục tiêu học tập; Lập kế hoạch học tập và nỗ lực phấn đấu để thực hiện kế hoạch học tập; Điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. * Ứng dụng bài giảng E -learning trong DH môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh Phát triển năng lực xác định mục tiêu học tập: Hiện nay các bài giảng E -learning về Công nghệ nằm ở rất nhiều các kênh khác nhau: các trang học tập trực tuyến của trường, sở hoặc các trang về giáo dục trực tuyến,... Chúng được sắp xếp thành danh mục với các chủ đề, nội dung, bài học rất phong phú đòi hỏi người học chủ động lựa chọn đơn vị kiến thức tài liệu liên quan đến kiến thức nền tảng, nhiệm vụ học tập hay công việc của mình. Từ đó dần hình thành cho các em năng lực xác định được mục tiêu học tập, đây là thành tố năng lực tiên quyết của năng lực tự học để giúp HS luôn chủ động khai thác kho tàng tri thức của nhân loại kịp thời đáp ứng nhu cầu của công việc hay cuộc sống. Phát triển năng lực lập và điều chỉnh kế hoạch học tập Các bài giảng E -learning có thể cho phép HS tự sắp xếp, điểu chỉnh quá trình học, kiểm soát tốc độ học, công cụ, địa điểm học cũng như khối lượng kiến thức. Để có thể học tập đạt hiệu quả buộc người học phải chủ động xác định các điều kiện học tập hiện tại: địa điểm học tập, thiết bị học tập, mạng, cách học riêng của bản thân, xác định nhiệm vụ học tập (kiến thức, kỹ năng cần đạt được) và lập thời gian biểu thực hiện qua việc lên danh mục các nội dung cần học, khối lượng và yêu cầu cần đạt được, sử dụng các phương pháp nhận thức phổ biến trong học tập, các phương án phụ, dự kiến khắc phục các trở ngại đột xuất…Trong quá trình học HS luôn phải điều chỉnh, khắc phục và lựa chọn cách thức tối ưu nhất để đạt được mục đích của bản thân. Phát triển NL thực thiện kế hoạch học tập: 4
- Nội dung các chủ đề trong chương trình Công nghệ GDPT 2018 gắn liền với thực tiễn, cần sự sinh động và phong phú từ kho tư liệu trên internet. Với sự hỗ trợ của công nghệ đa phương tiện, các bài giảng rất phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng như âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến cho học sinh sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức, là động lực thúc đẩy HS tìm ra được phương thức ưu việt nhất để thực hiện được kế hoạch học tập của mình. Cùng với phương pháp tư duy mới trong bài giảng, các em sẽ tự tìm ra nguồn tài liệu học tập phong phú, tự tìm ra cách thức ghi nhớ, củng cố, ôn luyện, lĩnh hội và mở rộng kiến thức mới phù hợp với thời đại số hóa. Bồi dưỡng NL đánh giá, điều chỉnh việc học: Nhờ hệ thống bài tập kiểm tra ngay trong bài giảng, kết hợp với sự tương tác trên các kênh trực tuyến HS có thể lượng giá ngay được kết quả học tập của bản thân một cách thường xuyên, khách quan, kịp thời và nhanh chóng, nhờ vậy sẽ kịp thời điều chỉnh cách thức, nhịp độ học tập của mình. Như vậy, E -learning có thể làm nâng cao chất lượng dạy học đồng thời hình thành, phát triển năng lực tự học của học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn Để tìm hiểu thực trạng ứng dụng E -learning vào giảng dạy môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận, chúng tôi tiến hành khảo sát 40 GV có tham gia giảng dạy môn Công nghệ và 400 HS lớp 10 trường THPT Phan Bội Châu, từ tháng 10/2021 đến tháng 4 năm 2023 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học để xử lí số liệu. Kết quả thu được như sau: *Học sinh STT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất hứng Không Hứng thú 1 Em có hứng thú với môn thú hứng thú học Công nghệ không? 16% 35% 49% Em có thường tự học môn Tùy từng Có Không Công nghệ hay không? điều kiện 2 5% 15% 80% Em có hay học bài môn Thi Rất ít Chưa bao Công nghệ bằng bài giảng thoảng 3 E -learning không? (1-2 lần) giờ (>2 lần) 6% 2% 92% 5
- Em có nhu cầu được học Ý kiến Không Có môn Công nghệ bằng bài khác 4 giảng E -learning không? 11% 75% 14 5 Không bị Chủ động Vì sao em muốn học bài Đổi mới gián đoạn sắp xếp kế môn Công nghệ bằng bài phương bài học khi hoạch học giảng E -learning pháp học gặp điều tập kiện bất lợi. 90% 92% 98% Nhìn chung học sinh chưa quan tâm đúng mực tới môn học Công nghệ, độ hứng thú với môn học chưa cao và các em học tập một cách thụ động. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nhắc tới phương pháp dạy học môn Công nghệ cần phải có sự đổi mới bắt kịp với sự phát triển chung của khoa học, công nghệ và tâm sinh lí của HS trong giai đoạn hiện nay. Có tới 92% số em HS tham gia khảo sát chưa bao giờ được tiếp cận với bài giảng E -learning trong môn Công nghệ. Trong khi đó, các em luôn có nhu cầu được đa dạng hóa phương pháp học tập, được chủ động trong kế hoạch học tập của HS rất cao. Có tới 75% HS mong muốn được học bài môn Công nghệ bằng bài giảng E -learning. Các em rất cần những bài giảng có hình thức mới lạ hấp dẫn, đồng thời có thể chủ động về thời gian để giảm tải lượng kiến thức học ở trên lớp. Đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp thời gian qua, E - learning sẽ giúp quá trình học tập của các em không bị gián đoạn. Nhu cầu được tiếp cận với các phương pháp học tập mới hiện đại của HS trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi nội dung và PPDH phải thay đổi, mới hơn, hấp dẫn hơn, cập nhật hơn để đáp ứng nhu cầu tự học mọi lúc, mọi nơi của các em. E -learning là một trong những sự lựa chọn tối ưu cho đến thời điểm hiện nay để đáp ứng nhu cầu này của các em học sinh. *Giáo viên: TTT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Việc ứng dụng E -learning Rất cần Cần Không cần vào giảng dạy môn Công thiết thiết thiết 1 nghệ có thực sự cần thiết hay không? 57,5% 42,5% 0% E -learning góp phần giúp Đồng Không Ý kiến HS tích cực và tự học môn 2. tình đồng tình khác Công nghệ? 75% 8% 17% 6
- Thầy (cô) có thường xuyên Thường Thỉnh Chưa bao 2 ứng dụng E -learning vào xuyên thoảng giờ giảng dạy hay không? 15% 70% 15% Nguyên nhân khiến E - Chưa Chưa learning còn chưa được ứng được Nguyên biết cách 3 dụng rộng rãi? tiếp cận nhân khác soạn nhiều 57,5% 32,5% 10% Đa số giáo viên đã nhận thấy được sự cần thiết của E -learning (100%) và là phương tiện giúp cho HS học tập tích cực trong quá trình học môn Công nghệ cũng như giúp phát triển năng lực tự học (75%). Tuy nhiên việc ứng dụng E - learning trong DH còn rất ít (70% GV được hỏi thỉnh thoảng sử dụng E, 15% chưa bao giờ ứng dụng E learning). Nguyên nhân chủ yếu là GV chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận (57,5%). Bên cạnh đó E-Learning là một phương tiện mới trong quá trình dạy học, đòi hỏi người xây dựng phải có trình độ về công nghệ thông tin nên số GV chưa biết cách soạn bài giảng E – Learning còn nhiều (32,5%). Với những kết quả nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn ở trên cho thấy việc nghiên cứu ứng dụng E -learning vào dạy học môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT nhằm phát huy năng lực tự học của HS là rất cần thiết. II. ỨNG DỤNG E -LEARNING VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP 10-THPT 2.1. Quy trình xây dựng bài giảng E -learning Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tiễn xây dựng bài giảng, chúng tôi lựa chọn quy trình xây dựng bài giảng E -learning như sau: Sơ đồ quy trình xây dựng bài giảng E -learning Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung dạy học - Giáo viên cần bám sát vào yêu cầu cần đạt chương trình giáo dục Công 7
- nghệ phổ thông 2018, mục tiêu DH của tổ chuyên môn kết hợp với tham khảo SGK để lựa chọn những nội dung kiến thức cơ bản nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học. - Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Bước 2: Xây dựng kho dữ liệu phục vụ bài giảng Bài giảng E -learning đòi hỏi biểu đạt nội dung bài học bằng hình ảnh cùng kỹ thuật DH đa dạng và sinh động, do vậy nguồn học liệu rất phong phú và đồ sộ: từ hình ảnh, âm thanh, các phần mềm hỗ trợ, word, exel, powerpoint,… hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, các phần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa video... Khi tiến hành, cần chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. Hình ảnh thư mục kho dữ liệu bài soạn E – learning Hình ảnh kho sữ liệu âm thanh Audio nguồn bài soạn E -learning 8
- Hình ảnh kho dữ liệu video nguồn bài soạn E -learning Ngoài ra các phần mềm soạn giảng hiện nay thường chưa được hoàn thiện, khi có một lỗi nhỏ nào đó trong các khâu kỹ thuật ở các slide đều có thể dẫn đến không xuất bản được và việc sửa lỗi rất khó. Nên giải pháp làm mới bài giảng từ kho học liệu sẵn có lại khá hữu ích, ít tốn kém thời gian hơn. Do vậy việc quản lí kho tài liệu này vô cùng quan trọng khi soạn bài giảng E -learning Bước 3: Xây dựng kịch bản Xây dựng bài giảng E -learning là xây dựng bài giảng để dạy học trực tuyến, bài giảng có khả năng tự động giảng cho HS và HS có khả năng tự kiểm tra đánh giá được kiến thức, kỹ năng và năng lực của mình. Do đó thiết kế bài giảng phải đạt được ba yêu cầu sau: Tự động giảng Xuất bản dạng Hệ thống tự động LMS, HTLM kiểm tra đánh giá • Đồng bộ về âm • Để có thể tải • Có hệ thống thanh, hình lên các trang câu hỏi, bài tập ảnh, tương tác dạy học trực để HS tự kiểm tuyến tra và đánh giá Ở bước này, cần thực hiện chi tiết và phải tuân thủ các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản, đảm bảo mục tiêu bài học (cả về mặt kiến thức và kỹ năng) và xây dựng theo tinh thần của chương trình GDPT tổng thể 2018 DH phát triển phẩm chất, năng lực. Dựa trên hướng dẫn về kế hoạch bài dạy công văn 5512, bài giảng chia làm 4 hoạt động chính: Mở đầu, hình thành kiến thức, tổng kết – đánh giá, mở rộng. Từ mỗi phần sẽ chuyển thể sang kịch bản số bằng các hoạt động tương ứng như sơ đồ sau: 9
- Hình thành Tổng kết, Mở đầu Mở rộng kiến thức đánh giá Khởi động Hoạt động 1 Tổng kết Trao đổi Giới thiệu bài Tương tác Đánh giá Kết bài Mục tiêu Hoạt động 2 Tài liệu Tương tác …. *Phần mở đầu: Giúp học sinh có có cái nhìn khái quát về bài giảng: Tên của bài học, GV giảng dạy, nhiệm vụ học tập, phần khởi động tạo tâm thế hứng khởi, đồng thời giúp HS ôn lại những kiến thức liên quan phục vụ cho bài học. Các slide ở phần mở đầu yêu cầu trình bày khoa học, súc tích. Để tạo sự gần gũi, thuyết phục đối với học sinh, trong slide giới thiệu GV nên đưa hình ảnh của mình vào. Hình ảnh về các slide trong phần mở đầu của bài giảng E – Learning * Phần hình thành kiến thức: Dựa vào khối lượng của nội dung kiến thức bài học GV sẽ chia nhỏ thành các đơn vị, mỗi đơn vị là một hoạt động, đi kèm với mỗi hoạt động GV nên có phần tương tác câu đố Qiz giúp HS chủ động thu nhận kiến thức. Các câu hỏi tương tác thường đơn giản mang tính gợi mở, kích thích sự tư duy hoặc khắc sâu kiến thức. 10
- Hình ảnh về các đơn vị kiến thức trong bài giảng E -learning Hình ảnh về câu hỏi tương tác trong bài giảng E -learning * Phần tổng kết: Đây chính là phần luyện tập và kết bài trong kế hoạch bài dạy theo công văn 5521. GV sẽ thiết kế bộ câu hỏi đánh giá kiểm tra kiến thức của HS thông qua các trò chơi Qiz sau đó tổng kết nội dung bài học. Hình ảnh các slide phần tổng kết 11
- * Phần mở rộng: Bao gồm các nội dung tổng kết, mở rộng bài học, hướng dẫn của GV sau khi HS học xong bài và giới thiệu về các tài liệu tham khảo, phần mềm hỗ trợ thực hiện bài giảng. Tuy nhiên, tùy vào nội dung bài học và sự sáng tạo của cá nhân, không nhất thiết các hoạt động đều phải tuân thủ theo sơ đồ trên, các hoạt động có thể thâm nhập và hoán vị làm thế nào để đạt được hiệu quả dạy học. Bước 4: Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản *Các phần mềm soạn giảng: Hiện nay các phần mềm phục vụ cho soạn bài giảng E -learning rất phong phú, sau đây chúng tôi xin giới thiệu môt số phần mềm đang được GV sử dụng rộng rãi. Tích hợp 13 Việt Tính năng Tên phần mềm vào hóa nổi bật Powerpoint 1 Adobe Presenter Tích hợp Xuất bản nội dụng sang HTML5 Không mà vẫn giữ nguyên bố cục, hiệu ứng. 2 Articulate Studio Tính năng Không Screencast. 3 Violet Độc lập Tích hợp với Google và Youtube Có giúp tìm kiếm chủ đề trực tuyến. 12
- 4 Lecture Maker Độc lập Xuất file nhiều định dạng, đồng Không bộ hóa với dữ liệu nhà trường. 5 iSpring Suite Tích hợp Đơn giản, dễ sử dụng Chia nhỏ bài Có giảng và gán giọng tường thuật cho từng phần. 6 Độc lập Dành cho bộ môn khối tự nhiên, công Novoasoft ScienceWord cụ copy các Không hình vẽ, đồ thị, sơ đồ, minh họa thí nghiệm 7 Avina Authoring Độc lập Sử dụng trí Có tuệ nhân tạo 8 Articulate Storyline Độc lập Đầy đủ tính năng soạn thảo E nhất hiện nay: chỉnh sửa video, tạo liên kết đường dẫn,… 13
- Nhìn chung các phần mềm trên đều có khá đầy đủ các tính năng để tạo bài giảng E. Tuy nhiên mỗi phần mềm sẽ phát huy một số ưu thế trong quá trình soạn giảng, thường thì các phần mềm độc lập với Powerpoit sẽ có những tính năng rất nổi trội, đặc biệt những phần mềm ra đời sau ví dụ như Storyline. Căn cứ vào trình độ công nghệ thông tin, mục tiêu của soạn bài giảng, thói quen, sở thích, điều kiện kinh tế mỗi GV sẽ chọn một phần mềm phù hợp. Hiện nay phần mềm Powerpoit đang được sử dụng rất phổ biến trong soạn bài giảng điện tử bởi những tính năng rất ưu việt. Do vậy việc lựa chọn các phần mềm soạn bài giảng E -learning được tích hợp vào trong Powerpoint sẽ giúp cho GV có nhiều thuận lợi hơn, ví dụ như phần mềm Adobe Presenter và Ispring suite. Các phần mềm này hầu như có đầy đủ tất cả các tính năng để soạn một bài giảng E -learning chất lượng, với bộ công cụ rất gần gũi, dễ sử dụng. Sau quá trình nghiên cứu, tham khảo đồng nghiệp chúng tôi lựa chọn phần mềm Ispring suite 10 để sử dụng và nhận thấy rất phù hợp với GV phổ thông. Giao diện soạn bài giảng E -learning bằng Ispring suite 10 tích hợp trên Powerpoint *Các phần mềm hỗ trợ: Các tệp âm thanh và hình ảnh tải từ các nguồn khác nhau và do GV tự ghi được gọi là tệp thô. Muốn đưa vào sử dụng trong bài giảng cần phải chỉnh sửa về nội dung, chất lượng, dung lượng. Có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ. Phần mềm chỉnh sửa video Phần mềm chỉnh sửa ảnh 14
- Phần mềm cắt hình ảnh Phần mềm chuyển đội định dang file video và file âm thanh Hình ảnh các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng E -learning Bước 5: Chạy thử chương trình và hoàn thiện Chạy thử chương trình, kiểm soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng. Sau đó đóng gói bài giảng theo định dạng phù hợp với mục đích yêu cầu. Kết thúc bước này ta đã có sản phẩm bài giảng trực tuyến. 2.2. Một số kỹ thuât soạn bài giảng E -learning trong vào dạy học môn Công nghệ định hướng nông nghiệp 10-THPT giúp phát triển năng lực tự học của học sinh 2.2.1. Lựa chọn chủ đề bài học để xây dựng bài giảng E – learning trong dạy học môn Công nghệ *Nguyên tắc lựa chọn: Với việc phân tích đặc điểm và ý nghĩa của E -learning và nghiên cứu chương trình GDPT môn Công nghệ 2018, lựa chọn được chủ đề bài học xây dưng bài giảng E -learning cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: + Các nội dung, mục tiêu trong bài giảng phải phù hợp với chương trình giáo dục môn Công nghê 2018. + Ưu tiên vào các bài có thể khai thác được nguồn học liệu phong phú và hiệu quả cũng như tạo sự mới là hấp dẫn khi sử dụng các kênh hình, kênh tiếng, các trò chơi tương tác. Hoặc một số bài mà điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được. + Hạn chế các chủ đề, nội dung bài học yêu cầu năng lực giải quyết vấn đề ở mức cao, năng lực hợp tác, kỹ năng thực hành,.. Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì tất cả các nội dung chủ đề DH đều có thể thực hiện E –learning. Tuy nhiên, khi GV và HS không tương tác trực tiếp, người GV dù giỏi đến đâu cũng không thể có kịch bản cho mọi tình huống thực tiễn xảy ra, đặc biệt những nội dung bài học đòi hỏi sự giao tiếp, tương tác trực tiếp, rèn luyện kỹ năng thực hành để phát huy năng lực giải quyết vấn đề và hợp tác của người học thì không được ưu tiên để lựa chọn dạy học E. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 17 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 25 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho học sinh lớp 12
32 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn