Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
lượt xem 9
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C" nhằm giúp giáo viên biết về đặc điểm tâm lí, tính cách của của học sinh tương đối đầy đủ qua việc tìm hiểu thông qua hồ sơ của học sinh, tư vấn cho các em cách điều chỉnh và quản lí cảm xúc không mặc cảm, tự ti về bản thân qua đó học sinh không bị kích động trong các tình huống, có khả năng kiểm soát được tinh thần khi căng thẳng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
- MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................1 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.................................................... 2 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng....................................................................2 2. Nội dung .......................................................................................................2 2.1. Giải pháp cũ thường làm........................................................................ 2 2.2. Giải pháp mới cải tiến............................................................................ 8 3.1. Hiệu quả kinh tế....................................................................................12 3.2. Hiệu quả xã hội.....................................................................................13 4. Điều kiện và khả năng áp dụng .................................................................. 14 4.1. Điều kiện áp dụng.................................................................................14 4.2. Khả năng áp dụng.................................................................................15 PHỤ LỤC............................................................................................................17 Giải pháp 1: Tìm hiểu, nắm bắt khả năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, ứng phó với căng thẳng của học sinh..................................................................... 17 Giải pháp 2: Học sinh nhận thức vai trò, ý nghĩa của việc điều chỉnh và quản lí cảm xúc; xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng.................................................. 23 Giải pháp 3: Giáo dục kỷ luật tích cực................................................................35 Giải pháp 4: Đổi mới các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. .............................................................................................................................43 1
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình đóng góp Ngày tháng Chức độ TT Họ và tên Nơi công tác vào việc năm sinh vụ chuyên tạo ra sáng môn kiến 1 Phạm Thị Hồng 12/02/1985 THPT Kim Sơn C GV Đại học 20 Hạnh 2 Lê Thị Nhung 06/06/1987 THPT Kim Sơn C GV Đại học 20 3 Nguyễn Thị Hồng 08/03/1985 THPT Kim Sơn C GV Thạc sỹ 20 Nhung 4 Trịnh Anh Tuấn 20/07/1985 THPT Kim Sơn C GV Thạc sỹ 20 5 Hoàng Thị Tư 03/01/1989 THPT Kim Sơn C GV Thạc sỹ 20 Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C. Lĩnh vực áp dụng: Quản lí. 2. Nội dung 2.1. Giải pháp cũ thường làm 2.1.1. Nội dung cơ bản - Giáo viên làm quen với lớp, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp: Giáo viên tìm hiểu về lớp, hoàn cảnh từng học sinh, qua hồ sơ của học sinh, chú ý các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như: gia đình khó khăn, ở xa, bố mẹ ly hôn, sức khỏe yếu, học sinh khuyết tật,… Giáo viên tìm hiểu về học lực, đạo đức của học sinh thông qua kết quả học tập trong học bạ của những năm học trước. Trong quá trình tìm hiểu giáo viên luôn đảm bảo: Tất cả các thông tin giáo viên ghi chép vào sổ cá nhân. Không 2
- để cho học sinh biết được việc giáo viên đã tìm hiểu và nắm rõ lai lịch từng học sinh, tránh việc một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhất là các học sinh có hạnh kiểm chưa được tốt cảm thấy áp lực, căng thẳng, lo sợ, e ngại, mất tự tin trước các bạn và trước các thầy cô. Khi biết hoàn cảnh đặc biệt của học sinh giáo viên vẫn đối xử bình đẳng với các em, không được quá phân biệt, coi các em là cá biệt, để các em có môi trường thân thiện, bình đẳng trong học tập và rèn luyện. Giáo viên yêu cầu học sinh tự viết sơ yếu lí lịch, hoàn cảnh theo mẫu để học sinh có thể bộc lộ tính cách của mình. MẪU PHIẾU SƠ YẾU LÍ LỊCH LỚP:…… STT Họ và Ngày Nơi ở Học Hạnh Số điện Hoàn cảnh tên sinh hiện lực kiểm thoại liên gia đình nay năm năm lạc trước trước 1 2 …. Từ việc tìm hiểu hoàn cảnh, lí lịch giáo viên nắm bắt những đặc điểm về tâm lí của học sinh. Thông qua các tiết sinh hoạt, chủ nhiệm đầu giờ, lồng ghép trong các tiết học giáo viên hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh điều chỉnh, quản lí cảm xúc ứng phó căng thẳng trong quá trình học tập, trong cuộc sống theo đặc điểm của học sinh mà giáo viên đã tìm hiểu. Đối với những trường hợp đặc biệt giáo viên gặp gỡ, trò chuyện tâm sự để các em thấy nhẹ nhàng trong việc thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập. - Giáo viên soạn thảo các nội quy, quy định về hành vi, ứng xử của học sinh: Giáo viên soạn thảo các nội quy, quy tắc cho lớp học phù hợp với quy định của ngành, của nhà trường và với điều kiện của lớp học. Sau đó, giáo viên in và gửi cho học sinh và phụ huynh tham khảo. Học sinh và phụ huynh có ý kiến phản hồi về những quy định do giáo viên đưa ra. Giáo viên tạo tinh thần thoải mái, thân thiện và hợp tác để học sinh và phụ huynh tích cực góp ý xây dựng các nội quy cho phù hợp, tránh việc góp ý qua loa, đối phó, né tránh. Bản dự thảo nội quy hầu hết là trắc nghiệm, học sinh chỉ cần tích vào ô đồng ý hay không đồng ý. Đặc biệt là phiếu lấy ý kiến không cần ghi tên của học sinh. Sau khi bản nội quy được xây dựng giáo viên yêu cầu tất cả học 3
- sinh phải thực hiện theo nội quy. Như vậy, học sinh sẽ điều chỉnh, quản lý cảm xúc của mình theo những quy định. BẢNG KHẢO SÁT QUY ĐỊNH, NỘI QUY Nội quy, quy tắc Đồng ý Không Ý kiến đóng góp đồng ý I. Nội quy học sinh 1. Lễ phép với thầy cô, hòa nhã tôn trọng bạn bè, tích cực giúp đỡ bạn trong học tập cũng như trong cuộc sống. 2. Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép của phụ huynh hoặc xác nhận của giáo viên chủ nhiệm. 3. Trước khi vào giờ học - Đầy đủ đồ dùng học tập. - Làm đầy đủ bài tập về nhà. - Đầu tóc, trang phục gọn gàng, nghiêm túc, đúng quy định của trường. - Giữ gìn vệ sinh lớp trong giờ học. 4. Trong giờ học - Trật tự, chú ý nghe giảng, có ý thức xây dựng bài. - Không được nói chuyện riêng, làm việc riêng, nói leo, ăn quà trong giờ học. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi giáo viên cho phép. - Không được phép ra ngoài. Trường hợp bất khả kháng muốn ra ngoài phải có sự đồng ý của giáo viên. - Trung thực trong tất cả các bài kiểm tra tại lớp. 4
- 5. Khi có trống báo vào tiết 5 phút, chưa có giáo viên đến tất cả học sinh ngồi tại chỗ giữ trật tự. Lớp trưởng báo cáo ban giám hiệu. II. Khen thưởng, kỉ luật 1. Khen thưởng - Học sinh chuyên cần. - Học sinh tích cực xây dựng bài. - Học sinh giúp bạn học tiến bộ. - Học sinh tiến bộ trong học tập. 2. Kỷ luật - Thường xuyên nghỉ học không có lý do: giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập, ghi chép bài, đặc biệt là kiểm tra bài tập và kiểm tra thường xuyên bài cũ để phục hồi kiến thức cho học sinh. - Thường xuyên nghỉ học nhưng có lý do: giáo viên phân công một, hai học sinh khá trong lớp giúp đỡ ghi chép bài, học bài cũ và làm bài tập. Bên cạnh đó, giáo viên cũng thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập, ghi chép bài và làm bài của học sinh. - Nếu học sinh vào lớp muộn thì bị giáo viên nhắc nhở. Nếu vi phạm 3 lần / tháng thì viết bản kiểm điểm và mời phụ huynh. - Thiếu đồ dùng học tập: Khiển trách trước tập thể lớp, yêu cầu bổ xung vào tiết học tiếp theo và vi phạm 2 lần/tuần viết bản cam kết. - Không làm bài tập về nhà và không chép bài đầy đủ. Tùy từng mức độ giáo viên có thể nhắc nhở yêu cầu học sinh làm bổ xung. Nếu lặp lại thường xuyên thì yêu cầu làm 5
- khối lượng bài tập gấp đôi, gấp ba và kết hợp giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh để xử lý. - Học sinh có thái độ sai trong giờ kiểm tra: + Lần 1: nhắc nhở + Lần 2 trở lên: Trừ điểm bài kiểm tra - Vi phạm các lỗi khác như: + Nói chuyện, làm việc riêng, trêu chọc bạn: giáo viên nhắc nhở, rút kinh nghiệm cho học sinh, trao đổi giáo viên chủ nhiệm. + Vô lễ với giáo viên, nói tục, chửi bậy: khiển trách và viết bản kiểm điểm xin chữ ký gia đình và giáo viên chủ nhiệm. + Đánh nhau, uống rượu gây rối trong giờ: giáo viên sẽ khiển trách kết hợp với nhà trường để xử lý. + Sử dụng điện thoại trong giờ: thu lại thông báo với giáo viên chủ nhiệm và gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi. - Giáo viên đánh giá theo dõi việc điều chỉnh và quản lý cảm xúc, khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh thông qua thái độ, hành vi với thầy cô và bạn bè, việc thực hiện các nội quy. Những cảm xúc được bộc lộ như vui, buồn, giận dữ hoặc những phản ứng thái quá, giáo viên đưa ra các biện pháp để học sinh ứng phó căng thẳng theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Ví dụ: Em phải….; Em cần…; Em không nên…; Em nên… Tức là những khuôn mẫu theo tài liệu, sách báo, Internet… kinh nghiệm sẵn có của giáo viên, lấy đó làm tiêu chí cho các em thực hiện. - Cung cấp cho học sinh những tài liệu, tình huống, mẩu chuyện, tấm gương… về điều chỉnh, quản lý cảm xúc để ứng phó với căng thẳng khi gặp phải những tình huống hay khó khăn trong cuộc sống. 6
- 2.1.2. Ưu điểm, nhược điểm * Ưu điểm - Giáo viên biết về đặc điểm tâm lí, tính cách của của học sinh tương đối đầy đủ qua việc tìm hiểu thông qua hồ sơ của học sinh, tư vấn cho các em cách điều chỉnh và quản lí cảm xúc không mặc cảm, tự ti về bản thân qua đó học sinh không bị kích động trong các tình huống, có khả năng kiểm soát được tinh thần khi căng thẳng. - Học sinh nghiêm túc thực hiện các nội quy, tuân thủ theo những quy định mà các em đã được tham gia một cách thoải mái, không bị gò ép, căng thẳng. Tự tin điều chỉnh và quản lý cảm xúc theo hướng tích cực không bị áp lực. - Học sinh biết được kết quả việc điều chỉnh hành vi qua của mình thông qua đánh giá của thầy cô thông qua xếp loại hạnh kiểm của tuần, tháng, học kì, năm học. - Học sinh có tinh thần hợp tác với giáo viên, ý thức tự rèn luyện để hình thành kĩ năng, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, chốt kiến thức quan trọng cho học sinh. Đồng thời, phát huy được vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy bộ môn tại lớp. * Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm thì những giải pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, ứng phó với căng thẳng theo phương pháp cũ còn bộc lộ những nhược điểm sau: - Học sinh chưa chủ động quản lý và kiểm soát cảm xúc của mình, giáo viên yêu cầu gì thì học sinh làm đó, quy định điều gì làm điều ấy, thực hiện đúng nội quy, kiềm chế để không bị hạ hạnh kiểm, khả năng vận dụng và ứng dụng trong thực tế để hình thành kĩ năng ứng phó với căng thẳng còn hạn chế, thụ động, không ổn định khi không có giáo viên định hướng. Học sinh chưa tự xác định được cảm xúc của mình, thậm chí không biết đó chính là dấu hiệu dẫn đến sự áp lực, căng thẳng. - Giáo viên cung cấp tài liệu, nên việc truy cập các nguồn tri thức (các câu truyện, sách, báo Internet…) của các em học sinh cho việc điều chỉnh và quản lí cảm xúc còn mờ nhạt dẫn đến việc điều chỉnh và quản lí cảm xúc, ứng phó với những căng thẳng chưa phong phú, linh hoạt. - Chủ yếu giáo viên định hướng, nên học sinh chưa biết xây dựng kế hoạch cho bản thân mình, phụ thuộc chủ yếu vào sự tư vấn của giáo viên. 7
- - Kênh chia sẻ hạn chế, các em không có nhiều cơ hội để chia sẻ, bộc lộ tâm tư, cảm xúc của mình mà chủ yếu dừng lại trong mối quan hệ hạn hẹp với giáo viên chủ nhiệm, hoặc giáo viên dạy bộ môn lớp đó. Những hạn chế trên làm cho việc rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, ứng phó với căng thẳng của học sinh chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chưa phát huy được năng lực tự có của học sinh. 2.2. Giải pháp mới cải tiến 2.2.1. Nội dung cơ bản * Xây dựng cơ sở lý luận Cuộc sống hiện đại với những guồng quay hối hả, các em học sinh đang sống trong một xã hội với xu thế toàn cầu hoá, mang lại cho các em rất nhiều cơ hội để phát triển toàn diện. Tuy nhiên các em lại đang đứng trước những khó khăn về mặt tâm lí, đặc biệt lứa tuổi THPT với nhiều thay đổi về tình cảm, cảm xúc. Hàng ngày các em phải đáp ứng rất nhiều các yêu cầu đặc biệt là yêu cầu học tập, rèn luyện. Những yêu cầu về cuộc sống đối với lứa tuổi này cũng cao hơn cần các em giải quyết độc lập và tự giác. Học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Kim Sơn C nói riêng không tránh khỏi những áp lực nặng nề tác động từ nhiều phía, làm cho các em cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, chán nản dẫn đến những cảm xúc tiêu cực mà các em không thể điều chỉnh mà kiểm soát được. Cảm xúc tiêu cực xuất hiện khá phổ biến ở tâm lý lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn phát triển về tâm, sinh lý, đặc biệt là học sinh THPT. Vì vậy, những cảm xúc này diễn ra khá tinh vi, phức tạp, khó nắm bắt nếu bản thân học sinh không biểu hiện ra nét mặt, hành động. Cảm xúc tiêu cực là những biểu hiện tâm lý của học sinh khi gặp phải những vấn đề trong cuộc sống, xã hội, nhà trường, quan hệ bạn bè tác động làm cho cảm xúc bị biến đổi theo hướng tiêu cực. Biểu hiện của cảm xúc tiêu cực được thể hiện ở nhiều mức độ, từ nhẹ rồi tăng dần đến mức độ cao. Cụ thể như lo lắng, sợ hãi, khiếp sợ, ghê tởm, khinh bỉ, giận dữ, đau khổ, xấu hổ, tủi nhục... Đó là những cung bậc cảm xúc xuất hiện khá nhanh ở lứa tuổi học sinh THPT khi có một sự tác động nào đó từ bên ngoài hoặc từ bạn bè cùng trang lứa và nó có sức lan tỏa khá nhanh đến hệ thần kinh khiến cho tâm lý của học sinh không ổn định dẫn đến những hành vi tiêu cực. Nếu không kiểm soát và giải tỏa được, cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến những hành vi xấu như nói tục, chửi thề, cãi cọ, cáu giận, bất mãn, bỏ học, hay nghỉ học không 8
- phép, thường xuyên vi phạm nội quy, có biểu hiện cãi lại thầy cô, người lớn tuổi, không nghe lời thầy cô và bè bạn, buồn chán, lo lắng, thất vọng, lơ là trong học tập, ngại giao tiếp với bạn bè, đôi khi tỏ ra bất cần, dễ bị lôi kéo vào những việc làm xấu điển hình như bạo lực học đường … Như thế, các mức độ hành vi xuất hiện khá nhiều ở đối tượng học sinh có cảm xúc tiêu cực diễn ra khá âm thầm, phức tạp. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vụ việc đáng tiếc xảy ra thường xuyên trong môi trường học đường. Khi học sinh xuất hiện các biểu hiện của cảm xúc tiêu cực trên sẽ dẫn đến những hệ quả xấu trong quá trình giáo dục các em. Việc kéo dài những hành vi tiêu cực sẽ dẫn đến việc học tập của các em trở nên chểnh mảng, lơ là, chất lượng thấp. Khi các hành vi được đẩy lên cao trào sẽ dẫn đến việc các em sẽ vi phạm đạo đức, mất đi động cơ học tập, thiếu niềm tin trong cuộc sống, mất phương hướng, dẫn đến bạo lực học đường và những vấn đề nghiệm trọng khác nữa. Qua giảng dạy và quản lí học sinh nhiều năm chúng tôi thấy được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề trên, vì vậy việc rèn luyện kỹ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành kĩ năng ứng phó với căng thẳng cho học sinh là rất cần thiết. * Xây dựng và triển khai thực hiện giải pháp Để nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C, chúng tôi đã thực hiện các giải pháp sau: Giải pháp 1: Tìm hiểu, nắm bắt khả năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, ứng phó với căng thẳng của học sinh. - Bước 1: Tìm hiểu khả năng nhận biết những biểu hiện căng thẳng của học sinh. - Bước 2: Tìm hiểu khả năng kiểm soát, làm chủ cảm xúc. - Bước 3: Tăng cường hoạt động của tổ tư vấn tâm lý của nhà trường (Nội dung cụ thể xem mô tả chi tiết trong phần phụ lục trang 17-23) 9
- Giải pháp 2: Học sinh nhận thức vai trò, ý nghĩa của việc điều chỉnh và quản lí cảm xúc; xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng. - Bước 1: Giúp học sinh nhận thức vai trò, ý nghĩa của cảm xúc trong cuộc sống và việc học tập. - Bước 2: Xác định động lực học tập. - Bước 3: Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản giúp học sinh điều chỉnh và quản lý tốt cảm xúc. (Nội dung cụ thể xem mô tả chi tiết trong phần phụ lục trang 23-35) Giải pháp 3: Giáo dục kỷ luật tích cực. - Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm xác định mục tiêu cần đạt được trong công tác giáo dục, rèn luyện học sinh theo phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực. - Bước 2: Giáo viên làm quen với lớp, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp. - Bước 3: Hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp kỉ luật trong nhà trường và lớp học. - Bước 4: Xây dựng hộp thư "Điều em muốn nói". (Nội dung cụ thể xem mô tả chi tiết trong phần phụ lục trang 36-43) Giải pháp 4: Đổi mới các giờ sinh hoạt lớp và và các hoạt động ngoài giờ lên lớp (Kế hoạch bài dạy minh hoạ). Tiết sinh hoạt lớp là một tiết học làm người, giúp các em hình thành phẩm chất, rèn luyện đạo đức, điểu chỉnh cảm xúc, hành vi của bản thân... Giáo viên chủ nhiệm không nên lạm dụng tiết sinh họat lớp để khiển trách, la rầy học sinh. Ngoài việc thông báo những công việc của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chúng tôi đã tận dụng tiết sinh họat chủ nhiệm để giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, giúp các em hình thành, điều chỉnh cảm xúc của bản thân, từ đó giúp các em ứng phó được với những căng thẳng trong học tập, cuộc sống, để các em điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng tích cực hơn. (Nội dung cụ thể xem mô tả chi tiết trong phần phụ lục trang 43-50) 2.2.2. Tính mới và sáng tạo của các giải pháp: - Tìm hiểu, nắm bắt khả năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, ứng phó với căng thẳng của học sinh, tạo sự kết nối giữa học sinh và gia đình, nhà trường. - Giúp học sinh tích cực, chủ động giải quyết các tình huống trong cuộc sống, giải tỏa các áp lực, căng thẳng. 10
- - Tạo động lực tích cực trong học tập cho học sinh một cách chủ động, làm tăng chất lượng giáo dục. - Tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý học đường, giúp các em tin tưởng, yêu thích trường học, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn trường học. - Định hướng để GV và HS nắm bắt được các cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT trường Kim Sơn C, đồng thời đánh giá được hậu quả của những cảm xúc tiêu cực mang lại trong cuộc sống ở lứa tuổi học sinh THPT. - Điều tra thấy được những nhân tố môi trường tác động tới việc tạo nên những cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT. - Từ đó cũng đưa ra những giải pháp từ các nhân tố đó để góp phần giải tỏa các cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT. Trong đó quan trọng nhất bản thân các em vẫn đóng vai trò chủ thể. Về phía nhà trường bên cạnh việc dạy chữ, trang bị tri thức cần chú trọng việc bồi dưỡng kĩ năng sống qua những hoạt động đa dạng, phong phú, tạo nên những mối quan hệ trên cơ sở đồng cảm, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau giữa thầy và trò, giữa bạn bè với nhau. - Giải pháp giáo dục kỷ luật tích cực giúp học sinh hiểu ra rằng giáo dục, ứng xử tích cực có tác động tích cực đối với học sinh, giáo viên và cả gia đình, nhà trường cững như cộng đồng xã hội. Đối với học sinh: Giáo dục kỷ luật tích cực giúp các em trưởng thành trong tình yêu thương, sự tôn trọng, nuôi dưỡng chứ không phải trong nỗi “khiếp sợ” với những hình phạt, kỷ luật hay chì chiết. Ứng xử tích cực sẽ khiến học sinh thấy tự tin trước đám đông, tích cực, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ học tập và giáo dục, do đó mà phát huy đựơc khả năng của bản thân. Điều quan trọng là, các em thêm nhiều cơ hội để chia sẻ với thầy cô và bạn học, cảm nhận đựơc giá trị của mình vì thấy mình đựơc người khác quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến. Từ đó các em có những hành vi và thái độ ứng xử tích cực đối với các tình huống căng thẳng trong học tập, trong cuộc sống, trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô . Đối với giáo viên: Ứng xử tích cực sẽ giúp học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật, nhờ đó giảm đựơc áp lực quản lý lớp học, được học sinh tin tưởng, tôn trọng. Chính trong mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh mà môi trường tâm lí trong dạy học và giáo 11
- dục được cải thiện, hiệu quả các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức sẽ cao hơn. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu dạy học và từng bước nâng cao chất lượng của dạy học và giáo dục trong nhà trường. Giờ sinh hoạt lớp không còn là những giờ căng thẳng vì lời trách móc, phê bình nặng nề về những lỗi vi phạm của học sinh nữa, thay vào đó là những giờ sinh hoạt mang lại cho các em niềm vui, giải tỏa được những căng thẳng, áp lực, giúp các em hình thành được những cảm xúc tích cực. Từ đó, qua giờ sinh hoạt tăng cường sự đoàn kết, gắn bó chia sẻ cùng nhau để thấu hiểu nhau hơn của các thành viên trong tập thể lớp học. Tạo động lực cho những giờ học tiếp theo, để các em cảm nhận được rằng mỗi ngày đến trường là một ngày vui, mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế - Trong quá trình dạy học và quản lí học sinh bản thân mỗi giáo viên đều ý thức được mục tiêu của nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên khi thực hiện, giáo viên còn nhiều vướng mắc như: Giáo viên tập trung rất nhiều thời gian và công sức cho việc giáo dục học sinh, đặc biệt đối với học sinh cá biệt, học sinh không điều chỉnh và quản lí được cảm xúc, dẫn đến căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh đòi bỏ học, hành động thiếu kiểm soát... Khi áp dụng các giải pháp trên, vấn đề nhận thức của các em, cũng như việc xử lí một số tình huống gây áp lực của học sinh đã có cải thiện rõ rệt. Học sinh cảm thấy thực sự gần gũi, giảm hẳn các hành vi chống đối giáo viên. Giáo viên không mất quá nhiều thời gian để xử lí những hành vi thiếu kiểm soát do áp lực, căng thẳng trong quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường và cuộc sống gia đình, xã hội đem lại. - Nếu giáo viên có kế hoạch chi tiết, có định hướng phù hợp để các em hình thành kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, ứng phó với căng thẳng cho công tác giảng dạy, quản lí ngay từ đầu năm học thì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc như: + Hiệu quả giờ dạy được nâng cao: học sinh tự giác, chủ động, tích cực trong học tập và đạt kết quả học tập tốt. + Không khí giờ học trở nên thoải mái, thân thiện, vui vẻ, cả giáo viên và học sinh đều hăng say, tích cực, học sinh quý mến, nể trọng thầy cô. 12
- + Tránh được những xung đột không đáng có giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm, không làm lãng phí thời gian của phụ huynh học sinh với giáo viên và nhà trường. Như vậy thời gian hoạt động của các em học sinh ở nhà trường, ở trên lớp sẽ trở nên rất thân thiện, đáp ứng mục tiêu “trường học thân thiện, học sinh tích cực“. 3.2. Hiệu quả xã hội - Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh đem lại: + Hành vi: Đâm chồi những thái độ, hành vi tích cực. Học sinh xây dựng được cho mình những hình ảnh đẹp của bản thân bởi những hành vi đúng mực và khéo léo. + Nhận thức: Tự giác điều chỉnh, quản lí cảm xúc “len lỏi” vào tiềm thức nhờ đó tạo khả năng ứng phó khi gặp căng thẳng, áp lực một cách tuyệt vời. Đây là kĩ năng quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. + Nhân văn: Học sinh đúc kết được những giá trị bản thân, biết tôn trọng, yêu thương cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. - Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc sẽ tạo cho học sinh sự kiên trì trên con đường chinh phục kiến thức từ đó giúp bản thân các em có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập, rèn luyện. Có như vậy các em mới hoàn thiện bản thân thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Thực sự là người có phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ”. - Tạo sự gắn kết thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với phụ huynh, học sinh với học sinh, sự gắn bó quan tâm giữa cha mẹ với các con. - Tạo môi trường học tập, rèn luyện hiệu quả, hữu ích, phong phú. - Học sinh hình thành nhóm kỹ năng cơ bản: kỹ năng kiềm chế cảm xúc; kỹ năng kiểm soát cảm xúc; kỹ năng quản lí cảm xúc; kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng ứng phó với stress, kĩ năng giải toả stress… - Học sinh biết thực hiện kế hoạch rèn luyện, biết vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đề ra. Biết tự điều chỉnh và quản lí cảm xúc, ứng phó với căng thẳng của mình trong các tình huống để trở thành người hữu ích cho xã hội. 13
- 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng - Giáo viên: Cần phải gần gũi, yêu thương học sinh, khuyến khích tinh thần học tập, rèn luyện của học sinh một cách kịp thời, tạo cơ hội cho học sinh có khả năng điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực. Tạo môi trường học tập và rèn luyện thân thiện, kịp thời khen thưởng với những hành vi tích cực, kỉ luật tích cực với những hành vi vi phạm, chưa tốt. Muốn làm được điều đó cần phải có các yếu tố sau: + Mỗi thầy cô phải là tấm gương đạo đức để học sinh noi theo, tác phong đĩnh đạc, lời nói, điệu bộ, cử chỉ phải chuẩn mực, tôn trọng học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp. + Xử lí mọi tình huống phải khéo léo, linh hoạt, tránh sự mất bình tĩnh, nóng nảy, xúc phạm, mạt sát, tránh xúc phạm đến thân thể học sinh. + Không quá đề cao cái tôi, không chủ quan, áp đặt học sinh, biết tự kiểm điểm, tự rút kinh nghiệm cho cái sai lầm của bản thân. + Luôn giữ cái tâm thật sáng, tất cả vì mục tiêu giáo dục con người là chính, luôn cho học sinh một cơ hội để sửa sai, để hoàn thiện. + Nhiệt tình, chịu khó, tâm huyết của mỗi giáo viên để có thể tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện từng học sinh trong lớp. + Được sự ủng hộ của đồng nghiệp, nhà trường và phụ huynh trong suốt quá trình thực hiện. - Học sinh: Cần biết hợp tác, chia sẻ những khó khăn căng thẳng của mình với thầy cô, bạn bè, bố mẹ những người các em tin tưởng. Nghiêm túc tích cực nhìn nhận cảm xúc của mình, biết chịu trách nhiệm với những sai lầm của bản thân. - Gia đình luôn quan tâm, gần gũi nắm bắt kịp thời những biểu hiện tâm lí cảm xúc, sẻ chia tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các em, giải quyết những khúc mắc, trạng thái căng thẳng của các em theo hướng tích cực. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện của các em. Học sinh cần biết tự thể hiện, tham gia quá trình làm việc nhóm, biết tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân và biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn. Để hình thành và vận dụng hiệu quả kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, ứng phó căng thẳng đạt hiệu quả cao, học sinh cần nắm được các kĩ năng thông dụng, cơ bản bao gồm: kỹ năng kiềm chế cảm xúc; kỹ năng kiểm soát cảm xúc; kỹ năng quản lí cảm xúc; kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng ứng phó với stress, kĩ năng giải toả stress… 14
- Cần biết xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học, lên kế hoạch tự học; Xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản thuộc mỗi nội dung hay chủ đề; Hệ thống hoá kiến thức. - Đối với gia đình: là nơi gần gũi với các em nhất, việc biết cách dạy con của cha mẹ đóng góp một phần quan trọng cho thành công. Gia đình cần dành nhiều thời gian quan sát tâm tư, nguyện vọng của các con, tạo điều kiện về vật chất, phương tiện và môi trường học tập tin cậy để các con phát triển toàn diện. 4.2. Khả năng áp dụng Điều chỉnh và quản lí cảm xúc, ứng phó căng thẳng là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với thanh thiếu niên trong xã hội hiện đại nói chung, lứa tuổi học sinh THPT nói riêng. Nhờ những kỹ năng sống cần thiết này mà các em có thể trau dồi được những kỹ năng tốt để ứng xử và hòa nhập với thế giới muôn màu. Tạo môi trường thân thiện, phát huy tính sáng tạo, giảm áp lực, không xảy ra những sự việc đáng buồn, ngoài tầm kiểm soát mà nguyên nhân do không điều chỉnh và quản lí được cảm xúc tạo ra sự căng thẳng. Nội dung của sáng kiến mà chúng tôi biên soạn ở trên dựa trên các nghiên cứu về luật giáo dục, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên đã được tập huấn, các tài liệu về tâm lí học lứa tuổi, tâm lí sư phạm,... và đặc biệt từ chính những trải nghiệm của chúng tôi sau những năm giảng dạy trên lớp và quản lí học sinh. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là giáo dục tri thức kết hợp với giáo dục đạo đức trong nhà trường, giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất về học thức, nhân cách và bản lĩnh, vững vàng bước chân vào đời. Vì mục đích tốt đẹp ấy, chúng tôi đã dồn rất nhiều tâm huyết cho bản sáng kiến này. Chính vì những lí do trên, chúng tôi tin tưởng sáng kiến của chúng tôi chắc chắn sẽ có khả năng áp dụng rất tốt ở nhiều lớp học, nhiều nhà trường và nhiều khu vực. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 15
- Kim Sơn, ngày 4 tháng 5 năm 2021 Xác nhận của lãnh đạo đơn vị Người nộp đơn Phạm Thị Hồng Hạnh Lê Thị Nhung Nguyễn Thị Hồng Nhung Trịnh Anh Tuấn Hoàng Thị Tư 16
- PHỤ LỤC Giải pháp 1: Tìm hiểu, nắm bắt khả năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, ứng phó với căng thẳng của học sinh. Bước 1: Tìm hiểu khả năng nhận biết những biểu hiện căng thẳng của học sinh. Để có thể điều chỉnh và quản lý cảm xúc, ứng phó với căng thẳng, trước tiên phải giúp các em nhận biết được những biểu hiện của sự căng thẳng. Đôi khi chính các em không biết mình đang trải qua cảm xúc đó. Các phản ứng thường mang tính chất bản năng, thiếu sự suy xét, không kiềm chế được bản thân. Các phản ứng tiêu cực lặp đi lặp lại khi các em gặp trường hợp tương tự, trở thành một thói quen, một phản xạ tiêu cực. Chính vì vậy, trước tiên, chúng tôi muốn giúp học sinh nhận biết những biểu hiện của sự căng thẳng. Khi xác định được các phản ứng cảm xúc thường gặp, các em sẽ hiểu rõ hơn về chính bản thân mình, để có thể điều chỉnh và quản lý cảm xúc khi gặp các tình huống tương tự. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh trường THPT Kim Sơn C còn có những hạn chế trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử và trong cách kiểm soát cảm xúc của mình như: - Vui, buồn đều rất bộc phát. - Dễ tức giận. - Nhanh nản, buông xuôi, từ bỏ… Qua đó chúng tôi đã làm khảo sát nhận thức của học sinh về việc nhận biết những biểu hiện của sự căng thẳng đối với học sinh khối 11, 12 trong trường THPT Kim Sơn C. Kết quả cho thấy, các em thường không nhận biết được các biểu hiện của việc bản thân mình bị cẳng thẳng. Khi các tình huống xảy ra, các em phản ứng đều theo bản năng, không có sự suy xét, cũng không có sự nhìn nhận lại sự việc để rút kinh nghiệm. Chính thói quen chưa tốt này đã dẫn đến nhiều cách cư xử khi gặp phải tình huống căng thẳng không lịch sự, kém duyên, thậm chí có ảnh hưởng không tốt, không chỉ với bản thân các em mà với cả mối quan hệ với bạn bè, thầy cô trong nhà trường. Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi cũng đã cho học sinh hoàn thiện một bảng nhận diện về cảm xúc khi căng thẳng, như sau: Biểu hiện của cảm xúc khi căng thẳng Biểu hiện Các dấu hiệu cảm xúc Sợ hãi Lo lắng Giận dữ (tức giận) 17
- Buồn bã Hy vọng Các dấu hiệu sinh lý của cơ thể Đau đầu, tức ngực, khó thở, thở nhanh, hồi hộp, tim đập nhanh và mạnh, toát mồ hôi... Phủ nhận cảm xúc khi căng thẳng Muốn khóc, chạy trốn, hung hăng hơn, đánh cả người thân và bạn bè, la hét, đập phá… Các dấu hiệu về hành vi Nổi khùng, có những lời nói xúc phạm người khác, ngại tiếp xúc với người khác, nói nhiều, uống rượu, hút thuốc lá, phản ứng chậm chạp, phá phách, gây sự, đi lang thang, tự gây thương tích,... Để giúp các em có thể nhận biết được các biểu hiện của việc bị căng thẳng, nhóm sáng kiến chúng tôi đã lồng ghép thông qua các giờ sinh hoạt của lớp cũng như lồng ghép trong các bài giảng của bộ môn như môn Hóa, môn Địa lí khi làm bài tập thực hành hay môn Sử khi rút ra bài học kinh nghiệm, môn Công dân khi xử lý tình huống… Bước 2: Tìm hiểu khả năng kiểm soát, làm chủ cảm xúc. Để tìm hiểu thực tế biểu hiện các cảm xúc của học sinh. Nhóm sáng kiến chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ở 2 khối lớp 11, 12 với những tiêu chí cảm xúc khác nhau: Khối 12 điều tra, quan sát, trò chuyện, trao đổi, thống kê…với học sinh, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn ở ba cảm xúc cụ thể là tức giận, sợ hãi, căng thẳng. Kết quả như sau: Ý kiến tự đánh giá của học sinh: (Kết quả khảo sát ở học sinh khối 12 với tổng số 245 học sinh) Loại cảm xúc Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Mức độ (Mức độ thi (Không bao thường thoảng) giờ) 18
- xuyên) Căng thẳng 41 16,7 200 81,6 4 1,7 Sợ hãi 20 8,2 185 75,5 40 16,3 Tức giận 15 6,1 215 87,8 15 6,1 Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm khối 12 cho rằng khoảng 90% học sinh đều có biểu hiện cảm xúc lo lắng, cảm xúc sợ hãi khoảng 80%, cảm xúc tức giận 85 %. Điều tra về môi trường tác động đến cảm xúc của học sinh: Nhóm sáng kiến phát phiếu điều tra cho HS khối 12 xác định môi trường tác động đến các cảm xúc của HS với kết quả như sau: môi trường gia đình (100% chọn), nhà trường - lớp học (100% chọn), ngoài xã hội (30% chọn) Khối 11: Học sinh tự đánh giá mức độ trầm cảm do căng thẳng đem lại, và mức độ kiềm chế cảm xúc với Thang đánh giá trầm cảm thanh niên (RADS 10 – 20) theo mẫu dưới đây: Họ và tên:.........................................Lớp.................................. Dưới đây là những biểu hiện tâm lý thường thấy. Hãy đọc từng câu. Sau đó khoanh tròn vào một chữ số thích hợp biểu thị đúng nhất trạng thái tâm lý của em. Hầu hết Phần Hầu như Thỉnh hoặc tất STT Những biểu hiện tâm lý lớn thời không thoảng cả thời gian gian 1 Tôi cảm thấy hạnh phúc 0 1 2 3 2 Tôi thấy lo lắng về chuyện 0 1 2 3 học 3 Tôi cảm thấy cô đơn 0 1 2 3 4 Tôi cảm thấy cha mẹ không 0 1 2 3 thích tôi 5 Tôi thấy mình là người quan 0 1 2 3 trọng 6 Tôi muốn xa lánh, trốn tránh 0 1 2 3 mọi người 7 Tôi cảm thấy buồn chán 0 1 2 3 8 Tôi cảm thấy muốn khóc 0 1 2 3 9 Tôi cảm thấy chẳng ai quan 0 1 2 3 tâm đến tôi 10 Tôi thích cười đùa với mọi 0 1 2 3 người 19
- 11 Tôi cảm thấy cơ thể rệu rã, 0 1 2 3 thiếu sinh lực 12 Tôi có cảm giác mình được 0 1 2 3 yêu quý 13 Tôi cảm thấy giống như kẻ bỏ 0 1 2 3 chạy 14 Tôi cảm thấy mình đang tự 0 1 2 3 làm khổ mình 15 Tôi cảm thấy những người 0 1 2 3 khác không thích tôi 16 Tôi cảm thấy bực bội 0 1 2 3 17 Tôi cảm thấy cuộc sống bất 0 1 2 3 công với tôi 18 Tôi cảm thấy mệt mỏi 0 1 2 3 19 Tôi cảm thấy mình là một 0 1 2 3 người tồi tệ 20 Tôi cảm thấy mình là kẻ vô 0 1 2 3 tích sự 21 Tôi thấy mình là kẻ đáng 0 1 2 3 thương 22 Tôi thấy phát điên lên về mọi 0 1 2 3 thứ 23 Tôi thích trò chuyện với mọi 0 1 2 3 người 24 Tôi trằn trọc khó ngủ (hoặc 0 1 2 3 tôi thấy mình ngủ nhiều) 25 Tôi thích vui đùa 0 1 2 3 26 Tôi cảm thấy lo lắng 0 1 2 3 27 Tôi có cảm giác như bị đau dạ 0 1 2 3 dày 28 Tôi cảm thấy cuộc sống tẻ 0 1 2 3 nhạt, vô vị 29 Tôi ăn thấy ngon miệng 0 1 2 3 30 Tôi thất vọng, không muốn 0 1 2 3 làm gì cả GVCN hướng dẫn chấm điểm. Thang đánh giá trầm cảm thanh niên (RADS 10 – 20) là thang tự đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trần cảm do William M. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn