intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:57

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2" có thể coi là nguồn tư liệu hữu ích cho giáo viên trong quá trình giảng dạy môn Địa lí, tùy theo từng nội dung bài học mà giáo viên xây dựng và lựa chọn các công cụ đánh giá phù hợp để đạt được mục tiêu của bài học. Thông qua kết quả đánh giá, giáo viên tự điều chỉnh quá trình dạy học của mình cũng như đổi mới về phương pháp dạy học để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2

  1. 1 MỤC LỤC 1. Tên sáng kiến: ..............................................................................................3 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: .....................................................3 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): ..........................................................3 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:............................................................3 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:.........................................4 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:..............................................................5 7. Nội dung:......................................................................................................5 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến...............................................5 7.1.1.Tên sáng kiến………………………………………………………5 7.1.2. Nội dung giải pháp.........................................................................6 7.1.2.1. Câu hỏi và bài tập:......................................................................6 7.1.2.2. Bảng kiểm...................................................................................11 7.1.2.3. Phiếu đánh giá Rubic.................................................................. .16 7.1.2.4. Thang đo.......................................................................................20 7.1.3. Các bước tiến hành:.......................................................................23 7.1.4. Kết quả khi thực hiện giải pháp...................................................31 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến...........................................34 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến……………………..34 Phụ lục 1:………………………………………………………………………37 Phụ lục 2:………………………………………………………………………41 Phụ lục 3: ……………………………………………………………………   42 Phụ lục 4:............................................................................................................43 Phụ lục 5:............................................................................................................49 Phụ lục 6:............................................................................................................52 Phụ lục 7:............................................................................................................53
  2. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ THPT Trung học phổ thông HS Học sinh SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên KT Kiến thức KN Kĩ năng NL Năng lực KHBD Kế hoạch bài dạy PPDH Phương pháp dạy học KTĐG Kiểm tra đánh giá SL Số lượng
  3. 3 Phụ lục II CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI  PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC  HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến:  Giải  pháp thực hiện  một số  công cụ  đánh giá theo   hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí   ở trườngTHPT Lạng Giang số 2 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 9/2021 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, nhằm   kiểm tra khả  năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của học sinh, là một dịp để  học sinh thể  hiện những khả  năng, phẩm chất và rèn luyện kỹ  năng. Kết quả  kiểm tra đánh giá là một kênh thông tin quan trọng để giáo viên nắm bắt thực tế  kết quả  học tập của học sinh, từ đó có những điều chỉnh kịp thời về  nội dung,   phương pháp giảng dạy. Trước khi áp dụng giải pháp hoạt động kiểm tra đánh giá trong thường   được tiến hành đánh giá chủ  yếu qua điểm số  đã dẫn đến HS học tập thiên về  ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức vào thực tiễn . Hoạt động kiểm tra đánh  giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm  thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các công cụ đánh giá chưa được GV  sử  dụng nhiều trong dạy học vì vậy  HS  không được  chủ  động tham gia hoạt  động tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, HS không có nhiều cơ hội được bày tỏ  ý  kiến, quan điểm, tham gia  phản biện, khẳng định bản thân.  Quá trình đánh giá  chủ yếu do GV thực hiện. 
  4. 4          5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Việc đổi mới kiểm tra đánh giá không phải nội dung mới. Trong các năm  học trước sở  GD & ĐT Bắc Giang cũng đã có nhiều đợt tập huấn về  nội dung   này. Bản thân tôi là tổ trưởng chuyên môn đã được trực tiếp tham gia các đợt tập   huấn về đổi mới PPDH và KTĐG, qua các đợt tập huấn tôi đã được tiếp cận các  nội dung về  đổi mới trong đó có đổi mới về  kiểm tra đánh giá theo định hướng   phát triển năng lực học sinh. Tinh thần và nội dung đổi mới về kiểm tra đánh giá  đã được tôi lĩnh hội và tập huấn lại cho GV trong nhóm chuyên môn  để  thực  hiện trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Lạng Giang số  2. Năm học   2020­2021 sau khi được tập huấn nội dung bồi dưỡng mô   đun  3, bản thân tôi  nhận thấy nội dung trong mô đun rất bổ ích và thiết thực với cả giáo viên và học  sinh. Các công cụ đánh giá đa dạng phù hợp với đặc thù bộ môn Địa lí. Nội dung   bồi dưỡng mô đun 3 đã hoàn thành, các thầy cô dạy môn Địa lí đã có thời gian   học tập và bồi dưỡng. Để đánh giá việc thực hiện từ cơ sở lí luận vào thực tiễn,   ngay từ đầu năm học 2021­2022 tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của một số giáo   viên dạy môn Địa lí tại các trường THPT trên địa bàn huyện Lạng Giang và một   số GV ở trường khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Kết quả khảo sát giáo viên thường sử dụng một số công cụ đánh giá theo hướng  phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí  Công cụ  Mức độ sử dụng đánh giá Rất thường  Thường  Thỉnh  Không sử  xuyên Xuyên thoảng dụng Câu hỏi và  13 2 bài tập Bảng kiểm 2 13 Phiếu đánh  4 6 5 giá rubric Thang đo 11 4
  5. 5  Qua kết quả khảo sát cho thấy, công cụ  đánh giá được giáo viên sử  dụng   nhiều nhất trong kiểm tra đánh giá là câu hỏi và bài tập. Đây cũng là công cụ phổ  biến nhất trong dạy và học môn Địa lí. Tuy nhiên bên cạnh đó các công cụ đánh   giá như: Bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí( phiếu đánh giá rubric) và thang  đo chưa được giáo viên sử dụng nhiều trong giảng dạy. Vì vậy trước thực trạng  trên cá nhân tôi mong muốn nội dung mô đun 3 được áp dụng rộng rãi trong giảng  dạy môn Địa lí hơn, nhất là trước thềm chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình  giáo dục phổ thông mới 2018. Từ những nội dung được bồi dưỡng trong mô đun  3, tôi đã mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Giải  pháp thực hiện  một số  công cụ  đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học   môn Địa lí ở trường THPT Lạng Giang số 2”. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến ­ Giải pháp có thể coi là nguồn tư liệu hữu ích cho giáo viên trong  quá trình  giảng dạy môn Địa lí, tùy theo từng nội dung bài học mà giáo viên xây dựng và   lựa chọn các công cụ đánh giá phù hợp để đạt được mục tiêu của bài học. Thông  qua kết quả đánh giá, GV tự điều chỉnh quá trình dạy học của mình cũng như đổi   mới về PPDH để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. ­ Thông qua các công cụ  đánh giá, HS được trực tiếp tham gia tự  đánh giá  kết quả  học tập và rèn luyện của chính mình, đồng thời các em còn được tham   gia vào việc đánh giá đồng đẳng kết hợp với nhận xét và đánh giá của GV sẽ  giúp HS: + Nhận ra khả năng của mình đang ở mức độ nào để HS tự điều chỉnh việc   học tập của bản thân.
  6. 6 + HS liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm  nào để HS khắc phục các hạn chế đó. + HS hứng thú hơn đối với các hoạt động học tập, tự học và rèn luyện kiến  thức, kĩ năng Địa lí, đoàn kết, tự tin bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình trong  học tập. ­ Đánh giá kết quả học tập là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy   học, đổi mới cách thức tổ  chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý. Nếu thực  hiện việc đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển phẩm chất, năng   lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực và hiệu quả. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp 7.1.1. Tên sáng kiến:  Giải  pháp thực hiện  một số  công cụ  đánh giá theo  hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở  trường THPT Lạng Giang số 2 7.1.2. Nội dung: Một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm  chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí 7.1.2.1. Câu hỏi và bài tập Câu hỏi và bài tập là công cụ đánh giá mà trong đó HS trả lời câu hỏi hoặc  viết câu trả  lời. Loại công cụ  đánh giá này rất đa dạng có thể  là câu hỏi bằng  hình thức trắc nghiệm, câu hỏi tự  luận, vấn đáp, viết báo cáo,... Khi thiết kế  dạng công cụ  này, GV cần dựa vào các yêu cầu cần đạt, mức độ  nhận thức   (biết, hiểu, vận dụng) để thiết kế câu hỏi cho phù hợp. Trong chỉ đạo dạy học và kiểm tra, đánh giá hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào  tạo đang hướng dẫn thực hiện theo bốn mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận  dụng và vận dụng cao. Các dạng câu hỏi thường gặp trong môn Địa lí a. Câu hỏi vấn đáp Sử  dụng câu hỏi vấn đáp trong đánh giá kết học tập của HS là cách thức   GV đặt câu hỏi, HS trả  lời hoặc ngược lại. Đây là phương pháp đặc trưng và  phổ biến nhất trong dạy học nhằm thu nhận những thông tin chính thức và không  chính thức về việc học của HS. Để có câu hỏi hiệu quả trong dạy học Địa lí GV 
  7. 7 cần chú ý tới một số vấn đề như: Câu hỏi phải chứa đựng thông tin cần hỏi, câu   hỏi phải được diễn đạt ngắn gọn, dễ  hiểu, câu hỏi phải phù hợp nội dung bài  học và với trình độ HS, câu hỏi phải khuyến khích HS trả lời, câu hỏi phải giúp   HS huy động kiến thức và kinh nghiệm đã có và kích thích tư  duy sáng tạo, hạn  chế  câu hỏi yêu cầu HS thuộc lòng, cho HS đủ  thời gian để  suy nghĩ khi trả  lời   câu hỏi. Đặc biệt, khi sử dụng hình thức đánh giá này, GV cần quan tâm tới dạng   câu hỏi vấn đáp gợi mở, để giúp HS đưa ra những nhận xét, những kết luận cần   thiết về  một sự  vật hiện tượng địa lí trong quá trình học tập, hình thành kiến   thức mới. Một số dạng câu hỏi vấn đáp thường sử dụng trong giảng dạy môn Địa   lí Ví dụ khi dạy bài 16: Đặc điểm dân số và sự  phân bố dân cư nước ta (Địa  lí lớp 12), GV có thể đưa ra các câu hỏi vấn đáp như: Câu 1: Hãy nêu các đặc điểm của dân số nước ta. Câu 2: Dựa vào bản đồ  dân cư  nước ta hãy nêu sự  phân bố  dân cư  giữa  đồng bằng với trung du miền núi. Câu 3: Theo em điều gì khiến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta đang  có xu hướng giảm? Câu 4: Có ý kiến cho rằng “ Dân số  đang là một vấn đề  được quan tâm   hàng đầu ở nước ta” Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao? Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra nếu dân số nước ta đông và tiếp tục tăng nhanh? b. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi trắc nghiệm khách  quan có nhiều dạng câu hỏi: đúng ­ sai, điền khuyết, ghép hợp, nhiều lựa chọn,...  Trong đó, dạng câu hỏi nhiều lựa chọn được sử  dụng nhiều nhất trong đánh giá  kết quả học tập của môn Địa lí. * Trong câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, dạng câu hỏi chọn  đáp án đúng, là dạng câu hỏi thường dùng để kiểm tra mức độ “Biết” của HS và  trong các phương án trả lời (A, B, C, D) sẽ có một phương án đúng, còn lại đều   không đúng với yêu cầu của hỏi. Ví dụ 1. khi dạy Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ trong ( Địa lí lớp 12),  GV có thể ra một số câu hỏi trắc nghiệm chọn đáp án đúng như
  8. 8 Câu 1: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây? A. Á­Âu và Bắc Băng Dương. B. Á­ Âu và Đại Tây Dương. C. Á­Âu và Ấn Độ Dương. D. Á­Âu và Thái Bình Dương. Đáp án: D Câu 2: Hệ tọa độ địa lí trên đất liền nước ta là? A. 23020’B ­ 8030’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ. B. 23023’B ­ 8030’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ. C. 23023’B ­ 8034’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ. D. 23023’B ­ 8034’B và 102009’Đ ­ 109020’Đ.      Đáp án: C Câu 3: Lãnh hải của nước ta là A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. B. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển rộng 12 hải lí. C. vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. D. vùng biển rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở. Đáp án: B * Đối với dạng câu hỏi chọn đáp án không đúng( Câu hỏi phủ định), trong các  phương án trả lời (A, B, C, D) sẽ có một phương án không đúng, còn lại đều là  đáp án đúng với nội dung đã học. Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta? A. Ở trung tâm bán đảo ĐôngDương.  B. Trong vùng nhiệt đới bán cầuBắc. C. Tiếp giáp với Biển Đông.                 D. Trong vùng nhiều thiên tai. Đáp án: A Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta? A. Tạo điều kiện chung sống hòa bình với các nước Đông Nam Á. B. Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên là nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Tạo điều kiện để xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực. D. Tạo điều kiện cho phát triển giao thông đường biển quốc tế. Đáp án: C Câu 3: Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây? A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước. B. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
  9. 9 C. Phòng chống thiên tai. D. Phát triển kinh tế biển. Đáp án: C * Đối với dạng câu hỏi yêu cầu HS lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Dạng câu  hỏi này thường dùng để đánh giá HS ở mức độ "Hiểu" và "Vận dụng". Với kiểu  câu hỏi này, các phương án trả  lời đều là các phương án đúng hoặc gần đúng  nhưng chỉ  có một phương án đúng nhất, đầy đủ  nhất, quan trọng nhất, quyết   định nhất, hoặc cơ bản nhất,... Nhiệm vụ của HS phải lựa chọn được phương án  đúng nhất. Ví dụ 2. Khi dạy phần địa lí tự nhiên lớp 12, GV có thể biên soạn các câu hỏi  trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất Câu 1: Nhân tố quan trọng nhất dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các  khu vực của nước ta? A. Hoạt động của Tín Phong. B. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc ­ Nam. C. Hoạt động của gió mùa. D. Ảnh hưởng của địa hình.    Đáp án: C Câu 2: Nguyên nhân quan trọng nhất giúp các khối khí qua Biển Đông được tăng  cường độ ẩm là A. do nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa. B. do hoạt động của gió mùa. C. do diện tích biển rộng lớn. D. do hoạt động của các dòng hải lưu theo mùa.     Đáp án: A Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta bị  xâm thực mạnh là do A. lượng mưa phân hóa theo mùa, địa hình có độ cao và độ dốc lớn. B. nền nhiệt ẩm cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng nước lớn. C. mưa lớn tập trung trên nền địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy. D. thảm thực vật bị phá hủy, sông ngòi có nhiều nước và độ dốc lớn.     Đáp án: C c. Câu hỏi tự luận
  10. 10 Câu hỏi tự luận là dạng câu hỏi cho phép HS tự do thể hiện quan điểm khi  trình bày câu trả lời cho một chủ đề  hay một nhiệm vụ  và đòi hỏi HS phải tích   hợp kiến thức kĩ năng đã học, kinh nghiệm của bản thân, khả năng phân tích, lập   luận, đánh giá,... và kĩ năng viết.  Một số dạng câu hỏi tự luận thường gặp trong giảng dạy môn Địa lí Dạng 1: Trình bày, nêu về đặc điểm của một hay nhiều đối tượng địa lí. Dạng 2: Phân tích tình hình phát triển; phân tích đặc điểm của một hay nhiều   đối tượng địa lí. Dạng 3: Chứng minh về một hay nhiều đặc điểm của đối tượng địa lí. Dạng 4: So sánh hai hay nhiều đối tượng địa lí. Dạng 5: Giải thích đặc điểm hoặc sự phát triển hay phân bố các đối tượng địa  lí. Ví dụ khi dạy bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa( Địa lí lớp 12), GV có  thể ra các câu hỏi tự luận như sau:    Câu 1: Trình bày tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của gió mùa đến sự phân mùa của khí hậu nước  ta. Câu 3: Chứng minh khí hậu nhiệt đới  ẩm gió mùa có  ảnh hưởng đến các   thành phần tự nhiên khác ở nước ta. Câu 4: So sánh sự  khác nhau của đặc điểm gió mùa mùa đông và gió mùa  mùa hạ ở nước ta. Câu 5: Giải thích tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới  ẩm gió   mùa? d. Bài tập thực tiễn Bài tập thực tiễn là các câu hỏi dựa trên các tình huống của đời sống thực,   nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để HS thực hiện các thao tác về  tư  duy, mà còn để  HS ý thức về  các vấn đề  xã hội, vấn đề  toàn cầu. Các dạng  câu hỏi phong phú, không chỉ  bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu  cầu HS tự xây dựng nên đáp án của mình. Ví dụ 1. Khi giảng dạy bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu( Địa lí lớp  11), GV đưa ra thông tin: “  Theo thông tin từ  Tổ  chức Y tế  thế  giới WHO, ô 
  11. 11 nhiễm không khí gây ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế  giới  vào năm 2016. Trong đó, 91% tỉ lệ thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông   Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu  danh sách ô nhiễm môi trường, chiếm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí  trên toàn cầu. Riêng tại Trung Quốc đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vì ô nhiễm   không khí trong năm 2016”.                                                Thông tin sưu tầm trên Internet Câu 1: Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải   “ tư duy toàn cầu, hành động địa phương”. Ví dụ 2. Khi dạy bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai( Địa lí  lớp   12),   GV   đưa   thông   tin:   “   Bão   MOLAVE   cơn   bão   số   9   năm   2020:   Ngày  28/10/2020 bão chính thức đổ  bộ  các tỉnh Nam Trung Bộ  (TP Đà Nẵng­ Quảng   Nam­ Quảng Ngãi) với sức gió mạnh cấp 12­13, giật cấp 16. Theo báo cáo ban  đầu bão đã làm 79 người thiệt mạng và mất tích; 28 người bị  thương; 283 ngôi  nhà bị sập; 91 951 nhà bị tốc mái hư hỏng; 20 cầu cống bị xói lở, hư hỏng; 21 tàu   cá bị chìm...”                                       Thông tin sưu tầm trên Internet Từ thông tin trên em hãy trả lời câu hỏi:  Câu 1: Theo em chúng ta cần làm gì để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do  bão gây ra? Câu 2: Trước những mất mát, đau thương về người và thiệt hại về  tài sản   như  thông tin báo chí đã đưa ra ở trên, em thấy mình phải làm gì để giúp đỡ  các  bạn học sinh ở vùng ảnh hưởng mạnh của bão? e. Đề kiểm tra Đề  kiểm tra là công cụ  đánh giá quen thuộc, được sử  dụng trong phương   pháp kiểm tra viết. Đề  kiểm tra gồm các câu hỏi tự  luận hoặc các câu hỏi trắc   nghiệm hoặc kết hợp cả câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm. ­ Đề  kiểm tra viết có thể  được phân loại theo mục đích sử  dụng và thời  lượng kiểm tra:
  12. 12 + Đề  kiểm tra ngắn có thể  được ghi lên bảng, trình chiếu bằng máy chiếu   hoặc in trên giấy. Sử dụng đề kiểm tra ngắn đầu giờ học để  kiểm tra kiến thức   cũ của học sinh, nhờ  vậy, củng cố các kiến thức cần huy động trong thực hiện  các nhiệm vụ học tập của bài học mới. Cũng có thể sử  dụng đề kiểm ngắn vào  cuối giờ  để  kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh sau khi kết thúc bài   học. Qua đó có thể đánh giá được việc lĩnh hội kiến thức mới của HS. + Đề kiểm tra một tiết (45 phút) dùng trong đánh giá kết quả học tập sau khi  hoàn thành một nội dung dạy học, với mục đích đánh giá định kì hoặc cuối kì.  Để  thiết kế  và biên soạn đề  kiểm tra thì cần phải tiến hành qua các bước   sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của đề kiểm tra. Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra. Bước 3: Thiết lập ma trận đề  kiểm tra (bảng mô tả  tiêu chí của đề  kiểm  tra) Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận. Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm. Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 12 năm học 2021­2022 ( Phụ lục 4) 7.1.2.2. Bảng kiểm ­ Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về  các hành vi, các đặc   điểm, ...mong đợi) có được biểu hiện hoặc thực hiện hay không. Bảng kiểm là   những yêu cầu cần đánh giá thông qua trả lời câu hỏi có hoặc không.  ­ Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản phẩm mà   học sinh thực hiện. + Đánh giá sự  tiến bộ  của học sinh: GV có thể  chỉ  ra cho học sinh biết   những tiêu chí nào học sinh đã thực hiện tốt, những tiêu chí nào chưa được thực  hiện và cần cải thiện. + GV còn có thể tổng hợp các tiêu chí trong bảng kiểm và lượng hóa chúng  bằng điểm số theo cách tính % để xác định mức độ học sinh đạt được. ­ Bảng kiểm được sử  dụng trong quá trình GV quan sát các thao tác tiến   hành hoạt động cụ thể của HS trong các hoạt động học tập như: Làm việc nhóm,  
  13. 13 thuyết trình, thực hành...Hoặc dùng để  đánh giá thái độ, hành vi về  một phẩm   chất nào đó của HS. ­ Thiết kế bảng kiểm: GV thiết kế bảng kiểm theo các bước sau + Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ  đề  và xác định các phẩm chất, năng  lực học sinh cần đạt.  + Phân chia những quá trình thực hiện nhiệm vụ  hoặc sản phẩm của học   sinh thành những yếu tố cấu thành và xác định những hành vi đặc điểm mong đợi  căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở trên. + Trình bày các hành vi, đặc điểm theo một trình tự để theo dõi và kiểm tra. * Một số mẫu bảng kiểm thường sử dụng Mẫu bảng kiểm dùng cho học sinh tự  đánh giá kết quả  làm việc của mình   hoặc của HS khác: Họ tên HS:...........................................Lớp:.............. Xác nhận Nội dung Yêu cầu Có Không Ví dụ  1:  Để  đánh giá kĩ năng thực hành của HS, GV có thể  thiết kế  01 bảng   kiểm để giúp HS tự đánh giá, hoặc đánh giá đồng đẳng. Thông qua việc đánh giá   này, HS có thể  nhận biết được các kĩ năng nào mình đã đạt được, kĩ năng nào  chưa đạt được, cần phải điều chỉnh và bổ sung. Khi dạy Bài 25: Thực hành phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới ( Địa lí lớp   10). GV thiết kế bảng kiểm để học sinh tự đánh giá được kết quả làm việc của mình Bảng kiểm về kĩ năng bài thực hành Họ và tên học sinh:..............................................Lớp:................... Nhiệm vụ: Dựa vào bài làm của mình, em hãy đánh dấu “ ×” vào ô xác nhận  có hoặc không về các yêu cầu cần đạt được của bài thực hành trong bảng sau: Xác nhận Nội dung Yêu cầu Có Không Xác định khu  Có nhận xét được dân cư trên thế giới  phân bố không đều giữa các bán cầu 
  14. 14 vực thưa dân  không? và khu vực tập  Có nhận xét được dân cư thế giới phân  bố không đều giữa các lục địa không?  trung dân cư  Dẫn chứng: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi  đông đúc chiếm khoảng 86% dân số thế giới.  Châu Mỹ, Châu đại dương chỉ chiếm  14% dân số. Có nhận xét được sự phân bố dân cư  trên thế giới không đồng đều giữa các  khu vực không? Dẫn chứng: Khu vực đông dân như  Đông Á, Đông Nám Á, Nam Á, Tây và  trung Âu. Khu vực thưa dân như Bắc  Mỹ, Bắc Phi, Ôx trây li a... Tại sao có sự  Có nêu được các nguyên nhân về tự  phân bố dân cư  nhiên ảnh hưởng đến phân bố dân cư  không đồng  trên thế giới không? Có nêu được các nguyên nhân về kinh  đều tế xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố  dân cư trên thế giới không? Có nêu thêm được các nguyên nhân  khác không? Ví dụ 2. Khi dạy Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch ( Địa lí lớp   12). GV xây dựng bảng kiểm để học sinh tự đánh giá được kết quả làm việc của  mình Bảng kiểm về nội dung tìm hiểu ngành du lịch ở Việt Nam Họ và tên học sinh:..............................................Lớp:................... Nhiệm vụ: Dựa vào kết quả tìm hiểu ngành du lịch ở Việt Nam, em hãy đánh  dấu  “ ×” vào ô xác nhận có hoặc không về  các yêu cầu cần đạt được của bài  học trong bảng sau: Xác nhận Nội dung Yêu cầu Có Không
  15. 15 Tài nguyên du  Nêu được dúng nội dung khái niệm tài  lịch nguyên du lịch không? Chỉ rõ được tài nguyên du lịch nước ta phong  phú, đa dạng gồm 2 nhóm chính không? Có nêu được đầy đủ tên các tài nguyên du  lịch tự nhiên và nhân văn ở nước ta không? Tình hình phát  Có chỉ rõ được mốc thời gian hình thành và  triển du lịch phát triển ngành du lịch nước ta không? Có nhận xét được phát triển ngành du lịch  nước ta giai đoạn 1991­2005 qua số lượt  khách và doanh thu không? Có nêu được 3 vùng du lịch ở nước ta không? Có nêu được tên các trung tâm du lịch không? Mẫu bảng kiểm dùng cho giáo viên hoặc học sinh đánh giá kĩ năng thảo luận   nhóm Nhóm:.........................................Lớp:............. Xác nhận Các tiêu chí Có Không Ví dụ. Khi dạy Bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á  (Địa lí lớp 11), GV xây dựng bảng kiểm cho HS tự đánh giá về kĩ năng thảo luận  nhóm khi tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. Nhóm:...........................................Lớp:............. Xác nhận Các tiêu chí Có Không 1. Nhận xét nhiệm vụ:
  16. 16 Xác nhận Các tiêu chí Có Không Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 2. Tham gia xây dựng phương án thảo luận và lập kế  hoạch   nhóm ­ Mọi thành viên đều bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng phương  án thảo luận và kế hoạch hoạt động của nhóm. 3. Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác: ­ Mọi thành viên cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bản  thân. ­ Thành viên hỗ trợ nhau trong thảo luận, hoàn thành nhiệm  vụ. 4. Tôn trọng quyết định chung: Mọi thành viên đều tôn trọng quyết định chung của cả nhóm. 5. Kết quả làm việc: Có kết quả thảo luận và có đủ sản phẩm theo yêu cầu của giáo  viên. 6. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung: Mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về kết quả chung của nhóm Mẫu bảng kiểm dùng để quan sát hoạt động thảo luận nhóm của một nhóm   HS trong thực hiện nhiệm vụ Nhóm:...................................Lớp:............. Nội dung quan sát Họ và tên học sinh HS A HS B HS C HS D 1.   HS   có   biết   trình   bày   ý  kiến   của   mình   một   cách  tích cực và hợp lí không? 2. HS có lắng nghe ý kiến  của người khác không? 3.   Khi   có   ý   kiến   trái   với  suy nghĩ của  mình, HS có  tuân   theo   ý   kiến   hợp   lí  không?
  17. 17 Mẫu bảng kiểm dùng để quan sát mức độ  tham gia của một học sinh trong   thực hiện hoạt động học tập Họ tên HS:.........................................Lớp:............ Vấn  Mức độ Tiêu chí đánh giá Điểm  Điểm  đề theo  đánh  mức  giá độ Phát  Tích cực Phát biểu nhiều lần, trong đó nhiều  4 biểu  lần đúng. xây  Bình thường Có phát biểu, nhưng còn có lần bị  2 dựng sai Chưa tích cực Không hoặc ít tham gia phát biểu 1 Tham  Tích   cực,   hiệu  Hoàn   thành   tốt   nhiệm   vụ   được  4 gia  quả giao, đóng góp ý kiến đúng hoạt  Tích   cực,   chưa  Tích cực tham gia hoạt động nhóm  2 động  hiệu quả nhưng đóng góp ý kiến chưa đúng Chưa tích cực Không hoặc ít tham gia hoạt động  1 nhóm của nhóm Mức  Cao Ghi   chép   đầy   đủ,   luôn   tập   trung  2 độ   tập  chú ý trung  Bình thường Ghi chép đầy đủ, nhưng chưa tập  1 chú ý trung cao Chưa tập trung Lơ đãng, làm việc riêng 0 7.1.2.3. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Phiếu đánh giá rubric) ­ Rubric là một bản mô tả  cụ  thể  các tiêu chí đánh giá và các mức độ  đạt  được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm hoạt động của   học sinh. ­ Phiếu đánh giá rubric là một tập hợp các tiêu chí được cụ  thể  hóa bằng   các chỉ báo, chỉ số, các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm được. Các tiêu 
  18. 18 chí này thể  hiện mức độ  đạt được của mục tiêu học tập và được sử  dụng để  đánh giá và thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện  nhiệm vụ của người học. Dạng công cụ này thường dùng để đánh giá sản phẩm   học tập của HS cả định tính và định lượng, giúp HS có thể tự đánh giá sản phẩm   học tập của mình và đánh giá sản phẩm của người khác. Loại công cụ này, mang   lại lợi ích cho cả GV và HS khi triển khai hoạt động đánh giá.  ­ Việc sử dụng rubric để  đánh giá và phản hồi kết quả thường được thực  hiện sau khi học sinh thực hiện xong các nhiệm vụ được giao. + Lưu ý: GV cần đưa ra các tiêu chí sẽ được sử dụng để đánh giá cho HS   ngay khi giao nhiệm vụ. GV cần tập cho HS cùng tham gia xây dựng tiêu chí đánh   giá các nhiệm vụ. ­ Thiết kế phiếu đánh giá rubric Cấu trúc chung của rubric Tiêu chí Mức độ A Mức độ B Mức độ C Mức độ D Mức độ E Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 …………… Ví dụ  1. Khi dạy Bài 18: Đô thị  hóa (Địa lí lớp 12),  ở  nội dung hoạt động  nhóm tìm hiểu về đặc điểm của đô thị hóa, Tôi thiết lập phiếu đánh giá như sau: Tiêu chí Mức độ A Mức độ B Mức độ C 1. Nội  dung 1.1 Quá trình đô thị  Đưa   ra   được   đầy  Đưa ra được đầy  Chưa   Đưa   ra   được  hóa ở nước ta. đủ     các   mốc   thời  đủ  các mốc thời  đầy   đủ   mốc   thời  gian   về   quá   trình  gian về quá trình đô  gian về  quá trình đô  đô thị hóa. Quan sát  thị hóa dẫn chứng  thị   hóa   và   dẫn  bản   đồ   xác   định  chứng minh cho  chứng   chứng   minh  được một số  đô thị  từng thời kì còn  cho từng thời kì ở nước ta. thiếu.
  19. 19 Tiêu chí Mức độ A Mức độ B Mức độ C 3.0 điểm 2.0­2.5 điểm 1.0­ 1.5 điểm Điểm đánh giá 1.2.Tỉ lệ dân thành  Đưa   ra   được   đầy  Đưa   ra   được   đầy    Chưa   đưa  ra   được  thị tăng. đủ   nhận   định   về  đủ   nhận   định   về  đầy   đủ   nhận   định  dân số  thành thị  và  dân số  thành thị  và  về  dân số  thành thị  tỉ   lệ   dân   số   thành  tỉ   lệ   dân   số   thành  và tỉ lệ dân số thành  thị.   Có   dẫn   chứng  thị và dẫn chứng. thị  và dẫn chứng cụ  cụ thể Chưa giải thích  thể. Giải thích được về  đầy dủ về nguyên  Giải   thích   không  rõ  sự   gia  tăng  dân  số nhân tỉ lệ dân thành  ràng, đủ ý. đô thị ở nước ta. thị tăng. 2.0 điểm 1.0 ­ 1.5 điểm 0.5 – 1.0 điểm Điểm đánh giá 1.3. Phân bố mạng  Đưa   ra   được   đầy  Đưa   ra   được   đầy  Chưa   đưa   ra   được  lưới đô thị giữa các  đủ nhận định về sự  đủ nhận định về sự  đầy   đủ   nhận   định  vùng. phân   bố   đô   thị   và  phân   bố   đô   thị   và  về sự phân bố đô thị  số   dân đô   thị  giữa  số   dân   đô   thị   giữa  và số dân đô thị giữa  các   vùng.   Có   dẫn  các   vùng.   Có   dẫn  các vùng. Thiếu dẫn  chứng cụ thể chứng cụ thể chứng   cụ   thể   và  Giải thích được về  Chưa   giải   thích   rõ  giải   thích   không   rõ  sự phân bố đô thị ở  được   sự   phân   bố  ràng. nước ta. đô thị ở nước ta. 2.0 điểm 1.0 – 1.5 điểm 0.5 – 1.0 điểm Điểm đánh giá 2.Trình bày Trực   quan,  logic,  Biết   trình   bày  Chưa biết cách trình  khoa học nhưng   chưa   khoa  bày học 2.0 điểm 1.0­1.5 điểm 0­0.5 điểm Điểm đánh giá 3.Thời gian Nộp   sớm   hoặc  Nộp   chậm   quá   2  Nộp   chậm   quá   3  đúng hạn. phút phút 1.0 điểm 0.5 điểm 0.25 điểm Điểm đánh giá Ví dụ 2. Thiết kế phiếu tự đánh giá cá nhân trong nhóm Ngày đánh giá:............................... Họ và tên HS:.................................
  20. 20 Nhóm:............................................. Xác định và mô tả nhiệm vụ của bạn trong nhóm: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Mức độ Mức độ A Mức độ B Mức độ C Mức độ D Tiêu chí Điểm ĐG 1 2 3 4 1.   Nghiên  Không tìm kiếm  Tìm  kiếm  Tìm  kiếm  Tìm  kiếm  cứu, thu thập  được   thông   tin  được   một   vài  được   khá  được   nhiều  và   chia   sẻ  hoặc rất ít thông   tin,   có  nhiều   thông  thông tin hữu  thông tin chia   sẻ   với  tin, có chia sẻ  ích,   chia   sẻ  nhóm với nhóm nhiều   thông  tin với nhóm Điểm tự ĐG 2.   Tham   gia  Không  giam  gia  Tham  gia dưới  Tham gia hơn  Tham  gia   tất  vào   nhiệm  hoặc tham gia ít  một   nửa   các  một   nửa   các  cả  các nhiệm  vụ của nhóm vào   nhiệm   vụ  nhiệm   vụ   của  nhiệm   vụ  vụ của nhóm của nhóm nhóm của nhóm Điểm tự ĐG 3. Hoàn thành  Không  hoàn  Hoàn  thành   ít  Hoàn  thành  Hoàn  thành  nhiệm vụ thành nhiệm vụ  hơn   một   nửa  nhiều   hơn  toàn   bộ  được giao nhiệm   vụ  một   nửa  nhiệm   vụ  được giao nhiệm   vụ  được giao được giao Điểm tự ĐG 4. Lắng nghe  Không  lắng  Không  thường  Thường  Thường  ý   kiến   của  nghe,   làm   theo  xuyên   lắng  xuyên   lắng  xuyên   lắng  các   thành  suy   nghĩ   của  nghe ý kiến và  nghe   ý   kiến  nghe   ý   kiến  viên khác mình phản   hồi   của  và   phản   hồi  và   phản   hồi  các   thành   viên  của các thành  của các thành  khác viên khác viên khác, để  đưa ra ý kiến  chọn lựa nếu 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2