intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia" nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lí ở trường THPT, cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng vận dụng kiến thức toán học linh hoạt vào việc giải quyết bài toán vật lí. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ  TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 MỘT SỐ KĨ NĂNG HỌC VÀ LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Người thực hiện:  Nguyễn Việt Hùng Chức vụ:               Giáo viên SKKN môn:          Vật lí 1
  2. MỤC LỤC Số TT Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 1. Mở đầu     1.1. Lí do chọn đề tài 2     1.2. Mục đích nghiên cứu 3     1.3. Đối tượng nghiên cứu 3     1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm      2.1. Cơ sở lí luận của SKKN          ­  4      2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4      2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 4        2.3.1. Phân tích cấu trúc đề thi môn Vật lí trong kì  5 thi THPT Quốc gia        2.3.2. Phân tích sự phân bổ số lượng câu cho từng  6 chuyên đề trong bộ môn Vật lí         2.3.3. Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách học để  7 nâng cao điểm số trong kì thi THPT Quốc gia        2.3.4. Hướng dẫn học sinh tiến trình làm bài thi  8 trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi THPT  Quốc gia.              2.3.5. Khắc phục một số  sai lầm thường gặp   9 trong quá trình làm bài.       2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo  10 dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 4 3. Kết luận, kiến nghị      3.1. Kết luận 11      3.2. Kiến nghị 11 5  Tài liệu tham khảo 12 2
  3. 1. Mở đầu Thực hiện Nghị  quyết  Đại hội  Đảng lần thứ  XI,  Đặc biệt là Nghị  quyết TW số  29­ NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về  đổi mới căn bản,  toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa  trong điều kiện kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ  nghĩa và hội nhập   quốc tế, giáo dục phổ  thông trong phạm vi cả  nước đang thực hiện đổi mới  đồng bộ  các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ  chức,  thiết bị và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.          Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học cũng dần được đổi mới từ nội  dung cho đến hình thức:   Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan  đã được bộ giáo dục đưa vào dùng để xét kết quả tốt nghiệp và thi tuyển vào  các trường Đại học, cao đẳng và TH chuyên nghiệp áp dụng cho các môn  KHTN: vật lí, hóa học, sinh học và ngoại ngữ.    Năm học 2014 – 2015 thực hiện dồn hai kì thi làm một thành kì thi THPT  Quốc gia đề thi các môn học lại tiếp tục được đổi mới cho phù hợp với việc   vừa xét tốt nghiệp THPT  vừa xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng.   Năm nay, 2016 – 2017 thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,  đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, hình thức thi THPT  Quốc gia có sự  đổi mới lớn đó là thực hiện thi theo bài, áp dụng thi trắc   nghiệm khách quan cho hầu hết các môn thi chỉ trừ môn ngữ văn.           Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích là giúp   học sinh nắm được kiến thức cơ  bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ  xảo, tạo thái độ  và động cơ  học tập đúng đắn để  học sinh có khả  năng tiếp  cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của   thời đại, và phù hợp hình thức kiểm tra, đánh giá mới. 1.1. Lí do chọn đề tài Nhằm  đảm  bảo tốt việc thực hiện mục tiêu  đào tạo môn Vật lí   ở  trường  THPT, cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống   và tương đối toàn diện. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ  bản như: kĩ năng vận dụng  kiến thức toán học linh hoạt vào việc giải quyết bài toán vật lí. Cho học sinh thấy và hiểu cấu trúc của một đề  thi trắc nghiệm khách  quan. Từ đó định hướng cho học sinh học những gì? Học như thế nào?            Định hướng cho học sinh chiến thuật làm bài thi trắc nghiệm khách  quan.           Hiện nay học sinh tham gia các kì thi dưới hình thức trắc nghiệm khách  quan tôi thấy hầu hết các em khi thi đều gặp rất nhiếu khó khăn làm làm bài  như: kiến thức chưa nắm vững, vội vàng, ngộ  nhận, không biết nên làm gì   3
  4. trước...Học tập còn tràn lan chưa trọng tâm, chưa đúng với năng lực, mục tiêu   mình cần đạt...        Qua gần 10 năm giảng dạy, ôn luyện cho học sinh dưới hình thức thi trắc   nghiệm khách quan tôi dã rút ra được một số  kinh nghiệm giúp các em học  sinh lớp 12 cách học, cách làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí để  đạt được điểm số cao trong  kì thi THPT Quốc gia. Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn cung cấp cho học sinh  12 một số kĩ năng cơ bản trong cách học, cách làm bài thi trắc nghiệm khách  quan.  1.2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh 12 một số kĩ năng cơ bản trong cách học, cách làm bài thi  trắc nghiệm khách quan.. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và áp dụng      Đối tượng nghiên cứu:         Cấu trúc đề thi trắc nghiệm khách quan.         Phân tích đề thi môn vật lí trong thi THPT Quốc gia.         Phân tích tiến trình làm bài trắc nghiệm khách quan.         Học sinh lớp 12B1, 12B2  năm học 2015 – 2016 trường THPT Yên Định   3.         Học sinh lớp 12C7  năm học 2016 ­ 2017  trường THPT Yên Định 3.     Đối tượng áp dụng:     Học sinh lớp 12 và thí sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phân tích Cấu trúc đề thi trắc nghiệm khách quan, phân tích đề thi môn  vật lí trong thi THPT Quốc gia, phân tích tiến trình làm bài trắc nghiệm khách  quan.  phân tích quá trình làm bài của học sinh, quá trình tiếp thu kiến thức của học  sinh, những khó khăn, vướng mắc mà học sinh gặp phải, đặc biệt là học sinh   có học lực trung bình và yếu, từ đó, đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp   với từng đối tượng học sinh, và kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp  đó. 4
  5. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Để  đạt được kết quả  cao trong quá trình giải một đề  thi trắc nghiệm   khách quan, người học cần phải có được những yếu tố sau:     ­ Nắm vững được cấu trúc của đề thi trắc nghiệm khách quan     ­ Biết phân loại các mức độ  câu hỏi trong đề  thi: Nhận biết, thông hiểu,  vận dụng thấp, vận dụng cao.   ­ Nội dung kiến thức phần được kiểm tra đánh giá.   ­ Cách học như thế nào để phù hợp với mục tiêu và năng lực của bản thân.   ­ Cách bố trí thời gian làm bài sao cho hợp lí.   ­ Tránh được một số sai lầm thường gặp trong quá trình giải đề. Để  học sinh đạt được các yêu tố  trên yêu cầu người dạy phải từng bước  hướng dẫn, phân tích làm rõ từng vấn đề  một. Đây là công việc đóng vai trò   hết sức quan trọng, và gặp khá nhiều khó khăn vì theo mỗi năm yêu cầu, mục  tiêu kiểm tra đánh giá  học sinh lại có sự  thay đổi. Ở  đó bộc lộ rõ nhất trình   độ  của người giáo viên vật lí trong việc hướng dẫn các hoạt động của học   sinh, vì thế  đòi hỏi giáo viên và cả  học sinh phải học tập và lao động không  ngừng. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể được đề  ra,  học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp,   khái quát hoá....  để  giải quyết vấn đề, từ  đó sẽ  giúp giải quyết, giúp phát   triển tư  duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ. Vận   dụng tốt cho quá trình làm bài thi 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Là giáo viên dạy môn học Vật lí, sau hơn 10 năm dạy học, luyện cho  học sinh tốt nghiệp, vào các trường Đại học, cao đẳng nay là kì thi Trung học   phổ  thông Quốc gia và qua trao đổi với đồng nghiệp cũng như  tìm hiểu thực  tế học sinh qua các kì thi, tôi nhận thấy, trong quá trình giải đề thi, nói chung  đối với tất cả các đối tượng học sinh, ngay cả đối với những học sinh có học   lực khá và giỏi thì quá trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan hiện nay vẫn  còn gặp nhiều khó khăn như: Sự  nắm bắt, hiểu về cấu trúc đề  thi chưa tốt,   quá trình làm bài còn chưa  ưu tiên cho các câu dễ  trước, Quá trình học tập   chưa đi vào trọng tâm, phù hợp với năng lực của bản thân. Trong quá trình   làm bài còn mắc nhiều lỗi thông thường như: Vội, nhầm, thiếu tự tin, hoang   mang....  2.3  Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề  Để nâng cao năng lực làm bài thi trắc nghiệm khách quan đặc biệt với  bộ môn Vật lí tôi đưa ra giải pháp: 5
  6. +  Phân tích cho học sinh hiểu về cấu trúc của đề  thi: Số  lượng câu hỏi, số  lượng câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vị  trí của chúng trong đề  thi  THPT Quốc gia. + Phân tích sự phân bổ số lượng câu cho từng chuyên đề trong bộ môn Vật lí. + Tùy vào năng lực, đối tượng học sinh mà hướng dẫn học sinh học theo từng   phần của từng chuyên đề tùy theo phổ điểm của từng phần trong đề thi. + Hướng dẫn tiến trình làm bài. + Hướng dẫn cách bố trí thời gian khi làm bài. + Kiểm tra, đánh giá thông qua các bài kiểm tra. Rút kinh nghiệm.  Sau đây là tiến trình hướng dẫn cho học sinh 2.3.1. Phân tích cấu trúc đề thi môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia   ­  Từ năm học 2016 – 2017. Đề thi môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia có  số câu hỏi là: 40 Thời gian làm bài là: 50 phút.    ­ Để  đảm bảo vừa xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường Đại  học, Cao đẳng thì đề thi yêu cầu phải có 4 mức độ:    Nhận biết: Yêu cầu học sinh nhắc lại, mô tả  đúng kiến thức, kĩ năng đã  học hay nói cách khác. Học sinh nhớ  các khái niệm cơ  bản, có thể  nêu lên  hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu  trong chương trình chuẩn kiến thức kĩ   năng. Thời gian làm loại này không quá 30 giây. Loại này chỉ cần một thao tác  tư duy. Ví dụ:  Hiện tượng quang điện là hiện tượng ánh sáng làm bật các A. êlectron ra khỏi mặt kim loại.                    B. ion d ương ra kh ỏi m ặt kim   loại. C. prôtôn ra khỏi mặt kim loại.                       D. nơtrôn ra khỏi mặt kim loại.    Thông hiểu:  Yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả  đúng kĩ năng đă học bằng ngôn ngữ  riêng của mình, có thêm các hoạt động  phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để  giải quyết các tình huống, vấn đề  trong học tập hay là: Hiểu các khái niệm   cơ  bản có thể  vận dụng chúng, được thể  hiện tương tự  như  bài giảng của  GV hoặc sách giáo khoa hoặc nhận ra mối liên hệ, giải thích , minh họa nhận   ra các mối liên hệ giữa các hiện tượng sự vật trong  chương trình SGK. Thời   gian làm loại này không quá 1 phút. Loại này chỉ  cần thực hiện 2 ­3 thao tác   tư duy.  Ví dụ: CLLX nằm ngang dao động điều hòa, tại li độ 4cm lực kéo về có giá   trị độ lớn 2N. Độ cứng của lò xò là   A. 50N/m.          B. – 50 N/m.            C. 0,08 N/m.         D. – 0,08 N/m.   Vận dụng: Yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ   năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống  vấn đề  đã học hay là: Hiểu được các khái niệm  ở  cấp độ  cao hơn, tạo ra  được liên kết gữa các khái niệm cơ bản và vận dụng tổ chức lại các thông tin   đã được trình bày giống với bài giảng của   GV hoặc sách giáo khoa. Giải   6
  7. quyết một bài toán vào các tình huống cụ thể trong chuẩn kiến thức kĩ năng.  Thời gian làm loại này khoảng 2 ­3 phút. Loại này chỉ cần thực hiện 3 ­4 thao  tác tư duy. Ví dụ:  Con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 200g, lò xo có độ  cứng   100N/m, dao động điều hòa theo phương nằm ngang trên quỹ  đạo thẳng có  chiều dài 8cm. Cơ năng của con lắc có giá trị     A. 0,08 J.               B. 800 J.                   C. 0,32J.              D. 3200 J.    Vận dụng cao: Yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để  giải  quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề  đã được hướng dẫn. Đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn  đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống hay là: Sử dụng các kiên thức của  môn học để  giải quyết các vấn đề  mới khác với những điều đã học. Giải   quyết các nhiệm vụ  gặp trong thực tế  .  Thời gian làm loại này trên 4 phút.  Loại này cần thực hiện từ 4 thao tác tư duy trở lên.   Ví  dụ:  Vật m  = 250g gắn vào một  đầu của lò  xo treo thẳng  đứng k =  100N/m. Từ vị trí cân bằng kéo vật m để  lò xo dãn 5,5cm rồi truyền vận tốc   có độ lớn 80cm/s hướng về vị trí cân bằng. Độ  lớn lực đàn hồi của lò xo khi  vật lần đầu tiên có vận tốc bằng nửa vận tốc cực đại là    A. 0 N.               B. 4.33 N.                C. 6,83 N.                     D. 1,83 N.             ­ Sự  phân bổ  số  lượng câu  ở  các mức độ  trong đề  thi trắc nghiệm khách   quan: + Mức độ  nhận biết và thông hiểu chủ  yếu dùng cho xét tốt nghiệp THPT   nên nó chiếm 60% với 24 câu và được sắp xếp từ câu 1 đến câu 24. + Mức vận dụng thấp khoảng từ 25% ­ 30% từ 10 đến 12 câu được sắp xếp   từ câu 25 trở đi + Vận dụng cao từ 10% ­ 15% số câu từ 4 – 6  được đặt ở cuối đề thi Như vậy trong đề thi trắc nghiệm khách quan các câu hỏi được đặt theo thứ  tự từ dễ đến khó. ­ Sự phân bổ phương án đúng trong đề thi Để đảm bảo tính thống nhất và tránh tình trạng chọn một phương án mà đạt  điểm số cao thì một đề  thi trắc nghiệm khách quan phải có phương án đúng   được chia đều cho 4 lựa chọn A, B, C, D. Điều này được thấy rõ trong từng kì  thi vào các trường Đại hoc, Cao đẳng và THPT Quốc gia năm 2016 như sau: A B C D Năm 2010 12 14 12 12 Năm 2011 13 12 13 12 Năm 2012 13 13 12 12 Năm 2013 12 12 13 13 Năm 2014 12 12 14 12 Năm 2015 12 14 12 12 Năm 2016 12 12 14 12 7
  8. Bảng thống kê trên chỉ  đúng cho một mã đề. Tuy nhiên qua đó chúng ta thấy  các phương án đúng được chia đều tỷ lệ gần như là 25% 2.3.2. Phân tích sự  phân bổ  số  lượng câu cho từng chuyên đề  trong bộ  môn Vật lí.   Nội dung đề thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc   gia năm 2017 nằm hoàn toàn trong chương trình Vật lí lớp 12. Và được cụ thể  qua 7 chuyên đề chính.   Qua phân tích đề thi các năm trước năm 2016 thì chúng ta có thể thấy rất cụ  thể số lượng câu được phân bổ theo các chuyên đề là như sau: TT Chuyên đề Số lượng câu 1 Dao động cơ học 8 – 9 2 Sóng cơ học 5 – 6 3 Điện xoay chiều 10 – 12 4 Sóng điện từ 4 – 5 5 Sóng ánh sáng 6 – 7 6 Lượng tử ánh sáng 6 – 7 7 Vật lí hạt nhân 6 – 7 8 Mở rộng 1    Tuy nhiên  ở năm 2017 bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi   THPT Quốc gia có sự thay đổi. Bài thi chỉ còn 40 câu và thời gian làm bài là 50   phút. Qua phân tích 3 đề  thi minh họa của môn vật lí do Bộ  giáo dục đưa ra  trong thời gian vừa qua chúng ta củng dề nhận thấy sự phân bổ lại như sau: TT Chuyên đề Số lượng câu 1 Dao động cơ học 6 – 7 2 Sóng cơ học 5 3 Điện xoay chiều 8 – 9 4 Sóng điện từ 3 5 Sóng ánh sáng 5 ­ 6 6 Lượng tử ánh sáng 5 ­ 6 7 Vật lí hạt nhân 5 ­ 6 8 Mở rộng 1   Trong đó ở mỗi chuyên đề các câu được phân bổ theo các mức độ như sau: Qua phân tích đề  minh họa lần 3 của Bộ  giáo dục ta có thể  đưa ra thông kê  tương đối như sau: TT Chuyên đề Nhận biết, thông  Vận dụng Vận dụng  hiểu cao 1 Dao động cơ học 4 2 1 8
  9. 2 Sóng cơ học 3 1 1 3 Điện xoay chiều 4 2 2 4 Sóng điện từ 2 1 0 5 Sóng ánh sáng 4 1 0 6 Lượng tử ánh sáng 5 1 0 7 Vật lí hạt nhân 5 1 0 Sự  phân bổ  các câu vận dụng cao có thể  thay đổi vào các chuyên đề  khác  hoặc nằm ở phân mở rộng. 2.3.3. Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách học để nâng cao điểm số trong kì  thi THPT Quốc gia.   Qua phân tích cấu trúc đề thi và sựể phân b Đi m  ổ  số lượng câu hỏi cho các chuyên đsố ề trong  bộ môn Vật lí cho thấy để đạt được hiệu quả  10 cao trong kì thi THPT Quốc gia cần phải: ­  Nắm vững toàn bộ kiến thức cơ bản  5 chương trình môn Vật lí lớp 12. ­  Chuyên đề nào dễ học trước. Qua phân  0 ề 4,5,6,7 tích ở trên cho thấy các chuyên đ Năng lực đễ lấy điểm hơn nên ưu tiên học trước ­ Vì trong mỗi chuyên đề đều có số lượng  câu dễ khá nhiều nên trong mỗi một chuyên  đề phần nào dễ thì học trước. Giáo viên hướng  dẫn phải chia các chuyên đề ra thành các dạng  toán từ dễ đến khó và được chia theo 4 mức độ: Nhận biết, Thông hiêu, Vận  dụng, Vận dụng cao. ­ Tùy thuộc vào năng lực và mục đích của từng học sinh mà học sinh có thể  chọn các phần trong từng chuyên đề  sao cho phù hợp với năng lực và mục  đích của mình.  Ví dụ: Đối với học sinh chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp chỉ cần học các phần  thuộc mức độ Nhận biết và thông hiểu.             Đối với học sinh muốn xét tuyển vào các trường Đại học nhưng do   năng lực chỉ ở mức độ khá thì không nên tập trung nhiều vào các phần thuộc   vận dụng cao. ­  Do trong đề thi có tới từ 15 ­17 câu thuộc phần lí thuyết nên bắt buộc kiến  thức cơ  bản trong SGK lớp 12 là phải hiểu và phân tích, giải thích được các  hiện tượng 2.3.4. Hướng dẫn học sinh tiến trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan  môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia.   Quá trình làm bài thi trắc nghiệm khách quan phải được chia ra làm nhiều  bước: 9
  10. Bước 1: Làm các câu dễ  trước, phân loại các câu có thể  làm được và không   thể làm được. Năm nay số  lượng các câu này nằm  ở  24 câu đầu. Học sinh làm đi làm lại   trong 24 câu này vì đây là loạt câu dễ  của đề  thi nó chỉ  dùng cho xét tốt  nghiệp. Tùy thuộc vào mục đích cần lấy điểm số  của từng học sinh mà thời  gian phân bổ khác nhau:  Nếu chỉ cần xét tốt nghiệp thì nên dành chủ yếu thời gian cho phần này. Nếu có nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học thì thời gian dành chỉ  từ 15 ­20 phút. Yêu cầu phần này phải làm đúng và phải làm hết.   Bước 2: Làm các câu khó: Chọn các câu của phần còn lại từ câu 25 đến câu  36 những câu nào làm được nhưng dự  kiến làm hết ít thời gian làm trước ví  dụ gặp phần điện xoay chiều phần này mà không có công thức tính nhanh thì  để lại làm sau vì các câu thuộc phần điện xoay chiều thường tốn nhiều thời   gian hơn và yêu cầu về toán học cũng cao hơn. Thời gian dành cho phần này  từ  15 đến 20 phút. Tùy thuộc vào năng lực từng học sinh có thể  tăng lượng  thời gian. Trong loạt câu này câu nào không làm được để lại.    Bước 3: Làm các câu khó lạ: Phần này chỉ  danh cho học sinh muốn đạt từ  điểm 9 trở lên, phần nay yêu cầu mức độ tư duy, phân tích, tổng hợp cao hơn   rất nhiều. Bước 4: Thời gian khoảng 5 phút cuối cùng: Đoán mò các câu không làm  được. Như phân tích ở trên số phương án đúng gần như được chia đều cho 4  phương án chọn. nên thống bài làm số  phương án chọn cho các dáp án A, B,  C, D phương án nào đã được chọn ít nhất thì các câu còn lại ta tô vào phương  án này. Lưu ý không đoán mò trong các bước 1, 2, 3. 2.3.5. Khắc phục một số sai lầm thường gặp trong quá trình làm bài.    Trong quá trình làm bài học sinh thường gặp một số  sai lầm đáng tiếc để  mất điểm vô lí như: Đọc không hết đề bài, nhầm về đơn vị, tính toán nhầm,  định hướng giải sai lệch… Để khắc phục được các vấn đề trên học sinh cần phải có:     + Kiến thức phải đủ, phải chắc     + Xử lí linh hoạt, nhạy bén     + Đạt độ chính xác cao     + Tự tin trong quá trình làm bài. Muốn được như vậy học sinh phải:     + Nắm vững kiến thức môn Vật lí lớp 12 cơ bản     + Làm bài thật nhiều để được va chạm với nhiều dạng toán cũng như xử lí   số liệu.     + Làm đề thật nhiều để căn chỉnh thời gian, tự tin trong làm bài.     + Phải kĩ đề trước làm bài trả lời sai so với yêu cầu của đề bài.     + Tính toán cẩn thận. Bài toán có nhiều biểu thức và số liệu phức tạp cần   phải bấm máy hai lần độc lập. 10
  11. 2.4. Hiệu quả  của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,   với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Với việc hướng dẫn cho các em học sinh một số kĩ năng khi học và khi  làm bài thi trắc nghiệm khách quan tôi nhận thấy các em cũng tư  tin hơn khi  học. Tùy từng năng lực cửa mỗi em mà các em cũng đã định hướng cho mình   một cách học hợp lí, hiệu quả hơn, phát huy được tính linh hoạt, sáng tạo của   mooic học sinh. Các em yên tâm, chủ  động hơn trong việc tiếp nhận kiến   thức, đồng thời giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của của các em được  rõ ràng, cụ thể hơn, động viên, khích lệ và giúp các em tiếp thu kiến thức một   cách độc lập, tích cực và sáng tạo. Do đó học sinh hứng thú hơn, hiểu bài sâu  sắc hơn, từ đó vận dụng linh hoạt và nâng cao. Qua đối chứng kiểm nghiệm   bằng các bài test, các bài thi khảo sát, Đặc biệt qua kì thi THPT Quốc gia năm  2016 so sánh trên hai đơn vị  lớp 12B1, 12B2 của trường THPT Yên Định 3.   Trong đó lớp 12B1 là lớp được tôi trực tiếp hướng dẫn các em một số kĩ năng  học và làm thi trắc nghiệm môn Vật lí thì thấy kết quả  các em đạt được là   cao hơn rất nhiều so với tập thể lớp 12B2 cụ thể: Lớp Sĩ số Điểm   8 Điểm 5 ­ 8 Điểm 
  12.   Tôi tin rằng kết quả  cuối năm trong kì thì THPT Quốc gia học sinh   trường Yên Định 3 sẽ đạt được những kết quả nhất định. 12
  13. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Việc “ Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số  kĩ năng học và làm bài thi   trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc sẽ giúp học sinh  hứng thú hơn, học tốt hơn đối với môn Vật lí. Qua đó, làm giảm rõ rệt số học   sinh có học lực yếu môn Vật lí. Không những thế, cuối năm học lớp 12 số  học sinh đạt điểm cao môn Vật lí trong kì thi THPT quốc gia cũng tăng lên  đáng kể. 3.2. Kiến nghị Rất mong ban giám hiệu tạo điều kiện cho ý tưởng đề  tài nghiên cứu   của tôi được nhân rộng không chỉ ở bộ môn Vật lí mà có thể áp dụng cho số  môn học khác.          Tổ chức thêm các kì thi khảo sát để các em học sinh có nhiều điều kiện   để  cọ  sát. Được cọ  xát với các kì thi sẽ  giúp các em tập làm quen với cách   làm bài thi THPT quốc gia.                         XÁC NHẬN                         Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2017 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ       Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình                                                                 viết,  không sao chép nội dung của                                                                 người khác.                                                                                                Nguyễn Việt Hùng.   13
  14. Tài liệu tham khảo [1]   Bộ  giáo dục và đào tạo – SGK Vật lí 12 cơ  bản. NXB Giáo Dục   2008. [2]  Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo vien THPT về kĩ thuật xây  dựng   ma   ma   trận   đề   và   biên   soạn   câu   hỏi   kiểm   tra   đánh   giá   –   Bộ  GD&ĐT 2016. [3]  Các video của thầy Chu Văn Biên trên trang Youtube. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0