intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu dạy học phần Động cơ đốt trong - Công nghệ 11 theo định hướng giáo dục STEM

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu dạy học phần Động cơ đốt trong - Công nghệ 11 theo định hướng giáo dục STEM với mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu dạy học phần Động cơ đốt trong - Công nghệ 11 theo định hướng giáo dục STEM

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 19 tháng 02 năm 2020. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: HỒ ĐẶNG VÂN PHƯƠNG Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 13/9/1985 - Nơi thường trú: 50 Lê Lợi, Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang - Đơn vị công tác: Trường PT Thực hành Sư phạm - Chức vụ hiện nay: giáo viên - Lĩnh vực công tác: giảng dạy môn Công nghệ. II. Tên sáng kiến: Nghiên cứu dạy học phần “Động cơ đốt trong” - Công nghệ 11 theo định hướng giáo dục STEM III. Lĩnh vực: Giải pháp kỹ thuật IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu. Trong chỉ thị số 16/CT-TTg [19] của THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ đã đưa ra giải pháp về mặt giáo dục là: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông.” 1
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đối với môn Công nghệ, kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là nội dung mang tính trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Với lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG” CÔNG NGHỆ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM” với mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Việc tổ chức được những hoạt động của học sinh bằng hình thức tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM thông qua phần “Động cơ đốt trong”- Công nghệ 11 thì có thể nâng cao tính tích cực, tự lực học tập; và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Từ đó, học sinh sẽ tiếp thu nội dung bài học sâu sắc hơn, hiểu về thực tiễn cuộc sống xung quanh và học được nhiều kĩ năng sống và làm việc, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh. 3. Nội dung của sáng kiến 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM 1. Khái niệm STEM STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của mỗi quốc gia. Sự phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học được mô tả bởi chu trình STEM (Hình 1), trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế công nghệ 2
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM mới nhằm giải quyết các vấn đề; Toán là công cụ được sử dụng để thu nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác. Science (Nhà khoa học: Trả lời câu hỏi) Engineers: Solve problems (Kỹ sư: Giải quyết vấn đề) Scientists: answer questions Technology Math Knowledge Engineering the STEM cycle Hình 1: Chu trình STEM (theo https://www.knowatom.com) 2. Giáo dục STEM Phỏng theo chu trình STEM, giáo dục STEM đặt học sinh trước những vấn đề thực tiễn ("công nghệ" hiện tại) cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức khoa học và vận dụng kiến thức để thiết kế và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề ("công nghệ" mới). Như vậy, mỗi bài học STEM sẽ đề cập và giao cho học sinh giải quyết một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức đã có và tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới để sử dụng. Quá trình đó đòi hỏi học sinh phải thực hiện theo "Quy trình khoa học" (để chiếm lĩnh kiến thức mới) và "Quy trình kĩ thuật" để sử dụng kiến thức đó vào việc thiết kế và thực hiện giải pháp ("công nghệ" mới) để giải quyết vấn đề. Đây chính là sự tiếp cận liên môn trong giáo dục STEM, dù cho kiến thức mới mà học sinh cần phải học để sử dụng trong một bài học STEM cụ thể có thể chỉ thuộc một môn học. Như vậy, giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn, qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Các mức độ áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông như sau: a) Dạy học các môn học theo phương thức giáo dục STEM Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá trình 3
  4. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập. b) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM. Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan như trường trung học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, doanh nghiệp. Trải nghiệm STEM còn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa trường trung học với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Theo cách này, sẽ kết hợp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật chất của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. c) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Hoạt động này không mang tính đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM – Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất. – Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh. – Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. 4
  5. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thông cũng hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương. – Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường trung học, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường trung học cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 3.1.2. GIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC 1. Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM Mỗi bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông đề cập đến một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng kiến thức thuộc các môn học trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn đề đó. Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật (Hình 2), trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" (background research) trong tiến trình dạy học mỗi bài học STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông tương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học, trong đó học sinh là người chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, tiến hành các thí nghiệm theo chương trình học (nếu có) dưới sự hướng dẫn của giáo viên; vận dụng kiến thức đã học để đề xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu; chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết kế. Thông qua quá trình học tập đó, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực. 5
  6. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Xác định vấn đề Nghiên cứu kiến thức nền Toán Lý Hóa Sinh Tin CN (Nội dung dạy học theo chương trình được sắp xếp lại phù hợp) Đề xuất các giải pháp/bản thiết kế Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế Chế tạo mô hình (nguyên mẫu) Thử nghiệm và đánh giá Chia sẻ và thảo luận Điều chỉnh thiết kế Hình 2: Tiến trình bài học STEM Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các "bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Cụ thể là việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất giải pháp"; "Chế tạo mô hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và đánh giá", trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia. Vì vậy, mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau: Hoạt động 1: Xác định vấn đề Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm. – Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu. 6
  7. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ... – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Bài ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ). – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ). Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ không còn các "tiết học" thông thường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó, học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tương ứng. – Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp. – Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết kế). – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới); Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân, nhóm); Báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ HS đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý của các bạn và giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo đảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm. – Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế. 7
  8. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn thiện. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được lựa chọn/hoàn thiện. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu HS trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá. Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi. – Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế. – Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế; thử nghiệm và điều chỉnh. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật… đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp…); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. – Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu. – Nội dung: Trình bày và thảo luận. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật... đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu cầu và sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, video, dung cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo…) theo các hình thức phù hợp (trưng bày, triển lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và định hướng tiếp tục hoàn thiện. 2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM và nghiên cứu khoa học 8
  9. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trên cơ sở các bài học STEM cho tất cả học sinh nêu trên, trong quá trình thực hiện sẽ có một số học sinh có sở trường, hứng thú, nhất là đối với Hoạt động 4 và Hoạt động 5 (là những học sinh có vai trò chủ chốt của nhóm trong việc chế tạo, thử nghiệm mẫu) cần được khuyến khích và tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng, đi sâu. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức phù hợp tạo môi trường để các học sinh này được phát huy năng lực, sở trường của mình; cũng từ đó phát hiện và hướng dẫn những học sinh say mê nghiên cứu thực hiện các dự án khoa học, kĩ thuật để tham gia "Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học". 2.1.3. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN BÀI HỌC STEM 1. Tiêu chí xây dựng bài học STEM Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn Trong các bài học STEM, học sinh được đặt vào các vấn đề thực tiễn xã hội, kinh tế, môi trường và yêu cầu tìm các giải pháp. Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật Quy trình thiết kế kĩ thuật cung cấp một tiến trình linh hoạt đưa học sinh từ việc xác định một vấn đề – hoặc một yêu cầu thiết kế – đến sáng tạo và phát triển một giải pháp. Theo quy trình này, học sinh thực hiện các hoạt động: (1) Xác định vấn đề – (2) Nghiên cứu kiến thức nền – (3) Đề xuất các giải pháp/thiết kế – (4) Lựa chọn giải pháp/thiết kế – (5) Chế tạo mô hình (nguyên mẫu) – (6) Thử nghiệm và đánh giá – (7) Chia sẻ và thảo luận – (8) Điều chỉnh thiết kế. Trong thực tiễn dạy học, quy trình 8 bước này được thể hiện qua 5 hoạt động chính: HĐ1: Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo) ––> HĐ2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp thiết kế ––> HĐ3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế ––> HĐ4: Chế tạo mô hình/thiết bị... theo phương án thiết kế (đã được cải tiến theo góp ý); thử nghiệm và đánh giá ––> HĐ5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo; điều chỉnh thiết kế ban đầu. Trong quy trình kĩ thuật, các nhóm học sinh thử nghiệm các ý tưởng dựa nghiên cứu của mình, sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, mắc sai lầm, chấp nhận và học từ sai lầm, và thử lại. Sự tập trung của học sinh là phát triển các giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, nhờ đó học được và vận dụng được kiến thức mới trong chương trình giáo dục. Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm Quá trình tìm tòi khám phá được thể hiện trong tất cả các hoạt động của chủ đề STEM, tuy nhiên trong hoạt động 2 và hoạt động 4 quá trình này cần được khai thác triệt để. Trong hoạt động 2 học sinh sẽ thực hiện các quan sát, tìm tòi, khám phá để xây dựng, kiểm chứng các quy luật, qua đó học được kiến thức nền đồng thời rèn 9
  10. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM luyện các kĩ năng tiến trình như: quan sát, đưa ra dự đoán, tiến hành thí nghiệm, đo đạc, thu thập số liệu, phân tích số liệu… Trong hoạt động 4, quá trình tìm tòi khám phá được thể hiện giúp học sinh kiểm chứng các giải pháp khác nhau để tối ưu hoá sản phẩm. Trong các bài học STEM, hoạt động học của học sinh được thực hiện theo hướng mở có "khuôn khổ" về các điều kiện mà học sinh được sử dụng (chẳng hạn các vật liệu khả dụng). Hoạt động học của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; các quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của chính học sinh. Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu của mình nếu cần. Học sinh tự điều chỉnh các ý tưởng của mình và thiết kế hoạt động tìm tòi, khám phá của bản thân. Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo Giúp học sinh làm việc trong một nhóm kiến tạo là một việc khó khăn, đòi hỏi tất cả giáo viên STEM ở trường làm việc cùng nhau để áp dụng phương thức dạy học theo nhóm, sử dụng cùng một ngôn ngữ, tiến trình và yêu cầu về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt động của bài học STEM là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà học sinh đã và đang học Trong các bài học STEM, giáo viên cần kết nối và tích hợp một cách có mục đích nội dung từ các chương trình khoa học, công nghệ, tin học và toán. Lập kế hoạch để hợp tác với các giáo viên toán, công nghệ, tin học và khoa học khác để hiểu rõ nội hàm của việc làm thế nào để các mục tiêu khoa học có thể tích hợp trong một bài học đã cho. Từ đó, học sinh dần thấy rằng khoa học, công nghệ, tin học và toán không phải là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với nhau để giải quyết các vần đề. Điều đó có liên quan đến việc học toán, công nghệ, tin học và khoa học của học sinh. Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập Một câu hỏi nghiên cứu đặt ra, có thể đề xuất nhiều giả thuyết khoa học; một vấn đề cần giải quyết, có thể đề xuất nhiều phương án, và lựa chọn phương án tối ưu. Trong các giả thuyết khoa học, chỉ có một giả thuyết đúng. Ngược lại, các phương án giải quyết vấn đề đều khả thi, chỉ khác nhau ở mức độ tối ưu khi giải quyết vấn đề. Tiêu chí này cho thấy vai trò quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học STEM. 2. Quy trình xây dựng bài học STEM 10
  11. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học 3.2 Nghiên cứu xây dựng bài học phần “ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG” 1. Tên chủ đề: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG (3 tiết) 2. Mô tả chủ đề: Bài học được xây dựng trên cơ sở tích hợp 3 bài trong chương trình Công nghệ 11 là: - Bài 20. Sơ lược về động cơ đốt trong” giúp HS nắm được sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong, khái niệm và phân loại động cơ, đồng thời biết được cấu tạo chung của các cơ cấu và hệ thống trên động cơ. - Bài 21. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong” giúp HS hiểu được các khái niệm cơ bản về động cơ; hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì và động cơ 4 kì. - Bài 32. Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong” giúp HS hiểu được nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong, đặc điểm, cách bố trí động cơ đốt trong trên một số phương tiện vận tải và máy… 11
  12. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chủ đề chính của bài “Khái quát về động cơ đốt trong” môn Công nghệ 11 bao gồm: - Chủ đề 1: Sơ lược về lịch sử phát triển động cơ đốt trong. Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong. - Chủ đề 2: Cấu tạo chung của động cơ đốt trong. - Chủ đề 3: Một số khái niệm cơ bản của động cơ đốt trong. - Chủ đề 4: Nguyên lí làm việc của động cơ điezen và xăng 4 kì. - Chủ đề 5: Nguyên lí làm việc của động cơ điezen và xăng 2 kì. - Chủ đề 6: Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong. - Chủ đề 7: Sơ đồ ứng dụng và nguyên tắc chung ứng dụng động cơ đốt trong. 3. Mục tiêu a. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong. - Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong. - Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong. - Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong. - Biết được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong. - Biết được nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong. - Biết được đặc điểm, cách bố trí động cơ đốt trong trên một số phương tiện vận tải và máy. b. Kĩ năng: - Đọc được tên các bộ phận chính của động cơ đốt trong. - Có thể nhận biết được một số loại động cơ đốt trong. - Nhận biết được các chi tiết của động cơ đốt trong. - Trình bày được nguyên lí hoạt động của động cơ đốt trong. - Nhận biết được các ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế. - Đọc được sơ đồ nguyên lí hệ thống truyền lực của một số phương tiện vận tải và máy. c. Phát triển phẩm chất - Nhận thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong đối với sự phát triển của nền công nghiệp. - Có ý thức sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường. 12
  13. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ hình thành và rèn luyện phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực, chủ động. d. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như thể tích xi lanh, thể tích công tác, thể tích buồng cháy, điểm chết, điểm chết trên, điểm chết dưới v.v… Với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, HS sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật. - Năng lực tự học: HS tự đọc, trao đổi trong nhóm, lớp, qua đó biết được các khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong, vai trò và khả năng sử dụng động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống v.v… - Năng lực giải quyết vấn đề: HS có thể phân tích, so sánh ưu điểm, hạn chế của động cơ 2 kì và 4 kì, của động cơ xăng và động cơ điêzen v.v... - Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho HS năng lực hợp tác trong làm việc. 4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên - Tranh giáo khoa hoặc tranh vẽ trên giấy khổ lớn các hình của bài 20 và 21 và 32 trong sách giáo khoa Công nghệ 11; có thể sử dụng hoặc vẽ thêm một số hình mô tả cấu tạo chung của các cơ cấu và hệ thống (bài 20), cấu tạo một số động cơ được ứng dụng trên thực tế v.v. Nếu sử dụng máy vi tính và máy chiếu Projector thì cũng chuẩn bị các hình như trên, chuẩn bị băng hình mô tả cấu tạo, mô phỏng nguyên lí làm việc hoặc nhiều hình vẽ phong phú, đa dạng hơn. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhất là xây dựng các hoạt hình mô tả chuyển động của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, phân phối khí, đường đi của hòa khí hoặc không khí, khí thải khi giảng về nguyên lí làm việc của động cơ xăng và điezen. - Một số vật thật các cơ cấu và hệ thống của động cơ xe máy… - Đọc kĩ nội dung bài 20, 21 và 32 trong sách giáo khoa Công nghệ 11 và hướng dẫn trong sách giáo viên. Xem thêm nội dung có liên quan trong các tài liệu kĩ thuật về động cơ đốt trong, ô tô, xe máy. - Nghiên cứu một số hình vẽ của bài 20, 21; 32 - Phân tích mục tiêu bài dạy: phân tích mục tiêu của bài thành các mục tiêu cụ thể. Trong ba loại mục tiêu, thường chỉ có các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng được quan tâm hơn bởi nếu thực hiện được hai loại mục tiêu này thì về cơ bản cũng đã hoàn thành được mục tiêu về thái độ. 13
  14. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Xác định nội dung trọng tâm và các nhiệm vụ dạy học cụ thể: Những nội dung đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã xác định ở trên chính là nội dung trọng tâm của chuyên đề. - Lựa chọn phương pháp dạy học: Khi lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức dạy học, lưu ý sự đồng nhất giữa mục tiêu, PPDH và KTĐG; tăng cường vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. GV cũng dự kiến các câu hỏi mà HS có thể đề xuất, các tình huống dạy học có thể xuất hiện trong giờ dạy và tìm các phương án giải quyết chúng. Nội dung bài học chủ yếu là giới thiệu kiến thức khái quát về động cơ đốt trong và nguyên lí làm việc. Đây là những động cơ được sử dụng trên ô tô, xe máy, các máy bơm nước, xay xát, máy nông nghiệp,… là những phương tiện, thiết bị quen thuộc trong đời sống hằng ngày của HS. Những thiết bị này tuy không xa lạ với HS nhưng các em cũng hầu như chưa biết được những đặc điểm nói trên. - Biên soạn kế hoạch dạy học: Cấu trúc của kế hoạch dạy học về cơ bản vẫn như cấu trúc thường sử dụng, GV cần tăng cường các hoạt động tổ chức cho HS tích cực, tự lực tham gia trong quá trình học tập. b) Chuẩn bị của học sinh Ở cuối tiết trước, GV yêu cầu HS về nhà quan sát, tìm hiểu về ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, máy bơm nước,… trong gia đình, trong thực tiễn cuộc sống; tìm thông tin về các thiết bị này trong sách báo, trên internet v.v... GV có thể nêu một số nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể sau: - Hãy kể tên những máy móc thiết bị sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực (gọi tắt là “thiết bị động lực”) mà em biết. - Hãy kể tên một số loại thiết bị động lực đang được sử dụng ở gia đình hoặc được sử dụng phổ biến tại địa phương mà em biết. - Với những thiết bị động lực mà em biết, em có thể cho biết trên động cơ có những bộ phận nào, thuộc cơ cấu và hệ thống nào. Hãy giải thích lí do vì sao mà em lại nhận định chúng thuộc cơ cấu và hệ thống đó. - Quan sát những thiết bị động lực theo em làm thế nào nó hoạt động được, và hoạt động như thế nào? VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI HỌC 1. Thiết kế tiến trình dạy học Bài học được thiết kế thành 5 hoạt động chính theo tiến trình của các phương pháp dạy học tích cực, đó là: * Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy 14
  15. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong bài học; làm bộc lộ "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết. - Câu hỏi hoặc yêu cầu đưa ra phải dựa trên những kiến thức, kĩ năng hoặc kinh nghiệm mà HS đã có, đã được học để HS thấy có thể trả lời được. - Với kiến thức, kĩ năng hoặc kinh nghiệm đã có, HS có thể trả lời được câu hỏi, thực hiện được yêu cầu nhưng không thể đầy đủ, trọn vẹn. - Tạo cho HS ham muốn giải quyết triệt để vấn đề bằng cách tích cực, tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Mục đích của hoạt động này là giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của bài học, rèn luyện cho HS năng lực cảm nhận về khái niệm khoa học; cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong bài. GV tổ chức, hướng dẫn, gợi ý, giám sát quá trình HS tự học, nghiên cứu cá nhân, trao đổi cặp đôi, thảo luận nhóm nhỏ,... để tự hình thành kiến thức, kĩ năng cho bản thân. Trong hoạt động này GV cần lưu ý một số điểm sau: - Những kiến thức mới nào, kĩ năng mới nào của bài học mà HS phải lĩnh hội, hình thành được. - HS sẽ lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng đó bằng cách nào. - Những kiến thức, kĩ năng này giúp HS giải quyết được trọn vẹn vấn đề nêu ra ở hoạt động 1 hay không. - Mức độ lĩnh hội kiến thức mới và hình thành kĩ năng mới của HS đến đâu. * Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó, GV xem HS đã nắm được kiến thức, có được kĩ năng hay chưa và ở mức độ nào. GV phải xác định được nhiệm vụ cụ thể của HS như trả lời câu hỏi gì, làm bài tập gì,... thuộc lí thuyết hay vấn đề thực tiễn * Hoạt động 4: Vận dụng. Mục đích của hoạt động này là khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng. * Hoạt động 5: mở rộng. 15
  16. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Mục đích của hoạt động này là khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức, để không bao giờ được hài lòng và hiểu rằng, ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học. GV giao cho HS những nhiệm vụ bổ sung và hướng dẫn HS tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho HS các nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực. 2. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1. - Lớp chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi HS trong nhóm liệt kê ra giấy tên gọi của thiết bị động lực mà bản thân đã biết. Mô tả những bộ phận, cơ cấu và hệ thống của động cơ và ứng dụng của chúng. Sau đó nhóm thảo luận thống nhất kết quả. Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình. - GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận. → Vậy ở bài này chúng ta cần đi tìm hiểu về ba nội dung chính: + Khái quát về động cơ đốt trong. + Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong. + Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong. GV chia lớp ra làm ba nhóm. Mỗi nhóm sẽ nghiên cứu về 1 nội dung chính Lần lượt các nhóm nghiên cứu và cử đại diện lên trình bày phần nghiên cứu nội dung của nhóm mình. Các nhóm còn lại nghe phần trình bày của nhóm trước và thảo luận đặt câu hỏi cho nhóm trình bày (ít nhất hai câu hỏi). GV là người hướng dẫn hoạt động của các nhóm, ngoài ra đặt câu hỏi thêm cho các nhóm cùng thảo luận. HOẠT ĐỘNG 2. 2.1. Hình thành kiến thức về khái quát động cơ đốt trong Nhóm 1 cử đại diện lên trình bày phần nội dung nghiên cứu của nhóm mình: a) Kẻ bảng sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong Năm Nhà chế tạo Loại động cơ 1860 Giăng echien lơnoa Động cơ 2 kì, công suất 2 mã lực, chạy bằng khí thiên nhiên 1877 …. b) Khái niệm ĐCĐT c) Phân loại d) Cấu tạo chung của động cơ đốt trong Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 1. 16
  17. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thảo luận ba phút, nhận xét phần trình bày sau đó đặt câu hỏi cho nhóm 1. Nhóm 1 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm. Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau: (1) Động cơ đốt trong trên ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu là gì ? (2) Quá trình biến đổi nhiệt năng được thực hiện như thế nào? ở đâu? (3) Động cơ đốt trong có 2 cơ cấu và 5 hệ thống đối với động cơ nào? (4) Kể tên các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí trong hình 20.1 (SGK trang 96) 2.2. Hình thành kiến thức về nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong Nhóm 2 cử đại diện lên trình bày phần nội dung nghiên cứu của nhóm mình: a) Một số khái niệm cơ bản: - Điểm chết của pittong - Thế tích toàn phần; Thể tích buồng cháy - Thể tích công tác; Tỉ số nén - Chu trình làm việc của động cơ; Kì. b) Nguyên lí làm việc động cơ điezen 4 kì Vẽ sơ đồ cấu tạo. Trình bày nguyên lí làm việc trên hình vẽ? c) Nguyên lí làm việc động cơ xăng 2 kì Vẽ sơ đồ cấu tạo. Trình bày nguyên lí làm việc trên hình vẽ? Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 2. Thảo luận 3 phút, nhận xét phần trình bày sau đó đặt câu hỏi cho nhóm 2. Nhóm 2 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm. Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau: (1) Pittong chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới thì trục khuỷu quay được bao nhiêu độ? (2) Tại sao kì cháy giãn nở còn được gọi là kì sinh công? (3) Nguyên lí làm việc động cơ xăng khác động cơ điezen như thế nào? (4) Ở động cơ 2 kì có xupap nạp và xupap thải không? 2.3. Hình thành kiến thức về khái quát ứng dụng động cơ đốt trong Nhóm 3 cử đại diện lên trình bày phần nội dung nghiên cứu của nhóm mình: a) Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống b) Nguyên tắc chung ứng dụng động cơ đốt trong - Sơ đồ ứng dụng: ĐCĐT → Hệ thống truyền lực → Máy công tác - Nguyên tắc ứng dụng: + Về tốc độ quay, về công suất. Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 3. Thảo luận 3 phút, nhận xét phần trình bày sau đó đặt câu hỏi cho nhóm 3. Nhóm 3 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm. Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau: 17
  18. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (1) Động cơ đốt trong được ứng dụng nhiều nhất ở ngành nào? (2) Động cơ đốt trong khi làm việc sản sinh ra một năng lượng trên trục khuỷu là momen quay. Để sử dụng năng lượng này ta phải làm thế nào? (3) Để động cơ làm việc thì động cơ đốt trong và yếu tố nào phải tạo thành 1 tổ hợp thống nhất? (4) Khi nào thì động cơ đốt trong không cần hệ thống truyền lực? HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP GV có thể đưa ra một số câu hỏi định hướng để qua đó HS nắm vững kiến thức trọng tâm của bài HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp cùng thảo luận nhằm vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích việc sử dụng động cơ đốt trong vào các lĩnh vực khác nhau; những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng động cơ. HOẠT ĐỘNG 5. MỞ RỘNG GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa xe,… về ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể. 3.3. Thực nghiệm sư phạm Tôi chọn hai lớp 11B (lớp thực nghiệm) và lớp 11C (lớp đối chứng) của trường PT Thực hành Sư phạm do tôi trực tiếp giảng dạy làm đối tượng nghiên cứu cho SKKN của tôi. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỷ lệ giới tính, ý thức học tập. 30 28 25 25 20 15 11B 12 11C 10 10 7 5 6 0 Giỏi Khá TB 18
  19. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đồ thị biểu diễn xếp loại hai lớp trước khi thực nghiệm 3.3.1 Đo lường và thu thập dữ liệu: - Lấy kết quả bài kiểm tra học kì 1 làm bài kiểm tra trước tác động. - Lấy kết quả bài kiểm tra giữa học kì 2 làm bài kiểm tra sau tác động. - Tiến hành kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm và cùng một đề. - Sau đó tiến hành chấm điểm theo đáp án đã xây dựng. 3.3.2 Kết quả thực nghiệm Kết quả điểm sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được biểu diễn bằng biểu đồ sau: 30 27 25 23 20 17 15 11B 11C 11 10 10 5 1 0 8đ-10đ 6.5đ-7.9đ 5đ-6.4đ Đồ thị biểu diễn xếp loại hai lớp sau khi thực nghiệm Kết quả kiểm định cho thấy: Trên cùng đối tượng học sinh, cùng địa bàn sinh hoạt và học tập, nếu chúng ta dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì chất lượng học tập được nâng cao rõ rệt. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong đã nâng cao năng lực nhận thức và hiểu biết trong chương cấu tạo của động cơ đốt trong cho học sinh. V- HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Kết quả học tập của HS ở các lớp thực nghiệm có dạy học theo định hướng giáo dục STEM đã đạt được tốt hơn so với lớp đối chứng. Giúp các em tự học và giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cực của học sinh. Lớp học sôi động do có sự trao đổi, thảo luận về các vấn đề đặt ra. 19
  20. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Học sinh quan sát rõ hơn, hiệu quả hơn các hoạt động của máy móc, cơ cấu trong thực tế sẽ giúp học sinh có cơ sở vững chắc để tìm tòi nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong nói riêng và các máy móc thiết bị nói chung VI- MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG Dạy học theo định hướng giáo dục STEM có thể áp dụng cho các chương khác của Công nghệ 11 nhằm tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn nhằm thay đổi về nhận thức của các em học sinh. VII- KẾT LUẬN Tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM có các vấn đề xuất phát từ thực tiễn làm kích thích trí tò mò và tưởng tượng của HS, tăng mức độ quan tâm của HS. Kết quả đánh giá định tính và định lượng đã chứng tỏ tiến trình tổ chức dạy học này không những kích thích hứng thú học tập, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc của người học. Thông qua thảo luận, học sinh biết được chỗ sai của mình để từ đó tìm hướng khắc phục, giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về kiến thức mà mình nhận được. Cũng thông qua đó, giáo viên có thể kiểm soát được hoạt động nhận thức học sinh để kịp thời định hướng giúp người học khắc phục khó khăn, sai lầm trong quá trình tìm tòi, xây dựng kiến thức mới một cách bền vững. Qua đó, rèn luyện năng lực tự học, tự tìm tòi, khả năng tư duy trong khi lĩnh hội tri thức, đồng thời hình thành ở học sinh kĩ năng giải quyết một vấn đề gặp phải trong học tập và trong cuộc sống. Trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM, coi người học là trung tâm của hoạt động dạy học và sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, tự đề xuất vấn đề, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề kiến thức và phát triển một số kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như kĩ năng làm việc theo nhóm, khả năng tích hợp, sử dụng các phương tiện dạy học vào giải quyết nhiệm vụ, … Đồng thời, kết quả cũng khẳng định: Việc tổ chức được những hoạt động của học sinh bằng hình thức tổ chức theo định hướng giáo dục STEM thông qua phần “Động cơ đốt trong” Công nghệ 11 thì có thể nâng cao tính tự lực học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Từ đó, học sinh sẽ nắm vững nội dung bài học sâu sắc hơn, hiểu về thực tiễn cuộc sống xung quanh và học được nhiều kĩ năng sống. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2