intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với mục tiêu nhằm tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ các ý tưởng khoa học với bạn bè trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học cho học sinh trong các trường phổ thông nói chung và trường chuyên nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

  1. PHỤ LỤC II: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THOẠI NGỌC HẦU An Giang, ngày 25 tháng 01 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Phạm Hữu Tâm Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 21/09/1961 - Nơi thường trú: 10/5 Phan Liêm – Phường Mỹ Xuyên – Tp.Long Xuyên – An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu - Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ - Lĩnh vực công tác: Xây dựng hiệu quả kế hoạch một phong trào trong nhà trường phổ thông. II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ - Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu là một trường trọng điểm của tỉnh với nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự phát triển của tỉnh An Giang và cả nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo, cấp ủy, Hội Cha Mẹ học sinh, cũng như ban ngành tỉnh đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng Công nghệ thông tin trong xã hội ngày càng phát triển. Đồng thời với sự quan tâm của Ban giám hiệu, trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu đã có những chuyển biến tích cực: trường lớp khang trang, cảnh quan nhà trường xanh sạch đẹp hơn. Nhà trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học thông qua phong trào áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công nghệ của giáo viên được chú trọng và có tác dụng thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường. 1
  2. - Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu. - Lĩnh vực: Xây dựng hiệu quả kế hoạch một phong trào trong nhà trường phổ thông III- Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu khoa học trong học sinh cấp Trung học nhằm tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ các ý tưởng khoa học với bạn bè trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học cho học sinh trong các trường phổ thông nói chung và trường chuyên nói riêng. Mặt khác, nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong các trường phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay, để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giáo viên tại các trường THPT chuyên phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, nền giáo dục nước ta trong những năm qua đã thể hiện sự bất cập: nặng về truyền đạt tri thức và xem nhẹ giáo dục tự học, tự nghiên cứu của học sinh, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu cũng không phải là một ngoại lệ. Đây chính là điểm hạn chế của chúng ta và nếu không có giải pháp đúng đắn thì những mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đều khó có thể trở thành hiện thực. Nghiên cứu khoa học từ học sinh trong các trường THPT chuyên hiện nay có thể nói là một chủ đề mang tính tiềm năng nhưng còn nhiều điều hạn chế. Tính tiềm năng ở chỗ học sinh THPT chuyên là một lực lượng trẻ, đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, có thời gian và một sự sáng tạo không ngừng được phát triển dưới mái trường phổ thông. Vấn đề còn hạn chế ở đây là do học sinh chưa nhận thức được những lợi ích từ nghiên cứu khoa học; chúng ta chưa tạo điều kiện về thời gian, điều kiện về cơ sở vật chất để các em thực hiện những ý tưởng đã học được từ sách vở vào thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt, thiếu sự 2
  3. hướng dẫn, gợi mở của thầy cô để các em mạnh dạn phát huy sáng tạo, nhất là trong nghiên cứu khoa học. Nhận ra những vấn đề còn thiếu trong giáo dục toàn diện cho học sinh, Ban giám trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu từ hai năm qua đã chú trọng hơn đến công tác nghiên cứu khoa học cho học sinh. Nhà trường đã xác lập định hướng, kế hoạch cụ thể cho công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh; như xin Sở GDĐT, vận động Sở nội vụ và hội cha me học sinh học tập và tham quan nghiên cứu khoa học tại Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và các trường có thế mạnh về NCKH trong cả nước, nhằm tạo hứng thú và trãi nghiệm thực tế cho học sinh trong vấn đề NCKH. Cùng với Hướng dẫn số 6348/BGDĐT-GDTrH ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học; Căn cứ Hướng dẫn số 34/HD-SGDĐT của Sở GDĐT An Giang ngày 27 tháng 8 năm 2013 về việc tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học (NCKH) cho học sinh trung học năm học 2013-2014 và những năm sau này, Ban giám hiệu đẩy mạnh hơn công tác hướng dẫn học sinh làm đề tài NCKH. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Thực tiễn cho thấy, hoạt động Nghiên cứu khoa học cùng với chất lượng đào tạo là một trong hai nhiệm vụ quan trọng đối với bất cứ một trường học. Phải khẳng định rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đi đôi và gắn liền với chất lượng đào tạo. Việc nhận thức đúng và tham gia có hiệu quả vào hoạt động nghiên cứu khoa học là con đường ngắn và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường học. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta như hiện nay, để khoa học công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giáo viên tại các trường chuyên phải là lực lượng nòng cốt trong việc hướng dẫn nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào hoạt động giảng dạy và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, mỗi trường luôn muốn tự làm mới mình, muốn không bị lạc hậu trước xu thế phát triển ngày càng sâu và rộng của quá trình hội nhập, muốn luôn đổi mới, sáng tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo cần phải coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình đào tạo của mình.... Để làm được điều đó thì mỗi nhà giáo phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ song hành là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhà trường phải là nơi để các em học sinh biến những ý tưởng, niềm đam mê khoa học thành những sản phẩm thực tế cuộc sống. Để làm được điều đó thiết nghĩ cần những giải pháp đồng bộ như sau: 3
  4. - Về phía nhà trường: 1. Tăng cường tuyên truyền 5. Vận động 2. Có kế nguồn lực hoạch tổ và khen chức NCKH thưởng cho NCKH 4. Động 3. Thường viên, khích xuyên tổ lệ NCKH hội thảo trong GV, NCKH HS Nâng cao nhận thức cho CBGV về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH và là một sứ mệnh của trường chuyên. Ban Giám hiệu trường tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh thường xuyên đi nghiên cứu thực tế cả trong và ngoài tỉnh, tiếp cận thực tế sưu tầm tư liệu, số liệu góp phần làm rõ những vấn đề thực tiễn đặt ra. Ban Giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thể hiện vai trò tiên phong gương mẫu trong hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa định hướng dẫn dắt vừa khích lệ, động viên cán bộ, giáo viên, học sinh tích cực chủ động tham gia các đề tài khoa học. Tăng cường tổ chức các hình thức sinh hoạt khoa học phong phú trong học sinh như: câu lạc khoa học vật lý, câu lạc bộ Robot, v.v…. Đây là hình thức hóa sinh hoạt khoa học, tạo môi trường khoa học sinh động, mở ra nhiều kênh trao đổi thông tin, tạo điều kiện cho học sinh học tập, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động khoa học. Nhà trường cần vận động các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh nghiên cứu khoa học. Khen thưởng xứng đáng và khích lệ những nghiên cứu khoa học đạt giải cấp tỉnh và toàn quốc gia hoặc những giải pháp khoa học giải quyết thực tiễn cuộc sống và học tập. Nhà trường cần tạo nhiều thời gian và môi trường thuận tiện cho cho giáo viên và học sinh nghiên cứu khoa học. Nghĩa là thời gian học tập của các em không chỉ là những 4
  5. giờ lý thuyết suôn mà cần nhiều thời gian hơn nữa trong thí nghiệm thực hành. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thí nghiệm chứng minh, thu thập số liệu nếu có yêu cầu và khả năng cho phép của nhà trường. - Về phía giáo viên: Mỗi giáo viên tự rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học, tự tìm tòi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ chính môn mình đang giảng dạy. Biết ứng dụng công nghệ thông tin làm phương tiện dạy và học; không ngừng cập nhật thông tin để cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả. Khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, giáo viên chú ý lựa chọn hình thức, nội dung sao cho phù hợp với khả năng chuyên môn, với điều kiện thời gian và kinh phí hiện có. Từ những vấn đề cụ thể đặt ra cần giải quyết trong giảng dạy, trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, giáo viên hình thành dần khái niệm và quy trình nghiên cứu khoa học nhằm tạo nền tảng vững chắc về sau cho các em học sinh. Giáo viên luôn đặt vấn đề và gợi ý cho học sinh giải quyết vấn đề đặt ra trên nền tảng kiến thức sẵn có của các em. Cần luôn động viên và khích lệ các em tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo giải quyết những vấn đề đặt ra cho dù đó là những giải pháp ngây ngô, chưa hoàn thiện, nhưng từ đó sẽ ấp ủ niềm say mê khoa học của các em. - Về học sinh: Học sinh phải cố gắng học hỏi, tìm tòi, chủ động và phát huy tính sáng tạo trong học tập và trong nghiên cứu. Các em cần tham gia các câu lạc bộ khoa học do nhà trường tổ chức. Xem hoạt động NCKH là một động lực nhằm hoàn thiện tri thức mà các em đã được tiếp thu từ thầy cô, từ sách vở. Xem việc NCKH là một trãi nghiệm thật sự cho bước đường học tập và nghiên cứu sau này của chính các em. Các em có thể ghi nhớ câu danh ngôn: “Nghịch cảnh và khó khăn có thể khiến cho con người trở nên thông minh, dù không thể làm cho con người trở nên giàu có”. Và con đường NCKH luôn ghồ ghề không bằng phẳng, nhưng nó đem lại cho các em niềm hân hoan và hạnh phúc mỗi khi đạt được thành công. 5
  6. 3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức…) - Tiến trính thực hiện: Nghiên cứu khoa học là một công việc không dễ dàng. Nhưng với kiến thức sâu sắc và niềm đam mê cộng với môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường phổ thông nói chung và trường chuyên nói riêng sẽ mang lại thành quả tốt đẹp; và cũng là cách đổi mới phương pháp dạy tốt nhất như mong muốn của ngành giáo dục và toàn xã hội. Để xây dựng kế hoạch cho phong trào Nghiên cứu khoa học trong học sinh thành công, bản thân đã chắt lọc những thuận lợi và khó khăn trong những năm xây dựng phong trào Nghiên cứu khoa học trong học sinh từ năm 2015 đến nay, từ đó lựa chọn những giải pháp khả thi và hiệu quả nhất và kết quả đã mang lại những thành tựu cho phong trào Nghiên cứu khoa học trong học sinh tại trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu như ngày hôm nay. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 03/2018 đến nay. - Biện pháp tổ chức: Trãi qua những công đoạn như sau: + Xây dựng Kế hoạch (đính kèm một kế hoạch cụ thể cho năm học 2018 – 2019) Giai đoạn Nội dung Tổ chức Tuyển chọn thực hiện Thực hiện Thực hiện Đề tài Giai đoạn 1 Lên kế hoạch và phát - BGH phát động - BGH tổ Tháng 3/2018 động thi “Ý tưởng khoa phong trào đến toàn thểchức chấm học kỹ thuật trong học học sinh về việc tìm ý chọn những ý sinh”. tưởng NCKHKT. tưởng hay, Đây là giai đoạn khởi - ĐTN, GVBM, GVCN thiết thực và đầu tìm ý tưởng thực tuyên truyền, vận động khả thi nhằm hiện NCKHKT trong và khuyến khích học dự thi cấp học sinh với số lượng sinh tham gia. Trường và học sinh đăng ký không cấp Tỉnh - BGH thành lập Hội hạn chế. đồng chấm chọn ý (có thể lựa tưởng KHKT (bao chọn từ 15 gồm: BGH, TTCM, đến 20 đề tài). GV có hướng dẫn HS 6
  7. thực hiện đề tài KHKT từng đoạt giải). Giai đoạn 2 Tổ chức thi “Ý tưởng Gồm 3 biện pháp: Lựa chọn Từ tháng KHKT trong học sinh” - Học sinh có thể tự giáo viên 4/2018 đến Lựa chọn giáo viên chọn giáo viên hướng hướng dẫn 5/2018 hướng dẫn học sinh thực dẫn đề tài NCKHKT. (GVHD) từ hiện đề tài NCKHKT. 15 đến 20 đề - BGH có thể chọn giáo tài trong giai viên phù hợp hướng đoạn 1. dẫn học sinh thực hiện đề tài NCKHKT. - Có thể lựa chọn giáo viên bên ngoài (tại các trường Đại học, Sở ngành, ,,,) Giai đoạn 3 Lựa chọn đề tài BGH thành lập Hội Hội đồng Từ tháng NCKHKT dự thi cấp đồng chấm chọn đề tài chấm chọn sẽ 5/2018 đến Tỉnh năm học 2018 - KHKT cấp trường để chọn ra đủ số 9/2018 2019 dự thi cấp tỉnh (từ lượng đề tài những đề tài đã lựa theo qui định chọn trong giai đoạn của Sở. 2). Giai đoạn 4 GVHD và học sinh tiếp - BGH tạo điều kiện Từ tháng tục hoàn chỉnh đề tài cho GVHD và học sinh 9/2018 đến KHKT đã được lựa hoàn chỉnh đề tài 11/2018 chọn trong giai đoạn 3 NCKHKT (như hỗ trợ chuẩn bị dự thi cấp tỉnh. tiết dạy theo qui định, cung cấp điều kiện và kinh phí trong khả năng của trường). - Tạo điều kiện cho GVHD và HS tham quan học tập NCKHKT tại một số trường trọng điểm. Giai đoạn 5 BGH, GVHD, HS thực - BGH vận động xã hội Từ tháng hiện đề tài tham quan hóa hoặc từ mạnh 10/2018 học tập NCKHKT tại thường quân. 7
  8. một số trường trọng - Kinh phí hoạt động điểm (nếu có điều kiện) khoa học của trường (nếu có thể). Giai đoạn 6 GVHD và học sinh tiếp - Sở GDĐT, BGH tạo Từ tháng tục hoàn thiện đề tài điều kiện cho GVHD 11/2018 đến KHKT đã được lựa và học sinh hoàn chỉnh tháng 3/2019 chọn dự thi cấp Toàn đề tài NCKHKT (như quốc (nếu có). hỗ trợ tiết dạy theo qui định, cung cấp điều kiện và kinh phí trong khả năng của Sở và trường). Giai đoạn 7 GVHG và học sinh dự Có quyết định từ Sở Có quyết định tháng 03/2019 thi cấp Toàn quốc tại GDĐT để thực hiện. từ Sở GDĐT địa điểm do Bộ GDĐT để thực hiện. qui định. + Triển khai thực hiện: Bản thân trực tiếp triển khai Kế hoạch cho phong trào Nghiên cứu khoa học trong học sinh nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh và cả những đam mê của giáo viên trong việc hướng dẫn các em thực hiện đề tài đã đăng ký. Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện của các dự án (đề tài) nhằm giải quyết những khó khăn phát sinh của chính học sinh và cả giáo viên hướng dẫn thực hiện đề tài như: kinh phí, tài liệu, cần thu thập số liệu và những minh chứng cho đề tài và cả những lời khuyên của các chuyên gia (tại các trường Đại học) nhằm tư vấn thêm ý tưởng cho các đề tài. Vận động các nguồn lực từ xã hội hóa để cho học sinh và giáo viên hướng dẫn vào vòng dự thi cấp tỉnh giao lưu học tập tại các trường có nhiều thành tích trong Nghiên cứu khoa học trong học sinh để học sinh và giáo viên hướng dẫn có thể học thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các dự án có chất lượng. Và từ năm 2015 đến nay, trường đã tổ chức đước 03 chuyến đi giao lưu học tập tại các trường như: Trường Chuyên Thăng Long – Đà Lạt, Trường Chuyên Lê Quí Đôn – Nha Trang, Trường Chuyên Lê Quí Đôn – Vũng Tàu từ nguồn hoạt động và xã hội hóa. 8
  9. Tổ chức Hội đồng khoa học của nhà trường để chấm chọn những đề tài có chất lượng, ý tưởng hay dự thi cấp tỉnh vào thàng 12/2018 do Sở GDĐT tổ chức. IV- Hiệu quả đạt được: Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến; Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng:.......(số liệu cụ thể kèm theo căn cứ, cơ sở để xác định, đánh giá). - Kế hoạch đã xây dựng và thực nghiệm tại trường THPT Chuyên Thoại Ngọc hầu từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2018 – 2019. - Kết quả cho kế hoạch này, trường đạt được những thành tích cụ thể như sau: + Năm học 2015 – 2016 có 16 đề tài dự thi cấp trường, 08 đề tài dự thi cấp tỉnh, 02 đề tài đạt giải Nhất cấp tỉnh – 01 đề tài đạt giải Nhì cấp tỉnh – 03 đề tài đạt giải Ba cấp tỉnh. + Năm học 2016 – 2017 có 24 đề tài dự thi cấp trường, 08 đề tài dự thi cấp tỉnh, 01 đề tài đạt giải Nhất cấp tỉnh – 01 đề tài đạt giải Nhì cấp tỉnh – 03 đề tài đạt giải Ba cấp tỉnh. + Năm học 2017 – 2018 có 56 đề tài dự thi cấp trường, 08 đề tài dự thi cấp tỉnh, 03 đề tài đạt giải Nhất cấp tỉnh – 02 đề tài đạt giải Nhì cấp tỉnh – 01 đề tài đạt giải Ba cấp tỉnh. Đặc biệt có 01 giải dự thi cấp Quốc gia năm 2018. + Năm học 2018 – 2019 có 52 đề tài dự thi cấp trường, 08 đề tài dự thi cấp tỉnh, 02 đề tài đạt giải Nhất cấp tỉnh – 01 đề tài đạt giải Nhì cấp tỉnh – 04 đề tài đạt giải Ba cấp tỉnh. Đặc biệt có 01 giải dự thi cấp Quốc gian năm 2019. V. Mức độ ảnh hưởng: Khả năng áp dụng giải pháp: trong phạm vi toàn quốc, tỉnh, huyện,... (nêu lĩnh vực, địa chỉ mà giải pháp có thể áp dụng, những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó). Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào: Khả kế hoạch này có thể áp dụng cho tất cả các trường THPT. 9
  10. VI- Kết luận: Khẳng định lại tính sáng tạo, tính mới, khả thi, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Kết luận: Nghiên cứu khoa học là một công việc không dễ dàng. Nhưng với kiến thức sâu sắc và niềm đam mê cộng với môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường phổ thông nói chung và trường chuyên nói riêng sẽ mang lại thành quả tốt đẹp; và cũng là cách đổi mới phương pháp dạy tốt nhất như mong muốn của ngành giáo dục và toàn xã hội. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến HIỆU TRƯỞNG Đặng Thị Kim Phượng Phạm Hữu Tâm 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2