intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:46

43
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến là xây dựng và sử dụng bài tập định hướng về cân bằng hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông

  1.                                      PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài  Với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo  và chủ động của học sinh, theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người  học, người dạy học phải vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp dạy học cả  phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại.Từ  đó giúp học  sinh nắm được kiến thức dễ  dàng, biết vận dụng những kiến thức đã học vào   giải quyết các vấn đề  học tập, biết cách giải các bài toán khó dựa vào các bài   toán cơ bản và hơn hết là tạo cho học sinh sự tự lực, tự học hỏi và tự sáng tạo. Để  làm được điều đó, người thầy giáo phải định hướng cho học sinh hoạt   động tích cực, kích thích sự  tìm tòi, tính tự  giác, chủ động, độc lập và sáng tạo   của mỗi học sinh. Giúp học sinh nhận dạng một bài toán nêu ra liên quan đến   những kiến thức đã được học, biết phát triển từ  bài toán đã biết thành bài toán  mới và ngược lại. Biết phân tích, so sánh và tổng hợp các bài toán riêng để dẫn  tới các bài toán mới phong phú, đa dạng và khó hơn. Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng học sinh giỏi, HS đạt điểm cao trong kì  thi THPTQG luôn là một trong những thước đo để đánh giá chất lượng dạy học   của mỗi giáo viên nói riêng và các nhà trường nói chung. Vậy nên, công việc ôn  tập học sinh thi THPTQG, bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được các nhà trường và  bản thân mỗi giáo viên quan tâm, chú trọng. Để đạt được kết quả cao trong việc   ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, HS thi THPTQG thì việc lựa chọn hệ thống câu  hỏi, bài tập phải rất đa dạng về  thể  loại, phong phú về  nội dung và có chiều   sâu rộng về  kiến thức. Trong kho tàng kiến thức của bộ  môn Hóa học, tôi rất  tâm đắc bài học “Cân bằng Hóa Học” Sách giáo khoa Hóa Học lớp 10.   Cân bằng Hóa học có vai trò rất lớn trong đời sống thực tiễn cũng như trong  khoa học, như  giải thích được quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang  động hay để  bảo quản dung dịch Fe3+ trong phòng thí nghiệm người ta thường  cho vào dung dịch đó vài giọt dung dịch axit... Để  giải quyết được các vấn đề  trên học sinh phải huy động, tổng hợp kiến thức và các thuộc tính cá nhân vào   giải quyết các nhiệm vụ học tập trong đó có sự  sáng tạo. Trong thực tế  giảng   dạy thì kiến thức về  cân bằng hóa học được nói đến còn rất ít, có chăng cũng  chỉ  là các tiết dạy lí thuyết xuông, chưa có thực nghiệm và bài tập vận dụng   đặc biệt là các bài tập nhằm phát triển năng lực người học. Vì vậy việc xây   dựng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là rất cần thiết  để  đáp  ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới chương trình   sách giáo khoa.  Mặt khác tùy theo năng lực của mỗi học sinh cũng như từng lớp học mà giáo  viên phải chuẩn bị  hệ  thống câu hỏi ôn tập cho phù hợp. Các bài tập để  học  1
  2. sinh vận dụng được soạn theo các mức đó là: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng   và vận dụng cao. Từ  những thực trạng trên chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề  tài :  “Xây  dựng bài tập về  cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết   vấn đề  và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông” với mong muốn góp  phần nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu         Xây dựng và sử dụng bài tập định hướng về cân bằng hóa học nhằm phát   triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT hiệu quả nhất.  3. Nhiệm vụ nghiên cứu      ­ Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lí luận liên quan đến đề tài  ­ Xây dựng bài tập định hướng về  cân bằng hóa học nhằm phát triển năng  lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT.          ­ Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng bộ câu hỏi về cân bằng hóa học ở  trường THPT.  ­ Thực nghiệm sư  phạm để  đánh giá chất lượng hệ  thống bài tập đã xây  dựng và khả  năng áp dụng bài tập đó vào quá trình tổ  chức dạy học hóa học ở  trường THPT.  4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu  4.1. Khách thể  nghiên cứu          Quá trình dạy học về cân bằng hóa học ở trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu  Bài tập định hướng về  cân bằng hóa học nhằm phát triển năng lực giải  quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận        ­ Nghiên cứu tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí dạy học, giáo dục  học và sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ  đề  tài. Đặc biệt chú trọng  đến cơ sở lí luận của bài tập hóa học và ý nghĩa, tác dụng của bài tập cân bằng  hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề  và sáng tạo cho học sinh   THPT . 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ­ Phương pháp quan sát: Dự giờ các tiết dạy đổi mới phương pháp, các tiết  dạy của nhóm hóa.  ­ Phương pháp phỏng vấn: Tham khảo ý kiến của các giáo viên, thăm dò ý   kiến của học sinh.       ­ Thực nghiệm sư phạm : + Đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập đã tuyển chọn và xây dựng. 2
  3. + Đánh giá hiệu quả  đem lại từ  việc sử  dụng bài tập cân bằng hóa học   nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT . 6. Giả thuyết khoa học      ­ Nếu đề tài được áp dụng vào quá trình ôn tập HSG, ôn thi THPTQG thì sẽ  phát huy được tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của HS, tạo niềm tin yêu môn  hóa học và nâng cao hiệu quả dạy học hóa học trong trường phổ thông. 7. Đóng góp mới của đề tài      ­ Góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa, tác dụng của bài tập cân bằng hóa học trong  quá trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT .     ­ Bổ sung tài liệu về thực trạng sử dụng bài tập về cân bằng hóa học để phát  triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT hiện nay.    ­ Xây dựng, tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập  về cân bằng hóa học để  phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT                                                                      PHẦN II: NỘI DUNG  I.  CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của  học sinh trung học phổ thông  Hiện nay, khái niệm năng lực và NLGQVĐ&ST có nhiều định nghĩa khác  nhau, phản ánh các khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Chúng tôi quan niệm:  “NLGQVĐ&ST của HS là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình  nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để phân tích, đề xuất các  biện pháp, lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết những tình huống, những   vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp  thông thường, đồng thời đánh giá giải pháp GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng  linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới”. Cấu trúc năng lực chung được mô tả  là sự tổng hòa của bốn năng lực thành phần, bao gồm: năng lực chuyên môn,  năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Như vậy, năng lực  bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà cá nhân huy động để thực hiện  thành công hoạt động giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống có thay đổi.  Chúng tôi đã xác định cấu trúc NLGQVĐ&ST của HS gồm sáu thành tố: nhận ra  ý tưởng mới; phát hiện và làm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng mới;  đề xuất, lựa chọn giải pháp; thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; tư duy độc  lập. Mỗi thành tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc nhóm hoặc  làm việc độc lập trong quá trình GQVĐ. NLGQVĐ&ST giúp HS có ý thức, trách  nhiệm với cá nhân, gia đình và xã hội; ý thức nâng cao chất lượng và hiệu quả  công việc; có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào việc phát hiện và  giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu trong xã  hội tri thức và hội nhập quốc tế.  1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 3
  4. “Giải quyết vấn đề  là khả  năng suy nghĩ và hành động trong những tình   huống   không   có   quy   trình,   thủ   tục,   giải   pháp   thông   thường   có   sẵn.   Người  GQVĐ xác định được mục tiêu hành động, nhưng không phải ngay lập tức biết   cách làm thế nào để đạt được nó. Sự am hiểu tình huống vấn đề và lý giải dần  việc đạt mục tiêu đó trên cơ  sở  việc lập kế  hoạch và suy luận tạo thành quá  trình   GQVĐ”   . Vì vậy, có thể hiểu: NL GQVĐ là khả  năng cá nhân sử  dụng hiệu quả  các quá   trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết các tình   huống mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. 1.3. Bài tập hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo  cho học sinh  1.3.1. Bài tập hóa học ở trường trung học phổ thông  Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, bài tập hóa học giữ vai trò  rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo: Nó “vừa là mục đích, vừa  là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Nó cung cấp cho HS  cả kiến thức, cả con đường giành lấy kiến thức, mà còn mang lại niềm vui  sướng của sự phát hiện, của việc tìm ra đáp số”. 1.3.2. Bài tập giải quyết vấn đề    Các bài tập giải quyết vấn đề là những bài tập đòi hỏi sự phân tích, tổng  hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết  vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. Như vậy, bài tập  góp phần phát triển NLGQVĐ&ST là các bài tập chứa đựng tình huống có vấn  đề, “nút thắt” kiến thức mà người học sẽ không “gỡ” được nếu chỉ học thuộc,  chỉ dựa trên cách suy luận, vận dụng thông thường. Đó là các bài tập đòi hỏi HS  phải có vốn kiến thức sâu, rộng và có sự tư duy logic, linh hoạt, không lệ thuộc  vào vốn kiến thức đã được trang bị.  1.4. Thực trạng việc sử  dụng bài tập định hướng về  cân bằng hóa học  nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS THPT. ­ Bài cân bằng hóa học thuộc chương cuối cùng của SGK lớp 10, kiến thức của   bài hầu như không có trong ma trận các bài kiểm tra, ví vậy GV và HS thường   không để ý.   ­ Qua dự giờ của đồng nghiệp thì phần lớn GV thường dạy theo phương pháp  truyền thống, thuyết trình đầy đủ  các nội dung trong SGK, chưa tạo sự tò mò,   sáng tạo cho HS.    ­ Đa số lớn giáo viên trong tiết học chỉ chú trọng vào truyền thụ kiến thức mà  xem nhẹ việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hoặc có sử dụng thì cũng  rất ít vào phần kiểm tra bài cũ hay cuối giờ học.    ­ Đa số  HS chỉ nắm được khái niệm và các yếu tố  ảnh hướng đến cân bằng   hóa học mà chưa biết vận dụng kiến thức đó vào học tập như thế nào, trả lời và   giải các bài tập cân bằng hóa học ra sao. 4
  5. II.  XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÂN BẰNG  HÓA HỌC            NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ                               SÁNG TẠO CHO HS THPT 2.1. Dạy học về cân bằng hóa học ở trường Trung học phổ thông 2.1.1. Cân bằng hóa học: Phản ứng thuận nghịch: Phản ứng xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện  như nhau. Ví dụ:       H2 + I2  2HI Cho H2 và I2 vào một bình kín ở nhiệt độ  cao và  không đổi. Lúc đầu tốc độ  phản  ứng thuận (Vt) lớn vì nồng độ  của H2 và I2 lớn, trong khí đó tốc độ  của  phản  ứng nghịch (Vn) bằng không, vì nồng độ  của HI bằng không. Trong quá  trình diễn ra phản ứng nồng độ của  H2 và I2 giảm dần nên Vt giẩm dần, còn Vn  tăng dần vì nồng độ của HI tăng dần. Đến một lúc nào đó Vt=Vn, khi đó nồng độ  của các chất trong phản ứng thuận nghịch trên đây được giữ nguyên, nếu nhiệt  độ  không biến đổi. Trạng thái này của phản  ứng thuận nghịch được gọi là cân   bằng hóa học.  Cân bằng hóa học: Cân bằng hoá học là trạng thái của hệ phản ứng thuận nghịch mà ở đó  tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.                  5
  6. Cân bằng hoá học là cân bằng động vì tại trạng thái cân bằng, phản ứng  thuận và nghịch vẫn tiếp tục xảy ra nhưng với tốc độ bằng nhau nên không làm  thay đổi nồng độ của các chất trong hệ phản ứng. Sự chuyển dịch cân bằng Định nghĩa Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để  chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên  cân bằng. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Le Chatelier): ­ Khi hệ phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng nếu ta thay đổi điều  kiện nào đó thì cân bằng hoá học sẽ bị phá vỡ và hệ sẽ chuyển dịch đến một  trạng thái cân bằng mới. ­ Nguyên lí chuyển dịch cân bằng LơSatơlie: Khi ta thay đổi điều kiện nào đó  của cân bằng hoá học thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại ảnh  hưởng của sự thay đổi đó. Cụ thể là:      + Khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng, thì cân bằng bao giờ  cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm nồng  độ của chất đó.      + Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều phản ứng  thu nhiệt (có ΔH > 0),  nghĩa là chiều làm giảm tác dụng của việc tăng nhiệt độ,  Còn khi giảm nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều của phản ứng toả  nhiệt  (có ΔH 
  7.  + Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì bao giờ cân  bằng cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm  áp suất đó. Như vậy áp suất chỉ ảnh hưởng đến các phản ứng có số phân tử khí  ở 2 vế của phương trình khác nhau.      + Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học mà chỉ làm cho hệ  nhanh đạt đến trạng thái cân bằng. 2.1.2. Hằng số cân bằng: a) Cân bằng trong hệ đồng thể ­ Hệ đồng thể là gì? Hệ đồng thể là hệ mà các tính chất lí học và hóa học đều như nhau ở mọi  vị trí trong hệ (hệ gồm các chất khí, hệ gồm các chất tan trong dung dịch). ­ Giả sử xét phản ứng thuận nghịch: mA + nB   pC + qD Vận tốc phản ứng thuận: vt = kt [A]m[B]n Vận tốc phản ứng nghịch: vn = kn [C]p[D]q Khi phản ứng đạt cân bằng: vt = vn  kt [A]m[B]n = kn [C]p[D]q kt [C]p.[D]q         K cb = = m n             (kí hiệu: [] là nồng độ lúc cân bằng) kn [A] .[B] Nếu biết Kcb suy ra nồng độ các chất lúc cân bằng và ngược lại. Hằng số cân bằng Kcb chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Thí dụ: Xét hệ cân bằng sau:   N 2O 4(không màu) テ 2NO 2(màu nâu) [ NO ] 2 K cb = 2 [N O ] 2 4 b) Cân bằng trong hệ dị thể ­ Hệ dị thể là gì? Hệ dị thể là hệ mà các tính chất lí học hóa học là không giống nhau ở mọi  vị trí trong hệ (hệ gồm chất rắn và chất khí; hệ gồm chất rắn và chất tan trong  nước). ­ Xét hệ cân bằng sau: C(r) + CO2 (k)      2CO (k) [ CO] 2   K cb =   Nồng độ các chất rắn được coi là hằng số. [ CO ] 2 Như vậy chất rắn không có mặt trong biểu thức tính hằng số cân  bằng.  7
  8. 2.1.3. Ý nghĩa của cân bằng Hóa Học trong đời sống sản xuất Dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến  cân bằng hóa học để chọn lọc  nâng cao hiệu suất trong sản xuất hóa học.                                                                Ví dụ 1: trong sản xuất H2SO4 phải dùng trực tiếp phản ứng: 2SO2 (k) + O2 (k)      2SO3 (k)      ∆H = ­198kJ 
  9. 5. Bài tập cần có tính logic cao, có sự gắn kết giữa câu hỏi khái quát, câu hỏi  bài học, câu hỏi nội dung, câu hỏi vận dụng. 6. Đa dạng về hình thức và mức độ nhận thức của các câu hỏi: có câu hỏi tái  hiện, câu hỏi sáng tạo, câu hỏi vận dụng... 7. Để đảm bảo chất lượng của hệ thống bài tập thì sau khi thiết kế cần có sự  trao đổi với đồng nghiệp và các chuyên gia. Việc sử dụng các loại bài tập đã  thiết kế khi lên lớp là hết sức linh hoạt, tuỳ thuộc vào trình độ của HS và các  điều kiện học tập cụ thể.                                                                                       2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập giải quyết vấn đề                                          Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập dự định xây dựng.                                   ­ Phân tích mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực của HS  cần được hình thành để định hướng cho việc xác định mục tiêu của bài tập  xây dựng.         Bước 2: Xác định tri thức HS đã có và xây dựng nội dung bài  tập chứa đựng tri thức, kĩ năng cần hình thành hoặc trong bối cảnh, tình  huống đã lựa chọn sẵn.                   ­ GV cần nghiên cứu trình độ nhận thức  của HS, cấu trúc logic các bài trong sách giáo khoa để nắm được tri thức HS  đã biết và cái HS chưa biết.  ­ Nghiên cứu kĩ các nội dung có liên quan trong chương trình để lựa chọn các  đơn vị kiến thức. Những kiến thức được lựa chọn không chỉ có ý nghĩa đơn  thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn và với đời sống, cho phép  phát triển được các năng lực của HS nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm  mất đi bản chất hóa học,...                                                                                           ­ Liên kết kiến thức chưa biết với cái đã biết một cách logic nhằm tạo ra “các  vấn đề”, đó là mâu thuẫn, tình huống có vấn đề đặt trong bối cảnh cụ thể để  kích thích HS tìm tòi, khám phá và GQVĐ đó.                                                             ­ Mâu thuẫn này có thể là mâu thuẫn giữa cái chưa biết với cái đã biết, mâu  thuẫn giữa lí thuyết và hiện tượng thực tế, mâu thuẫn giữa cách giải quyết  trong tình huống thay đổi, mâu thuẫn trong học tập và cuộc sống.                           Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu.                                                                      ­ Xác định được hình thức của bài tập. Đối với bài tập dùng để phát triển  NLGQVĐ&ST thì xây dựng bài tập dưới hình thức tự luận có nhiều ưu điểm  hơn bài tập trắc nghiệm khách quan, đánh giá được mức độ NLGQVĐ&ST của  HS, đặc biệt là khả năng sáng tạo của HS khi giải những bài tập đó.                      ­ Xây dựng bài tập phù hợp với những mục tiêu đã xác định.                                    ­ Xây dựng bối cảnh trong học tập hoặc tình huống trong thực tiễn có chứa  đựng mâu thuẫn nhận thức từ những nội dung đã xác định ở trên, những mâu  thuẫn này có thể giải quyết theo nhiều cách, nhiều hướng tiếp cận khác nhau,  xây dựng câu hỏi mở, những tình huống phức hợp và thay đổi.                                ­ Tiến hành diễn đạt bằng lời sao cho nội dung cần diễn đạt phải rõ ràng, cung  cấp đủ các dữ kiện, các yêu cầu đặt ra phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải  9
  10. quyết, cách hỏi phải kích thích tính tò mò của HS, câu hỏi có thể để dưới dạng  mở, phát huy được khả năng sáng tạo của HS chứ không chỉ dừng lại ở việc  GQVĐ.                            Bước 4: Tiến hành giải, xây dựng đáp án và kiểm tra  tính chính xác, khoa học về nội dung cũng như cách trình bày.                                 ­ Dự kiến các cách giải của từng bài tập, các cách giải của HS, những sai lầm  dễ mắc của HS trong quá trình giải và đưa ra cách khắc phục. Vì một vấn đề có  thể được giải quyết theo nhiều hướng, theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, và  việc GQVĐ đó còn phụ thuộc vào sức sáng tạo của HS.                                           Bước 5: Thử nghiệm và chỉnh sửa cho phù hợp.                                                        ­ Bài tập xây dựng cần thử nghiệm trên đối tượng HS, hoặc nhờ các chuyên gia,  GV bộ môn,... để kiểm tra tính chính xác, khoa học, thực tiễn của kiến thức hóa  học và các môn học khác cũng như độ khó, độ phân biệt,... tính khả thi và hiệu  quả của bài tập.                                                                                                            ­ Chỉnh sửa, sắp xếp và hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học. 2.2.3. Sử dụng bài tập giải quyết vấn đề và sáng tạo  Trong dạy học hóa học, bài tập GQVĐ có thể sử dụng trong các dạng bài  học khác nhau như: sử dụng bài tập GQVĐ khi nghiên cứu tài liệu mới, luyện  tập, ôn tập, giao bài tập về nhà hoặc kiểm tra, đánh giá. (a) Sử dụng bài tập GQVĐ khi nghiên cứu tài liệu mới.  GV có thể sử dụng bài tập GQVĐ để tạo tình huống có vấn đề, kích thích  hoạt động tư duy của HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đưa ra các câu  trả lời cho các bài tập mở ở mức vận dụng cao hoặc các cách giải quyết vấn đề  thực tiễn khác nhau. Từ đó, yêu cầu HS đánh giá và xác định câu trả lời đầy đủ  nhất, cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất. Bài 1.  Tại sao trong phòng thí nghiệm để  bảo quản dung dịch Fe3+  người ta  thường thêm vào bình đựng ít giọt dung dịch axit? Sử  dụng trong dạy học: bài hợp chất của sắt và sự  thủy phân của muối, ôn thi  TNTHPT, ôn HSG Phân tích: GV tổ chức hướng dẫn để HS: + HS phát hiện vấn đề: Để bảo quản tất cả các dung dịch muối người ta thêm  vào bình đựng dung dịch muối ít giọt dung dịch axit. Thực tế  không phải như  vậy. Thế phương pháp trên dùng để bảo quản những dung dịch muối nao? + HS thu thập và làm rõ thông tin:  Dung dịch Fe3+ là dung dịch muối của bazo yếu, ion Fe3+ bị thủy phân trong  dung dịch. Trong dung dịch muối Fe3+ tồn tại cân bằng:                               Fe3+ + HOH  テ  Fe(OH)2+ + H+ + HS giải quyết vấn đề: Phản ứng thủy phân ion Fe3+ là phản ứng thuận nghịch  nên khi người ta thêm vài giọt dung dịch axit vào làm tăng nồng độ  ion H+, cân  bằng  Fe3+ + HOH  テ  Fe(OH)2+ + H+  chuyển dịch theo chiều nghịch,  để  chống  lại sự thuỷ phân của ion Fe3+ tạo kết tủa trong dung dịch. 10
  11. + HS đánh giá và kết luận: Các vấn đề trên đều phù hợp với nguyên lí chuyển   dịch cân bằng của Lơ Satolie   + HS hình thành và đưa ra ý tưởng mới: Cách làm này còn được áp dụng để bảo quản các dung dịch muối của kim   loại từ sắt trở về sau trong dãy điện hoá . Không thể thay thế dung dịch axit bằng dung dịch bazo được vì khi thêm  OH­ vào ta có phản ứng hóa học: H+ + OH­   H2O làm giảm nồng độ ion  H+ nên cân bằng Fe3+ + HOH  テ  Fe(OH)2+ + H+   chuyển dịch theo chiều  thuận không bảo quản được dung dịch Fe3+. Bài 2.  Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: N2 +3 H2   テ  2NH3    ∆H = ­ 92 kJ/mol.  Ngày nay, ngành công nghiệp phân đạm nói chung trong đó có cả các nhà  máy phân đạm ở Việt Nam sử dụng quy trình Haber để tổng hợp amoniac.  Amoniac được tổng hợp dựa trên phản ứng cố định nitơ bằng hiđro trên nền xúc  tác Fe để tạo ra NH3, nhiệt độ khoảng 5000C và áp suất 200­300 atm. Giải thích  tại sao lại sử dụng khoảng nhiệt độ và áp suất đó?  Sử dụng trong dạy học: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng và  điều chế NH3 trong công nghiệp, ôn thi TNTHPT. Phân tích: Khi hướng dẫn HS giải thích GV cần tổ chức để:  + HS phát hiện vấn đề: Theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng, để hiệu suất  phản ứng tổng hợp NH3 cao thì cần phải giảm nhiệt độ, tăng áp suất. Tuy nhiên,  theo quy trình Haber thì nhiệt độ cần để thực hiện phản ứng là 5000C, áp suất  200­300 atm. Đây là mức nhiệt độ khá cao, mâu thuẫn với nguyên lí chuyển dịch  cân bằng.  + HS đề xuất giả thuyết: Phản ứng tổng hợp NH3 tỏa nhiệt nên nhiệt độ thấp sẽ làm cho cân bằng  chuyển sang chiều thuận, tuy nhiên thời gian đạt cân bằng kéo dài làm  giảm hiệu quả của quy trình Haber nên việc giảm nhiệt độ để tăng hiệu  suất phản ứng là không hợp lí.   Nếu tăng áp suất thì sẽ tăng hiệu suất của phản ứng. Tuy nhiên cần phải  có các thiết bị chịu được áp suất đó, các thiết bị này thường rất đắt tiền  nên việc thực hiện phản ứng ở áp suất cao ít tính khả thi.  + HS đánh giá và đưa ra kết luận:  Các giả thuyết đưa ra đều phù hợp với thực tiễn. Điều kiện thực hiện  phản ứng theo quá trình Haber là hợp lí.  + HS hình thành ý tưởng mới: Trên thực tế người ta tổng hợp NH3 ở điều kiện   450­5000C, áp suất 200­300 atm, xúc tác sắt kim loại có trộn thêm Al2O3, K2O...  chứ không khắc nghiệt như quy trình mà chúng ta áp dụng và hiệu suất chỉ đạt  tới 20­25%. Bài 3. Cho hỗn hợp KIO3 và KI vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa  trắng keo. Giải thích? 11
  12. Sử dụng trong dạy học: bài sự thủy phân của dung dịch muối và ôn thi HSG Phân tích: GV tổ chức hướng dẫn để HS: + HS phát hiện vấn đề: Hỗn hợp KIO3 và KI đã tác dụng với dung dịch AlCl 3 để  tạo kết tủa trắng keo là Al(OH)3. Thực tế có phải như vậy không ? + HS thu thập và làm rõ thông tin:  Phản ứng thủy phân dung dịch muối là phản ứng thuận nghịch.  Trong dung dịch muối AlCl3 tồn tại các cân bằng hóa học sau:                  Al3+ + HOH  テ  Al(OH)2+ + H+ (1) 2+ + +                   Al(OH)   + H2O   テ   Al(OH)2   + H (2) + +                   Al(OH)2  +  H2O    テ   Al(OH)3  +  H (3) + HS giải quyết vấn đề: Trong dung dịch AlCl3 tồn tại các cân bằng hóa học  trên.  Khi thêm hỗn hợp KIO3 và KI vào dung dịch AlCl3 thì xảy ra phương trình hóa  học:  KIO3  + 5 KI  + 6 H+      3 I2   +  6K+  + 3H2O     (4) Khi phản ứng hóa học (4) xảy ra làm nồng độ ion H+ trong dung dịch giảm =>  các cân bằng (1) (2)(3) chuyển dịch theo chiều thuận, tức phản ứng tạo ra kết  tủa trắng keo Al(OH)3. + HS đánh giá và kết luận: Các vấn đề trên đều phù hợp với nguyên lí chuyển   dịch cân bằng của Lơ Satolie   + HS hình thành và đưa ra ý tưởng mới: Có thể  dùng hỗn hợp KIO3 và KI để  nhận biết dung dịch AlCl3.  Bài 4. Cho phản  ứng thuận nghịch: CaCO3 + CO2 + H2O   テ    Ca(HCO3)2 . Hãy  giải thích ý nghĩa của phản ứng trên trong tự nhiên. Sử dụng trong dạy học: bài hợp chất của cacbon và ôn thi TNTHPT Phân tích: GV tổ chức hướng dẫn để HS: + HS phát hiện vấn đề: Theo phản  ứng trên muối tác dụng với dung dịch axit   tạo muối mới và axit mới, sản phẩm sinh ra có kết tủa hoặc khí bay lên nhưng   tại sao phản ứng trên lại xẩy ra? + HS thu thập và làm rõ thông tin:  CaCO3 tan được trong nước có chứa khí CO2 Ca(HCO3)2 kém bền, bị nhiệt phân. + HS giải quyết vấn đề:  CaCO3 tan trong nước có chứa CO2 theo phương trình hóa học:  CaCO3 + CO2 + H2O        Ca(HCO3)2. Nên phản  ứng thuận giải thích sự  xâm thực của nước mưa đối với đá vôi ( Hiện tượng núi đá vôi bị  bào   mòn theo năm tháng) Ca(HCO3)2  kém bền, bị  nhiệt phân. Phản  ứng nghịch giải thích sự  hình  thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi, sự  tạo thành cặn CaCO3  trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng... + HS đánh giá và kết luận: Các giả thiết đưa ra đều phù hợp với thực tế, đúng  với nguyên lí chuyển dịch cân bằng. 12
  13.                         Hình ảnh sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi + HS hình thành và đưa ra ý tưởng mới: Giải thích câu ca dao” Nước chảy đá mòn” Hiện tượng hình thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi. Bài 5. Tiến hành điều chế etyl axêtat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch axit H2SO4 đặc  vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5­6  phút ở 65­700C. Bước 3: Làm lạnh sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Giải thích thí nghiệm trên? Sử dụng trong dạy học: Điều chế este và ôn thi TNTHPT, ôn thi HSG. Phân tích: GV tổ chức hướng dẫn để HS: + HS phát hiện vấn đề: Tại sao không đun mạnh  ống nghiệm? cho dung dịch  NaCl vào có mục đích gì? H2SO4  đặc có tác dụng gì? Phản  ứng điều chế  etyl  axetat, ngoài sản phẩm etylaxetat còn chứa chất hữu cơ nào khác. + HS thu thập và làm rõ thông tin: Phản  ứng điều chế  etyl axetat là phản  ứng  thuận nghịch, H2SO4 đặc có tính háo nước, dung dịch NaCl dẫn điện tốt và các  este đều dễ bay hơi. + HS giải quyết vấn đề: Phương trình phản ứng hóa học xẩy ra:                   C2H5OH  +  CH3COOH    テ    CH3COOC2H5  +  H2O Phương trình hóa học trên xẩy ra thuận nghịch, H2SO4 đặc vừa là chất xúc  tác vừa có tác dụng hút nước sinh ra làm cân bằng chuyển dịch theo chiều   thuận. Tăng hiệu suất phản ứng. Dung dịch NaCl cho vào làm tăng khối lượng riêng của dung dịch, làm  giảm độ  tan của este thu được     chất lỏng tách thành 2 lớp tạo điều  kiện thuận lợi cho việc tách este ra khỏi dung dịch.  Phản  ứng trên là phản  ứng thuận nghịch nên sản phẩm sau phản  ứng  ngoài  etyl axetat còn có ancol và axit còn dư. + HS đánh giá và kết luận: 13
  14.  Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch, để tăng hiệu suất điều chế  este người ta có thể  lấy dư  một trong hai chất ban đầu hoặc làm giảm   nồng độ các chất sản phẩm. Este sinh ra có mùi thơm, gần như  không tan trong nước nên được tách   thành 2 lớp và nổi lên trên dung dịch NaCl. + HS hình thành và đưa ra ý tưởng mới: Không thể  thay dung dịch H2SO4  đặc bằng dung dịch HCl đặc được vì  HCl đặc bay hơi trong khi H2SO4 đặc không bị bay hơi. Tại  ống nghiệm thu hơi este ta phải làm lạnh để  ngưng tụ  hơi este thu   được.  (b) Sử dụng bài tập GQVĐ khi luyện tập, ôn tập, giao bài tập về nhà.  GV dùng bài tập GQVĐ để mở rộng, phát triển kiến thức, rèn kĩ năng và phát  triển NLGQVĐ&ST, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. GV có  thể tổ chức cho HS tự đề xuất các vấn đề thực tiễn cần được tìm hiểu, giải  thích và nêu ra dưới dạng câu đố để HS tìm câu trả lời. Bài 1:  Giải thích vì sao cho dư  NH4Cl vào dung dịch NaAlO2  rồi đun nóng thì  thấy kết tủa Al(OH)3 xuất hiện. Sử dụng trong dạy học: Ôn thi TNTHPT, Ôn thi HSG Phân tích: GV tổ chức để HS : + HS phát hiện vấn đề: Theo bài ra thì có thể dung dịch NH4Cl đã tác dụng với  dung dịch NaAlO2 tạo kết tủa Al(OH)3. Nhưng thực tế không phải như vậy + HS đề xuất giả thiết: Dung dịch NH4Cl chứa ion NH4+ thủy phân sinh ra ion H+ (H3O+), dung dịch NaAlO2 chứa ion AlO2­ khi thêm dung dịch NH4Cl vào tạo kết  tủa Al(OH)3. NaAlO 2 Na + + AlO 2 − (1) NH 4Cl NH 4+ + Cl − (2)                              + + NH + H 2O テ 4 NH 3 + H 3O (3) − + AlO + H 3O テ 2 Al(OH)3 (4) Khi đun nóng hơi NH3 bay lên làm cho cân bằng (3) dịch chuyển theo  chiều thuận và do đó (4) chuyển dịch theo chiều thuận, nghĩa là kết tủa Al(OH)3  xuất hiện + HS đánh giá và đưa ra kết luận : Các giả thiết đưa ra đều phù hợp với nguyên  lí chuyển dịch cân bằng của Lơ Satolie + HS hình thành ý tưởng mới: ion AlO2­ tạo kết tủa trắng keo trong môi trường  axit, nếu axit đủ mạnh như HCl, H2SO4... thì kết tủa sẽ ta ra. Phương trình hóa học:    AlO −2 + H + + H 2O Al(OH)3 Al(OH)3 + 3H + Al3+ + 3H 2O 14
  15.  Bài 2.  Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k)   2SO3 (k); phản ứng thuận  là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Sử dụng trong dạy học: Ôn thi TNTHPT, Ôn thi HSG Phân tích: GV tổ chức để HS : + HS phát hiện vấn đề: Phản ứng trên có số  phân tử  khí trước và sau phản ứng không bằng nhau  nên áp suất đã ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng. Nên phải tăng áp  suất để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận nhưng để  có áp suất cao  là rất tốn kém và thiết bị cồng kềnh, đắt tiền. Phản  ứng thuận là phản  ứng tỏa nhiệt nên khi tăng nhiệt độ  cân bằng   chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt tức phản  ứng nghịch. Nên cần  hạ  nhiệt xuống để  cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận, nhưng nhiệt  độ  thấp phản  ứng xẩy ra chậm, thực hiện trong thời gian dài làm giảm  hiệu suất. + HS đề xuất giả thiết:  Khi tăng nhiệt độ  cân bằng chuyển dịch theo chiều phản  ứng thu nhiệt   (tức   chiều   nghịch)   còn   khi   giảm   nhiệt   độ   cân   bằng   chuyển   dịch   theo  chiều phản  ứng tỏa nhiệt (tức phản  ứng thuận). Nên đáp án A, D không   hợp lí Khi tăng nồng độ  của SO2  hay O2(bằng cách nạp thêm khí) hoặc giảm  nồng độ  của SO3  (bằng cách lấy bớt SO3  ra) đều làm cân bằng chuyển  dịch theo chiều thuận. Nên khi giảm nồng độ  O2 cần bằng chuyển dịch  theo chiều nghịch là hợp lí. Đáp án B hợp lí Khi tăng áp suất cân bằn chuyển dịch theo chiều thuận, khi giảm áp suất   cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Nên đáp án C không hợp lí. + HS đánh giá và đưa ra kết luận: Các giả thuyết đưa ra đều phù hợp với thực  tiễn. Điều kiện thực hiện phản ứng theo nguyên lí Lơ Satolie + HS hình thành ý tưởng mới: Cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k)   2SO3 (k) là giai đoạn trung gian trong  quá trình sản xuất axit sunfuric. Để đạt hiệu suất cao người ta khống chế nhiệt   độ khoảng 450­5000C và dùng xúc tác V2O5, chứ không phải tăng áp suất quá cao  hay giảm nhiệt độ xuống quá thấp. Bài 3. Cho biết độ điện li của CH3COOH trong dung dịch thay đổi như thế nào  khi: a, Thêm nước vào                                     b, Thêm 1 ít CH3COONa rắn vào c, Sục 1 ít khí HCl vào                             d, Thêm 1 it NaOH rắn vào. Sử dụng trong dạy học: 15
  16. Dạy phần độ  điện li của các chất điện li yếu (Hóa học 11). Kiểm tra sự  hiểu biết của HS về  các yếu tố   ảnh hưởng đến độ  điện li. Dùng trong ôn thi   TNTHPT và ôn thi HS giỏi  Phân tích: GV tổ chức để HS : + HS phát hiện vấn đề: Dung dịch CH3COOH là dung dịch chất điện li yếu, trong dung dịch chỉ  điện li một phần. Phương trình điện li:       CH 3COOH テ CH 3COO ­ + H + + HS đề xuất giả thiết:  Khi pha loãng dung dịch độ  điện li tăng tức cân bằng chuyển dịch theo  chiều thuận. Khi thêm nồng độ  H+  cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch, khi  thêm nồng độ OH­ cần bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Khi thêm nồng độ CH3COO­ cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch + HS giải quyết vấn đề:  Phương trình điện li: CH3COOH      CH3COO­   +  H+ (*) a, Khi thêm nước vào dung dịch CH3COOH làm giảm nồng độ  dung dịch có  nghĩa làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận => độ  điện li của dung dịch   tăng. b, Thêm  CH3COONa  tức thêm  nồng  độ  ion  CH3COO­  làm  cho cân  bằng  (*)  chuyển dịch theo nghịch => độ điện li giảm c, Sục khí HCl vào dung dịch CH3COOH tức thêm nồng độ  ion H+ làm cho cân  bằng (*) chuyển dịch theo nghịch => độ điện li giảm d, Thêm NaOH rắn vào dung dịch CH3COOH, khi đó xẩy ra phương trình phản  ứng hóa học: H+   + OH­     H2O làm nồng độ ion H+ giảm => cân bằng chuyển  dịch theo chiều thuận => độ điện li tăng. + HS đánh giá và đưa ra kết luận: Trong dung dịch các chất điện li yếu thì nồng  độ, nhiệt độ và độ pha loãng đã ảnh hưởng đến độ điện li. Bài 4. Khí N2O4 kém bền bị phân li theo phương trình sau: N2O4  テ  2NO2  (1).  Biết khi (1) đạt đền trạng thái cân bằng thì áp suất chung là 1 atm: ­ Ở 35oC hỗn hợp khí trong bình có tỷ khối so với H2 bằng 36,225. ­ Ở 45oC hỗn hợp khí trong bình có tỷ khối so với H2 bằng 33,4. a, Xác định độ phân li  α của N2O4  và Kp ở mỗi nhiệt độ trên?  b, Phản ứng theo chiều nghịch là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Giải thích? Sử dụng trong dạy học: Dùng trong ôn thi TNTHPT và ôn thi HS giỏi  Phân tích: GV tổ chức để HS : + HS phát hiện vấn đề: Theo bài ra khi nhiệt độ tăng từ 350C lên 450C thì tỷ khối  của hỗn hợp khí so với H2 giảm, tức hàm lượng khí NO2 trong hỗn hợp được  tăng lên. Dự đoán độ điện li tăng và cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. + HS đề xuất giả thiết: 16
  17. Khi tăng nhiệt độ  từ  350C đến 450C tỷ khối hỗn hợp khí so với H2 giảm,  tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Theo nguyên lí chuyển dịch  cân bằng thì khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng   thu nhiệt. Tức chiều thuận là chiều phản ứng thu nhiệt. Độ điện li  α tăng dần khi tăng nhiệt độ. + HS giải quyết vấn đề:  a, Gọi a là số mol N2O4 trong 1 mol sản phẩm   (1­a) là số mol NO2 Ta có:  M hh = 92a + 46(1 − a) Ở 350C :  M hh = 92a + 46(1 − a) =72,45    a = 0,575, 1 ­ a= 0,425              N2O4  テ   2NO2  (1). Số mol ban đầu: x             0 Số mol điện li:          0,2125 0,425 Số mol cân bằng:       x­0,2125   0,425 Ta có:   x – 0,2125 =0,575   x = 0,7875 0, 2125   α  =  = 0, 2698 = 26,98% 0,7875 Ở 450C tương tự ta có:    α = 37,73% Tính  K p 2 PNO Kp = 2 PN O2 4 n NO PNO = P. 2 2 n hê nN O PN O = P. 2 4 2 4 n hê nN O 0,575 PN O = P. 2 4 = 1. = 0,575 Ở 35 C:   0 2 4 n hê 1 nN O 0, 425 PNO = P. 2 = 1. = 0, 425 2 n hê 1 atm 0, 4252 Kp = = 0,314 atm 0,575 Ở 450C tương tự ta có: KP = 0,664 atm. 17
  18. b, Từ  350C lên 450C nhiệt độ  tăng. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, khi  tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt và ngược lại.  Khi tăng nhiệt độ độ điện li tăng, độ phân hủy tăng, K P tăng chứng tỏ phản ứng  chuyển dịch theo chiều thuận hay chiều thuận là chiều phản  ứng thu nhiệt,   chiều nghịch là chiều phản ứng tỏa nhiệt. + HS đánh giá và đưa ra kết luận: Các yếu tố  trên đều phù hợp với nguyên lí  chuyển dịch cân bằng của Lơ Satolie. Trong thực tiễn nếu biết được chính xác   phản ứng đó tỏa nhiệt hay thu nhiệt thì ta có thể tăng hay giảm nhiệt độ để cân  bằng chuyển dịch theo chiều có lợi cho sản suất. Bài 5. Tổng hợp isoamyl axetat ( để làm dầu chuối ) gồm 3 bước: Bước 1: Cho 60 ml axit axetic băng (100% axit, d = 1,05 g/cm3), 108,6 ml  3­metylbut­1­ol ( ancol isoamylic, d = 0,81 g/cm3) và 1 ml dung dịch H2SO4 vào  bình cầu có lắp máy khuấy, ống sinh hàn rồi đun sôi trong vòng 8h. Bước 2: Sau khi để nguội, lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ  lớp nước,   rồi lắc với dung dịch Na2CO3, chiết bỏ lớp dung dịch nước, lại lắc hỗn hợp thu   được với nước, chiết bỏ lớp nước. Bước 3: Chưng cất lấy sản phẩm  ở  142­143 oC thu được 60 ml isoamyl axetat  (isoamyl axetat là chất lỏng có d = 0,87 g/cm3, sôi  ở  142,5oC, có mùi thơm như  mùi chuối chín). a) Hãy giải thích các bước làm trên và viết phương trình phản  ứng hóa  học xảy ra? b) Tính hiệu suất phản ứng. Sử dụng trong dạy học: Luyện tập về este và ôn thi TNTHPT, ôn HSG Phân tích: GV tổ chức để HS : + HS phát hiện vấn đề: Sản phẩm thu được lắc với nước rồi lại lắc với dung   dịch Na2CO3  rồi lại lắc lại với nước có tác dụng gì? Tại sao phải thực hiện   nhiều lần như vậy? + HS giải quyết vấn đề:   Đầu tiên, cho axit axetic, ancol isoamylic và axit sunfuric vào bình cầu,   đun sôi trong 8 giờ để tổng hợp isoamyl axetat theo ph ản ứng sau: H 2SO4 , t 0     CH3COOH +(CH3)2CHCH2CH2OH テテ テテ テテ テテ テテ テテ  CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O Sau đó, để  nguội, lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ  lớp nước   bằng phễu chiết nhằm loại bỏ  phần lớn axit axetic và axit sunfuric còn  lại. Tiếp tục lắc hỗn hợp thu được với Na2CO3, chiết bỏ  lớp nước để  loại  nốt axit còn sót lại: 2CH3COOH   +   Na2CO3    →   2CH3COONa    +   CO2↑      +      H2O H2SO4             +   Na2CO3     →         Na2SO4       +   CO2↑      +      H2O Rồi lắc hỗn hợp thu được với nước lần nữa, chiết bỏ  lớp nước để  rửa  vết Na2CO3 còn lại. 18
  19. Cuối cùng, chưng cất lấy sản phẩm  ở  142 – 143   oC thu được isoamyl  axetat tinh khiết. b) Tính hiệu suất phản ứng:     Ta có:   maxit axetic ban đầu        =  60 . 1,05        = 63 (g)              mancol isoamylic ban đầu   =  108,6 . 0,81   ≈  88 (g)                           misoamyl   axetat   thu   được      =       60   .   0,87               =     52,2   (g)  CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH  テ  CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 +  H2O  bđ:        63g                            88g pư:        60g                            88g                                    130g Như vậy theo phản  ứng, axit axetic dư và nếu ancol isoamylic phản ứng hết thì   thu được 130 g este isoamyl axetat. Nhưng thực tế chỉ thu được 52,2 g. Vậy hiệu  52,2 Hp .100% 40,15% suất phản ứng là:     130 + HS đánh giá và đưa ra kết luận: Cách GQVĐ trên hoàn toàn đúng với thực tế. (c) Sử dụng bài tập GQVĐ trong tiết kiểm tra, đánh giá.  Trong quá trình thực hiện chúng ta có thể sử dụng bài tập GQVĐ trong tiết  kiểm tra, đánh giá như sau. Tự luận Bài 1. Clo có tác dụng khử trùng nước sinh hoạt. Khi sục clo vào nước đã xảy ra  phương trình hóa học:  Cl2  +   H2O   テ    HCl   +   HClO                                          HClO là axit yếu, kém bền nhưng có tính oxi hóa mạnh, chính axit này đã làm  cho nước clo có tính tẩy màu và sát trùng.                                                                   1. Số oxi hóa của clo trong phương trình hóa học đã thay đổi như thế nào?             A. Tăng          B. Giảm         C. Vừa tăng vừa giảm       D. Không thay đổi.              2. Phản ứng trên có phải là phản ứng oxi hóa ­ khử không?                                      3. Nước clo để lâu ngày còn tác dụng tẩy màu và sát trùng không? Vì sao?             4. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí  nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được  dùng phổ biến ở nước ta là dùng khí clo. Lượng clo được bơm vào trong bể tiếp  xúc theo tỉ lệ 5g/m3. Nếu dân số thị xã Thái Hòa là 3 triệu người, mỗi người  dùng 200 lít nước mỗi ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng  bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước?                                                         5. Dẫn liên tục cho tới dư luồng khí clo vào dung dịch KI không màu sẽ trở nên  màu đỏ sẫm, sau đó dung dịch trở lại không màu. Giải thích.                                   Sử dụng trong dạy học:  kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì lớp 10 hoặc ôn  thi TNTHPT, ôn thi HSG.                                                                                             Hướng dẫn GQVĐ 19
  20. 1. Mức độ biết: HS xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong  0 +1 −2 +1 −1 +1 +1 −2 phương trình hóa học:           Cl2 + H 2 O テ H Cl+ H ClO                                     HS chọn đáp án C                                                                                               2. Mức đọ biết: HS dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của Cl kết luận phản  ứng trên là phản ứng oxi hóa ­ khử.                                                                  3. Mức độ hiểu: HS giải thích được nước clo để lâu ngày không còn tác  dụng tẩy màu và sát trùng vì HClO là axit yếu, dễ bị phân hủy theo  phương trình hóa học:  HClO HCl + [ O ]  , các oxi nguyên tử kết hợp với  nhau thành oxi phân tử bay ra khỏi dung dịch.                                                  4. Mức độ vận dụng: HS phân tích thông tin trong phần dẫn của câu hỏi,  dễ dàng vận dụng cho bài toán thực tế.                                                            Lượng nước cần dùng cho thành phố vinh mỗi ngày là:                                  200.3.106 = 6.108 lít = 6.105m3                                                                            Lượng khí clo cần dùng là: 6.105.5 = 3.106 gam = 3. 103kg                              5. Mức độ vận dụng cao: HSG có thể suy luận, ban đầu cũng xuất hiện  màu đỏ sẫm của iot tự do sinh ra, nhưng sau đó do phản ứng của iot tự do  với nước clo tạo ra các axit không màu: Cl 2 + 2KI KCl + I 2                     I 2 + 5Cl 2 + 6H 2O 10HCl + 2HIO 3 (dd không màu) Bài 2. Cho dung dịch X là  CH 3COOH 0,5M, dung dịch Y là  C2 H5COOH 0,6M.  Biết  K C H COOH =  1,75.10­5,   K C H COOH = 1,33.10­5. 3 2 5 a, Viết phương trình điện li của các dung dịch trên b, Dung dịch X, Y chứa những tiểu phân nào? c, Tính pH của dung dịch X và Y d, Trộn dung dịch X với dung dịch Y ta được dung dịch hỗn hợp Z. Tính pH của  dung dịch Z. Sử dụng trong dạy học: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì lớp 11, Ôn thi  TNTHPT, ôn thi HSG 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
40=>1