intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở" nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về cách đọc và lập bản vẽ kĩ thuật, từ đó bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng không gian, tư duy kĩ thuật; phát triển các phẩm chất chăm chỉ, cần cù, chính xác, tổ chức kỉ luật cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi gồm: Tỷ lệ (%) Trình Ngày vào T độ Họ và tên tháng năm Nơi công tác Chức vụ việc T chuyên sinh tạo ra môn sáng kiến 1 Phạm Ngọc Kiên 18/10/1979 THPT Bình Minh Giáo viên Đại học 30% 2 Trần Thị Phương 17/07/1995 THPT Kim Sơn A Giáo viên Đại học 30% 3 Bùi Thị Thu 25/12/1998 THPT Bình Minh Giáo viên Đại học 20% 4 Nguyễn Thị Loan 10/01/1983 THPT Bình Minh Giáo viên Đại học 20% 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến tên sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở”. Lĩnh vực áp dụng: Dạy học phần Vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 11. 2. Nội dung Vẽ HCTĐ của vật thể cho bởi các hình chiếu sau: a. Giải pháp cũ thường làm - Chi tiết giải pháp cũ 1
  2. Vẽ kĩ thuật là lĩnh vực có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” để đưa ý tưởng của người thiết kế tới những người sản xuất, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: kiến trúc, xây dựng, cơ khí… Việc học tập, tìm hiểu các kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật trở thành nhu cầu cần thiết đối với tất cả mọi người. Trong môn Công nghệ lớp 11, nội dung chương vẽ kĩ thuật cơ sở cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về cách đọc và lập bản vẽ kĩ thuật, từ đó bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng không gian, tư duy kĩ thuật; phát triển các phẩm chất chăm chỉ, cần cù, chính xác, tổ chức kỉ luật cho học sinh. Phần vẽ kĩ thuật đòi hòi sự vận dụng cao vào các bài thực hành, đặc biệt là phần thực hành biểu diễn vật thể. Trước đây, khi dạy học phần này, chúng tôi thường áp dụng hình thức dạy học như sau: * Tổ chức thực hiện Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu: Khi đọc cần phân tích các hình chiếu ra từng phần và đối chiếu giữa các hình chiếu để hình dung ra hình dạng, kích thước của từng bộ phận vật thể. Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3 Sau khi học sinh đã hình dung ra được hình dạng của vât thể, tiến hành vẽ hình chiếu thứ 3 từ hai hình chiếu đã cho. Bước 3: Vẽ hình cắt Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch. Bước 4: Vẽ HCTĐ theo các trình tự sau: Bước 4.1. Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại để phân tích cách vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng khối hình hộp ngoại tiếp theo các bước vẽ như sau: 2
  3. Giáo viên giao đề bài yêu cầu học sinh vận dụng cách vẽ giáo viên đã hướng dẫn để vẽ HCTĐ từ hai hình chiếu vuông góc cho trước. Bước 4.2. Học sinh lắng nghe, quan sát, lĩnh hội kiến thức. Học sinh vận dụng cách vẽ giáo viên hướng dẫn để thực hành vẽ HCTĐ của vật thể từ hai hình chiếu vuông góc giáo viên yêu cầu. Giáo viên quan sát, hỗ trợ, nhắc nhở học sinh trong quá trình thực hành. Bước 4.3. Giáo viên gọi 01 học sinh vẽ tốt lên bảng vẽ hoặc chiếu đáp án trên bảng. Học sinh tự điều chỉnh bài của mình. Bước 4.4. Giáo viên thu bài làm của học sinh, để nhận xét, đánh giá, nhắc nhở học sinh một số lưu ý trong quá trình thực hành. * Kiểm tra đánh giá Việc kiểm tra đánh giá do giáo viên chủ động với các hình thức như: + Hỏi đáp trong quá trình giải quyết các vấn đề học tập. + Sản phẩm bài thực hành vẽ của học sinh trên giấy A4. + Quan sát thái độ, ý thức, tinh thần của học sinh trong tiết học. - Ưu điểm, nhược điểm và những hạn chế cần khắc phục + Ưu điểm: 3
  4. Giáo viên không mất nhiều thời gian để xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Giáo viên dễ dàng kiểm soát các hoạt động của học sinh. + Hạn chế: Cách thức tổ chức chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực ở học sinh, nhiều học sinh còn ỉ lại, ngại tư duy. Kiểm tra đánh giá còn nặng về điểm số, chưa đánh giá được quá trình, học sinh chưa được tham gia vào quá trình đánh giá. Trong quá trình vận dụng cách vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng khối hình hộp ngoại tiếp nhiều học sinh còn lúng túng, mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều em không thực hiện được yêu cầu giáo viên đưa ra vì các em gặp khó khăn trong việc tư duy, tưởng tượng hình. b. Giải pháp mới cải tiến - Mô tả bản chất của giải pháp mới: * Cơ sở lí luận: Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Xuất phát từ cơ sở lí luận này chúng tôi đã đưa vào hướng dẫn cho học sinh thêm một cách vẽ HCTĐ bên cạnh cách đã có trong sách giáo khoa, nhằm đơn giản hóa, cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức trừu tượng, phức tạp, làm cho các em nhận thấy Khoa học - Kĩ thuật thật gần gũi, thực tế, dễ hiểu. Điều này giúp các em có hứng thú, tích cực và chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức; trong quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy đây cũng là quan điểm dạy học được đa số các nước tiên tiến quan tâm. * Cơ sở thực tiễn: Học sinh của hai trường THPT Bình Minh và trường THPT Kim Sơn A năng động, có khả năng nhận thức tốt, các em luôn hứng thú với các phương pháp học tập mới, có tinh thần ham học hỏi là những yếu tố thực tiễn phù hợp để giáo viên đưa vào hướng dẫn cách vẽ HCTĐ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở hướng đến phát triển năng lực tư duy và phát huy tính chủ động, tích cực cho học sinh. Việc thiết kế nội dung các bước vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở cũng rất đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian và kĩ thuật; giáo viên có thể 4
  5. sử dụng các phần mềm như: autocad, soliword, … để xây dựng cách vẽ sau đó in ra giấy phát cho học sinh làm tư liệu để tự nghiên cứu, tìm hiểu. * Tổ chức thực hiện: Bước 1. Xác định các yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực, phẩm chất để định hướng tổ chức hoạt động, các thiết bị dạy học và công cụ kiểm tra đánh giá cần thiết. (Phụ lục 1). Bước 2. Xây dựng các phiếu học tập, các công cụ kiểm tra đánh giá, các bước vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở (Phụ lục 2, 3, 4). Bước 3. Lên lớp theo kế hoạch bài dạy đã xây dựng, áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học và đối tượng học sinh khác nhau nhằm kích thích tính tò mò của học sinh. Bước 4. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả lĩnh hội kiến thức và năng lực tư duy của học sinh qua các bài tập, bài kiểm tra, để đánh giá tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết học qua sự quan sát của giáo viên kết hợp với tự đánh giá của học sinh qua rubric. Bước 5. Trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn, rút ra những kinh nghiệm, lưu ý để biện pháp đạt hiệu quả tối ưu trong phát triển năng lực tư duy và phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp + Học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực, có chiều sâu kiến thức. + Phát triển một cách tối đa, toàn diện các năng lực, phẩm chất của học sinh đặc biêt là năng lực: giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Biện pháp này giúp học sinh hiểu sâu hơn về cách vẽ HCTĐ, học sinh được biết thêm một cách vẽ HCTĐ mới bên cạnh cách đã hướng dẫn trong sách giáo khoa do đó học sinh có thể linh hoạt vận dụng một cách phù hợp và hiệu quả. + Học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá để bổ sung, sửa chữa; hoàn thiện lẫn nhau, phát triển các phẩm chất: trung thực, trách nhiệm và biết nhìn nhận đánh giá nhiều khía cạnh khác trong học tập, trong đời sống. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được - Giải pháp mới cung cấp nguồn tư liệu cho giáo viên và học sinh phục vụ trong giảng dạy, học tập. - Giải pháp mới giúp học sinh nhận thấy khoa học - kĩ thuật thật gần gũi, thực tế, dễ hiểu, thúc đẩy trí tưởng tượng và đam mê thiết kế hiện thực hóa ý tưởng ở học sinh. - Bước đầu giúp học sinh có định hướng về những nghề nghiệp liên quan đến phần vẽ kĩ thuật trong tương lai. 5
  6. 4. Hiệu quả giáo dục + Với cách tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo giải pháp mới, học sinh đã chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn trong tiết học, giờ học trở nên sôi nổi, thú vị; học sinh say mê tự tìm hiểu, tự lĩnh hội kiến thức (Kết quả đánh giá theo tiêu chí rubric thể hiện trong mục phụ lục 5). + Học sinh được học thêm, biết thêm một cách vẽ mới linh hoạt trong quá trình vận dụng thực hành phù hợp với khả năng tư duy của bản thân, các em đã vận dụng và thực hành tốt thể hiện qua kết quả của bài kiểm tra 45 phút được tổ chức tại các lớp thực nghiệm và đối chứng tại trường THPT Bình Minh và trường THPT Kim Sơn A (Kết quả đánh giá được thể hiện trong phụ lục 6). 5. Điều kiện và khả năng áp dụng - Điều kiện áp dụng: Rất thuận tiện cho việc áp dụng dạy và học ở các trường THPT trong mọi vùng, miền (thành phố, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa). - Khả năng áp dụng: Thông qua dạy học thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng rộng rãi cho các trường THPT và cho mọi đối tượng học sinh học nội dung HCTĐ ở Phần vẽ kĩ thuật môn Công nghệ 11. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÓM TÁC GIẢ ĐƠN VỊ CƠ SỞ Người nộp đơn Phạm Ngọc Kiên Trần Thị Phương Bùi Thị Thu Nguyễn Thị Loan PHỤ LỤC 1 6
  7. KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO (Tiết 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được các bước vẽ HCTĐ của vât thể đơn giản. - Vẽ được HCTĐ từ hai hình chiếu vuông góc đã cho. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề. + Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm hiểu, nghiên cứu các bước vẽ, hoàn thành phiếu học tập; tự vận dụng vẽ được HCTĐ từ hai hình chiếu đã cho. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận, hỗ trợ nhau; đánh giá bài làm của nhau. - Năng lực công nghệ: + Nhận thức công nghệ: Làm rõ được các bước khi tiến hành vẽ HCTĐ của vật thể + Giao tiếp công nghệ: Lập được bản vẽ hình chiếu trục đo từ hai hình chiếu vuông góc đã cho. 3. Phẩm chất Thông qua bài học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công. - Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Nhân ái: Đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Sách giáo khoa Công nghệ 11. - Ti vi kết nối máy tính hoặc điện thoại phục vụ trình chiếu powerpoint. - Phiếu hướng dẫn cách vẽ HCTĐ của vật thể. - Phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu 7
  8. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Học sinh xác định rõ được các chiều của vật thể trên hình chiếu vuông góc, để tiếp thu kiến thức phần vẽ hình chiếu trục đo tốt hơn. b. Nội dung Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. Hàng ngang qua Hàng dọc xuống 2. Cần ít nhất mấy hình chiếu vuông góc để 1. Hình chiếu đứng cho biết các chiều nào biết cả ba chiều của vật thể. của vật thể? 4. Ta có thể thấy các chiều nào của vật thể 3. Hình chiếu nào cho biết chiều dài và trên hình chiếu cạnh? chiều rộng của vật thể? c. Sản phẩm - Đáp án các câu hỏi trong ô chữ: 1. Hình chiếu đứng cho biết các chiều nào của vật thể? Đáp án: DAIVACAO (dài và cao) 2. Cần ít nhất mấy hình chiếu vuông góc để biết cả ba chiều của vật thể? Đáp án: HAI (hai) 3. Hình chiếu nào cho biết chiều dài và chiều rộng của vật thể? Đáp án: BANG (bằng) 4. Ta có thể thấy các chiều nào của vật thể trên hình chiếu cạnh? Đáp án: RONGVACAO (rộng và cao). d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ + Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ phiếu giải ô chữ vui. 8
  9. + Yêu cầu học sinh thực hiện giải các ô chữ đã cho, làm việc độc lập, trung thực, nghiêm túc. + Thời gian: 2 phút - Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh giải ô chữ. + Giáo viên quan sát, nhắc nhở khi cần thiết. - Báo cáo Giáo viên rút thẻ tên gọi 04 học sinh bất kì trả lời 4 ô chữ. Học sinh khác lắng nghe, đối chiếu, nhận xét. - Kết luận, nhận định: + Giáo viên kiểm tra hiệu quả làm việc của các học sinh khác bằng cách yêu cầu các bạn trả lời đúng 04 câu, hoặc 3 câu giơ tay. + Giáo viên nhận xét thái độ và hiệu quả làm việc cá nhân của học sinh. + Giáo viên dẫn dắt vào các vấn đề cần giải quyết trong bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu - Học sinh hiểu được các bước vẽ HCTĐ xiên góc cân và HCTĐ vuông góc đều. - Học sinh hoàn thành đúng các nội dung trong phiếu học tập trong thời gian cho phép. b. Nội dung - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng hình hộp chữ nhật ngoại tiếp qua mô phỏng trực quan trên powerpoint. - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp đôi tìm hiểu thông tin cách vẽ HCTĐ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở và hoàn thành phiếu học tập . c. Sản phẩm Kết quả phiếu học tập của học sinh theo cặp đôi. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ Giai đoạn 1: (7 phút) Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe, quan sát, và ghi nhớ quá trình giáo viên hướng dẫn cách vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng hình hộp chữ nhật ngoại tiếp qua mô phỏng trực quan trên powerpoint. Giai đoạn 2: Giáo viên phát cho mỗi cặp đôi một tờ phiếu hướng dẫn các bước vẽ HCTĐ của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở do giáo viên thiết kế và một tờ phiếu học tập. 9
  10. Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung các bước vẽ và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian: 7 phút. - Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh làm việc theo cặp đôi thực hiện tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập. + Giáo viên quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. - Báo cáo - Giáo viên chiếu quy trình thực hành và chữa nội dung phiếu học tập. - Học sinh đổi phiếu học tập cho nhau để chấm chéo: Đúng ghi (+1), sai ghi (-1) ghi rõ nội dung sai cần sửa; câu không có đáp án ghi: 0. - Kết luận, nhận định + Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu Học sinh vận dụng vẽ được HCTĐ của vật thể từ hai hình chiếu vuông góc đã cho. b. Nội dung - Giáo viên phát phiếu học tập số 2, yêu cầu tất cả học sinh vẽ HCTĐ của vật thể cho bởi hai hình chiếu vuông góc đã cho. - Học sinh được linh hoạt vận dụng cách vẽ HCTĐ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở hoặc vẽ hình hộp chữ nhật ngoại tiếp. - Thi đua các nhóm bằng cách tính số % thành viên nhóm hoàn thành đạt yêu cầu ở mức độ 1 và 2 theo tiêu chí đánh giá. - Các thành viên trong nhóm có thể trao đổi, hướng dẫn nhau. c. Sản phẩm Bản vẽ chính xác và đảm bảo các tiểu chuẩn trình bày của học sinh trên khổ giấy A4. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ + Giáo viên phát phiếu học tập số 2 và phổ biến nhiệm vụ. + Yêu cầu tất cả hs thực hiện trong thời gian: 15 phút. + Các thành viên trong nhóm có thể trao đổi, hướng dẫn nhau. + Điểm tính thi đua các nhóm ở hoạt động này như sau: Nhóm có số % thành viên hoàn thành đạt yêu cầu ở mức độ 1 và 2 theo tiêu chí đánh giá cao nhất là nhóm chiến thắng. -Thực hiện nhiệm vụ 10
  11. + Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập. + Các thành viên trong nhóm, đôn đốc, hỗ trợ nhau. + Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. - Báo cáo Giáo viên lựa chọn 1 học sinh hoàn thành tốt nhất trong nhóm làm nhóm trưởng, thống kế số % thành viên đạt yêu cầu ở mức độ 1 và 2, báo cáo kết quả trước lớp. - Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động, trao quà cho các nhóm. 4. Hoạt đông 4: Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để vẽ HCTĐ một số đồ vật trong gia đình b. Nội dung: HS được yêu cầu vẽ HCTĐ một số đồ vật trong gia đình c. Sản phẩm: Bản vẽ của HS d. Tổ chức thực hiện - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục nội dung của hoạt động này. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. - Báo cáo: + GV gọi đại diện 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi + HS khác nhận xét và góp ý. - Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các HS. PHỤ LỤC 2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO CỦA VẬT THỂ BẰNG CÁCH DỰNG MẶT PHẲNG CƠ SỞ Phương pháp vẽ: 11
  12. Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu: Khi đọc cần phân tích các hình chiếu ra từng phần và đối chiếu giữa các hình chiếu để hình dung ra hình dạng, kích thước của từng bộ phận vật thể. Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3 Sau khi học sinh đã hình dung ra được hình dạng của vât thể, tiến hành vẽ hình chiếu thứ 3 từ hai hình chiếu đã cho. Bước 3: Vẽ hình cắt Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch. Bước 4: Vẽ HCTĐ theo các trình tự sau Các bước vẽ HCTĐ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở bao gồm 4 bước: Bước 4.1: Xác định HCTĐ cần vẽ và vẽ hệ trục tọa độ O’X’Y’Z’cho các HCTĐ (chú ý tới góc trục đo và hệ số biến dạng của từng loại HCTĐ) Bước 4.2: Chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để vẽ một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho ở hình chiếu đứng. Bước 4.3: Dựng mặt phẳng cơ sở thứ 2 song song với mặt phẳng cơ sơ thứ nhất một khoảng thích hợp (tùy thuộc vào loại HCTĐ vuông góc đều hoặc xiên góc cân) để vẽ mặt còn lại của vật thể. Bước 4.4: Nối các đỉnh còn lại của 2 mặt vật thể, đối chiếu HCĐ, HCB đã cho để tiếp tục hoàn thiện HCĐT Bước 4.5. Xóa các đường thừa, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể. Ví dụ 1: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể cho bởi các hình chiếu sau: 12
  13. Bước 4.1: Xác định HCTĐ cần vẽ và vẽ hệ trục tọa độ O’X’Y’Z’cho các HCTĐ (chú ý tới góc trục đo và hệ số biến dạng) HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Bước 4.2: Chọn mặt phẳng O’X’Z’ làm mặt phẳng cơ sở thứ nhất để vẽ một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho ở hình chiếu đứng. HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Bước 4.3: Dựng mặt phẳng cơ sở thứ 2 song song với mặt phẳng cơ sơ thứ nhất một khoảng thích hợp để vẽ mặt còn lại của vật thể. HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều 13
  14. Bước 4.4: Nối các đỉnh còn lại của 2 mặt vật thể và xóa các đường thừa, đường khuất ta thu được hình chiếu trục đo của vật thể. HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều Ví dụ 2: Vẽ Hình chiếu trục đo của vật thể cho bởi các hình chiếu sau: TT HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều 14
  15. Bước 4.1 Bước 4.2 Bước 4.3 X1 X1 Bước 4.4 X1 PHỤ LỤC 3: CÁC PHIẾU HỌC TẬP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ 15
  16. NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm: ………………….. Hoàn thành phiếu học tập dưới đây Thời gian: 4 phút Lưu ý: Các thành viên trong nhóm luân phiên nhau làm thư kí ghi đáp án vào phiếu học tập. Đánh giá ( Đúng: +1; Câu hỏi Đáp án Sai: -1; Không có đáp án: 0) 1. Nêu góc trục đo của HCTĐ xiên góc cân và HCTĐ vuông góc đều. 2. Để dựng một mặt của vật thể theo các kích thước đã cho ở hình chiếu đứng, ta chọn mặt phẳng nào là mặt phẳng cơ sở? 3. Mặt phẳng cơ sở thứ hai được vẽ cách mặt phẳng thứ nhất một khoảng bao nhiêu đối với HCTĐ xiên góc cân và HCTĐ vuông góc đều? 4. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm Khi đối chiếu lại HCTĐ với HCVG đã cho ta cần ghi nhớ: hình chiếu đứng thu được khi chiếu….......từ trước đến, hình chiếu bằng thu được khi chiếu vuông góc từ………… 5. HCTĐ được xây dựng bằng phép chiều gì? Từ đó, rút ra lưu ý gì khi thực hiện vẽ? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – THỰC HÀNH Nhiệm vụ: Vẽ HCTĐ của vật thể cho bởi hai hình chiếu vuông góc bên dưới 16
  17. Thời gian: 15 phút Lưu ý: Học sinh được linh hoạt vận dụng vẽ bằng cách dựng khối hình hộp chữ nhật ngoại tiếp (bảng 5.1, SGK) hoặc vẽ bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở như trong bảng hướng dẫn giáo viên thiết kế: PHỤ LỤC 4: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH BÀI VẼ HCTĐ 17
  18. TỪ HAI HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC ĐÃ CHO BẰNG CÁCH DỰNG MẶT PHẲNG CƠ SỞ Nhóm………………….. Tiêu chí Mức độ Tên thành Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 đánh giá viên đạt được Thực hành vẽ được hình chiếu Thao tác trục đo trong vẽ hình Thực hành vẽ thời gian quy Chưa hoàn chiếu trục thành thạo, bài định, có tham thành được bài đo từ hai vẽ chính xác, khảo lại các vẽ trong thời hình chiếu đúng thời gian bước vẽ, có sự gian quy định vuông góc quy định hướng dẫn của đã cho thành viên trong nhóm Tổng kết: Số % thành viên của nhóm đạt mức độ 1 và 2 là:…………………. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ (RUBRIC) MỨC ĐỘ TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC Dưới đây là những biểu hiện, hành vi cụ thể; các em tự đánh giá bản thân sau tiết học và lựa chọn mức độ bản thân đạt được 18
  19. Chỉ chọn 1 trong 3 mức độ 1: Tốt 2: Đạt 3: Cần cố gắng Mức độ STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 1 Tự thực hiện được các hoạt động cá nhân giáo viên yêu cầu 2 Tự giác, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong nhóm 3 Chủ động nghĩ ra những cách khác nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập 4 Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề học tập 5 Tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình, để tự điều chỉnh hợp lí 6 Tập trung, chú ý lắng nghe 7 Nỗ lực, cố gắng đến cùng giải quyết các vấn đề học tập bằng sự say mê và yêu thích 8 Tạo sự gắn kết, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè 9 Nhiệt tình, sôi nổi tham gia đóng góp ý kiến 10 Biết lắng nghe ý kiến của bạn, không ngại đặt câu hỏi khi chưa rõ vấn đề PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ MỨC ĐỘ TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG TRONG TIẾT HỌC THEO CÁC TIÊU CHÍ (RUBRIC) TẠI TRƯỜNG THPT BÌNH MINH 11C – thực 11D – đối STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ nghiệm chứng (44 học sinh) (41 học sinh) 1 Tự thực hiện được các hoạt Mức độ 1 35 – 79.6% 6 - 14.6% 19
  20. động cá nhân giáo viên yêu cầu Mức độ 2 9 - 20.4 % 15 – 36.6% Mức độ 3 0 – 0% 20 – 48.8% 2 Tự giác, tích cực hoàn thành Mức độ 1 37 – 84.1% 6 – 14.6% Mức độ 2 7 – 15.9% 18 – 43.9% các nhiệm vụ được giao trong Mức độ 3 0 – 0% 17 – 41.5% nhóm 3 Chủ động nghĩ ra những cách Mức độ 1 32 – 72.7% 2 – 4.9% Mức độ 2 12 – 27.3% 2 – 4.9% khác nhau để giải quyết nhiệm Mức độ 3 0 – 0% 37 – 84.1% vụ học tập 4 Vận dụng kiến thức đã học để Mức độ 1 40 – 90.9% 6 – 14.6% Mức độ 2 4 – 9.1% 15 –36.6% giải quyết vấn đề học tập Mức độ 3 0 – 0% 20 – 48.8% 5 Tự kiểm tra, đánh giá bài làm Mức độ 1 40 – 90.9% 6 – 14.6% Mức độ 2 4 – 9.1% 12 – 29.3% của mình, để tự điều chỉnh hợp Mức độ 3 0 – 0% 23 – 56.1% lí 6 Tập trung, chú ý lắng nghe Mức độ 1 40 – 90.9% 15 – 36.6% Mức độ 2 4 – 9.1% 15 – 36.6% Mức độ 3 0 – 0% 11 – 26.8% 7 Nỗ lực, cố gắng đến cùng giải Mức độ 1 44 - 100% 5 – 12.2% Mức độ 2 0 – 0% 16 – 39% quyết các vấn đề học tập bằng Mức độ 3 0 – 0% 20 – 48.8% sự say mê và yêu thích 8 Tạo sự gắn kết, tôn trọng, sẵn Mức độ 1 44 – 100% 20 – 48.8% Mức độ 2 0 – 0% 21 – 51.2% sàng giúp đỡ bạn bè Mức độ 3 0 – 0% 0 – 0% 9 Nhiệt tình, sôi nổi tham gia Mức độ 1 34 – 77.3% 5 – 12.2% Mức độ 2 10 – 22.7% 16 – 39% đóng góp ý kiến Mức độ 3 0 – 0% 20 – 48.8% 10 Biết lắng nghe ý kiến của bạn, Mức độ 1 44 – 100% 5 – 12.2% Mức độ 2 0 – 0% 10 – 24.4% không ngại đặt câu hỏi khi chưa Mức độ 3 0 – 0% 26 – 63.4% rõ vấn đề TẠI TRƯỜNG THPT KIM SƠN A 11B4 – thực 11B5 – đối STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ nghiệm chứng (44 học sinh) (42 học sinh) 1 Tự thực hiện được các hoạt Mức độ 1 38 – 86.4 % 2 - 4.8% Mức độ 2 6 -13.6 % 15 – 35.7% động cá nhân giáo viên yêu cầu Mức độ 3 0 – 0% 25 – 59.5% 2 Tự giác, tích cực hoàn thành Mức độ 1 39 – 88.6% 2 – 4.8% Mức độ 2 5 – 13.4% 19 – 45.2% các nhiệm vụ được giao trong Mức độ 3 0 – 0% 21 – 50% nhóm 3 Chủ động nghĩ ra những cách Mức độ 1 35 – 79.5% 0 – 0% 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2