Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
lượt xem 3
download
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh” nhằm mục đích chính là thông qua việc nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Những kinh nghiệm của cá nhân được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm có thể giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy Sinh học 12 ở trường trung học phổ thông có thể áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Tác giả sáng kiến: Trần Thị Hồng Thúy Mã sáng kiến: 37.56.03. BÁO CÁO KẾT Xuân Hòa, 02/2020
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu GV Giáo viên GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HS Học sinh THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên SKKN Sáng kiến kinh nghiệm KN Kỹ năng 1
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc rất chú trọng việc nâng cao chất lượng dạy học và phát triển nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS có thể bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác nhau, thể hiện qua các buổi tập huấn đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên các trường THPT. Vì vậy chất lượng dạy và học của học sinh THPT không ngừng được nâng cao, năng lực tự học thực tế của học sinh được thể hiện qua kết quả các kì thi học sinh giỏi Quốc Gia, thi học sinh giỏi tỉnh Vĩnh Phúc, thi THPT Quốc gia. Tự ho ̣c là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hơ ̣p...) và có khi cả cơ bắ p (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chấ t, động cơ, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành sở hữu của mình. Năng lực tự học (NLTH) có thể đươ ̣c hiểu là khả năng huy động tổng hơ ̣p các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành công việc chiếm lĩnh tri thức khoa học cũng như thực hiện thành công việc vận dụng tri thức đã học đã giải quyết đươ ̣c các vấ n đề thực tiễn có liên quan trong một bối cảnh nhấ t đinh. ̣ Nói cách khác, NLTH là một khả năng, trong đó người học là chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, độc lập (hoặc hơ ̣p tác) chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, trong cuộc sống nhằ m đạt đươ ̣c mục đích nhấ t đinh. ̣ Biểu hiện NLTH của người học nói chung đó là sự hứng thú, mức độ tích cực, chủ động tham gia hoạt động tự học và khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động học tập đó. Trong nhà trường hiện nay, mục tiêu giáo dục tổng quát đã được xác định nhằm đào tạo “con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo”, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có năng lực tự học sáng tạo. Để đạt mục tiêu đó trong bối cảnh khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng tạo ra sự gia tăng khối lượng tri thức, trong đó có tri thức Sinh học, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới về phương pháp dạy học, học sinh phải có phương pháp học phù hợp nhằm tiếp thu và vận dụng kiến thức tốt nhất. Chương trình Sinh học lớp 12, với lượng kiến thức dài và khó, giáo viên phải dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, rèn cho học sinh kĩ năng tự học. Học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh là lúc HS hoạt động tự lực để tiếp thu kiến thức mới và củng cố và trau dồi kiến thức cũ của mình. Phát triển năng lực tự học của học sinh với mục đích cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui của sự phát hiện ra 2
- kiến thức. Do vậy, học sinh học phần qui luật di truyền theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp rèn luyện năng lực tự học hiệu quả cho HS, đồng thời là thước đo đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng của HS. Xuất phát từ tầm quan trọng đó tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh”. 2. TÊN SÁNG KIẾN Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: Trần Thị Hồng Thuý. Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Xuân Hòa – Thành phố Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. Số điên thoại: 0936809246. E mail: tranthihongthuy.gvxuanhoa@vinhphuc.edu.vn. 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Trần thị Hồng Thuý + Trường THPT Xuân Hoà 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Dạy và học môn Sinh học 12 chương trình THPT. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ Ngày sáng kiến được áp dụng thử 6/9/2019 đến 23/1/2020. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Mục đích nghiên cứu sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh” nhằm mục đích chính là thông qua việc nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Những kinh nghiệm của cá nhân được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm có thể giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy Sinh học 12 ở trường trung học phổ thông có thể áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 3
- Nhằm nâng cao sự nhận thức của học sinh gắn lý luận với thực tiễn góp phần giải quyết thắc mắc tò mò cho các em, làm cho giờ học Sinh học trở lên sinh động hơn dẫn tới chất lượng học tập cao. 7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu sáng kiến Hình thành các bước hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Xây dựng một giáo án minh họa theo hướng: Hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của sáng kiến. Rút ra những kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. 7.3. Đối tượng và khách thể sáng kiến nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến là học sinh lớp 12 đang học tại trường THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Sinh học 12 Trung học phổ thông. 7.4. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến Hoạt động dạy và học môn Sinh học 12 Trung học phổ thông. Phạm vi thực nghiệm sư phạm giới hạn ở trường THPT Xuân Hòa - Phúc Yên- Vĩnh Phúc. 7.5. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu những tài liệu liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài. Nghiên cứu chương trình, SGK Sinh học 12 THPT, các tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí… có liên quan đến giảng dạy môn Sinh học 12 THPT, các tài liệu về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Phương pháp điều tra Thực hiện tại THPT Xuân Hoà. Thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học môn Sinh học của giáo viên và học sinh hiện nay. Trong thực trạng đó đặc biệt quan tâm đến việc phân tích các bước hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh, giúp học sinh phát huy được tính chủ động tích cực. Trong quá trình dạy thực nghiệm chú ý đến phản ứng tích cực và tiêu cực của học sinh khi giáo viên hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh: Hứng thú học tập, thái độ chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh, khả năng ghi nhớ kiến thức đã thu được. Phương pháp chuyên gia 4
- Tham khảo ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm về phương pháp hướng dẫn HS học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy và học chương trình THPT để nhận định, đánh giá thực trạng và nghiên cứu đổi mới phương pháp trong các giờ dạy Sinh học 12 THPT hiện nay của giáo viên. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát trực tiếp: Dự giờ giáo viên phổ thông, trao đổi, phỏng vấn giáo viên và học sinh. Quan sát gián tiếp: Nghiên cứu kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ điểm của giáo viên dạy môn Sinh học 12 THPT, vở ghi, vở bài tập, bài kiểm tra của học sinh. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Xuân Hoà, năm học 2019 - 2020 tôi chọn thực nghiệm ở lớp 12A3, sử dụng lớp 12A4 làm đối chứng (Không hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh mà sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, các giáo viên thường dùng để dạy học Sinh học THPT). Phương pháp so sánh, phân tích - tổng hợp Dựa vào những số liệu điều tra, kết quả thực nghiệm và ý kiến của các chuyên gia chúng tôi tiến hành so sánh, phân tích - tổng hợp để rút ra báo cáo và nhận định về vấn đề nghiên cứu. 7.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi thực hiện sáng kiến Ý nghĩa về mặt lý luận Góp phần làm phong phú lý luận phương pháp giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Góp phần nâng cao chất chất lượng dạy học Sinh học 12 Trung học phổ thông, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi học sinh giỏi lớp 12 tại tỉnh Vĩnh Phúc. Có tác dụng kích thích học sinh chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức. Giúp HS tiếp cận các phương pháp nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo. Phát huy tính tự giác, tự lực của học sinh trong học tập, phương pháp làm việc khoa học. 7.7. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sáng kiến 7.7.1. Các yêu cầu cần đạt của môn Sinh học 12 THPT Sinh học 12 THPT không phải là một môn học dễ, bởi lượng kiến thức lý thuyết, đồng thời xuất hiện nhiều dạng bài tập mới lạ và khó. Kì thi THPT Quốc gia 2019, kiến thức trong đề bao phủ toàn bộ chương trình lớp 12 và cả chương trình Sinh học 11, đây là một thử thách thực sự với các thí sinh dự thi THPT 5
- Quốc Gia, khiến nhiều học sinh cảm thấy lo lắng làm sao để học môn sinh học 7.7.1.1. Yêu cầu về kiến thức trong chương trình Sinh học 12 THPT Môn Sinh học 12: Gồm 3 phần. Phần V. Di tryền học Chương 1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hoà hoạt động của gen; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của NST; Đột biến NST; Thực hành: về cơ chế di truyền phân tử đột biến NST. Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng; Di truyền liên kết (Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn); Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập và thực hành: Lai giống. Chương 3. Di truyền học quần thể Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật. Chương 4. Ứng dụng di truyền học Kĩ thuật di truyền; Các nguồn vật liệu và các phương pháp chọn giống; Các phương pháp đánh giá, giao phối, chọn lọc; Chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật bằng đột biến, lai tạo và kĩ thuật di truyền. Chương 5. Di truyền học người Phương pháp nghiên cứu di truyền người; Di truyền y học; Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội. Phần VI. Tiến hóa Chương 1. Bằng chứng tiến hoá Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lí sinh vật học; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Chương 2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá Thuyết tiến hoá cổ điển: Học thuyết của Lamác J.B, Học thuyết của Đacuyn S.R; Thuyết tiến hoá hiện đại: thuyết tiến hoá tổng hợp, sơ lược về thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính. Quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá. Các nhân tố tiến hoá cơ bản; Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; Loài sinh học; Quá rình hình thành loài; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới. Chương 3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất 6
- Sự phát sinh sự sống trên trái đất; Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người. Phần VII. Sinh thái học Chương 1. Cá thể và môi trường Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. Chương 2. Quần thể Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể; Cấu trúc dân số của quần thể; Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể. Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể. Sự biến động số lưọng và cơ chế điều hoà số lượng cá thể của quần thể. Chương 3. Quần xã Khái niệm về quần xã. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã. Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài. Sự phân hoá ổ sinh thái. Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã. Chương 4. Hệ sinh thái - sinh quyển và sinh thái học với việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên Khái niệm về hệ sinh thái; Cấu trúc hệ sinh thái; Các kiểu hệ sinh thái. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái; Sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái; Sinh quyển; Sinh thái học và việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên: Quan niệm về quản lí nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường. 7.7.1.2. Yêu cầu về kĩ năng trong chương trình Sinh học 12 THPT Kĩ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học: HS thành thạo. Kĩ năng thực hành sinh học: HS thành thạo. Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn: HS có thể vận dụng được. Kĩ năng học tập: HS thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ...). 7.7.1.3. Yêu cầu về năng lực cần phát triển trong chương trình Sinh học 12 THPT Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động tìm hiểu bài mới ở nhà và những hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học. 7
- Hình thành và phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thông qua kỹ năng tìm kiếm thông tin qua google, các trang Web và kỹ năng lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung cần tự học. Phát triển trí tuệ của HS nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, các kỹ năng HS đạt được trong bài học. Rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm. Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế, các câu hỏi GV và HS đặt ra trong bài học. Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo thông qua sự phân tích tìm tòi và thu nhận kiến thức mới trong bài học. 7.7.2. Những đặc điểm về điều kiện giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh 7.7.2.1. Thuận lợi Giáo viên bộ môn Sinh học trường THPT Xuân Hòa có 5 thầy cô, thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên trong trường. Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học trực thuộc sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc có chuyên môn vững vàng, GV giữa các trường thường xuyên trao đổi chuyên môn giảng dạy. Môn Sinh học là khoa học thực nghiệm, nên rất thuận lợi cho dạy học tích hợp liên môn gắn với thực tế cuộc sống, xuất phát từ các tình huống, các vấn đề trong thực tiễn để giúp học sinh khám phá được những điều mới mẻ thông qua bài học, biết vận dụng được các kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng thực tế xảy ra ở người và sinh vật quanh mình. Phần kiến thức Sinh học 12 tuy khó nhưng lại có tính thực tế và kích thích được trí tò mò, bản tính ưa khám phá của HS. Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh phúc cùng nhà trường quan tâm, không ngừng đầu tư trang thiết bị giảng dạy, tổ chức các buổi tập huấn và sinh hoạt chuyên môn thường xuyên trong nhóm GV giảng dạy môn Sinh học của trường THPT xuân hòa và nhóm GV Sinh học của các trường bạn trên địa bàn thành phố Phúc Yên và Tỉnh Vĩnh Phúc. Phần lớn học sinh có ý thức học tập, có hứng thú tìm hiểu môn Sinh học. 7.7.3.2. Khó khăn Trên thực tế, thiết bị dạy học môn Sinh học hiện nay đơn giản, tính thực tiễn, ứng dụng chưa cao, chưa sát với thực tế... giáo viên khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như chưa đủ để tạo nhiều hứng thú học tập cho học sinh. Một số học sinh chưa tích cực trong học tập, chưa thực sự tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu để phát hiện kiến thức mới, ứng dụng kiến thức cũ. 8
- Mặt khác chất lượng học sinh không đồng đều, nhiều học sinh chưa chú tâm học tập, chưa học bài cũ và chuẩn bị bài trước ở nhà. Do nhu cầu xét tuyển cao đẳng và đại học nên đại bộ phận học sinh chưa đầu tư nhiều thời gian cần thiết để học bộ môn Sinh học. Vì chỉ dùng điểm thi THPT Quốc Gia để xét tốt nghiệp nên nhiều HS học môn Sinh với mục tiêu đạt điểm 4-5 đối với môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc gia. Yêu cầu của chương trình đối với học sinh lớp 12 THPT tương đối nặng, do nhu cầu xét tuyển cao đẳng và đại học nên HS đầu tư nhiều thời gian và trí lực cho các môn xét tuyển đại học vì vậy HS không có đủ thời gian đầu tư cho môn Sinh học. 7.8. Những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. Qua thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Xuân Hòa, để hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh có hiệu quả tôi đã thực hiện các bước sau: 7.8.1. Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp Qua thực tế giảng dạy công việc chuẩn bị bài mới của học sinh tôi thường xây dựng ý tưởng bài dạy thông qua các hoạt động và giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh chuẩn bị, tìm hiểu, trình bày bằng PowerPoint. Trên lớp, giáo viên định hướng học sinh hoặc nhóm học sinh thảo luận. Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và chốt lại các kiến thức quan trọng giúp học sinh. Làm như vậy qua nhiều giờ học sẽ tạo thành thói quen tốt cho học sinh, từ thói quen ấy sẽ nâng cao năng lực tự học cho học sinh. 7.8.1.1. Chuẩn bị của giáo viên trước giờ học Tổ chức cho các nhóm HS hoạt động chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp theo 3 bước Bước 1: Hướng dẫn học sinh thiết kế hoạt động chuẩn bị bài mới (Thực hiện ở tiết học trước, mục hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ). GV giới thiệu ý tưởng bài dạy mới cần chuẩn bị và cách chia nhóm với học sinh. Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động chuẩn bị bài mới + GV thảo luận với nhóm HS về ý tưởng của nhóm. + Hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm, cách sàng lọc, kiểm tra độ chính xác của thông tin, cách thuyết trình một vấn đề. + Hướng dẫn học sinh luyện tập cách thuyết trình ý tưởng. Bước 3: Giám sát học sinh thực hiện hoạt động chuẩn bị bài mới Trên cơ sở kế hoạch thực hiện hoạt động chuẩn bị bài mới đã duyệt cho các nhóm, giáo viên giám sát hoạt động thực hiện kế hoạch của các nhóm, kịp 9
- thời nhắc nhở và góp ý chỉnh sửa để học sinh thực hiện tốt hoạt động chuẩn bị bài mới. 7.8.1.2. Chuẩn bị của học sinh trước giờ học Trước khi đến lớp học, học sinh cần dành khoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị bài. Học sinh tự học theo tài liệu tự học có hướng dẫn theo từng bài, chủ đề, sách giáo khoa cùng với các tài liệu khác. Từ các tài liệu hướng dẫn, từng học sinh hoặc nhóm học sinh chuẩn bị phần trình bày dưới dạng văn bản hoặc trình chiếu Powerpoint. Học sinh các nhóm tự bố trí thời gian thực hiện ngoài giờ lên lớp. HS thực hiện hoạt động chuẩn bị bài mới theo các giai đoạn: Giai đoạn 1: Xây dựng ý tưởng của nhóm dựa trên ý tưởng của giáo viên. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện ý tưởng. Giai đoạn 3: Thực hiện ý tưởng. Giai đoạn 4: Giới thiệu sản phẩm: Nhóm học sinh cử người thuyết trình và tập thuyết trình dự án của nhóm. 7.8.2. Hoạt động trên lớp (Trong tiết học bộ môn Sinh học 12) 7.8.2.1. Hoạt động trên lớp của giáo viên Xây dựng hệ thống câu hỏi kích thích học sinh hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động nhóm (trong giờ học tôi chỉ sử dụng nhóm nhỏ: 2 học sinh/bàn) Tổ chức cho các em phát biểu, xây dựng bài học. Có cho điểm về bài thuyết trình và chuẩn bị của nhóm để đưa ra điểm cho từng nhóm, động viên khen ngợi kịp thời với sản phẩm của học sinh. Cụ thể: Hoạt động 1: Giáo viên kiểm tra nội dung chuẩn bị ở nhà của học sinh dưới dạng hỏi - đáp về sự sẵn sàng thuyết trình của từng nhóm học sinh. Hoạt động 2: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm. Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh cả lớp hỏi đáp nhanh các thắc mắc về kiến thức của nhóm HS trình bày ý tưởng. Hoạt động 4: GV Xây dựng hệ thống câu hỏi kích thích học sinh hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động nhóm (trong giờ học tôi sử dụng thêm nhóm nhỏ: 2 học sinh/bàn) để thảo luận các kiến thức trong ý tưởng bài học của giáo viên mà các nhóm học sinh chưa đưa ra. Hoạt động 5: Tổ chức cho các em thảo luận, xây dựng bài học. Thông qua thảo luận của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Trong quá trình thảo luận, giáo viên dẫn dắt, định hướng để học sinh lĩnh hội kiến thức. Cuối cùng, giáo viên tổng kết, bổ sung, chính xác hoá những kết luận, hoàn chỉnh kiến thức bài học cho học sinh, rút kinh nghiệm về cách chuẩn bị bài mới. 10
- Hoạt động 6: Chấm điểm về bài thuyết trình và sự chuẩn bị của nhóm để đưa ra điểm cho từng nhóm, động viên khen ngợi kịp thời với sản phẩm của học sinh. 7.8.2.1. Hoạt động trên lớp của học sinh Ghi chép đầy đủ nội dung bài học. Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động chuẩn bị bài mới: Qua bản thuyết trình Powerpoint khi có yêu cầu của giáo viên. Tích cực tiếp thu kiến thức từ bài trình bày của các nhóm. Suy nghĩ và trả lời các các câu hỏi mà giáo viên và các bạn đặt ra cho nhóm Tự đánh giá kết quả hoạt động chuẩn bị bài mới của nhóm mình và các nhóm bạn trong lớp. 7.9. Thiết kế giáo án minh họa Bài 35- Tiết 37. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ( Ban cơ bản) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS cần nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật. Các loại môi trường sống. HS nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh. HS hiểu được nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các qui luật, phân tích được qui luật giới hạn sinh thái. HS nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh. HS nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái, phân biệt được nơi ở và ổ sinh thái. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng quan sát, xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh. Góp phần phát triển một số kỹ năng (KN) mềm của học sinh: KN giao tiếp, KN lắng nghe tích cực, Kn trình bày suy nghĩ ý tưởng, KN hợp tác, KN đảm nhận trách nhiệm, KN đặt mục tiêu, KN quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. 3. Năng lực cần phát triển Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động tìm hiểu bài mới ở nhà và những hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học. 11
- Hình thành và phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thông qua kỹ năng tìm kiếm thông tin qua google, các trang Web và kỹ năng lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung cần tự học. Phát triển trí tuệ của HS nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, các kỹ năng HS đạt được trong bài học. Rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm. Rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế, các câu hỏi GV và HS đặt ra trong bài học. Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo thông qua sự phân tích tìm tòi và thu nhận kiến thức mới trong bài học. Hình thành và phát triển năng lực thực hành thông qua việc quan sát các nội dung clip trong bài. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Phương pháp: PPDH giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm. 2. Kiến thức trọng tâm: Môi trường và các nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên 1.1. Hướng dẫn học sinh thiết kế hoạt động chuẩn bị bài mới: Thực hiện ở tiết 36, mục hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Vấn đề tác động của con người tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường và vấn đề hậu quả của ô nhiễm môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường có thể cho gộp vào một nhóm nghiên cứu. Nhưng trong bài này tôi chọn tách ra chia cho 2 nhóm cùng thực hiện với mục đích: Học sinh các nhóm đều tham gia tìm hiểu các kiến thức của bài giảng, như vậy học sinh tiếp thu kiến thức đầy đủ hơn nếu để 1 nhóm học sinh chỉ tìm hiểu một vấn đề; trong mỗi mục của bài giảng đều có ít nhất 2 nhóm học sinh tham gia nghiên cứu. 1.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động chuẩn bị bài mới Học sinh các nhóm tự bố trí thời gian thực hiện ngoài giờ lên lớp. + Gv giới thiệu ý tưởng bài dạy, thảo luận về ý tưởng mỗi nhóm và cách chia nhóm với học sinh. + GV hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm, cách sàng lọc, kiểm tra độ chính xác của thông tin, cách thuyết trình một vấn đề. + GV tổ chức cho học sinh luyện tập cách thuyết trình một vấn đề. 1.3. Giám sát học sinh thực hiện hoạt động chuẩn bị bài mới Trên cơ sở kế hoạch thực hiện hoạt động chuẩn bị bài mới đã duyệt cho các nhóm, giáo viên giám sát hoạt động thực hiện dự án của các nhóm, kịp thời 12
- nhắc nhở và góp ý chỉnh sửa để học sinh thực hiện hoạt động chuẩn bị bài mới có kết quả tốt. 1.4. Thiết bị Giáo án, máy vi tính, máy chiếu. Học liệu (tài liệu tham khảo). Phần mềm PowerPoint 2010: Soạn bài giảng điện tử. Phần mềm Lumia camera, Adobe Premiere Pro và Adobe Soundbooth CS5: Dùng để ghi hình và thiết kế video clip “Sự phân tầng của thực vật ở đồi Thằn Lằn” làm tư liệu minh họa cho bài học (sử dụng trong mục II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái). 2. Chuẩn bị của học sinh 2.1. Hoạt động chuẩn bị bài mới Nhóm 1: Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật. + Mục đích nghiên cứu Phân loại môi trường và các nhân tố sinh thái trong môi trường sống của sinh vật ở địa phương. Tìm hiểu sự tác động của một số nhân tố sinh thái tới 3 loài sinh vật, từ đó tìm hiểu sự phân bố của các loài sinh vật trên đồi Thằn lằn. + Nhiệm vụ nghiên cứu Liệt kê và phân loại các loại môi trường sống của 5 - 7 loài sinh vật khác nhau ở thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. Thống kê và phân loại các nhân tố sinh thái tác động đến 3 loài sinh vật. Tìm hiểu sự phân bố của 5 - 10 cây trên đồi Thằn Lằn - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Quay phim hoặc chụp ảnh một số hoạt động của nhóm. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cần thảo luận CH 1. Phân loại môi trường sống, xếp các sinh vật đã quan sát vào từng loại môi trường sống? CH 2. Thế nào là nhân tố sinh thái, liệt kê các nhân tố sinh thái tác động tới ba loài sinh vật. Phân loại nhân tố sinh thái? CH 3. Liệt kê 5 -7 cây trên đồi Thằn Lằn, sự phân bố cụ thể của từng cây, chiều cao cây, trong môi trường đó, theo em nhân tố sinh thái nào đóng vai trò quyết định đối với sự phân bố này? Làm bài thuyết trình powerpoint. + Đối tượng nghiên cứu: Con người và các sinh vật (vật nuôi, cây trồng, và sinh vật hoang dã). + Phạm vi nghiên cứu: Phường Xuân Hoà và phường Đồng Xuân, xã Cao Minh, xã Ngọc Thanh, xã Nam Viêm – Thành Phố Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. 13
- + Ý nghĩa của chủ đề: Sử dụng kiến thức của hoạt động chuẩn bị bài mới vào học tập mục I và mục II.2. Tiết 37 - Sinh học 12. Nhóm 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường + Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, qua những hiểu biết và quan sát các sinh vật sống ở địa phương em. + Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng môi trường sống của con người ở địa phương. Quay phim hoặc chụp ảnh một số hoạt động của nhóm. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cần thảo luận CH 1. Kể tên một số hoạt động của con người tác động xấu đến môi trường? Thế nào là ô nhiễm môi trường ? CH 2: Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ tới 2 - 3 loài sinh vật mà em quan sát được ? Làm bài thuyết trình powerpoint + Đối tượng nghiên cứu: Con người và các sinh vật (vật nuôi, cây trồng, và sinh vật hoang dã) + Phạm vi nghiên cứu: Phường Xuân Hoà và phường Đồng Xuân, xã Cao Minh, xã Ngọc Thanh, xã Nam Viêm thuộc Thành Phố Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. + Ý nghĩa khoa học của tiểu chủ đề: Sử dụng kiến thức của hoạt động chuẩn bị bài mới vào học tập mục I và mục II.1. Tiết 37 - Sinh học 12. Nhóm 3: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường sống của con người, nhận xét về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. + Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu hậu quả ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường sống của con người từ đó rút ra mối quan hệ giữa con người và môi trường sống. + Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường sống của con người qua Internet. Tìm hiểu thực trạng bảo vệ môi trường ở địa phương. Quay phim hoặc chụp ảnh một số hoạt động của nhóm. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cần thảo luận CH 1. Hậu quả khi các tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường bị thay đổi (ô nhiễm môi trường)? CH 2. Các biện pháp bảo vệ môi trường sống của con người? CH 3. Nhận xét về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường? Làm bài thuyết trình powerpoint. + Đối tượng nghiên cứu: Con người. 14
- + Phạm vi nghiên cứu: Phường Xuân Hoà và phường Đồng Xuân, xã Cao Minh, xã Ngọc Thanh, xã Nam Viêm thuộc thành phố Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. + Ý nghĩa khoa học của chủ đề: Sử dụng kiến thức của hoạt động chuẩn bị bài mới vào học tập mục I. Tiết 37 - Sinh học 12. 2.2. Thiết bị Phần mềm Microsoft Word và Powerpoint để làm bài thuyết trình và trình chiếu. Máy tính có kết nối Internet. Vở ghi bài. Bài thuyết trình của nhóm HS. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra đầu giờ. 3. Hoạt động dạy học 3.1. Dẫn nhập vào bài Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. Hàng 1: Đây là môn khoa học nghiên cứu về sự sống. (Đáp án: Sinh học). Hàng 2: Tỉnh này có nhà máy thép lâu đời và nổi tiếng Việt Nam. (Đáp án: Thái Nguyên). Hàng 3: Đây là hoạt động quan trọng nhất của học sinh THPT (Đáp án: học tập). Từ chìa khoá: Đây là một phần của môn Sinh học. Học sinh được học trong chương trình Sinh học 9 và cuối Sinh học 12. ( Đáp án: Sinh thái học). GV: Chúng ta bắt đầu tìm hiểu các kiến thức của phần bảy- Sinh thái học. Khởi đầu là chương I. Cá thể và quần thể sinh vật, giờ học hôm nay chúng ta học tiết 37- Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. 3.2. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy- trò Nội dung bài giảng GV: Giới thiệu nội dung của sinh thái Sinh thái học là môn khoa học nghiên học. cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. GV: Giới thiệu nội dung bài học. I. Môi trường và các nhân tố sinh Hoạt động 1. Môi trường và các nhân thái tố sinh thái. GV: Em hãy nhắc lại khái niệm môi 15
- trường sống đã được học trong chương trình Sinh học 9. HS: Dùng kiến thức Sinh học 9 để trả lời. - Môi trường sống của sinh vật bao GV: HS nhóm 1 trình bày kết quả thảo gồm tất cả các nhân tố xung quanh luận câu hỏi 1, 2. sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc HS: Nhóm 1. cử đại diện nhóm lên gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự trình bày kết quả. tồn tại, sinh trưởng, phát triển và CH 1. Phân loại môi trường sống, xếp những hoạt động của sinh vật. các sinh vật đã quan sát vào từng loại môi trường sống ? CH 2. Thế nào là nhân tố sinh thái, Liệt kê các nhân tố sinh thái tác động tới 5 loài sinh vật. Phân loại nhân tố sinh thái ? - HS nhóm khác nghe, nhận xét và thảo luận với các HS nhóm 1 về thắc mắc của mình. - Các loại môi trường sống chủ yếu: GV: Sau khi nhóm 1 trình bày xong: - GV nhận xét kết quả trình bày của Môi trường cạn (mặt đất và khí nhóm. quyển). Là môi trường sống của - Từ kết quả câu hỏi 1 đã thảo luận của phần lớn các sinh vật trên trái nhóm, GV bổ sung và rút ra kiến thức: đất. Môi trường đất. Các loại môi trường sống của sinh vật. - Từ kết quả câu hỏi 2 của nhóm, GV Môi trường nước: nước ngọt, bổ sung và rút ra kiến thức: Khái niệm nước mặn, nước lợ. Là môi nhân tố sinh thái, phân loại nhân tố trường sống của các sinh vật sinh thái. thuỷ sinh. Môi trường sinh vật: Thực vật, động vật, con người. Là môi trường sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh. - Nhân tố sinh thái: Là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. - Có hai nhóm nhân tố sinh thái cơ bản: Vô sinh và hữu sinh. GV: Theo em con người thuộc nhóm Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: nhân tố sinh thái nào? Là tất cả các nhân tố vật lí, hoá học 16
- HS: Tự phân tích đặc điểm các nhóm của môi trường xung quanh sinh vật nhân tố sinh thái và xếp con người (Nhiệt độ, ánh sáng, tia phóng xạ....) thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Nhóm nhân tố sinh thái hữu GV: Em hãy phân tích các nhân tố sinh sinh: Là thế giới hữu cơ của môi. thái trong môi trường sống của con trường và là những mối quan hệ giữa người ? một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này HS: Vận dụng kiến thức trả lời câu với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) hỏi. khác sống xung quanh. GV: Lập sơ đồ song song với câu trả - Nhân tố con người: Thuộc nhóm lời của học sinh. nhân tố sinh thái hữu sinh, là nhân tố GV: Yêu cầu học sinh nhóm 2 (trình có ảnh hưởng lớn tới đời sống của bày câu hỏi 1). nhiều sinh vật và môi trường. HS: Nhóm 2 lên thuyết trình. CH 1. Kể tên một số hoạt động của con người tác động xấu đến môi trường? Thế nào là ô nhiễm môi trường ? - Con người tác động tới môi trường HS: học sinh nhóm khác nghe và thảo theo 2 hướng. luận với các HS nhóm 2 về thắc mắc Hướng tích cực → bảo vệ môi của mình. trường GV: Nhận xét, tổng kết và rút ra kết Hướng tiêu cực → ô nhiễm môi luận về sự tác động của con người tới trường môi trường sống. - Những biến đổi của môi trường trước GV: Gọi đại diện nhóm 3 trình bày kết những tác động của con người: Các quả. tính chất Vật lí, Hoá học và Sinh học HS: Nhóm 3, cử đại diện lên thuyết của môi trường bị thay đổi (ô nhiễm trình. môi trường). CH 1. Hậu quả khi các tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường bị thay đổi (ô nhiễm môi trường)? CH 2. Các biện pháp bảo vệ môi trường sống của con người ? CH 3. Nhận xét về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường ?. - HS: học sinh nhóm khác nhận xét và thảo luận với các HS nhóm 1 về thắc mắc của mình. GV: Nhận xét kết quả câu 1, 2 của nhóm 3: Kết hợp kết quả nhóm 2, rút - Nhân tố sinh thái tác động lên sinh ra nhận xét: Con người tác động theo vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng 17
- hướng xấu đến môi trường → ô nhiễm đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi môi trường → tác động xấu đến cơ thể tính chất của các nhân tố sinh thái. con người. GV nhận xét kết quả thảo luận câu 3 Sinh vật Môi trường. của nhóm 3, Kết hợp các nghiên cứu của nhóm 2 và 3 để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. GV: giới thiệu, các nhân tố sinh thái II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo một II.1. Giới hạn sinh thái số qui luật, qui luật tác động này như thế nào? Cô mời các em tiếp tục nghiên cứu trong mục II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái. GV: Để phân tích qui luật giới hạn sinh thái cô mời đại diện nhóm 2 lên tiếp tục trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm. HS: Nhóm 2, cử đại diện lên thuyết trình (Câu hỏi 2). CH2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ tới 1-3 loài sinh vật mà em quan sát được ? - Giới hạn sinh thái: Là một khoảng giá HS: học sinh nhóm khác nhận xét và trị xác định của một nhân tố sinh thái thảo luận với các HS nhóm 2 về thắc mà trong khoảng đó, sinh vật có thể mắc của mình. tồn tại và phát triển ổn định theo thời GV: Nhận xét kết quả nghiên cứu của gian. nhóm 2: Ảnh hưởng của nhân tố nhiệt - Khoảng thuận lợi: Là khoảng của các độ tới 3 loài sinh vật không giống nhau nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm → Kết luận, mỗi loài sinh vật thích bảo cho sinh vật thực hiện các chức nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. năng sống tốt nhất. Nếu nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ - Khoảng chống chịu: Là khoảng của phát triển nhanh và thuận lợi hơn. các nhân tố sinh thái gây ức chế cho GV: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoạt động sinh lí của sinh vật. của nhóm 1, em hãy thảo luận nhóm (2 HS cùng bàn) để phân tích sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật để rút ra kết luận. - Thế nào là giới hạn sinh thái? 18
- - Thế nào là khoảng thuận lợi, khoảng VD: (Cá rô phi có giới hạn sinh thái tại chống chịu? Việt Nam từ 5,60 C-420C, khoảng thuận lợi từ 200C đến 350C). - Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20-300C. Khi nhiệt độ xuống dưới 00C và cao hơn 400C → câu ngừng quang hợp. HS: 1-2 nhóm HS, Phân tích hình vẽ để trả lời GV: Nhận xét và rút ra các khái niệm: Giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu. GV: phân tích giới hạn sinh thái của cá rô phi nuôi ở Việt Nam và cây trồng nhiệt đới. GV giảng giải: Giới hạn sinh thái còn sử dụng cho những tổ chức cao hơn II.2. Ổ sinh thái của hệ sinh thái. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là cơ sở để giải thích về ổ sinh thái. HS: nhóm 1 trình bày về kết quả thảo luận câu hỏi 3: Liệt kê 5-7 cây trên đồi thằn lằn (hoặc 1 đồi cây bạch đàn), sự phân bố cụ thể của từng cây, chiều cao cây, trong môi trường đó, theo em nhân tố sinh thái nào đóng vai trò quyết định đối với sự phân bố này ? HS: các nhóm khác thảo luận về những thắc mắc của mình với nhóm 1 (nếu có). GV: Nhóm 1 đã quan sát thấy sự phân tầng của các cây ở đồi Thằn Lằn (Thành phố Phúc Yên), cô có ghi lại được hình ảnh phân bố của cây trên đồi Thằn Lằn khi đi kiểm tra hoạt động của nhóm 1. Mời các em xem video 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ bằng phương pháp tranh biện nhằm phát huy năng lực học sinh
27 p | 20 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập gắn với chủ đề thực tiễn trong chương trình toán lớp 10 THPT
73 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng giảng dạy giải thuật và lập trình về quay lui và quy hoạch động cơ bản
58 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn