Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là Ứng dụng E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MOODLE ĐỂ XÂY DỰNG E-LEARNING TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Người thực hiện: Phan Quang Vinh Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục þ - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 1 (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: ....................................................... 1 (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học: 2010-2011
- BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phan Quang Vinh 2. Ngày tháng năm sinh: 01-01-1958 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: F5/17 Kp 1, phường Long Bình Tân, Biên Hoà, Đồng Nai 5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/ 061.3931723 (NR); ĐTDĐ: 0909595055 6. Fax: E-mail: vinh459@gmail.com 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học - Năm nhận bằng: 1979 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Toán III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán và Tin học Số năm có kinh nghiệm: 32 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Năm học 2006-2007: Tích hợp Quản lý nề nếp vào phần mềm Quản lý điểm của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. + Năm học 2007-2008: “ Phần mềm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông”. + Năm học 2008-2009: “Sử dụng một số biện pháp quản lý để đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “HAI KHÔNG” ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh”. + Năm học 2009-2010: “Xây dựng phòng học trực tuyến để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục”.
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã mở nhiều cuộc hội thảo về E-learning. Một số trường học đã đưa E-learning vào trong giảng dạy. Trong năm học 2010-2011, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã tổ chức bồi dưỡng nhận thức về CNTT cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và tập huấn kỹ thuật ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle để xây dựng hệ thống E- learning cho giáo viên cốt cán của các cơ sở giáo dục. Trên phạm vi toàn cầu cũng như trong cả nước, E-learning là một vấn đề không mới, nhưng cho đến thời điểm này, ở Đồng Nai thì chưa có trường THPT nào triển khai ứng dụng. Nhằm giúp cho giáo viên và học sinh của trường tiếp cận với kênh dạy - học mới, tôi đã tổ chức thí điểm ứng dụng Moodle để xây dựng hệ thống E-learning tại trường. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận - Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại.” - Trong chỉ thị 3399 /CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nhấn mạnh : “…Xây dựng thư viện câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn học để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh giá. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học”. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài * Vài nét về moodle: · Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.
- · Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. · Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle. · Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. · Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác. · Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty. * Nội dung và biện pháp thực hiện: - Sau khi Sở GD&ĐT tập huấn bồi dưỡng sử dụng moodle để tổ chức e- learning cho giáo viên cốt cán (trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã cử 5 giáo viên tham gia), trường đã tổ chức nhóm thực hiện thí điểm, phân công công việc cho các thành viên. - Kết hợp với các chuyên gia tư vấn, thực hiện cài đặt Moodle lên website của trường www.thptnhc.net . - Chuẩn bị bài giảng mẫu và phân công phụ trách các nội dung để tập huấn cho giáo viên. - Triển khai tập huấn cho các giáo viên Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học và Tiếng Anh (đây là những bộ môn có khả năng triển khai thực hiện), nhằm bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên và hướng dẫn cách thức thực hiện. Kết quả: có 32 giáo viên tham gia.
- (Lớp tập huấn sử dụng Moodle tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh) - Thiết kế cấu trúc giao diện.
- - Biên soạn và tổ chức các khoá học e-learning. - Nội dung các khoá học có thể là bài giảng, bài tập thảo luận, kiểm tra trực tuyến, … Mỗi học sinh được cung cấp 1 tài khoản, sau khi đăng nhập thành công, học sinh có thể tham gia khoá học. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Việc triển khai ứng dụng E-learning đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho học sinh và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học điều khiển nội dung, thì
- nay các thầy cô chuyển sang giữ vai trò là người điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh. Hoạt động dạy – học này có thể thực hiện một cách tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm cũng như mạng internet. Nếu các chương trình dạy học đa môi trường (multimedia) và được chuẩn bị chu đáo có thể truy cập được nhờ các phương tiện siêu môi trường (hypemedia) giúp cho việc tự học của học sinh trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. - Học sinh có thể tập trung theo nhóm để hoàn thành các công việc được giao ở bất cứ nơi nào có kết nối internet, trao đổi thảo luận với giáo viên thông qua e-mail hoặc chat. - Đối với các bài kiểm tra online: học sinh sẽ làm bài tại thời điểm được qui định. Sau khi làm bài xong, nộp bài, hệ thống sẽ chấm điểm và thống kê, phân tích các kết quả để giáo viên Sau đây là một vài ví dụ: * Học sinh làm bài kiểm tra online : ………..
- Sau khi học sinh nộp bài, hệ thống sẽ tự chấm điểm và cho kết quả : Điểm trung bình của bài thi:
- - Kết quả được phân tích dưới dạng biểu đồ : Bài giảng hay bài tập tự luận thường được đưa lên theo định dạng file.pdf, học sinh tải về làm, có thể thảo luận nhóm hoặc trao đổi với giáo viên thông qua diễn đàn. * Sơ bộ đánh giá kết quả : Việc triển khai thí điểm E-Learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, một vài kết quả thu được là: · Quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn. · Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. · Học sinh cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn trong học tập. · Học sinh chủ động hơn và đóng góp nhiều ý kiến rất bổ ích.
- IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Qua thí điểm áp dụng tại đơn vị tôi nhận thấy E-learning có những ưu điểm và nhược điểm sau: * Ưu điểm: + Đối với giáo viên: E-LEARNING tạo môi trường giảng dạy mới cho giáo viên, cung cấp công cụ cho giáo viên soạn giảng, tổ chức lớp học, quản lý học sinh, hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận nhóm, cung cấp tài liệu giảng dạy, cung cấp khả năng cập nhật nhanh các kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy…. + Đối với học sinh: E-LEARNING hỗ trợ học tập một cách linh động và tích cực. E-Learning cho phép làm việc và học tập trực tuyến, nghiên cứu và làm các bài tập, thi trắc nghiệm. E-Learning là một môi trường mới, là cơ hội cho học sinh, hỗ trợ các bạn học tập tại trường hoặc ở nhà. E-Learning là cách dễ nhất giúp học sinh tự chủ trong học tập và thực hiện những cam kết học tập của bản thân với thời gian và nỗ lực của họ. Tìm kiếm thông tin trên hệ thống về môn học của mình, download các nguồn tài nguyên được cung cấp, học sinh có thể chia sẻ tài nguyên với nhau trên mạng, tham gia vào việc thảo luận của lớp, chia sẽ việc học của mình với bạn bè, trao đổi ý tưởng với bạn cùng lớp. Tạo môi trường học tập cộng tác giúp cải thiện các khuyết điểm mà các phương pháp truyền thống mang lại như: tạo cho người học khả năng tự tin hơn khi phát biểu ý kiến của mình (nhược điểm của PPDH theo nhóm nhỏ), …. + Đối với công tác quản lý: E-LEARNING đòi hỏi người quản lý phải năng động, sáng tạo hơn trong công tác quản lý chuyên môn. E-Learning góp phần hạn chế tiêu cực trong dạy thêm và học thêm. * Nhược điểm: + Vấn đề kiểm soát lớp học sẽ đặt nặng trên vai giáo viên, giáo viên phải đầu tư nhiều hơn và nhiều kỹ năng E-LEARNING cần tiếp tục được nghiên cứu đầy đủ hơn. + Không thể đưa vào các môn học đòi hỏi dạy kỹ năng (dù dùng video cũng có hạn chế), thích hợp với một số đối tượng tự giác và hăng say học tập, học viên cần có một số kỹ năng nhất định mới có thể tham gia đầy đủ… - Khuyến nghị: E-Learning mở ra một khả năng tương tác tối đa giữa người học và người dạy đồng thời khai thác nguồn thông tin vô tận của nhân loại. E-LEARNING hiện nay thực sự là cuộc cách mạng bởi sức mạnh, khả năng linh hoạt và tính hiệu quả của nó. Một lớp học truyền thống làm cho học sinh gần gũi, chia sẻ, thân thiện hơn. Một lớp học E-learning (100%) có tính ảo, học sinh ít biểu lộ được tình cảm. Do đó, nếu biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa E-learning và dạy học truyền thống thì sẽ tạo môi trường học tập tốt và quá trình dạy – học sẽ phát huy hiệu quả hơn.
- V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 và chỉ thị 3399 /CT- BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. www. Moodle.org và một số bài viết về moodle và e-learning trên internet. VI. LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn Ông Hoàng Ngọc Lân – PGĐ Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ Đồng Nai đã tích cực hỗ trợ về mặt kỹ thuật; cảm ơn các ông (bà) Hoàng Việt Hưng, Hà Tân Hoà, Trần Thị Thu Hiền, … là các giáo của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã tích cực tham gia thực hiện thí điểm E- learning tại trường. NGƯỜI THỰC HIỆN Phan Quang Vinh
- SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hoà., ngày tháng 5 năm 2011 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010-2011 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MOODL ĐỂ XÂY DỰNG E- LEARNING TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Họ và tên tác giả: Phan Quang Vinh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục þ - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Lĩnh vực khác: ........................................................ 1 Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới 1 - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có þ 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả þ 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt þ Khá 1 Đạt 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt þ Khá 1 Đạt 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt þ Khá 1 Đạt 1 XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương
40 p | 342 | 66
-
Một vài ý kiến xung quanh việc dạy thí nghiệm Hóa học trong trường phổ thông
4 p | 246 | 64
-
SKKN: Phát huy hiệu quả hoạt động cặp, nhóm trong quá trình dạy học tiếng Anh ở trường THPT
20 p | 305 | 61
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ grap trong dạy học tiếng Việt ở THPT
41 p | 263 | 56
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT
42 p | 527 | 43
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn ở trường THPT Triệu Sơn 5
12 p | 194 | 43
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3
49 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng tạo các bài toán góc trong không gian trên các mô hình hình học
62 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biên soạn và hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận và trắc nghiệm theo hướng phát triển năng lực, tư duy sáng tạo nhằm giúp các em học sinh trường THPT TP Điện Biên Phủ học tập tốt môn Lịch sử 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới
120 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo về lịch sử truyền thống cách mạng các địa phương vào giảng dạy Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 11 tại trường THPT Quỳnh Lưu 3
54 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí tại trường THPT Thái Hòa
57 p | 4 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phần mềm Mozabook trong dạy học Địa lí 10 tại Trường THPT Kỳ Sơn
51 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn
56 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong dạy học bài Một số nội dung cho hoạt động trải nghiệm hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT (SGK Toán 10 – KNTT & CS)
66 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An
59 p | 1 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb vào dạy học một số chủ đề trải nghiệm hướng nghiệp theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
81 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn