intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy học trực quan bằng hình vẽ trong giảng dạy môn Hóa chương trình cấp THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phương pháp dạy học trực quan bằng hình vẽ trong giảng dạy môn Hóa chương trình cấp THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các nội dung lý thuyết, loại bài tập hoá học thực nghiệm theo hướng phân hoá nêu vấn đề mà chủ yếu được khai thác từ các thí nghiệm, bài tập nhận biết, phân biệt, điều chế các chất đều được lựa chọn trong sách giáo khoa cấp THPT chương trình cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy học trực quan bằng hình vẽ trong giảng dạy môn Hóa chương trình cấp THPT

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Contents I. LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 3 II. TÊN SÁNG KIẾN .......................................................................................... 4 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ................................................................................ 4 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN ....................................................... 4 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN .......................................................... 4 VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG ..................................................... 5 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN .................................................. 5 2.3.4. Giải pháp định hướng việc giảng dạy môn Hóa học tại Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc .................................................................................................... 11 Hướng dẫn:......................................................................................................... 14 Hướng dẫn:......................................................................................................... 14 Hướng dẫn:......................................................................................................... 15 Hướng dẫn:......................................................................................................... 16 Hướng dẫn:......................................................................................................... 17 Hướng dẫn:......................................................................................................... 17 Hướng dẫn .......................................................................................................... 18 - Hóa chất: ancol etylic khan (hoặc cồn 96o), H2SO4 đặc, dung dịch Ca(OH)2 hoặc NaOH, CuSO4 khan. ................................................................................... 18 Hướng dẫn:......................................................................................................... 19 Hướng dẫn:......................................................................................................... 19 Hướng dẫn:......................................................................................................... 20 3.3. Bài tập trắc nghiệm khách quan .................................................................. 21 VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (NẾU CÓ): KHÔNG ............................................................................................................................. 31 IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ............... 31 X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN ............................. 32 XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU ................................................... 32 Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 HS Học sinh 2 GV Giáo viên 3 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục TT GDNG- GDTX thường xuyên. 4 GDTX Giáo dục thường xuyên 5 THPT Trung học phổ thông 6 TNKQ Trắc nghiệm khách quan Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. LỜI GIỚI THIỆU Với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, hình thức thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đã được đưa vào để thay thế hình thức thi tự luận trong một số môn học, trong đó có môn Hóa học. Với hình thức thi trắc nghiệm, trong một khoảng thời gian ngắn học sinh phải giải quyết được một lượng khá lớn các câu hỏi, bài tập. Điều này không những yêu cầu học sinh phải nắm vững, hiểu rõ kiến thức mà còn phải thành thạo trong kĩ năng giải bài tập và đặc biệt phải có phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hợp lí. Thực tế cho thấy có nhiều học sinh có kiến thức vững vàng nhưng trong các kì thi vẫn không giải quyết hết các yêu cầu của đề ra. Lí do chủ yếu là các em vẫn tiến hành giải bài tập hóa học theo cách truyền thống, việc này làm mất rất nhiều thời gian nên từ đấy không tạo được hiệu quả cao trong việc làm bài thi trắc nghiệm. Vì vậy việc xây dựng các phương pháp giải nhanh bài tập hóa học là một việc rất cần thiết để giúp các em học sinh đạt hiệu quả cao trong các kì thi. Tuy nhiên, hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, sử dụng các phương pháp toán học để giải quyết các bài toán hóa học một cách nhanh gọn và đơn giản nhưng vẫn giúp học sinh hiểu được sâu sắc bản chất hóa học là một điều không phải dễ dàng Nhằm đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và nhất là để hòa nhập với cộng đồng quốc tế trong những năm gần đây, việc dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được ngành giáo dục đổi mới cả về phương pháp, hình thức và nội dung. Trong đó việc kiểm tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ngày càng được chú trọng. Môn Hóa học ở trường GDNN- GDTX có những đặc trưng riêng, đây là môi trường mà các em vừa học văn hóa vừa học nghề, được trang bị đầy đủ các trang thết bị cho học tập, thực nghiệm và các thiết bị công nghệ cao phục vụ cho môn học của mình. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Nội dung chương trình sách giáo khoa hoá học từ lớp 10 đến lớp 12 ban cơ bản và nâng cao đã đưa những thí nghiệm bằng hình vẽ và có thêm tiết thực hành, nhưng số lượng thí nghiệm học sinh được làm và theo dõi từ thầy cô giáo làm còn hạn chế, nên việc hình thành kĩ năng thực hành thí nghiệm cũng hạn chế: ví dụ như cách thu khí, thực hiện phản ứng giữa chất khí và chất rắn... Với mong muốn trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng cũng như các năng lực chuyên biệt của bộ môn hóa học đáp ứng yêu cầu nắm vững kiến thức của môn hóa ở các cấp học và của kỳ thi THPT quốc gia tôi xin giới thiệu chuyên đề “Phương pháp dạy học trực quan bằng hình vẽ trong giảng dạy môn Hóa chương trình cấp THPT ” các nội dung lý thuyết, loại bài tập hoá học thực nghiệm theo hướng phân hoá nêu vấn đề mà chủ yếu được khai thác từ các thí nghiệm, bài tập nhận biết, phân biệt, điều chế các chất đều được lựa chọn trong sách giáo khoa cấp THPT chương trình cơ bản. II. TÊN SÁNG KIẾN “Phương pháp dạy học trực quan bằng hình vẽ trong giảng dạy môn Hóa chương trình cấp THPT ” III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tên: Lê Ánh Đào - Địa chỉ: Trung tâm GDTX - GDTX Yên Lạc - Số điện thoại: 0338351622 - Email: leanhdaontg@gmail.com IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN - Họ và tên: Lê Ánh Đào - Địa chỉ: Trung tâm GDTX - GDTX Yên Lạc - Số điện thoại: 0338351622 - Email: leanhdaontg@gmail.com V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm - Thiết lập hệ thống thí nghiệm các bài tập nhận biết, phân biệt, điều chế, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn. - Hình thành và củng cố tư duy hóa học về sự biến đổi chất, các hiện tượng hóa học đặc trưng, dự đoán hiện tượng thí nghiệm … - Sáng kiến được áp dụng cho lĩnh vực bộ môn hóa học cấp THPT ở các trung tâm GDNN-GDTX và các trường THPT, định hướng cho giáo viên phương pháp giảng dạy hợp lí giúp phát huy tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh từ việc quan sát, mô tả các hình ảnh trực quan trong môn Hóa học, tự lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, từ đó các em yêu thích học tập môn Hóa học. VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG Xuyên suốt quá trình khi được phân công nhiệm vụ giảng dạy môn Hóa học theo 3 khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 tôi đã lên kế hoạch tìm tòi, học hỏi và đưa ra phương pháp giảng dạy cho từng chương, từng bài của môn học nhằm mục đích đạt hiệu quả giảng dạy cao nhất. VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Phương pháp trình bày trực quan: - Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. - Phương pháp trình bày trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh hoạ và trình bày. + Minh hoạ thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh hoạ như bản mẫu, biểu đồ, bức tranh, tranh chân dung các nhà khoa học, hình vẽ trên bảng… Thông qua sự bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, điểm xuất phát trong quá trình nhận thức – học tập của học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những động tác mẫu mực của giáo viên, nhờ vậy, dễ dàng hình thành kỹ năng, kỹ xảo. + Trình bày thường gắn liền với việc trình bày những thí nghiệm, những thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. 1.2. Ưu điểm của phương pháp dạy học trực quan: - Với cách dạy học trực quan, các đồ dùng phục vụ cho việc học được đặc biệt quan tâm, nhờ đồ dùng mà các học sinh có thể nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ rất kỹ bài giảng. Bạn cũng biết, các hình ảnh tuy không cần sử dụng tới chữ viết cũng được lưu giữ lại vững chắc trong trí nhớ, nó chính là hình ảnh thu được từ trực quan. Bên cạnh đó, đồ dùng trong các tiết học trực quan còn giúp phát triển khả năng quan sát cũng như tư duy và trí tưởng tượng cùng khả năng ngôn ngữ của học sinh. - Trong quá trình quan sát các hình ảnh, sự việc... học sinh có thể hình thành khái niệm dựa trên cơ sở trực tiếp quan sát các vật, đồ dùng qua minh họa. Đồ dùng đó chính là chỗ dựa giúp học sinh hiểu bản chất của kiến thức, là một phương tiện giúp các em hình thành khái niệm, nắm vững được các quy luật của sự phát triển xã hội. Ví dụ: Khi được học với các bức tranh có sơ đồ hình vẽ cách điều chế khí clo(Hóa 10) học sinh sẽ biết được các loại dụng cụ, hóa chất, cách lắp đặt và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, đường đi của khí 1.3. Hạn chế của phương pháp dạy học trực quan: Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp sử dụng đồ dùng trong giáo dục trực quan lại có những hạn chế nhất định. Những mặt hạn chế đó được kể tới như sau. - Với các hình ảnh, video, phim ảnh đều là những thứ gây chú ý những nếu không biết cách sử dụng phù hợp sẽ khiến các em học sinh phân tán, giản sự chú ý. Điều này khiến các em không nắm được vấn đề trong bài học. - Đây là phương pháp dạy học đòi hỏi nhiều thời gian và các giáo viên lại cần cân nhắc, tính toán để phù hợp với thời lượng dạy. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm - Các hình ảnh, video, phim ảnh sẽ có cả những chi tiết ngoài lề, nhỏ lẻ và không liên quan tới bài học. Nếu không định hướng tốt các em học sinh có thể chỉ chú ý tới các chi tiết đó. 1.4. Quy trình thực hiện phương pháp dạy học trực quan: Để có những tiết học trực quan bổ ích cũng như hiệu quả, tạo hứng thú cho các em học sinh, giáo viên cần quan tâm tới quy trình thực hiện. - Bước đầu tiên, giáo viên cần chuẩn bị hình ảnh, video, băng đĩa, phim ảnh…..về chủ đề bài học. Các hình ảnh, video cần được xem xét kỹ lưỡng để không chứa các nội dung phản cảm, không đúng văn hóa. - Bước tiếp theo giáo viên treo các tranh ảnh, đồ dùng minh họa, các vật dụng thí nghiệm hay những thiết bị …..sau đó giáo viên cần đưa ra định hướng quan sát cho học sinh. - Trình bày chi tiết các nội dung trong bản đồ, sơ đồ và hình ảnh, với video cần chi tiết rõ nét hơn. Với các dụng cụ thí nghiệm giáo viên tiến hành thí nghiệm và trình chiếu phim ảnh cho học sinh quan sát. - Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày lại nội dung bức hình, nội dung đoạn video hay cách thức tiến hành thí nghiệm. Từ đó các em học được những gì. - Giáo viên soạn sẵn những câu hỏi nhằm giúp các em học sinh vận dụng những gì được thấy, được xem để trả lời. Từ đó học sinh hiểu và nắm rõ bài học hơn. 1.5. Các phương pháp dạy học trực quan: Có rất nhiều phương pháp dạy học trực quan và tùy vào mục đích ta chia các loại ra làm: - Căn cứ theo mức độ tổ chức quan sát ta có thể chia ra là quan sát có sự bố trí, sắp xếp của giáo viên hoặc quan sát tự nhiên. - Căn cứ theo cách thức quan sát ta chia làm quan sát gián tiếp và quan sát trực tiếp Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm - Căn cứ theo phạm vi quan sát ta chia làm quan sát các khía cạnh và quan sát toàn diện. - Căn cứ theo thời gian ta chia quan sát dài hạn và ngắn hạn. 1.6. Một số lưu ý khi dạy học trực quan: - Giáo viên khi đưa hình ảnh, phim truyện lên cần chú ý đảm bảo hướng quan sát cho tất cả học sinh. - Mỗi dụng cụ, đồ dùng thí nghiệm, video trực quan lại có phương pháp, cách thức quan sát thích hợp. Giáo viên phải tìm hiểu để đưa ra phương pháp phù hợp nhất. - Tùy vào mỗi bài học sẽ cần đồ dùng trực quan khác nhau. Có những bài học cần video, bởi vậy, các giáo viên phải là người lựa chọn dụng cụ thích hợp nhằm giúp các em có hứng thú quan sát. Nếu mang tính chuyên nghiệp, giáo viên phải xây dựng hệ thống dụng cụ cho trực quan theo từng bài học. - Luôn tìm cách phát huy tính tích cực của học sinh với các đồ dùng học trực quan. Các em phải được sờ, nắm, quan sát kỹ lưỡng. - Tuy các đồ dùng như tranh ảnh, phim rất cần thiết cho mỗi bài học, nhưng lời nói, thuyết trình của giáo viên cũng vô cùng quan trọng đặc biệt trong các môn như Địa lý, Công nghệ, Sinh học, Hóa học ở cấp THPT. Giáo viên phải rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt công việc của mình. - Tìm cách khai thác tối đa kiến thức trong các đồ dùng trực quan giáo viên phải tùy vào trình độ để đặt câu hỏi phù hợp. - Giáo viên cũng cần chú ý tới các đồ dùng trực quan nhỏ khi dùng với từng học sinh, hay trong việc tự học ở nhà. Giáo viên phải hướng dẫn kỹ lưỡng cho các em, liên hệ với phụ huynh để phụ huynh cùng thực hiện và hướng dẫn các em. Học sinh cũng phải tìm hiểu kỹ lưỡng, hoàn thành đầy đủ bài tập, câu hỏi. Qua bài viết, giáo viên, phụ huynh đã hiểu được lợi ích cũng như cách tiến hình buổi học trực quan hiệu quả. Cũng cần tùy thuộc vào điều kiện, cơ sở vật chất từng nơi để áp dụng riêng biệt. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm 2. Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc ( huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ) 2.1. Giới thiệu về Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Yên Lạc được thành lập năm 1996. Nằm trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng thuộc địa bàn xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, trung tâm đã xây dựng, phấn đấu, trưởng thành và khẳng định được vị trí, chức năng, nhiệm vụ của một Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện. Ở địa bàn nông thôn, tình hình kinh tế – xã hội còn chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học và giáo dục của Trung tâm, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức của người dân về việc học tập còn hạn chế. Trải qua bao khó khăn, vất vả và thiếu thốn, nhưng nhờ phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên và nhất là tạo dựng được niềm tin của nhân dân trong huyện, cho đến nay, qua 25 năm hình thành và phát triển, Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc đã trở thành cơ sở giáo dục tin cậy của nhân dân không chỉ trên địa bàn huyện Yên Lạc mà còn ở cả các huyện khác trong tỉnh. Hơn hai mươi lăm năm qua, Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc đã có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp trồng người của tỉnh nhà nói riêng và sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung. Từ mái trường này, hàng vạn học sinh đã được dạy dỗ, để trở thành những công dân tốt của đất nước, nhiều người đã có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trở thành những tấm gương cho các em học sinh hôm nay noi theo. Năm học 2021-2022, trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc đã thu hút được một số lượng học sinh tương đối lớn với 12 lớp khối 10, 7 lớp khối 11 và 6 lớp khối 12, đội ngũ giáo viên của trung tâm tương đối ổn định (15 giáo viên biên chế, 03 giáo viên cơ hữu và 11 giáo viên hợp đồng). Với tinh thần “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu, cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, trong những năm vừa qua, trung tâm luôn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp dạy học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với việc làm... và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào.Song song với nhiệm Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm vụ dạy học văn hóa, trung tâm còn có thêm một nhiệm vụ nữa cũng hết sức quan trọng là hướng nghiệp và dạy nghề. Sau nhiều năm phấn đấu, những nỗ lực vượt khó vươn lên của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trung tâm GDNN- GDTX đã được ghi nhận. Trung tâm đã được Sở Giáo dục - đào tạo tặng đơn vị tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền, được UBND tỉnh tặng Bằng khen, Bộ Giáo dục tặng danh hiệu Đơn vị Lá cờ đầu khối GDTX, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và mới đây nhất, trong năm học 2013-2014, đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng Ba. Những thành tích mà Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc đã đạt được không chỉ là niềm tự hào mà đó còn là nguồn động lực to lớn để thầy và trò của trung tâm cố gắng, nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, xứng đáng là địa chỉ giáo dục tin cậy của tỉnh nhà. 2.2. Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở trung tâm. 2.2.1. Về học sinh Hóa học là môn học khá mới và là một môn học khó, trừu tượng, nhiều hiện tượng phức tạp nên phần lớn các em có tâm lí sợ học bộ môn. Bên cạnh đó theo chương trình đổi mới sách giáo khoa Hóa học như hiện nay phần lớn các tiết dạy Hóa học đều có thí nghiệm học sinh rất thích làm thí nghiệm nhưng kĩ năng thực hành và xử lí kết quả thí nghiệm của các em còn rất lúng túng, thậm chí có thể bị nguy hiểm do hóa chất và dụng cụ bị vỡ. cùng với đó là cơ sở vật chất còn thiếu chưa có phòng bộ môn, hóa chất ko được bổ sung kịp thời. Dẫn tới từ lí thuyết áp dụng vào thực tế còn chưa tự tin, chưa thành thạo. Do đầu vào thấp, cho nên khả năng vận dụng kiến thức để lý giải các tượng liên quan đến hóa học đối với học sinh còn khó khăn. 2.2.2. Về giáo viên Một số giáo viên thì ngại dạy môn Hóa học vì nó có nhiều thí nghiệm mà giáo viên nghiên cứu chưa kĩ các phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học nên vẫn còn lúng túng trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm Một số giáo viên khác lại ngại không cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chỉ giáo viên làm cho học sinh quan sát vì kĩ năng làm của các em quá chậm ảnh hưởng đến thời lượng 45 phút của tiết học. Ở một số thí nghiệm giáo viên làm không thành công từ đó làm học sinh hoang mang tiếp thu kiến thức một cách bị thụ động ép buộc 2.2.3. Về cơ sở vật chất Một số thiết bị và hóa chất thí nghiệm qua một thời gian sử dụng đã bị hỏng không còn đáp ứng được yêu cầu của bộ môn nên có một số thí nghiệm giáo viên chỉ thông báo kết quả, học sinh không được trực tiếp làm thí nghiệm. Các phòng học trong trường đã được trang bị máy chiếu, wifi..., văn phòng trường cũng đã được bổ sung máy photo rất thuận lời cho việc tổ chức các tiết học có sự trình chiếu các hình ảnh, clip minh họa cho tiết học. Trước những tình hình đó, tôi cố gắng phát huy những thuận lợi của nhà trường, đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để học sinh tiếp thu được kiến thức môn Hóa học một cách sinh động nhất, thành công nhất. 2.3.4. Giải pháp định hướng việc giảng dạy môn Hóa học tại Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày… sau khi đã được học. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. Để nâng cao kiến thức hóa học thực tế, giáo viên có thể phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như đưa các em đi tham quan các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp… Qua đó, các em sẽ có cơ hội tham khảo, bổ sung các kiến thức còn trống và tìm hiểu xác thực hơn tác động của hóa học đến đời sống của chúng ta. Liên hệ thực tế qua các phản ứng hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó ? 3. Quy trình nghiên cứu 3.1. Lý thuyết 3.1.1. Hệ thống hóa phương pháp điều chế các chất tiêu biểu. Trên cơ sở phân loại bài tập hoá học thực nghiệm và phân hoá theo năng lực học tập của học sinh, chúng ta có thể xây dựng hệ thống các bài bài tập hoá học thực nghiệm có thể sử dụng các hình ảnh minh họa. 3.1.1.1. Phương pháp điều chế clo - Phương pháp: cho axit HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4... - PTHH: 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2  + 8H2O MnO2 + 4HCl ⎯⎯ MnCl2 + Cl2 + 2H2O → 0 t 3.1.1.2. Phương pháp điều chế oxi - Phương pháp: Phân hủy hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt như KMnO4, H2O2, KClO3 - PTHH: 2KMnO4 ⎯⎯ K2MnO4 + MnO2 + O2  → 0 t 2H2O2 ⎯⎯⎯ 2H2O + O2  MnO → 2 3.1.1.3. Phương pháp điều chế hiđro - Phương pháp: Cho kim loại hoạt động (Zn, Fe...) tác dụng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng. - PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 - Lưu ý: Để H2 thoát ra đều và nhanh nên nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 và hỗn hợp phản ứng. 3.1.1.4. Phương pháp điều chế HNO3 - Phương pháp: Đun hỗn hợp KNO3 hoặc NaNO3 rắn với H2SO4 đặc. - PTHH: NaNO3 + H2SO4 ⎯⎯ HNO3 + NaHSO4 → 0 t Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm 3.1.1.5. Phương pháp điều chế C2H4 - Phương pháp: Tách nước ancol etylic o - PTHH: C2H5OH ⎯⎯⎯⎯⎯ C2H4 + H2O. H SO ,170 C 2 4 → 3.1.1.6. Phương pháp điều chế C2H2 - Phương pháp: Cho CaC2 tác dụng với nước - PTHH: CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2  3.1.2. Phương pháp thu khí 3.1.2.1. Phương pháp đẩy không khí a. Nguyên tắc: Dùng để thu các khí không có khả năng tác dụng với không khí ở điều kiện thường. b. Ví dụ: CO2, CO, H2, O2, N2, N2O, CH4, C2H2,… c. Chú ý: Nếu khí cần thu nặng hơn không khí thì thu ngửa bình còn khí cần thu nhẹ hơn không khí thì thu úp bình. 3.1.2.2. Phương pháp đẩy nước a. Nguyên tắc: Dùng thu khí không tan (hoặc ít tan) trong nước, không tác dụng với nước ở điều kiện thường. b. Ví dụ: CO2, CO, H2, O2, N2, N2O, NO, CH4, C2H2,… 3.1.3. Một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm - Khi nung chất rắn trong ống nghiệm: phải lắp ống nghiệm hơi chúc đầu xuống để hơi nước khỏi chảy xuống đáy ống nghiệm gây nứt và vỡ ống nghiệm gây nguy hiểm. - Khi đốt khí: một số chất khí tạo hỗn hợp nổ (H2,...) phải tìm hiểu và thử trước khi đốt. - Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc: Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh. 3.2. Bài tập tự luận Bài tập 1. Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm (hình vẽ) Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 13
  14. Sáng kiến kinh nghiệm a. Phễu (1), bình cầu (2) có thể chứa những chất nào? b. Trong sản phẩm khí thu được thường lẫn những tạp chất nào (trừ không khí)? Bình (3), (4) là các bình chứa các dung dịch để hấp thụ tạp chất, những chất chứa trong các bình (3), (4) thường là những chất nào? c. Nhúm bông bịt trên miệng bình tam giác (5) thường được tẩm dung dịch gì? Tại sao? (1) Cl 0o o2 (2) (3) (4) (5) Hướng dẫn: a. Phễu (1) đựng dung dịch HCl đặc. - Bình cầu (2) có thể chứa một trong các chất rắn sau: MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7… b. Trong sản phẩm khí thu được thường lẫn những tạp chất (trừ không khí) là: khí HCl, hơi H2O. - Bình (3) chứa dung dịch NaCl để giữ khí HCl; - Bình (4) chứa H2SO4 đặc để hấp thụ hơi H2O; c. Nhúm bông ở bịt trên miệng bình tam giác (5) thường được tẩm dung dịch NaOH nhằm hấp thụ khí Cl2 tránh độc hại. Bài tập 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi từ KMnO4 rắn. Sơ đồ lắp đặt thiết bị thí nghiệm nào dưới đây là đúng? Giải thích. Hướng dẫn: Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 14
  15. Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập này giúp học sinh hiểu qui tắc an toàn khi làm thí nghiệm: Hình (a) đúng. Phải lắp ống nghiệm hơi chúc đầu xuống vì oxi nặng hơn không khí. Mặt khác, để hơi nước khỏi chảy xuống đáy ống nghiệm gây nứt và vỡ ống nghiệm gây nguy hiểm. (a) (b) ⎯⎯ → 0 t 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2  Bài tập 3. Khí oxi điều chế trong phòng thí nhiệm bằng thiết bị sau a. Hãy cho biết bình (1), (2) đựng những chất nào sau đây (1) là H2O, H2O2, HCl đặc, H2SO4 đặc. (2) là KMnO4, KNO3, MnO2, Ca(ClO)2, NaCl. b. Người ta loại bỏ thể tích khí thu được lúc đầu vì khí lẫn tạp chất A. không khí. B. hiđro. C. hơi nước D. lưu huỳnh đioxit. c. Ngoài cách thu oxi như trên còn cách thu nào khác? Làm thế nào để xác định được khí oxi đã đầy ống. Hướng dẫn: Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 15
  16. Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập này giúp học sinh tổng quát hóa kiến thức đã học, từ đó tìm ra những chất chứa trong bình (1) và bình (2). Phân tích từng thao tác để hiểu được: Tại sao khi chậu nước bắt đầu có sủi bọt khí ta chưa thu ngay khí O2? Nếu chỉ dừng lại ở một cách thu trên thì học sinh dễ ngộ nhận là chỉ có một cách duy nhất để thu khí oxi. Câu hỏi nhằm giúp cho học sinh có cách nhìn tổng quát từ đó có thể sáng tạo ra nhiều cách khác nhau. a. (1) là H2O2 và (2) là MnO2. 2H2O2 ⎯⎯⎯ 2H2O + O2  MnO → 2 b. Oxi có lẫn không khí (đáp án A) c. Vì oxi nặng hơn không khí nên có thể để ngửa ống thu bằng phương pháp đẩy không khí. Để nhận biết khí oxi đã đầy ống, người ta để que đóm có "than hồng" trên miệng ống nghiệm thì que đóm bùng cháy. Bài tập 4. Để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm và thử tính chất cháy được của H2 một học sinh tiến hành như hình sau. Nhận xét cách làm này. hạt Zn hạt dd HCl HU Hướng dẫn: Type equation here. hHCl Bài tập này giúp học sinh hiểu qui tắc an toàn khi làm thí nghiệm: Cách tiến hành như vậy chưa thật hợp lý và có thể gây nguy hiểm + Nếu chỉ cho dung dịch HCl tác dụng với Zn thì phản ứng chậm, khó mà đốt cháy được để thấy ngọn lửa mà xanh nhạt. Để H2 thoát ra đều và nhanh, ta cần cho thêm dung dịch CuSO4. + Trong ống nghiệm luôn chứa không khí, sẽ tạo với H2 hỗn hợp nổ mạnh. Do vậy sau khi H2 thoát ra một thời gian, phải thu lấy hỗn hợp và thử xem có tiếng nổ không. Nếu có phải tiếp tục chờ, đến khi không khí bị đẩy ra ngoài hết thì mới bắt đầu đốt được. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 16
  17. Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập 5. Cho biết những chất khí nào có thể thu được như sơ đồ hình vẽ? Cho biết tên phương pháp thu khí. Hướng dẫn: Bài tập này giúp học sinh hiểu nguyên tắc thu khí: Các khí thu được theo phương pháp trên (phương pháp dời chỗ nước hay phương pháp đẩy nước) phải là các khí không tan (hoặc ít tan) trong nước, không tác dụng với nước ở điều kiện thường như: CO2, CO, H2, O2, N2, N2O, NO, CH4, C2H2,… Bài tập 6. Quan sát hình vẽ thiết bị điều chế nhanh khí X trong phòng thí nghiệm. Chất X có thể là chất nào? Khí X Hướng dẫn: Khí X được điều chế từ một dung dịch (hoặc chất lỏng) và một chất rắn. Chất X có thể là: CO2, NO2, Cl2, H2S, SO2, H2, C2H2, … CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2  + H2O 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO  + 4H2O 2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2  + 8H2O FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S  Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2  + H2O Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2  CaC2 + 2H2O → C2H2  + Ca(OH)2 Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập 7. Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm điều chế etilen trong phòng thí nghiệm (có hình vẽ minh họa). Khí etilen sinh ra có thể lẫn những tạp chất gì? Giải thích bằng phản ứng hóa học. Nêu cách loại bỏ các tạp chất đó? Hướng dẫn - Hóa chất: ancol etylic khan (hoặc cồn 96o), H2SO4 đặc, dung dịch Ca(OH)2 hoặc NaOH, CuSO4 khan. - Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, nút cao su có lỗ, đá bọt, đèn cồn, giá đỡ. - Cách tiến hành: Cho 2 ml ancol etilic khan vào ống nghiệm khô, có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt H2SO4 đặc (4 ml), đồng thời lắc đều. Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho dung dịch không trào lên ống dẫn khí. - Khi đun nóng hỗn hợp có các phản ứng sau: o C2H5OH ⎯⎯⎯⎯⎯ C2H2 + H2O H SO ,170 C 2 4 → C2H5OH + 6H2SO4 ⎯⎯ 2CO2 + 6SO2 + 9H2O → 0 t Vậy tạp chất có CO2, SO2, hơi nước ... - Các phản ứng loại bỏ tạp chất: SO2 + 2NaOH dư → Na2SO3 + H2O CO2 + 2NaOH dư → Na2CO3 + H2O 5H2O + CuSO4 → CuSO4.5H2O Bài tập 8. Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 18
  19. Sáng kiến kinh nghiệm C2H4, giải thích. Mỗi khí điều chế được hãy chọn một cặp chất A và B thích hợp và viết phản ứng điều chế chất khí đó? Hướng dẫn: Để điều chế được khí C như bộ dụng cụ vẽ thì khí C phải có đặc điểm: nặng hơn không khí ( M = 29) và không tác dụng với không khí  có thể điều chế được các khí: Cl2, SO2, CO2, O2. Phản ứng điều chế 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O Na2SO3 + H2SO4 (loãng) → Na2SO4 + SO2  + H2O CaCO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2  + H2O 2H2O2 ⎯⎯⎯ 2H2O + O2  MnO →2 Bài tập 9. Trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành điều chế và thu anđehit axetic từ đất đèn (chứa CaC2) như hình sau a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Hãy giải thích tại sao phải ngâm bình phản ứng vào nước nóng và sau đó cho sản phẩm đi qua cốc nước đá? Hướng dẫn: Bài tập này giúp học sinh tổng hợp kiến thức để xây dựng chuỗi phản ứng và nắm được điều kiện của từng phản ứng và nhiệt độ sôi của anđehit axetic Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 19
  20. Sáng kiến kinh nghiệm CaC2 → C2H2 → CH3CHO. a. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2  0 C2H2 + H2O ⎯⎯⎯⎯⎯ HgSO4 ,80 C → CH3CHO b. Phản ứng C2H2 với H2O thực hiện ở 800C nên phải đặt bình phản ứng vào cốc nước nóng. Ngoài ra anđehit axetic sôi ở 20,80C nên muốn thu được anđehit axetic lỏng phải bỏ bình thu nó trong cốc có chứa nước đá. Bài tập 10. Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ (H1): Bình cầu chứa khí A có cắm ống dẫn khí vào chất lỏng B. Khi mở khóa K chất lỏng B phun vào bình cầu. Hãy xác định khí A là khí nào trong số các khí sau đây: H2, N2, CH4, C2H4, C2H2, NH3, HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2, CH3NH2 khi chất lỏng B là a. H2O b. Dung dịch NaOH Khi A c. Dung dịch Br2 trong nước d. Dung dịch Br2 trong CCl4 K ChÊt láng B Hướng dẫn: Bài tập này giúp học sinh hiểu và có kỹ năng phân tích thí nghiệm: Nước trong bình B sẽ phun lên bình A khi khí trong bình A tan được trong dung dịch B, vì sự hoà tan sẽ làm giảm số mol khí trong bình và do đó làm giảm áp suất. Từ đó, căn cứ vào tính chất vật lí và tính chất hóa học để xác định được các khí trong mỗi trường hợp. a. Các khí tan tốt trong nước: NH3, HCl, CH3NH2. b. Các khí tan tốt trong dung dịch kiềm (do có phản ứng) mang tính axit: HCl, H2S, SO2, CO2, Cl2. c. Các khí tan tốt trong dung dịch brom trong nước (do có phản ứng): C2H4, C2H2, SO2, H2S. d. Các khí tan tốt trong dung dịch brom trong nước (do có phản ứng): C2H4, C2H2. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2