Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
lượt xem 13
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT" với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, làm tăng sự tìm tòi, tự học, tự phát huy tính sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội,làm tăng tính hấp dẫn của từng tiết học, tạo hứng thú và thu hút học sinh học tập tích cực, chủ động phối hợp nhóm và giáo viên trong các tiết học chính là cốt yếu của đề tài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ TÊN SÁNG KIẾN: TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN VÀO GIẢNG DẠY MÔN TOÁN THPT Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Trang Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Thuận Thành số 1 Bộ môn (chuyên ngành): Toán Bắc Ninh, ngày 10 tháng 02 năm 2023
- (Kèm theo công văn hướng dẫn số 1404 /SGDĐT-HĐKH ngày 27 tháng 11 năm 2015) PHỤ LỤC I Mẫu 01/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp cơ sở đơn vị: Trường THPT Thuận Thành số 1 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở 1. Tên sáng kiến: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Trang - Cơ quan, đơn vị: Trường THPT Thuận Thành số 1 - Địa chỉ: Thị Trấn Hồ – Thuận Thành – Bắc Ninh - Điện thoại: 0989865195 - Fax:..................................................Email: nguyentrangbntt1@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): không có 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không có 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK): Mẫu 02/SK 6.2. Đối với cuốn sản phẩm đề tài nộp về Sở, nộp về HĐSK tỉnh theo từng giai đoạn: Có Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở (đóng trong cuốn đề tài, phần cuối cùng, sau tài liệu tham khảo ): Mẫu 07/SK. Thuận Thành, ngày 10 tháng 2 năm 2023 Tác giả sáng kiến (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Trang
- Mẫu 02/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 10 năm 2022. 3. Các thông tin cần bảo mật: không có. 4. Mô tả giải pháp cũ thường làm: Môn Toán là môn học khó và trừu tượng nên học sinh thường sợ học Toán. Trước đây với phương pháp dạy học truyền thống thì vai trò của người thầy là người truyền thụ kiến thức nên học sinh rất thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. Từ đó học sinh không có cơ hội thể hiện bản thân, không được thực hành và vận dụng Toán vào thực tế. Việc sử dụng các phương pháp lên lớp truyền thống sẽ làm cho các em luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, thụ động và không tập trung trong giờ học. 5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Việc áp dụng sáng kiến sẽ giúp cho người học hứng thú hơn và tạo cho một tiết học Toán luôn sôi nổi, vui vẻ và thoải mái nhưng vẫn tiếp thu và ghi nhớ được trọng tâm của bài học. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: - Tổng kết, đánh giá các kiến thức, phương pháp đã thực hiện, đề xuất một số vấn đề mới; hình thành và phát triển một số loại tư duy đặc thù bộ môn cho học sinh. - Tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với học sinh , tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Nhằm giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học và hứng thú học tập hơn, từ đó học sinh nắm bắt kiến thức hình học một cách có hệ thống, dễ phát hiện kiến thức mới, củng cố được kiến thức cũ, nâng cao chất lượng học tập. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến * Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan để khởi động tiết học tạo hứng thú cho học sinh
- Bước 1: Giáo viên chiếu những video, hình ảnh và nêu câu hỏi định hướng cho sự quan sát của học sinh. Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lại, giải thích hoặc trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên liên quan đến những gì thu được qua những hình ảnh trực quan thể hiện. Bước 3: Qua những thông tin học sinh thu được từ hình ảnh, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần truyền tải. * Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan phát hiện và giải quyết vấn đề chứa đựng trong tiết học Bước 1: Giáo viên sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học như: Geogebra, phần mềm máy tính giả lập Casio, ... Bước 2: Giáo viên phát vấn học sinh các câu hỏi gợi ý của giáo viên liên quan đến những gì thu được qua đó phát hiện và giải quyết vấn đề trong tiết học. *Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong củng cố kiến thức Thiết kế các trò chơi trình chiếu xen lẫn trong các hoạt động học tập nhằm củng cố kiến thức đã học, đồng thời phát huy được tính tích cực chủ động, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi học sinh rất tích cực và mạnh dạn tự tin hơn, giờ học trở nên sôi nổi không còn khô khan nữa. * Biện pháp 4: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong mở rộng tìm tòi kiến thức Bước 1: Giáo viên đưa ra các bài toán thực tế bằng hình ảnh trực quan của địa phương nơi các em đang sinh sống. Bước 2: Giáo viên đặt ra các câu hỏi để phát vấn học sinh, học sinh suy nghĩ trả lời. Bước 3: Từ các gợi ý đó học sinh tìm ra cách giải quyết. Qua đó học sinh thấy sự gần gũi của toán học với thực tế và biết các ứng dụng của toán vào đời sống. * Kết quả đạt được - Học sinh hứng thú và thích học môn học Toán hơn. - Học sinh nắm bắt kiến thức có hệ thống, logic và dễ nhớ, dễ áp dụng. - Kết quả qua khảo sát được trình bày ở phần kiểm chứng. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp: - Các tiết học môn Toán.
- - Đối tượng: Học sinh lớp 10. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: - Việc áp dụng sáng kiến sẽ giúp học sinh không còn cảm thấy sợ và nhàm chán môn học, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao khả năng tư duy của học sinh để lĩnh hội các phần kiến thức khác. - Sáng kiến giúp cho học sinh sẽ có nền tảng để tiếp thu các kiến thức hay và khó ở những bậc học tiếp theo. - Sáng kiến góp phần làm phong phú hơn kho tàng các kinh nghiệm dạy và học bộ môn Toán THPT. Chúng tôi cam kết những điều khai trên đây là đúng sự thực và không sao chép hay vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên)
- MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 Chương 1: Khái quát thực trạng của sáng kiến 4 1 Ưu điểm 4 2 Hạn chế và nguyên nhân 5 Chương 2: Những biện pháp của sáng kiến đã áp dụng trong 6 trường THPT Thuận Thành sô 1 1 Cơ sở lí luận 6 2 Một số biện pháp: “Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực 7 quan vào giảng dạy môn Toán THPT” 2.1. Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan để khởi 7 động tiết học tạo hứng thú cho học sinh 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan phát hiện 11 và giải quyết vấn đề chứa đựng trong tiết học 2.3. Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong 14 củng cố kiến thức 2.4. Biện pháp 4: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong mở 16 rộng tìm tòi kiến thức Chương 3: Kiểm chứng các biện pháp đã triển khai của sáng kiến 22 1 Mô tả cách thức nghiên cứu 22 2 Kết quả đạt được 23 PHẦN 3: KẾT LUẬN 25 PHỤ LỤC 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh BGH Ban giám hiệu SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông CNTT Công nghệ thông tin PPTQ Phương Pháp trực quan
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống – xã hội. Giáo dục và Đào tạo cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. Trong thời đại mới đòi hỏi nguồn nhân lực phải có sự phát triển toàn diện, khả năng chiếm lĩnh tri thức một cách độc lập, sáng tạo. Giáo dục và Đào tạo chính là khâu đột phá tạo ra nguồn nhân lực mới đáp ứng cho thời đại hiện nay. Trước đòi hỏi đó, nền giáo dục nước ta đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ đó là sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học để áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. Khi đó vai trò của người thầy không còn là người truyền thụ kiến thức, mà là người gợi mở con đường cho học sinh (HS) tự tiếp thu và sáng tạo với kiến thức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay là phải đổi mới trong giảng dạy chuyển từ phương pháp dạy học truyền thụ tri thức thụ động, thầy đọc trò ghi sang phương pháp mới giúp người học chủ động trong quá trình tiếp cận tri thức, từng bước phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng quan sát, suy luận, phỏng đoán, tìm tòi, đồng thời rèn tính cẩn thận, chính xác, khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh sau khi học xong các tiết lý thuyết vẫn chưa nắm chắc kiến thức, đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu, bắt chước, chưa có ý thức tự giác học tập, chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Để học sinh có điều kiện nắm được chiều sâu của nội dung bài học, có điều kiện phát triển các kỹ năng tự học, kĩ năng giải quyết vấn đề, học đi đôi với hành vừa tạo hứng thú lại vừa giúp người học biết ứng dụng toán học vào thực tiễn…mỗi người thầy phải có phương pháp phù hợp. Vì những lí do nêu trên, tôi lựa chọn sáng kiến ‘‘Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy môn Toán THPT”. 1
- 1.Mục đích sáng kiến Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, làm tăng sự tìm tòi, tự học, tự phát huy tính sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội,làm tăng tính hấp dẫn của từng tiết học, tạo hứng thú và thu hút học sinh học tập tích cực, chủ động phối hợp nhóm và giáo viên trong các tiết học chính là cốt yếu của đề tài này. Với việc nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ giảng dạy tốt bộ môn Toán của mình và mỗi tiết học tạo cảm hứng thích thú cho học sinh. Từ đó giúp HS hứng thú với bộ môn, nắm vững kiến thức, kĩ năng, thái độ mà còn định hướng cho các em những năng lực cần thiết, nhất là khả năng vận dụng, vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán thực tế. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến Các phương pháp dạy học trực quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức. Chức năng đó của chúng chủ yếu gắn liền với sự khái quát những hiện tượng, sự kiện với phương pháp nhận thức quy nạp. Chúng cũng là phương tiện minh họa để khẳng định những kết luận có tính suy diễn và còn là phương tiện tạo nên những tình huống vấn đề và giải quyết vấn đề. Vì vậy phương pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực, nhận thức của học sinh. Với phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp HS huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của học sinh. Nội dung sáng kiến đưa ra video động, hình ảnh trực quan 3D, phần mềm toán học geogebra,... thay thế một số hình ảnh trực quan đơn thuần trong sách giáo khoa. Từ đó giúp học sinh nắm rõ vẫn đề mà giáo viên đưa ra. Với sáng kiến này tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học Toán đạt hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc 2
- tiếp thu kiến thức của bài học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường. 3. Đóng góp sáng kiến trong các mặt Thông qua các ví dụ đưa ra trong Sáng kiến kinh nghiệm: + Giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, tăng cường khả năng làm việc nhóm, tăng cường trao đổi kiến thức với nhau, giúp nhau phát hiện nội dung kiến thức mới. + Giúp giáo viên đổi mới được phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tự khám phá ra kiến thức mới giúp các em học tập vui tươi, phấn khởi, góp phần yêu thích học tập bộ môn. + Giúp học sinh hiểu hứng thú học tập hơn, hiểu bài hơn. Từ đó giúp học sinh phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo. + Giúp học sinh biết cách vận dụng Toán học vào thực tế. + Nội dung sáng kiến giúp giáo viên có thêm một phương pháp dạy học tích cực để thay thế lối dạy học truyền thống. + Là tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên trong quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy 3
- PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Khái quát thực trạng của sáng kiến 1. Ưu điểm a. Về phía nhà trường - Ban giám hiệu (BGH) nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao với các hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn. Triển khai thường xuyên, đầy đủ, kịp thời các văn bản tới cán bộ, GV, nhân viên nhà trường. - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính, dụng cụ và các mô hình dạy học môn toán, mạng internet, sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo, ... - Luôn nhận được sự quan tâm động viên, khích lệ của BGH, của tổ bộ môn và các đồng nghiệp. b. Về phía giáo viên - Bản thân mỗi GV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đổi mới mục tiêu chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và bộ môn Toán nói riêng. Vì thế mỗi GV đã tích cực thực hiện đổi mới dạy học, kiểm tra và đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học bằng việc thay đổi PPDH, áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào việc giảng dạy cho học sinh. - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn của cụm Thuận Thành và của tỉnh Bắc Ninh. - Đội ngũ GV nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực chuyên môn vững vàng và không ngừng tự học hỏi để trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác giảng dạy. - Thường xuyên dự giờ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. c. Về phía học sinh - HS của trường THPT Thuận Thành số 1 phần lớn theo các khối A, A1, D... nên bộ môn Toán luôn được các em đầu tư và coi trọng. 4
- - HS đầu vào điểm cao, khả năng tiếp thu tốt, hăng hái, nhiệt tình, ham học hỏi, đây là điều kiện khá thuận lợi trong công tác giáo dục của nhà trường. - Phần lớn HS có điều kiện cuộc sống tốt, nên các em có thời gian tập trung cho công việc học tập. - Các em được học tập trong môi trường với nội quy rõ ràng và sự quản lý chặt chẽ từ nhà trường nên tạo cho các em ý thức tự giác và kỉ luật tương đối cao. - Khuôn viên trường rộng rãi, được đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ thể dục- thể thao, sân chơi...là nơi để các em vui chơi sau những giờ học tập căng thẳng. 2. Hạn chế và nguyên nhân a. Về phía học sinh Thứ 1: Ý thức học tập không đồng đều ở các nhóm đối tượng HS. Đa số các em học lực khá, giỏi đều có ý thức tự giác trong học rất cao. Còn những em bị điểm yếu, kém là những em chưa có ý thức tự học hoặc có tư chất nhưng lười học, chưa tự giác tham gia các hoạt động ở lớp cũng như ở nhà, lười suy nghĩ, lười rèn luyện kỹ năng. Thứ 2: Các em chưa biết khai thác các phương tiện hỗ trợ cho việc học tập trong thời đại 4.0. Hầu hết các em đều có điện thoại có thể truy cập vào mạng Internet, sử dụng mạng xã hội, nhưng mới chỉ có một số em sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thông tin, kiến thức phục vụ cho việc học tập. Thứ 3: Các em chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc học, làm chủ kiến thức và tích lũy kiến thức cho cuộc sống sau này của mình. Tâm lí học chỉ để thi, để kiểm tra nên bình thường các em rất lười học bài cũ, chỉ học khi có các kì thi hoặc các bài kiểm tra lấy điểm, hoặc đối phó khi thầy cô kiểm tra. Thứ 4: Nhiều lớp HS đông nên đôi khi việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học bị hạn chế. b. Về phía giáo viên - Đôi khi áp dụng các kĩ thuật dạy học mới vào thực tiễn còn lúng túng, chưa biết nên áp dụng như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất. 5
- - Một số GV chưa chủ động đổi mới về PPDH và sử dụng các kỹ thuật dạy học mới trong giảng dạy. Chương 2: Những biện pháp của sáng kiến đã áp dụng trong trường THPT Thuận Thành sô 1 1. Cơ sở lí luận Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện dạy học trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học như: đồ dùng trực quan, bản đồ, hình ảnh, video, các thí nghiệm…giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Hiện nay để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán trong trường THPT có rất nhiều biện pháp hiệu quả đã được các thầy cô trong ngành giáo dục và các thầy cô trường THPT Thuận Thành số 1 áp dụng và đã thu được nhiều hiệu quả tích cực. Bản thân tôi trong những năm gần đây cũng đã tăng cường áp dụng nhiều biện pháp dạy học mới vào trong giảng dạy. Tuy nhiên tôi nhận thấy phương pháp dạy học trực quan là phương pháp đơn giản, có thể sử dụng được thường xuyên trong các tiết dạy đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy vì giúp học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn học tập được những thao tác mẫu của giáo viên từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Thông qua các hình ảnh chứa đựng các bài toán thực tế học sinh thấy hứng thú, thấy được sự gần gũi của toán học với đời sống, được tham gia vào các trò chơi làm cho học sinh mạnh dạn hơn giờ học không còn khô khan và trầm lắng nữa. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu kiến thức. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh, giúp giáo viên và học sinh huy động mọi năng lực nhận thức, tiếp cận nhận thức, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành 6
- Có nhiều biện pháp để sử dụng phương pháp dạy học trực quan, mỗi biện pháp mang lại hiệu quả nhất định. Bản chất phương pháp dạy học trực quan: Phương pháp giáo dục trực quan còn được gọi là dạy học trực quan, có nhiều tài liệu gọi nó là hình thức trình bày trực quan. Nó dạy học sử dụng đồ dùng trực quan như kỹ thuật dạy học trong, trước và sau khi sử dụng tài liệu mới hoặc khi ôn tập để củng cố, thậm chí hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo. Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới các hình thức sau: Trình chiếu các thí nghiệm thực tế, đèn chiếu, phim chiếu mang lại hình ảnh rõ nét, sống động. Thiết bị kỹ thuật, phim, video. Trình bày những mô hình thể hiện thực tế một cách khách quan nhất và cũng được chọn lọc kỹ lưỡng để phù hợp trong môi trường sư phạm. Đó là cơ sở để quá trình tìm hiểu và hiểu bài tốt hơn. Đó cũng là các hình ảnh minh họa được trình bày bằng các phương tiện trực quan có tính chất minh họa như bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng, v.v. Để tiết học Toán đạt hiệu quả cao nhất, tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, tôi đã sử dụng phương pháp dạy học trực quan xuyên suốt bài học như sau: 2. Một số biện pháp: “Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy môn Toán THPT” 2.1. Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan để khởi động tiết học tạo hứng thú cho học sinh a. Các bước thực hiện của biện pháp Bước 1: Giáo viên chiếu những video, hình ảnh và nêu câu hỏi định hướng cho sự quan sát của học sinh. Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lại, giải thích hoặc trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên liên quan đến những gì thu được qua những hình ảnh trực quan thể hiện. 7
- Bước 3: Qua những thông tin học sinh thu được từ hình ảnh, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần truyền tải. b. Một số ví dụ Ví dụ 1: Để mở đầu bài dạy về “Cấp số nhân” giáo viên trình chiếu hình ảnh trực quan trong hoạt động 1: “Tục truyền rằng nhà Vua Ấn độ cho phép người phát minh ra bàn cờ Vua được lựa chọn một phần thưởng tùy theo sở thích. Người đó chỉ xin nhà vua thưởng cho số thóc bằng số thóc được đặt lên 64 ô của bàn cờ như sau: Đặt lên ô thứ nhất của bàn cờ một hạt thóc, tiếp đến ô thứ 2 hai hạt,……cứ như vậy, số hạt thóc ở ô sau gấp đôi số hạt thóc ở ô liền trước cho đến ô cuối cùng”. Hãy cho biết số hạt thóc ở các ô từ thứ nhất đến ô thứ tám của bàn cờ? Hình 1 GV: Em hãy cho biết số hạt thóc ở các ô từ thứ nhất đến ô thứ tám của bàn cờ? HS: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128. GV: Ta thấy số hạt thóc trên bàn cờ vua tạo ra 1 dãy số, trong đó kể từ số hạng thứ 2, mỗi số hạng đều là tích của số hạng đứng ngay trước nó với số không đổi là 2. Khi đó dãy số đó cô gọi là một cấp số nhân. Vậy hôm nay cô trò mình cùng tìm hiểu về một “Cấp số nhân” nhé! 8
- Ví dụ 2: Để mở đầu bài dạy về “Khái niệm vectơ” giáo viên trình chiếu hình ảnh về sự di chuyển của một chiếc máy bay. Hình 2 GV: Để mô tả chuyển động chiếc máy bay ta cần quan tâm đến yếu tố nào? HS: Hai yếu tố là hướng và tốc độ chuyển động GV: Qua ví dụ cô đưa ra các em thấy được: “để mô tả chuyển động của chiếc máy bay chúng ta cần biết hai yếu đó là hướng và độ lớn”. Khi đó đối tượng gắn với hướng và độ lớn được gọi là vectơ. Vậy Vectơ là gì? Hay những đối tượng nào trong thực tế gắn với đại lượng vectơ thì bài ngày hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu nhé! Ví dụ 3: Để mở đầu bài dạy về “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” giáo viên trình chiếu video về quỹ đạo chuyển động của quả bóng. Hình 3 9
- GV: Các em hãy quan sát quỹ đạo chuyển động của quả bóng giống đồ thị hàm số nào mà em đã được học? HS: Quỹ đạo chuyển động của quả bóng là một đường parabol, giống đồ thị hàm số y ax (a 0) . 2 GV: Vậy để tìm hiểu rõ hơn về dạng tổng quát của hàm số bậc hai, cũng như đồ thị và ứng dụng của nó trong thực tế thì hôm nay chúng ta sẽ học bài mới: “Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng” . Ví dụ 4: Để mở đầu cho bài dạy “Tổng và hiệu của hai vectơ” giáo viên đưa ra hình ảnh trực quan chứa đựng một bài toán thực tế như sau: Hình 4 Quan sát hình ảnh hai người cùng kéo một chiếc thuyền theo hai hướng khác nhau (Hình 4). Tuy nhiên, chiếc thuyền lại không di chuyển theo cùng hướng với một trong hai người đó mà di chuyển theo một hướng khác. Tại sao lại như vậy? Khi giáo viên đưa ra câu hỏi này học sinh rất tò mò muốn biết chiếc thuyền di chuyển theo hướng nào? và vì sao di chuyển theo hướng đó? Ví dụ 5: Để mở đầu cho bài dạy “Phép vị tự” giáo viên đưa ra hình ảnh trực quan như sau: 10
- Hình 5 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan phát hiện và giải quyết vấn đề chứa đựng trong tiết học a. Các bước thực hiện: Bước 1: Giáo viên sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học như: Geogebra, phần mềm máy tính giả lập Casio, ... để làm nổi bật một số tính chất cơ bản hoặc hỗ trợ cho học sinh để phát huy và nêu câu hỏi định hướng cho sự quan sát của học sinh. Bước 2: Giáo viên phát vấn học sinh các câu hỏi gợi ý của giáo viên liên quan đến những gì thu được qua đó phát hiện và giải quyết vấn đề trong tiết học. b. Một số ví dụ Ví dụ 1: Giáo viên sử dụng phần mềm geogebra để tạo video về sự tạo thành khối nón và khối trụ (Hình 6), giúp học sinh có cách nhìn trực quan, từ đó giúp học sinh hình thành lên định nghĩa của khối nón và khối trụ. 11
- Hình 6 Ví dụ 2: Để hình thành khái niệm về Elip, giáo viên sử dụng video để minh họa cách tạo thành đường Elip (Hình 7), yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi từ đó hình thành khái niệm qua đó giúp học sinh khắc sâu được kiến thức và nhớ lâu hơn. Hình 7 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 26 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường vào dạy học Sinh học 11 cơ bản bài 20 - Cân bằng nội môi
21 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề Động cơ đốt trong dùng cho ô tô - Công nghệ lớp 11
26 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Võ cổ truyền trong trường trung học phổ thông Hoa Lư A - tỉnh Ninh Bình
17 p | 17 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong dạy học chủ đề Điện trở - Tụ Điện- Cuộn cảm môn Công nghệ 12
38 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 25 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng nền tảng Wordwall và phần mềm plickers trong dạy học nhằm phát huy tính năng động, tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THPT Hoàng Mai
65 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng hứng thú học tập cho học sinh qua trò chơi trong dạy học môn hóa học 10
74 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học chủ đề Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam trước năm 1858 Lịch sử 10 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
50 p | 6 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú học tập của học sinh thông qua sử dụng trò chơi trong dạy học chương Điện trường Vật lí 11 THPT
74 p | 3 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu
36 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn