Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ" được thực hiện với mục đích giúp tăng hứng thú cho học sinh từ đó tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Kết hợp giáo dục kiến thức chuyên nghành với giáo dục kiến thức thực tế giúp học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng về nhận biết và phòng tránh sự lây nhiễm, gây bệnh của virut. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “LỒNG GHÉP MỘT SỐ KỸ NĂNG CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀO DẠY HỌC BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ - SINH HỌC 10.” Lĩnh vực/ Môn: Sinh Học Cấp học : THPT Tác giả: Đoàn Văn Lợi Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa Chức vụ: Giáo viên Năm học 2018- 2019
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 A.ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 2 1. Lí do chọn đề tài. 1 3 2. Thời gian đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 4 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 2 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2 6 I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. 2 7 1. Cơ sở lí luận. 2 8 2. Cơ sở thực tiễn. 4 9 II. Thực trạng trước khi thực hiện các biện pháp đề tài. 5 10 1. Thực trạng về giáo dục kiến thức kỹ năng chăm sóc và bảo 5 vệ sức khỏe cho học sinh ở trường phổ thông. 11 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. 5 12 3. Số liệu khảo sát thống kê. 7 13 III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện khi thực hiện đề tài. 8 14 1. Các giải pháp thực hiện 8 15 2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện. 9 16 3. Kết quả nghiên cứu. 15 17 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 17
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội ĐỀ TÀI SKKN “LỒNG GHÉP MỘT SỐ KỸ NĂNG CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀO DẠY HỌC BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ - SINH HỌC 10.” A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài. Xuất phát từ thực tế nhu cầu về nguồn nhân lực con Người có đầy đủ trình độ,năng lực, sức khỏe và phẩm chất đạo đưc. Hiện nay Bộ GD và ĐT đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới quản lí…… Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học. Trong những năm gần đây đã có nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục như phương pháp dạy học tích cực, tích hợp liên môn, lồng ghép các chương trình vào giảng dạy... Hưởng ứng những chủ chương của Bộ GD và ĐT hiện nay ở các trường phổ thông đã có những tiến bộ đáng kể. Phương pháp dạy học truyền thống “giáo viên làm trung tâm”, học sinh thụ động ghi chép là chính đã từng bước thay thế bởi phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo định hướng quá trình nhận thức của học sinh. Song việc đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lí do (nhận thức của giáo viên, hứng thú học tập của học sinh, phương tiện dạy học, nôi dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất….) còn nhiều điều bất cập. Một thực tế trong cuộc sống là tình hình về sức khỏe của toàn bộ cộng đồng loài Người của Đất Nước Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do rất nhiều các yếu tố khác nhau như: ảnh hưởng xấu của điều kiện môi trường, thói quen sinh hoạt không tốt và rất nhiều loại tác nhân gây bệnh trong đó Vrut là đối tượng vô cùng nguy hiểm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học và giúp các em có khả năng tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân. Tôi mạnh dạn đưa ra cho mình một phương pháp giảng dạy riêng thông qua đề tài nghiên cứu “lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ 1/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội sức khỏe vào dạy học bài 30: sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - sinh học 10”. 2. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. a. Thời gian và đối tượng nghiên cứu. - Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2018 – 2019. - Học sinh lớp 10 ban CB. Gồm hai lớp: 10A5, 10A7 lớp đối chứng dạy học theo phương pháp truyền thống, lớp 10A1, 10A9 lớp thực nghiệm là học sinh trường trung học phổ thông Lưu Hoàng. b. Phạm vi nghiên cứu. - Phương pháp giảng dạy bài 30: sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, trong chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” - Sinh học 10. - Phương pháp lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân. - Kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân thông qua bài học. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Giúp tăng hứng thú cho học sinh từ đó tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy. - Kết hợp giáo dục kiến thức chuyên nghành với giáo dục kiến thức thực tế giúp học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng về nhận biết và phòng tránh sự lây nhiễm, gây bệnh của virut làm cơ sở để giáo dục và đào tạo sinh ra những con Người hội tụ đầy đủ các phẩm chất như: Đức - Trí -Thể - Mỹ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1.Cơ sở lí luận. - Thực hiện chương trình dạy học theo quan điểm dạy học: ”Lấy học sinh làm trung tâm” thì hoạt động của trò là trung tâm, thầy làm người cố vấn và định hướng cho các em lĩnh hội tri thức: * Trò khai phá tri thức, tự nghiên cứu - Thầy chỉ hướng dẫn và cung cấp thông tin. * Trò tự trả lời thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình - Thầy là trọng tài. * Trò tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh - Thầy làm cố vấn. - Để thực hiện được quá trình dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, người thầy phải làm gì? Vai trò của người thầy không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, người thầy vẫn là "linh hồn" của giờ học sinh động và sáng tạo. 2/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội Người thầy phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng của mình nhất. - Cần nhấn mạnh rằng: vai trò hoạt động của học sinh trong mỗi giờ học là hết sức quan trọng. * Học sinh tham gia chủ động vào quá trình nhận thức, thông qua: + Học sinh có nhu cầu nhận thức, khao khát tìm hiểu kiến thức mới trong mỗi bài học. + Tự giác chủ động thực hiện các hoạt động học tập nhằm tìm tòi, phát hiện tri thức và học được cách tìm ra tri thức mới. + Bộc lộ khả năng tự nhận thức. + Tham gia vào hoạt động hợp tác, theo nhóm, giúp nhau , cùng nhau tìm tòi, phát hiện kiến thức. + Tham gia thảo luận, tranh luận, góp ý kiến với bạn và bảo vệ ý kiến của cá nhân. + Khuyến khích nêu thắc mắc, phát hiện vấn đề và tham gia giải đáp. + Tự đánh giá và tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau. + Tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức. - Trong hoạt động dạy học, dạy học theo kiểu hoạt động nhóm được xem là phổ biến. Hoạt động tập thể sẽ giúp giải quyết những vấn đề gay cấn, nhanh hơn. Hình thức này cũng giúp cho các em quen dần và sớm thích ứng với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay. - Để việc học tập đạt kết quả tốt các em cần có sức khỏe tốt. Sức khỏe là vô cùng quý giá đối với mỗi chúng ta, “có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì”. Nhưng trong thực tế không phải ai cũng biết cách chăm sóc và bảo vệ sực khỏe của bản thân, nhất là các em học sinh vì hiểu biết về vốn sống của các em còn hạn chế. Đa số các em có thói quen ăn uống, vui chơi, học tập, làm việc và sinh hoạt theo sở thích của bản thân một cách bốc đồng, ngẫu hứng không có kiến thức, mà bản thân không lường trước được hậu quả có thể mắc phải một số căn bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời và tương lai của các em như các bệnh: HIV – AIDS, viêm gan B, cúm gia cầm, quai bị, đậu mùa và ung thư... Những tác nhân gây ra những căn bệnh trên có rất nhiều yếu tố, nhưng Virut được coi là chủ mưu và là nguyên nhân chính, mà chúng thì không rễ nhận ra được vì có kích thước vô cùng nhỏ bé lại có những phương thức lây lan vô cùng đa dạng mà các em chưa biết để phòng tránh. Đặc biệt nhiều loại chưa có thuốc đặc trị như Virut HIV, virut gây 3/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội bệnh SARS, virut Cúm... Với lại chúng còn liên tục biến đổi và tiến hóa gây khó khăn trong công tác nghiên cứu thuốc kháng sinh đặc trị. Để giúp các em có được sức khỏe tốt để học tập và làm việc để cống hiến cho xã hội, phục vụ cho tương lại, ngoài mục tiêu chinh phục tri thức của nhân loại thì vấn đề chăm sóc sức khỏe là một vấn đề cấp thiết cần được giáo dục. 2.Cơ sở thực tiễn. Trong chương “Virut và bệnh truyền nhiễm”, nội dung ở các bài như: sự nhân lên của virut. Học sinh nắm bắt đuợc kiến thức chỉ thông qua những kênh hình vẽ minh hoạ là chính. Trong khi đó tranh ảnh dùng phục vụ cho việc dạy học những bài này còn thiếu và chưa phong phú. Nếu việc soạn giảng của giáo viên còn nặng về phương pháp dạy truyền thống thì học sinh sẽ rất nhàm chán khi học nội dung chương này. Nhiều giáo viên cũng đề cập đến phương pháp hoạt động nhóm trong giờ học nhưng nếu không có tính sáng tạo thì cũng không tạo được sự hứng thú cho học sinh. Rất nhiều các tổ chức Y tế trên thế giới và các tổ chức Y tê trong nước đã khẳng định, đa số các bệnh do virut gây lên thường là các bệnh truyền nhiễm. Chúng có con đường lây lan rất đa dạng, phức tạp và phân bố rất rộng, việc kiểm soát và phòng chống gặp rất nhiều khó khăn. Khi chúng đã bùng phát rất rễ phát sinh thành bệnh dịch phát tán trên diện rộng. “Ví dụ : hội chứng AIDS do một loại virut HIV gây lên. Đây là một loại virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, loại virut này chỉ tấn công và phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho những vi sinh vật cơ hội tấn công và gây bệnh như: bệnh tiêu chảy, bệnh viêm da, bệnh lao, bệnh sưng hạch hay ung thư kaposi... Người bệnh thường mất trí, sốt kéo dài, sút cân ... Và cuối cùng là cái chết không thể tránh khỏi”. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) trên thế giới đã có 35-40 triệu người bị chết do nhiễm virut HIV – AIDS, hiện tại vẫn còn khoảng 36,9 triệu người hiện nay đang phải sống chung với HIV. Theo báo cáo của cục Y tế Việt Nam tổng số người mắc HIV hiện nay của Việt Nam là khoảng 130 nghìn người, số ca tử vong do hội chứng AIDS hàng năm là khoảng 3000-4000 người, cũng theo báo cáo của cục Y tế ngày 01/12/2018, mỗi năm cả nước xác định thêm khoảng 8000 ca phát hiện nhiễm mới HIV, đây chỉ là con số thống kê được, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều trường hợp chưa phát hiện do còn dấu, hay chưa biết, đây là con số báo động và cũng là đại dịch của toàn nhân loại làm tiêu tốn rất nhiều tiền của, công sức và nhân lực của loài người. Hoặc một chủng virut mới như virut cúm gia cầm cúm A(H5N1) là một dịch bệnh mới cũng rất nguy hiểm , chúng lây lan từ gia cầm cho con người qua rất nhiều con đường ví dụ: đường hô hấp, tiêu hóa... gây triệu 4/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội trứng suy hô hấp và rất rễ tử vong cho người bệnh. Vì vậy giáo dục kỹ năng phòng tránh sự lây nhiễm, gây bệnh của những loại virut này là vô cùng cấp thiết. Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo hứng thú cho các em và giáo dục thêm cho các em một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh qua bài 30: sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, trong chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” . II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ TÀI. 1. Thực trạng về giáo dục kiến thức kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh ở trường phổ thông. Ở trong trường phổ thông nói chung và toàn thể các cấp học việc giáo dục kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh vẫn còn rất hạn chế, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu để hoàn thiện bản thân cho các em về những lĩnh vực này. Cụ thể ở trường THPT Lưu Hoàng chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy. Theo quan niệm của nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới. Kỹ năng sống là một phạm trù rất rộng: ví dụ tổ chức (WHO) định nghĩa kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lí xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hàng ngày. Theo (UNICEF) Kỹ năng sống là kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng hành vị làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu của cuộc sống. Kỹ năng sống giúp con người luôn sống yêu đời, hạnh phúc, biết làm chủ cuộc sống của mình. Kỹ năng sống đặc biệt quan trọng đối với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân mỗi con người. Trong đó kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân là một khái niệm tổng hợp , là khả năng tự chăm lo cho cuộc sống của mình, biết quản lý bản thân không để những cảm xúc tiêu cực, tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Kỹ năng chăm sóc sức khỏe bản thân là một phạm trù rất rộng, trong đó có kỹ năng phòng tránh, chống lại tác hại của các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi các loại virut. Thực tế hiểu biết của các em học sinh về những kỹ năng này vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy việc lồng ghép kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. 5/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội a. Thuận lợi. - So với các bộ môn khác môn sinh là bộ môn có nhiều kiến thức, tranh ánh xinh động, là môn liên quan đến sự sống, tới giáo dục chăm sốc và bảo vệ sức khỏe của con người nói riêng và toàn bộ sinh vật. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho phép cặp nhật nhiều thông tin cũng như hình ảnh minh họa cho bài dạy. - Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học, luôn lỗ lực phấn đấu rèn luyện để trau rồi kiến thực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong giảng dạy kiến thức cho các em học sinh, luôn cập nhật những nguồn liến thức mới để làm phong phú thêm bài giảng, nhờ đó được thầy cô trong hội đồng sư phạm của nhà trường và các em học sinh tin tưởng. - Luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của nhà trường. b. Khó khăn. - Hiện nay, trong chương trình giáo dục và đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong nhà trường chưa được quan tâm nhiều. Chưa hề có môn giáo kỹ năng sống và chăm sóc bảo vệ sức khỏe được đưa vào nội dung giảng dạy mà vấn đề này thường được lồng ghép vào một số nội dung của môt số bài trong môn sinh học, môn giáo dục công dân, thể chất và môn địa lí... Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe của các em học sinh. - Thái độ của các em khi nói đến vấn đề học tập vẫn còn lơ là, đặc biệt là học sinh của trường còn nhiều học sinh yếu kém, điểm đầu vào thấp, các em chưa thực sự say mê và chú tâm trong quá trình học tập, tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS...Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khác ít đề cập đến việc dạy các kiến thức về kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các em. Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết để giáo dục và đào tạ ra một con người ngoài trình độ, học vấn thì sức khỏe để phục vụ cuộc sống và cống hiến là cần thiết hơn cả. Nếu một con người giả sử có đầy đủ phẩm chất tốt như trình độ học vấn cao, đạo đức tốt nhưng nếu không có đầy đủ sức khỏe thì sẽ không thể làm được điều gì. Tuy nhiên, chủ trương trong giáo dục là giáo dục toàn diện chứ không có môn nặng môn nhẹ. Nếu người giáo viên biết sử dụng linh hoạt 6/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội các phương pháp giảng dạy, phối hợp đa dạng nguồn chi thức sẽ giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt tốt hơn và hiệu quả hơn. 3. Số liệu khảo sát thống kê. Tháng 9 năm học 2018-2019 tiến hành khảo sát kiến thức cơ bản về ”kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chống lại sự gây bệnh của virut” trước khi thực hiện đề tài ở 4 lớp 10A1, 10A5, 10A7, 10A9 ( tổng số 150 học sinh) với 10 câu hỏi sau: Câu 1. Khả năng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh được gọi là ? A. Kháng thể B. Miễn dịch C. Kháng nguyên D. Đề kháng Câu 2. Bệnh truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là ? A. Bệnh SARS B. Bệnh AIDS C. Bệnh lao D. Bệnh cúm Câu 3. Trong các bệnh được liệt kê sau đây , bệnh do virut gây ra là ? A. Viêm não Nhật bản B. Uốn ván C. Thương hàn D. Dịch hạch Câu 4. Sốt suất huyết là do đối tượng nào truyền bệnh, cách phòng tránh tốt nhất là? A. Muỗi- ngủ mắc màn B. Muỗi – tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. C. Muỗi- tiêm vacxin thường xuyên. D. Ruồi- tiêm vacxin. Câu 5. Sốt xuất huyết có những dấu hiệu nào để nhận biết? A. Sốt cao kèm đau đầu, xuất hiện các vùng xuất huyết ngoài da. B. Sốt cao kèm đau đầu, suất hiện các vừng xuất huyết dưới da. C. Không sốt cao, đau đầu xuất hiện xuất huyết trong lòng bàn tay. D. Sốt nhẹ, đau đầu, suất hiện các vừng xuất huyết dưới da. Câu 6. Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV? A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV B. Bắt tay qua giao tiếp C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV D. Tất cả các hoạt động trên Câu 7. Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây ? A. Giai đoạn sơ nhiễm không triệu chứng B. Giai đoạn có triệu chứng nhưng không rõ nguyên nhân C. Giai đoạn thứ ba D. Tất cả các giai đoạn trên . 7/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội Câu 8. Để phòng tránh sự lây nhiễm của các loại virut các phương pháp phòng tránh nào sau đây là đúng nhất? A. Tiêm phòng thường xuyên. B. Tiêm phòng vacxin và sống thoải mái tư tưởng. C. Tiêm phòng vacxin, sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. D. Tiêm phòng vacxin, sống lành mạnh, tư tưởng thoải mái. Câu 9. Các bệnh do virut gây ra là các bệnh nào sau đây? A. Sốt xuất huyết, viêm não nhật bản va sốt rét. B. Sốt xuất huyết, thủy đậu và viêm gan B. C. Sốt xuất huyết, tả và viêm gan B. D. Sốt xuất huyết, viêm não nhật bản và bệnh giang mai. Câu 10: Bệnh nào do virut gây nên lây lan qua đường tình dục ở người ? A. Viêm gan B, viêm gan C, AIDS. B. Viêm não nhật bản, bệnh dại. C. Sởi, đau mắt đỏ. D. SARS, sốt Ebola. ...................................... Kết quả khảo sát: (Tính theo số lượng bài đạt điểm và tỷ lệ %) Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài: 10A5, 0 7 15 22 17 8 3 0 0 0 10A7 (72HS) Tỉ lị % 0 9,7 20,8 30,6 23,6 11,1 4,2 0 0 0 Số bài: 10A1, 0 6 16 21 20 8 5 2 0 0 0A9 (78HS) Tỉ lị % 0 7,7 20,5 26,9 25,6 10,3 6,4 2,6 0 0 III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 1. Các giải pháp thực hiện đề tài. - Giải pháp thứ nhất: nghiên cứu lí luận, thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để nắm chắc cơ sở lí luận cho việc giảng dạy và giáo dục một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Nghiên cứu tình hình thực tiễn tại địa phương và trong khu vực về việc giáo dục kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, và rèn luyện kỹ năng cho các em thông qua các giờ học, tiết học ngoại khóa, chò chơi dân gian để tác động hình thành nhận thức cho các em. - Giải pháp thứ hai: điều tra kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân của học sinh trường trung học phổ thông Lưu Hoàng. Kiểm tra bằng các câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân học sinh 8/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội trống lại các tác nhân gây bệnh là virut và kỹ năng phòng tránh, chữa trị. Thông qua giao tiếp, nói chuyện để xác định. - Giải pháp thứ ba: quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn cho học sinh rèn luyện kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các em. - Giải pháp thứ tư: cho học sinh trải nghiệm thông qua các buổi ngoại khóa, thăm quan trải nghiệm, giúp các em học tập một số kỹ năng như nhận biết tác nhân gây bệnh, biết xác định vị trí của các ổ bệnh, các con đường lây truyền, thực tế biểu hiện của bệnh tại địa phương hoặc các trung tâm y tế. - Giải pháp thứ năm: tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Thông qua các tiết học cho học sinh thực hành xác định các biện pháp giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chống lại các tác nhânh gây bệnh như dùng bài kiểm tra hoặc xử lý các tình huống mà giáo viên đã chuẩn bị, để giúp các em có kiến thức và tự tin khi gặp các tình huống thực ngoài cuộc sống hàng ngày. 2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện. - Nghiên cứu tài liệu để thu thập kiến thức có liên quan. - Nghiên cứu nội dung bài học, soạn giáo án, xác định thời điểm và vị trí của bài để lồng ghép. - Tiến hành tổ chức giảng dạy có lồng ghép các câu hỏi về kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sưc khỏe qua bài học. - Tổ chức tuyên truyền cho học sinh trong các buổi ngoại khóa, hoặc dưới dạng tờ rơi. * Giáo án các bài học có sự lồng ghép kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh. TIẾT 31. BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ. I.Mục tiêu. Sau khi học song bài này học sinh cần đạt. 1. Kiến thức: HS - Nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của virut. - Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội - hội chứng AIDS. 2. Kĩ năng: - Giúp học sinh phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm. - Rèn cho học sinh kỹ năng tư duy, phân tích và so sánh. 3. Thái độ: 9/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội - Giáo dục cho học sinh hiểu được tác hại của một số virut, giải thích được các hiện tượng trong đời sống. - Dựa trên sự hiểu biết giải thích cho mọi người trong cộng đồng: ngăn chặn, phòng ngừa bệnh do vi rút gây nên, đặc biệt là HIV. 4. Phát triển năng lực: - Giúp học sinh phát triển được năng lực quan sát hình ảnh, tổng hợp khái quát hóa thành kiến thức. - Giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động nhóm. - Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy lôgic và sáng tạo. II. Chuẩn bị: - Các hình vẽ trong sách giáo khoa, các video và giáo án. - Phiếu học tập số 1: Giai đoạn Đặc điểm Hấp phụ Xâm nhập Sinh tổng hợp Lắp ráp Phóng thích - Phiếu học tập số 2. Chon và xắp xếp đúng diễn biến các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS. 1 Giai đoạn kéo dài 2 tuần đến 3 tháng thường đã biểu hiện rất rõ ra bên ngoài. 2 Giai đoạn kéo dài từ 1 đến 10 năm, số lượng tế bào limphô T- CD3 giảm rất nhiều. 3 Các bệnh tiêu chảy, viêm da, sưng hạch,lao, ung thư kapôsi, mất trí, sốt kéo dài , không sút cân,... và cái chết không thể tránh khỏi. 4 Giai đoạn kéo dài 2 tuần đến 3 tháng thường không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài hoặc biểu hiện nhẹ. 5 Các bệnh tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân,... và cái chết không thể tránh khỏi. 6 Giai đoạn kéo dài từ 1 đến 10 năm, số lượng tế bào limphô T- CD4 giảm dần, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người mà thời gian này dài hay ngắn. III. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp + Trực quan + Hoạt động nhóm IV. Trọng tâm bài giảng: - Chu trình nhân lên của virut. 10/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội - Đặc điểm của virut HIV, các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS từ đó hiểu được các biện pháp phòng tránh. V. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp học 2. Kiểm tr bào cũ: (5’). - Virut là gi ? Nêu đặc điểm của virut? - Mô tả cấu tạo của một viruts trần? 3. Bài mới: Vào bài: Giáo viên chiếu một video về tốc độ và chu trình nhân lên của virut và hỏi. Virut nhân lên ở đâu? Tại sao người ta lại gọi là nhân lên mà không gọi là sinh sản? Giáo viên dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu về chu trình II. Chu trình nhân lên của vi rút: nhân lên của virut trong tế bào Chu trình nhân lên của vi rút bao gồm chủ.(22’) 5 giai đoạn: GV: hướng dẫn HS quan sát các hình 1. Sự hấp phụ: ảnh và phim về sự nhân lên của virut. Virut bám lên bề mặt tế bào chủ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của yêu cầu học sinh kết hợp thông tin bài tế bào chủ. học thảo luận nhóm để hoàn thành nội 2. Xâm nhập: dung PHT1 trong 5 phút. -Với phagơ: Phá huỷ thành tế bào nhờ - HS: nghiên cứu thảo luận: enzim, bơm axit nuclêic vào tế bào Cử đại diện nhóm trình bày. chất, vỏ nằm ngoài. - GV: yêu cầu các nhóm trao đổi kết -Với Virut Động vật: Đưa cả quả thảo luận và nội dung hoàn thành nclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó cởi phiếu học tập. vỏ để giải phóng axit nuclêic. + nhóm 2. nhận xét nhóm 1 3. Sinh tổng hợp: + nhóm 3. nhận xét nhóm 2. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu + nhóm 4. nhận xét nhóm 3. của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và + nhóm 1 nhận xét nhóm 4. prôtêin cho mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung song 4. Lắp ráp: giáo viên chiếu đáp án lên và yêu cầu Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo học sinh so sánh đáp án của các nhóm thành Virut hoàn chỉnh. rồi rút ra nhận xét về kết quả của các 5. Phóng thích: nhóm. - Virut nhân lên làm phá vở tế bào để - GV. Chính xác hóa kiến thức và kết ồ ạt chui ra ngoài -> làm tế bào chết luận. (Chu trình sinh tan). 11/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội - Virut chui ra từ từ theo lối nẩy chồi - - GV hỏi: > tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (?) Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể (Chu trình tiềm tan). xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định? (?) Làm thế nào virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt ? HS: nghiên cứu trả lời. (?) Vận dụng kiến thức bài học em hãy cho biết. Trong cuộc sống của chúng ta luôn bị dình dập bởi rất nhiều loại virut gây bệnh cho cơ thể. Vậy chúng ta cần có những biện pháp gì để tránh sự gây hại của các loai virut đó? - HS: nghiên cứu trả lời. Yêu cầu nêu được một số biện pháp sau: + Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. + Nếu bắt buộc phải tiếp xúc do đặc thù công việc cần có các trang thiết bị phòng hộ lao động. + Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh ra ngoài cần được thanh trùng và tắm ,rửa chân tay bằng xà bong diệt khuẩn để các tác nhân không thể bám được lên da. - GV: Nhận xét kết luận. ( ?) Vậy sau khi học song bài, muốn bảo vệ gia đình, người thân cùng phòng tránh sự lây nhiễm và gây bệnh của virut em phải làm gì? - HS: nghiên cứu trả lời cần tuyên truyền cho mọi người về các phương pháp phòng tránh đó? GV giảng giải về chu trình sinh tan và tiềm tan. 12/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội Tại sao một số động vật như trâu, bò, gà...bị nhiễm virut thì bênh tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong ? HS; nghiên cứu trả lời. GV: nhận xét kết luận. - Vậy theo em trong cuộc sống hiện nay có những loại virut nào thuộc nhóm nguy hiểm mà thực tế gặp khó khăn hay vẫn chưa có thể chữa trị? - HS: nghiên cứu dễ dàng trả lời ví dụ như: virut Cúm gia cầm, virut HIV, virut gây bệnh SARS, virut cúm … - GV: vậy HIV là gì? Tác hại của loại virut này gây ra cho con người như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu về HIV/ III. HIV/ AIDS: AIDS.(12’) 1. Khái niệm về HIV: (?)HIV là gì? - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch - Tại sao nói HIV gây suy giảm miễn ở người. dịch ở người? - HIV gây nhiễm và phá huỷ một số tế - Hội chúng này dẫn đến hậu quả gì? bào của hệ thống miễn dịch làm mất HS nghiên cứu thông tin sgk, thảo khả năng miễn dịch của cơ thể. luận nhanh -> trình bày, các HS bổ - Vi sinh vật cơ hội: là vi sinh vật lợi sung. dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công và gây bệnh. - Bệnh cơ hội: là bệnh do vi sinh vật cơ hội gây nên. - GV cho HS tìm hiểu ở các tờ rơi kết 2. Ba con đường lây truyền HIV: hợp với kiến thức thực tế trình bày - Qua đường máu các con đường lây nhiễm HIV. - Qua đường tình dục - HS trình bày được 3 con đường lây - Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua nhiễm HIV. thai nhi và truyền cho con qua sữa - GV dùng câu dẫn yêu cầu HS thảo mẹ. luận: + Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? + Tại sao nhiều người không hay biết 13/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội? + Từ những hiểu biết của mình, đặt vào tình huống nếu em bị các đối tượng lôi kéo dụ dỗ tham gia những hành động, việc dễ bị lây nhiễm HIV em xẽ làm gì? HS: nghiên cứu trả lời. Cần có thái độ rất khoát không tham gia. - GV chiếu một đoạn video yêu cầu 3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh HS quan sát các giai đoạn phát triển AIDS: của bệnh AIDS, thảo luận nhóm trong - Giai đoạn sơ nhiễm: 2 hoàn thành PHT2, chủ đề “trò chơi - Giai đoạn không triệu chứng: ai nhanh hơn”. dán lên bảng. Bằng - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng: cách giáo viên phát cho mỗi nhóm một ngân hàng nội dung về các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS, có nội dung gây nhiễu yêu cầu các nhóm xác định nội dung chính xác, rồi cử đại diện thật nhanh dán lên bảng. + HS: các nhóm nghiên cứu hoàn thành trò chơi. - GV: chiếu đáp án để học sinh tự nhận xét kết luận, giáo viên chính xác hóa kiến thức. - Theo em thực tế bệnh AIDS ở Việt Nam và thế giới số lượng người mắc phải và tử vong là bao nhiêu? GV hỏi: Làm thế nào để phòng tránh 4. Biện pháp phòng ngừa: HIV cho bản thân? Và phòng tranh - Sống lành mạnh chung thuỷ một vợ cho cả cộng đồng? một chồng. Hướng dẫn HS dựa vào các con - Loại trừ tệ nạn xã hội. đường lây lan để tìm cách phòng - Vệ sinh y tế theo đúng quy trình ngừa. nghiêm ngặt. - GV liên hệ thực tế về công tác tuyên truyền về HIV/AIDS. 14/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội 4. Củng cố: Theo các em vì sao những người mắc hội chứng AIDS lại có rất nhiều triệu chứng khác nhau? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. - Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa. VI. Rút kinh nghiệm: * Đáp án phiếu học tập số 1: Giai đoạn Đặc điểm Hấp phụ Virut bám lên bề mạt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ. -Với phagơ: Phá huỷ thành tế bào nhờ enzim, bơm axit Xâm nhập nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm ngoài. -Với Virut Động vật: Đưa cả nclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic. Sinh tổng hợp Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho mình. Lắp ráp Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành Virut hoàn chỉnh. Phóng thích - Virut nhân lên làm phá vở tế bào để ồ ạt chui ra ngoài -> làm tế bào chết (Chu trình sinh tan). - Virut chui ra từ từ theo lối nẩy chồi -> tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (Chu trình tiềm tan). * Đáp án phiếu học tập số 2: 4- Giai đoạn Giai đoạn kéo dài 2 tuần đến 3 tháng thường không biểu sơ nhiễm hiện triệu chứng ra bên ngoài hoặc biểu hiện nhẹ. 6- Giai đoạn Giai đoạn kéo dài từ 1 đến 10 năm, số lượng tế bào limphô không triệu T- CD4 giảm dần, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người chứng mà thời gian này dài hay ngắn. 5- Giai đoạn Các bệnh tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư kapôsi, biểu hiện mất trí, sốt kéo dài, sút cân,... và cái chết không thể tránh triệu chứng khỏi. AIDS. 3. Kết quả nghiên cứu. Tháng 3 năm học 2018-2019 tôi tiến hành kiểm chứng kết quả kiến thức cơ bản của học sinh có liên quan đến ”kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chống lại sự gây bệnh của virut” để so sánh với kết quả khảo sat trước khi thực hiện đề 15/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội tài ở 4 lớp 10A1, 10A5, 10A7, 10A9 ( tổng số 150 học sinh) với 10 câu hỏi như sau: Câu 1: Để tránh sự lây nhiễm và gây bệnh của virut HIV/AIDS chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng tránh nào sau đây? A. Tránh để muỗi đốt. B. Không lên bắt tay với người bệnh. C. Sống chung thủy. D. Không dùng chung bát đũa với người bệnh. Câu 2: Để phòng tránh sự lây nhiễm của virut viêm gan B, phương pháp phòng tránh tốt nhất là? A. Không bắt tay với người bệnh. B.Không mặc quần áo chung với người bệnh. C. Không ngủ chung với người bệnh. D.Không dùng đũa bát chung trong khi ăn. Câu 3: Những loài động vật nào sau đây có thể truyền bệnh cho con người? A. Bọ chét, ruồi , muỗi. B. Sâu bướm, ong, mối. C. Muỗi đực, bọ chét, gia cầm. D. Muỗi cái, chó, gia cầm. Câu 4: Bệnh truyền nhiễm nào sau đây lây lan qua đường tình dục? A. Bệnh giang mai, lậu, viêm gan B. B. Bệnh giang mai, cúm. C. Bệnh giang mai, viêm gan B, bại liệt. D. Bệnh AIDS, viêm gan B, sởi. Câu 5: Bệnh truyền nhiễm nào sau đây không lây lan qua đường hô hấp? A. Bệnh SARS. B. Bệnh AIDS. C. Bệnh Lao. D. Bệnh Cúm. Câu 6: Bệnh đường hô hấp thường xuất hiện vào mùa nào trong năm ở nước ta? A. Xuân B. Hè. C. Đông. D. Thu. Câu 7. Trong các bệnh được liệt kê sau đây , bệnh do virut gây ra là ? A. Viêm não Nhật bản B. Uốn ván C. Thương hàn D. Dịch hạch Câu 8. Sốt suất huyết là do đối tượng nào truyền bệnh, cách phòng tránh tốt nhất là? A. Muỗi vằn - ngủ mắc màn B. Muỗi alôphen– ngủ mắc màn. C. Muỗi- tiêm vacxin thường xuyên. D. Ruồi- tiêm vacxin. Câu 9: Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất............ để phòng chống bệnh có hiệu quả. Điển vào chỗ trống (........) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa? A.inteferon. B.Thực bào C.Kháng thể D.Vacxin Câu 10: Bệnh truyền nhiễm là gì ? A. Bệnh bẩm sinh, cá thể mới sinh ra đã có. B. Bệnh do gen quy định và được truyền từ cá thể này sang cá thể khác. C. Bệnh lây truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. D. Bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. 16/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội Kết quả kiểm tra đánh giá sau khi thực hiện đề tài: (Tính theo số lượng bài đạt điểm và tỷ lệ %) Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài: 10A5, 0 0 7 15 18 20 8 4 0 0 10A7 (72HS) Tỉ lị % 0 0 9,7 20,8 25 27,8 11,1 5,6 0 0 Số bài: 10A1, 0 0 0 2 15 17 22 15 5 2 10A9 (78HS) Tỉ lị % 0 0 0 2,6 19,2 21,8 28,2 19,2 6,4 2,6 * Bảng so sánh số liệu trước và sau khi thực hiện đề tài. Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ lệ %: Trươc 0 9,7 20,8 30,6 23,6 11,1 4,2 0 0 0 10A5, 10A7 Sau 0 0 9,7 20,8 25 27,8 11,1 5,6 0 0 (72HS) Tỷ lệ %: Trước 0 7,7 20,5 26,9 25,6 10,3 6,4 2,6 0 0 10A1, 10A9 Sau 0 0 0 2,6 19,2 21,8 28,2 19,2 6,4 2,6 (78HS) * Nhận xét: ”Từ bảng thống kê so sánh cho thấy việc thực hiện đề tài đem lại hiệu quả rất tốt giúp học sinh có thêm kiến thức trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân chống lại sự lây nhiễm của virut gây bệnh”. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Trên đây là một số quan điểm của tôi để tổ chức hoạt động trong giờ lên lớp mà tôi thường xuyên áp dụng trong công tác giảng dạy đối với học sinh lớp 10 và đã đem lại hiệu quả rất tốt. Nhưng sự vận dụng hình thức nào, tổ chức trò chơi như thế nào còn phụ thuộc vào nội dung từng bài, từng đối tượng học sinh cụ thể, tuỳ điều kiện của mỗi giáo viên. Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, tôi thiết nghĩ cần có thêm nhiều các đề tài nghiên cứu, sáng tạo ra những phương pháp giảng dạy tiến bộ, phù hợp và hiệu quả. Để khuyến khích, động viên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, sáng tạo, rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và động viên kịp thời của các cấp lãnh đạo để chất lượng đào tạo của trường ngày một được nâng cao. 17/19
- Đoàn Văn Lợi – Trường THPT Lưu Hoàng -Ứng Hòa – Hà Nội Do thời gian có hạn chắc chắn nội dung tôi trình bày ở trên còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp thêm nhiều ý kiến để tôi hoàn thiện nội dung trên. XÁC NHẬN CỦA Hà nội, ngày 27 tháng 2 năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Đoàn Văn Lợi 18/19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hoạt động làm phim, lồng tiếng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
60 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh trường THPT Bình Xuyên
22 p | 40 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng làm bài một số loại câu giao tiếp trong đề thi THPT Quốc gia được lồng vào tiết dạy phụ đạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Lý Tự Trọng
24 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo
15 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính hiệu quả của việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện dạy học sử dụng di sản văn hóa địa phương (đối với các môn KHXH) ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng
65 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM qua chủ đề Máy tập cầu lông
36 p | 9 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn