intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn" tìm hiểu tình trạng sử dụng rác thải nhựa tại địa phương, thực trạng sử dụng các sản phẩm từ nhựa của học sinh trường THPT Nông Sơn; Đưa ra một số giải pháp lồng ghép trong tiết dạy chính khóa môn GDCD nhằm giáo dục ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh trường THPT Nông Sơn; Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Nông Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tên đề tài: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỐNG RÁC THẢI NHỰA QUA DẠY HỌC MÔN GDCD 11 TRƢỜNG THPT NÔNG SƠN Lĩnh vực: Môn GDCD 11 Năm học: 2021-2022 Quảng Nam, 5 /2022
  2. 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN LỒNG GHÉP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỐNG RÁC THẢI NHỰA QUA DẠY HỌC MÔN GDCD 11 TẠI TRƢỜNG THPT NÔNG SƠN LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: MÔN GDCD 11 I. Mô tả bản chất sáng kiến 1.1 Đặt vấn đề 1.1.1Tính cấp thiết của đề tài Năm học 2021-2022, thực hiện phong trào “Nói không với rác thải nhựa”. Nhà trường đã yêu cầu các giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường triển khai những giải pháp để chống rác thải nhựa, từ việc sử dụng bình nước thân thiện cho cá nhân, không sử dụng nhựa dùng một lần cho đến việc tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục học sinh về phòng chống rác thải nhựa trong các giờ học, giờ hướng dẫn học; khuyến khích học sinh không bọc vở bằng ni lông và hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần, tái chế các sản phẩm từ nhựa để sử dụng cho các mục đích học tập. Những sản phẩm được làm từ nhựa đang bị liệt vào danh sách đen là nguyên nhân tác động lớn nhất tới hệ sinh thái và môi trường toàn cầu. Với đóng góp thuộc dạng "to lớn" cho việc phá hủy môi trường và giết chết các động vật biển khiến nhựa đang được nhiều nước hạn chế sử dụng. Ở Việt Nam, không khó bắt gặp người tiêu dùng hàng ngày vẫn đang tiêu thụ một cách thoải mái và dễ dãi các sản phẩm từ nhựa, thậm chí có thể mua tại các siêu thị, cửa hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Giá thành của những loại nhựa sử dụng một lần thuộc vào dạng rẻ như cho, điển hình phải kể tới đó chính là các loại cốc uống nước, bát nhựa, đĩa nhựa, chai nhựa dùng một lần rồi bỏ mà hàng ngày chúng ta vẫn thường xuyên tiếp xúc. Các bao bì nilon hiện đang sử dụng thuộc loại khó và lâu phân hủy, nhưng tiện dụng, bền chắc và giá thành thấp, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng vẫn được sử dụng cực kì phổ biến.Túi nilon, các loại đồ nhựa dùng một lần hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng bán rau, dưa, cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở cửa hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em. Ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khỏe là rất lớn nhưng phần lớn người sử dụng không chú ý đến tác hại của đồ nhựa, loại rác thải mà các chuyên gia môi trường nói là loại “ô nhiễm trắng” Trường THPT Nông Sơn đóng trên địa bàn miền núi, thuộc huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam. Học sinh là con em vùng nông thôn, trước đây các xã không có chỗ thu gom, xử lý rác thải tập trung nên tình trạng nhiều người dân vứt rác tùy tiện ven bờ sông, kể cả những loại rác thải nhựa khó phân hủy như 2
  3. 3 vỏ chai nhựa, vỏ túi đựng bim bim, dầu gội đầu, xà phòng, nước xả vải, các loại túi bóng đựng thực phẩm, khẩu trang y tế v.v, sau khi sử dụng tiện tay vứt quanh giếng, cạnh bờ rào, ngay vệ đường, ... trở thành thói quen. Khi không được thu gom và xử lý kịp thời, lâu dần sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước của chính gia đình, gây mất mĩ quan đường làng ngõ xóm với nhiều lý do khác nhau. Từ khi chuyển sang mô hình xã hội hóa thu gom rác với sự ra đời của HTX Nông nghiệp Quế Trung, môi trường ở huyện Nông Sơn đã có chuyển biến rõ nét, ngày càng xanh - sạch - đẹp hơn. Thực trạng về vấn đề rác thải trong trường THPT, trong các môi trường của học đường thì gồm các loại rác chủ yếu sau đây: rác thải nhựa gồm túi ni lông, chai nhựa, sử dụng một lần, các loại túi nhựa để đựng xôi, cơm hộp, các loại ống hút, các vỏ bút bi, các loại hộp đựng bút, khẩu trang y tế…Rác bằng gỗ như bàn ghế hỏng. Rác là các lá cây, cỏ cây trong nhà trường trong qua trình lao động dọn vệ sinh của học sinh. Rác là giấy do các em học sinh không sử dụng để lại. Rác thải từ các khu vực các nhà vệ sinh trong nhà trường. Lâu nay việc sử dụng và xử lý rác thải trong trường THPT nhiều lúc còn xem nhẹ, gần như rác thải tập trung từ các lớp và đổ chung vào một hố rác không xử lý hoặc khi quá đầy mới xử lý; khi xử lý thì cũng mang tính giải pháp tức thời chứ chưa tập trung xử lý triệt để. Chính vì vậy hố rác lâu ngày bẩn thỉu, gây ô nhiễm môi trường khiến việc học các em bị ảnh hưởng thêm nữa là ý thức của học sinh cũng chưa tốt, nhà trường và đoàn trường cũng chưa có các chế tài hợp lý để quản lý và giáo dục học sinh một cách triệt để. Xuất phát từ thực tế trên, là một giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD muốn góp chút việc làm nhỏ vào công tác giáo dục ý thức cho học sinh trong việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, tôi đã chọn sáng kiến “Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn”. 1.1.2 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tình trạng sử dụng rác thải nhựa tại địa phương, thực trạng sử dụng các sản phẩm từ nhựa của học sinh trường THPT Nông Sơn. Đưa ra một số giải pháp lồng ghép trong tiết dạy chính khóa môn GDCD nhằm giáo dục ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh trường THPT Nông Sơn Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Nông Sơn 1.1.3 Đối tƣợng nghiên cứu Sáng kiến tập trung nghiên cứu và đưa ra một số hình thức tổ chức lồng ghép trong tiết dạy chính khóa ở một số bài môn GDCD 11 và tiết hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục ý thức cho học sinh sử dụng đồ nhựa, bảo vệ môi trường được áp dụng khối lớp 11 tại trường THPT Nông Sơn 1.1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết: thu thập thông tin qua báo cáo, văn bản chỉ đạo, tài liệu để tìm chọn những cơ sở lý thuyết cho lí luận của đề tài. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: + Đối tượng điều tra, khảo sát: Học sinh khối 11 Trường Nông Sơn 3
  4. 4 + Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp trãi nghiệm thực hành và đưa ra một số câu hỏi. + Thu thập thông tin: Các học sinh được chọn từ các lớp - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Phân tích kết quả thu được sau khi đề tài được thử nghiệm. 1.2 Phân tích thực trạng của rác thải nhựa tại Trƣờng THPT Nông Sơn 1.2.1 Cơ sở lý luận Rác thải nhựa: là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Chúng bao gồm nhiều loại như: chai, lọ, túi đựng đồ chơi cũ…sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt chiếm phần lớn là nhựa PE, còn có các loại nhựa khác chứa nhựa phế thải. Rác thải nhựa hay còn được gọi là "Ô nhiễm trắng" là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn cầu. Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng thế nhưng khi không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề rác thải nhựa cho đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết được, và cũng có thể mất rất lâu nữa để có thể giải quyết triệt để. Mỗi người cần phải nhìn nhận thật rõ về bản chất của nhựa và tác hại của chúng đến môi trường, sức khỏe của chính mình. Rác thải nhựa là gì? Chúng từ đâu mà có? Các sản phẩm làm từ nhựa khi còn đang sử dụng thì được gọi là sản phẩm nhựa nhưng đến khi sản phẩm nhựa đó không còn sử dụng được nữa và phải bỏ đi thì đó chính là rác thải nhựa. Giống như việc bạn uống nước trong chai nhựa, khi bạn uống hết nước và bỏ chai đi thì lúc đó chai nhựa đựng nước lại thành rác thải nhựa. Việc sử dụng chế phẩm từ nhựa đồng nghĩa với việc thải ra rác nhựa, ngoài chai nhựa còn có nhiều loại như túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa,... đều là những vật dụng quá quen thuộc gần như không thể thiếu của chúng ta. Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Rác thải nhựa còn có khả năng phát tán vi nhựa ra môi trường. Lượng tiêu thụ rất lớn. Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường. Câu hỏi được đặt ra là: vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? (tái chế, đốt hay nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển). Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh. Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi. Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen. 1.2.2 Cơ sở thực tiễn 4
  5. 5 Môn giáo dục công dân THPT của chương trình hiện hành đề ra các mục tiêu giúp học sinh có được kiến thức, kĩ năng, thái độ về đạo đức và pháp luật, thể hiện trong các quan hệ với bản thân, với mọi người, với công việc và với môi trường sống; Lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí..); Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa trong đời sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương đất nước…trong các tiết học chính khóa của mỗi khối lớp đều dành thời gian đề “Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn” vào các bài học khối 10: Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại: khối 11: bài 12: chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khối 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục công dân cũng tập trung rèn cho học sinh có ý thức tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật dựa trên nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn, tích cực về quyền, bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân trong quan hệ với gia đình, xã hội, với công việc, với môi trường thiên nhiên, với đất nước và nhân loại. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung, giáo dục ý thức chống rác thải nhựa nói riêng là một trong những vấn đề sống còn, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân loại, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, vừa là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, biểu hiện nếp sống văn hoá, đạo đức, tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh. Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số văn bản về vấn đề này như: văn bản số 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2008, số 3857/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 05 năm 2009 hướng dẫn các Sở GD&ĐT về việc Tích hợp nội dung GDBVMT các môn học cấp THCS và THPT. Theo đó, những môn học thực hiện tích hợp GDBVMT cấp THPT bao gồm các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Sinh học, Công nghệ với “Nguyên tắc tích hợp GDBVMT là lồng ghép các nội dung BVMT vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn và không làm quá tải bài học”. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục & Đào tạo, Sở giáo dục đào tạo tại văn bản số 99/KH-PGDĐT ngày 27 tháng 11 năm 2018 về việc Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” trong ngành giáo dục năm 2018; văn bản số 434/SGDĐT, ngày 16 tháng 9 năm 2019 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học phổ thông năm học 2020 - 2021 trong đó nhấn mạnh tập trung thực hiện tốt tiêu chí “Trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”; Văn bản số 464/SGDĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2019 đẩy 5
  6. 6 mạnh hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” của sở giáo dục đào tạo Tỉnh Quảng Nam “nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”; Nhận thức được rằng: việc tăng cường thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, phổ biến, giáo dục pháp luật, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai…là những nhiệm vụ vô cùng cấp thiết, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Bởi ai cũng nhận thấy khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy, một trong số đó chính là rác thải nhựa. Vì vậy, tôi đã đưa nội dung này lồng ghép vào tiết dạy chính khóa do bộ môn mình giảng dạy. 1.2.3 Tính mới, tính sáng tạo Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh đã được tích hợp ở nhiều môn học, trong đó có môn GDCD. Ở đây, tôi đã áp dụng linh hoạt và sáng tạo một số biện pháp giáo dục ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh thể hiện ở những nội dung sau: - Phát huy những lợi thế khác nhau lồng ghép vào bài học và tiết thực hành ngoại khóa môn GDCD 11, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị, đáp ứng nhu cầu giảng dạy nhằm giáo dục ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh trường THPT Nông Sơn. - Phát huy sức mạnh tập thể của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và tính tích cực của học sinh nhằm làm chuyển biến suy nghĩ, hành động của học sinh trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là chống rác thải nhựa trong đời sống hàng ngày. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền chống rác thải nhựa15 phút đầu giờ hàng tuần và tiết sinh hoạt chủ nhiệm để các em ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường lớp học và trường học. Đồng thời khích lệ và tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện và phát huy ý thức tiết kiệm, yêu lao động, sáng tạo, định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai vì một thế giới xanh. 1.3 Nội dung đã thực hiện, cải tiến để giáo dục ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh 1.3.1 Giáo dục ý thức chống rác thải nhựa ở trƣờng THPT Nông Sơn Tuyên truyền, phổ biến: Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; Luật Bảo về môi trường năm 2020; Quyết định số 582/QĐ-TTG ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; Công văn số 5539/BTNMT-TCMT ngày 10/10/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”. 6
  7. 7 Tuyên truyền, phát động chiến dịch “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”. Định hướng các biện pháp giảm thiểu phát sinh, giảm sử dụng, tái sử dụng chất thải nhựa trong đời sống hàng ngày. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến tuyên truyền, giáo dục trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, lồng ghép các tiết học, bài học, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp; tuyên truyền tập trung tại sân trường vào giờ sinh hoạt dưới cờ, buổi ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp và phát thanh tuyên truyền… Thực hiện các chương trình hành động thiết thực: Phát động phong trào thu gom rác thải nhựa trong toàn trường vào cuối buổi học. Kiểm tra rà soát hệ thống thùng đựng rác trong phạm vi toàn trường, sắp xếp lại hợp lý thùng đựng rác thải nhựa để thuận tiện cho việc phân loại rác.Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trực nhật, lao động vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động giáo dục trên lớp, ngoại khoá, chào cờ; làm sạch khu vệ sinh… Tổ chức thường xuyên có hiệu quả ngày “Chủ nhật xanh” và phong trào “Lao động tự quản” của nhà trường. Sau khi triển khai kế hoạch, toàn thể CB-GV-NV và học sinh tham gia phong trào sôi nổi, góp phần chung tay làm cho môi trường thế giới nói chung và trường THPT Nông Sơn nói riêng ngày một sạch hơn, qua đó cũng giáo dục được ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống cho nhân loại. Bộ môn GDCD lồng ghép Giáo dục ý thức chống rác thải nhựa ở trường THPT Nông Sơn Bài 12. Chính sách tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. ( GDCD 11) Lồng ghép, tích hợp trong mục 2. Phương hướng của chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường. Câu 1: Em hãy nêu thực trạng sử dụng rác thải nhựa ở địa phương nơi em đang học tập và sinh sống? Câu 2: Nêu một số hoat động chống rác thải nhựa nhà trường nơi em đang học tập và rèn luyện? Lồng ghép dạy trong tiết 16 thực hành ngoại khóa môn GDCD 11 Dạy học theo dự án Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhóm 1. Trình bày thực trạng sử dụng rác thải nhựa ở trường THPT Nông Sơn. (Vẽ sơ đồ tư duy trên giấy roki) Nhóm 2. Trình bày nguyên nhân sử dụng rác thải nhựa ở trường THPT Nông Sơn. ( Soạn trên PowerPoint và thuyết trình) Nhóm 3. Trình bày những các biện pháp đã thực hiện để khắc phục tình trạng sử dụng rác thải nhựa ở trường THPT Nông Sơn. Nhóm 4. Trách nhiệm của học sinh trong việc khắc phục tình trạng sử dụng rác thải nhựa ở trường THPT Nông Sơn. 7
  8. 8 Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HS: Cử đại diện trình bày HS: Nhận xét bổ sung Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận và định hướng học sinh nêu: Đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí; Xử lí ô nhiễm môi trường tại các kho thuốc bảo vệ thực vật; Xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế, rác thải sinh hoạt đã được thu gom và xử lí triệt để và cơ bản. Đang thực hiện: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; động viên và khen thưởng kịp thời đối với các điển hình tiên tiến trong việc bảo vệ môi trường, xử lí nghiêm minh đối với các đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm. Công tác giáo dục bảo vệ môi trường của ngành GD&ĐT Quảng Nam: Giáo dục tích hợp, tham gia tích cực các hoạt động tuyên truyền, xây dựng khuôn viên nhà trường xanh, sạch đẹp, tổ chức các hoạt động trồng cây. - Liên hệ với các trách nhiệm của học sinh trường THPT Nông Sơn: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở khu dân cư, trường học; Có thái độ phê phán đối với các hành vi vi phạm đến môi trường sống xung quanh; Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường. 1.3.2 Giáo dục ý thức chống rác thải nhựa bằng hoạt động trải nghiệm thực tế ngay tại trƣờng học Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm, khuyến khích người học tham gia vào hoạt động thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Nhằm cụ thể hóa tư tưởng trên và áp dụng tại đơn vị, tôi mạnh dạn chọn tiết 33 thực hành ngoại khóa cuối học kì II của năm học 2021 - 2022 dành cho đối tượng học sinh lớp 11/3 THPT Nông Sơn. Thông qua hoạt động, giúp học sinh hiểu rõ hơn về thực trạng và tác hại của việc sử dụng rác thải nhựa hiện nay ở nước ta cũng như ở địa phương. Từ đó thay đổi hành vi của bản thân trong việc sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa. Để thực hiện hoạt động này, tôi tiến hành theo các bước sau: Bước 1. Giúp học sinh có nguyên liệu học tập. Đây là bước khởi đầu cho quá trình trải nghiệm. Ở bước này, tôi cho học sinh xem clip “Rác thải nhựa - Sử dụng một lần, hậu quả nghìn năm” của kênh Học trực tuyến OLM (Hình 1- Phụ lục đính kèm). Trước khi cho học sinh xem clip này, tôi lưu ý học sinh về nhiệm vụ quan sát, theo dõi và trả lời các câu hỏi: - Những con số đáng báo động về rác thải nhựa hiện nay? - Những nước xả nhiều nhất rác thải nhựa ra đại dương? - Tình trạng sử dụng rác thải nhựa ở Việt Nam? - Chỉ số tiêu thụ nhựa /đầu người và nhập khẩu phế liệu nhựa ở nước ta? 8
  9. 9 - Biện pháp ngăn chặn tình trạng rác thải nhựa được nêu trong clip? Bước 2. Tiến hành cho học sinh trải nghiệm cụ thể. Đây là bước giúp học sinh được tham gia sâu hơn, được phát triển kiến thức, kĩ năng trong quá trình học tập. Sau khi tìm hiểu kĩ thực trạng, thông tin, địa điểm để đảm bảo cho hoạt động diễn ra suôn sẻ, tôi đã chọn khuôn viên trường học là căn tin của trường, gần hố rác của Đoàn trường. Đây là điểm buôn bán đồ ăn, thức uống cho học sinh, và nơi học sinh các khối lớp thường xuyên đổ rác nên lượng rác thải, đặc biệt là các loại túi ni lông vứt bừa bãi và học sinh đổ rác không đúng nơi quy định. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm sẽ quan sát thực tế và phân biệt được: dạng chất thải hữu cơ dễ phân hủy, dạng chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng, dạng chất thải còn lại; tình trạng rác bị thải ra môi trường; nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên; hậu quả của việc vứt rác thải bừa bãi và một số giải pháp giải quyết vấn đề trên? Bước 3: Tạo điều kiện cho học sinh phản hồi. Đây là bước giúp học sinh được chiêm nghiệm kiến thức để đúc rút vấn đề so với kiến thức được học. Sau khi học sinh chia sẻ, trao đổi các thông tin thu thập được trong quá trình trải nghiệm và nguyên liệu học tập, tôi định hướng cho học sinh tự đúc rút những vấn đề như: tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa các em vừa quan sát hố rác của Đoàn trường có đáng báo động không? Những rác thải nhựa ấy có phân hủy ngay không? Ảnh hưởng của nó đến môi trường đất, nước, không khí như thế nào? Tất cả những rác thải không xử lí sẽ như thế nào? Những vấn đề các em vừa tìm hiểu có đúng với suy nghĩ của các em, đúng với lí thuyết mà các em được học hay không? Ở hoạt động này tôi nhận thấy, học sinh có cơ hội trình bày vấn đề mà các em quan tâm, tạo được không khí học tập thoải mái, bổ ích. Ngoài tiếp thu kiến thức, học sinh còn được trang bị các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, thuyết trình… góp phần thay đổi hành động của các em và của người dân trong việc sử dụng rác thải nhựa ở mọi lúc, mọi nơi. Bước 4. Hình thành kinh nghiệm mới: Trên cơ sở thực hiện 3 bước trên, tôi hướng dẫn học sinh tiến hành khái niệm hóa những kinh nghiệm đã nhận được. Hầu hết các em đã trang bị được cho mình khái niệm mới như: Rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế… Quá trình này giúp học sinh hệ thống và lưu giữ được kiến thức, khắc sâu trong bộ nhớ. Bước này được xem như là bước các em kiểm chứng kết luận của mình có đúng hay không. Bước 5. Áp dụng giải quyết vấn đề thực tế. Đây là bước hết sức quan trọng việc hình thành tri thức thực sự, từ đó vận dụng vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Sau giai đoạn hình thành các khái niệm, tôi hướng dẫn học sinh đưa ra kết luận cho bản thân được đúc rút từ thực tiễn. Hướng dẫn các em áp dụng những hiểu biết nhất định của mình phân loại rác thải tại địa điểm thực tế. Từ những gì được hoạt động, tôi dặn dò học sinh về sẽ thực hành vận dụng kiến thức được học vào việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải đúng cách ngay tại lớp học, tại trường và tại gia đình các em. Học sinh trãi nghiệm đúng thực tế 9
  10. 10 Nhóm 1. Đi chợ bằng giỏ Nhóm 2. Đi chợ bằng bao nilon Nhóm 3. Đi chợ đựng sản phẩm mua về bằng lá cây ( sản phẩm dễ tiêu) Thời gian: 2 tuần Học sinh so sánh: Nhóm 1. Đi chợ bằng giỏ ( có thể gói bằng lá cây, giấy) Việc xách giỏ nhựa, túi vải đi chợ đã góp phần tuyên truyền trong giáo viên, phụ huynh, học sinh và người dân hạn chế sử dung túi ni lon trong sinh hoạt, hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” và phong trào chống rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần. Học sinh tự mang túi của mình và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị để giảm thiểu lượng túi nilon không cần thiết. Nhóm 2. Đi chợ bằng bao nilon "Túi nilon sau khi không sử dụng nữa sẽ rất lâu mới phân hủy được, còn nếu đốt thì mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Khi mà đi chợ bằng làn nhựa thì chúng tôi mong muốn hạn chế túi nilon đựng thực phẩm hàng ngày thải ra môi trường để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống lâu dài”. Nhóm 3. Đi chợ đựng sản phẩm mua về bằng lá cây ( sản phẩm dễ tiêu) Xách theo một chiếc làn đi chợ sẽ không phải "tha" về nhà hàng chục chiếc túi nilon đựng thịt, cá, rau... lỉnh kỉnh. Thay vào đó, cá, thịt tươi sống được chị sử dụng lá chuối để gói hoặc cho vào hộp nhựa, đồ ăn nóng thì có cặp lồng, còn các loại thực phẩm khác để vào làn nhựa vô cùng tiện lợi và sạch sẽ. Không những đảm bảo vệ sinh mà việc sử dụng lá chuối để gói, bọc còn tiết kiệm được chi phí, không gây tác hại đến môi trường. Mô hình này được xem như một hình thức tuyên truyền thực tế và hữu hiệu, bởi mục đích của chúng tôi chính là dần thay đổi nhận thức, hạn chế túi nilon khó phân huỷ. Từ sự lan tỏa bước đầu, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng chương trình cụ thể, tuyên truyền đến các hội viên và người dân trên địa bàn về tác hại của túi nilon; khuyến khích người dân sử dụng làn đi chợ, sử dụng các loại túi, giấy báo dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường". Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế như vậy, các em đã tự trang bị cho bản thân một số kiến thức về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân ô nhiễm môi trường; thực trạng rác thải nhựa tại địa phương, hậu quả của việc sử dụng và vứt rác thải nhựa bừa bãi ra môi trường; các kĩ năng như: lắng nghe, quan sát, tự tin trình bày trước tập thể, có năng lực tổng hợp, khái quát, lựa chọn vấn đề; thái độ nghiêm túc tìm hiểu vấn đề, lắng nghe các nội dung mà giáo viên truyền đạt, tự giác thực hiện những quy định trong giờ học.Thay đổi ý thức sử dụng sản phẩm nhựa ở trường cũng như ở nhà. Hoạt động còn tạo mối quan hệ mật thiết giữa HS với HS, giữa HS với GV trong quá trình học tập. 1.3.3 Kết hợp với Đoàn trƣờng, giáo viên chủ nhiệm giáo dục ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh 1.3.3.1 Kết hợp với Đoàn trƣờng 10
  11. 11 Kết hợp với Đoàn trường thực hiện lễ ra quân chiến dịch làm sạch thế giới hơn “ Hãy hành động vì môi trường không rác thải năm 2021” Nhằm giáo dục ý thức tiết kiệm, tình yêu lao động, thấy được tác hại của rác thải nhựa và biết thu gom đúng cách để có thể tái chế, sử dụng. Cùng với các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm học 2021-2022, tôi đã phối hợp với Đoàn trường phát động phong trào “Ngày chủ nhật xanh” trong trường và phong trào được triển khai đến toàn khối lớp. Thông qua hoạt động, ngoài giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, tôi lồng ghép giáo dục học sinh về trách nhiệm của cá nhân, tập thể đối với cộng đồng; giáo dục về sự sẻ chia, tương thân tương ái, tích cực tham gia các hoạt động mang lại lợi ích xã hội. Cùng các tổ chức đoàn thể trong đơn vị thực hiện mô hình “Thùng đựng rác thải nhựa” Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục học sinh trong việc chống rác thải nhựa, lan tỏa hành động đẹp trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường trường - lớp học, tiết kiệm công sức lao động và tạo một khoản quỹ nhỏ cho hoạt động của các lớp, tôi đã đề xuất với các tổ chức đoàn thể trong trường áp dụng mô hình “Thùng đựng rác thải nhựa” Để thực hiện được nội dung này, ngay từ đầu năm học, tôi cùng các giáo viên chủ nhiệm, Bí thư các lớp thực hiện việc khảo sát, thống kê các loại rác thải có ở các khu vực trong và ngoài khuôn viên trường học, trong các phòng học, phòng làm việc, từ đó phân loại và bố trí các dụng cụ thu gom hợp lý đặt ở mỗi khu vực cho một loại rác thải khác nhau. Sau đó tổ chức phân công cho các lớp lao động tự quản đầu tiết học, Bí thư các lớp phụ trách theo từng khu vực. Trước và sau mỗi buổi học, các lớp làm công tác vệ sinh lớp sẽ thu gom và phân ra các loại rác để đúng vào các dụng cụ đựng thích hợp. Cuối mỗi tuần, lớp trực tuần sẽ kiểm tra lại, thu gom toàn bộ giấy và rác thải nhựa còn sót lại tại khu vực các lớp. Tất cả chai nhựa,túi ni lông, khẩu trang y tế của các lớp thu gom sau buổi học được bỏ vào thùng đựng rác thải nhựa. Còn các loại rác thải hữu cơ sẽ được đem xử lý tại hố rác thải của Đoàn trường. Song song với đó, tôi luôn lồng ghép tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh không sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, các tiết dạy chính khóa trên lớp. Việc làm của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tạo thành nề nếp cho tất cả học sinh toàn trường thực hiện theo, bỏ các loại rác thải theo loại, để đúng nơi quy định. Việc thực hiện phân loại rác luôn đảm bảo vệ sinh cho phòng làm việc, các phòng học, khuôn viên luôn sạch sẽ, vừa tiết kiệm công sức thu dọn rác, vừa tận dụng được nguồn rác tái chế để bổ sung đáng kể vào nguồn quỹ của lớp. 1.3.3.2 Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm Cùng với giáo viên chủ nhiệm khối lớp 11 thực hiện tuyên truyền trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, 15 phút đầu giờ hàng tuần. Phát động phong trào thu 11
  12. 12 gom rác thải nhựa trong toàn trường để gây quỹ cho lớp. Mỗi lớp trang bị các giỏ đựng rác để phân loại rác trước khi đi đổ rác vào cuối buổi học, thường xuyên lau chùi cửa kính và vệ sinh lớp học. Đoàn trường phát động các lớp tái chế các chai nhựa để trồng cây xanh trang trí cho lớp học. Chi đoàn các lớp còn tham gia với đoàn trường để trồng cây xanh, quét dọn sân trường, tạo cảnh quan trường học xanh sạch đẹp. Về phía bộ môn GDCD, chúng tôi định hướng cho học sinh tích hợp môn GDCD vào bài học của khối 10: Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.Khối 11 Bài 12: Chính sách tài nguyên và môi trường.Khối 12: Bài 9: Pháp luật với sự phát triển kinh tế. Trong công tác chủ nhiệm tôi luôn vận động tuyên truyền cho lớp đổ rác đúng nơi quy định, không viết vẽ bậy trên bàn, biết phân loại rác và sử dụng tái chế các rác thải từ nhựa trồng cây để giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời khuyến khích các em phát huy sự sáng tạo của bản thân để tiếp tục tạo ra những sản phẩm tái chế từ rác thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng thành những sản phẩm có ích, mang tính thẩm mĩ cao hơn, phục vụ cho chính cuộc sống của con người. Xa hơn nữa là định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai bằng ý tưởng và sự sáng tạo góp phần hạn chế, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ nhựa, tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi ni lông, hộp xốp, hộp nhựa sản xuất từ nhựa tái chế, thay thế bằng những vật liệu thân thiện với môi trường, phát huy lợi thế các vật liệu là thế mạnh sẵn có của địa phương tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, góp phần bảo vệ môi trường sống của con người. 1.3.3.3 Đánh giá kết quả thu đƣợc Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2020 - 2021 và năm học 2021- 2022 đã phần nào đánh được thực trạng học sinh sử dụng sản phẩm từ nhựa, ý thức của học sinh trong trường về cách sử dụng tái chế rác thải nhựa; thấy được thực trạng đáng báo động của rác thải nhựa hiện nay và áp dụng được một số giải pháp trong hoạt động ngoại khóa môn GDCD nhằm giáo dục ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Nông Sơn.Thông qua các mẫu phiếu điều tra, qua quan sát thực tế và qua kết quả đánh giá của lớp cho thấy, tỉ lệ sử dụng bao bì ni lông giảm đáng kể, các em đã biết tiết kiệm và hạn chế nhất có thể việc đựng mỗi món đồ một túi ni lông riêng, tránh gây lãng phí và tránh thải ra môi trường nhiều rác thải nhựa dùng một lần; biết sử dụng đồ nhựa đã qua sử dụng tái chế thành các vật dụng hữu ích tăng đáng kể từ 75,95% lên 94,12%; tỉ lệ học sinh biết thu gom, phân loại rác đúng quy định, đảm bảo đúng thời gian. Tỉ lệ học sinh hiểu biết tác hại của sản phẩm nhựa dùng đựng thực phẩm, nhất là đựng thực phẩm có nhiệt độ cao, tăng lên 100% so với 40,08% khi chưa được tuyên truyền. 100% các em tự giác giữ vệ sinh lớp học. Có ý thức giữ vệ sinh chung, không còn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi, hạn chế sử dụng những sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm tình trạng ăn quà vặt tại khu vực cổng trường. Không gian trong và ngoài lớp học luôn thoáng đãng và trong lành, hầu như không có rác thải nhựa vứt bừa bãi. Các em biết tôn trọng kỉ luật, biết sẻ 12
  13. 13 chia và giúp đỡ nhau nhiều hơn để nâng cao ý thức thu gom và xử lý rác thải nhựa đúng cách. Cảnh quan môi trường tại đơn vị luôn được giữ gìn, chăm sóc đảm bảo sạch sẽ từ khu vực ngoài cổng cho đến khuôn viên trường, lớp học. 1.4 Khả năng áp dụng áp dụng sáng kiến 1.4.1 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lồng ghép trong dạy học môn GDCD 1.4.2 Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường THPT Nông Sơn, có thể áp dụng cho các trường THPT khác trong dạy học môn GDCD 11. 1.4.3 Khả năng đạt mục tiêu Tôi đã triển khai áp dụng sáng kiến từ năm học 2020 -2021, tiếp tục áp dụng trong năm học 2021 - 2022, và đã được tôi khảo sát đánh giá trong quá trình thực hiện. Việc áp dụng tại đơn vị trường tôi đã được thực hiện khá tốt ngay từ đầu mỗi năm học, đem lại kết quả khả quan, coi đây là một hoạt động giảng dạy và giáo dục được đưa ra tổ chuyên môn và hội đồng góp ý để hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, áp dụng được ở nhiều môn học khác nhau. Bản thân thiết nghĩ, hình thức giáo dục này phù hợp áp dụng rộng rãi, hiệu quả tại tất cả các đơn vị trường học ở mọi địa phương, mọi vùng miền; không chỉ trong ngành giáo dục mà có thể áp dụng trong nhiều ngành khác nhau; không chỉ dành cho đối tượng học sinh THPT mà có thể linh hoạt áp dụng cho nhiều đối tượng và lứa tuổi. Hiệu quả hơn nữa là có thể linh hoạt áp dụng thực hiện một số chuyên đề tại TTHTCĐ. 1.5 Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến - Tài liệu sách giáo khoa và sách giáo viên, các văn bản chỉ đạo của nhà trường. - Sân trường, thùng đựng phân loại rác thải nhựa, bao đựng rác. - Hố rác đoàn trường, có sự tham gia của học sinh. 1.5.1 Hiệu quả sáng kiến mang lại - Mang lại hiệu quả kinh tế: Các giải pháp đã thực hiện giúp thay đổi ý thức và hành động của mỗi người trong việc sử dụng đồ nhựa. Tái chế, giảm dần và không sử dụng sản phẩm từ nhựa sẽ giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên, nguồn năng lượng, chi phí sản xuất…; giảm chi phí xử lý các nguồn ô nhiễm đất, ô nhiễm mạch nước ngầm do nước thải từ các bãi chôn lấp rác gây ra; giảm chi phí đầu tư xây dựng các lò đốt rác thải; giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cộng đồng do môi trường sống lành mạnh hơn khi không có ô nhiễm rác thải nhựa. Theo YDA Việt Nam- Tuổi trẻ Thăng Long: việc thu nhặt được 135 tấn đồ có thể tái chế giúp tiết kiệm tương đương 3,5 triệu lít nước, 1,9 triệu cây xanh, 500.000 ki lô oát giờ điện, giảm 3 tấn chất làm ô nhiễm không khí và 1.300 m3 đất để chôn lấp rác. Ngoài ra còn giảm chặt phá rừng giúp bảo vệ các loài động vật hoang dã.Với mỗi triệu tấn vật liệu nhựa dưới đây được tái chế thay vì chôn lấp, chúng ta tiết kiệm được nguồn năng lượng khổng lồ: nhựa PET: tiết kiệm gần 1,4 tỉ lít dầu, nhựa HDPE: tiết kiệm 1,3 tỉ lít dầu. - Mang tính thực tế cao, truyền cảm hứng tích cực, lan tỏa hành động trong rèn luyện ý thức và thái độ ứng xử với môi trường sống của mỗi học sinh, trong từng việc làm cụ thể. Các em luôn tích cực vệ sinh môi trường; trồng, 13
  14. 14 chăm sóc hoa và cây cảnh trong khuôn viên trường. Giảm rõ rệt tỉ lệ học sinh sử dụng đồ nhựa, có nhiều sáng tạo trong tái chế sản phẩm nhựa. - Mang lại lợi ích xã hội: Giáo dục học sinh chống rác thải nhựa đã tạo được thói quen nói không với rác thải nhựa. Điều đó mang lại lợi ích về mặt xã hội: giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe con người trong tương lai gần. Sau khi áp dụng sáng kiến, lượng rác thải nhựa giảm đã giúp tiết kiệm công sức thu gom và xử lý rác tại đơn vị, việc chôn lấp hoặc đốt rác theo đó cũng giảm. Cảnh quan tại đơn vị luôn sạch sẽ, không khí trong lành, đảm bảo an toàn cho sức khỏe thầy và trò trong mọi hoạt động dạy và học, góp phần thực hiện thành công mô hình trường học hạnh phúc. 1.5.2 Kết luận Giáo dục ý thức, đạo đức cho học sinh, trong đó có một phần không thể thiếu đó là thái độ của cá nhân mỗi người đối với môi trường sống, là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể. Để thực hiện hiệu quả công tác này, nhà trường đã chỉ đạo việc xây dựng nội quy của cơ quan đơn vị, của lớp học về bảo vệ cảnh quan, luôn giữ môi trường sống trong lành, sạch sẽ. Song song với đó, với vị trí của một giáo viên trực tiếp dạy môn GDCD và phụ trách GDPL của nhà trường, tôi đã “ Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh trường qua dạy học môn GDCD 11 THPT Nông Sơn” một cách có hiệu quả. Sáng kiến đã giúp tôi tìm hiểu phần nào thực trạng sử dụng sản phẩm nhựa của học sinh, từ đó đề xuất một số giải pháp rèn ý thức chống rác thải nhựa cho học sinh trường THPT Nông Sơn, nhằm thay đổi thói quen, hành vi ứng xử với môi trường, góp phần quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện nhân cách thế hệ trẻ nói chung và học sinh trường THPT Nông Sơn nói riêng và cũng là góp phần xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, an toàn và lành mạnh, tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc và mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương. II. Những thông tin cần bảo mật Không III. Danh sách những thành viên tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu – nếu có Không IV. Hồ sơ kèm theo (4 nội dung kèm theo) 14
  15. 15 4.1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK GDCD 10, Nxb Giáo dục, năm 2007 2. SGK GDCD 11, Nxb Giáo dục, năm 2008 3. SGK GDCD 12, Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ mười 4. SGV dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Môn GDCD 12, Nxb đại học sư phạm , năm 2009. 5. SGV dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Môn GDCD 11, Nxb đại học sư phạm, Nxb Giáo dục, năm 2009. 6. SGV dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Môn GDCD 10, Nxb đại học sư phạm, Nxb Giáo dục 2009. 7. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục & Đào tạo, Sở giáo dục đào tạo tại văn bản số 99/KH-PGDĐT ngày 27 tháng 11 năm 2018 về việc Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” trong ngành giáo dục năm 2018; 8. Công văn 3857/BGDĐT-GDTrH năm 2017 về tích hợp nội dung bảo vệ môi trường các môn học cấp THCS, THPT. 9. “Tri thức và kĩ năng bảo vệ môi trường, xây dựng hành tinh xanh”, DUY CHINH và HỒNG VÂN (BIÊN DỊCH), nhà xuất bản VĂN HÓA – THÔNG TIN 10. Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Quảng Nam. 11. Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Nông Sơn. 12. Văn bản số 434/SGDĐT, ngày 16 tháng 9 năm 2019 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học phổ thông năm học 2020 -2021 trong đó nhấn mạnh tập trung thực hiện tốt tiêu chí “Trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”; 13. Văn bản số 464/SGDĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2019 đẩy mạnh hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” của sở giáo dục đào tạo Tỉnh Quảng Nam “nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”; 15
  16. 16 4.2 MẪU PHIẾU KHẢO SÁT MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM TỪ NHỰA (Dành cho học sinh Trƣờng THPT NÔNG SƠN) Họ và tên: ………………………………………….(không bắt buộc ghi) Lớp:…………………….. Bạn hãy trả lời trung thực các câu hỏi sau bằng cách ghi CÓ, KHÔNG : Câu 1. Bạn có sử dụng túi ni lông để đựng khi đi mua đồ không? - Trả lời:………… Câu 2. Khi mua nhiều đồ cùng một lúc, bạn có đựng mỗi thứ vào một túi ni lông không? - Trả lời: …….. Câu 3. Bạn có bao giờ dùng lại túi ni lông, chai, lọ nhựa đã qua sử dụng không? - Trả lời: …….. Câu 4. Ở nhà, ở trường hoặc nơi công cộng, bạn có thường xuyên vứt rác thải nhựa đúng nơi quy định không? - Trả lời: …….. Câu 5. Theo bạn, các sản phẩm nhựa dùng một lần đựng thực phẩm có gây hại cho sức khỏe con người không? - Trả lời: …….. Câu 6. Có bao giờ bạn suy nghĩ hoặc có ý tưởng dùng sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm làm từ nhựa không? - Trả lời: …….. Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau khi học xong Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Hãy chọn đáp án đúng Câu 1.Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường? A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định. B. Chôn chất thải độc hại vào đất C. Đốt các loại chất thải. D. Xả chất thải xuống sông. Câu 2. Việc làm nào dưới đây gây ô nhiễm đất ? A. Sử dụng nhiều phân bón hóa học trong trồng trọt B. Chôn chất thải hữu cơ để làm phân bón. C. Xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu. D. Sử dụng phân vi sinh cho cây trồng. Câu 3: Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của A. mọi công dân, cơ quan, tổ chức. B. các cơ quan chức năng. C. Đảng và nhà nước ta. D. thế hệ trẻ 16
  17. 17 Câu 4:Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Phân loại và tái chế . B. Đốt và xả khí lên cao. C. Chôn sâu . D. Đổ tập trung vào bãi rác. Câu 5 : Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ? A. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên B. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm C. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt D. Dùng điện để đánh bắt thủy sản. Câu 6. Các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật là A. môi trường. B. sinh thái. C. khí quyển. D. không khí. Câu 7. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật là A. môi trường. B. ô nhiễm môi trường. C. thành phần môi trường. D. khí quyển. Câu 8. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển con người và sinh vật là A. sự cố môi trường. B. ô nhiễm sinh thái. C. ô nhiễm môi trường. D. suy thoái môi trường. Câu 9. Những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng là A. sự cố môi trường. B. ô nhiễm sinh thái. C. ô nhiễm môi trường. D. suy thoái môi trường. Câu 10. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là A. khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế. B. ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng. C. cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường. D. sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường. 17
  18. 18 4.3. BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT Bảng so sánh kết quả khảo sát số học sinh trƣờng THPT Nông Sơn, năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022 trả lời có cho mỗi hành động, việc làm Năm học Tổng Hành động, việc làm của học sinh số học Sử dụng túi ni Đựng mỗi đồ Tự giác dùng Thu gom và Sản phẩm Suy nghĩ hoặc sinh lông đi mua đồ một túi ni lông túi ni lông, xử lý rác theo nhựa dùng một có ý tƣởng riêng chai lọ nhựa quy định lần gây hại cho tìm sản phẩm đã qua sử sức khỏe thay thế cho dụng sản phẩm nhựa Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%) 105/26 2020-2021 262 262/262 100 215/262 82,06 199/262 75,95 121/262 46,18 40,08 81/262 30,92 2 221/22 155/22 2021-2022 221 164/221 74,21 161/221 72,85 208/221 94,12 157/221 71,04 100 70,14 1 1 18
  19. 19 4.4 HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình 1. Ảnh chụp video clip: Rác thải nhựa- sử dụng một lần, hậu quả nghìn năm. 19
  20. 20 Hình 2. Hố rác đoàn trường đã quá tải ( 9/2021) Hình 3. Học sinh đang phân loại rác ( 9/2021) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2