intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)" với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12, hướng các em trưởng thành về nhân cách; Mở ra một con đường mới để áp dụng vào những tác phẩm khác nhằm hình thành cho các em thái độ, kỹ năng sống, bồi đắp tình cảm thẩm mỹ, giáo dục lòng nhân ái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT  ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA  TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” (KIM LÂN).                    Người thực hiện    : Lê Thị Thanh Hương                        Chức vụ                  : Giáo viên                         SKKN thuộc môn  : Ngữ văn 1
  2. THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC 2
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU  1 ………………………………………………………….. 1.1. Lí do chọn đề  1 tài…………………………………..................................... 1.2. Mục đích nghiên  2 cứu……………………………………………………... 1.3.   Đối   tượng   áp   dụng,   phạm   vi,   tài   liệu   nghiên   cứu  2 ………………………... 1.4. Phương pháp triển khai đề  3 tài……………………………………………. 2.   PHẦN   NỘI  4 DUNG………………………………………………………... 2.1.     Cơ   sở   lí  4 luận……………………………………………………………... 2.2.   Thực   trạng   của   vấn  4 đề……………………………………………………. 2.3.     Nội   dung   triển  5 khai……………………………………………………… 2.3.1. Định hướng  5 chung……………………………………………………… 2.3.2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua “Vợ nhặt” của Kim   5 Lân 2.3.2.1.     Luôn   mỉm   cười,   lạc   quan   trong   cuộc  5 sống…………………………... 2.3.2.2. Khao khát sống, biết trân quý sự  sống của chính bản thân và mọi  6 người.  2.3.2.3.   Dám   ước   mơ,   dám   khát   khao   cuộc   sống   có   ý  6 nghĩa…………………. 2.3.2.4.     Yêu   thương,   trân   trọng,   đùm   bọc   lẫn   nhau  7 …………………………. 2.3.2.5.   Giữ   gìn   vẻ   đẹp   thiên   tính   nữ   ……………………. 8 …………………... 2.3.2.6.   Lễ   phép,   có   văn   hóa   trong   giao   tiếp   và   ứng   xử  9 ……………………… 2.3.2.7. Nén nỗi đau cá nhân, gieo hi vọng và niềm tin vào lòng người  10 khác... 2.3.2.8. Biết chia sẻ khó khăn, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân  11 trước   gia   đình   và   xã  hội………………………………………………………. 2.3.2.9.   Nắm   bắt   cơ   hội,   hướng   tới   những   điều   tốt   đẹp   trong   tương  11 lai……… 2.4.   Hiệu   quả   sáng   kiến   kinh  12 nghiệm…………………………………………. 3 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………. 14 3.1. Kết  14
  4. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: ­ Từ vị trí của bộ môn văn trong cấp học THPT hiện nay:        Ngữ văn được xem là môn khoa học cơ  bản có tác dụng to lớn trong  việc giáo dục ý thức, đạo lý làm người, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tình  cảm thẩm mỹ  cho học sinh.  “Đây vừa là bộ  môn khoa học, vừa là bộ  môn   nghệ thuật” [4]. Người học văn phải đáp ứng hai yêu cầu: trang bị kiến thức  và hoàn thiện nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:  “Có tài mà không   có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng   khó”. Như vậy, trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với   nhau. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ  biện   chứng với nhau. Trong mỗi con người cái “tài”, cái “đức” không phải ngẫu   nhiên mà có, mà hai chữ   ấy phải được vun đắp, trao dồi và phải được giáo   dục ngay từ  tấm bé. Việc dạy chữ  (dạy cái tài) và dạy người (dạy cái đức)   phải luôn luôn đi song song với nhau, không được xem nhẹ hay buông bỏ một   trong hai mặt ấy. Có như vậy con người mới phát triển toàn diện được” [3].  Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang tiến dần xa hơn tới xu hướng xem trọng kiến  thức mà quên đi những giá trị quan trọng về đạo đức con người.       Trong những năm gần đây, việc học sinh không mấy mặn mà với bộ  môn Ngữ văn là điều không hiếm. Người giáo viên dạy văn ngoài trang bị đầy  đủ kiến thức cho học sinh thì chưa đủ. Thêm vào đó, người dạy văn cần phải   khắc sâu những bài học đạo đức, giá trị làm người mà tác phẩm đề cập thì đó  mới là điều chúng ta cần bàn. Xã hội hiện nay càng phát triển bao nhiêu thì   nhân cách đạo đức của học sinh càng sa sút bấy nhiêu. Để  mỗi cá nhân hoàn  thiện nhân cách, hướng tới xây dựng một xã hội sống đúng đạo lý, hợp tình  người thì phải bắt đầu từ người thầy dạy văn. ­ Từ thực tế nhận thức về hành vi đạo đức ở học sinh: Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng phát triển  của xã hội, hành vi đạo đức và sự nhận thức về bản thân ở  học sinh có  chiều hướng đi xuống. Điều này, xuất phát từ  nhiều nguyên nhân khác  nhau. Trong thời gian gần đây, có nhiều cá nhân có những hành vi lệch   4
  5. chuẩn, thậm chí là băng hoại về đạo đức. Đau đớn hơn, nó lại xuất hiện   khá nhiều ở lứa tuổi học sinh THPT. Với tâm lí thích thể hiện và khẳng   định mình, không ít những cá nhân đã gây ra những tổn thương không  nhỏ  cho bản thân, gia đình và xã hội. Bởi vậy, tôi thiết nghĩ việc giáo   dục nhân cách cho học sinh thông qua mỗi bài học là điều vô cùng cần   thiết. ­ Từ thực tế của việc học tập bộ môn:  Do xu hướng phát triển chung của xã hội, bộ  môn Ngữ  văn ngày càng ít   được học sinh quan tâm. Đa phần, các em lựa chọn những môn học khối A, B,   D để  có hướng mở  trong tương lai. Có những giờ  dạy văn kém hiệu quả,   không chỉ  chưa đáp  ứng đủ  kiến thức cho học sinh mà còn xem nhẹ  giá trị  giáo dục rút ra từ tác phẩm. Việc cung cấp đủ kiến thức cho học sinh chỉ mới   đáp ứng một nửa yêu cầu của bộ môn, nửa còn lại là thông qua tác phẩm, bồi   dưỡng phẩm chất   đạo  đức, hướng học sinh phát triển toàn diện là điều   chúng ta cần bàn.     ­ Kết quả giáo dục nhân cách học sinh:  Trong quá trình giảng dạy bản thân đã không ngừng học hỏi, tích lũy được  nhiều kinh nghiệm hay để có thể áp dụng trong thực tế. Việc bồi dưỡng nhân  cách của học sinh thông qua tác phẩm văn học, hướng các em phát triển đầy   đủ về  “đức, trí, thể, mĩ” đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận. Có những tập  thể gồm nhiều cá nhân kém về phẩm chất đạo đức, trường hợp cá biệt đã có  nhiều chuyển biến tích cực theo chiều hướng đi lên. Từ  những lí do trên tôi đã chọn đề  tài  “Nâng cao hiệu quả  bồi dưỡng   phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích “Vợ  nhặt”   (Kim Lân)”  1.2. Mục đích nghiên cứu:      Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm: + Mong muốn góp phần tìm ra giải pháp bồi dưỡng phẩm chất đạo đức   cho học sinh lớp 12, hướng các em trưởng thành về nhân cách. + Mở ra một con đường mới để  áp dụng vào những tác phẩm khác nhằm   hình thành cho các em thái độ, kỹ năng sống, bồi đắp tình cảm thẩm mỹ, giáo  dục lòng nhân ái. + Tạo môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò. Từ đó, giúp các em  giao tiếp, ứng xử đúng mực, lễ phép với thầy cô, bạn bè + Được nghe lời nhận xét góp ý từ đồng nghiệp, đồng môn + Nâng cao chất lượng học tập và giáo dục của bộ môn, góp phần nhỏ bé   vào công cuộc CNH – HĐH đất nước. + Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa   nỗ lực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm   vụ được giao. 1.3. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu nghiên cứu  5
  6. 1.3.1. Đối tượng áp dụng Là học sinh khối A, lớp 12C3 trường THPT Yên Định 3. Thuận lợi: + Học sinh cuối cấp, có ý thức, chăm ngoạn, lễ phép, có mục tiêu rõ ràng  trong việc chọn ngành, chọn nghề. + Học sinh nông thôn, ít tệ  nạn xã hội, có ý thức vươn lên để  thoát khỏi  đói nghèo. + Một số học sinh có năng lực, có nguyện vọng tham gia các cuộc thi HSG   do trường, tỉnh tổ  chức, đa phần đặt ra mục tiêu phấn đấu 2 tham gia thi   tuyển sinh vào các trường ĐH, cao đẳng… ­ Khó khăn:  + Phần đông là học sinh có học lực trung bình, khá. Chủ  yếu là học sinh  nam, chiếm hơn 2/3 tổng số học sinh cả lớp. + Gia  đình  ở  xa,  đi  lại  khó khăn nên việc  đi chậm, vắng học diễn ra  thường xuyên + Phần lớn, số học sinh nam của lớp đều thuộc vào đối tượng học sinh có  hạnh kiểm Yếu, TB, Khá. Rất ít trường hợp học sinh có hạnh kiểm Tốt (trừ  học sinh nữ). Cụ thể:                   1/3 học sinh có nhu cầu thực sự  ­ Học khá đều các môn                   1/3 học để theo khối                    ­ Học lực trung bình                    1/3 không thể học các khối khác ­ Học yếu, ý thức kém 1.3.2.  Phạm vi áp dụng Đề tài được áp dụng vào việc: Bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức  cho học sinh. 1.3.3. Tài liệu nghiên cứu: SGK Ngữ  văn 12, Tài liệu Giáo dục học, Tài  liệu kỹ năng sống… 1.4. Phương pháp triển khai đề  tài: Thực hiện bồi dưỡng phẩm chất   đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua các buổi học chính, học bồi dưỡng,   các giờ tự chọn.                                                    6
  7. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1.  Cơ sở lí luận 2.1.1.  Cơ sở của việc dạy học bộ môn: “Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó   học sinh là chủ  thể của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ  chức   các hoạt động nhận thức và giáo dục cho học sinh”   [2].   Nếu giáo viên có  phương pháp bồi dưỡng tốt, giáo dục tốt  thì học sinh sẽ  nắm kiến thức dễ  dàng, hoàn thiện dần nhân cách và ngược lại 2.1.2. Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng ­ Về  mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị  kiến thức cơ  bản trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn. Đó là nền tảng cơ bản để  các   em phát triển tư  duy, nâng cao năng lực cảm thụ  giá trị  thẩm mỹ  trong  tác  phẩm văn học. ­ Về kĩ năng: Từ tác phẩm văn học, học sinh biết vận dụng kiến thức vào  thực tế, hình thành thái độ  đạo đức đúng đắn thể  hiện quan điểm, tình cảm  của mình. Đồng thời, giúp các em hình thành những bài học làm người trong   giao tiếp ngoài cuộc sống. 2.2. Thực trạng của vấn đề ­ Việc dạy của người thầy: Đa phần, có rất nhiều giáo viên tâm huyết  với nghề văn. Bên cạnh đó, cũng không ít các giáo viên đánh giá nhẹ nghề của   mình. Phần thì do học sinh ngày càng xa lạ với môn văn, phần thì học sinh cá   7
  8. biệt ngày càng nhiều, phần thì do xu thế  phát triển chung của xã hội…Bởi  vậy đối với một giờ dạy văn, không khí nhàm chán, máy móc là điều thường  thấy, rất ít những giáo viên chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức thông  qua bài học. Vì thế, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức. ­ Việc học của học sinh:   Trong xã hội hôm nay, để  có những học sinh   thực sự  yêu văn, đam mê văn không phải nhiều. Phần lớn, các em không yêu  thích môn văn vì văn dài, khó nhớ, khó thuộc…và phần còn vì cả  người dạy.  Người dạy không gợi gợi trong các em cái giá trị cốt lõi, không chạm tới tâm   hồn các em giá trị giáo dục. Vì vậy, môn văn ngày càng xa lạ, nhàm chán, thụ  động trong sự tiếp nhận của học sinh ­ Việc thi cử: Trong các đề  thi Đại học, Cao đẳng và học sinh giỏi gần   đây, chất lượng môn Ngữ  văn có phần chưa cao. Việc học sinh nắm vững   kiến thức nhưng triển khai kiến thức chưa thực sự hiệu quả. Học sinh chưa   biết kết hợp giá trị thẩm mỹ với giá trị kiến thức nhằm tạo chiều sâu cho bài  viết, tác động đến nhận thức và rung cảm thẫm mỹ của người đọc. ­ Việc ứng xử: Một thực trạng nhức nhối trong xã hội ngày nay, đó là căn   bệnh “vô cảm” trong học tập. Học sinh có lối ứng xử kém ý thức, thiếu lễ độ  với người lớn tuổi, chạy đua theo những thói học đòi của xã hội mà quên đi   lối tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Đã có không ít những trường hợp  ứng xử  thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên... Cao   hơn nữa, là những hành động không đẹp mắt, vi phạm phẩm chất đạo đức  của một người học sinh. Từ  những lý do trên, việc bồi dưỡng giá trị  đạo đức cho học sinh là việc  làm cần thiết. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với những giáo viên trực tiếp  giảng dạy môn Ngữ văn.  2.3.  Nội dung triển khai 2.3.1.  Định hướng chung: ­ Không có một tác phẩm văn học mà giá trị giáo dục thể hiện ngay trên bề  mặt câu chữ. Ngược lại, nó nằm ở chiều sâu văn bản buộc học sinh rút ra.  ­ Thông qua một tác phẩm văn học, dù là tác phẩm thơ hay văn xuôi đều  có những giá trị  giáo dục nhất định. Có tác phẩm chứa nhiều, có tác phẩm  chứa ít. Vì thế, môn Ngữ  văn được xem là bộ  môn nghệ  thuật khơi gợi tình  cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. ­ Muốn phát hiện ra những giá trị đạo đức của tác phẩm cần: + Đọc kỹ tác phẩm, đánh dấu lại những đoạn qua trọng về  sự  diễn biến   tâm lý, tình cảm, lối ứng xử của nhân vật trữ tình trong tác phẩm. + Liên hệ  với bản thân, với quy tắc  ứng xử  hợp lẽ  thường trong cuộc   sống… 2.3.2. Bồi dưỡng phẩm chất  đạo đức cho học sinh thông qua “Vợ  nhặt” của Kim Lân 2.3.2.1. Luôn mỉm cười, lạc quan trong cuộc sống 8
  9. Cuộc sống đến với mỗi chúng ta đều không hề đơn giản và dễ dàng. Nó là  sự tổng hòa của tất cả những cung bậc cảm xúc: hạnh phúc, đau đớn, vui vẻ,  mệt mỏi... Bi kịch, sự vấp ngã trước khó khăn là điều không thể  tránh khỏi.   Thế  nhưng, có nhiều cá nhân chán nản, mệt mỏi khi phải đối mặt với nó.  Không thiếu những cá nhân bi quan, sống buông thả, đánh mất mình. Tuy vậy,   Tràng trong “Vợ nhặt” đứng trước cuộc sống đầy khó khăn, chết chóc nhưng  vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống: …Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát  ấy, một buổi chiều người trong   xóm bỗng thấy Tràng về  với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ  gì   phớn phở  khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ  một mình và hai mắt thì sáng   lên lấp lánh”. …“Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế  nhỉ?...Ồ  sao nó lại buồn   thế nhỉ?...” Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình.” “Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại   thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở  đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi   hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn gò lưng kéo cái xe   bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ  nhọc…Tràng ngoái cổ  lại   vuốt mồ hôi trên mặt cười [1]. Bước 1:  Từ  đoạn trích trên, giáo viên phân tích để  học sinh thấy được  hoàn cảnh sống vất vả, cực nhọc của Tràng. Tuy vậy, Tràng vẫn không tỏ ra   bi quan hay chán nản, anh luôn tự  tạo cho mình niềm vui và tiếng cười, xóa  tan đi những mệt mỏi của cuộc sống. Từ đó, giáo viên mở rộng ý nhằm giáo  dục học sinh về lòng lạc quan vượt qua những chông gai, thử thách. Khắc sâu  vào tầm nhận thức của học sinh thông qua hành động:  luôn học cách mỉm   cười trong mọi hoàn cảnh. Đó là một tấm gương về  nghị  lực sống mà mỗi  chúng ta cần học tập. Bước 2: Bên cạnh đó, đưa ra một số dẫn chứng từ thực tế cuộc sống như:  biểu hiện của sự  chán nản khi vấp phải khó khăn, mệt mỏi dẫn đến sống  buông thả, đánh mất mình. Thậm chí, phó mặc cho cuộc đời xô đẩy, đầu hàng  trước cám dỗ. Từ đó, nhắc nhở  học sinh về  thái độ  sống, nghị  lực vươn lên  trong bất kì hoàn cảnh nào.  2.3.2.2. Khao khát sống, biết trân quý sự  sống của chính bản thân và  mọi người Tác phẩm mở  đầu bằng những hình  ảnh miêu tả  bức tranh thê thảm của   nạn  đói năm  Ất  Dậu. Mạng sống con người chỉ  tính trong gang tấc. Xác   người chết như ngả rạ. Trong hoàn cảnh ấy, con người vẫn khao khát sống,   ham sống mãnh liệt. Sự  sống với họ  trở  nên quý giá. Đặc biệt là hình  ảnh   nhân vật Thị: Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh   đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng   thở: ­ Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. 9
  10. Hắn cười: ­ Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe   rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng cứ tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. [1] Bước 1: Từ  đoạn trích trên, giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy   được tình cảnh đáng thương của thị  giữa cơn đói khát. Cái đói khiến cho thị  thay đổi cả  về  nhân hình và nhân tính, làm thị  mất đi vẻ  đẹp thiên tính nữ.  Trong cơn đói khổ, người ta không nghĩ được gì ngoài miếng ăn. Giáo viên  khắc sâu hành động của thị: gợi ý để  Tràng mời ăn và cúi đầu ăn một chặp   hết bốn bát bánh đúc. Sau đó theo không Tràng về làm vợ mà không cần thách   cưới. Thông qua đó, giáo viên định hướng để  học sinh thấy được đó không   phải là bản tính vốn có của thị, chính cái đói đã khiến thị  méo mó về  nhân   cách. Hành động của thị xuất phát từ  một thực tế: trong bước đường cùng,   đối diện với cái chết, con người vẫn nghĩ đến sự  sống, vẫn khao khát   sống mãnh liệt. Từ đó, giáo dục học sinh biết trân trọng sự sống của chính   bản thân, xem nó là thứ  quý giá nhất. Đồng thời, cần trân trọng sự  sống   và tính mạng của những người xung quanh.  Bước 2:  Bên cạnh đó, giáo viên đưa thêm một số  dẫn chứng từ  thực tế  cuộc sống: Xem thường sự sống bản thân mỗi khi bế tắc, vấp ngã, đau khổ,   tức giận…một số cá nhân muốn kết thúc tất cả bằng cái chết. Đó là sự chạy  trốn hèn nhát, đáng phê phán. Thậm chí gây bao khổ  đau cho người thân.  Đồng thời, nhắc nhở học sinh biết quý trọng sự sống của người khác, không  làm điều gì tổn hại đến sự sống và nhân cách của họ.     2.3.2.3. Dám ước mơ, dám khát khao cuộc sống có ý nghĩa Trong cơn đói khát, con người không nghĩ được gì ngoài miếng ăn và sự  tồn tại của chính mình. Những người dân trong xóm ngụ cư đều lo lắng trước   cái đói và cái chết. Thế nhưng, Tràng lại dám ước mơ: khát khao một mái ấm  gia đình hạnh phúc. Tràng dám đánh cược cả mạng sống của mình để đổi lấy  cuộc sống thực sự  có ý nghĩa. Đó không chỉ  là lòng dũng cảm mà còn là bản   lĩnh cá nhân trong cuộc sống: Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng   chả  biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế  nào,   hắn tặc lưỡi một cái:  ­ Chậc, kệ! Hôm  ấy hắn đưa thị  vào chợ  tỉnh bỏ  tiền ra mua cho thị  cái thúng con   đựng vài thứ lặt vặt rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò   về. [1]        Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần phân tích, chỉ  rõ cho học sinh  thấy được khát khao một cuộc sống thực sự của Tràng. Bên bờ vực của “cái  chết”, Tràng vẫn nghĩ về  “cái sống”. Hai tiếng “Chậc, kệ!” không phải đơn  giản là sự  liều lĩnh trong những phút giây thiếu suy nghĩ. Mà đó chính là sự  đánh cược sự sống với cuộc đời để có được hạnh phúc trọn vẹn. Điều quan  10
  11. trọng là giáo viên cần chỉ  rõ cho học sinh thấy được cuộc sống tăm tối, đói  nghèo…của con người Việt Nam trước cách mạng. Đồng thời làm bật lên  ước mơ, khát khao hướng tới một cuộc sống có ý nghĩa, thoát khỏi sự tăm tối   của cuộc sống hiện tại. Đây là khát vọng chính đáng của Tràng nói riêng và  con  người   nói   chung.  Thông  qua   đó,   giáo   viên   định  hướng  ước  mơ   trong  tương lai cho học sinh bởi sống không có ước mơ, không khát khao vươn lên   thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.  Bước 2: Giáo viên đưa thêm một số dẫn chứng ngoài cuộc sống như: + Những con người tật nguyền họ vẫn học tập, mơ ước và khát khao cuộc  sống có ý nghĩa + Những con người có số  phận bất hạnh, mồ  côi...họ  vẫn đang nuôi ước  mơ và quyết tâm thực hiện.... Từ  đó, giáo viên định hướng cho học sinh về  ý nghĩa của cuộc sống. Khi  bản thân các em đang đứng trước ngưỡng cửa tương lai thì đây chính là lúc để  các em đến gần hơn với  ước mơ  và khát vọng của mình. Đồng thời, động   viên, khích lệ  để  các em vượt qua tự  ti, mặc cảm về  bản thân trong cuộc   sống. 2.3.2.4. Yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau “Vợ  nhặt” mở  ra không khí đầy tang thương đau đớn.  Ở  đó, ta bắt gặp   những mảnh đời bất hạnh đang chống chọi với cơn đói, cơn khát. Đó là hình  ảnh những người dân trong xóm ngụ  cư  – một thứ cỏ rác của hương thôn bị  người đời coi khinh. Tiêu biểu hơn cả  là thị. Con người  ấy không tên họ  rõ  ràng, không nhà cửa, người thân...cái đói đã làm lu mờ tất cả. Thị đại diện cho  một lớp người với hoàn cảnh éo le, bất hạnh: Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận   ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn   đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. …………………………………………………………………………         Hôm  ấy hắn đưa thị  vào chợ  tỉnh bỏ  tiền ra mua cho thị  cái thúng con   đựng vài thứ lặt vặt rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò   về. [1]  Bước 1:  Từ đoạn trích trên, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được   hoàn cảnh đáng thương của thị. Không còn là một cô nàng hoạt bát, nhanh  nhảu, sắc sảo như lần đầu tiên Tràng gặp, mà đó là một nạn nhân khốn khổ  của cái đói. Đồng thời, giáo viên khắc sâu hành động Tràng đãi thị  bốn bát  bánh đúc. Đó không phải là sự  dại khờ  mà xuất phát từ  tình thương của   người cùng cảnh ngộ. Anh Tràng không thể từ chối khi thấy bộ dạng đói rách  của thị trong khi hoàn cảnh của Tràng cũng chẳng khá giả gì. Hơn nữa, Tràng  dám cho thị  cùng về  với mình, cùng trèo lên cái phao sống đang tròng trành  giữa dòng thác lũ đói – chết. Đó là sự sẻ chia miếng ăn dù cái chết có cận kề.  Từ đó, giáo viên giáo dục học sinh về tình yêu thương, đùm bọc những mảnh  11
  12. đời bất hạnh: “thương người như thể thương thân”, “lá rách ít đùm lá rách   nhiều”.  Giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy được hành động của Tràng: trước khi  về nhà, Tràng dẫn vợ ra tỉnh mua cho thị “cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt   rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò về”, Tràng còn mua  hai hào dầu để  thắp sáng đêm tân hôn nhân dịp có vợ  mới. Trong hoàn cảnh   nhặt vợ Tràng không hề khinh rẻ, mỉa mai mà trái lại, anh rất quan tâm, trân   trọng, nâng niu cái phần quý giá của tâm hồn mình. Bước 2:  Chỉ ra biểu hiện của tình yêu thương, sự trân trọng của bà cụ Tứ  đối với nàng dâu mới: Bà lão khẽ  thở  dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị  cúi mặt   xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị  và bà nghĩ: người ta có   gặp bước đói khổ, khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con   mình cũng mới có được vợ…Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói   với nàng dâu mới: ­ Ừ, thôi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. [1]     Bước 3:  Không chỉ Tràng thương xót, trân trọng thị mà ngay đến bà cụ Tứ,   bà là người thấu hiểu hơn ai hết sự thua thiệt và tình cảnh đáng thương của   thị. Bà đã đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Sống trong cái đói,  cái khổ, bà trân trọng và yêu thương người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Giáo viên  nhấn mạnh:  cái đói, cái chết chưa hẳn đã   đáng sợ, điều đáng sợ  là con   người  sống   vô  cảm,   dửng  dưng  trước  nỗi  đau  đồng  loại.   Ở   đây,  con   người đã   biết đùm bọc, trân trọng, yêu thương nhau. Đó là sức mạnh   giúp con người vượt qua những giông bão của cuộc đời. Bước 4: Lấy một số dẫn chứng cụ thể trong xã hội để giáo dục học sinh  về tình yêu thương, sự đùm bọc trong cuộc sống + Quyên góp,  ủng hộ  người nghèo, những người có hoàn cảnh đặc biệt  khó khăn, trẻ em lang thang, cơ nhỡ... + Hiến máu cứu người, trân trọng những mảnh đời bất hạnh. + Yêu thương con người, sẵn sàng cứu giúp con người khi gặp hoạn nạn... Từ  đó, giáo viên khắc sâu cho học sinh sức mạnh của tình yêu thương.  Đừng làm việc tốt khi trong mỗi chúng ta muốn được đền đáp lại. Sống là để  cho đi. Một xã hội phồn vinh, giàu mạnh sẽ  là một xã hội được xây nên từ  tình yêu thương. Những con người có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ  người  khác sẽ nhận được chính những gì mà người đó cho đi.  2.3.2.5. Giữ gìn vẻ đẹp thiên tính nữ Trong xã hội hiện đại, nét đẹp nữ  tính  ở  người phụ  nữ  Việt Nam đang  dần mai một. Văn hóa phương Tây đang ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống,  trang phục,  ứng xử, nhân cách của con người. Nhiều cá nhân đang dần đánh  mất đi nét đẹp vốn có. Tác phẩm “Vợ  nhặt” thể  hiện thành công vẻ  đẹp  truyền thống của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật thị: 12
  13. Bước   1:   Giáo   viên  chỉ   ra  cho   học  sinh   thấy  được   hành  động,  thái   độ  ngượng ngùng của thị khi cùng Tràng về nhà: Người đàn bà như  cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả  về   phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. ...Người đàn bà theo lời hắn ngồi xuống mép giường. Cả  hai bỗng cùng   ngượng nghịu. [1] Bước 2: Giáo viên chỉ rõ đoạn văn miêu tả sự thay đổi của thị sau đêm tân   hôn: Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn   gàng. Mấy chiếc quần áo rách như  tổ  đỉa vẫn vắt khươm mươi niên  ở  một   góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để  khô cong ở  dưới   gốc  ổi đã kín nước đầy ăm  ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót   sạch…Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ  mọc nham nhở.   Vợ hắn đang quét lại cái sân. Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị  hôm nay khác   lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực. [1] Bước 3: Thông qua những đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm, giáo viên  nhấn mạnh vẻ đẹp nữ tính: đó là biết điều, ý tứ, giàu lòng tự trọng, biết giữ  gìn nhân cách, đảm đang, tháo vát, chăm chỉ. Đó cũng là phẩm chất tốt đẹp   của người phụ nữ Việt Nam. Từ đó, hình thành trong tâm hồn các em ý thức  sâu sắc về giá trị của bản thân, đặc biệt là học sinh nữ. Định hướng cho các   em những hành động và cách cư xử đúng mực, giữ gìn vẻ đẹp thiên tính nữ. Bước 4: Giáo viên mở rộng thêm một số biểu hiện không phù hợp, không  đẹp mắt, đi ngược lại với chuẩn mực chung của xã hội ở  nữ  giới hiện nay.   Đặc biệt là tình trạng gây bè kéo cánh, bạo lực học đường, văng tục chửi  bậy, yêu theo phong trào, đánh mất bản thân, sống đua đòi…ở  một bộ  phận   học sinh nữ. Giúp các em nhận thức được thiên tính nữ, có ý thức giữ gìn vẻ  đẹp nhân cách của chính mình. 2.3.2.6. Lễ phép, có văn hóa trong giao tiếp và ứng xử       Bước 1: Thị vốn là một người phụ nữ ý tứ, biết điều nhưng chính cái đói  đã khiến thị lu mờ tất cả, thị trở nên chua chát, đanh đá, cong cớn với lối giao   tiếp không mấy lịch sự trong lần thứ hai gặp Tràng: Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở cổng chợ tỉnh   thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: ­ Điêu! Người thế mà điêu! [1]  Bước 2: Chỉ ra sự thay đổi trong giao tiếp và ứng xử của thị với bà cụ Tứ: Bà lão phấp phỏng bước theo con vào nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững   lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy   nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế  kia?   Sao lại chào mình bằng u? …Bà lão lập cập bước vào. Người đần bà tưởng bà lão già cả, thị  cất   tiếng chào lần nữa: 13
  14. ­ U đã về ạ! [1] Bước 3: Giáo viên cần chỉ  rõ lối giao tiếp của thị  khi gặp Tràng  ở  dốc  tỉnh. Thị cong cơn, đanh đá, không hỏi han trước sau. Tất cả đều xuất phát từ  cái đói Thế nhưng kể từ khi theo Tràng trở về, thị đã có sự thay đổi  rất lớn.  Bản tính ngày thường của thị  vốn không phải là những gì ta thấy Bản tính  ngày thường của thị  vốn không phải là những gì ta thấy khi nói chuyện với  Tràng. Thị  vẫn biết giữ  gìn, vẫn ý thức được lễ  nghĩa trong giao tiếp với   người trên. Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được thái độ   ứng xử  lễ  phép của thị trước bà cụ Tứ. Đồng thời, giáo dục học sinh về thái độ lễ phép   trong giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi. Bước 4: Giáo dục học sinh về văn hóa trong giao tiếp, ứng xử. Trước khi  nói, mỗi người cần phải suy nghĩ và cân nhắc lời nói của mình cho phù hợp  với đối tượng và hoàn cảnh. Đồng thời, giáo viên mở  rộng thêm về  lối  ứng  xử và những hành vi không đẹp mắt của một bộ phận giới trẻ hiện nay: thấy   người lớn làm ngơ  không chào hỏi, ăn nói cộc lốc với người trên, vô lễ  với   thầy cô, cha mẹ, văng tục, chửi bậy nơi công cộng…                        2.3.2.7. Nén nỗi đau cá nhân, gieo hi vọng và niềm tin vào lòng người  khác Bước 1:  Niềm tin và hi vọng trong cuộc sống đã làm nên phép màu kì   diệu, nó hướng con người đến tương lai tươi sáng, tiếp thêm nghị lực để con  người vượt qua khó khăn: Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi   may ra ông giời cho khá…Biết thế nào hở  con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?   Có ra rồi con cái chúng mày về sau. …Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một   lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất   ngon lành. Bà cụ vừa ăn, vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão   nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: ­ Tràng  ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ  đầu   bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả  mấy   lại có đàn gà ngay cho mà xem…[1] Bước 2:  Trong tác phẩm, tâm lí của bà cụ  Tứ  được diễn biến vô cùng  phức tạp. Người mẹ nghèo ấy ai oán, xót thương cho số  kiếp của con mình.   Tuy vậy, bà cố nén nỗi đau, nỗi buồn, sự tủi phận vào trong để tạo không khí   đầm  ấm, vui vẻ  trong gia đình. Giáo viên phân tích để  học sinh thấy được  tấm lòng thơm thảo, yêu thương con của người mẹ nghèo ấy. Những câu nói  của bà cụ  Tứ: “Biết thế nào hở  con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra rồi   con cái chúng mày về sau”, “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng   cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại   chả  mấy lại có đàn gà ngay cho mà xem”. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn   chuyện sung sướng về sau này”. Giữa cơn đói khát, bà vẫn an ủi, động viên,   14
  15. gieo hi vọng, thắp lên niềm tin cho con mình để chúng lạc quan vươn lên   khỏi hoàn cảnh. Bước 3: Giáo viên đưa ra một số minh chứng ngoài cuộc sống như: ­ Những con người đang đối diện với bệnh tật, cái chết, họ  vẫn không  ngừng hi vọng để hướng về sự sống. ­ Luôn hi vọng trong những hoàn cảnh tuyệt vọng, vững niềm tin vào cuộc   sống. ­ Biết động viên, an  ủi, tiếp thêm niềm tin và nghị  lực cho người khác  trong những hoàn cảnh đặc biệt… 2.3.2.8.  Biết chia sẻ khó khăn, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản   thân trước gia đình và xã hội Bước 1:  Chỉ  ra đoạn văn thể  hiện ý thức sâu sắc về  trách nhiệm của   Tràng trước gia đình nhỏ của mình: Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ  cùng vợ  sinh con đẻ  cái  ở  đấy. Cái nhà   như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột   tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có   bổn phận phải lo lắng cho vợ  con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân,   hắn cũng muốn làm việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. …Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như  ai nấy đều có ý   nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ  có thể   khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn. [1] Bước 2: Chỉ  ra đoạn văn thể  hiện sự  cảm thông, thấu hiểu, biết sẻ  chia  khó khăn của những thành viên trong gia đình bà cụ Tứ: ­ Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị  tối lại.   Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ  hai mẹ  đưa cho, người   mẹ vẫn tươi cười, đon đả: ­ Cám đấy mày  ạ, hì. Ngon đáo để, cứ  thử  ăn mà xem. Xóm ta khối nhà   chẳng có cám mà ăn đấy.          Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ  vội vào miệng. Mặt hắn chun   ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không   ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi   tủi hờn lên vào tâm trí mọi người. [1] Bước 3: Giáo viên phân tích cho học sinh thấy rõ sự  thay đổi và chuyển   biến trong suy nghĩ nơi Tràng. Từ một con người ngờ nghệch, không để  ý gì  đến căn nhà của mình, Tràng đã dần nhận ra đó chính là tổ ấm của hắn. Hắn   cảm thấy mình phải có trách nhiệm để  tu sửa lại căn nhà. Không chỉ  Tràng  mà cả  thị, bà cụ  Tứ  cũng ý thức rõ điều này. Họ  cùng tham gia xây dựng, ý  thức được trách nhiệm của bản thân trước gia đình. Đoạn văn thứ 2: Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được sự thấu hiểu   hoàn cảnh thiếu thốn trong cơn đói khổ, họ biết đồng cảm, biết cùng nhau sẻ  chia những đắng cay trong cuộc sống. 15
  16. Bước 4: Giáo viên mở rộng đến một số  biểu hiện của lối sống ích kỉ, vô  cảm trước những khó khăn của gia đình, lười biếng trong lao  động, thích  hưởng thụ, vô trách nhiệm, ỷ lại, sống thờ ơ với những vất vả, khó khăn của   gia đình, không biết sẻ chia mà chỉ biết đòi hỏi, phục vụ…nhằm giáo dục học  sinh về  cách sẻ  chia, có ý thức về  bổn phận và trách nhiệm của bản thân  trước gia đình và xã hội. 2.3.2.9. Nắm bắt cơ  hội, hướng tới những điều tốt đẹp trong tương  lai Bước 1:  Chỉ  ra đoạn văn nói về  suy nghĩ của Tràng thông qua cuộc đối  thoại với người vợ nhặt: Im lặng một lúc, thị lại tiếp: ­ Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế  nữa   đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi…Hắn đang nghĩ đến những người phá kho   thóc của Nhật. …Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…[1]  Bước 2:  Giáo viên phân tích để học sinh thấy rõ suy nghĩ tích cực, hướng  về  tương lai của Tràng. Giữa bữa cơm thảm hại của ngày đói, tiếng trống  thúc thuế  vang lên từng hồi dồn dập. Qua câu chuyện của thị, Tràng vỡ  ra  nhiều điều trong suy nghĩ. Hình  ảnh cuối cùng kết thúc tác phẩm gieo vào  lòng người đọc một niềm tin: rất có thể Tràng sẽ là một trong số đám người   đói đi trên đê Sộp, phá kho thóc của Nhật. Đó là suy nghĩ nhưng nó sẽ  sớm  biến thành hành động thực tiễn. Giữa cơn đói khát, Tràng đang nhận thức  đúng đắn, hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Bước 3: Giáo viên giáo dục học sinh về  cách sống, trân trọng cơ  hội để  chứng minh bản lĩnh của mình; biết vươn lên vượt lên trên khó khăn, thử  thách trong cuộc sống; luôn hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai… 2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm  * Đối với hoạt động giáo dục: Đề tài “Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học   sinh lớp 12 thông qua đoạn trích “Vợ  nhặt” (Kim Lân)”  giúp các em học  sinh nhận thức đúng đắn, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mình nhằm đạt  hiệu quả cao học tập và giao tiếp. Thuận lợi:  Sau khi vận dụng đề  tài này tôi nhận thấy đa số  học sinh nhận thức  đúng đắn về những phẩm chất đạo đức cần có trong mỗi con người. Từ  đó,  hướng các em vào  ứng xử  có văn hóa trong giao tiếp.  Không chỉ  riêng đối  với tác phẩm này mà  ở  hầu hết các tác phẩm khác, tôi đều kết hợp cả  việc dạy chữ và dạy người, dạy kiến thức và dạy kỹ năng sống cho học  sinh. Trong các năm tôi nhận thấy một kết quả rõ rệt. Những lớp mà tôi được  trực tiếp giảng dạy còn tồn tại rất ít những biểu hiện thiếu văn hóa trong ứng   xử. Hầu hết các em đã có sự  trưởng thành vượt bậc về nhận thức, về lời ăn  16
  17. tiếng nói đúng chuẩn mực, đời sống tình cảm, tư tưởng của các em phát triển  theo chiều hướng tích cực. Xếp loại hạnh kiểm loại TỐT chiếm tỉ lệ cao hơn   hẳn so với đợt đầu năm.   Khảo sát  xếp loại hạnh kiểm tháng 12, 1, 2, 3, 4 lớp 12C3 trường   THPT Yên Định 3 khi áp dụng phương pháp này đã có được kết quả như sau: Hạnh  Hạnh  Hạnh  Hạnh  Hạnh  Lớp Sĩ  Xếp  kiểm  kiểm  kiểm  kiểm  kiểm  số loại T12 T1 T2 T3 T4 Tốt 14 19 23 26 30 Khá 12 11 9 8 6   12C3   43 TB 14 12 10 9 7 Yếu 2 1 1 0 0 Kém 1 0 0 0 0 Hạn chế: ­  Trong việc triển khai đề tài: Bên cạnh những em có nhiều nỗ lực và  cố  gắng vươn lên để  hoàn thiện nhân cách, còn rất nhiều em chưa đáp  ứng   được kỳ vọng của bản thân và thầy cô. Trong quá trình học tập các em chưa  chịu khó lắng nghe, chưa chịu khó rèn luyện, ý thức kém nên hiệu quả  chưa  cao. ­ Một số em vẫn tồn tại tâm lý xem nhẹ môn học. ­ Một số học sinh vẫn bị  ảnh hưởng trực tiếp những tác động tiêu cực  bên ngoài nhà trường, chưa chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức… * Đối với bản thân: Đây là một hướng triển khai có tính sáng tạo trong thực tiễn giảng dạy   và giáo dục. Nó giúp bản thân tôi có thể thực hiện hiệu quả các tiết dạy, đảm  bảo mục tiêu giáo dục, vừa dạy người vừa dạy chữ. Đồng thời, thông qua  việc theo dõi sự  tiến bộ   ở  các em học sinh, tôi cảm thấy có thêm động lực,  yêu nghề, yêu người và ra sức phấn đấu vì sự nghiệp trồng người. * Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Đây là một đề  tài sáng tạo có thể  áp dụng trong phạm vi bộ  môn nói  riêng và các môn học khác nói chung. Nó sẽ  là một hướng tiếp cận gần gũi  nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Đây là một đề  tài tôi nghĩ có lợi ích rất lớn hỗ  trợ  hoạt động dạy học và giáo dục của nhà   trường. Góp phần đổi mới và nâng cao trình độ chuyên môn của nhà giáo. Bài học kinh nghiệm:  ­   Việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh 12 thông qua tác  phẩm văn học là bài học kinh nghiệm quý giá, mở ra một hướng tiếp cận giáo  dục nhân cách học sinh ngay trong bản thân bài học. ­  Việc phân tích kết hợp với bồi dưỡng, giáo dục đạo đức, lối sống   cho học sinh đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ  của người   giáo viên dạy văn từ đó cũng nâng cao chất lượng giảng dạy môn văn. 17
  18. ­  Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo, từ  đó nhằm nâng cao  trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để tránh nguy cơ tụt hậu. ­  Rèn cho học sinh phương pháp học tập tích cực, áp dụng kiến thức  vào thực tế cuộc sống. Kiến thức phải đi đôi với thực hành, trí tuệ phải đi đôi   với đạo đức. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  3.1. Kết luận: Trong cấp học THPT: Phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh luôn  được coi trọng vì nó phản ánh được hiệu quả  chất lượng dạy người và dạy  chữ  của giáo viên, là thước đo để  đánh giá sự  nỗ  lực, phấn đấu của thầy và  trò.  Muốn có sản phẩm của hoạt động sư  phạm tốt phải bắt đầu từ  người   thầy trước. Trong quá trình giảng dạy người thầy phải biết bắt đầu từ những  kỹ  năng đơn giản nhất như  dạy bài mới như  thế  nào cho tốt, phân tích tác  phẩm như thế nào để bồi dưỡng được các kiến thức, kỹ năng sống, giáo dục  nhân cách cho học sinh thông qua bài học…Kiến thức, sự  hiểu biết về  kỹ  năng sống, kinh nghiệm và tư cách của người thầy có sức lan tỏa lớn đối với   học sinh.  Đề tài của tôi không bắt nguồn từ những ý tưởng lớn lao mà xuất phát từ  thực tế mà tôi đã được trải nghiệm trong quá trình giảng dạy nhiều năm. Nội  dung của để  tài giúp cho học sinh rèn luyện, bồi đắp tình cảm thẩm mỹ  tốt   hơn cách giáo dục thông thường mang tính chất lý thuyết. Vì vậy tôi cũng tin   tưởng rằng: Đề tài của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi cho các đối tượng, nhất  là đối tượng học sinh khối 12 – những học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa   tương lai với ước mơ xây dựng một xã hội tốt đẹp     Tôi mong muốn nhận được sự  đóng góp ý kiến từ  phía đồng nghiệp,  các tổ chức chuyên môn để tôi làm được tốt hơn trong những năm tới. 18
  19. 3.2. Kiến nghị: Tôi mong muốn nhà trường sẽ  tạo điều kiện hơn nữa về  cơ sở  vật chất,   kĩ thuật và các loại tài liệu tham khảo liên quan đến giáo dục đạo đức học  sinh thông qua bài học. Tôi hi vọng đề tài này sẽ được các bạn đồng chí, đồng nghiệp tham khảo   và có thể triển khai một cách rộng rãi trong công tác giảng dạy và giáo dục. Tôi mong muốn Hội đồng khoa học đánh giá công bằng, khách quan, trung  thực và ghi nhận đóng góp của bản thân tôi để  tôi tiếp tục cống hiến nhiều   hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.                                                           XÁC NHẬN CỦA THỦ  Tôi xin cam đoan đây là SKKN của  TRƯỞNG ĐƠN VỊ tôi không sao chép của người khác Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm  2017 Người viết Lê Thị Thanh Hương                                                          TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK Ngữ văn 12. (Cơ bản) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 6/2011. 2. Tham khảo các tài liệu từ nguồn Internet. 3. Hồ Chí Minh:  Toàn tập,  NXB. Chính trị Quốc gia, 2/2000.      4. Phương pháp dạy học văn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 19
  20. PHỤ LỤC GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM TIẾT PPCT: 61 – 62 VỢ NHẶT (Kim Lân) I.  MỤC TIÊU BÀI DẠY HỌC:  1.  Kiên th ́ ưć :  Giúp học sinh: ­ Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói  khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2