intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng số 2

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

85
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là khắc phục hạn chế của lối dạy học bị động, truyền thụ một chiều. Gia tăng tính đối thoại, khuyến khích học sinh bày tỏ, chia sẻ những cảm nhận và ý kiến cá nhân, giúp các em rèn luyện sự tự tin khi phát biểu trước tập thể, đồng thời kích thích tư duy phản biện, giúp học sinh từng bước trở thành người đọc độc lập, thuần thục và có kĩ năng. Giúp học sinh cảm thấy chủ động và tự do hơn trong việc chiếm lĩnh văn bản; tăng cường khả năng tập trung, kĩ năng tư duy, liên tưởng, tưởng tượng; huy động toàn bộ vốn sống và trải nghiệm của bản thân để tiếp cận tác phẩm. Học sinh sẽ nhớ văn bản lâu hơn và độ “ngấm” cũng sâu hơn. mục đích lớn nhất của sáng kiến là hướng tới việc dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng số 2

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng số 2 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 26/01/2021. 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Nói đến việc dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, trước đây, chúng tôi thường sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật thiên về tính truyền thống như vấn đáp – đàm thoại, thuyết trình. Giáo viên sẽ phối hợp giữa việc đặt câu hỏi gợi dẫn học sinh với việc giảng bình những nội dung quan trọng để các em có cơ hội khắc sâu kiến thức. Học sinh sẽ ghi kiến thức cơ bản vào vở và ôn bài theo hệ thống kiến thức đã ghi. Ưu điểm của các phương pháp này là: giáo viên đã đặt ra được những câu hỏi mang tính định hướng, giúp cho học sinh có thể tập trung vào những nội dung trọng tâm, đảm bảo thời gian của tiết học. Bên cạnh đó, các em còn được lắng nghe những lời phân tích, bình giảng, những so sánh, đánh giá của giáo viên về tác giả và tác phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đó là việc chưa tổ chức được nhiều hoạt động cho học sinh, chưa thực sự lôi cuốn các em vào quá trình tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức. Học sinh còn thụ động, giáo viên thì nói nhiều, thiên về truyền thụ một chiều. Vì thế, không khí lớp học đôi khi còn trầm lắng và nặng nề. Hứng thú và kết quả học tập của học sinh không được như mong đợi. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Tiếp tục đổi mới 1
  2. mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Để đáp ứng nhiệm vụ đó, các nhà giáo dục cần đầu tư đổi mới chương trình; đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập; đặc biệt là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy và học đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục nói chung và đối với dạy học ở THPT nói riêng, trong đó có môn Ngữ văn. Thứ hai, xuất phát từ cơ sở lí luận của môn Ngữ văn: đọc hiểu văn bản trong nhà trường là một hoạt động tiếp nhận văn học mà tiếp nhận văn học thì mang tính cá thể hóa, chủ động và đa dạng, không thống nhất. Vì vậy, khi dậy đọc hiểu văn bản, giáo viên cũng phải hướng tới mục tiêu giúp học sinh có thể phát huy những cảm nhận của riêng mình để dần dần trở thành bạn đọc độc lập. Đọc hiểu văn bản là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị của hình tượng nghệ thuật. Chiến thuật đọc hiểu là những biện pháp, cách thức, những thủ thuật, kĩ thuật nhất định nhằm dẫn dắt quá trình nhận thức của học sinh để chiếm lĩnh, kiến tạo ý nghĩa văn bản một cách tích cực. Thứ ba, xuất phát từ cơ sở thực tế, thực trạng dạy và học còn nhiều hạn chế về mặt tổ chức hoạt động dẫn tới việc học sinh không tránh khỏi cảm giác nhàm chán, đơn điệu. Muốn đem lại hứng thú học văn, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng các phương pháp, chiến thuật đọc hiểu có khả năng tạo ra các hoạt động học, thu hút, lôi cuốn học sinh tham gia, để học sinh phát huy tính năng động, tích cực của mình trong việc hình thành, chiếm lĩnh tri thức. Từ đó, tạo tiền đề cho việc phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. 2
  3. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó, chúng tôi đã trăn trở, suy ngẫm làm sao để có thể tổ chức một giờ đọc hiểu văn bản hiệu quả nhất, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh. Tôi quyết định lựa chọn vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản vào quá trình dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân nhằm nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu truyện ngắn này nói riêng. Từ đó, hướng tới việc vận dụng rộng sang cả những văn bản khác để nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu văn bản nói chung. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản vào quá trình dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, chúng tôi hướng tới một số mục đích sau: Thứ nhất, khắc phục hạn chế của lối dạy học bị động, truyền thụ một chiều. Thứ hai, gia tăng tính đối thoại, khuyến khích học sinh bày tỏ, chia sẻ những cảm nhận và ý kiến cá nhân, giúp các em rèn luyện sự tự tin khi phát biểu trước tập thể, đồng thời kích thích tư duy phản biện, giúp học sinh từng bước trở thành người đọc độc lập, thuần thục và có kĩ năng. Thứ ba, giúp học sinh cảm thấy chủ động và tự do hơn trong việc chiếm lĩnh văn bản; tăng cường khả năng tập trung, kĩ năng tư duy, liên tưởng, tưởng tượng; huy động toàn bộ vốn sống và trải nghiệm của bản thân để tiếp cận tác phẩm. Từ đó, học sinh sẽ nhớ văn bản lâu hơn và độ “ngấm” cũng sâu hơn. Cuối cùng, mục đích lớn nhất của sáng kiến là hướng tới việc dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới 7.1.1. Giải pháp 1: 7.1.1.1. Tên giải pháp: Vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. 7.1.1.2. Nội dung a. Giới thiệu chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" trong dạy đọc hiểu văn bản 3
  4. Chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" được Tom Loytus, một giáo viên của trường Trung học Phổ thông Athena (Hy lạp) khởi xướng và ngày càng cho thấy những ưu thế nổi bật khi áp dụng vào dạy học tác phẩm văn chương. Hình thức này sẽ giúp học sinh tạo kết nối đa chiều khi đọc hiểu văn bản: kết nối liên văn bản, văn bản với cuộc sống, văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc, từ đó tạo ra bầu không khí dân chủ, giàu tính đối thoại. Cách thức thực hiện chiến thuật này là giáo viên sẽ thiết kế mẫu phiếu học tập phù hợp theo “sơ đồ bốn điểm nhìn” và hướng dẫn học sinh thực hiện. Trung tâm của sơ đồ là một chủ đề, một thông điệp hay là một câu hỏi lớn được đặt ra. Vấn đề chính này sẽ được đặt ở giữa sơ đồ để giúp chúng ta có thể hình dung cuộc giao tiếp giống như một bàn tròn văn học. Tất cả mọi hoạt động trao đổi, thảo luận, chia sẻ sẽ đều tập trung xung quanh vấn đề này. Trên mặt phẳng sơ đồ chia làm 4 ô. Trong đó, 3 ô thể hiện quan điểm, cách nhìn của các tác giả, các nhân vật,… trong các tác phẩm văn học. Riêng ô thứ tư dành để nêu ý kiến của cá nhân người tham gia giao tiếp văn học (đánh giá vấn đề này như thế nào, đồng tình hay phản bác?). Sau khi học sinh hoàn thành vắn tắt theo yêu cầu “sơ đồ bốn điểm nhìn”, giáo viên sẽ tổ chức thảo luận trên lớp, học sinh chia sẻ ý kiến của mình với thầy cô và bạn bè. Qua đó, các em sẽ nhận ra sự gặp gỡ và khác biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống và con người của mỗi tác giả, của từng nhân vật. Học sinh được bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của mình, được tham gia tranh luận, để từ đó có thể hiểu sâu hơn về cuộc sống, về con người và về chính mình. Dưới đây là sơ đồ bốn điểm nhìn, giáo viên có thể sử dụng cho hình thức dạy học này. Văn bản (nhân vật) A Văn bản (nhân vật) B Vấn đề trung tâm Văn bản (nhân vật) C Ý kiến của em 4
  5. * Những lưu ý khi vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" + Trong cuộc giao tiếp này, cách nhìn, cách đánh giá của mỗi nhân vật trong văn bản, của mỗi học sinh có thể đồng điệu hoặc khác biệt, giáo viên cần có thái độ bình đẳng và tôn trọng tất cả các cách kiến giải này. + "Nhân vật" tham gia vào cuộc giao tiếp văn học có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với sơ đồ 4 điểm nhìn, giáo viên có thể căn cứ vào thực tiễn dạy học để lựa chọn, miễn là đảm bảo các nhân vật, các ý kiến đều xoay quanh một vấn đề. + Từ mô hình gốc là “Sơ đồ bốn điểm nhìn” ban đầu, giáo viên có thể triển khai phong phú hơn thành nhiều mô hình sơ đồ khác nhau, miễn là thể hiện được tinh thần cốt lõi: tạo cơ hội cho học sinh được giao tiếp, phát huy khả năng liên tưởng của học sinh, gia tăng tính đối thoại, dân chủ trong hoạt động tiếp nhận. Cụ thể, từ tỉ lệ 3 - 1 trong các góc của sơ đồ, trong đó 3 góc thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận... của các nhân vật, các tác phẩm, 1 góc còn lại là của bạn đọc học sinh, ta có thể thay đổi tạo nên mô hình mới như sau: chuyển điểm nhìn của chủ thể học sinh cho một nhân vật, một tác giả hay một tác phẩm khác. Điểm nhìn bạn đọc sẽ ẩn sau sự lựa chọn và cắt nghĩa của các điểm nhìn kia. Sơ đồ minh họa: Văn bản (nhân vật) A Văn bản (nhân vật) B Vấn đề trung tâm Văn bản Văn bản (nhân vật) C (nhân vật) D Ý kiến của học sinh GV cũng có thể thay đổi "Sơ đồ bốn điểm nhìn" theo hướng liên văn bản thành mô hình liên chủ thể các điểm nhìn của học sinh trong quá trình đọc hiểu. Với mô hình sáng tạo này, học sinh trong lớp sẽ cùng đóng góp cho nhau, tạo thành một "cộng đồng lý giải" khi tham gia kiến tạo ý nghĩa văn bản. Sử dụng mô hình này, thay vì phát phiếu học tập, giáo viên có thể trực tiếp chiếu mô 5
  6. hình lên và gọi các học sinh phát biểu quan điểm của mình xung quanh vấn đề trung tâm. GV cũng có thể tổ chức cho học sinh nhập vai giao tiếp (vai nhà văn, vai một nhân vật trong tác phẩm...). Khi đó, các học sinh còn lại sẽ là bạn đọc để đưa ra những ý kiến chất vấn, trao đổi với "nhà văn", với "nhân vật" (do học sinh thủ vai) về một vấn đề nào đó. Từ mẫu sơ đồ gốc hình chữ nhật, giáo viên có thể biến đổi thành những mẫu hình khác để kích thích thị giác, tạo sự hứng thú và tính tích cực tư duy cho học sinh. Chẳng hạn, chúng ta có thể sáng tạo mô hình bông hoa nhiều cánh hoặc hình đa giác chia làm nhiều phần,… Trên đây là những cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi triển khai hướng thiết kế vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" vào dạy đọc hiểu truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân trong chương trình Ngữ văn 12. b. Vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" vào dạy đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân Sau đây, chúng tôi xin đề xuất hướng vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào đọc hiểu văn bản Vợ nhặt của Kim Lân. Xin nhấn mạnh dưới đây chỉ là một số hoạt động hoặc thao tác trong tiến trình dạy đọc hiểu mà chúng tôi cảm thấy có thể vận dụng được chiến thuật trên chứ không phải là giáo án thiết kế bài Vợ nhặt theo hướng vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học”. Bởi lẽ, cá nhân tôi cho rằng mỗi tiết học không thể chỉ sử dụng một phương pháp mà phải là sự kết hợp linh hoạt của nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Thứ nhất, vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động khởi động. Tổ chức theo chiến thuật này, chúng tôi đã xây dựng một sơ đồ giao tiếp giả định ở giữa đặt chủ đề: “Người nông dân tôi biết”, xung quanh sẽ là những cánh hoa để trắng chờ ghi cảm nhận của học sinh về những người nông dân mà các em đã gặp trong các tác phẩm văn học. Từ sơ đồ“Những người nông dân tôi biết”, giáo viên dẫn dắt giới thiệu đến tác phẩm Vợ nhặt của Kim 6
  7. Lân để xem nhà văn đã có những đóng góp riêng nào cho đề tài này. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.1). Thứ hai, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào tìm hiểu nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt. Trong hoạt động này, giáo viên tổ chức cho học sinh giao tiếp văn học thông qua hình thức đóng vai: yêu cầu một học sinh giữ vai trò người dẫn chương trình, một học sinh vào vai nhà văn Kim Lân để trò chuyện với các độc giả - những học sinh khác trong lớp về nhan đề của truyện. Qua cuộc đối thoại đó, học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa nhan đề tác phẩm, được rèn luyện khả năng trình bày vấn đề, khả năng đóng vai diễn xuất và giao tiếp. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.2). Thứ ba, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào nhận diện và phân tích tình huống truyện Vợ nhặt. Giáo viên thiết kế một sơ đồ 5 điểm nhìn có khả năng thể hiện được tác động của tình huống Tràng nhặt vợ đến các nhân vật: người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, cô vợ nhặt và chính Tràng. Từ đó, rút ra ý nghĩa của tình huống Tràng nhặt vợ. Học sinh thảo luận nhóm, điền các thông tin tìm được vào sơ đồ, trình bày trên giấy A0 đồng thời chuẩn bị thuyết trình. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.3). Thứ tư, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào tìm hiểu nhân vật người vợ nhặt bằng cách hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 và nhập vai anh Tràng để trả lời phỏng vấn của phóng viên về người vợ nhặt. Cuối hoạt động, giáo viên tổ chức học sinh đánh giá đồng đẳng dựa trên bảng các tiêu chí và mức độ mà giáo viên đã thiết kế. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.4 và các video kèm theo). Thứ năm, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động luyện tập, vận dụng, học sinh thảo luận nhóm hoàn thành 3 bài tập. Nhiệm vụ của mỗi bài tập là điền thông tin vào sơ đồ đa điểm nhìn và chuẩn bị thuyết trình. Bài tập 1 là sơ đồ bốn điểm nhìn xoay xung quanh chủ đề “Miếng ăn và nhân cách con người”. Bài tập số 2 là sơ đồ ba điểm nhìn thể hiện cuộc đối thoại giữa ba cách nhìn của bà cô Thị Nở - của bà cụ Tứ - của học sinh trước tình huống Thị Nở muốn lấy Chí Phèo, Tràng nhặt vợ. Bài tập số 3 là sơ đồ bốn 7
  8. điểm nhìn tìm hiểu về thái độ, hành động, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật trong gia đình Tràng và của học sinh trước chi tiết bát cháo cám. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.5 và video kèm theo). Thứ 6, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động mở rộng, giáo viên để học sinh tự ghép thành các nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: phỏng vấn bạn đọc về tương lai của gia đình Tràng. Học sinh chuẩn bị ở nhà. Hình thức sản phẩm là video phỏng vấn. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.6 và video kèm theo). 7.1.1.3. Các bước tiến hành giải pháp Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức có thể áp dụng chiến thuật (thường là các chủ đề, các tình huống, các chi tiết chứa đựng nhiều điểm nhìn). Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt khi đọc hiểu phần văn bản hoặc đơn vị kiến thức đã chọn; thiết kế các hoạt động dạy học, các sơ đồ và phiếu học tập theo hướng vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” để có thể đạt mục tiêu đó. (Xem phụ lục I) Bước 3: Giới thiệu vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách thức hoạt động, kiểm tra việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp của học sinh. Bước 4: Dạy thực nghiệm. Trong đó, học sinh tham gia vào “Cuộc giao tiếp văn học” bằng cách hoàn thành sơ đồ, phiếu học tập, báo cáo sản phẩm học tập của nhóm mình dưới nhiều hình thức khác nhau. (Xem phụ lục II. 1, II. 2, II.3, II. 4) Bước 5: Thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm trước tổ, hướng tới việc nhân rộng phạm vi áp dụng của giải pháp này sang các lớp học khác, các tác phẩm khác. 7.1.1.4. Kết quả thực hiện giải pháp Kết thúc giờ học, học sinh hoàn thành các sơ đồ, phiếu học tập được xây dựng theo định hướng “cuộc giao tiếp văn học”. Học sinh tổ chức thành công các cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Qua đó, các em được đối thoại, được lắng nghe và chia sẻ. Không khí giờ học hào hứng, sôi nổi, kích thích khả năng 8
  9. học tập của các em. Từ các hoạt động này, học sinh vừa được trang bị kiến thức, vừa phát triển phẩm chất và các năng lực cần thiết. a. Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp - Thiết kế các hoạt động dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân theo hướng vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” (Xem chi tiết trong phụ lục I). - Các sơ đồ của học sinh thể hiện chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học”: + Sơ đồ số 1: Tìm hiểu tác động của tình huống Tràng nhặt vợ đến các nhân vật và ý nghĩa tình huống truyện (số lượng: 1, trình bày trên giấy A0) (Phụ lục II. 5) + Sơ đồ số 2: Phản ứng của bà cụ Tứ trước cuộc hôn nhân của Tràng với cô vợ nhặt và phản ứng của bà cô Thị Nở khi Thị Nở về hỏi ý kiến về việc lấy Chí Phèo (số lượng: 1, trình bày trên giấy A0) (Phụ lục II. 6) + Sơ đồ số 3: Ý nghĩa của chi tiết bát cháo cám (số lượng: 1, trình bày trên giấy A0) (Phụ lục II. 7) - Các video phỏng vấn thể hiện chiến thuật cuộc giao tiếp văn học (có video đính kèm): + Video 1: Nhập vai nhà văn, trả lời độc giả về ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. + Video 2: Nhập vai nhân vật Tràng, trả lời phỏng vấn về cô vợ nhặt. + Video 3: Trong vai độc giả, tưởng tượng về tương lai và cuộc sống của gia đình Tràng. b. Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp Tại trường THPT Yên Dũng số 2, chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” ở hai lớp 12A5, 12A6. Chúng tôi chọn hai lớp 12A1, 12A2 là những lớp học sinh có trình độ tương đương để làm lớp đối chứng. (Ở hai lớp này, chúng tôi vẫn dạy như trước đây, chưa áp dụng chiến thuật trên). Sau khi dạy xong, chúng tôi yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra nhằm đánh giá hiệu quả của việc vận dụng chiến thuật dạy học mới. Đề bài: Bàn về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, vô duyên. 9
  10. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng: Đó là người đàn bà hiền hậu, ý tứ, biết chăm lo cho gia đình. Còn anh/ chị, anh/ chị nghĩ sao về nhân vật này? Thống kê kết quả bài kiểm tra, chúng tôi thu được bảng số liệu sau: Lớp Tổng Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu, số kém HS Số % Số % Số % Số % lượng lượng lượng lượng 12A1,12A2 86 15 17,4 50 58,1 21 24,5 0 0 12A5, 12A6 87 26 29,9 55 63,2 6 6,9 0 0 Dựa vào bài kiểm tra cho thấy, ở cả hai hình thức dạy đối chứng và thực nghiệm, học sinh cơ bản vẫn nắm được kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở hai lớp thực nghiệm 12A5, 12A6 cao hơn hai lớp đối chứng là 12A1, 12A2. Điều đó cho thấy việc vận dụng chiến thuật Cuộc giao tiếp trong văn học đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc giúp học sinh nắm được kiến thức. Để khẳng định hiệu quả của chiến thuật này đối với việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, chúng tôi tiếp tục dùng phiếu khảo sát tại 2 lớp 12A5, 12A6 với tổng số 87 em (xem chi tiết nội dung phiếu khảo hiệu quả của giải pháp số 1 tại Phụ lục III). Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát như sau: BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI VẬN DỤNG CHIẾN THUẬT “CUỘC GIAO TIẾP VĂN HỌC” VÀO DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN TẠI LỚP 12A5, 12A6 ST Tiêu chí Trước khi Sau khi áp T dụng áp dụng Số % Số % Lượng Lượng 1 Học sinh nghe thụ động. 60 69 0 0 10
  11. 2 Học sinh tự giác hoạt động.. 27 31 87 100 3 Học sinh thích đọc truyện ngắn Vợ nhặt 45 54,7 80 92 của Kim Lân. 4 Học sinh thấy thương xót và trân trọng 50 57,5 87 100 các nhân vật trong truyện. 5 Trước một vấn đề, học sinh nhận thấy cần 43 49,4 81 93,1 phải nhìn nhận và đánh giá từ nhiều góc độ. 6 Học sinh tự tin trình bày và bảo vệ ý kiến 32 36,8 60 69 riêng của bản thân mình. 7 Học sinh tự tin vào khả năng đóng vai, 29 33,3 56 64,4 hóa thân thành một nhân vật khác của mình. 8 Học sinh có thể thực hiện được một cuộc 35 40,2 67 77 phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 9 Học sinh có thể hợp tác tốt với các bạn 56 64,4 84 96,6 khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ. 10 Học sinh biết cách tự học. 44 50,6 62 71,3 11 Học sinh biết cách ghi điểm sáng tạo khi 20 23 69 79,3 viết văn nhờ vào việc liên hệ, mở rộng, so sánh với những tác phẩm khác cùng đề tài. 12 Học sinh cảm thấy giờ học văn thoải mái 17 19,5 80 92 và hứng thú. Nhìn vào kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp mà chúng tôi thu được, có thể thấy, việc vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào dạy đọc hiểu truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã tạo điều kiện cho học sinh phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Các em cảm thấy hứng thú hơn với tác phẩm, với những giờ học văn. Tổ chức dạy học theo hướng này cũng đã đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. 11
  12. 7.1.2. Giải pháp 2 7.1.2.1. Tên giải pháp: Vận dụng chiến thuật “Think – aloud” (“Cuốn phim trí óc”) trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. 7.1.2.2. Nội dung a. Giới thiệu về chiến thuật “Think – aloud” (“Cuốn phim trí óc”) trong đọc hiểu văn bản Thuật ngữ “think- aloud” trong tiếng Anh có nghĩa là “nghĩ- to tiếng”, tức là nói to điều suy nghĩ đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ tiếp xúc với văn bản. Bản chất của chiến thuật này là người đọc sẽ phơi trải những cảm nhận ban đầu, những suy nghĩ cảm tính cá nhân khi tiếp xúc với văn bản. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn là khi người đọc tiếp xúc với từng câu chữ trong văn bản để tìm ra nội dung, ý nghĩa hay thông điệp của nhà văn thì sẽ có một dòng ngôn từ tuôn chảy bên trong tâm thức người đọc một cách thoải mái mà không phải dè dặt trong việc lựa chọn những từ ngữ đắt giá và ít cần lưu ý đến cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng Việt chuẩn. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một môi trường học tập cởi mở hơn được thiết lập khi người đọc tiếp xúc với văn bản bằng sự dẫn dắt ban đầu của cảm tính. Sẽ không hề có sự áp đặt, định hướng hay phán xét nào của giáo viên với người đọc (học sinh) khi có một suy nghĩ hay một từ ngữ nào lóe lên trong tâm trí người đọc. Vậy nên, với chiến thuật này học sinh sẽ giống như một nhà biên kịch không chuyên, thỏa sức sáng tạo với một kịch bản tự do, phóng khoáng. Cũng vì thế mà think- aloud còn được xem là “cuốn phim trí óc” giúp cho học sinh phát triển tư duy, được tự do bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ của bản thân mà không bị “án ngữ” bởi những ý tưởng đóng khung đã có. Với chiến thuật này, bạn đọc học sinh sẽ được trải nghiệm rất nhiều cấp độ đọc hiểu cùng một lúc. Từ đọc tái hiện, đọc giải thích, đọc sáng tạo cho đến đọc đánh giá hay đọc nghiên cứu, đọc suy ngẫm liên tưởng. Có hai cách thức để thực hiện chiến thuật này đó là cuốn phim trí óc – nói và cuốn phim trí óc - viết. Cuốn phim trí óc nói là dạng think-aloud được phát 12
  13. biểu to lên, trực tiếp thông qua kênh phát âm. Còn cuốn phim trí óc viết là dạng bản ghi trung thực nội dung đang diễn ra trong đầu độc giả khi họ đọc văn bản. Chiến thuật “cuốn phim trí óc” sẽ quay chậm trước mắt độc giả hình ảnh bạn đọc đang trực tiếp nhận diện từng câu chữ, nắm bắt thông tin bề mặt; hình dung, tưởng tượng và tạo liên hệ kết nối liên văn bản và trải nghiệm cá nhân của bản thân mình. Người đọc sẽ đặt ra những giả thiết, tiên đoán bước phát triển tiếp tới của hành động nhân vật, đặt ra và tự trả lời câu hỏi xem tác giả thực sự định nói gì, nhân vật muốn làm gì, tại sao lại,… rút ra thông điệp nghệ thuật của nhà văn. b. Vận dụng chiến thuật “Think – aloud” (“Cuốn phim trí óc”) trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. * Trước tiên, trong vai trò giáo viên, tôi đã vận dụng “Think – aloud” (“Cuốn phim trí óc”) vào quá trình đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân để xây dựng một số cuốn phim mẫu dưới dạng viết như sau: Thứ nhất, “cuốn phim trí óc” miêu tả cảnh Tràng dẫn cô vợ nhặt về nhà qua xóm ngụ cư (xem chi tiết ở phụ lục V.1) Thứ hai, “cuốn phim trí óc” miêu tả cuộc gặp gỡ lần thứ hai của Tràng và cô vợ nhặt (xem chi tiết ở phụ lục V. 2) Thứ ba, “cuốn phim trí óc” miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng ra mắt vợ với mẹ (xem chi tiết ở phụ lục V. 3) * Sau đó, tôi tiến hành thiết kế và tổ chức dạy thử nghiệm một số hoạt động dạy học vận dụng chiến thuật “Think – aloud” đối với truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân như sau: Thứ nhất, vận dụng chiến thuật “Think – aloud” vào dạy đọc hiểu đoạn văn : “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà… chợt hắn thấy sờ sợ” (tr.25, sgk) (xem chi tiết cách thức tổ chức ở phụ lục IV. 1) Thứ hai, vận dụng chiến thuật “Think – aloud” vào dạy đọc hiểu đoạn văn : “Bà lão lật đật chạy xuống bếp… Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người” (tr. 31, sgk) (xem chi tiết cách thức tổ chức ở phụ lục IV. 2) 13
  14. 7.1.2.3. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp Để thực hiện giải pháp này, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ở hai lớp 12a5, 12a6 theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các cuốn phim mẫu (xem chi tiết trong phụ lục V.1, V. 2, V.3) Bước 2: Lựa chọn phần văn bản có thể áp dụng chiến thuật (thường là những đoạn văn bản đặc sắc, “có vấn đề”. Chú ý dung lượng đoạn không quá dài để tránh việc mất nhiều thời gian hoặc là bị “loãng”). Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt khi dạy đọc hiểu phần văn bản đã chọn; thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng vận dụng chiến thuật “Think - aloud” để có thể đạt mục tiêu đó. (Xem phụ lục IV) Bước 4: Dạy thực nghiệm - Giáo viên dẫn dắt giới thiệu, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh (Giới thiệu đoạn văn bản được chọn, hướng dẫn học sinh cách xây dựng phim: Đọc đoạn văn bản này, ý nghĩ hay cảm xúc nào đến với em đầu tiên? Em hình dung tác giả đang nói đến điều gì? Vì sao? Em liên tưởng tới những hình ảnh, sự việc nào? Suy nghĩ, đánh giá của em?). Lưu ý: Kĩ thuật này mất khá nhiều thời gian nên khi học sinh đã biết cách thực hiện thì giáo viên nên yêu cầu học sinh thực hành “làm phim” từ trước giờ học, để đảm bảo thời gian trên lớp. - Giáo viên cho học sinh thực hành. (Phụ lục V. 4) - Phát “phim” - Thảo luận, đánh giá “phim” (xem chi tiết cách đánh giá ở phụ lục IV và các hình ảnh ở phụ lục V.10) Bước 5: Thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm trước tổ, hướng tới việc nhân rộng phạm vi áp dụng của giải pháp này sang các lớp học khác, các tác phẩm khác. 7.1.2.4. Kết quả thực hiện giải pháp Kết thúc giờ học, 100% học sinh xây dựng được “cuốn phim trí óc” của riêng mình. Học sinh biết cách đọc chậm, biết tưởng tượng, cảm nhận, đưa ra các phán đoán, lí giải và đánh giá. Không khí giờ học cởi mở và dân chủ. 14
  15. * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp - Ba “cuốn phim trí óc” dưới dạng viết do giáo viên xây dựng để làm mẫu minh họa cho kĩ thuật (xem chi tiết trong phụ lục V.1, V. 2, V.3) - Một số “cuốn phim trí óc” do học sinh xây dựng. (Phụ lục V.5, V.6, V.7, V.8, V.9) * Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp Tại trường THPT Yên Dũng số 2, chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm chiến thuật “think - aloud” ở hai lớp 12A5, 12A6. Chúng tôi cũng chọn hai lớp 12A1, 12A2 là những lớp học sinh có trình độ tương đương để làm lớp đối chứng. (Ở hai lớp này, chúng tôi vẫn dạy như trước đây, chưa áp dụng chiến thuật trên). Sau khi dạy xong, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra nhằm đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Đề bài: Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu ra rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp con trai mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của và rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ : Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tr.28-29, NXB Giáo dục, 2009) Thống kê kết quả bài kiểm tra, chúng tôi thu được bảng số liệu sau: 15
  16. Lớp Tổng Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu, số kém HS Số % Số % Số % Số % lượng lượng lượng lượng 12A1,12A2 86 8 9,3 46 53,5 32 37,2 0 0 12A5, 12A6 87 17 19,5 63 72,4 7 8,1 0 0 Dựa vào bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy, ở dạng đề đòi hỏi phải cảm nhận về một trích đoạn ngắn trong tác phẩm, học sinh thường gặp khó khăn vì chưa hiểu sâu sắc đến từng chi tiết. Khi viết bài, chỉ “năm câu ba điều” là học sinh đã hết ý, không biết viết gì. Nhưng với những lớp đã được học theo chiến thuật “think – aloud” thì học sinh đã biết cách thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân mình về đoạn trích khá tốt. Do học sinh đã biết cách đọc, đang dần dần trở thành một bạn đọc độc lập. Vì vậy, nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rõ, số lượng điểm giỏi, điểm khá ở hai lớp thực nghiệm 12A5, 12A6 cao hơn hẳn so với hai lớp đối chứng chưa được học theo chiến thuật này. Kết quả ấy khẳng định tính hiệu quả của “Think –aloud” đối với việc hình thành kiến thức ở học sinh. Để khẳng định hiệu quả của chiến thuật này đối với việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát tại hai lớp 12A5, 12A6 với tổng số 87 em (xem chi tiết nội dung phiếu khảo sát hiệu quả của giải pháp 2 tại Phụ lục VI). Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát như sau: BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI VẬN DỤNG CHIẾN THUẬT “THINK - ALOUD” VÀO DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN TẠI LỚP 12A5, 12A6 STT Tiêu chí Trước khi Sau khi áp dụng áp dụng Số % Số % Lượng Lượng 1 Khi đọc văn bản, em thấy câu chữ cứ trôi 67 77 15 17,2 tuột đi, không còn lắng đọng lại gì trong 16
  17. đầu. 2 Em phải cố ghi nhớ theo kiểu học vẹt, 67 77 15 17,2 nhồi nhét kiến thức. 3 Em nhận thấy khả năng tưởng tượng và 25 28,7 70 80,5 liên tưởng của mình đã được phát huy. 4 Em tự tin trình bày và bảo vệ ý kiến riêng 32 36,8 63 72,4 của bản thân mình. 5 Mỗi giờ học văn với em là cơ hội để được 7 8 45 51,7 đồng cảm và sẻ chia với mọi người. 6 Em cảm thấy hứng thú với việc đọc tác 41 47,1 80 92 phẩm. 7 Em nhận thấy mình còn có khả năng đọc 22 25,3 54 62,1 hiểu được cả các văn bản khác ngoài nhà trường. 7 Khả năng viết văn dạng bài cảm nhận về 29 33,3 60 69 một chi tiết hay một trích đoạn của em có tiến bộ hơn. 8 Em cảm thấy giờ học văn cởi mở và thoải 16 18,4 87 100 mái. Kết quả trên đây chứng tỏ, việc áp dụng giải pháp sáng kiến đã đem lại những hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Học sinh đã có sự phát triển về cả phẩm chất, năng lực và hứng thú học tập đáng ghi nhận. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Sáng kiến này đã được áp dụng thành công ở hai lớp 12A5, 12A6 khi dạy đọc hiểu tác phẩm Vợ nhặt. Có thể áp dụng giải pháp trong sáng kiến này để dạy học không chỉ với tác phẩm Vợ nhặt mà còn là tất cả các văn bản đọc hiểu khác, ở tất cả các lớp thuộc ba khối 10, 11, 12 trong học kì II của năm học 2020 – 2021 và những năm học tiếp theo. 17
  18. Sử dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học”, giáo viên có thể vận dụng vào tất cả các bài thuộc kiểu văn bản nghệ thuật, văn bản thông tin hoặc ôn tập văn học. Với các văn bản nghệ thuật, chúng ta có thể xây dựng cuộc giao tiếp văn học theo hướng liên văn bản (những văn bản có cùng đề tài,…), hoặc xây dựng dựa trên các hình ảnh, chi tiết, tình huống ẩn chứa nhiều cách nhìn, nhiều cách hiểu khác nhau. Với văn bản thông tin, có thể áp dụng chiến thuật này để học sinh đối thoại với nhau xung quanh những vấn đề có ý nghĩa nhật dụng hoặc các khái niệm then chốt. Còn đối với những bài ôn tập văn học, trên cơ sở học sinh đã được học kiến thức cụ thể về tác phẩm, giáo viên có thể chọn ra những vấn đề lớn, xây dựng cuộc giao tiếp văn học theo xu hướng liên văn bản, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hứng thú cho học sinh. Sử dụng chiến thuật “Think – aloud”, giáo viên có thể vận dụng vào dạy tất cả văn bản nghệ thuật (nhất là những đoạn văn bản đặc sắc) để giúp học sinh tăng cường khả năng tập trung, tư duy, liên tưởng. Sự thức tỉnh cảm xúc qua mỗi lần học sinh đưa ra những giải thích, lí giải, tiên đoán… sẽ khiến các em nhớ văn bản lâu hơn và ngấm văn bản “sâu” hơn. Ngoài ra, chiến thuật này còn có thể sử dụng để tạo nên một nền tảng kiến thức tác phẩm chắc chắn giúp học sinh có thể làm tốt dạng bài nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến Sau khi áp dụng hai giải pháp trên ở tại trường THPT Yên Dũng số 2, hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau: - Về lợi ích kinh tế: Giải pháp có tính kinh tế cao, dễ thực hiện, không tốn kém. Giáo viên có thể sử dụng phần lí luận của sáng kiến kinh nghiệm này để tiếp tục vận dụng vào các tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại trường THPT Yên Dũng số 2. Giáo viên và học sinh có thể sử dụng các giải pháp được xây dựng trong sáng kiến để áp dụng cho giờ dạy và trở thành tư liệu tham khảo của những năm học sau. 18
  19. - Về lợi ích xã hội: Khi áp dụng các giải pháp trong sáng kiến này, học sinh sẽ hiểu tác phẩm sâu sắc hơn. Và hơn thế, học sinh được rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng, so sánh; rèn luyện cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề; rèn luyện cách trình bày vấn đề và bảo vệ ý kiến của bản thân. Những kĩ năng này sẽ giúp cho các em ghi điểm sáng tạo trong bài làm văn nghị luận. Bên cạnh đó, các em còn biết cách đọc những văn bản ngoài chương trình sách giáo khoa, biết cách giải quyết khi đứng trước những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Khi áp dụng các chiến thuật này một cách hiệu quả thì những giờ học văn sẽ trở nên thoải mái, dân chủ, học sinh sẽ cảm thấy chủ động và hứng thú hơn. Các em được thử sức làm biên tập viên, làm phóng viên, làm biên kịch, làm diễn viên, được tự do tranh luận,... Từ đó, học sinh tự tin, khám phá chính bản thân mình. Tình yêu và lòng say mê với môn Văn của các em cũng từ đó mà được đánh thức. Như vậy, sáng kiến này đã hướng tới việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thúc đẩy quá trình đổi mới dạy và học ở cả giáo viên và học sinh. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Yên Dũng, ngày 10 tháng 04 năm 2021 KT. HIỆU TRƯỞNG Tác giả sáng kiến PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thùy Trang Lê Đình Khương 19
  20. PHỤ LỤC PHỤ LỤC I THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN THEO HƯỚNG VẬN DỤNG CHIẾN THUẬT “CUỘC GIAO TIẾP VĂN HỌC” 1. Vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" vào hoạt động khởi động - Mục tiêu: + Tạo không khí sôi nổi, khơi gợi sự hứng thú của học sinh trước khi bắt đầu tìm hiểu bài học mới. + Phát triển năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin. - Tổ chức hoạt động: vận dụng chiến thuật cuộc giao tiếp văn học kết hợp phương pháp đàm thoại gợi mở, học sinh hoạt động cá nhân. + Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hãy kể tên ít nhất 03 tác phẩm viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong từng tác phẩm ấy, hình ảnh người nông dân hiện lên như thế nào? Giáo viên chiếu sơ đồ cuộc giao tiếp có tính giả định, ở giữa đặt chủ đề: “Người nông dân tôi biết”, xung quanh sẽ là những cánh hoa để trắng chờ ghi ý kiến của các học sinh. + Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 2-3 học sinh phát biểu để điền thông tin vào các cánh hoa. + Giáo viên dẫn dắt, chuyển giao nhiệm vụ học tập: Từ những người nông dân tôi biết, hãy nêu cảm nhận chung của anh/ chị về hình ảnh người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng nói chung. + Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - Phương án đánh giá: Đánh giá trên câu trả lời của học sinh dựa trên hai tiêu chí: kể được tên tác phẩm, nhận xét được đặc điểm của hình tượng người nông dân trong tác phẩm. - Sản phẩm mong đợi: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2