Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học hữu cơ 11" với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung; nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học nói riêng; phát triển năng lực của học sinh để có thể trở thành những công dân toàn cầu thích ứng với xu thế chung của thời đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƢỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP NGÀNH TÊN SÁNG KIẾN: VẬN DỤNG DẠY HỌC STEM TRONG CHƢƠNG TRÌNH HÓA HỌC HỮU CƠ 11 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Bích Hồng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Tiên Du số 1 Bộ môn: Hóa học TIÊN DU, THÁNG 2 NĂM 2023
- PHIẾU ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP NGÀNH THẨM ĐỊNH 1. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG - Năm sinh: 1988 Nam/Nữ: Nữ - Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Năm: 2012 - Chức vụ: Giáo viên - Điện thoại: 0987923902 - Tên cơ quan đang công tác: Trƣờng THPT Tiên Du số 1 (tỉnh Bắc Ninh) - Số lần đạt CSTĐ cấp cơ sở : 0 lần 2. Tên sáng kiến “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học hữu cơ 11”. 3. Mục tiêu của sáng kiến Đề xuất biện pháp giáo dục STEM cho học sinh thông qua dự án học tập, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung; nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học nói riêng; phát triển năng lực của học sinh để có thể trở thành những công dân toàn cầu thích ứng với xu thế chung của thời đại. Áp dụng thiết kế dự án học tập “Nƣớc rửa tay khô vì sức khỏe cộng đồng”, “Làm giấm ăn từ hoa quả” theo định hƣớng giáo dục STEM. 4. Tính mới của sáng kiến Tác giả đã đƣa ra đƣợc 5 giải pháp chính nhằm tăng hiệu quả dạy và học STEM cho giáo viên và học sinh THPT. Bao gồm: Giải pháp thứ nhất: Phân tích mục tiêu, nội dung chƣơng trình hóa học hữu cơ 11. Giải pháp thứ hai: Kết hợp xây dựng các chủ đề dạy học STEM với phƣơng pháp dạy học truyền thống. Giải pháp thứ ba: Đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong dạy học hoá học. Giải pháp thứ tƣ: Xây dựng chủ đề minh họa theo hƣớng giáo dục STEM.
- Giải pháp thứ năm: Đánh giá năng lực QGVĐ và ST thông qua hoạt động trải nghiệm STEM. Hệ thống các giải pháp đƣợc trình bày khoa học, logic, giúp ngƣời dạy dễ vận dụng vào bài giảng và giúp học sinh hứng thú với bài học hơn, ghi nhớ kiến thức bài học nhanh hơn và lâu hơn. Sáng kiến cũng đề cao phong cách học tập của ngƣời học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt ngƣời học vào vai trò của một nhà phát minh, ngƣời học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức đƣợc trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà ngƣời học đang phải giải quyết. 5. Đóng góp cho đơn vị, ngành Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Hóa học cũng nhƣ nhiều môn học khác ở trƣờng THPT, THCS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học của giáo viên và học sinh Trƣờng Tiên Du số 1 nói riêng và của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh nói chung. 6. Hiệu quả của sáng kiến Tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực học tập cho học sinh. Góp phần định hƣớng và hình thành, phát triển một số năng lực chuyên biệt cho học sinh trong thời đại công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ. 7. Thời gian xây dựng sáng kiến Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023. THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ Tiên Du, ngày 05 tháng 01 năm 2023 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Bích Hồng
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp cơ sở đơn vị trƣờng THPT Tiên Du số 1 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành 1. Tên sáng kiến: “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học hữu cơ 11”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hồng - Cơ quan, đơn vị: Trƣờng THPT Tiên Du số1 - Địa chỉ: Việt Đoàn – Tiên Du – Bắc Ninh - Điện thoại: 0987923902 - Email: bichhong.sp@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến: không. 5. Chủ đầu tƣ tạo ra sáng kiến: Tác giả. 6. Các tài liệu kèm theo: Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến): Mẫu 02/SK. Tiên Du, ngày 05 tháng 01 năm 2023 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Bích Hồng
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học hữu cơ 11”. 2. Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu: 28/03/2022 3. Các thông tin cần bảo mật: không 4. Mô tả các giải pháp cũ thƣờng làm Nhiều năm qua, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa cũng nhƣ các sách bài tập tham khảo của giáo dục nƣớc ta, nhìn chung còn mang tính hàn lâm, nặng về thi cử; chƣa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hƣớng nghiệp cho học sinh; chƣa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời học, học sinh còn hạn chế về năng lực phản biện, tƣ duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành. Những tồn tại mà bản thân tôi gặp phải trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học THPT, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp dạy học truyền thống kết hợp với một số phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học tích cực: Dạy học theo nhóm, dạy học dự án, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh để tăng tình trực quan, kích thích tƣ duy học sinh. Tuy nhiên, học sinh mới chỉ dừng lại ở quan sát và tƣ duy. Trong các giờ học giáo viên vẫn đóng vai trò là ngƣời truyền thụ kiến thức, là trung tâm của quá trình học; học sinh chủ yếu lắng nghe, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít đƣợc thể hiện năng lực của bản thân. Học sinh chỉ nắm đƣợc các kiến thức lý thuyết, nội dung mở rộng, vận dụng mang tích cập nhật, thời sự… nhiều học sinh chƣa nắm đƣợc. Học sinh chủ yếu đƣợc rèn luyện kỹ năng: Nghe, quan sát, vận dụng kiến thức viết phƣơng trình hóa học, tính toán phƣơng trình… học sinh chƣa khám phá hết năng lực của bản thân, chƣa chủ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn trong cuộc sống còn nhiều hạn chế.
- 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Chỉ thị số 16/CT- TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 04 tháng 05 năm 2017 đã đƣa ra giải pháp về mặt GD: “…Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đòi hỏi con ngƣời phải thay đổi để phù hợp với xu thế chung của thời đại. Và GD với vai trò đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội. Nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai các hoạt động GD để hƣớng tới đổi mới CTGDPT, nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Đi cùng theo đó, mỗi GV cũng cần trau dồi chuyên môn, thay đổi PPDH để tạo ra những bài giảng hay, dần thay thế vai trò đối với ngƣời học, thay vì truyền thụ kiến thức 1 chiều, HS cần tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, tích cực trong việc tìm tòi kiến thức, GV sẽ là ngƣời định hƣớng, đƣa ra các nội dung một cách gợi mở. Hóa học là môn khoa học có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Do đó việc dạy học hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính thực tế của môn học. Hiện nay, phƣơng pháp giảng dạy truyền thống thƣờng chỉ tập trung vào các lý thuyết, khái niệm “khô khan”, bắt học sinh phải học thuộc mà thiếu đi phần thực hành để ngƣời học có thể trải nghiệm và hiểu đƣợc bản chất của vấn đề đƣợc dạy. Điều này dễ sinh ra tâm lý chán nản, không gợi đƣợc sự hứng thú trong môn học cho nhiều bạn học sinh . Để môn học này trở nên thú vị và dễ hiểu hơn, trong chƣơng trình giảng dạy cần lồng ghép khéo léo lý thuyết và thực hành, khiến học sinh có thể vận dụng các kiến thức học đƣợc vào thực tế. Điều này sẽ khiến môn học tƣởng nhƣ khô khan này trở nên gần gũi và đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phƣơng
- pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”. Phƣơng pháp dạy học STEM đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới đó. Hiện nay phƣơng pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nƣớc có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội đƣợc kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Từ lý do trên, tôi lựa chọn biện pháp “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học hữu cơ 11” nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh và tạo đƣợc hứng thú học tập cho học sinh; góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng phổ thông. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề STEM trong dạy học hóa học hữu cơ 11 nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh và tạo đƣợc hứng thú học tập cho học sinh; góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng phổ thông.. Thực hiện đúng chủ trƣơng, hƣớng dẫn của Ngành về đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, dạy học theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thực hiện giáo dục STEM trong nhà trƣờng.... Rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc theo nhóm, hợp tác một cách có hiệu quả, từ đó hình thành năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Cụ thể các giải pháp: Giải pháp thứ nhất: Phân tích mục tiêu, nội dung chƣơng trình hóa học hữu cơ 11. Giải pháp thứ hai: Kết hợp xây dựng các chủ đề dạy học STEM với phƣơng pháp dạy học truyền thống.
- Giải pháp thứ ba: Đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong dạy học hoá học. Giải pháp thứ tƣ: Xây dựng chủ đề minh họa theo hƣớng giáo dục STEM. Giải pháp thứ năm: Đánh giá năng lực QGVĐ và ST thông qua hoạt động trải nghiệm STEM. * Kết quả sáng kiến: Trong các giờ học, không khí lớp học rất sôi nổi, tích cực, HS đã bƣớc đầu có sự chuyển biến về phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS cụ thể HS đã biết phát hiện và nêu đƣợc tình huống có vấn đề, phân tích và lập kế hoạch, đề xuất đƣợc một biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan tới cuộc sống. Qua kết quả các bài kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên (thời gian: 45 phút), kiểm tra học kỳ cũng nhƣ tổng kết học kỳ tôi nhận thấy: - Đa số học sinh tỏ ra tự tin, hứng thú khi giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống. - Số học sinh hiểu bài và vận dụng giải thích các vấn đề có liên quan tới đời sống thấy có sự chuyển biến tốt hơn trƣớc, đã bƣớc đầu xử lý tốt các tình huống tƣơng tự và một số tình huống mới. * Sản phẩm đƣợc tạo ra từ giải pháp Tôi đã xây dựng đƣợc 2 chủ đề STEM thuộc phần hóa học hữu cơ 11: + Chủ đề 1: Nƣớc rửa tay khô vì sức khỏe cộng đồng. + Chủ đề 2: Làm giấm ăn từ hoa quả. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Quá trình dạy học môn hóa học lớp 11A5, 11A9. Kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực vận dụng kiến thức trong học tập của bộ môn hóa học. Các bài dạy trong chƣơng trình hóa học hữu cơ lớp 11. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Hóa học cũng nhƣ nhiều môn học khác ở trƣờng THPT, THCS, góp
- phần nâng cao chất lƣợng dạy học của giáo viên và học sinh Trƣờng Tiên Du số 1 nói riêng và của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh nói chung. - Tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực học tập cho học sinh. - Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực chuyên biệt của học sinh trong thời đại số. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Bích Hồng
- i MỤC LỤC Trang Mục lục i Danh mục viết tắt iii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1. Mục đích của sáng kiến 1 2. Tính mới của sáng kiến 1 3. Đóng góp của sáng kiến 1 Phần 2. NỘI DUNG 3 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC 3 HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lí do chọn đề tài 3 1.2. Thuận lợi 4 1.3. Khó khăn 4 Chƣơng 2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƢỢC ÁP DỤNG 6 2.1. Giải pháp thứ nhất: Phân tích mục tiêu, nội dung chƣơng trình 6 hóa học hữu cơ 11 2.2. Giải pháp thứ hai: Kết hợp xây dựng các chủ đề dạy học STEM 8 với phƣơng pháp dạy học truyền thống 2.3. Giải pháp thứ ba: Đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế tổ 8 chức hoạt động trải nghiệm STEM trong dạy học hoá học 2.4. Giải pháp thứ tƣ: Xây dựng chủ đề minh họa theo hƣớng giáo 10 dục STEM 2.5. Giải pháp thứ năm: Đánh giá năng lực QGVĐ và ST thông qua 33 hoạt động trải nghiệm STEM Chƣơng 3. KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI 36 CỦA SÁNG KIẾN Phần 3. KẾT LUẬN 41 1. Những vấn đề quan trọng nhất đƣợc đề cập đến của sáng kiến 41
- ii 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 42 3. Khuyến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 46
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTCT Công thức cấu tạo CTPT Công thức phân tử CTNT Chƣơng trình nhà trƣờng CTGDNT Chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng CNH Công nghiệp hóa CNTT Công nghệ thông tin DH Dạy học DHDA Dạy học dự án DHTCĐ Dạy học theo chủ đề ĐC Đối chứng GV Giáo viên GD Giáo dục HĐH Hiện đại hóa HS Học sinh NL Năng lực NLGQVĐ&ST Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo PP Phƣơng pháp PPDH Phƣơng pháp dạy học PTHH Phƣơng trình hóa học SGK Sách giáo khoa STK Sách tham khảo THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sƣ phạm
- 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề STEM trong dạy học hóa học hữu cơ 11 nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh và tạo đƣợc hứng thú học tập cho học sinh; góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng phổ thông. Thực hiện đúng chủ trƣơng, hƣớng dẫn của Ngành về đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, dạy học theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thực hiện giáo dục STEM trong nhà trƣờng.... Rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc theo nhóm, hợp tác một cách có hiệu quả, từ đó hình thành năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 2. Tính mới và ƣu điểm nổi bật của sáng kiến Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu: 28/03/2022 tại trƣờng THPT Tiên Du số 1 cho các lớp của trƣờng (11A5, 11A9). Sáng kiến đã triển khai vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật, dạy học tích cực nhƣ: Làm việc nhóm, quan sát; trình bày báo cáo thu hoạch; phối hợp các phƣơng pháp đánh giá, tổng hợp và xử lý số liệu…Sử dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra. Sáng kiến góp phần làm sáng tỏ cở sở lý luận về thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo hƣớng vận dụng giáo dục STEM với bộ môn Hóa học trong trƣờng phổ thông. 3. Đóng góp cho đơn vị, ngành Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Hóa học cũng nhƣ nhiều môn học khác ở trƣờng THPT, THCS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học của giáo viên và học sinh Trƣờng Tiên Du số 1 nói riêng và của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh nói chung.
- 2 Tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực học tập cho học sinh, giúp các em tự lĩnh hội đƣợc kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Góp phần định hƣớng và hình thành, phát triển một số năng lực chuyên biệt cho học sinh trong thời đại công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ. Do điều kiện thời gian và hạn chế của một sáng kiến kinh nghiệm nên đề tài chỉ có áp dụng nghiên cứu trên phạm vi hẹp (thực nghiệm ở 1 trƣờng THPT Tiên Du số 1 nơi tác giả công tác). Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến này đƣợc hoàn chỉnh hơn và có điều kiện áp dụng trong phạm vi rộng hơn, để đƣợc đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh.
- 3 Phần 2. NỘI DUNG Chƣơng 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lí do chọn đề tài Chỉ thị số 16/CT- TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 04 tháng 05 năm 2017 đã đƣa ra giải pháp về mặt GD: “…Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đòi hỏi con ngƣời phải thay đổi để phù hợp với xu thế chung của thời đại. Và GD với vai trò đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội. Nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai các hoạt động GD để hƣớng tới đổi mới CTGDPT, nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Đi cùng theo đó, mỗi GV cũng cần trau dồi chuyên môn, thay đổi PPDH để tạo ra những bài giảng hay, dần thay thế vai trò đối với ngƣời học, thay vì truyền thụ kiến thức 1 chiều, HS cần tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, tích cực trong việc tìm tòi kiến thức, GV sẽ là ngƣời định hƣớng, đƣa ra các nội dung một cách gợi mở. Hóa học là môn khoa học có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Do đó việc dạy học hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính thực tế của môn học. Hiện nay, phƣơng pháp giảng dạy truyền thống thƣờng chỉ tập trung vào các lý thuyết, khái niệm “khô khan”, bắt học sinh phải học thuộc mà thiếu đi phần thực hành để ngƣời học có thể trải nghiệm và hiểu đƣợc bản chất của vấn đề đƣợc dạy. Điều này dễ sinh ra tâm lý chán nản, không gợi đƣợc sự hứng thú trong môn học cho nhiều bạn học sinh.
- 4 Để môn học này trở nên thú vị và dễ hiểu hơn, trong chƣơng trình giảng dạy cần lồng ghép khéo léo lý thuyết và thực hành, khiến học sinh có thể vận dụng các kiến thức học đƣợc vào thực tế. Điều này sẽ khiến môn học tƣởng nhƣ khô khan này trở nên gần gũi và đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phƣơng pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”. Phƣơng pháp dạy học STEM đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới đó. Hiện nay phƣơng pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nƣớc có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội đƣợc kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Từ lý do trên, tôi lựa chọn biện pháp “Vận dụng dạy học stem trong chương trình hóa học hữu cơ 11” nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh và tạo đƣợc hứng thú học tập cho học sinh; góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng phổ thông. 1.2. Thuận lợi Trong mỗi nhà trƣờng, đội ngũ GV luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của một nhà trƣờng, bởi lẽ chính họ là ngƣời tổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn, phát triển nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. Học sinh trƣờng THPT Tiên Du số 1 nói riêng và học sinh tỉnh Bắc Ninh nói chung luôn có truyền thống hiếu học, chăm ngoan và năng động, ham học hỏi và thích ứng nhanh với những phƣơng pháp học tập mới. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng khang trang, hiện đại, đầy đủ luôn đáp ứng đƣợc nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. 1.3. Khó khăn Việc học sinh tiếp cận phƣơng pháp dạy học STEM cũng đòi hỏi nhất định về
- 5 mặt năng lực khoa học tự nhiên các em phải đam mê và chịu khó làm việc với chƣơng trình hiện tại thì chỉ nên áp dụng các chủ đề này đối với các lớp theo khối khoa học tự nhiên. Học sinh hiện tại yếu tố đam mê nghiên cứu chƣa nhiều vì các em ngại làm việc do lối giáo dục chỉ tiếp cận kiến thức đã quen thuộc nên các em tƣơng đối bị động trong công việc. Việc thực hiện ngoài không gian trƣờng học cũng gặp một số khó khăn, vì các em ở trong một đội nhóm ở nhiều địa bàn khác nhau. Ở các trƣờng phổ thông hiện tại thời gian ngoài trên lớp các em chủ yếu là học thêm ngoài để thi nên rất khó khăn trong triển khai công việc ngoài giờ, vì các em học thêm dày đặc không có thời gian sắp xếp. Đa số giáo viên chƣa hiểu về phƣơng pháp dạy học tiếp cận STEM còn ngại tìm hiểu và tham gia. Hình thức dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức mỗi giáo viên để họ thay đổi nhận thức không phải một sớm một chiều. Tƣ tƣởng an phận không chịu tiếp thu cái mới cũng là một rào cản mới trong việc đƣa STEM vào trong trƣờng phổ thông.
- 6 Chƣơng 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƢỢC ÁP DỤNG 2.1. Giải pháp thứ nhất: Phân tích mục tiêu, nội dung chƣơng trình hóa học hữu cơ 11 2.1.1. Mục tiêu chương trình hóa học hữu cơ 11 2.1.1.1. Kiến thức - Nêu đƣợc khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản; khái niệm về công thức phân tử hợp chất hữu cơ; khái niệm chất đồng đẳng và chất đồng phân của các hợp chất hữu cơ. - Lập đƣợc công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối. - Viết đƣợc công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn). - Nêu đƣợc khái niệm về các hợp chất hữu cơ: Ankan, anken, ankađien, ankin, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic… - Trình bày đƣợc quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học Ankan, anken, ankađien, ankin, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic… 2.1.1.2. Về kĩ năng - Dựa vào cấu tạo dự đoán tính chất hóa học của các chất hữu cơ. - Viết đƣợc phƣơng trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học - Tiến hành quan sát, làm và giải thích thí nghiệm. - Giải thích một số hiện tƣợng thực tế dựa trên kiến thức đã học. - Làm bài tập hóa học. 2.1.1.3. Về thái độ - Tăng hứng thú học tập môn Hoá học, trau dồi niềm đam mê và khám phá khoa học. - Có ý thức tuyên truyền, vận dụng những những kiến thức đã học vào đời sống, sản xuất. - Rèn luyện đƣợc tính kiên nhẫn, cẩn thận, trung thực trong công việc.
- 7 - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. - Có ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng. - Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động ngƣời khác cùng thực hiện. 2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình hóa học hữu cơ 11 HS đƣợc nghiên cứu các bài trong các chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 4 gồm các bài: Mở đầu về hoá học hữu cơ; Công thức phân tử hợp chất hữu cơ; Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ; Luyện tập: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ; Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo. Chƣơng 5 gồm các bài: Ankan; Luyện tập: Ankan; Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của Metan. Chƣơng 6 gồm các bài: Anken; Ankađien; Luyện tập: Anken và ankađien; Ankin; Luyện tập: Ankin; Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của anken, axetilen. Chƣơng 7 gồm các bài: Benzen và các đồng đẳng. Một số Hiđrocacbon thơm khác; Luyện tập: Hiđrocacbon thơm. Chƣơng 8 gồm các bài: Ancol; Phenol; Luyện tập: Ancol và phenol; Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol. Chƣơng 9 gồm các bài: Anđehit, Xeton; Axit cacboxylic; Luyện tập: Anđehit, xeton, axit cacboxylic; Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic. Nội dung kiến thức chƣơng trình hóa học hữu cơ 11 hiện hành đƣợc xây dựng nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, nhẹ về tính thực hành ứng dụng, ít vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chƣa có sự kết nối với các lớp học dƣới và với môn học khác. Trên cơ sở phân tích chƣơng trình hóa học hữu cơ lớp 11, tôi xây dựng 2 chủ đề sau nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho HS và tạo đƣợc hứng thú học tập cho HS: Chủ đề 1: Nƣớc rửa tay khô vì sức khỏe cộng đồng. Chủ đề 2: Làm giấm ăn từ hoa quả.
- 8 2.2. Giải pháp thứ hai: Kết hợp xây dựng các chủ đề dạy học STEM với phƣơng pháp dạy học truyền thống. STEM có rất nhiều ƣu điểm tuy nhiên có một số hạn chế nhƣ sau: Thứ nhất, mất nhiều thời gian thực hiện. Một chủ đề thực hiện sẽ mất khá nhiều thời gian ở trên lớp cũng nhƣ ngoài lớp nên ảnh hƣởng đến việc học tập trên lớp các em cũng nhƣ thời gian học tập các môn học khác vì các em cần đầu tƣ thời gian tƣơng đối nhiều khi thực hiện một chủ đề. Thứ hai, trong khi các kì thi hiện tại vẫn chủ yếu rèn luyện trí nhớ kiến thức hàn lâm và nặng về các bài tập tính toán nên các em vẫn phải học để đáp ứng các kì thi, do thói quen học tập cũ nặng về nhồi nhét kiến thức vậy nên chƣa chú tâm học tập và trải nghiệm các công việc đƣợc giao ở nhà, một số em còn làm theo đối phó và suy nghĩ rằng chƣa thiết thực với thi cử hiện hành. Thứ ba, kinh phí thực hiện một số dụng cụ, nguyên liệu khi làm thực hành chƣa đầy đủ, và khá tốn kém nên đôi khi giáo viên và các em cũng ngại làm. Thứ tƣ, STEM là phƣơng pháp tích hợp nên chắc chắn giáo viên giảng dạy đòi hỏi phải nắm rõ phƣơng pháp và cách thức tổ chức giảng dạy cũng nhƣ trình độ liên môn nhất định vì STEM nhƣ là khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ và đam mê công việc nó mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Do vậy chúng ta nên phối hợp lồng ghép giữa phƣơng pháp học tập truyền thống và giáo dục STEM để học sinh có thể đạt hiệu quả học tập tốt nhất hiện nay. 2.3. Giải pháp thứ ba: Đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hoá học 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động STEM trong dạy học hóa học - Nguyên tắc 1: Chủ đề STEM phải giải quyết vấn đề mang tính thực tiễn. - Nguyên tắc 2: Chủ đề STEM cần tạo cơ hội để HS thực hiện nghiên cứu khoa học hoặc thiết kế kĩ thuật. - Nguyên tắc 3: Các nhiệm vụ học tập của chủ đề STEM phải định hƣớng HS sử dụng kiến thức liên môn thuộc các phân ngành S - T - E - M.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 39 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn