intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập" nhằm trang bị cho các em một vài kỹ năng khi học tập online, thúc đẩy sự chủ động học tập của học sinh. Phương pháp Blended Learning sẽ hỗ trợ tốt cho các em thực hiện đươc điều đó mọi lúc, mọi nơi đều có thể học tập một cách tốt nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI ------------------------------------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƢ PHẠM ỨNG DỤNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 9 TIN HỌC 11 TẠI TRƢỜNG THPT LÊ LỢI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP Lĩnh vực/ Môn: Tin học Tên tác giả: Trần Công Thắng GV môn: Tin học Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Lê Lợi NĂM HỌC 2021 – 2022
  2. 2 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 II. GIỚI THIỆU............................................................................................... 2 1. Hiện trạng .................................................................................................... 2 2. Nguyên nhân ................................................................................................ 2 3. Giải pháp thay thế ....................................................................................... 2 3.1. Cơ sở khoa học của giải pháp.................................................................. 2 3.2. Các yêu cầu khi thực hiện giải pháp ...................................................... 2 3.3. Quá trình thực hiện giải pháp ................................................................. 3 4. Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 10 5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 10 III. PHƢƠNG PHÁP ..................................................................................... 10 1. Khách thể nghiên cứu. ................................................................................ 10 2. Thiết kế ......................................................................................................... 10 3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 10 4. Đo lƣờng ....................................................................................................... 11 Đo lƣờng kiến thức .......................................................................................... 11 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ............................. 12 Phân tích kết quả về kiến thức ....................................................................... 12 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 13 1. Kết luận: ....................................................................................................... 13 2. Khuyến nghị ................................................................................................. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 14 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 14 Phụ lục 1 ........................................................................................................... 14 Phụ lục 2 ........................................................................................................... 15 Phụ lục 3 ........................................................................................................... 16
  3. 3 I. TÓM TẮT Trong tình hình dạy học hiện nay, việc học tập của học sinh đang dần hướng tới tính tích cực, chủ động. Học sinh có thể chủ động tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn học liệu khác nhau ở trên mạng Intenet, ngoài việc học tập truyền thống. Để có thể tạo điều kiện tốt nhất và trang bị cho các em một vài kỹ năng khi học tập online thì một đề xuất đó là: kết hợp việc học tập truyền thống và học tập online là một phương pháp phù hợp hiện nay. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay việc chủ động học tập của học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng. Phương pháp Blended Learning sẽ hỗ trợ tốt cho các em thực hiện đươc điều đó mọi lúc, mọi nơi đều có thể học tập một cách tốt nhất. Sử dụng phương pháp Blended Learning được hiểu là hình thức kết hợp trong học tập bằng cách kết nối giữa hình thức học tập online sử dụng các nền tảng công nghệ và hình thức học tập truyền thống trên lớp. Với phương pháp học tập này người học vừa có thể mở rộng trải nghiệm trong quá trình học tập truyền thống kết hợp với những đổi mới trong cách thức truyền tải của giáo viên và có thể tìm hiểu, khai thác sâu vấn đề dựa trên kho dữ liệu kiến thức to lớn trên internet.
  4. 4 II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đa số học sinh ở trường THPT Lê Lợi đều được trang bị tối thiểu một điện thoại thông minh hoặc một máy tính có kết nối intenet. Điều này hỗ trợ rất tốt cho quá trình tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi, kiểm tra quá trình học tập của học sinh tôi nhận thấy một vài vấn đề: - Học sinh chưa tích cực học tập về bộ môn Tin học, chỉ một số ít học sinh tích cực, yêu thích môn học nên kết quả học tập chưa cao. - Chương trình tin học lớp 11 – sử dụng NNLT Pascal không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 2. Nguyên nhân - Chương trình học liên quan tới tư duy thuật toán đòi hỏi học sinh phải tích cực làm việc, trong khi đó học sinh có ít thời gian để giải quyết. - Ngôn ngữ lập trình Pascal vẫn còn nặng về trình bày các yếu tố đặc trưng riêng về Pascal sâu dẫn đến gây quá tải cho dạy và học. - Học sinh ít trải nghiệm về lập trình nên rất lúng túng khi viết chương trình. - Học sinh có ít động cơ học tập. 3. Giải pháp thay thế Sử dụng phương pháp blended learning là liên kết chặt chẽ giữa sự hướng dẫn của giáo viên ở lớp học truyền thống và sự chỉ dẫn gián tiếp từ tài liệu học tập trực tuyến trong hoạt động dạy học chủ đề 9 tin học 11 tại trường THPT Lê Lợi nhằm: Giúp trải nghiệm học tập trở nên phong phú, tích cực hơn và tăng hiệu quả học tập của học sinh. 3.1. Cơ sở khoa học của giải pháp Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI khẳng định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc". 3.2. Các yêu cầu khi thực hiện giải pháp Trước hết: Người giáo viên phải có niềm đam mê thực sự với chuyên môn của mình, có kiến thức phong phú, nắm vững nội dung chương trình… để sử dụng phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài, từng mục. Thứ hai: Giáo viên và học sinh cần nhiều thời gian làm việc hơn. Thứ ba : Giáo viên đưa ra những nội dung liên quan đến bài học một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Thứ tư: Chuẩn bị các bài giảng, các phiếu làm bài. 3.3. Quá trình thực hiện giải pháp  Xây dựng kế hoạch dạy học
  5. 5 Chuẩn bị: Bài giảng E_Learning + Giảng dạy những ý chính trong giáo án của mình: + Kết hợp thêm yếu tố công nghệ bằng vài ví dụ liên quan đến bài giảng thông qua các công cụ hỗ trợ như video, hình ảnh, các website… để giúp bài giảng trở nên thú vị, hấp dẫn và đầy đủ hơn. + Kết hợp ra câu hỏi luyện tập, vận dụng trên các phần mềm hỗ trợ dạy học: Ispring-Quizi cho học sinh trải nghiệm để có thể rút ra được những kiến thức cơ bản trong hoạt động tiếp thu kiến thức một cách chủ động.  Kế hoạch dạy học trực tiếp + Thảo luận, trao đổi các vấn đề liên quan đến nội dung bài học + Ra các câu hỏi, bài tập nhằm đánh giá HS tại lớp Thực hiện kế hoạch dạy học: Tự nghiên cứu Trao đổi, thảo luận Rút Trả ra lời Bài giảng Bài giảng nội blended câu E_Learning Trực tiếp dung, learning hỏi kiến thức Tự đánh giá Củng cố, đánh giá kết quả  Học online: giáo viên gửi bài giảng E-learning trƣớc cho học sinh tự nghiên cứu (trƣớc 2 ngày) - Học sinh tự nghiên cứu bài giảng: Học sinh có thể học bất cứ lúc nào và ở đâu (có thể học theo nhóm hoặc các nhân tự nghiên cứu). - Trong quá trình tự học, học sinh phải hoàn thành các câu trả lời theo bài giảng dưới hình thức trắc nghiệm, ghép nối. - Học sinh có thể trải nghiệm các yêu cầu của giáo viên bằng cách viết chương trình trực tiếp trên máy tính (nếu có) hoặc viết trên giấy. - Tóm tắt các ý chính theo yêu cầu của giáo viên. Một số hình ảnh minh họa giáo án E_Learing Slide 1 – 4: Khởi động: Cho học sinh trải nghiệm bằng cách đưa bài toán yêu cầu học sinh trải nghiệm bằng cách viết chương trình bằng máy hoặc viết trên giấy sau đó hoạc sinh sẽ trả lời một số câu hỏi:
  6. 6 Chú ý: cho học sinh quan sát video giáo viên giải quyết vấn đề đã nêu ở trên để học sinh có thể thấy được việc sử dụng cấu trúc mảng là thực sự cần thiết để giải quyết được vấn đề. Slide 5 – 9: kiến thức cần đạt: học sinh tự nghiên cứu
  7. 7 Slide 10 – 11: Bài tập trắc nghiệm-củng cố Chú ý: Phần bài tập củng cố phải kết hợp câu hỏi mang tính hệ thống, đa dạng về cách trình bày như: trắc nghiệm lựa chọn phương án đúng, kéo thả, điền khuyết, ghép hình. Để học sinh có thể cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình làm bài. Trong quá trình soạn câu hỏi nên để chế độ trả lời nhiều lần, công bố đáp án ngay sau khi học sinh trả lời xong để cho học sinh có thể tự đánh giá, rút ra được nội dung cơ bản cần đạt.  Học trực tiếp: Tổ chức giảng dạy tại phòng máy - Giáo viên tố chức cho học sinh trao đổi, thảo luận. - Cho học sinh rút ra kiến thức cơ bản cần học. - Củng cố, đánh giá kết quả đạt được của học sinh.
  8. 8 Giáo án: Chủ đề 9: Kiểu mảng (tiết 1) Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Mục tiêu: HS nhận thấy phải sử dụng kiểu Mảng trong bài toán này. Phƣơng pháp: Trải nghiệm và hoạt động nhóm. 1.1. Chuyển giao nhiệm vụ: Viết chương trình nhập vào điểm trung bình môn cuối năm của một lớp học có 40 học sinh. In ra màn hình số lượng học sinh đạt loại giỏi, khá, trung bình và yếu. 1.2. Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ) Hoạt động theo nhóm tổ: - Phân tích bài toán - Đưa ra nhận xét về số biến cần phải sử dụng và kiểu dữ liệu của nó? - Cần phải khắc phục việc khai báo quá nhiều biến cùng kiểu như thế nào? 1.3. Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận). - GV chiếu kết quả học sinh lên Tivi. - Các nhóm nhận xét, so sánh đối chiếu với bài nhóm mình. 1.4. Kết luận, nhận định - Cần khai báo 10 biến để lưu trữ điểm. - Tất cả cùng kiểu số thực. Nếu tăng số lượng học sinh thì số lượng biến cũng tăng theo làm cho việc khai báo trở nên dài dẫn đến việc viết chương trình sẽ phức tạp và dài dòng nên cần thiết phải khai báo mảng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút) Mục tiêu: - HS biết cú pháp khai báo mảng một chiều theo cách trực tiếp. - HS biết cách tham chiếu đến một phần phần tử. Phƣơng pháp: Trải nghiệm và hoạt động nhóm. 2.1 Chuyển giao nhiệm vụ: - Viết cú pháp khai báo biến. - Viết khai báo biến cho bài toán trên. - Trả lời câu hỏi: muốn tham chiếu đến một phần tử trong mảng một chiều thì cú pháp là? 2.2 Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ) - Học sinh nghiên cứu SGK, tài liệu trên mạng Intenet. - Thảo luận trong nhóm. - Viết kết quả ra phiếu học tập theo mẫu giáo viên chuẩn bị (phụ lục 1). 2.3 Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận) - GV chiếu kết quả học sinh lên Tivi. - Các nhóm nhận xét, so sánh đối chiếu với bài nhóm mình.
  9. 9 2.4 Kết luận, nhận định Cú pháp: var :array[kiểu chỉ số] of ; Ví dụ: Var A: Array[1..40] of real; Chú ý: Giáo viên cho học sinh trải nghiệm hai ví dụ dưới để học sinh có thể hiểu được cách nhập dữ liệu cho mảng.  Nhập dữ liệu cho phần tử thứ 2 : readln(A[2]);  Nhập dữ liệu cho tất cả phần tử của mảng: Kết hợp vòng lặp For to do For i:=1 to 40 do readln(A[i]); Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) Mục tiêu: - HS củng cố kiến thức về khai báo mảng. - Biết được cách nhập dữ liệu cho một phần tử bất kì trog mảng. Phƣơng pháp: cá nhân tự nghiên cứu và thực hiện. 3.1. Chuyển giao nhiệm vụ: Thực hiện bài trắc nghiệm (phụ lục 2) 3.2. Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ) - Học sinh thực hiện trực tiếp trên máy tính theo đường link giáo viên cung cấp. 3.3. Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận). - Giáo viên cho học sinh quan sát kết quả trực tiếp so sánh đáp án của mình và tự nhận xét những câu sai. 3.4. Kết luận, nhận định - Giáo viên tổng hợp các câu hỏi tỉ lệ học sinh trả lời sai nhiều để hướng dẫn. Hoạt động 4: Vận dụng (thời gian còn lại 15 phút, nếu đủ thời gian thì có thể cho học sinh tự trải nghiệm viết chương trình, nếu còn ít thời gian thì giáo viên thực hiện chương trình cho học sinh quan sát và ghi chép). Mục tiêu: - HS vận dụng vào bài toán cụ thể. Phƣơng pháp: Trải nghiệm thực tế bằng cách tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết bài toán. 4.1. Chuyển giao nhiệm vụ: Viết chương trình nhập vào điểm trung bình môn cuối năm của một lớp học có 40 học sinh. In ra màn hình số lượng học sinh đạt loại giỏi, khá, trung bình và yếu. 4.2. Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ) - Học sinh thực hiện trực tiếp trên máy tính. 4.3. Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận) - Giáo viên cho học sinh quan sát kết quả của một số học sinh và tự nhận xét.
  10. 10 4.4. Kết luận, nhận định - Giáo viên viết chương trình và cho học sinh quan sát 4. Vấn đề nghiên cứu Sử dụng phương pháp Blended Learning trong dạy học có nâng cao kết quả học tập Chủ đề 9 (tiết 1) cho học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Lợi không? 5. Giả thuyết nghiên cứu Có. Sử dụng phương pháp Blended Learning trong dạy học có nâng cao kết quả học tập Chủ đề 9 (tiết 1) cho học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Lợi. III. PHƢƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu. Tôi chọn khách thể nghiên cứu là lớp 11B1, 11B4 – Trường THPT Lê Lợi – Đông Hà – Quảng Trị. Lớp thực nghiệm (11B1) và lớp đối chứng (11B4) tương đương nhau về: Năng lực học tập môn Tin học, điều kiện kinh tế - xã hội… Hai lớp có cùng một giáo viên dạy môn Tin học. 1. Tươ qua giữa hai nhóm Các thông tin Học sinh các nhóm Sĩ số Nam Nữ Lớp 11B1 38 16 22 Lớp 11B4 38 18 20 2. Thiết kế nghiên cứu Tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra sau tác động với các nhóm tương đương. 2. Lựa chọn thiết kế Lớp Tác động Kiểm tra sau tác động 11B1 Sử dụng phương pháp - Kiểm tra kiến thức của HS Nhóm thực nghiệm blended learning 11B4 Dạy học bình thường - Kiểm tra kiến thức của HS Nhóm đối chứng 3. Quy trình nghiên cứu a. Chuẩn bị của giáo viên * Thiết kế bài giảng E_learning theo hướng: - Cho học sinh có thể tự học. - Có đầy đủ các mục: đặt vấn đề, tự nghiên cứu, bài tập củng cố … để có thể giải quyết vấn đề một cách ngắn gọn nhất. - Chỉ đưa ra các nội dung cơ bản nhất của bài học. - Thiết kế hệ thống câu hỏi theo một trình tự nhất định theo hướng giải quyết các nội dung cốt lõi của bài học để học sinh nghiên cứu một cách thuận lợi nhất phù hợp với học sinh. * Bài giảng trên lớp: đưa ra vấn đề cần giải quyết cho học sinh: - Có thể vận dụng được, không quá phức tạp về thuật toán. - Gần với thực tế để học sinh có thể tự trải nghiệm.
  11. 11 - Tổ chức cho học sinh giải quyết các vấn đề cơ bản. b. Tiến hành tác động BƯỚC 1. Chuẩn bị bài giảng E_learning. BƯỚC 2. Cho học sinh tự học và nghiên cứu bài giảng E-learning trước 2 ngày và yêu cầu hoàn thành theo mức độ câu hỏi đưa ra. BƯỚC 3. Thực hiện trên lớp 3.1: Thảo luận, trao đổi để hinh thành kiến thức mới. 3.2: Hình thành kiến thức. 3.3: Luyện tập: Tổng hợp câu hỏi theo nhiều hình thức khác nhau: Trò chơi ô chữ, trắc nghiệm, ghép tranh … 3.4: Vận dụng: Yêu cầu HS thực hiện bài tập vận dụng đã chuẩn bị sẵn. BƯỚC 4. Nhận xét và đánh giá 3. Thời gian dạy học Tiết phân phối Ngày dạy Tên bài chương trình 23/2/2022 25 CĐ 9: Kiểu mảng (Tiết 1) c. Khảo sát kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi tác động Kiểm tra về kiến thức d. Phân tích xử lí dữ liệu Sau khi thực nghiệm e. Viết báo cáo kết quả. Sau khi thực nghiệm 4. Đo lƣờng và thu thập dữ liệu Tôi thu thập dữ liệu về kiến thức thông qua việc: - Bài kiểm tra kiến thức sau thời gian tác động đối với hai lớp. (Bảng so sánh kết quả bài kiểm tra của 2 lớp 11B1 (lớp sử dụng phương pháp trong dạy học), 11B4 (lớp không sử dụng phương pháp trong dạy học). Đo lƣờng kiến thức Sau tác động, tôi tiến hành kiểm tra kiến thức đã học ở lớp thực nghiệm (11B1) và lớp đối chứng (11B4). (kết quả kiểm tra ở phần phụ lục 3).
  12. 12 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ Phân tích kết quả về kiến thức . ết qu kiểm tra kiến thức Lớp thực nghiệm 11B1 Lớp đối chứng 11B4 Mốt 8.00 7.00 Trung vị 8.00 7.00 Giá trị trung bình 7.47 7.05 Độ lệch chuẩn 1.27 1.49 P (TTEST) sau tác động: 0.0768 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của 2 nhóm sau tác động là :0.28 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra kiến thức giữa 2 lớp Biểu đồ so sánh 7.60 7.50 7.40 7.30 7.20 7.10 7.00 6.90 6.80 11B1 11B4 Từ kết quả phân tích dữ liệu thu đƣợc, cho thấy: Sau tác động: - Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,47 của lớp đối chứng là 7.05. Chênh lệch điểm trung bình: Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 0,42 cho thấy điểm trung bình giữa 2 lớp có sự khác biệt. Lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. - Phổ điểm từ 7 – 9 lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. - Kiểm chứng T-TEST độc lập kết quả kiểm tra sau tác động giữa 2 lớp cho giá trị P bằng 0,0768 > 0,05 cho thấy chênh lệch giữa điểm trung bình giữa 2 lớp đối chứng và thực nghiệm có ý nghĩa. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động nghiêng về lớp thực nghiệm.
  13. 13 - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của bài kiểm tra kiến thức 2 lớp là 0.28. Theo bảng tiêu chi Cohen, mức độ ảnh hưởng của tác động là có ảnh hưởng ở mức độ thấp đến kết quả học tập. - Ta rút ra: sử dụng phƣơng pháp blended learning trong hoạt động dạy học chủ đề 9 (Tiết 1) Tin học 11 tại trƣờng thpt Lê Lợi đã cho thấy có sự tác động đến việc chủ động học tập của học sinh trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên kết quả cho thấy sự tác động vẫn còn thấp so với thực tế vì đây là phương pháp mới, ít được sử dụng nên hiệu quả con chưa cao. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua nghiên cứu, chúng ta đã trả lời cho câu hỏi trong vấn đề nghiên cứu là: Lựa chọn và sử dụng phương pháp blended learning trong dạy học phù hợp với mỗi bài học là điều rất cần thiết trong phương pháp dạy học tích cực. Nhằm giúp các hoạt động học tập của học sinh hiệu quả hơn, làm cho các em yêu thích môn học, chăm học và từ đó nâng cao kết quả học tập. Đặc biệt là nhóm học sinh chưa tích cực – tiếp thu chậm đã có sự tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên, còn vài vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong quá trình chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Học sinh chưa tích cực trong quá trình tự nghiên cứu bài giảng E-learning, còn thực hiện theo kiểu đối phó. - Giáo viên và học sinh sẽ mất nhiều thời gian hơn trong quá trình chuẩn bị và học tập. - Học sinh phải được rèn luyện nhiều hơn về năng lực tự học. - Thiết kế bài giảng E-learning cần đầu tư hơn về bố cục, sinh động hơn về các hoạt động. - Chương trình cần giảm tải để có học sinh có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức. 2. Khuyến nghị: a. Đối với giáo viên: - Tự bồi dưỡng kỹ năng xây dựng và thiết kế bài dạy E-learning trong dạy học - Chủ động tìm tòi, sáng tạo nhiều phương pháp khác nhau để áp dụng vào bài giảng cho phù hợp. - Tích cực sưu tầm, chọn lựa các tài liệu hỗ trợ cho bài giảng ngày càng phong phú. - Yêu nghề và tâm huyết với nghề. b. Đối với học sinh: + Tích cực tham gia các hoạt động nhóm. + Học sinh phải chủ động rèn luyện nhiều hơn về năng lực tự học. + Chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức trên mạng intenet.
  14. 14 c. Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Đề nghị xây dựng các bài giảng mẫu trong các chủ đề, bài học áp dụng để thống nhất và có thể đưa ra phương án soạn giảng tốt hơn. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK Tin học lớp 11 - Bài giảng E_learing - Thƣ viện trực tuyến violet: VII. PHỤ LỤC Phụ lục 1
  15. 15 Phụ lục 2
  16. 16 Phụ lục 3: Kết quả thực nghiệm Lớp thực nghiệm – 11B1 Lớp đối chứng -11B4 STT Họ đệm Tên Điểm STT Họ đệm Tên Điểm 1 Nguyễn Tiến Dũng 10 1 Lê Hà An 9 2 Mai Thị Thùy Dương 7 2 Dương Quốc Bảo 6 3 Nguyễn Văn Tiến Đạt 7 3 Nguyễn Lương Dũng 8 4 Mai Chiếm Đức 9 4 Phạm Anh Đức 9 5 Hoàng Thị Minh Hạnh 8 5 Nguyễn Phương Hà Giang 7 6 Hoàng Thị Thu Hiền 8 6 Trần Đỗ Ngân Hà 5 7 Lê Việt Hoàng 6 7 Nguyễn Thị Hảo Hảo 5 8 Nguyễn Hữu Minh Hoàng 7 8 Nguyễn Thị Khánh Hòa 9 9 Nguyễn Trung Kiên 9 9 Nguyễn Quốc Hoàng 8 10 Nguyễn Hoàng Lan 5 10 Lê Gia Huy 6 11 Lê Như Ngọc Linh 8 11 Vũ Đình Khánh 10 12 Lê Hoàng Long 8 12 Nguyễn Văn Lảm 8 13 Mai Thị Phương Ly 8 13 Nguyễn Xuân Thạch Lâm 7 14 Nguyễn Thị Ly 4 14 Phạm Hữu Lộc 4 15 Lê Quang Minh 9 15 Hoàng Văn Thanh Luận 7 16 Hà Uyên My 9 16 Hồ Thị Ngọc Mai 7 17 Nguyễn Thị My 8 17 Hoàng Ngọc Bảo Minh 5 18 Phan Hoài My 7 18 Nguyễn Tuấn Minh 5 19 Bùi Nguyễn Khánh Ngọc 7 19 Hồ Thị Thanh Nhàn 8 20 Nguyễn Hoàng Ngọc 7 20 Lê Thị Uyên Nhi 9 21 Ngô Quỳnh Nhi 7 21 Trần Thị Hoài Nhi 8 22 Lê Thị Tuyết Nhung 9 22 Trịnh Thị Yến Nhi 6 23 Nguyễn Thị Bảo Ni 7 23 Nguyễn Thị Thảo Ni 9 24 Trần Đình Pháp 8 24 Lê Thanh Phúc 6 25 Nguyễn Văn Phước 8 25 Hoàng Văn Quân 7 26 Trần Bá Quyền 6 26 Nguyễn Võ Đình Quân 6 27 Trần Lê Diễm Quỳnh 8 27 Nguyễn Thị Như Quỳnh 8 28 Đào Quang Sáng 6 28 Trần Thiện Sang 7 29 Lê Trương Hoài Thương 9 29 Lê Văn Tài 7 30 Đinh Thị Kim Tiên 8 30 Nguyễn Thị Bảo Tâm 5 31 Trần Bảo Ngọc Tiến 8 31 Nguyễn Thị Ngọc Thảo 9 32 Nguyễn Hoàng Thu Trang 8 32 Hoàng Mai Thắng 9 33 Trương Thị Thu Trang 6 33 Nguyễn Thị Hoài Thu 7 34 Lê Thọ Cẩm Tú 6 34 Nguyễn Thị Ngọc Thương 7 35 Trần Anh Tú 7 35 Võ Huyền Trang 7 36 Trần Quang Tuyến 9 36 Lê Ngọc Bảo Trân 6 37 Nguyễn Thị Phương Uyên 7 37 Nguyễn Thị Kiều Trinh 5 38 Lê Thị Tường Vi 6 38 Phan Quang Tùng 7 Qu ng Trị, ngày 25 tháng 2 ăm 2022. Tôi xin cam đoan đây là đề tài NCKH của TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Thị Bạch Mai Trần Công Thắng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2