Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
lượt xem 8
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão" gồm các nội dung chính như: Thực trạng vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD cho học sinh ở các trường THPT nói chung; Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………...…. 3 ….. 5 B. NỘI DUNG.................................................................................................. 5 I. CƠ SỞ LÝ LUÂN ....................................................................................... ̣ 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................. 1. Thực trạng vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội 5 dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD cho học sinh ở các 6 trường THPT nói 7 chung............................................................................................. 1.1. Thuận lợi................................................................................................... 1.2. Khó khăn................................................................................................... 8 2. Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão..................................... 8 2.1. Vận dụng kiến thức văn học để khởi động bài giảng trong một số bài 12 phần “Công dân với đạo đức” GDCD 10 ......................................................... 18 2.2. Vận dụng kiến thức văn học để hình thành kiến thức cho học sinh trong một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD 22 10.................. 24 2.3. Vận dụng kiến thức Văn học để thực hiện hoạt động luyện tập, củng 25 cố kiến thức trong phần “ Công dân với đạo đức” môn GDCD 10 thông qua sử dụng phần mềm công nghệ số............................................................................ 3. Tiểu kết........................................................................................................ 28 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 31 39 1.1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................... 1.2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài trong chương trình GDPT 2018................................................................... D. PHỤ LỤC................................................................................................... 1
- E. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ HS : Học sinh THPT: Trung học phổ thông PPDH: Phương pháp dạy học TTC : Tính tích cực PTDH: Phương tiện dạy học CNTT: Công nghệ thông tin GV: Giáo viên GDCD: Giáo dục công dân KT –PL: Kinh tế Pháp luật GD – ĐT: Giáo dục đào tạo KHXH: Khoa học xã hội KHTN: Khoa học tự nhiên 2
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29 NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Với phương pháp dạy học theo định hướng liên môn và phát huy tích tích cực trong học tập của học sinh đang là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng hiện nay. Đặc biệt là dạy học tích hợp nói chung và bộ môn GDCD nói riêng nhằm mang lại chất lượng và hiệu quả giáo dục tốt hơn. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp qua nhiều năm chúng tôi nhận thấy rằng việc vận dụng kiến thức văn học trong môn GDCD lớp 10 còn chưa chú trọng đúng mức, các em học sinh trong học tập còn có tình trạng học lệch môn nên trong quá trình tích hợp, tổng hợp kiến thức với nhiều bộ môn thì các em gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học lồng ghép phương pháp tích hợp trong dạy học GDCD là hết sức quan trọng nhằm giúp cho các em hình thành kiến thức tổng hợp và thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa bộ môn GDCD với các học khác, đặc biệt là kiến thức môn Văn học. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, có một số tư liệu liên quan đến một số nội dung liên quan với phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình môn 3
- GDCD lớp 10. Việc vận dụng kiến thức môn Văn học trong chương trình môn GDCD nói chung và phần công dân với đạo đức môn GDCD 10 nói riêng qua tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, tạo hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp giờ học trở nên sinh động hơn từ đó phát triển được năng lực của học sinh, c húng tôi đã lựa chọn vận dụng kiến thức văn học trong giảng dạy một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” trong môn GDCD lớp 10 THPT và đã đạt hiệu quả nhất định, góp phần vào việc giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh THPT. Việc vận dụng kiến thức Văn học vào giảng dạy môn GDCD không phải là vấn đề mới, đã có nhiều giáo viên vận dụng mối liên hệ này để thiết kế các bài dạy GDCD. Tuy nhiên việc vận dụng như thế nào? Dùng những kiến thức văn học nào để lồng ghép giảng dạy phần đạo đức lớp 10 còn tùy thuộc vào tình hình đặc điểm thực tế ở mối đối tượng học sinh ở từng vùng miền. Thực tế cho thấy việc giảng dạy lồng ghép liên môn kiến thức Văn học và GDCD trong giáo dục đạo đức cho học sinh đảm bảo tính tích hợp khi giảng dạy văn học, thông qua việc phân tích tác phẩm văn học có thể vận dụng kiến thức GDCD để vận dụng giáo dục truyền thống và các giá trị đạo đức cho học sinh và chọn lọc kiến thức văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong môn GDCD, trước đây là chưa hiệu quả, chưa tạo ra được mối liên hệ qua lại giữa kiến thức của hai bộ môn Văn học và GDCD. Qua nhiều năm thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy trong bộ môn Văn học có một số nội dung bài học có thể dùng làm nguồn tư liệu giáo dục đạo đức cho học sinh, nếu giáo viên biết cách thiết kế, chọn lọc nguồn tư liệu này trong bài học sẽ thu được giá trị giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh, gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Từ thực tiễn giảng dạy, vận dụng kiến thức văn học và GDCD trong một số bài học của phần công dân với đạo đức, chúng tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm về: “Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão” 4
- B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Những năm gần đây, vận dụng kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy trong đó có việc giảng dạy môn GDCD THPT. Vận dụng kiến thức liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là vận dụng những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau, đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình giảng dạy các môn như : Lí – Hóa – Sinh, Văn – Sử Địa, GDCD… Vận dụng kiến thức liên môn được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực quá trình dạy và học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn so với việc thực hiện giáo dục một cách riêng rẽ. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ chọn lọc những phần kiến thức gần nhau, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện. Trong bộ môn Văn học, có một số kiến thức có thể làm nguồn tư liệu giảng dạy môn GDCD bởi cái đích của bộ môn Ngữ Văn là bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh, hướng các em đến lối sống cao đẹp, có văn hóa. Đó cũng chính là nội dung dạy học môn GDCD. Nếu GV biết sử dụng nguồn tư liệu từ Văn học bài giảng sẽ trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn người học, phát huy được sự cảm thụ các giá trị Văn học trong GDCD. 5
- II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng việc vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD cho học sinh ở các trường THPT nói chung, ở trường THPT Thái Lão nói riêng Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Qua thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Thái Lão, tôi và các đồng nghiệp nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong vận dụng kiến thức Văn học trong giảng dạy một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” cho học sinh THPT như sau. 1.1. Thuận lợi Từ nhiều năm nay, Bộ GD ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông... Về dạy học vận dụng kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn. Vừa qua Bộ GD ĐT cũng đã tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt cán....đến hai cuộc thi do Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức đó là cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho giáo viên trung học đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của giáo viên và học sinh. Bộ môn GDCD có nhiều đổi mới, vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, kiến thức liên môn như Lịch Sử, Địa Lý, Sinh học, Hóa học, GDQP… đặc biệt là vận dụng kiến thức Văn học trong giảng dạy nhằm phát triển năng lực cho học sinh. 6
- Bản thân giáo viên được tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn Vinh – Hưng Nguyên, tham gia vào hoạt động đổi mới phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh nhiều năm, đã thu được một số kinh nghiệm nhất định trong giảng dạy. Bộ môn Văn học nhiều kiến thức phong phú có liên quan đến bộ môn GDCD nhất là phần Văn học dân gian. Kho tàng ca dao dục ngữ của nhân dân ta là nguồn tư liệu quý giá để giáo viên vận dụng tốt vào giảng dạy phần đạo đức GDCD 10 THPT. Ở trường THPT Thái Lão, những năm gần đây, tổ Văn – Ngoại ngữ đã có nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú đa dạng, ngoài việc giảng dạy áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát triển các năng lực học tập của học sinh mà còn có nhiều hoạt động tổ chức dạy học theo chuyên đề, các câu lạc bộ như câu lạc bộ “Văn học dân gian”, “Hội chợ xuân” kết hợp sân khấu hóa các tác phẩm Văn học, đem lại nhiều màu sắc mới mẻ cho dòng chảy Văn học và sự cảm thụ các giá trị nghệ thuật, giáo dục truyền thống đạo đức trong văn học cho HS. Các giá trị đạo đức đó cũng chính là nội dung các phạm trù đạo đức cơ bản trong bộ môn GDCD. Bản thân chúng tôi cũng như một số đồng chí được tham gia lớp tập huấn chuyên môn, thường xuyên thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, dạy học vận dụng kiến thức liên môn do Sở và Ban chuyên môn nhà trường tổ chức, chúng tôi rút được nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy. Nhận thấy trong môn GDCD có sử dụng kiến thức Văn học vào giảng dạy, học sinh say mê, hào hứng, tích cực, chủ động sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Vì vậy, đã giúp chúng tôi có sự say mê, tìm tòi chọn lọc kiến thức giữa Văn học và GDCD trong thực hiện các tiết dạy học của hai bộ môn. Chất lượng giảng dạy đạt nhiều hiệu quả. 1.2. Khó khăn Ở các trường THPT hiện nay, khó khăn của GV khi vận dụng kiến thức liên môn không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà ở vấn đề phương pháp dạy học. Dạy học vận dụng liên môn đòi hỏi GV phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, biết chọn lọc những nội dung cần vận dụng để giảng dạy môn học của mình. Giáo viên hiện nay chưa được trang bị kiến thức liên môn một cách đầy đủ. Vì vậy, GV cần phải tìm hiểu về những ứng dụng của kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Mặt khác, thông qua sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong nhà trường, mỗi GV cần phải tích cực tham gia xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho HS trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của HS trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của HS; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Qua các hoạt động chuyên môn đó, năng lực chuyên môn của mỗi GV từng bước được nâng 7
- cao, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, trong đó dạy học tích hợp, liên môn là xu hướng tất yếu. Nguyên nhân của thực trạng này theo PGS.TS Phạm Văn Thuần, do phần lớn đội ngũ giáo viên hiện nay được đào tạo đơn môn.“Nhiệm vụ của các trường và địa phương hiện nay cần khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp. Hiện nay, giáo viên tại các trường vừa phải đảm nhận việc giảng dạy chương trình hiện tại, vừa phải tham gia tập huấn để chuẩn bị cho chương trình mới, do đó thời gian để bồi dưỡng chưa nhiều. Về lâu dài cần có các bước đào tạo phù hợp hơn với kết cấu chương trình, đào tạo đội ngũ mới đáp ứng yêu cầu của chương trình mới”. Thực hiện chủ trương của Bộ, kế hoạch chương trình triển khai thực hiện của Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An, các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên nói chung và trường THPT Thái Lão nói riêng đã triển khai thực hiện chương trình dạy học vận dụng kiến thức liên môn theo từng chuyên đề của các tổ chuyên môn. Tuy nhiên hoạt động này diễn ra chưa nhiều, chưa đồng bộ, chưa được coi là trọng điểm của các buổi thảo luận sinh hoạt chuyên môn. Trên thực tế, một số nội dung môn Văn học và GDCD trong chương trình hiện hành rất phong phú, đa dạng, nhiều kiến thức liên quan đan xen với nhau, nhưng nhiều GV ở hai bộ môn này chưa biết cách vận dụng chọn lọc kiến thức để lồng ghép vận dụng trong bài giảng. Do đặc thù bộ môn Văn học chỉ nghiên cứu tác giả, tác phẩm, giá trị nghệ thuật, cách sử dụng các biện pháp tu từ mà nhiều GV không chú trọng đến giá trị giáo dục đạo đức cho HS sau mỗi bài đọc văn bản. Theo tôi, các tài liệu văn học là nguồn tư liệu phong phú cho việc giảng dạy môn GDCD. Kiến thức văn học có đóng góp không nhỏ trong quá trình dạy học môn GDCD ở trường phổ thông, các tài liệu văn học còn góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn từ đó tạo sự hứng thú cho học sinh đối với bộ môn GDCD. Từ năm học 2018 – 2019 đến nay, do yêu cầu đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh, trường THPT Thái Lão đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn liên quan đến nội dung vận dụng kiến thức liên môn như có kế hoạch hoạt động chuyên môn hàng năm trong đó triển khai các chuyên đề liên môn cho các tổ chuyên môn. Bên canh đó giáo viên bộ môn Văn, GDCD trong nhà trường đã đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển kiến thức liên môn cho học sinh và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Trong quá trình thực hiện các chuyên đề liên môn giữa hai bộ môn Văn học và GDCD trong phần giảng dạy “Công dân với đạo đức” chương trình GDCD 10, chúng tôi đã gặt hái nhiều kết quả khả quan. Sau đây, chúng tôi xin trình bày một số kiến thức Văn học được vận dụng để giảng dạy một số nội dung của phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình GDCD 10. 8
- 2. Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão 2.1. Vận dụng kiến thức văn học để khởi động vào bài giảng tạo hứng thú học tập cho học sinh Khởỉ động bài học hay còn gọi là mở bài là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, tạo nên sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Thông thường để khởi động bài học trong môn GDCD, giáo viên có thể vận dụng rất nhiều kiến thức khoa học của các môn khoa học như Địa lý, Lịch sử, Văn học và một số kiến thức trong các môn KHTN khác. Trong đó, kiến thức trong bộ môn Văn học là nguồn tư liệu có hiệu quả để giảng dạy phần “Công dân với đạo đức” bởi nội dung một số tác phẩm văn học có liên quan đến bộ môn GDCD. Dùng nguồn tư liệu văn học đó để khởi động bài giảng trong môn GDCD sẽ khiến tiết học được trở nên nhẹ nhàng, sinh động. Trong chương trình Văn học 10 có một số kiến thức có thể vận dụng vào môn GDCD lớp 10, như “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu; “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi; “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” của Ngô Sỹ Liên; “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão; “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ và một số câu ca dao tục ngữ có nội dung liên quan đến các bài học. Trong đó tôi đã lựa chọn sử dụng một số kiến thức Văn học tiêu biểu để khởi động một số bài học trong phần đạo đức lớp 10. Cụ thể: Ví dụ 1: Đề khởi động cho bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” tôi đã sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ có nội dung nói về tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình như: 1. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. 2. Gái thương chồng đang đông buổi chợ, Trai thương vợ nắng quái chiều hôm. 3. Yêu nhau chẳng quản lầm than, Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua. 4. Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 5. Muối ba năm muối đang còn mặn, 9
- Gừng chín tháng gừng hãy còn cay. Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Hoặc bài thơ: Khăn thương nhớ ai Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề… Cách thực hiện: Bước 1: Trước hết để chuẩn bị cho bài học, ở tiết học trước, giáo viên giao cho học sinh sưu tầm tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến bài học trong bước chuyển giao nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi sản phẩm về trang Padlet theo địa chỉ mà GV giao. Bước 2: Bắt đầu bài học giáo viên cho HS khởi động bằng cách tổ chức trò chơi tiếp sức, tiêu đề “Ai nhanh hơn” Mục đích: Liệt kê được những câu ca dao, tục ngữ về tình yêu đôi lứa, tình yêu trong hôn nhân và gia đình. Công cụ, phương tiện: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ, phấn hoặc bút cho 2 đội chơi Luật chơi. Chia lớp thành 2 đội, đặt tên cho mỗi đội. + Mỗi đội chơi có từ 5 – 7 em. + Các em đứng thành 2 hàng dọc. + Mỗi em lần lượt thay nhau lên bảng ghi đáp án, mỗi em chỉ được đưa ra một đáp án, sau đó về vị trí để người kế tiếp lên ghi. Nếu đội nào có từ 2 đáp án 10
- trở lên được coi là bị phạm quy, sẽ bị loại khỏi đội và không tính đáp án vừa ghi trên bảng. Sau thời gian quy định, đội nào có số đáp án đúng, số lượng nhiều sẽ thắng trong cuộc thi. + Thời gian thực hiện trò chơi 2 phút. Cách thức chơi: Đầu tiên, giáo viên công bố luật chơi cho học sinh. Sau đó tiến hành chọn đội chơi, bấm thời gian, học sinh 2 đội cùng một lúc bắt đầu lần lượt nêu được các câu ca dao nói lên tình yêu đôi lứa, tình yêu trong hôn nhân gia đình cho đến khi thời gian hết thì trò chơi kết thúc. Sản phẩm dự kiến Học sinh tham gia trò chơi, nêu được các câu ca dao nói lên tình yêu đôi lứa, tình yêu trong hôn nhân gia đình. Sau khi trò chơi kết thúc giáo viên nhận xét, kết luận các đội chơi và đặt câu hỏi để dẫn dắc vào bài. Câu hỏi: Các câu ca dao, tục ngữ trên có những biểu hiện gì của tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình ? Học sinh trả lời câu hỏi, GV dẫn dắc vào bài học “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” Ví dụ 2: Để khởi động cho bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tôi đã sử dụng đoạn thơ được trích trong bài thơ “Sao chiến thắng” của nhà thơ Chế Lan Viên “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...” ( Sao chiến thắng – Chế Lan Viên) Hoặc sử dụng văn bản “Nam quốc sơn hà” của nhà thơ Lý Thường Kiệt “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” Cách thực hiện: Bước 1: GV trình chiếu đoạn trích trên bảng, hoặc bảng phụ, cho học sinh đọc to hoặc quan sát đoạn trích văn bản. 11
- Bước 2: Sau khi cho HS quan sát đoạn văn bản, giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về đoạn thơ trên? HS trả lời cảm nhận suy nghĩ của mình. Từ đó GV dẫn dắc vào bài. Kết quả Việc vận dụng kiến thức văn học để khởi động bài học đã có một số giáo viên áp dụng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, giáo viên sử dụng nguồn tư liệu văn học nào cho phù hợp để khai thác có hiệu quả, đem lại hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi, khi sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, một số đoạn thơ cùng với trò chơi tiếp sức “Ai nhanh hơn”, phương pháp trực quan quan sát hình ảnh, câu thơ vào khởi động bài dạy giúp GV tạo được không khí lớp học thoải mái, giờ học thêm sinh động, vừa làm thay đổi hình thức học tập đồng thời giúp rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác và kỹ năng phản ứng nhanh cho học sinh. Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Hoạt động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới. Mỗi hoạt động khởi động trong giờ học cũng giống như món ăn khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học. Tuy nhiên khi sử dụng các câu ca dao tục ngữ trong kiến thức văn học vào hoạt động khởi động người giáo viên cần lưu ý : Việc sử dụng kho tàng ca dao, tục ngữ, đoạn trích văn bản phải có chọn lọc. Vì kho tàng ca dao tục ngữ của nhân dân ta rất phong phú, đa dạng. Nếu sử dụng đúng để minh họa nội dung có tác dụng rất tốt, HS sẽ ghi nhớ và thêm yêu nền văn học dân gian của nhân dân ta. ̣ Hoat đông kh ̣ ởi đông du chi la môt khâu nho, không năm trong trong tâm ̣ ̀ ̉ ̀ ̣ ̉ ̀ ̣ ́ ưc cân đat nh kiên th ́ ̀ ̣ ưng no co tac dung tao tâm thê thoai mai, nhe nhang, h ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ưng ̣ phân cho hoc sinh vao đâu gi ́ ̀ ̀ ờ hoc. Điêu đo co nghia la no se anh h ̣ ̀ ́ ́ ̃ ̀ ́ ̃ ̉ ưởng lơn đên ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ toan bô bai day. Vây nên nêu vi no chi la khâu nho ma bo qua thi la môt sai lâm ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ̀ lơn. H ́ ơn nưa xet t̃ ́ ư goc đô tâm ly l ̀ ́ ̣ ́ ứa tuôi va kha năng tiêp thu kiên th ̉ ̀ ̉ ́ ́ ức cua hoc ̉ ̣ sinh ở giai đoan l ̣ ưa tuôi nay co thê thây răng nhu câu tim hiêu, phat triên t ́ ̉ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ̀ ̀ ̉ ́ ̉ ư duy ́ ưc, ky năng, cam xuc thâm my la rât l kiên th ́ ̃ ̉ ́ ̉ ̃ ̀ ́ ớn. Nhưng cac em co t ́ ́ ư tưởng muôn ́ tự kham pha, thich đôc lâp trong suy nghi, co chu kiên cua riêng ch ́ ́ ́ ̣ ̣ ̃ ́ ̉ ́ ̉ ứ không thich ́ ̣ ́ ̣ bi ap đăt. Cac em không thich môt gi ́ ́ ̣ ờ hoc go bo, căng thăng. Cho nên cach tô ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̉ chưc hoat đông theo ph ́ ̣ ̣ ương châm: hoc ma ch ̣ ̀ ơi, chơi va hoc la môt cach hay đê ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̉ lôi keo, tao tâm thê thoai mai cho hoc sinh. ́ ́ ̣ 12
- 2.2. Vận dụng kiến thức văn học để hình thành kiến thức cho học sinh trong một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD 10. Hình thành kiến thức là hoạt động cơ bản trong bài học của sách giáo khoa. Hoạt động này nhằm giúp học sinh phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Là hoạt động trong đó học sinh tự chiếm lĩnh tri thức thông qua sự hưỡng dẫn tổ chức của giáo viên, qua đó các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển. Để hình thành kiến thức cho học sinh trong mỗi bài học, GV cần phải xác định được mục đích của hoạt động mà giáo viên thực hiện sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức, năng lực nào? Nội dung của hoạt động đó là gì? Dự kiến sản phẩm của học sinh và cách tiến hành để thực hiện hoạt động hình thành kiến thức. Muốn vậy GV phải thiết kế chuỗi các hoạt động để đạt được mục tiêu cần đạt của bài học bằng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh, cũng như việc sử dụng các kỹ thuật phương tiện, nguồn tư liệu phù hợp với nội dung bài học. Từ hoạt động giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, học sinh thực hiện nhiệm vụ, sau đó học sinh báo cáo, thảo luận và cuối cùng là giáo viên kết luận, chốt kiến thức cho học sinh. Chính vì vậy để thực hiện hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học người GV cần vận dụng tối đa các phương pháp, cách thức dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng, nhưng sâu sắc. Thực tế có nhiều con đường, nhiều cách đi để hướng tới trang bị cho học sinh những nội dung kiến thức bài học như đưa ra vấn đề để giải quyết và rút ra nội dung, hoặc phân tích các dữ liệu có sẵn trong SGK. Tuy nhiên nếu làm như vậy mãi sẽ trở thành lối mòn, dễ gây nhàm chán cho người học.Vì vậy bản thân tôi đã sử dụng kiến thức văn học trong hoạt động hình thành kiến thức mới là một trong những cách giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh nắm bài dễ dàng, nhớ nhanh và nhớ lâu những kiến thức đã được hình thành. Trong phần “Công dân với cộng đồng” ở bài 13: “Công dân với cộng đồng” là một trong những bài học giáo dục trách nhiệm của công dân với cộng đồng. Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống trong một khối sinh hoạt xã hội nên mỗi cá nhân có trách nhiệm với cộng đồng, biết phân biệt giữa lợi ích chung và riêng, giữa cá nhân với tập thể để có những ứng xử tốt, đúng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, biết yêu thương con người và đối xử với con người theo lẽ phải. Sống trong cộng đồng con người không những phải sống có nhân nghĩa mà còn phải biết hòa nhập và hợp tác với tất cả mọi người để đạt mục đích chung. Phần nội dung bài học, theo công văn 4040 hưỡng dẫn của Bộ về việc thực hiện chương trình môn GDCD cấp THPT, phần trách nhiệm của công dân với cộng đồng, giáo viên hưỡng dẫn học sinh thực hành. Để hưỡng dẫn học 13
- sinh thực hiện tốt phần thực hành về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, có thể vận dụng kiến thức các bộ môn khoa học khác nhưng biểu hiện rõ nét nhất về trách nhiệm của công dân trong kiến thức văn học. Vận dụng văn học để giúp học sinh hiểu rõ về trách nhiệm của công dân với cộng đồng có tác dụng làm cho tiết học trở nên sôi nổi, học sinh có nhiều hứng thú khi học tập bộ môn GDCD, điều này cũng khiến học sinh thêm yêu thích môn học, có thêm nhiều cảm hứng chờ đợi mỗi khi đến tiết học GDCD. Đem lại nhiều hiệu quả trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Cụ thể: Ví dụ 1: Để dạy học bài 13,“Công dân với cộng đồng”, phần nội dung hưỡng dẫn học sinh thực hành về trách nhiệm của công dân với cộng đồng mà chủ yếu là trách nhiệm sống có nhân nghĩa, tôi đã sử dụng một số kiến thức văn học của môn Ngữ văn lớp 10 như: Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” (Ca dao) “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” (Ca dao) Hoặc văn bản “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác… ………… Trọn thay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo. …………. Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc. 14
- Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống, sợ chết mà hòa hiếu thực lòng; Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức Lòng nhân ái nhân nghĩa của người Việt Nam còn thể hiện ở lòng vị tha cao thượng, không cố chấp đối với những người lầm đường lạc lối nhưng biết lập công chuộc tội, trở về với chính nghĩa. Chính tư tưởng "lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là sự thể hiện đỉnh cao của lòng nhân ái đó. Người Việt Nam lấy tình yêu thương làm cách xử thế ở đời, đối với kẻ thù thậm chí còn mở đường hiếu sinh khi thua trận, Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh còn cấp lương thảo và phương tiện cho đám tàn quân về nước. Cách thực hiện: Để thực hiện được nội dung này, trong bước chuyển giao nhiệm vụ, tôi giao cho học sinh tự tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ bài thơ, bài văn nói về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta. Sau đó yêu cầu HS gửi nội dung mình sưu tầm được, sử dụng trang mạng xã hội như Padlets, Zoom, Messenger, Azota...để gửi sản phẩm cho GV. Trong tiết thực hành báo cáo về sản phẩm của HS, giáo viên cho HS trình bày về những kiến thức Văn học mà nhóm tìm được, nêu ý nghĩa của các loại văn bản, câu ca dao đó, từ đó rút ra được trách nhiệm của công dân trong cộng đồng là phải sống có nhân nghĩa. Cách làm này vừa giúp học sinh phát triển năng lực tìm kiếm, sử dụng thông tin, áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào dạy học, vừa giúp các em biết chọn lọc kiến thức văn học phù hợp với nội dung giáo viên yêu cầu, bước đầu biết tìm hiểu về các loại văn bản. Từ đó hình thành được nhiều năng lực, phẩm chất cho học sinh. Kết quả Sau phần thực hành nội dung trách nhiệm của công dân trong cộng đồng là phải sống có nhân nghĩa đã Giáo dục lòng nhân ái cho HS vì lòng thương người là đạo lý của cuộc sống, là đạo lý làm người. "Thương người như thể thương thân" là nét đẹp truyền thống của dân tộc. Nhân ái còn thể hiện ở tấm lòng bao dung độ lượng không cố chấp với những người biết ăn năn hối cải “Đánh kẻ chạy đi. Chứ không đánh người chạy lại”. Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân và lối sống thực dụng, lấy đồng tiền làm giá trị cao nhất; quan hệ giữa người với người theo lối "trả tiền ngay không cần tình nghĩa" đang gặm nhấm dần những giá trị tốt đẹp của dân tộc, làm khô héo lòng nhân ái trong con người. Trong tình hình ấy thì việc khơi dậy tình người, lòng yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau rõ ràng là có ý nghĩa nhất định góp phần 15
- đẩy lùi những ô nhiễm của xã hội, làm cân bằng trạng thái tinh thần của môi trường sống. Trong đường lối đối nội, Đảng ta đã khơi dậy các phong trào "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những người già cả neo đơn không nơi nương tựa. Phát động phong trào xóa đói giảm nghèo, trợ giúp các dân tộc vùng sâu vùng xa, rút ngắn khoảng cách thành thị nông thôn miền xuôi miền ngược...là những hoạt động tiếp nối truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của nhân dân ta như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau” Ngày nay, truyền thống đó được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Lòng nhân ái của người Việt Nam cũng là lòng yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhân dân ta bao giờ cũng trọng tình hòa hiếu, cố gắng tránh xảy ra những xung đột. Ví dụ 2: Trong bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD 10. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ngay từ đầu đã gắn bó con người với thiên nhiên, với quê hương xứ sở của mình. Chính vì vậy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ tình yêu đối với quê hương làng xóm, yêu cây đa, bến nước, sân đình, nơi có ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, bạn bè, bà con hàng xóm, nơi có mồ mả tổ tiên, nơi con người hàng ngày vất vả chiến đấu với thiên nhiên để duy trì và xây dựng cuộc sống. Trong bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10, đề cập đến nội dung cơ bản là khái niệm lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được lưu truyền từ Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc, thời kỳ đó không để lại một nền văn học chữ viết, nhưng bằng những trang truyền thuyết gửi gắm lại đời sau, biết bao những tấm gương anh hùng trẻ tuổi thắm đượm tinh thần yêu nước. Điều đó được thể hiện trong kho tàng truyện thần thoại Việt Nam về lòng yêu nước như: truyện Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh, truyện Thánh Gióng. Trong chương trình Văn học 10, tình yêu quê hương đất nước được thể hiện rõ trong tác phẩm văn bản “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão , “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một số bài thơ như bài “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên, bài thơ “Quê Hương” của Giang Nam...Trong quá trình giảng dạy bài 14 16
- “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tôi đã sử dụng một số kiến thức văn học như sau: * Khi giảng dạy phần : Lòng yêu nước Để hiểu được khái niệm: Lòng yêu nước, chúng tôi đã liên hệ kiến thức Văn học, trích dẫn đoạn thơ của Chế Lan Viên mà sách giáo khoa đã đưa ra: Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng! Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông... (Trích bài thơ “ Sao chiến thắng ” ) Cách thực hiện Giáo viên sử dụng CNTT phần mềm Powerpoint trình chiếu đoạn thơ trên màn chiếu hoặc qua màn hình tivi. Cho học sinh quan sát đoạn thơ và trả lời câu hỏi : Đoạn trích trong bài thơ trên đề cập đến nội dung gì ? Từ ngữ nào trong đoạn trích thể hiện điều đó? HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, kết luận. Từ đoạn thơ trên giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích những từ ngữ trong đoạn thơ để thấy được tình yêu thiêng liêng đối với Tổ quốc của nhà thơ. * Khi giảng dạy nguồn gốc của lòng yêu nước, Gv sử dụng bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Giang Nam QUÊ HƯƠNG Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: "Ai bảo chăn trâu là khổ? " Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được... Chưa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... ……… 17
- Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ tôi đi Cô bé nhà bên (có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) ….. Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi! Đau xé lòng anh, chết nửa con người! Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi... Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi! ( Giang Nam) Hoặc sử dụng bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân với Tổ quốc. Đó là một truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt Nam được biểu hiện đầy đủ màu sắc trong sự đa dạng phong phú của những cung bậc cảm xúc của con người như biểu hiện rõ nhất trong bài thơ sau: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. (”Tỏ lòng” Phạm Ngũ Lão) Toàn bộ bài thơ thể hiện được quan niệm về chí làm trai của đấng nam nhi trong xã hội phong kiến: phải lập công danh, tên tuổi ghi vào bảng vàng. Bài thơ thể hiện một hình ảnh đẹp, một sức mạnh của chiến sĩ đời Trần trong một tư thế đẹp để trả nợ công danh cho đời. Đó chính là lí tưởng đẹp, khí phách anh hùng của tác giả Phạm Ngũ Lão: gắn trách nhiệm của cá nhân đối với quê hương đất nước. Đó chính là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm đối với quê hương, của sự đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm, bào về chủ quyền của dân tộc, không bao giờ chịu làm nô 18
- lệ….Chính vì vậy mà đất nước ta đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa làm rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam. Ngày nay, truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thể hiện trong xây dựng đất nước, trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa... Thể hiện ở sự nhất trí, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, vào khả năng, sức mạnh tự lực tự cường của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Có thể nói rằng, dưới thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước được phát huy lên tầm cao mới thành lý tưởng: sống, chiến đấu, lao động, học tập vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân... Yêu nước không phải là một khái niệm chung chung mà đó là tình yêu quê hương, đất nước, đoàn kết, là Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Truyền thống yêu nước ngày nay còn được thể hiện ở tinh thần đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội, tích cực tham gia thực hiện bảo vệ pháp luật, đức hy sinh, chịu đựng mọi gian khổ, kiên trì khắc phục khó khăn, ra sức học tập, lao động chống lại đói nghèo, lạc hậu, khắc phục thiên tai, dịch bệnh… đó là những nội dung mới của truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Mỗi một chúng ta thấm sâu chủ nghĩa yêu nước chân chính không rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ phải coi giúp bạn là giúp mình, góp phần giữ gìn độc lập dân tộc. 2.3. Vận dụng kiến thức Văn học để thực hiện hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức trong phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD 10 thông qua sử dụng phần mềm công nghệ số. Hoạt động luyện tập, củng cố là hoạt động mà HS vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở hoạt động hình thành kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể giáo viên giao, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động này là như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng. Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Hoạt động luyện tập củng cố để đánh giá quá trình dạy học của thầy và trò, khẳng định kết quả dạy học. Có nhiều cách để thiết kế hoạt động luyện tập để củng cố kiến thức. Giáo viên có thể cho học sinh luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, cũng có thể bằng trò chơi hoặc các câu hỏi tình huống..... Các cách luyện tập đó chủ yếu kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của học sinh bằng các câu hỏi kiến thức, là cách mà nhiều giáo viên sử 19
- dụng thường xuyên. Trong quá trình dạy học, tôi thấy nếu thường xuyên củng cố kiến thức cho học sinh bằng cách này sẽ gây sự nhàm chán. Vì vậy tôi đã lựa chọn nhiều cách để củng cố kiến thức cho HS trong đó có sử dụng vận dụng kiến thức văn học kết hợp CNTT để luyện tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra ưu tiên cấp bách hiện nay là phải đổi mới giáo dục thông qua chuyển đổi kỹ thuật số nhằm giảm thiểu tình trạng bị gián đoạn giáo dục trong tương lai (như trong mùa đại dịch Covid19 phải đóng cửa trường học, dạy học từ xa…) góp phần triển khai ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Để luyện tập củng cố kiến thức cho học sinh bằng vận dụng kiến thức văn học trong giảng dạy phần công dân với đạo đức lớp 10, môn GDCD, tôi đã sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài văn để luyện tập, củng cố kiến thức cho học sinh cùng với việc sử dụng các phần mềm CNTT như Azota, Quizizz, Katoot... Kết quả cho thấy tiết học được kết thúc nhẹ nhàng vui vẻ. HS phấn khởi, nhận nhiệm vụ mới trong hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng bài học. Ví dụ 1: Trong bài “Công dân với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Sau khi học xong nội dung bài học ở bước hình thành kiến thức, GV tổ chức cho HS luyện tập, củng cố kiến thức thông qua CNTT mà chủ yếu là sử dụng phần mềm kỹ thuật số Quizizz. Việc ứng dụng công nghệ trong dạy học đang trở nên phổ biến và trở thành lợi thế khi đánh giá một cơ sở giáo dục. Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Mục đích: Thông qua việc trả lời câu hỏi trên hệ thống phần mềm Quizizz, HS luyện tập, củng cố được kiến thức. GV từ đó nắm bắt được khả năng hiểu bài của HS. Đồng thời hình thành được các năng lực chung và năng lực đặc thù cho HS như giao tiếp, hợp tác, sử dụng khai thác CNTT, năng lực chuyển đổi số... Nội dung: HS sử dụng kiến thức bài học, có liên hệ kiến thức văn học 10, thông qua phần mềm Quizizz hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm đúng thời gian quy định. Sản phẩm dự kiến: HS sử dụng thành thạo phần mềm Quizizz, vận dụng được kiến thức trong bài học, lựa chọn trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm có nội dung liên quan đến bài học bằng các kiến thức văn học đã học. Cách thực hiện Bước 1: GV hưỡng dẫn học sinh truy cập phần mềm câu hỏi bằng điện thoại theo đường link mà GV đã tạo. https://quizizz.com/join/quiz/6262db3dc6bf10001ee7c60f/start? studentShare=true 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 39 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 41 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn