intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được xây dựng từ sáng kiến chỉ đạo chuyên môn dạy học gắn với thực tiễn. Chỉ đạo được cụ thể hóa thành các giải pháp cụ thể về chuyên môn gắn dạy lí thuyết gắn với thực hành; dạy học gắn với trải nghiệm sáng tạo; linh hoạt trong việc tổ chức các hình thực dạy học phù hợp với từng đặc thù môn học hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SÁNG KIẾN CHỈ ĐẠO DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 Lĩnh vực: Quản lí *** Tác giả: Trương Thị Kiều Thủy Năm thực hiện: 2021-2022 Điện thoại: 0949996336 Anh Sơn, tháng 4 năm 2022 MỤC LỤC 1
  2. TT Nội dung Trang 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: NỘI DUNG 2 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 1. Cơ sở lí luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 10 4 II. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC GẮN VỚI 14 THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 5 III. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN 16 Ở TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3. 3.1. Trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể tại huyện Anh 6 Sơn trong giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn 16 hóa cho học sinh ở môn học Lịch sử 7 3.2. Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của 18 huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử 8 3.3. Dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm sáng tạo 20 3.4. Thiết kế một số thí nghiệm ở các môn học Vật lí, Hóa 9 học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho 23 học sinh. 10 3.5. Tổ chức dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm thực 24 tiễn môn Vật lí, Hóa học 11 3.6. Dạy học STEM 26 3.7. Giáo dục truyền thống lịch sử thông qua hành trình 12 "Về nguồn" kết nối các địa điểm lịch sử ở Nghệ An- Hà 28 Tĩnh 13 3.8. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ngoài giờ lên 28 lớp 14 3.9. Phối hợp với chính quyền, công an xã trải nghiệm các 29 hoạt động giáo dục pháp luật, phòng cháy chữa cháy. 3.10. Trải nghiệm thực tiễn các hoạt động đền ơn đáp 15 nghĩa, thiện nguyện góp phần giáo dục phẩm chất nhân ái, 30 yêu nước cho học sinh. 16 3.11. Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trên địa bàn 2
  3. 17 3.12. Khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo khoa học kĩ 32 thuật dành cho học sinh 18 3.13. Chế biến các món ăn từ lương thực, thực phẩm địa 34 phương 19 3.14. Tổ chức các hội thi cấp trường 34 III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 20 3.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hoạt động dạy học 37 gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3. 3.2. Khảo sát hiệu quả giáo dục và mức độ hứng thú của 21 học sinh trường THPT Anh Sơn 3 qua hoạt động trải 37 nghiệm thực tiễn. 22 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 39 23 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 24 LỜI CẢM ƠN 44 25 MỤC LỤC 45 3
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học". Vấn đề đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Bước vào năm học 2021-2022, năm học bản lề chuẩn bị cho việc áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 10 THPT - năm học 2022-2023 - vấn đề phát triển năng lực học sinh thông qua dạy học tích cực càng thu hút sự quan tâm của giáo viên và người dân trong xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Tuy nhiên, xét về tổng thể trong quá trình giáo dục thì dạy học gắn liền thực tiễn chưa được quan tâm thiết kế một cách bài bản và thực hiện còn rời rạc ở các khâu trong quá trình giáo dục. Để vấn đề đổi mới phương pháp dạy thực hiện đồng bộ, có hiệu quả trong tất cả các môn học cần có sự chỉ đạo của Ban chuyên môn với những giải pháp cụ thể; gắn với từng nội dung cụ thể, từ việc thiết kế chương trình, kế hoạch giáo dục cho đến việc triển khai tại lớp học. Đây thực sự là vấn đề cần thiết, cấp bách ở trường THPT. Với những ý nghĩa và giá trị thiết thực như vậy, chúng tôi đã xây dựng đề tài: “Sáng kiến chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3”. Đề tài được Hiệu trưởng phê duyệt, đưa vào kế hoạch giáo dục của nhà trường và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy trường THPT Anh Sơn 3 từ năm học 2021- 2022. - Tính mới của đề tài: Đề tài được xây dựng từ sáng kiến chỉ đạo chuyên môn dạy học gắn với thực tiễn. Chỉ đạo được cụ thể hóa thành các giải pháp cụ thể về chuyên môn gắn dạy lí thuyết gắn với thực hành; dạy học gắn với trải nghiệm sáng tạo; linh hoạt trong việc tổ chức các hình thực dạy học phù hợp với từng đặc thù môn học hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động dạy học. Đề tài không dừng lại ở việc đưa ra một định hướng mà triển khai thành các giải pháp cụ thể áp dụng đồng bộ cho các môn học; là cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn đáp ứng yêu cầu dạy học theo mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình GDPT mới. 4
  5. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Các giải pháp chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3. Đánh giá các kết quả thực nghiệm dạy học gắn với thực tiễn trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phạm vi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn dạy học định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học theo Chương trình GDPT 2018 ; việc chỉ đạo xây dựng Kế hoạch giáo dục của các môn học vừa phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường; vừa đáp ứng yêu cầu của định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học. Đề tài tập trung vào việc áp dụng các giải pháp dạy học gắn với thực tiễn trong từng bộ môn ở trường THPT Anh Sơn 3; để từ đó đưa ra được các giải pháp chung có thể áp dụng đồng bộ cho tất cả các môn học trong chương trình và áp dụng được trong nhiều năm học, phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới – thực hiện từ năm học 2022-2023. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hướng vào đối tượng nghiên cứu là: Việc xây dựng Kế hoạch giáo dục bộ môn; việc triển khai các hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; hoạt động dạy, học của giáo viên và học sinh. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài đóng góp những giải pháp vào việc chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học ở trường THPT. Đề tài cũng tập hợp được những tư liệu quan trong từ các hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh vào kho học liệu của trường, của ngành để giúp giáo viên lấy làm tư liệu dạy học theo định hướng CTGDPT 2018. 5
  6. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Quản trị chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông 1.1.1. Chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông Chất lượng giáo dục trường trung học là “sự đáp ứng mục tiêu của trường trung học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước” . Mục tiêu giáo dục trung học phổ thông là “nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 1.1.2. Nội dung chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông Nội dung chương trình giáo dục bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. Nội dung các môn học, hoạt động giáo dục được thiết kế theo hướng mở và linh hoạt, có những nội dung có tính chất cơ bản, cốt lõi được thực hiện chung cho các lớp học, bên cạnh đó có một số nội dung mang tính mở để giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt lựa chọn nội dung dạy học sao cho đảm bảo phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện nhà trường và đáp ứng đặc trưng vùng miền, địa phương. 1.1.3. Phương pháp giáo dục ở trường trung học phổ thông Phương pháp giáo dục ở trường trung học phổ thông chú trọng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của 6
  7. thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. 1.2. Dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất 1.2.1. Đặc trưng của dạy học phát triển năng lực và phẩm chất Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất là quan điểm dạy học trong đó mục tiêu được cụ thể hóa bằng yêu cầu cần đạt. Trong đó, mỗi năng lực và phẩm chất được mô tả chi tiết cấu trúc các tiêu chí, chỉ báo. Chuẩn đầu ra đạt được thông qua tổ chức dạy học nội dung ứng với công thức sau: NĂNG LỰC = KIẾN THỨC x KỸ NĂNG x THÁI ĐỘ x TÌNH HUỐNG Dạy học phát triển năng lực có những đặc trưng sau: - Mục tiêu dạy học: Phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; chú trọng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chuẩn bị năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, giúp người học thích ứng với sự thay đổi của xã hội. - Nội dung dạy học: Nội dung và hoạt động cơ bản trong các môn học được liên kết với nhau, gắn với tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính nhằm đạt được kết quả đầu ra, gắn với việc hình thành và phát triển năng lực. - Phương pháp dạy học: Người dạy tổ chức, tư vấn, hỗ trợ giúp người học tự lực, tích cực và sáng tạo trong học tập; Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học tích cực giúp người học trải nghiệm thực tế tìm kiếm và vận dụng kiến thức. - Hình thức tổ chức dạy học: Chú trọng các hình thức học cá nhân, học hợp tác với các hoạt động đa dạng như hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. - Môi trường học tập: Đa dạng ở trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường đặc biệt là vườn trường, xưởng trường, vận dụng trong đời sống thực tế. Môi trường học tập đa dạng, linh hoạt phát huy được tính sáng tạo của người học, có sự hỗ trợ hoặc tham gia của các tổ chức xã hội và gia đình. - Đánh giá kết quả: Dựa vào tiêu chí hoặc bộ công cụ chủ yếu hướng vào năng lực đầu ra, tính đến sự tiến bộ, tư vấn cho người học biện pháp thay thế bằng phương thức học tập hiệu quả; chú trọng vào các sản phẩm học tập và khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. 1.2.2. Sự khác nhau giữa dạy học tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực 7
  8. Tiêu Dạy học tiếp cận nội dung Dạy học tiếp cận năng lực chí Kết quả học tập được mô tả chi tiết và có Được mô tả không chi tiết thể quan sát, đánh giá được; thể hiện MTDH và không nhất thiết phải mức độ tiến bộ của học sinh một cách quan sát, đánh giá được liên tục. Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên Lựa chọn nội dung nhằm đạt được kết môn, không gắn với các tình quả đầu ra, gắn với các tình huống thực NDDH huống thực tiễn. Nội dung tiễn. Chương trình chỉ quy định những được quy định chi tiết trong nội dung chính. chương trình. - Giáo viên tổ chức, hỗ trợ học sinh tự Giáo viên truyền thụ tri lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú thức, là trung tâm của quá trọng phát triển khả năng giải quyết vấn PPDH trình dạy học. Học sinh tiếp đề, khả năng giao tiếp,… thu thụ động tri thức được - Chú trọng sử dụng phương pháp, kỹ định sẵn. thuật dạy học tích cực; thí nghiệm, thực hành Đa dạng; chú trọng các hoạt động xã hội, Chủ yếu dạy lý thuyết trên ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải HTDH lớp học nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Tiêu chí được xây dựng chủ Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ĐGKQ yếu dựa trên sự ghi nhớ và ra, tính đến sự tiến bộ, khả năng vận tái hiện nội dung đã học. dụng trong các tình huống thực tiễn. 1.2.3. Nguyên tắc dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất 1.2.3.1. Lấy việc học làm gốc, người học là chủ thể của quá trình dạy học Mỗi học sinh có đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống, có bản sắc riêng, có hoài bão, có tầm nhìn khác nhau, có thể học được những gì mình muốn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các môn học cũng như tổ chức thực hiện chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá phải quan tâm tới việc học của từng học sinh. Người học là chủ thể, xác định mục tiêu, tự tổ chức, chỉ đạo việc học của bản thân mới đem lại hiệu quả. 1.2.3.2. Kiến thức và năng lực bổ sung cho nhau 8
  9. Kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, những loại kiến thức khác nhau, tạo nguồn để học sinh có được các giải pháp tối ưu hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Khả năng đáp ứng thực tiễn là đặc trưng của năng lực, tức là vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể. Những kiến thức có ích để rèn luyện năng lực là những kiến thức mà học sinh tự kiến tạo. Mức độ năng lực phụ thuộc vào mức độ phù hợp của kiến thức mà học sinh huy động vào giải quyết vấn đề đó. Sự phát triển năng lực không diễn ra theo tuyến tính, từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận tới toàn thể mà được kiến tạo trên cơ sở mức độ phức tạp và đa dạng của vấn đề. Điểm xuất phát để sử dụng và phát triển năng lực là toàn cảnh thách thức cần vượt qua, còn điểm đến là phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đã cho. Rèn luyện năng lực được tiến hành theo đường xoắn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, và đến lượt mình, kiến thức mới đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới. Như vậy, năng lực chỉ được hình thành khi quá trình dạy học lấy việc học làm gốc. 1.2.3.3. Chỉ dạy học những vấn đề cốt lõi Rèn luyện năng lực đòi hỏi phải có thời gian, lặp đi lặp lại mới có thể tăng cường lực năng lực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nếu chương trình tập trung rèn luyện năng lực thì chỉ nên tập trung vào một số năng lực chọn lọc và lượng kiến thức tương ứng để học sinh có đủ thời gian rèn luyện, kiến tạo và phát triển những năng lực đó. Trong thời gian học tập tại trường, học sinh phải rèn luyện, kiến tạo những năng lực theo yêu cầu của chương trình. Từ đó kiến tạo những kiến thức, kĩ năng mới để thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi. Vì vậy phải xác định được các năng lực xuyên suốt chương trình đào tạo với tư cách là công cụ để học tập suốt đời. 1.2.3.4. Học tích hợp, phương pháp luận và học cách kiến tạo kiến thức Đặc trưng của thể giới hiện đại là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong tất cả các lĩnh vực khoa học và đời sống. Mức độ năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế đó cũng ngày càng tăng. Vì vậy, học sinh phải học tích hợp, học phương pháp luận, học cách kiến tạo kiến thức để rèn luyện khả năng kết hợp các nguồn kiến thức khác nhau. Từ đó, học sinh mới có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống lao động sau này. 1.2.3.5. Mở cửa trường phổ thông ra thế giới bên ngoài Trường phổ thông không phải là đích đến mà chỉ là nơi chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động hoặc học cao hơn. Mở cửa trường phổ thông là cách tốt nhất để học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề khác nhau đang diễn ra trong xã hội. Đây cũng là phương 9
  10. thức đào tạo tốt nhất để học sinh sau khi tốt nghiệp tự tin, bắt tay ngay vào lao động hoặc học cao hơn. 1.2.3.6. Đánh giá thúc đẩy quá trình học Kiểm tra, đánh giá phải được tích hợp vào quá trình dạy học để giúp học sinh có động lực học tập và không ngừng tiến bộ trong suốt quá trình học tập. 1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường THPT 1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST): Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. HĐTNST trong dạy học là một nhiệm vụ học tập trong đó HS được độc lập thực hiện hoặc tham gia tích cực vào tất cả các khâu từ đề xuất ý tưởng, thiết kế kế hoạch, tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện, qua đó HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, vừa phát triển kỹ năng, năng lực và hình thành các phẩm chất. Trong quá trình HS trải nghiệm, GV đóng vai trò như là người tạo ra động lực cho người học. Như vậy, HĐTNST là hoạt động giáo dục và dạy học được tổ chức bằng chính sự trải nghệm của HS. Các hoạt động được thực hiện trong lớp học, trong nhà trường, ở nhà hay ở tại một địa điểm phù hợp. 1.3.2. Đặc điểm của HĐTNST: - HĐTNST là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường - HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngoài kiến thức về môn Công nghệ 10, HĐTNST còn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. - HĐTNST có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động. - HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội,... - HĐTNST là quá trình học tích cực, hiệu quả và sáng tạo. 1.3.3. Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 10
  11. - Bản chất của HĐTNST chính là hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp (trước đây), được tổ chức theo phương thức trải nghiệm sáng tạo. - Tổ chức HĐTNST là quá trình tổ chức các loại hình hoạt động giáo dục và các mối quan hệ giao tiếp phong phú, đa dạng cho học sinh. - HĐTNST được tổ chức theo phương thức trải nghiệm - Giáo dục thông qua sự trải nghiệm có liên quan chặt chẽ với: học đi đôi với thực hành, học thông qua làm. 1.3.4. So sánh hoạt động trải nghiệm sáng tạo với hoạt động dạy học Đặc trưng Hoạt động dạy học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Hình thành và phát triển - Hình thành và phát triển những hệ thống tri thức khoa học, phẩm chất nhân cách, tư tưởng, ý Mục đích năng lực nhận thức và kỹ chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống chính năng trí tuệ của học sinh. và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện nay. Chức năng - Thực hiện nhiệm vụ giáo - Thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo nhiệm vụ dục trí tuệ. đức, thẩm mỹ, sức khỏe, …. - Kiến thức khoa học, nội - Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời dung gắn với các lĩnh vực sống, địa phương, có tính giáo dục, chuyên môn. tổng hợp từ nhiều môn học; dễ vận Nội dung chính - Được thiết kế thành các dụng vào thực tế. phần chương, bài, có mối - Được thiết kế thành các chủ đề có liên hệ lôgic chặt chẽ. tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các vấn đề. - Đa dạng, có quy trình - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, chặt chẽ, hạn chế về không linh hoạt, mở về không gian, thời gian, thời gian, quy mô và gian, quy mô, đối tượng và số đối tượng tham gia... lượng... - Học sinh ít cơ hội trải nghiệm - Học sinh có nhiều cơ hội trải Hình thức tổ chức - Người chỉ đạo, tổ chức nghiệm họat động học tập chủ yểu - Có nhiều lực lượng tham gia chỉ là giáo viên đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp...) 11
  12. Đặc trưng Hoạt động dạy học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Thầy – trò, trò- trò - Tương tác: Đa chiều Tương tác, phương pháp - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, - Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm trò hoạt động là chính. là chính. - Nhấn mạnh đến năng lực - Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng Kiểm tra, tư duy lực thực hiện, tính trải nghiệm. đánh giá - Thường đánh giá kết quả - Thường đánh giá kết quả đạt được đạt được bằng điểm số bằng nhận xét 12
  13. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT và của ngành GD&ĐT Nghệ An. 2.1.1. Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Bộ GD&ĐT Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Ngày 18/12/2020 Bộ giáo dục đã ban hành Công văn số 5512 về tổ chức kế hoạch giáo dục của nhà trường. Theo đó ban hành kèm theo Công văn 5512 là các phụ lục về mẫu giáo án theo Công văn 5512, khung kế hoạch giáo dục của giáo viên, khung kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, khung kế hoạch dạy môn học, mẫu phiếu đánh giá bài dạy... 2.1.2. Chỉ đạo đổi mới giáo dục của ngành GD&ĐT Nghệ An Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, từ năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT Nghệ An đã giao cho các trường THPT chủ động trong việc xây dựng phân phối chương trình bộ môn và triển khai Kế hoạch bài học theo định hướng chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học. Từ năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT Nghệ An đã chỉ đạo các nhà trường THPT xây dựng và thực hiện Kế hoạch giáo dục nhà trường để phù hợp với tình hình thực tế theo tinh thần tự chủ và trình Sở phê duyệt. Định hướng xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường gắn dạy học với thực tiễn trên cơ sở các nội dung sau: - Tiếp tục thực hiện giáo dục tích hợp với mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; giáo dục pháp luật: Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống trong các chương trình môn học/hoạt động giáo dục, bao gồm: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng chống tệ nạn xã hội và phòng, chống tham nhũng; chủ quyền Quốc gia về biên giới, biển đảo,... - Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề/bài học đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực người học; Tổ chức các hoạt động học phù hợp; thực hiện giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn địa phương, tăng cường các hình thức dạy học tại di sản, trang trại, công xưởng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; thực hiện giáo dục STEM ; khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia Cuộc thi KHKT; tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học 13
  14. sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; thí nghiệm - thực hành; ngày hội CNTT; ngày hội sử dụng ngoại ngữ;… trên cơ sở tự nguyện của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh trung học; tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. Năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Nghệ An giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng trường THPT chỉ đạo triển khai xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường, của tổ, nhóm chuyên môn; thông qua Hội đồng trường quyết định và triển khai thực hiện. Việc xây dựng Kế hoạch giáo dục tiếp tục thực hiện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Yêu cầu dạy học gắn với thực tiễn là một nội dung quan trọng đucợ cụ thể hóa thành những giải pháp để định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và làm cơ sở để xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, của cá nhân các giáo viên. 2.2. Việc tổ chức dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3. Từ năm học 2017-2018, trường THPT Anh Sơn 3 đã triển khai thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Nội dung dạy học gắn với thực tiễn đã được Sở GD&ĐT Nghệ An đưa vào chỉ đạo trong văn bản triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm và được nhà trường triển khai thực hiện cụ thể: + Coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. + Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu KH-KT; Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn + Tiếp tục thực hiện dạy học gắn liền với di sản văn hóa + Triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tại địa phương. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Sở, nhà trường đã thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học; gắn học với hành; tăng cường các hoạt động dạy học gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chủ yếu tập trung vào các nội dung dạy học tích hợp, liên hệ thực tế và định hướng hoạt động trải nghiệm với các hoạt động. 2.2.1. Dạy học tích hợp + Môn Ngữ văn: tích hợp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh + Môn Địa lí, Hóa học: tích hợp về môi trường + Môn Lịch sử: Tích hợp về giáo dục địa phương + Môn Giáo dục công dân: Tích hợp về phòng chống tham nhũng; tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tìm hiểu kiến thức pháp luật Việt Nam. 14
  15. + Thực hiện giáo dục tích hợp hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán (Science - Technology - Engineering – Mathematic: STEM) trong việc thực hiện CT GDPT ở các môn học Toán, Lí, Hóa, Sinh. Tổ KHTN phối hợp với tổ Toán, Tin xây dựng một chủ đề giáo dục STEM/năm học. 2.2.2. Dạy học gắn với di sản: thực hiện ở môn Lịch sử với di sản lịch sử ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Tổ chức hành trình "Về nguồn" khám phá các địa danh lịch sử ở Nghệ An, Hà Tĩnh cho các học sinh tiêu biểu của nhà trường: Anh Sơn- Quảng trường Hồ Chí Minh- Ngã ba Đồng Lộc- môn Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Khu di tích văn hóa Nguyễn Du- Quê Bác- Truông Bồn. 2.2.3. Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh: đã áp dụng cho một số tiết học của môn Công nghệ 10 2.2.4. Trải nghiệm sáng tạo: + Tổ chức thi khoa học kĩ thuật cấp trường + Tổ chức câu lạc bộ Văn học dân gian + Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao * Đánh giá chung Ưu điểm: Hàng năm, Ban giám hiệu trường THPT Anh Sơn 3 đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ, của ngành về việc dạy lí thuyết đi đôi với thực hành; đưa kiến thức nhà trường lại gần với thực tiễn đời sống; đưa việc dạy học gắn với thực tiễn trở thành một nội dung quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Các bộ môn đã có nhiều cố gắng để việc học tập gắn với trải nghiệm ngày càng phong phú hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn kinh tế, văn hóa ở địa bàn. Một số giáo viên đã tích cực trong các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện liên hệ thực tiễn, tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo, xây dựng các hoạt động học tạo điều kiện cho học sinh phát huy được các năng lực bản thân. Về học sinh: cơ bản các học sinh hưởng ứng các hoạt động đổi mới của giáo viên; nhiều tập thể lớp hoạt động nhóm hiệu quả, chủ động tìm tòi, khám phá thực tiễn đời sống để nắm bắt tốt hơn kiến thức lí thuyết đã được truyền thụ. Quan hoạt động trải nghiệm thực tiễn, rất nhiều em đã tự tin bộc lộ được năng lực, năng khiếu của bản thân như: khả năng giao tiếp, khả năng điều hành nhóm, năng khiếu văn nghệ, khả năng quan sát, khả năng giải quyết vấn đề, … Hạn chế: Công tác chỉ đạo của nhà trường vẫn còn mang tính định hướng, chung chung; thiếu những giải pháp cụ thể, khoa học để cho các tổ chuyên môn áp dụng, triển khai thực hiện đồng bộ. 15
  16. Một số tổ trưởng chuyên môn vẫn chưa thực sự lĩnh hội tốt các văn bản chỉ đạo; chưa quyết liệt trong việc tạo ra phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở tổ, nhóm chuyên môn. Một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn ngại sự thay đổi; không đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy; xây dựng kế hoạch dạy học. Hoạt động dạy học gắn với thực tiễn chưa đồng bộ trong tất cả lớp ở tất cả các môn học; chỉ ở một vài lớp học và còn mang tính chất thí điểm. Việc đưa toàn bộ học sinh vào không khí sáng tạo vẫn đang là một khó khăn đối với đa số giáo viên, cơ bản vẫn theo thói quan “So đũa chọn cột cờ”, ‘Chọn mặt gửi vàng”, tức là chỉ giao nhiệm vụ chính cho một số học sinh tích cực, có năng lực khá. Về phía học sinh: Học sinh trường THPT Anh Sơn 3 sống ở địa bàn khó khăn, chủ yêu vùng đồi núi, kĩ năng giao tiếp xã hội và nhận thức xã hội thấp hơn nhiều so với học sinh miền xuôi. Việc học gắn với thực tiễn là cơ sở giúp các em thay đổi, trưởng thành nhiều; nhưng qua nhiều năm tổ chức và theo dõi, chúng tôi vẫn thấy các em còn nhiều tự ti, không dám tham gia vào các hoạt động, không dám bộc lộ bản thân trước đám đông. Một bộ phận mang tâm lí ỷ lại vào các học sinh học khá, giỏi của lớp. 16
  17. II. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 Với nhiệm vụ giáo dục "thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh", nhà trường được chủ động, linh hoạt, đổi mới, sáng tạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục năm học, đảm bảo chất lượng giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường đã tập trung vào việc chỉ đạo xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, tìm ra các giải pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, chất lượng đầu vào của nhà trường. Một trong những nội dung của việc thực hiện có hiệu quả phương pháp và hình thức dạy học là dạy học gắn với thực tiễn. Đúc rút những bài học kinh nghiệm qua nhiều năm triển khai dạy học gắn với thực tiễn, từ những biện pháp cụ thể cho một vài môn học; đến năm học 2021- 2022, Ban giám hiệu trường THPT Anh Sơn 3 đã xây dựng được các giải pháp dạy học gắn với thực tiễn phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường, được các giáo viên thực hiện đồng bộ và phát huy hiệu quả trong công tác đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. 2.1. Dạy học thông qua hoạt động tích cực của người học: Tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển. Các hoạt động học tập của HS bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống) được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu như học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia seminar, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi HS đều được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. 2.2. Tích hợp các nội dung cốt lõi theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương vào trong giờ học: Tất cả các môn học đều có thể tích hợp hiệu quả các nội dung định hướng phát triển KTXH địa phương (các xã có học sinh của nhà trường, của huyện Anh Sơn, của tỉnh Nghệ An) vào trong tiết dạy ở những góc độ khác nhau. 2.3. Tăng cường sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: 17
  18. + Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập và cách thức thực hiện linh hoạt để giao cho HS thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng. + Tăng cường giao cho HS tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, thực hiện ở nhà hoặc qua mạng, để tiếp nhận và vận dụng kiến thức. + Dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho HS báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, kết quả tự học của mình. 2.4. Triển khai dạy học gắn liền với thực tiễn môi trường lịch sử, văn hóa, kinh tế địa phương trên địa bàn huyện Anh Sơn và tỉnh Nghệ An. + Tăng cường các hình thức dạy học tại di sản, trang trại, công xưởng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện Anh Sơn và tỉnh Nghệ An. + Tổ chức câu lạc bộ "Văn học dân gian"; câu lạc bộ Tiếng Anh. + Nội dung dạy học gắn với thực tiễn được thể hiện trong KHGD môn học dưới hình thức thực hành, trải nghiệm trong môn học hoặc được thiết kế thành các HĐGD không tổ chức trong lớp học. 2.5. Tổ chức dạy học theo dự án, theo phương thức giáo dục STEM: + Các môn Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ xây dựng ít nhất 04 bài học theo chủ đề STEM (bài học STEM). Các bài học STEM được tính thay thế cho việc dạy học chủ đề/một số nội dung của chủ đề có liên quan. + Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM và hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật cho HS. 2.6. Xây dựng Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp: Xây dựng 9 chủ đề Hoạt động NGLL:2 tiết/ lớp/tháng. Các chủ đề phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và điều kiện thực tiễn của nhà trường. Việc xây dựng và thực hiện các hoạt động ngoài giờ thực hiện đồng bộ, thống nhất với các hoạt động văn hóa, thể thao, thiện nguyện của Công đoàn và Đoàn trường; đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt và hiệu quả. Phối hợp với các trường Đại học trong và ngoài tỉnh thực hiện tốt công tác tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh. Thực hiện 9 tiết giáo dục huowngs nghiệp/lớp/năm học. 2.7. Xây dựng và tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ; các cuộc thi thể dục, thể thao, quốc phòng an ninh; các trò chơi dân gian trong nhà trường Thực hiện công tác phối hợp giữa Nhà trường- Công đoàn- Đoàn trường trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động; nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. 18
  19. III. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3. Trên cơ sở các giải pháp về dạy học gắn với thực tiễn trong Kế hoạch giáo dục của nhà trường, các tổ chuyên môn đã đưa vào Kế hoạch giáo dục tổ với những biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc trưng môn học và điều kiện thực tiễn; các giáo viên được chủ động linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch bài dạy, tổ chức dạy học các bài học và tổ chức các hoạt động giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, chủ động về thời lượng thực hiện cả bài học/chủ đề, về mục tiêu của bài học, về phương tiện, thiết bị, học liệu tương ứng hỗ trợ trong quá trình dạy học, về các hoạt động học và cách thức tổ chức hoạt động học theo trình tự. Các giải pháp dạy học gắn với thực tiễn thực sự là một đòn bẩy cho sự đổi mới phương pháp dạy học; mở đường cho các giáo viên chủ động trong việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh, kích thích tư duy tích cực của học sinh; đánh thức những năng lực tiềm ẩn và tạo cơ hội cho các em hòa nhập, thể hiện bản thân. Kết quả thực nghiệm rất phong phú với rất nhiều hoạt động ở các môn học, đem lại hiệu quả bất ngờ với chính giáo viên về năng lực của học sinh và hiệu quả giờ dạy. 3.1. Trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể tại huyện Anh Sơn trong giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh ở môn học Lịch sử 3.1.1. Tổng quan về các di sản văn hóa phi vật thể của huyện Anh Sơn: Anh Sơn là một huyện mền núi thuộc miền Tây xứ Nghệ là vùng đất rất giàu truyền thống văn hóa. Nơi đây với đặc trưng về địa hình nên vừa có đồng bào người kinh và đồng bào dân tộc thiểu số sống đan xen đã tạo nên những nét văn hóa rất phong phú đa dạng và rất độc đáo. Theo thống kế của phòng văn hóa hóa huyện Anh Sơn năm 2015, Trên địa bàn huyện Anh Sơn có bảy loại hình văn hóa phi vật thể được phản ánh qua bảng thống kê sau: - Loại hình: Tiếng nói, chữ viết: Chữ Thái và Tiếng Thái. - Loại hình ngữ văn dân gian: Gồm Bài hát ru, khắp Mường, Khắp dân ca Thái. Ca dao, Dân ca, Hò đối. - Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian: Có 20 di sản, gồm Múa sạp, Cồng chiêng, Khắc luống, Khèn lá, Hát ru, Khắp, Tò pẻ, giao duyên, đàn bầu, bộ gõ, nhị, sáo trúc, trống, Dân ca, Dặm Đức sơn, Nhuôn, xuối, Tuồng, Hò nghẹo, Xẩm, Thổi Pí, sáo, xò lò. - Loại hình tập quán xã hội: Có 14 di sản gồm Tục uống rượu cần; Cúng Vía; Ó Lam (Cha mối), cúng tổ tiên, tang lễ, cưới, Sinh đẻ, cúng mụ, mừng thọ, Ngày người cao tuổi, Lễ cầu mùa, Lễ xuống đồng, Lễ trưởng thành . 19
  20. - Loại hình lễ hội truyền thống: 2 di sản gồm: Lễ hội Uống nước nhớ nguồn được tổ chức vào ngày 27/7 hàng năm và Hội Chèo bơi đang có nguy cơ mai một do quá trình lâu dài không được thực hành - Loại hình nghề thủ công truyền thống: 15 di sản gồm nghề bốc thuốc dân tộc; Nghề đan lát; Nghề dệt thổ cẩm; Nghề thêu; Nghề rèn. Nghề mộc, làm bún, Bốc thuốc, Sơn tràng (Khai thác gỗ), Đan nốc thúng, đánh tranh săng, Tráng bánh mướt, Tráng bánh Khô, Làm nhút, Làm rượu cần, Làm men lá. - Loại hình tri thức dân gian: có 24 di sản, Trang phục Thái, Cách dệt váy, áo, khăn, túi; Cơm lam, Canh Bon, Canh Bồi, Mooc, Thuốc sản, Thuốc dân tộc, Thuốc gãy, bong gân; Thuốc chữa đau mắt, Thuốc Nam, Chanh ớt làn, Cá nướng, Kháu Ben, Nhút, Cá mát cong, Thịt chua, Canh Môn, Bánh Gây, Canh Măng Nhái, Thuốc Bắc, Canh Chuối, Nuớc chè, Cháo, xúp lươn. Hiện đang tồn tại và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong gia đình và cộng đồng. 3.1.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo tham quan, tìm hiểu văn hóa phi vật thể ở huyện Anh Sơn. - Giáo viên thực hiện: cô Bùi Thị Lanh. Môn dạy: Lịch sử - Học sinh: Khối 10 Giáo viên tổ chức học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức tham quan tìm hiểu thực tế về các loại hình văn hóa phi vật thể tại địa phương. Các di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương theo bảng thống kê đã trình bày rất phong phú và đa dạng. Do thời lượng của cuộc trải nghiệm nên ở đây giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số giá trị văn hóa phi vật thể đại diện cho một loại hình văn hóa phi vật thể nhất định. Bởi trong từng loại hình văn hóa phi vật thể lại có nhiều giá trị khác nhau. Do địa bàn các thôn, bản mà các em tham gia hoạt động trải nghiệm thuộc vùng miền núi, đường xa đi lại rất khó khăn, nên giáo viên chia toàn khối với 7 lớp ra thành 4 nhóm nhóm để dễ khai thác đúng mục đích của cuộc trải nghiệm, cụ thể: - Nhóm lớp 1: Tham gia hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về loại hình Ngôn ngữ, chữ viết: Tiếng Thái, chữ Thái; loại hình ngữ văn dân gian: dân ca Thái; lọai hình tri thức dân gian: Trang phục của đồng bào người Thái tại thôn 4 – Xã Tam Sơn và Thôn 8 – Xã Thành Sơn - Nhóm lớp 2: Tham gia hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian: Múa sạp, thổi kèn lá,cồng chiêng tại thôn 6, 8 – Xã thành Sơn, hát dân ca thuộc câu lạc bộ dân ca ở xã Hùng Sơn. - Nhóm lớp 3: Tham gia hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về loại hình: Tập quán xã hội : Tục uống rượu cần ở Bản kẻ may Xã Cẩm Sơn, Tục thờ cúng tổ tiên; lễ hội truyền thống: Lễ hội uống nƣớc nhớ nguồn ở khối 5 – Thị Trấn Anh Sơn - Nhóm lớp 4: Tham gia hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về loại hình Nghề thủ công truyền thống: nghề rèn – Chợ Cây Chanh - Xã Đỉnh Sơn, nghề mộc- Thôn 3 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2