SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn ở trường THPT Triệu Sơn 5
lượt xem 43
download
Ở trường THPT tổ chuyên môn là một đơn vị giúp hiệu trưởng quản lý về lĩnh vực chuyên môn trong nhà trường. Thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “khối óc” một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của trường học. Bài SKKN về sinh hoạt hóm chuyên môn ở trường THPT, mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn ở trường THPT Triệu Sơn 5
- Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn ở trường THPT Triệu Sơn 5
- 1. Lý do chọn đề tài: Tất cả chúng ta đều biết rằng: mọi hoạt động trong nhà trường THPT đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Chất lượng chụyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển, sự sống còn hay tên tuổi và danh tiếng của nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và kinh tế của đất nước trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học cũng như trong công tác quản lý như: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, theo đó HS là trung tâm. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, Ứng dụng CNTT trong dạy học, đổi mới chương trình SGK, đổi mới công tác quản lý, ứng dụng CNTT vào trong công tác điều hành chỉ đạo của đơn vị. Trong đó đổi mới cách thức quản lý cả về mặt hành chính và chuyên môn đối với các tổ chuyên môn cũng được coi trọng. Ở trường THPT tổ chuyên môn là một đơn vị hành chính được chia theo với một hoặc một số bộ môn giúp hiệu trưởng quản lý về lĩnh vực chuyên môn trong nhà trường. Thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “khối óc” một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của trường học. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, tổ chức các kỳ thi, quản lý hồ sơ sổ sách, đánh giá cho điểm, đánh giá xếp loại CBGV, duy trì kỷ cương nề nếp đến đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học... đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn. Như vậy tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp hiệu trưởng đến tận GV và HS vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với hiệu trưởng. Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất thân là một giáo viên Ngữ Văn gắn bó với nghề nghiệp, với các bạn đồng nghiệp trong tổ 12 năm, hơn nữa bản thân mới được cất nhắc làm cán bộ quản lý, tuổi đời, tuổi nghề cũng như kinh nghiệm đang còn non trẻ. Bản thân người viết luôn đau đáu, băn khoăn trăn trở tìm tòi phương pháp hay, cách quản lý giỏi để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời cũng đã từng kinh qua cương vị tổ trưởng trong một thời gian dài (9 năm) thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của anh em, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt chuyên môn của mỗi tổ cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường. Hơn nữa năm học 2011-2012 là năm học tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ đề “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học” tiếp tục hưởng ứng và thực hiện tốt các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục Thanh Hóa như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo” phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. là năm học với chủ đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Từ những vấn đề đó, tôi coi việc “Nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ - Nhóm chuyên môn” là một trong các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục. Bởi đổi mới giáo dục không chỉ là đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học mà còn đổi mới về tư duy của đội ngũ cán bộ quản lý, của giáo viên trong việc thay đổi cách làm việc. Một trong những đổi mới đó là phải cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn. Tôi nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý chỉ đạo chuyên môn, phải tạo ra được bước đột phá lớn trong việc dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Đặc biệt đối với Trường THPT Triệu Sơn 5 – ngôi trường mới được chuyển sang công lập 2 năm. Có như vậy thì mới theo kịp được xu hướng phát triển tất yếu của XH, của thời buổi kinh tế tri thức, đặc biệt là các trường đã có bề dày truyền thống hai ba mươi năm trở lên và đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân địa phương. Từ những lý do nêu trên cộng với xuất phát từ tình hình
- thực tế của nhà trường tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn ở trường THPT Triệu Sơn 5”. Tôi coi đây cũng chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để đưa nhà trường từng bước nâng cao chất lượng GD toàn diện và vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vị thế cuả mình trong toàn huyện và trên địa bàn tỉnh. . Thầy Ngô Quang Trung đại diện BGH nhà trường nhận hoa chức mừng của học sinh trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2011 . 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Hiện nay việc sinh hoạt của tổ chuyên môn ở các trường THPT nói chung và trường Triệu Sơn 5 nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đại đa số tổ trưởng cũng như CBGV đã nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong quá trình dạy học. Tuy nhiên hoạt động chuyên môn của các tổ vẫn còn những hạn chế nhất định và những tồn tại khá phổ biến theo những xu hướng sau: Một là: Số lần sinh hoạt theo quy định 2 lần/tháng không được thực hiện duy trì thường xuyên và đầy đủ. Do trường học 2 ca và thời lượng chương trình “căng” hầu như ngày nào cũng 5 tiết nên không bố trí được thời gian họp hoặc nếu có họp thì họp qua loa, chiếu lệ với thời gian chỉ khoảng từ 30 đến 45 phút. Hai là: Nội dung các cuộc họp còn mang tính sự vụ, hành chính chưa mang màu sắc chuyên môn, chưa có những chuyên đề thảo luận sôi nổi, thẳng thắn mang tính khoa học. Những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn được bàn đến còn mờ nhạt. CBGV đi họp chủ yếu là cho có chứ không chuẩn bị nội dung để trao đổi hay thảo luận những bài hay, khó hoặc thống nhất nội dung chương trình hoặc nội dung ra các đề kiểm tra hoặc trao đổi rút kinh nghiệm giờ dạy. Đúng như kết luận của Đoàn thanh tra chuyên môn Sở GD&ĐT Thanh Hóa về kiểm tra hồ sơ nhà trường ngày 12/10/2011: “Kế hoạch các tổ còn chưa bám vào kế hoạch chung của nhà trường. Biên bản
- còn sơ sài, ghi chép các cuộc họp không đầy đủ, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu là triển khai công việc của nhà trường...”. Ba là: Một số CBGV chưa phát huy hết tinh thần tập thể, không mang trách nhiệm xây dựng cái chung. Biết nhưng không chịu có ý kiến. Mạnh ai người nấy làm dẫn tới mỗi người một ý, không thống nhất, không tìm được tiếng nói chung trong phương pháp giảng dạy, trong cách thức ra đề kiểm tra, trong cách đánh giá xếp loại giờ dạy của CBGV trong tổ. Bốn là: Vai trò, trách nhiệm chưa cao của chính tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết. Các cuộc họp chuẩn bị nội dung chưa chu đáo. Chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi, sôi nổi trong các buổi sinh hoạt. Thông thường nội dung họp chỉ là: triển khai các kế hoạch tháng, năm tuần của nhà trường, lịch kiểm tra, ký duyệt hồ sơ giaó án, phân công ra đề thi chọn đội tuyển HS giỏi, đề kiểm tra chất lượng học kỳ, thao giảng dự giờ và một số việc khác. Năm là: Một số tổ có nhiều môn như tổ Hóa-Sinh-KTNN-TD-QP, tổ Văn-Sử-GDCD; các tổ còn lại là 2 môn. Thực tế cho thấy hầu như các tổ trưởng để cả tổ triển khai sinh hoạt chuyên môn chung mà không chia về các nhóm để sinh hoạt riêng. Do vậy mọi công việc chỉ chủ yếu là triển khai giúp nhà trường mang tính hành chính sự vụ nhiều hơn là sắc thái chuyên môn. Sáu là: Công tác quản lý chỉ đạo của BGH còn chưa kịp thời, quyết liệt. Việc kiểm tra kế hoạch tổ, biên bản sinh hoạt và các nội dung sinh hoạt chưa thường xuyên, liên tục. Bảy là: Các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều hoặc nếu có thì chỉ để tham khảo bởi dù nằm trong hệ thống trường THPT nhưng mỗi trường có đặc thù riêng do nhiều yếu tố đem lại như: cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào, đội ngũ CBGV, sự quan tâm sâu sát của BGH về chất lượng chuyên môn... Như vậy việc nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm để áp dụng chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cần thiết và kịp thời đối với các trường nói chung và Triệu Sơn 5 nói riêng. Trong phạm vi đề tài này tôi hi vọng sẽ mang lại một cái nhìn mới mẻ và thiết thực với quan điểm đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn như là một trong những biện pháp góp phần đổi mới công tác quản lý của BGH để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường trong năm học 2011-2012 và các năm học tiếp theo. . 3. Đối tượng nghiên cứu: - Các tổ chuyên môn trong trường THPT Triệu Sơn 5. - Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. . 4. Phạm vi nghiên cứu: - Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn được quy định cụ thể trong Điều lệ trường THPT của Bộ GD&ĐT ban hành. - Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý của Học viện quản lý Giáo Dục. . 5. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2010 đến tháng 5/2012. . 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực nghiệm thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn nhà trường. . 7. Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm Phần I: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
- 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu, thời gian, phương pháp nghiên cứu Phần II: Nội dung 1. Chương 1: Những vấn đề chung 2. Chương 2: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Phần III: Kết luận 1. Những kết quả ban đầu 2. Một số bài học kinh nghiệm 3. Những đề xuất kiến nghị 4. Lời cảm ơn. . PHẦN NỘI DUNG . Chương 1. Những vấn đề chung. 1. Cơ sở lý luận: Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điều 16 như sau: 1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. 2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần. . 2. Cơ sở thực tiễn: - Căn cứ vào số lượng đội ngũ CBGV, cơ cấu bộ môn, tình hình hoạt động của nhà trường, tổ chuyên môn Trường THPT Triệu Sơn 5 được bố trí thành 5 tổ bao gồm: + Tổ Toán gồm 8 CBGV. + Tổ Lý-Tin-KTCN gồm 8 CBGV. + Tổ Hóa-Sinh-KTNN-TD-QP gồm 12 CBGV. + Tổ Địa-Tiếng Anh gồm 8 CBGV. + Tổ Văn-Sử-GDCD gồm 12 CBGV. - Trong số 5 tổ nhóm chuyên môn thì chỉ có tổ Toán là có 1 môn. Các tổ còn lại từ 2 đến 3, 4 môn. . Chương 2. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. 1. Lựa chọn và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó CM. Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng thăm dò ý kiến của tất cả CBGV trong các tổ chuyên môn, trên cơ sở tín nhiệm của tổ, đề nghị của PHT phụ trách công tác chuyên môn Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó theo từng năm học. Việc bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau:
- Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại điều lệ trường THPT, Nhà trường còn căn cứ vào kết quả giảng dạy, thành tích bồi dưỡng HSG tỉnh, các kỳ thi GV giỏi cấp trường, cấp tỉnh để làm cơ sở bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Từ năm học 2011-2012 trở về trước hầu hết các tổ trưởng chuyên môn của nhà trường đều có thành tích tốt về công tác chuyên môn. Thậm chí có những người đã được đi học bồi dưỡng cán bộ quản lý và trong nguồn CBQL kế cận của nhà trường. . Thành Kết quả thi SKKN Bồi dưỡng TT Họ và tên Môn tích BD GVG cấp cấp CBQL HSG tỉnh trường tỉnh 1 Lê Nguyên Huấn Toán Có GVG C ĐHSP Toán 2 Phạm Văn Hải Lý Có GVG C Thạc sĩ 3 Lê Thị Xinh Sinh Có GVG C Chứng chỉ CBQL 4 Trần Minh Thái Sử Có GVG C Chứng chỉ CBQL 5 Lê Thị Hiên Địa Có GVG C Chứng chỉ CBQL . Bên cạnh đó hàng năm nhà trường còn cử các tổ trưởng đi học chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD tổ chức như: Tập huấn về công tác QL chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn tháng 8/2011. Tập huấn nghiên cứu KHSP ứng dụng tháng 12/2011... Qua các khoá học này tổ trưởng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tích luỹ được nhiều phương pháp hay giúp nhà trường quản lí điều hành hoạt động chuyên môn của tổ hiệu quả hơn. 2. Xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng, kỳ và năm học Vào đầu năm học BGH nhà trường xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học (bản dự thảo). Sau đó đưa về các tổ chuyên môn lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện và báo cáo tại Hội nghị CBVC đầu năm học. Trên cơ sở nội dung, phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp, chỉ tiêu chuyên môn... giao cho các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn cho từng tổ. Tuỳ vào đặc điểm, tình hình của bộ môn, kết quả của năm học trước đạt được mà các tổ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên để có tính thống nhất cao các tổ cần phải xây dựng KH theo những nội dung cụ thể như sau: 2.1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch: Các căn cứ thường là KH năm học của nhà trường, KH chuyên môn của PHT phụ trách công tác CM, đặc điểm tình hình của tổ... 2.2. Xây dựng Kế hoạch từng tháng, từng học kì và cả năm học. Đây là phần nội dung trọng tâm của KH. Vì vậy các tổ CM cần phải chú ý căn cứ vào phân phối chương trình của từng môn học để thiết kế bản kế hoạch thật sự hợp lý và đảm bảo được các nội dung quan trọng như:
- + Việc thực hiện chương trình theo tuần học đầy đủ. + Đảm bảo số bài kiểm tra thường xuyên và KT định kì theo quy định. + Việc thực hiện chấm, trả bài và vào điểm đúng tiến độ, thời gian quy định. + Kế hoạch dạy học thêm, bồi dưỡng Học sinh giỏi và phụ đạo HS yếu, kém. + Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm và ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học. + Công tác nghiên cứu KH và viết SKKN cũng như tự học, tự bồi dưỡng của CBGV trong tổ. + Xây dựng ngân hàng các loại đề thi, kiểm tra từ 15 phút trở lên. + Kế hoạch thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm và thi chọn GV giỏi cấp trường, cấp tỉnh. + Thực hiện nghiêm túc quy định Sổ báo giảng, sổ đầu bài và làm điểm tổng kết HK, năm học, phê, kí học bạ... + Kiểm tra và kí duyệt giáo án theo định kì. + Đăng kí các chỉ tiêu phấn đấu chuyên môn, các danh hiệu cá nhân và tập thể theo HK và cả năm học. Đánh giá xếp loại CBGV trong tổ. + Phần điều chỉnh, bổ sung giành để bổ sung hoặc thay đổi đột xuất (nếu có). Sau khi xây dựng KH này phải được thông qua tổ CM và kiểm tra, duyệt của PHT phụ trách CM. Hàng tháng tổ trưởng phải triển khai KH cụ thể từng tháng tại phiên họp thường kì của tổ. 2.3. Các giải pháp thực hiện: Phần nội dung này là những giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các tổ. Thông thường HT chỉ đạo những giải pháp như sau: + Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GD về thực hiện chương trình các môn học. Thực hiện đúng các quy định, quy chế chuyên môn của nhà trường đề ra. Thực hiện đúng, có chất lượng các kế hoạch chuyên môn như: Dạy học chính khoá, dạy thêm, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém. Thực hiện tốt kỉ cương, nề nếp dạy và học. + Tăng cường kiểm tra, ký duyệt hồ sơ giáo án đầy đủ theo định kỳ và đột xuất, chú trọng khâu duyệt giáo án chính khoá, giáo án dạy thêm và giáo án bồi dưỡng. + Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. HS chủ động làm việc, tự lĩnh hội kiến thức, tự làm việc. Rèn kĩ năng thực hành, tư duy linh hoạt. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, gắn lý thuyết với thực tiễn. Kết hợp dạy chương trình SGK với lịch sử, truyền thống địa phương... + Tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi đúc rút kinh nghiệm sau mỗi giờ thao giảng. Đánh giá chính xác, công bằng khách quan. + Tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh thường niên. Coi đây là một hoạt động chuyên môn bổ ích, hữu hiệu hàng năm để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho GV. Rèn rũa kĩ năng giải đề và tích luỹ kiến thức để bồi dưỡng, trau rồi chuyên môn nghiệp vụ. + Tăng cường ứng dụng CNTT, đồ dùng dạy học vào quá trình dạy học để đạt hiệu quả giờ học cao nhất. . 3. Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ CM mang đậm màu sắc chuyên môn Đây cũng là nội dung quan trọng. Vì nếu đổi mới được nội dung sinh hoạt mang đậm màu sắc chuyên môn sẽ tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu lệ. Đặc biệt là họp mang tính hành chính sự vụ. Qua việc nắm bắt chất lượng sinh hoạt chuyên môn của từng tổ HT chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ nhóm CM với những nội dung như sau: + Thống nhất chương trình theo từng tuần, tháng: Tại các buổi sinh hoạt theo định kỳ, tổ trưởng yêu cầu GV báo cáo việc thực hiện chương trình môn học tính đến thời điểm họp. Nếu GV nào chậm chương trình do nghỉ đi học chuyên đề mà không bố trí được hoặc nghỉ vì lý do cá nhân phải tự bố trí dạy bù. Trên cơ sở đó tổ trưởng thống nhất chương trình cho các tuần tiếp theo.
- Việc thực hiện chương trình phải chính xác và khớp giữa giáo án, sổ báo giảng, ghi sổ đầu bài với thực dạy trên lớp. Việc này giúp tổ trưởng luôn luôn nắm được chương trình, tránh tình trạng GV dạy quá nhanh, chậm hoặc dồn, cắt chương trình. + Thống nhất ra đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên, đề thi chọn HS giỏi, thi thử ĐH: Căn cứ vào tiến độ thực hiện chương trình, tổ trưởng chỉ đạo cho GV thảo luận cấu trúc của một đề thi. Mức độ kiến thức trong đề thi phải đảm bảo: nhận biết,phát hiện; thông hiểu và vận dụng. HS khá, giỏi, trung bình và yếu phải làm được số câu, số điểm theo đúng lực học của mình. Đề thi phải phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Riêng đề thi HS giỏi, thi thử ĐH phải được đem ra bàn soạn cẩn thận và phải ra theo đúng cấu trúc, nội dung đề thi HSG, ĐH hiện hành. Mỗi GV phải ra ít nhất 2 bộ đề thi trong năm học rồi đưa ra tổ thảo luận để hình thành ngân hàng đề thi của nhà trường. + Soạn giáo án chung những bài hay và khó, những bài có nội dung mới mẻ. Giảng mẫu và rút kinh nghiệm để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trong PPCT các môn thường có một số bài hay và khó. Có những bài không cần đến một tiết nhưng ngược lại có những bài l tiết không thể nói hết được. Đặc biệt là môn Ngữ Văn. Chẳng hạn như bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo. Đến phiên họp theo định kỳ tổ trưởng cho GV lựa chọn một số bài hay và khó, sau đó giao cho cả tổ soạn một giáo án chung. Có thể mỗi người soạn một phần hoặc riêng một bài. Sau đó mang ra tổ để thảo luận thống nhất thành một giáo án chung cho cả tổ. Tổ cử 1 đến 2 GV giảng mẫu để cả tổ đi dự. Dự xong cả tổ họp rút kinh nghiệm cho giờ dạy. Nếu 1 tháng dạy được 1 tiết thi cả năm sẽ có 9 tiết, cứ như vậy sẽ tích lũy được rất nhiều giờ “chuẩn” có chất lượng. Trong năm học 2011-2012 tôi đã áp dụng thí điểm ở các tổ nhóm chụyên môn, mỗi bộ môn được 1 tiết, riêng môn Ngữ văn được 2 tiết cụ thể như sau: . TT Môn Tên bài Người dạy mẫu Lớp Kết quả 1 Toán Định nghĩa đạo hàm Thầy Lê Nguyên Huấn 11A7 Giỏi 2 Lý Giao thoa sóng cơ Thầy Phạm Văn Hải 12A7 Giỏi 3 Hoá Axit - Nitơric Thầy Nguyễn Đình Tuấn 11A4 Giỏi 4 Sinh Sinh sản vô tính ở thực Cô Lê Thị Xinh 11A7 Giỏi vật 5 Văn Đàn ghi ta của Lor-ca (2 Thầy Ngô Quang Trung 12A6 Giỏi tiết) 6 Sử Cách mạng công nghiệp Thầy Trần Minh Thái 10A4 Giỏi chấu Âu 7 Địa Giao thông vận tải Cô Lê Thị Hiên 10A4 Giỏi 8 Công Quyền bình đẳng của Cô Nguyễn Thị Toan 10A8 Giỏi dân công dân 9 Anh Unit 13 Hobbies Cô Nguyễn Thị Huyền 11A7 Giỏi . Sau những giờ dạy mẫu đa số GV đều rất hưởng ứng và tỏ ra hứng thú, say sưa góp ý và rút kinh nghiệm. Giáo án đã soạn chung để dạy “mẫu” được xem như là “chuẩn” để GV trong tổ tham khảo và chuẩn bị giảng dạy cho tiết học đó các năm sau. Nếu có điều chỉnh bổ sung thì họp bàn để cùng thống nhất. + Hội thảo các chuyên đề, trao đổi phương pháp dạy và học theo hướng đổi mới.
- Thực hiện các công văn hướng dẫn của Sở về triệu tập các lớp tập huấn chuyên đề cho GV ở các bộ môn. Tổ trưởng đi học về sẽ phải triển khai, báo cáo trước tổ để GV nắm bắt kịp thời. Từ đó có những điều chỉnh bổ sung cho môn học trong quá trình giảng dạy. + Trong năm học các tổ chuyên môn đã triển khai được một số chuyên đề như: - Tập huấn công tác xây dựng KH và quản lý chuyên môn cho các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn (tháng 10/2011). - Tập huấn công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (tháng 1/2012). - Tập huấn công tác chủ nhiệm lớp (tháng 9/2011). + Ngoài các chuyên đề bồi dưỡng do Sở tổ chức trong năm học các tổ nhóm chuyên môn cũng đã tổ chức trao đổi được một số chuyên đề như: - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số môn học khối C: tổ Văn-Sử-GDCD, tổ Địa-Tiếng Anh. Thời gian tháng 12/2011. - Phương pháp dạy Một số tác phẩm văn xuôi trong chương trình SGK Ngữ văn 12 tập 2. Nhóm Văn. Thời gian tháng 1/2012. - Một số biện pháp phụ đạo HS yếu kém. Các chuyên đề này thường được các tổ chuyên môn triển khai vào các phiên họp cuối tháng hoặc các cuộc họp định kỳ trong năm học tuỳ vào tình hình thực tế giảng dạy và việc thực hiện phân phối chương trình. + Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học và SKKN. Vào đầu năm học tổ triển khai công tác nghiên cứu khoa học và viết SKKN. Cho GV đăng kí tên đề tài. Hàng tháng đốc thúc, kiểm tra tiến độ nghiên cứu của GV. Cuối năm học tổ chức cho GV bảo vệ ở tổ. Chấm và góp ý công khai, thẳng thắn chọn lựa những đề tài SKKN hay, đạt yêu cầu gửi lên HĐKH nhà trường chấm để gửi đi HĐKH ngành. . 4. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo kiểm tra của BGH. Trong bất kì một hoạt động nào của nhà trường đều không thể thiếu được vai trò chỉ đạo của BGH. Việc quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, hoạt động là vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ cũng như chất lượng dạy và học. Từ thực tế tình hình nhà trường tôi đã tham mưu cho HT và trực tiếp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn như sau: - Chỉ đạo bố trí TKB hợp lý tạo thời gian thuận lợi cho các tổ chuyên môn sinh hoạt theo định kì. + Như đã nêu ở trên việc phải học 2 ca/ngày cộng với GV ở xa trường rất nhiều nên việc bố trí sinh hoạt tổ chuyên môn là vô cùng khó khăn. Không thể cho HS nghỉ học để cho GV sinh hoạt tổ CM, không thể bố trí vào các ngày chủ nhật. Vì vậy phải bố trí họp vào những ngày mà GV trong tổ có TKB. Ví dụ bố trí tổ Toán họp vào tiết 4,5 sáng thứ ba thì trong buổi sáng hôm đó toàn bộ GV tổ Toán có giờ từ tiết 1 đến tiết 3 hoặc dạy thêm tiết 1, 2, 3. Tiết 4, 5 để họp tổ. Hoặc nếu tổ Toán họp buổi chiều thì bố trí buổi sáng hôm đó tất cả GV trong tổ đều có giờ. Như vậy buổi sáng dạy thì buổi chiều họp chuyên môn. - Thường xuyên dự họp với tổ chuyên môn. Việc dự họp với tổ CM là vô cùng cần thiết. Bới vừa nắm bắt được tình hình hoạt động CM, vừa lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của anh em để từ đó đề ra những giải pháp chỉ đạo phù hợp với từng tổ. Theo điều lệ trường phổ thông quy định thì BGH được biên chế về các tổ CM như sau: Đ/c Lê Hoà Bình - Hiệu trưởng, chuyên môn Toán sinh hoạt tại tổ Toán. Đ/c Ngô Quang Trung – PHT, chuyên môn Văn sinh hoạt tại tổ Văn-Sử-GDCD. Đ/c Hồ Thanh Sơn – PHT, chuyên môn Anh sinh hoạt tại tổ Địa-Anh.
- Trong năm học với nhiệm vụ được giao PHT phụ trách công tác CM ngoài việc sinh hoạt ở tổ CM tôi đã đi dự họp ở các tổ khác như: Dự tổ Hoá-Sinh-KTNN-TD-QP được 1 lần; tổ Lý-Tin- KTCN 1 lần; tổ Toán 1 lần; tổ Địa-Anh 1 lần. - Thường xuyên kiểm tra hồ sơ tổ, đặc biệt là biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn. Theo định kì và phân công của BGH tôi thường kiểm tra giáo án của tổ trưởng, tổ phó CM 1 lần/tháng. Kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ xem các tổ có sinh hoạt đủ số lần không? Có triển khai những nội dung liên quan đến chuyên môn mà nhà trường đã triển khai không? Nội dung sinh hoạt có bàn về chuyên môn không hay là triển khai các công việc mang tính hành chính sự vụ. Qua kiểm tra thì thấy rằng: nếu BGH kiểm tra theo định kì, nhận xét, phê vào sổ biên bản thì các tổ sinh hoạt có chất lượng hơn hẳn. Những tổ nào họp mà nội dung phản ánh qua biên bản còn sơ sài thì phải có biện pháp chỉ đạo, nhắc nhở kịp thời để tổ sinh hoạt có chất lượng. - Đề xuất phương án tách những tổ có nhiều môn và còn đông GV. Hiện tại năm học 2011-2012 nhà trường còn biên chế một số tổ có nhiều môn, đông GV như tổ Hoá-Sinh-KTNN-TD-QP (5 môn, 12 người), tổ Văn-Sử-GDCD (12 người) trong khi các tổ còn lại chỉ có 2 môn và 8 người. Việc để nhiều môn như vậy sẽ rất bất cập trong việc sinh hoạt CM và bố trí TKB để cho GV đi họp. Để giúp cho tổ trưởng dễ dàng quản lý và chỉ đạo về CM cũng như việc bố trí thời gian họp trong năm học 2012-2013 nhà trường sẽ tách một số môn TD, QP, GDCD thành một tổ riêng. Việc tách tổ như vậy vừa đảm bảo được số lượng GV vừa phù hợp với đặc trưng bộ môn. Vì các môn này không liên quan đến việc thi tốt nghiệp và thi đại học. - Thường xuyên giao ban giữa Hiệu phó chuyên môn với các tổ trưởng CM vào chiều thứ 6 hàng tuần. Thông qua các cuộc họp này tổ trưởng báo cáo việc thực hiện chương trình đồng thời PHT CM sẽ triển khai các công việc trong tuần tới của nhà trường qua các tổ trưởng. Từ đó tổ lên KH hoạt động từng tuần ở trên bảng để chỉ đạo cho GV thực hiện. . PHẦN KẾT LUẬN . 1. Những kết quả ban đầu. Sau một thời gian dài nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn” nói trên dù còn gặp nhiều khó khăn song tôi cũng đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận cụ thể như: + Ban đầu cũng gặp đôi chút khó khăn như việc bị “gò” vào “khuôn khổ” sinh hoạt theo định kì, thực hiện đổi mới sinh hoạt mang “màu sắc chuyên môn” đòi hỏi tổ trưởng cũng như GV cần phải có sự chuẩn bị nội dung trước khi họp... Tuy nhiên xét thấy những biện pháp mà tôi đưa ra là hoàn toàn mới mẻ và phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như có tác dụng trong việc thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp quản lý chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục nên tổ trưởng chuyên môn và đại đa số CBGV đều tỏ ra quan tâm và ủng hộ nhiệt tình. Đây là điều mà tôi mong muốn hơn cả. Vì mới chỉ là năm đầu tiên áp dụng mà thành công thì rất thuận lợi cho việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn ở các năm học tiếp theo. + Việc sử dụng một số biện pháp mới này giúp các tổ trưởng chuyên môn chủ động trong việc chỉ đạo hơn. Các buổi họp đã có chất lượng hơn. Đối với các tổ có từ 2, 3 đến 4 môn sau khi họp để triển khai nhiệm vụ chung đã tách ra chia về nhóm để sinh hoạt, bàn luận các vấn đề, nội dung liên quan đến CM theo đặc trưng của bộ môn. Tất cả các buổi họp nhóm này đều phải được ghi chép, phản ánh qua biên bản và nộp cho PHT CM kiểm tra, duyệt và cuối tháng. Cũng nhờ áp dụng biện pháp đổi mới này mà GV đi dự họp đã không còn “thờ ơ” như trước nữa, các buổi họp đã bàn nhiều đến chuyên môn. Mỗi người đều có ý kiến xây dựng, tranh luận về chuyên môn. Vì vậy không còn mang tính chất hành chính sự vụ hay qua loa chiếu lệ nữa.
- + Xuất phát từ việc mạnh dạn đổi mới khâu quản lý chỉ đạo để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn mà trong năm học 2011-2012 chất lượng giáo dục của nhà trường tưng bước đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là chất lượng “mũi nhọn”. Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2011-2012 tháng 3 và kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay tháng 1 vừa qua, nhà trường đã đạt được 32 giải văn hoá (trong đó có 2 giải nhất, 2 giải nhì, 10 giải ba và 18 giải KK) và 7 giải Casio (trong đó có 1 giải 3 và 6 giải KK). Bảng xếp hạng nhà trường tăng 29 bậc so với cùng kỳ năm trước, nhà trường xếp thứ 37/100 trường tham gia dự thi HSG tỉnh các môn văn hoá, xếp thứ 4 trong số các trường mới chuyển sang công lập, sau trường Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn), Lê Viết Tạo (Hoằng Hoá), Nguyễn Xuân Nguyên (Quảng Xương) đây là thành tích cao nhất kể từ khi thành lập trường đến nay. . 2.Một số bài học kinh nghiệm. Từ thực tiễn chỉ đạo tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. + Phải thường xuyên quan tâm theo dõi cũng như kiểm tra sinh hoạt CM của các tổ. Qua việc nắm bắt tình hình từng tổ để động viên, khích lệ tổ trưởng cũng như CBGV phấn đấu nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. + Tích cực, chủ động linh hoạt và sáng tạo trong việc quản lý chỉ đạo điều hành. Các biện pháp đưa ra không chỉ đúng về quy chế CM mà còn phải phù hợp với tình hình thực tế nhà trường và được đông đảo CBGV ủng hộ. + Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn. Coi đây là lực lượng nòng cốt trong việc giúp nhà trường thực hiện các hoạt động chuyên môn và nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. . 3.Những kiến nghị đề xuất. + Tách một số tổ còn đông CBGV để thuận lợi cho các tổ chuyên môn sinh hoạt như đã nêu ở trên. + Tiếp tục đề nghị nhà trường bố trí thời gian phù hợp cho các tổ và CBGV sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ. + Các tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch cụ thể. Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề bàn về đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá, kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển HSG... . 4. Lời cảm ơn Đề tài này đã được nghiên cứu công phu song không tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn đặc biệt là tổ Văn- Sử- CD của nhà trường – nơi khơi nguồn cho mọi cảm hứng sáng tạo cũng như tâm huyết của tôi cho các hoạt động chuyên môn nhà trường, các bạn đồng nghiệp, những năm qua đã luôn quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng và giúp tôi thực hiện đề tài này. . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1. Tuyển tập “Sáng kiến kinh nghiệm” được xếp loại của các giáo viên trong toàn tỉnh năm học 2006-2007. 2. Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại B, C cấp tỉnh của đ/c Phạm Ngọc Hà (nguyên là giáo viên Văn Trường THPT Triệu Sơn 5), đ/c Lê Thị Quyên, đ/c Nguyễn Thị Nhất (giáo viên Văn Trường THPT Triệu Sơn 5).
- 3. Tài liệu bồi dưỡng CBQL của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tài liệu có liên quan khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy - học
17 p | 1427 | 180
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 980 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
23 p | 508 | 65
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Nghi Thuận
24 p | 321 | 54
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
27 p | 250 | 31
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na
33 p | 403 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
24 p | 388 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trường tiểu học
11 p | 218 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011
32 p | 141 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu - Năm học 2015-2016
17 p | 193 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
30 p | 212 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường
17 p | 111 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
23 p | 141 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT số 1 Bảo Thắng năm học 2010-2011
14 p | 179 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại trường mầm non Cư Pang
27 p | 113 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap
26 p | 122 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi học tốt môn phát triển vận động
20 p | 68 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
17 p | 103 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn