SKKN: Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương
lượt xem 66
download
Năm học 2012 - 2013 là năm học toàn ngành sẽ tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Năm học 2012 - 2013 cũng là năm học tiếp tục thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu "Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương" nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG GV: Bùi Thị Ngọc 1
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động '' Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh "gần 7 năm qua với sự chỉ đạo thường xuyên và chặt chẽ của các cấp ủy Đảng cuộc vận động đã đạt kết quả bước đầu, và kết quả cuộc vận động đã khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt để tiếp tục đẩy mạnh hơn, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Bộ chính trị ban hành chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 trong đó đã nêu rõ nhiệm vụ cần thực hiện “Coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, Cấp ủy chính quyền mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể để tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”(trích chỉ thị 03) Chỉ thị số 40/CT – BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 Qua 5 năm thực hiện kế hoạch của Sở giáo dục và Đào tạo về chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Với 5 nội dung trong đó nội dung thứ 3 đã chỉ rõ việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đến nay đã trải qua gần 5 năm thực hiện phong trào đã thật sự đi vào cuộc sống của cán bộ giáo viên và các em học sinh, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, trong việc xây dựng một môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện và hiệu quả, đặc biệt đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường giáo dục, chất lượng học tập và giảng dạy, sự chuyển biến về ý thức đạo đức, sự chủ động sáng tạo trong học tập của các em học sinh. Năm học 2012 - 2013 là năm học toàn ngành sẽ tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm:Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; phát triển đội ngũ GV: Bùi Thị Ngọc 2
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất. Năm học 2012 - 2013 cũng là năm học tiếp tục thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chính vì vậy trong năm học 2012 -2013 Sở giáo dục và Đạo tạo tỉnh Hưng Yên đã tiếp tục triển khai các họat động giáo dục theo 5 nội dung của phong trào “ Thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, trong đó chú trọng tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là “Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh” Như vậy có thể nói công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là việc hết sức quan trọng và đã thật sự được Đảng, nhà nước và ngành giáo dục quan tâm. Trong những năm gần đây Sở giáo dục tỉnh Hưng Yên cũng đã triển khai nhiều chương trình giáo dục, trong đó có các hoạt động như tập huấn cho giáo viên chủ chốt để tích hợp các hoạt động giáo dục kỹ năng vào các môn học như giáo dục công dân, giáo dục ngoài giờ lên lớp, địa lý, văn học ….và việc tổ chức giảng dạy đã được triển khai thí điểm ở một vài trường và tiến tới đưa vào dạy đại trà ở các trường trong thời gian tới. Với các hoạt động giáo dục đó có thể nói các em cũng đã có được những hiểu biết, những cách thức vận hành các kiến thức xã hội vào cuộc sống một cách tốt hơn. Xong trong thực tế chúng ta lại vẫn thấy một điều: Học sinh ngày càng chịu nhiều tác động từ xã hội; những tác động này ngày càng phức tạp của một xã hội ngày càng phát triển và hội nhập, đó chính là Tệ nạn XH, tội phạm, đạo đức XH xuống cấp: Liên tục trong thời gian qua trên các mặt báo đăng những "Hung tin", kể về những đứa con nghịch tử, khiến tất cả mọi người không khỏi giật mình. Đó là nhứng điều ảnh hưởng rất xấu đến đạo đức của các em. Trong nhà trường không ít các em học sinh cuả chúng ta vẫn vi phạm pháp luật, vẫn sống thiếu trách nhiệm và thiếu trách nhiệm với chính cả bản thân mình, vẫn khẳng định mình bằng những trò nghiện ngập, những thói hư tật xấu, GV: Bùi Thị Ngọc 3
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương và lối sống buông thả, dối thầy cô, lừa bạn bè, gia đình. Thậm trí có những em học sinh được coi là học giỏi, thông minh nhưng vẫn vi phạm pháp luật, vẫn có những hành vi côn đồ với chính bạn của mình vv..Như vậy có thể thấy rằng không hẳn các em đã thiếu kiến thức, đã không có kỹ năng vậy mà các em vẫn làm sai, làm liều hoặc không làm gì cả, thơ ơ với cuộc sống và cuộc sống của chính mình. Vậy các em thiếu cái gì? Thì theo tôi đó chính là giá trị sống là cái “ Đức tâm” là những giá trị sống cốt lõi mà mỗi con người cần có, đó là tình yêu thương, lòng nhân ái, sự bình yên, lòng tự trọng, tinh thần đoàn kết, lòng vị tha… Chính vì vậy việc giáo dục giá trị sống cho các em để các em học tập và lao động hết mình, để các em sống đẹp, sống có ích là một nhu cầu. Lứa tuổi của các em là lứa tuổi đang có những biến đổi lớn về tâm sinh lý đang dần trở thành người lớn và đang hình thành nhân cách cho nên việc giáo dục cho các em những giá trị sống là vấn đề cốt lõi trong sự hình thành nhân cách của các em. Bác Hồ kính yêu của chúng đã nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn phần nhiều do giáo dục mà nên” với tinh thần đó, xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, gắn với nhu cầu và đặc điểm của nhà trường với vai trò là Phó hiệu trưởng nhà trường tôi luôn tâm niệm làm thế nào để giáo dục học sinh của mình trở thành những con người: Vừa có đức lại có tài, để trở thành những con người có ích cho xã hội, xây dựng và duy trì nề nếp của nhà trường. Ấp ủ nhiều năm, đến năm học 2012 -2013 tôi đã mạnh dạn tham mưu với Chi bộ, BGH nhà trường đưa việc giáo dục giá trị sống đến với các em học sinh với đề tài “Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương” Với sáng kiến kinh nghiệm này nó đã giúp tôi bước đầu cung cấp cho các em học sinh toàn trường những vấn đề cơ bản nhất trong việc rèn luyện đạo đức của một con người để các em học tập và lao động, hợp tác bằng chính tình yêu thương trong trái tim nhân hậu cuả các em, để các em sống thật đẹp và thật có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội, và quan trọng hơn nữa là để các em luôn tạo ra được những mối quan hệ đẹp và bền, quy tụ được tình cảm của nhiều người, xứng đáng là con ngoan trò giỏi. Góp phần nâng cao chất lượng việc GV: Bùi Thị Ngọc 4
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương giáo dục đạo đức cho các em học sinh trong nhà trường, từ đó thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Đề tài chính là kinh nghiệm trong sự say mê và tâm huyết của tôi trong những năm làm công tác giáo dục, với sáng kiến này tôi tin tưởng rằng nó sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích giúp cho các thầy cô giáo đặc biệt là các thầy cô làm công tác chủ nhiệm và các đồng chí cán bộ đoàn, trong công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, nó sẽ góp phần làm giàu hơn những kinh nghiệm vốn có của các đồng chí trong hành trang công tác Đoàn, với sáng kiến này tôi mong muốn có đóng góp nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường và mục tiêu phát triển toàn diện của nhà trường. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đề tài dược áp dụng trong năm học 2012 - 2013 tại trường THPT Trưng Vương, đối tượng chủ yếu của đề tài là 100% học sinh của nhà trường đặc biệt là đối với những học sinh chưa ngoan ở lứa tuổi từ 16 -18 tuổi. Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong những phạm trù đạo đức cơ bản: Như Giản dị, hòa bình, hợp tác, khiêm tốn, khoan dung, yêu thương, trách nhiệm, trung thực, đoàn kết, tôn trọng. III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối với đề tài này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hội thảo, khảo nghiệm, dẫn chứng, minh họa bằng những câu chuyện thực tế trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc so sánh đối chiếu, tích lũy tổng hợp và tích hợp để đưa ra những phương pháp quan trọng nhất cần thiết nhất, hiệu quả nhất đối với các em. IV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Thực trạng khi chưa áp dụng đề tài Tình trạng học sinh vi phạm về đạo đức đối với thầy cô vẫn còn (gọi chung là học sinh cá biệt) với các biểu hiện : Học sinh nói dối thầy cô, hiện tượng học sinh tham gia vào các tổ chức không lành mạnh, đánh nhau, ăn cắp tài sản của bạn, đánh bạc... GV: Bùi Thị Ngọc 5
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương Không ít trong các em đã không nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống, ngộ nhận bản thân, chỉ nghĩ đến thụ hưởng và lười lao động, lười học tập. Các em không biết thế nào là cuộc sống có ý nghĩa? Làm thế nào để sống đẹp? Sống có ích ? Nhiều học sinh không biết cách tôn trọng bản thân, tôn trọng Thầy,cô, bạn bè, không biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết, không biết cách suy nghĩ để vững vàng trước những đổi thay của cuộc sống. Trong nhà trường hiện tượng học sinh cá biệt vẫn còn, tỷ lệ học sinh hạnh kiểm yếu cao Về kết quả học lực và hạnh kiểm 2 năm trước khi áp dụng đề tài: Trường Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém 2010 -2011 82 580 637 55 0 983 242 103 26 0 % 6 43 47 4 0 72.6 17.9 7.6 1.9 0 2011 -2012 81 627 557 41 1 990 246 70 1 0 % 6.2 48 42.6 3.1 0.1 75.7 18.8 5.4 0.1 0 Bảng thống kê hiện tượng học sinh cá biệt ở các khối năm 2011 - 2012 Sĩ số Số học sinh Tỷ lệ Khối Cơ sở đánh giá học sinh cá biệt % 10 447 19 4,2 Sổ đầu bài, hồ sơ của hội đồng kỷ 11 430 7 1.6 luật, các biên bản của phòng bảo 12 430 8 1.8 vệ, ban an ninh, biên bản ghi nhớ Tổng 1307 34 2.6 của nhà trường với gia đình… 2. Nội dung chủ yếu của đề tài 2.1.Giá trị sống là gì? GV: Bùi Thị Ngọc 6
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội): Giá trị là cái mà con người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái mà con người dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng. Giá trị cũng là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội; tính chất quy ra được thành tiền của một vật trong quan hệ buôn bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên.Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Có người cho rằng "có tiền bạc là có tất cả". Có người cho rằng tình yêu thương mới là điều quý giá nhất trên đời. Có người coi trọng lòng trung thực, sự bình yên… Như vậy không phải ai cũng nhận thức đúng về giá trị sống: Có bạn trẻ cho rằng phải hút thuốc lá, phải biết uống rượu bia, biết yêu sớm, phải sành điệu khi đến trường, phải ăn diện, phải đánh phấn bôi son… phải cầm đầu băng nhóm nào đó mới là "người hùng", mới có giá trị. Vậy là các bạn đã nhận nhầm giá trị ảo. Vì vậy, giáo dục để các em học sinh nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là một vấn đề hết sức quan trọng trong các nhà trường hiện nay. Ở Việt Nam chuẩn giá trị sống thường mang ý nghĩa sâu sắc.Theo Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung với nước, hiếu với dân, nhân nghĩa, cần cù, thông minh, năng động, sáng tạo. Hiện nay ở nước ta cũng như thế giới người ta đã tổng kết những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội thành 12 giá trị sống đó là : Giản dị, hòa bình, hạnh phúc, hợp tác, khiêm tốn, khoan dung, tự do, yêu thương, trách nhiệm, trung thực, đoàn kết, tôn trọng.Các giá trị sống này hoàn toàn phù hợp với chuẩn giá trị sống như lời dạy của Bác. Như vậy giá trị sống là những phẩm chất tốt đẹp của con người, làm cho con người trở nên có giá trị và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Giá trị sống định hướng cho hành vi ứng xử cuả chúng ta, khi ta luôn trải nghiệm và cư xử với mọi người bằng những giá trị thì những giá trị sẽ trở thành phẩm chất của mỗi GV: Bùi Thị Ngọc 7
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương chúng ta và sẽ đi cùng chúng ta suốt cuộc đời. Nó chính là thước trình độ văn hoá của mỗi con người, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. 2.2. Vai trò cuả việc học tập giá trị sống Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương là một trong những nhu cầu tất yếu của nhà trường trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập và phát triển, thời kỳ mà toàn thể cán bộ giáo viên và các em học sinh đang nỗ lực phấn đấu để xây dựng thương hiệu của nhà trường trong toàn ngành và trong xã hội, tiếp tục xây dựng niền tin của phụ huynh, lãnh đạo các cấp với nhà trường. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh toàn trường nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung: Với 5 tiêu chí hành động của thanh niên “Bản lĩnh - vững vàng; thanh lịch - văn minh; tri thức - phong phú; sức khỏe- rồi dào và kỹ năng- thành thạo” Ngày nay, với quan điểm phải giáo dục cho các thế hệ học sinh cả kỹ năng sống (tài) và giá trị sống (đức), chúng ta mới nhận thức rõ ràng hơn mối quan hệ giữa tài và đức, trong đó cái đức được đề cao. Học tập Giá trị sống sẽ giúp các em khám phá những phẩm chất tốt đẹp vốn có của bản thân và hoàn thiện nó, đồng thời khám phá những nét đẹp trong tính cách của những người xung quanh và giá trị của thiên nhiên, của môi trường sống. Học tập Giá trị sống giúp các em biết suy nghĩ tích cực, tự xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về nhân cách để các em có thể vươn lên trong cuộc sống, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, trắc trở. Học tập Giá trị sống để các em biết cách tôn trọng bản thân và người khác, biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết, thích ứng trước những đổi thay của cuộc sống. Học tập Giá trị sống để các em biết tạo lập cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Từ đó, thấy cuộc sống của mình mang nhiều ý nghĩa. Học tập Giá trị sống làm nền tảng cho kĩ năng sống, để các em biết cách sử dụng những kĩ năng sống mang lại lợi ích cho bản thân trong sự hài hoà với lợi ích của gia đình và xã hội. Ở những nơi đã tiến hành học Giá trị sống, nhất định kỷ luật nhà trường được tôn trọng hơn, ý thức học tập tốt hơn: Học sinh chăm làm bài tập, đi học GV: Bùi Thị Ngọc 8
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương đúng giờ, trong lớp giữ trật tự nghe thầy cô giảng bài, đoàn kết với bạn... Quan hệ Thầy – Trò thân thiết. .. Về nhà, các em biết thể hiện tình yêu thương, sự tôn trọng, có trách nhiệm với bản thân và mọi người trong gia đình. Đặc biệt khi trong mỗi các em có được những “Đức tâm” thì đó là gốc rễ của mọi vấn đề, nó là nơi khởi nguồn của một cuộc sống lành mạnh, lương thiện, vui tươi, biết hy sinh và biết cống hiến, biết tôn trọng những gì mình đang có và phấn đấu vì những điều tốt đẹp trong tương lại, biết sống vì mọi người và vì cộng đồng. Giáo dục giá trị sống cho các em học sinh trường THPT Trưng Vương còn là một vấn đề hết sức quan trọng để từng bước nâng cao chất lượng đạo đức, từ đó thúc đẩy kết quả học tập của nhà trường, đẩy mạnh hơn nữa sợi dây liên kết giữa gia đình nhà trường và xã hội, từng bước thực hiện có chiều sâu phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” “ Nhà trường - văn hóa, nhà giáo - mẫu mực, học sinh - thanh lịch” thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 2.3. Giáo dục giá trị sống cho học sinh “Giá trị sống” tưởng chừng là một khái niệm trừu tượng nhưng thực ra nó là những điều rất gần gũi với các em và rất cụ thể. “Giá trị sống” được biểu hiện hàng ngày trong quan hệ ứng xử trong học tập và lao động cuả các em. Chính vì vậy, bằng tình thương yêu các em học sinh và trách nhiệm trong công việc tôi luôn quan niệm rằng giáo dục giá trị sống cho các em chính là sống với từng giá trị chứ không phải chỉ là nói về các giá trị đó. Cũng như khi chúng ta dạy học, chúng ta phải quan tâm đến những việc chúng ta làm chứ không chỉ là những điều chúng ta nói, phải quan tâm đến tâm trạng của các em chứ không chỉ kết quả của hoạt động. Giá trị là gốc còn kỹ năng chỉ là phần ngọn, Vì vậy dạy về giá trị sống là dạy cái gốc rễ của cuộc sống, là dạy cho các em cách sống với nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. Dạy cho các em cảm nhận được các giá trị ấy, để cho các em đoàn kết yêu thương và gần gũi nhau hơn, để các em chung tay xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện. GV: Bùi Thị Ngọc 9
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương Là một giáo viên đã làm chủ nhiệm nhiều năm trong tôi luôn ấp ủ một điều là làm thế nào để giáo dục được giá trị sống cho các em? Giáo dục giá trị sống cho những đối tượng nào? Sau nhiều đắn đo suy nghĩ và kiểm nghiệm thực tế tôi lên kế hoạch và đề xuất tham mưu với Chi ủy, BGH nhà trường về việc triển khai chuyên đề của mình. Được sự nhất trí cuả Chi ủy, BGH tôi đã tổ chức những buổi tập huấn, cho 2 đối tượng một là ban cán sự lớp, BCH đoàn của 30 lớp, hai là đối tượng học sinh chưa ngoan trong nhà trường. Với ban cán sự lớp tôi tập huấn và hướng dẫn các em để các em lại tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề tại lớp trong các buổi sinh hoạt đoàn. Và đặc biệt tiến hành khảo sát, định hướng cho các em học sinh toàn trường thông qua những buổi ngoại khóa dưới cờ ….. Với mong muốn chân thành là đem đến cho các em cách học cảm nhận về các giá trị sống mà hiện thời chúng đang bị quên theo sức hút của cuộc sống hiện đại. Trong các buổi tập huấn và ngoại khóa tôi phối hợp với Đoàn trường luôn bắt đầu là việc tổ chức các trò chơi, các bài trắc nghiệm ngắn để xây dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị - đó là sự vui vẻ, thấu hiểu lẫn nhau để tất cả các em đều cảm nhận được tình yêu thương, cảm thấy mình được tôn trọng và an toàn thoải mái, giúp các em hiểu sâu hiếu đúng và vận hành có hiệu quả trong học tập và lao động, trong cuộc sống hàng ngày. Vậy chúng ta truyển tải các giá trị sống đích thực đó đến các em như thế nào? Với khuôn khổ thời gian có hạn trong một năm học tôi đã chọn và truyền tải đến các em một số những giá trị cơ bản, quan trọng và phù hợp đối với các em như sau: 2.3.1. Hòa bình Trước khi vào nội dung này tôi đặt câu hỏi: Em hãy suy nghĩ về sự khác biệt giữa thế giới hoà bình và thế giới có mâu thuẫn ? Sau đó tôi kể cho các em nghe một câu chuyện ngụ ngôn: “Bức tranh bình yên” như sau: Một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công vễ rất đẹp. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng ông chỉ thích có hai bức và phải chọn lấy một. GV: Bùi Thị Ngọc 10
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi hững hờ. Tất cả ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đỗ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách vúi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xoá. Thật chẳng bình yên chút nào. Nhưng sau khi ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít... Bình yên thật sự... Đến đây giáo viên hỏi vậy theo các em nhà vua sẽ chọn bức tranh nào? Lắng nghe câu trả lời của các em, giáo viên lập luận rồi kể tiếp đoạn cuối của câu chuyện: "Ta chấm bức tranh này!" - Nhà vua công bố: "Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không có khó khăn, không có cực nhọc. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự bình yên". Tại sao nhà vua lại chọn bức tranh thứ 2 và câu chuyện đã nói lên điều gì? Từ những câu hởi như vậy ta thảo luận với các em học sinh để các em thấy được: Khái niệm về hòa bình: - Tình trạng yên ổn, không có chiến tranh. - Không dùng đến vũ lực, không để xảy ra chiến tranh. Xong điều quan trọng chúng ta muốn nói với các em ở đây là? Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình. GV: Bùi Thị Ngọc 11
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương Hòa bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn . Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự tĩnh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc. Vậy đối với các em hoa bình bắt đầu từ đâu? Hòa bình bắt đầu từ nơi mỗi người chúng ta. Thông qua thinh lặng và suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của hòa bình, chúng ta có thể tìm được nhiều cách để hiểu rõ hơn về các mối quan hệ của bản thân và biết hợp tác với người khác để chung sống hòa bình. Học sinh hãy suy nghĩ về nguyên nhân của các cuộc xung đột, chiến tranh ? Chúng ta làm gì để có hoà bình ? Hãy hiểu rõ những việc mình đang làm là đúng hay sai, tránh xa những điều sai trái để mình không phải đối phó không phải thấp thỏm lo âu, để tâm trạng bình yên. Hãy luôn luôn đoàn kết với bạn bè, hiểu bạn bè để từ đó hợp tác với bạn bè, người thân trong mọi hoạt động, tránh xung đột mâu thuẫn, phải biết kìm chế “ một sự nhịn chín sự lành” phải biết nhường nhịn “ bạn hơn - mình kém”, và hãy sống vì mọi người, hãy quan tâm đến mọi người xung quanh khi đó tâm trạng các em luôn thoải mái và hòa bình sẽ đến với các em. Giáo viên dẫn chứng bằng những việc làm cụ thể trong nhà trường để học sinh suy ngẫm và cảm nhận giá trị. Sáng tạo ý tưởng: Học sinh hãy viết một thông điệp hoà bình và gửi đi cho thế giới. 2.3.2. Yêu thương Chúng ta kể tóm tắt cho các em nghe 2 câu chuyện 1.“Món quà của tình yêu” Cho tôi xem cháu một chút được không ? Người mẹ trẻ hạnh phúc hỏi. GV: Bùi Thị Ngọc 12
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương Khi cái gói nhỏ xinh xắn nằm gọn trong tay mình, người mẹ vén miếng vải để xem khuôn mặt bé xíu kia ra sao, bỗng cô há hốc vì kinh ngạc. Người bác sĩ vội quay đi và nhìn ra cửa sổ. Đứa bé con cô không có đôi tai. Thời gian trôi qua, đứa bé ấy lớn lên và vẫn có khả năng nghe bình thường, chỉ có điều cơ thể cậu có một thiếu sót... Rồi một hôm, đứa bé chạy vội từ trường về nhà, gục đầu vào lòng mẹ mình khóc nức nở. Trông cậu thảm thương làm sao, và cậu tự thốt ra bi kịch của mình: - Con là...một con quái vật ! Người mẹ hiểu rằng cuộc đời con trai mình bắt đầu phải trải qua nhiều lần cay đắng như thế. Cậu bé lớn lên càng lúc càng tuấn tú và khỏe mạnh, như thể tạo hóa muốn bù lại nỗi bất hạnh của cậu. Bao bạn bè quý mến cậu. Đáng lẽ cậu được chọn làm lớp trưởng nếu như cậu không bị khiếm khuyết hình thể duy nhất ấy. Cậu lại rất giỏi văn chương và âm nhạc, đáng lẽ cậu có thể tiến xa, nếu như... - Nhưng con vẫn có thể hòa nhập với người khác được mà - Người mẹ trách nhẹ khi thấy cậu buồi tủi, nhưng tim bà cũng đau xót chẳng khác gì cậu. Bà thương con biết bao ! - Chẳng lẽ không có cách nào khác để giúp con tôi sao ? Người cha hỏi vị bác sĩ của gia đình. - Tôi tin rằng tôi có thể phẫu thuật ghép vành tai nếu như có người hiến tặng - ông ta đáp. Thế rồi gia đình cậu bắt đầu tìm kiếm người có thể hy sinh cho cậu đôi tai. Riêng chàng trai trong lòng khấp khởi hy vọng. Đã hai năm trôi qua mà không có kể quả gì. Cho đến một hôm, cha cậu bảo: - Con chuẩn bị đến bệnh viện làm phẫu thuật. Bố mẹ tìm được người hiến tai cho con rồi. Nhưng người ta bắt phải giữ bí mật. Cuộc phẫu thuật thành công rất tốt đẹp, và cuộc đời cậu thay đổi từ đó. Cậu như có thêm sức mạnh và lòng và tự tin. Tài năng của cậu đạt đến đỉnh cao, vinh GV: Bùi Thị Ngọc 13
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương quang của cậu nối tiếp từ trường phổ thông đến khi cậu học đại học. Sau đó, cậu lập gia đình và bước vào lĩnh vực ngoại giao. - Con cần phải biết chứ! Cậu thúc ép cha, con cần biết ai đã cho con quá nhiều như thế ? Nếu không, con sẽ không thể đền đáp đủ công ơn cho người ta. - Cha không nghĩ rằng con có thể đến đáp được cho người đó đâu...nhưng con vẫn chưa được biết, con ạ. Nhiều năm nữa lại trôi qua, bí mật sâu kín đó vẫn chưa hề hé mở. Rồi cái ngày người con trai mong mỏi cũng đến. Đó là một trong những ngày tối tăm nhất trong cuộc đời cậu. Đứng cạnh cha bên quan tài mẹ, cậu thấy ông nhẹ nhàng đưa tay ra từ từ, nâng mái tóc nâu đỏ dày của bà lên: bà đã không còn đôi tai. - Mẹ con nói rằng bà rất vui nếu để tóc dài - người cha thì thầm - mẹ con để vậy cũng đâu có xấu đi chút nào, đúng không con ? Người cha đã nói đúng. Vẻ đẹp thật sự của con người không nằm ở bề ngoài mà là ngay trong chính trái tim của họ. Điều thật sự đáng giá không phải ở những gì ta có thể nhìn thấy mà là ở những điều vô hình. Tình yêu thật sự không nằm trong những gì được thể hiện và được biết đến, mà chính ở những điều làm được mà không ai biết đến. 2.“Câu chuyện đêm giáng sinh” Nhiều năm trước đây, có một người đàn ông giàu có sống với một người con trai rất hiếu thảo. Hai cha con có cùng niềm đam mê sưu tập tranh, họ đã cùng nhau đi vòng quanh thế giới và chỉ đưa vào bộ sưu tập tranh của mình những kiệt tác. Những tác phẩm vô giá của Picasso, Van Gogh, Monet và nhiều họa sĩ tài ba khác được treo trên khắp vách tường trong ngôi nhà. Người đàn ông góa vợ lớn tuổi này xem ra rất hài lòng khi đứa con duy nhất của ông đã trở thành một nhà sưu tập tranh lão luyện. Con mắt nhà nghề và óc kinh doanh nhạy bén của cậu đã làm cho người cha vô cùng tự hào khi họ tiếp xúc với các nhà sưu tập tranh trên thế giới. Mùa đông tới kéo theo một màn đêm u tối bao trùm khắp nơi. Chiến tranh bao trùm lên khắp đất nước, cậu con trai theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên GV: Bùi Thị Ngọc 14
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương đường ra chiến trận. Chỉ sau vài tuần ngắn ngủi, người cha già nhận được điện tín cho hay đứa con yêu dấu của mình bị mất tích khi đang làm nhiệm vụ. “Nhưng mất tích có nghĩa là chưa hi sinh, có thể con mình mất liên lạc với đồng đội. Làm sao Chúa có thể để mất một đứa con thông minh và ngoan ngoãn của ta, sự sống của ông lão này”. Ông ngày đêm cầu nguyện và chờ đợi ngày lễ Giáng sinh sắp đến. Đó là ngày của mơ ước đoàn tụ, ngày xum họp gia đình. Nhưng chiến tranh khốc liệt ở chỗ nó tàn sát tất cả những tâm hồn tươi đẹp và mơ ước hạnh phúc bình dị của con người. Anh thanh niên ấy đã hy sinh trong khi đưa một đồng đội đến nơi cứu thương. Hoang mang và cô độc, người đàn ông phải đón ngày lễ Giáng sinh sắp đến trong niềm đau đớn, buồn khổ. Niềm vui của ngày lễ, một ngày mà trước đây ông và con trai rất mong đợi không tỏa ánh sáng ấm áp trên mái nhà của người cha nữa. Thế rồi, vào buổi sáng hôm ấy, một tiếng gõ cửa bất thần đánh thức niềm mong ngóng chờ đợi bấy lâu của ông. Ông mở cửa và một anh lính hiện lên trước ngưỡng cửa, tay cầm một bọc lớn. Mắt ông có bị hoa không nhỉ...Không phải là cậu con trai đã hứa hẹn với bố về trong ngày lễ Nô-en...mà là một người xa lạ. Anh lính tự giới thiệu: “Cháu là bạn của con trai bác. Anh ấy đã hy sinh bản thân mình dể cứu cháu”. Anh lính bước vào nhà và mở gói hàng được bọc cẩn thận với một niềm kính cẩn. Ông già vẫn chưa hết ngạc nhiên: “Con trai bác đã kể chuyện rất nhiều về niềm đam mê nghệ thuật của bác và anh ấy. Cháu rất xúc động...Chúng con rất tự hào khi có cha. Món quà của người con anh hùng này là để dành tặng những người cha anh hùng”. Thì ra anh cũng là họa sĩ. Giấy gói quà bên trong lộ ra ảnh chân dung của con trai ông. Mặc dù, có thể thế giới sẽ không biết đến hoặc không công nhận tác phẩm này là một kiệt tác nhưng bức tranh là hình ảnh sống của người con trai, từng nét, từng chi tiết hiện lên sống động, nụ cười tươi tắn trẻ trung đến ánh mắt long lanh trong sáng, dường như không một thế lực nào có khả năng dập tắt niềm tin mãnh liệt ở nơi ấy. Anh đang nhìn ông trìu mến, chan chứa niếm yêu thương và cảm phục. Say sưa ngắm nhìn bức chân dung, hình ảnh yêu thương của người con trai đã mất, ông quên cả tiễn biệt chàng trai nọ. Bức tranh được treo phía trên lò sưởi, những bức tranh đáng giá hàng nghìn đô la khác được rời qua một bên. Ông ngồi vào ghế đón Giáng sinh, GV: Bùi Thị Ngọc 15
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương mải mê đón nhìn món quà được tặng: “Thế là lời cầu nguyện hàng ngày và tình yêu thương của con đã thấu tới tai Người. Con sắp được gặp con trai, con rất tự hào và mãn nguyện”. Ông nhận rằng, mặc dù con trai không còn nữa nhưng những chiến công và trái tim nhân hậu của anh sẽ sống mãi trong lòng ông và bạn bè. Sau đó một vài năm, ông mắc bệnh rồi qua đời. Giới nghệ thuật rất háo hức mong chờ, ông đã mất, người con trai cũng hi sinh, không người kế thừa tài sản sẽ được mang bán đấu. Theo ý nguyện của ông, các bức tranh sẽ được bán đấu giá vào ngày Giáng sinh, một ngày có ý nghĩa thiêng liêng, ngày ông được tặng món quà tuyệt vời nhất. Cuối cùng ngày đó đã đến, các nhà sưu tập tranh trên thế giới đã tụ tập về đây để mong ước đạt được điều to lớn: “Tôi sẽ có bộ sưu tập vĩ đại nhất”. Cuộc đấu giá được bắt đầu bằng bức chân dung không hề có tên trong danh sách của bất kỳ viện bảo tàng nào...bức chân dung cậu con trai của ông. Người điều khiển cuộc đấu giá yêu cầu khai mở cuộc trả giá nhưng căn phòng vẫn im lặng. Anh ta hỏi: “Ai trả giá bức tranh này 100 đô”. Nhiều giây phút trôi qua không ai lên tiếng trả giá bức tranh vẽ người con trai. “Hãy bỏ qua bức tranh này và bắt đầu những bức tranh đáng giá khác đi”. Nhiều giọng nói vang lên đồng tình. Người điều khiển cuộc đấu giá trả lời: “Không, chúng tôi phải bán bức tranh này trước. Nào ai sẽ mua hình cậu con trai?”. Cuối cùng một người bạn của ông lão ngập ngừng lên tiếng:” Anh sẽ bán cho tôi bức tranh với giá 10 đô chứ... Tôi...tôi chỉ có bấy nhiêu thôi. “Người điều khiển cuộc đấu giá lại hô to” có ai trả giá cao hơn không?”. Im lặng. “Trả giá lần thứ nhất...trả giá lần thứ hai...không có ai. Chấm dứt”. Tiếng búa gõ xuống. Tiếng reo hò vàng dậy khắp phòng, mọi người sốt ruột” Thôi nào, chúng ta hãy tiếp tục bán đấu giá những kiệt tác này đi.” Người điều khiển cuộc đấu giá nhìn mọi người tham dự rồi tuyên bố cuộc đấu giá đã kết thúc. Cả gian phòng nín lặng trong sửng sốt. Sau đó một người lên tiếng: “Đã chấm dứt, ý ông là sao chứ...Phải chăng là sự lừa dối. Chúng tôi không phải đến đây vì bức tranh người con trai bình thường của một người vô danh nào đó. Thế còn những bức tranh này thì sao? Ở đây có rất nhiều tác phẩm trị giá hàng ngàn đô la”. Người bán đấu giá mỉm cười, từ tốn trả lời: “Chúng tôi tôn trọng di GV: Bùi Thị Ngọc 16
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương chúc của người quá cố. Theo ý nguyện của người cha, ai mua bức tranh người con trai thì sẽ được hưởng tài sản quý giá này”. Chỉ khi đó các nhà sưu tập tranh mới vỡ lẽ và hiểu thấu lời nhắn nhủ sâu sắc từ trái tim của một người cha. Đó là tình yêu của người cha, người cha đau khổ trong nỗi đau mát mát nhưng vinh quang khi có người con trai đã hiến dâng cuộc sống của mình vì những người khác. Điều trái tim của cha muốn nói rằng “Ai gìn giữ được hình ảnh người con trai của ông, người đó đáng được hưởng tất cả !”. Từ câu chuyện trên giáo viên đặt câu hỏi để trao đổi các vấn đề trong câu chuyện từ đó dẫn dắt cho các em thấy được: Yêu thương là gì và giá trị của sự yêu thương? Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và hiểu người khác Tình yêu là nhìn nhận mọi người theo cách tốt đẹp hơn khi em nói là em yêu thương bạn bè thầy cô và người thân của mình thì có nghĩa là: Yêu thương người khác nghĩa là mong muốn điều tốt cho họ. Yêu thương là biết lắng nghe; biết cảm thông, chia sẻ. Khi các em biết yêu thương người khác trọn vẹn thì giận dữ sẽ tránh xa. Tình yêu thương là giá trị làm cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt hơn Các cụ xưa vẫn nói “yêu thì yêu cả đường đi....” hoặc “Yêu thì củ ấu cũng tròn…” vv… Nói như vậy thì không có nghĩa là chúng ta “yêu” thì mọi việc xấu đi, yêu thi yêu cả cái xấu mà là nếu tâm hồn chúng ta luôn tràn ngập tình yêu với cuộc sống với mọi người thì chúng ta nhìn nhận mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Chúng ta sẽ sống và làm việc, quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người thân bằng chính tình yêu đó và như vậy mọi viêc sẽ thật ý nghĩa và kết quả sẽ thật thân thiện, buồn đau sẽ qua đi và vui vẻ luôn ở bên các em. Vậy đối với các em yêu thương được bắt đầu từ những việc làm như thế nào? Hãy cư xử tốt với bạn bè của mình (kể cả khi ta cư xử tốt thì cũng chưa hẳn là ta đã có những người bạn tốt), cũng đừng bao giờ thô bạo hay xã lánh những người bạn của mình. GV: Bùi Thị Ngọc 17
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương Một nụ cười giản dị, một câu chào, hoặc một cái gật đầu và một ánh mắt thân thiện với mọi người xung quanh thì các em sẽ nhận được “cả thể giới này” và chúng ta sẽ tạo ra một bầu không khí chấp nhận thật tuyệt vời. Nếu bạn luôn hành động bằng một tình yêu thương thật sự thì bạn sẽ nhận được sự tin tưởng của những người xung quanh. Luôn giúp đỡ người khác, giúp đỡ bạn bè trong học tập, trong lao động và trong những khó khăn của cuộc sống, luôn mong muốn bạn bè cùng tiến bộ. Các em phải luôn ủng hộ những điều tốt, phản đối những điều xấu, không so bì tị nạnh Làm tốt các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, như “Ủng hộ người nghèo” các hoạt động nhân đạo từ thiện, các hoạt động vì môi trường xanh sạch đẹp và cuộc sống cộng đồng. Luôn trung thực thật thà, trân thành thẳng thắn với thầy cô bạn bè người thân và những người xung quanh ta. Giáo viên lấy dẫn chứng bằng những việc làm cụ thể của các em để học sinh thấy giá trị của sự yêu thương. Sáng tạo ý tưởng: Học sinh tìm và sáng tác bài thơ, bài hát, câu truyện về tình yêu thương rộng lớn. 2.3.3. Khoan dung Thế nào là khoan dung? Khoan dung là sự hiểu biết và độ lượng với người khác và thế giới xung quanh mình; biết bỏ qua và tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm của người khác để duy trì sự hòa bình, hợp tác và thân thiện. Khoan dung còn là sự hiểu biết về người khác, dân tộc khác để biết tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của họ về nhiều mặt (tính cách, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, ….), đồng thời nhận thức được vẻ đẹp của những sự khác biệt đó. Kể cho các em nghe câu chuyện về sự khoan dung: Chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau GV: Bùi Thị Ngọc 18
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau, nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng lên cát: "Hôm nay người bạn thân nhất đã tát tôi".… Họ lại tiếp tục đi, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước và tắm rửa nên đã bị trượt chân và bắt đầu chìm dần. Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh khắc một dòng lên một phiến đá: "Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu tôi". Người bạn đã đánh cũng đã cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi: "Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá?" Người kia mỉm cười và đáp: "Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỷ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xóa đi được!" Liệu chúng ta có thể học được cách “viết lên cát và viết lên đã” như vậy chăng! Giáo viên phân tích câu chuyện và đặt ra các câu hỏi để làm rõ cho các em thấy những biểu hiện của sự khoan dung. Vậy biểu hiện của khoan dung là gì ? Ý kiến của mỗi người phụ thuộc vào góc nhìn của họ mỗi người ở từng vị trí khác nhau, có quan điểm và suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Hãy tôn trọng ý kiến của mọi người. Rộng lòng yêu thương mọi người, cho qua lỗi lầm của người khác Chấp nhận sự khác biệt, không thành kiến Lấy hòa bình, hòa thuận làm mục đích để giải quyết mọi việc Chấp nhận khó khăn cuả hoàn cảnh và nhẹ đi trong cách nhìn nhận vấn đề Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt. Khoan dung là nhìn nhận ra cá tính và sự đa dạng của người khác trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa và tháo gỡ ngòi nổ của sự căng thẳng được tạo ra bởi sự thiếu hiểu biết. GV: Bùi Thị Ngọc 19
- Giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THPT Trưng Vương Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là có khả năng kiên nhẫn để đương đầu với hoàn cảnh khó khăn; biết chịu đựng những phiền phức của cuộc sống để đi tới; tức là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên. Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống. Khoan dung cũng là 1 biểu hiện của lòng nhân đạo, lòng yêu thương đồng loại.... thể hiện sự quang minh chính đại, sự rộng lượng, hiếu khách .. Xong chúng ta cùng cần chú ý rằng: Khoan dung cần có tính giáo dục: không phải cứ phạm tội mà ăn năn hối lỗi là được tha thứ. Có những lỗi lầm, những tội ác cố tình cướp đi sinh mạng của con người, phá huỷ tài sản của xã hội, gây tác hại trầm trọng chắc không đựợc hưởng sự khoan dung. Sự khoan dung cũng có giới hạn nhất định . Không thể khoan dung cho những tôị ác tày trời, tội diệt chủng ( Hitle, Pôn Pốt ,Nerô ...) tội huỷ diệt loài người . Nếu sự khoan dung không giới hạn sẽ tạo điều kiện cho tội ác phát triển, hoành hành ...sẽ là không công bằng với những nạn nhân của tội ác , của các thói xấu .... Trong cuộc sống thường ngày, rất cần có sự khoan dung : Khoan dung trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa bạn bè với nhau, giữa thầy cô với các em, giữa nhà nước với công dân. Nhưng muốn sự khoan dung có tác dụng tốt, cần có các thể chế, quy tắc, luật pháp nghiêm khắc đi kèm để bảo vệ người tốt, bảo vệ xã hội ,bảo vệ đạo đức, thuần phong mỹ tục của chúng ta ... Sự khoan dung đúng mực mới có tác dụng tốt .... Có thể nói: “Hòa bình là mục đích, khoan dung là phương pháp”. Thái độ và những việc làm khoan dung sẽ giúp con ngừơi sống chan hòa, nhân ái, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn.” Giáo viên lấy những dẫn chứng trong thực tế để minh họa cho các em hiểu rõ hơn và thấy rõ hơn về giá trị của sự khoan dung. Sáng tạo ý tưởng: Học sinh hãy viết một thông điệp về lòng khoan dung và gửi đi cho thế giới. GV: Bùi Thị Ngọc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
22 p | 1001 | 148
-
SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng môn GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
30 p | 242 | 46
-
SKKN: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện
26 p | 609 | 44
-
SKKN: Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác”
16 p | 204 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn tiếng Việt
22 p | 157 | 11
-
SKKN: Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
22 p | 59 | 7
-
SKKN: Một số kinh nghiệm Giáo dục Kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
25 p | 118 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương
34 p | 66 | 5
-
SKKN: Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh tiểu học
14 p | 56 | 5
-
SKKN: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4
19 p | 46 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số qua môn tiếng Êđê
24 p | 102 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực trong trường Tiểu học
18 p | 64 | 3
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
29 p | 58 | 2
-
SKKN: Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”
27 p | 47 | 2
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Dray Sáp
24 p | 67 | 2
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho giáo viên nâng cao môn làm quen chữ cái
20 p | 62 | 2
-
SKKN: Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp cảm hóa
19 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn