Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
<br />
MỤC NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
MỤC LỤC 1<br />
<br />
I PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
<br />
1 Lí do chọn đề tài 2<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4<br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 4<br />
<br />
II PHẦN NỘI DUNG 4<br />
<br />
1 Cơ sở lí luận 4<br />
<br />
2 Thực trạng 5<br />
<br />
3 Giải pháp, biện pháp 12<br />
<br />
Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
4 23<br />
đề nghiên cứu.<br />
<br />
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24<br />
<br />
1 Kết luận 24<br />
<br />
2 Kiến nghị 25<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 1<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng <br />
thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối với học sinh, <br />
đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục một số giá trị sống, <br />
rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với <br />
thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học <br />
sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu <br />
biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu <br />
kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,…Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống <br />
cho thế hệ trẻ là rất cần thiết.<br />
Ở bậc tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến <br />
thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn,… vừa cung cấp cho học sinh <br />
những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với <br />
những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng sống, <br />
biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những <br />
biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và <br />
thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một <br />
nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm. Từ <br />
nhiều năm nay, Bộ Giáo dục Đào tạo chủ trương dạy kỹ năng sống là một trong <br />
những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện học sinh tích cực.” Trên tinh <br />
thần đó, bản thân nhận thấy rằng: chính ở dưới mái trường các em học được <br />
nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh <br />
tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập <br />
cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan <br />
trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên <br />
hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương <br />
lai sau này. <br />
Bộ GDĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học <br />
ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo <br />
dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ <br />
từ các bài giảng. Học để tự tin, tự lập, tự thích ứng với môi trường thế giới xung <br />
quanh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ <br />
huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần <br />
thiết đối với học sinh. Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá <br />
nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh <br />
dẫn đến có một bộ phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 2<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong <br />
những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của <br />
nhiều học sinh. <br />
Trường Tiểu học Hà Huy Tập xã Dray Sáp – Krông Ana đang thực hiện <br />
dạy<br />
học theo mô hình trường học mới VNEN, trong nhiều năm qua trường có nhiều <br />
thành tích về công tác dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục khác. Chính vì <br />
vậy học sinh trong và ngoài địa bàn tập trung về đây rất đa dạng. Việc học trên <br />
lớp, giao tiếp hàng ngày với bạn bè, thầy cô đối với học sinh diễn ra thường <br />
xuyên, đòi hỏi các em phải có kỹ năng chuẩn mực. Chính vì lẽ đó tôi đã quyết tâm <br />
bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng sống, trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, bồi <br />
dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho các em. <br />
Bản thân tôi đã cố gắng thử nghiệm nhiều biện pháp song theo tôi nhận thấy <br />
việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nét nhất <br />
trong môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành và <br />
phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói đọc, viết), thể hiện <br />
ưu thế của Tiếng Việt là kỹ năng giao tiếp, sau đó là kỹ năng nhận thức, bao <br />
gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,…<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu <br />
đề<br />
tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua <br />
môn Tiếng Việt ”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu<br />
Thực hiện đề tài này giúp:<br />
Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng sống trong học tập và trong cuộc sống <br />
nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin và trở thành những con người có văn hóa phù <br />
hợp với thời đại mới;<br />
Nâng cao giá trị kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao giá trị văn hóa nhà <br />
trường;<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh;<br />
Giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng kỹ năng sống <br />
cho bản thân và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;<br />
Tăng cường được sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo <br />
môi trường thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.<br />
Nhiệm vụ của đề tài<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 3<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
Xây dựng cơ sở lí luận về việc bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống cho học <br />
sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt. Nghiên cứu, phân tích, đối chiếu với thực <br />
trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp, <br />
giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học <br />
sinh tại trường TH Hà Huy Tập – Huyện Krông Ana.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng học sinh và giá trị kỹ năng sống của học sinh lớp 4A năm học: <br />
2014 2015 trường Tiểu học Hà Huy Tập <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu <br />
Tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biên pháp giáo dục kỹ nắng sống <br />
của học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt” tại trường Tiểu học Hà Huy <br />
Tập, ở lớp 4A, năm học 2014 – 2015. Qua các hoạt động học tập nói chung và <br />
học môn Tiếng Việt nói riêng, trong sinh hoạt và qua kinh nghiệm thực tế giảng <br />
dạy của bản thân trong nhiều năm.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp quan sát<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp<br />
Phương pháp thực hành luyện tập<br />
Phương pháp phỏng vấn<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1.Cơ sở lí luận của vấn đề <br />
Thực hiện Chỉ thị số 3008/CTBGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 20142015, Bộ GDĐT <br />
hướng dẫn việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục : Giáo dục <br />
cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói <br />
quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần <br />
phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn Công nghiệp hoá <br />
đất nước. Nội dung giáo dục giáo dục kỹ năng sống phải phù hợp với từng lứa <br />
tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Đối với học sinh tiểu học, <br />
việc giáo dục giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào hình thành cho học sinh <br />
kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; <br />
kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ <br />
năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, <br />
phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh.<br />
Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế xã hội trong giai <br />
đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 4<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị <br />
trường học, mỗi cấp học. Kỹ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội, có <br />
thể nói Kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái <br />
độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.<br />
Theo một nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có 37% sinh viên ra <br />
trường không tìm được việc làm do thiếu kỹ năng thực hành xã hội ( khả năng tư <br />
duy độc lập, sáng tạo, giao tiếp...). Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, <br />
khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các <br />
em thiếu kỹ năng sống. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc <br />
làm vô cùng quan trọng, vô cùng thiết thực.<br />
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm <br />
của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng <br />
sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những <br />
trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý <br />
giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn <br />
thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. Kỹ năng sống cần cho suốt <br />
cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của <br />
cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống. Ở <br />
lứa tuổi lớp 4, học sinh có những nhận biết nhất định về thế giới xung quanh, <br />
biết đánh giá nhận xét sự việc xảy ra quanh mình. Các em đã có sự phát triển về <br />
trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật xung quanh. Khả năng tư duy cụ <br />
thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá, về tình cảm các em rất nhạy cảm với vẻ <br />
đẹp của thiên nhiên đất nước. Các em dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước có trí <br />
tưởng tượng phong phú. Thích nghi lại các vấn đề mà mình đã quan sát được và <br />
có thể có khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả <br />
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.<br />
Học sinh Tiểu học thật ngây thơ và trong sáng, các em như tờ giấy trắng, <br />
thầy cô là những người có trách nhiệm viết lên những điều đẹp đẽ nhất, những <br />
điều thật ý nghĩa đối với các em và đối với đất nước. Học sinh Tiểu học như <br />
mầm cây mới nhú, rất cần sự che chở, bảo vệ, chăm sóc, uốn nắn không chỉ của <br />
thầy cô giáo mà còn của gia đình, và của cả xã hội. Các em có thể tiếp nhận mọi <br />
điều được giáo dục từ thầy cô, gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường, gia <br />
đình và xã hội cần biết quan tâm, có phương pháp giáo dục phù hợp nhằm góp <br />
phần giáo dục kỹ năng sống cho các em.<br />
2. Thực trạng của vấn đề<br />
2.1.Thuận lợi khó khăn<br />
* Thuận lợi <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 5<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà <br />
trường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cộng đồng<br />
Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo, năng động, kiên trì <br />
trong việc tìm tòi nội dung và nhiều năm liền chủ nhiệm lớp 4, lớp 5 . Có sự thấu <br />
hiểu mong muốn của từng thành viên trong mọi hoạt động, luôn học hỏi, biết <br />
lắng nghe sự góp ý xây dựng của Lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh <br />
học sinh.<br />
Học sinh đã được thực hiện theo mô hình trường học mới từ các lớp trước <br />
nên các em có ý thức học tập, biết vâng lời. Hơn nữa các em sinh sống trên cùng <br />
một địa bàn. Các em gắn bó, coi lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình nên có thái <br />
độ tích cực và hợp tác. Có kĩ năng vận dụng kiến thức học được vào thực tế cuộc <br />
sống. <br />
Được sự quan tâm giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh lớp 4A. Một số phụ <br />
huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo <br />
dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ <br />
đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp <br />
với nhà trường để giáo dục học sinh. Đây là điều rất cần thiết góp phần quyết <br />
định thành công của giáo viên, của người thầy và của nhà trường.<br />
* Khó khăn<br />
̀ ́ ́ ậc cha me các em luôn nong vôi trong viêc day con; h<br />
Vê phia cac b ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ọ chỉ chú <br />
trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm <br />
toán thì lo lắng một cách thái quá. Đông th ̀ ơi lai chiêu chuông con cai khiên tre<br />
̀ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̉ <br />
không co kĩ năng t<br />
́ ự phuc vu, ch<br />
̣ ̣ ỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đên con mình<br />
́ <br />
ăn, uống như thế nao, tre có bi<br />
̀ ̉ ết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống <br />
hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng <br />
đó để làm gì?<br />
Không ít giáo viên hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa <br />
làm sao cho tốt, cho giỏi, còn việc giáo dục, rèn luyện học sinh thì chưa quan tâm <br />
nhiều. <br />
Trường TH Hà Huy Tập đóng địa bàn xã Dray Sáp, một địa bàn tương đối <br />
rộng, đa số học sinh là con em lao động, trình độ cha mẹ học sinh còn nhiều hạn <br />
chế nên chưa mẫu mực trong hành vi ứng xử hoặc chưa quan tâm đến giáo dục <br />
đạo đức, hành vi ứng xử cho con em đến nơi đến chốn. Một số em sống với ông <br />
bà nội ngoại hoặc người thân do hoàn cảnh của gia đình nên tâm lý cũng có nhiều <br />
thay đổi.<br />
2.2. Thành công và hạn chế<br />
* Thành công <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 6<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
Sau những tiết học Tiếng Việt, tôi nhận thấy các em có tiến bộ hơn rõ rệt. <br />
Các kĩ năng sống cần thiết được hình thành: Cơ bản các em rất ngoan, luôn tự <br />
hoàn thành các nhiệm vụ học tập, nề nếp tốt, lao động vệ sinh trường lớp sạch <br />
sẽ, chấp hành tốt mọi nội quy của trường của lớp đề ra, không còn đối tượng <br />
học sinh cá biệt. Các em nhiệt tình giúp nhau trong học tập để cùng tiến bộ, đặc <br />
biệt các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, mạnh dạn trao đổi ý kiến, chia sẻ và <br />
hợp tác trong mọi công việc chung của lớp. Chinh vì thể lớp tôi là một lớp luôn <br />
dẫn đầu trong khối về mọi hoạt động, phong trào.<br />
Tiết học đa dạng, phong phú về hình thức tổ chức, nội dung luôn mới mẻ <br />
và cập nhật những vấn đề mà lứa tuổi các em quan tâm nên bản thân các em rất <br />
thích thú và tích cực, hứng thú học tập.<br />
*Hạn chế<br />
Bản thân nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở các lớp gia đình học <br />
sinh có điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ thường xuyên đi làm thuê theo thời <br />
vụ, thiếu sự quan tâm đến việc học tập cũng như kỹ năng sống của con em, trình <br />
độ dân trí trên địa bàn chưa đồng đều, quan niệm sống của các bậc cha mẹ không <br />
giống nhau, tầm hiểu biết về kỹ năng sống còn hạn chế, điều kiện học tập của <br />
các em còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến còn một số học sinh chưa ngoan, kỹ <br />
năng sống chưa tốt. <br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
* Mặt mạnh.<br />
*Mặt mạnh <br />
Bản thân tôi được tham gia lớp tập huấn ở các cấp về vai trò của công tác <br />
chủ nhiệm lớp nói chung về mô hình dạy VNEN và giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh Tiểu học nói riêng nên đã học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. Và tìm hiểu thực <br />
tế từ đồng nghiệp của đơn vị mình công tác và trường bạn để có thêm kinh <br />
nghiệm cho kế hoạch thiết kế các tiết dạy Tiếng Việt ở lớp 4 nhằm giáo dục kĩ <br />
năng sống cho học sinh theo mô hình trường học mới tại đơn vị mình. <br />
Bước vào đầu năm học, trường tôi đã tổ chức một buổi tham luận về tác <br />
dụng của việc tổ chức tốt, có hiệu quả giá trị giáo dục kỹ năng sống cho học <br />
sinh thông qua các môn học, liên quan đến xây dựng môi trường học tập thân <br />
thiện. Giáo viên được trao đổi chia sẻ những khó khăn, thu thập thêm kinh <br />
nghiệm, những ý kiến sáng tạo, các biện pháp đã tổ chức mang lại hiệu quả. <br />
Lãnh đạo nhà trường nhận xét, gợi ý một số cách tổ chức có tính giáo dục giúp <br />
giáo viên tham khảo, lựa chọn. Nhà trường đã tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ <br />
năng sống, thường xuyên có sự trao đổi của cụm trường,...<br />
*Mặt yếu<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 7<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
Trong những năm qua, mặc dù tiết học nói chung và tiết Tiếng Việt nói <br />
riêng đã được thực thi một cách ổn định. Tuy nhiên vẫn còn chú trọng nhiều về <br />
phương pháp dạy học, nội dung kiến thức bài dạy mà chưa được chú trọng đúng <br />
mức đến các hình thức bồi dưỡng giá trị kỹ năng sống cho học sinh thông qua các <br />
tiết học đó.<br />
Việc dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm chưa mang tính phổ biến. Bước đầu bản <br />
thân chưa nắm hết về nội dung phải dạy trẻ những kĩ năng sống cơ bản nào, <br />
chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kĩ năng <br />
sống cho học sinh. Thời gian đầu tôi còn lúng túng, chưa có giải pháp hữu hiệu <br />
phải vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm nên hiệu quả công việc đôi khi còn <br />
chưa cao.<br />
Một số học sinh lúc đầu còn rụt rè, e ngại; kỹ năng giao tiếp của các em <br />
còn nhiều hạn chế.<br />
Một vài phụ huynh chưa hiểu hết bản chất của việc giáo dục kỹ năng sống <br />
cho con em mình mà chỉ quan tâm, chú trọng đến việc học kiến thức.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
* Về phía giáo viên: Nhận thức chưa rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc <br />
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói <br />
riêng. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu <br />
trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; tạo cơ <br />
hội thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình đồng thời phát <br />
triển một cách toàn diện.<br />
Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên chưa thường xuyên chú ý phân <br />
loại các đối tượng, chưa quan tâm nhiều đến điều kiện gia đình của từng học <br />
sinh.<br />
Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội <br />
chưa được chú trọng đúng mức để nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong <br />
việc<br />
nâng cao giá trị giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.<br />
* Về phía các bậc cha mẹ học sinh<br />
Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục các em, còn khoán <br />
trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. Kỹ năng sống của <br />
một số phụ huynh chưa chuẩn mực để làm gương cho trẻ.<br />
* Về phía học sinh<br />
Học sinh trong trường về tinh thần và thái độ học tập chưa cao, còn nhiều <br />
học<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 8<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
sinh lười học, các em rất dễ bị kích động dẫn đến gây gổ đánh nhau, nói tục, chửi <br />
thề<br />
Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về ý thức tự giác, tích cực trong <br />
học<br />
tập, chưa có ước mơ hoài bảo, kỹ năng diễn đạt trình bài trước đám đông, kỹ <br />
năng<br />
hợp tác, kỹ năng ra quyết định cho bản thân,… còn hạn chế, một số học sinh ứng <br />
xử với nhau chưa thật sự có văn hóa….<br />
Bên cạnh đó các trò chơi vô bổ như điện tử cũng như những phim ảnh <br />
không lành mạnh đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập <br />
cũng như kĩ năng sống của các em. <br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Trong chương trình lớp 4, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo <br />
dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư, <br />
Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương, Kể chuyện được chứng kiến <br />
hoặc tham gia,... được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân chỉ gợi <br />
mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên <br />
cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, <br />
nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành <br />
một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư, …hoặc cung cấp những <br />
câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng sống. <br />
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, <br />
muốn<br />
đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo <br />
viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng <br />
học sinh. Và quan trọng hơn cả là phải hiểu và nắm bắt được tâm lý học sinh của <br />
mình, điều đó rất có lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục học <br />
sinh. <br />
Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh đầu năm. Tôi đã trực <br />
tiếp trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng học sinh và đồng thời nhân được <br />
những thông tin từ phía phụ huynh, từ đó kịp thời có những kế hoạch cụ thể để <br />
tập trung cho từng học sinh. Điêu cân lam tr<br />
̀ ̀ ̀ ước hết la ng ̀ ươi l̀ ơn phai la tâm<br />
́ ̉ ̀ ́ <br />
gương sang, yêu th<br />
́ ương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn <br />
cho trẻ.<br />
Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ <br />
tự<br />
tin vào năng lực của bản thân và chúng thường hy vọng vào tương lai nhiều hơn.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 9<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
Không hạ thấp các em. Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo <br />
nhưng<br />
cũng không nên nói những lời không hay đối với trẻ. Người lớn cần nhớ rằng <br />
mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. <br />
Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của các em <br />
tốt hơn.<br />
Không bắt các em hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa <br />
đối với em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì <br />
ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi. <br />
Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự <br />
phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều <br />
kiện phát triển tính tự lập ở các em.<br />
Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở <br />
các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc <br />
các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc <br />
cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính nhận <br />
thức của học sinh.<br />
Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận <br />
của não bộ. <br />
Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại <br />
khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học <br />
tập của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm <br />
bớt đi sự căng thẳng và cũng từ đó các em bộc lộ được những kỹ năng của bản <br />
thân.<br />
3. Giải pháp biện pháp <br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp biện pháp<br />
Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học thì có nhiều kĩ năng quan trọng mà <br />
trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá đặc biệt là đối với học sinh <br />
học theo mô hình VNEN. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các <br />
kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là <br />
những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả <br />
năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với <br />
lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ .<br />
Tổ chức lớp học, hướng dẫn học sinh học tập nội quy h ọc sinh, th ực hi ện <br />
tốt kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và đạt các chỉ tiêu phấn đầu trong các năm <br />
học nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. Tìm hiểu nguyện vọng, đề nghị chính <br />
đáng của phụ huynh học sinh. Điều tra điều kiện học tập của học sinh. Từ đó có <br />
biện pháp kết hợp, hợp tác, tạo điều kiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 10<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
học tập, nguyện vọng, sở thích của học sinh, giáo viên có cơ sở, có điều kiện tốt <br />
để có định hướng, kế hoạch phân loại điều kiện học sinh và có phương pháp dạy <br />
học và giáo dục phù hợp với từng học sinh có hiệu quả.<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Với thực trạng về các mặt và chất lượng học sinh như trên, giáo viên đã <br />
thực hiện áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng <br />
sống cho học sinh như sau:<br />
Bản thân giáo viên chủ nhiệm là người phải có lập trường tư tưởng vững <br />
vàng. Không ngừng học tập tu dưỡng đạo đức, chính trị. Luôn luôn trau dồi <br />
chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện, đúc rút nhiều kinh nghiệm từ chính bản thân và <br />
đồng nghiệp trong quá trình công tác. Luôn thực hiện đúng kế hoạch của nhà <br />
trường đề ra, quy chế chuyên môn. Luôn luôn học hỏi, tìm tòi các phương pháp kĩ <br />
thuật dạy học mới, tích cực thực hiện đúng mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao <br />
chất lượng, hiệu quả giáo dục học sinh tại lớp mình phụ trách và góp phần nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh của nhà trường.<br />
Môn Tiếng Việt có nhiều thuận lợi hơn cả vì bản thân nội dung bài học <br />
buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kỹ năng (tư duy sáng tạo, xúc cảm, trình <br />
bày suy nghĩ, vấn đáp, giải quyết vấn đề...). Để hình thành những kiến thức và <br />
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần <br />
phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo <br />
của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải <br />
quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,…<br />
Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, <br />
bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành <br />
nhiều kĩ năng sống cần thiết.<br />
a. Xác định các giá trị kỹ năng cần giáo dục cho học sinh thông qua các <br />
bài học trong môn Tiếng Việt<br />
Kỹ năng hợp tác<br />
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử lịch sự trong giáo tiếp<br />
Kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích phán đoán, tư duy phê phán<br />
Thể hiện sự thống cảm và chia sẻ<br />
Thể hiện sự tự tin.<br />
b. Xác định các bài học trong môn Tiếng Việt có nội dung giáo dục kỹ <br />
năng sống, giúp học sinh tiếp nhận, học tập các giá trị sống qua các bài học<br />
* Giáo dục kỹ năng biết hợp tác tốt trong nhóm:<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 11<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
Là lớp học theo mô hình VNEN chủ yếu là tổ chức học theo nhóm, có đủ <br />
cả 3 đối tượng để học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Tôi luôn quan tâm đến việc phát <br />
huy vai trò của Hội đồng tự quản; quan tâm đến việc chia nhóm, thường xuyên <br />
thay đổi nhóm trưởng và thay đổi chỗ ngồi của từng học sinh để để các em có <br />
điều kiện được hợp tác lần lượt với tất cả các bạn trong lớp. Trong quá trình các <br />
em hợp tác trong nhóm để hoàn thành yêu cầu của bài học đề ra, giáo viên quan <br />
sát theo dõi để giúp đỡ, bồi dưỡng cho những học sinh còn rụt rè, còn ỉ lại. Thông <br />
qua những nội dung bài học, kết quả thảo luận của nhóm.<br />
Vi dụ : Khi dạy bài 16A ( tiết 1). Qua bài tập đọc: Kéo co<br />
Cho học sinh nhận xét về cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp và làng Tích <br />
Sơn đồng thời nêu câu hỏi: <br />
Để thực hiện được trò chơi đó mọi người trong mỗi đội phải như thế <br />
nào? <br />
Học sinh sẽ trả lời : Phải cố gắng hết sức, phải biết phối hợp ăn ý với <br />
nhau,…<br />
Qua bài đọc em rút ra được điều gì cho bản thân trong cuộc sống hàng <br />
ngày?<br />
Học sinh sẽ trả lời: Cần phải biết hợp tác với mọi người để làm tốt công <br />
việc.<br />
* Thực hành kỹ năng giao tiếp và ứng xử lịch sự trong giao tiếp.<br />
Với lớp học VNEN học sinh thường xuyên được thực hành giao tiếp trong <br />
tất cả các tiết học. Chính vì vậy, khả năng giao tiếp của các em ngày càng được <br />
hoàn thiện. Tôi luôn tổ chức các giờ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái <br />
nên việc “giao tiếp” của các em diễn ra trong tiết học sẽ trôi chảy, mạch lạc, làm <br />
cho người nghe cảm thấy thích thú, thoải mái, hài lòng. <br />
Với hình thức này một số em giao tiếp tạm được và chưa được sẽ bình tĩnh, <br />
tự tin và mạnh dạn nói ra ý kiến của mình. Ở đây, học sinh được tham gia nói <br />
nhiều hơn, dẫn đến phát huy được khả năng giao tiếp của mình. Dạy học theo <br />
nhóm giúp cho học sinh phát triển kĩ năng nói trước lớp, trước đám đông, nhằm <br />
giúp cho các em tự tin khi giao tiếp. <br />
Khi học sinh trả lời câu hỏi chưa đầy đủ ý và khúc chiết gãy gọn tôi hướng <br />
dẫn cho các em nói lại, đặc biệt không nói thay học sinh.<br />
Qua nội dnng các bài học như: <br />
Bài tập đọc: Thư thăm bạn, Người ăn xin hay bài Tập làm văn Viết thư, <br />
Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, Thưa chuyện với mẹ,…tôi <br />
thường cho học sinh nhận xét về cách giáo tiếp và thái độ giao tiếp của nhân vật <br />
trong bài đọc, trong các ví dụ. Từ đó giúp các em học tập kỹ năng giao tiếp và <br />
ứng xử lịch sự trong giáo tiếp.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 12<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” tiết <br />
Luyện từ và câu: bản thân cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề <br />
nghị và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị <br />
lịch sự nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy bản thân tổ chức cho các <br />
em trao đổi : “Theo em, như thể nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?” “Em đã lịch <br />
sự khi yêu cầu đề nghị chưa?”... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của <br />
mình.<br />
* Thể hiện sự thông cảm và chia sẻ<br />
Thông qua các bài học như: Bài tập đọc Thư thăm bạn, Người ăn xin, Mẹ <br />
ốm, Đôi dày ba ta màu xanh, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Sau mỗi bài học tôi <br />
thường cho học sinh tự nói về sự thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ người khác của <br />
các nhân vật trong bài. Từ đó giúp học sinh hiểu được cần phải biết quan tâm <br />
đến người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ.<br />
* Kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích phán đoán, tư duy phê phán<br />
Qua tiết tiết học, bài có nội dung liên quan đến Kỹ năng tư duy sáng tạo, <br />
phân tích phán đoán, tư duy phê phán như tiết Tập làm văn Tả ngoại hình của <br />
nhân vật trong bài văn kể chuyện; hay trong bài 17 B: Một phát minh nho nhỏ, qua <br />
bài Tập đọc Một người chính trự… Cho học sinh nhận xét về tính cách, cách xử <br />
lý tình huống của nhân vật, qua đó liên hệ giáo dục kỹ năng kỹ năng tìm kiếm và <br />
xử lí thông tin tư duy sáng tạo, tư duy phê phán.<br />
* Xác định nhiệm vụ của bản thân, đảm nhận trách nhiệm Tự nhận thức <br />
về bản thân. <br />
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Chuyện cổ tích về loài người”). Giáo viên <br />
̣<br />
đăt nh ưng câu hoi g<br />
̃ ̉ ợi mở như: Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được <br />
sinh ra đầu tiên? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? Sau khi trẻ sinh <br />
ra, vì sao cần có ngay người mẹ? Bố giúp trẻ những gì? Thầy giáo giúp trẻ những <br />
gì?….<br />
c. Xây dựng góc Tiếng Việt<br />
Góc Tiếng Việt vừa là nơi để các em chia sẻ, học tập lẫn nhau và cũng là <br />
nơi các em chiếm lĩnh và hình thành kĩ năng Tiếng Việt. Trưng bày những bài làm <br />
tốt của học sinh cũng là một hình thức tuyên dương, khen ngợi các em và việc <br />
định hướng cho các em tự trang trí nhằm phát huy kĩ năng thực hành của học sinh, <br />
khích lệ tinh thần sáng tạo của học sinh…<br />
Giáo viên gợi ý cho học sinh trình bày những nội dung phù hợp với góc môn <br />
học này tùy theo khả năng của các em như các nội dung: phần nét chữ nết người <br />
(trưng bày những bài viết chữ đẹp của các bạn trong lớp hay bài viết đẹp các em <br />
sưu tầm được); phần lời hay ý đẹp (trưng bày những bài viết văn viết hay, sáng <br />
tạo của các bạn trong lớp); phần sưu tầm ( các em trưng bày những bài ca dao, <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 13<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
những câu tục ngữ, mẫu chuyện vui hay những câu chuyện …thể hiện nội dung <br />
chủ điểm môn Tiếng Việt các em đang học – nội dung phần này thường xuyên <br />
thay đổi theo chủ điểm môn học)<br />
Giáo viên cũng cân tranh thu đ<br />
̀ ̉ ọc sách cho các em nghe trong moi tinh huông<br />
̣ ̀ ́ <br />
như những lúc sinh hoạt đầu giờ, hoặc đọc sách các em nghe trong giờ sinh hoạt <br />
lớp. Tăng cương kê cho các em nghe cac câu chuyên cô tich, câu chuy<br />
̀ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ện trong bài <br />
tập đọc, bài thơ,…để qua đo ren luyên đao đ<br />
́ ̀ ̣ ̣ ức cho các em, giúp các em hoan thiên<br />
̀ ̣ <br />
̣<br />
minh, day các em <br />
̀ yêu thương ban be, yêu th<br />
̣ ̀ ương con ngươi.Tao h<br />
̀ ̣ ưng thu cho các<br />
́ ́ <br />
̣<br />
em qua các truyên băng tranh tuy theo l<br />
̀ ̀ ưa tuôi, g<br />
́ ̉ ợi mở tinh to mo, ham h<br />
́ ̀ ̀ ọc hỏi, <br />
phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.<br />
Bên cạnh đó, để rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang <br />
trí lớp học xanh sạch đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn, bản thân đã <br />
hướng dẫn các em trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh trong lớp hàng ngày.<br />
Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp <br />
các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng bản thân luôn chú ý đến <br />
công tác động viên, khen tuyên dương sinh kịp thời.Để Các em vui và hãnh diện <br />
khi được cô giáo tuyên dương. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực <br />
hiện tốt để được nhận những phần quà mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức <br />
động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo <br />
đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.<br />
d. Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiên day các em các kĩ<br />
̣ ̣ <br />
năng sông c ́ ơ bản<br />
Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công <br />
bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em.Tao điêu kiên tôt nhât cho các em<br />
̣ ̀ ̣ ́ ́ <br />
vui chơi. Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, <br />
nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác va v ̀ ề những <br />
lựa chon c ̣ ủa mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đo ma l ́ ̀ ựa <br />
chọn, cố gắng không chỉ trich các quy<br />
́ ết định của các em. Việc này sẽ hình thành <br />
kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các <br />
hoạt động. Đồng thời giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm <br />
bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý <br />
thích đó.<br />
Tóm lại: Bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân luôn cố gắng bồi <br />
dưỡng cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến <br />
bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn <br />
và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. <br />
Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng làm việc theo <br />
nhóm; biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, <br />
biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 14<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
nhất… Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong <br />
tập thể. <br />
3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện được giải pháp, biện pháp nêu trên cần phải có những điều <br />
kiện nhất định.<br />
Giáo viên phải thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo <br />
dục các em môt cách thich h<br />
̣ ́ ợp tuân theo một số quan điểm: Giúp các em phát <br />
triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội và <br />
thẫm mĩ. Phát huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám <br />
phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các tinh <br />
huống khác nhau. <br />
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình cua các em,<br />
̉ <br />
trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục các em <br />
tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.<br />
Tăng cường mối quan hệ Gia đình, Nhà trường và Xã hội; tăng cường hiểu <br />
biết về giáo dục, về phương pháp giáo dục con trẻ của phụ huynh học sinh. Kết <br />
hợp tốt mối quan hệ Gia đình – Nhà trường và Xã hội, nhằm giáo dục toàn diện <br />
học sinh có hiệu quả cao hơn.<br />
Có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình <br />
sẵn sàng tất vả vì học sinh thân yêu.<br />
Nắm vững tâm sinh lý học sinh<br />
Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, trau dồi kinh nghiệm và kỹ <br />
năng sống cho bản thân.<br />
Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt <br />
động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề trong sáng kiến kinh <br />
nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông <br />
qua môn Tiếng Việt ”, đã được thực hiện rất thành công tại lớp 4A trong các <br />
năm học 2014 2015 thuộc trường Tiểu học Hà Huy Tập, huyện Krông Ana. <br />
Các biện pháp có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ tích cực cho nhau <br />
trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy để <br />
mang lại hiệu quả thực sự cao, khi thực hiện cần áp dụng đầy đủ, triệt để các <br />
biện pháp trên.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêm cứu<br />
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ, kết <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 15<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
hợp của Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên trường, đồng nghiệp, kết <br />
hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, bản thân đã mạnh dạn áp dụng đầy đủ các <br />
biện pháp nêu trên tại lớp học thì chất lượng hai mặt giáo dục học sinh tăng hẳn <br />
và kỹ năng sống của học sinh cũng được tăng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau: <br />
Trước khi áp dụng đề tài:<br />
<br />
Các hành vi đổi mới Mức Mức Mức độ Mức <br />
Mức <br />
độ rất độ trung độ rất <br />
của học sinh quan sát độ cao<br />
thấp thấp bình cao<br />
được<br />
3/19 5/19 8/19 3/19 0/19<br />
Biết hợp tác tốt trong nhóm<br />
(15,8%) (26,3%) (42,1%) (15,8%) (0%)<br />
Giải quyết mâu thuẫn một 1/19 5/19 11/19 2/19 0/19<br />
cách hòa bình (5,3%) (26,3%) (57,9%) (10,5%) (0%)<br />
Có kỹ năng giao tiếp tốt, <br />
thành công trong các cuộc 4/19 9/19 5/19 1/19 0/19<br />
tranh luận, hùng biện, thuyết (21%) (47,3%) (26,3%) (5,3%) (0%)<br />
phục người khác<br />
Biết biểu lộ sự tôn trọng <br />
người khác và thể hiện sự <br />
2/19 7/19 6/19 3/19 1/19<br />
thông cảm quan tâm và chia <br />
(10,5%) (36,8%) (31,6%) (15,8%) (5,3%)<br />
sẻ với người khác và sẵn <br />
sàng giúp đỡ họ.<br />
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng <br />
thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ <br />
đã<br />
giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc bồi dưỡng kĩ năng sống cơ bản cho <br />
học sinh thể hiện ở các kết quả sau:<br />
Sau khi áp dụng đề tài:<br />
<br />
Các hành vi đổi mới Mức Mức Mức độ Mức <br />
Mức <br />
độ rất độ trung độ rất <br />
của học sinh quan sát độ cao<br />
thấp thấp bình cao<br />
được<br />
0/19 0/19 9/19 6/19 4/19<br />
Biết hợp tác tốt trong nhóm<br />
(47,3%) (31,6%) (21%)<br />
Giải quyết mâu thuẫn một 0/19 0/19 9/19 6/19 4/19<br />
cách hòa bình (47,3%) (31,6%) (21%)<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường TH Hà Huy Tập 16<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt<br />
<br />
Có kỹ năng giao tiếp tốt, <br />
thành công trong các cuộc 0/19 2/19 8/19 7/19 2/19<br />
tranh luận, hùng biện, thuyết (10,5%) (42,1%) (36,8%) (10,5%)<br />
phục người khác<br />
Biết biểu lộ sự tôn trọng <br />
người khác va thể hiện sự <br />
0/19 0/19 0/19 11/19 8/19<br />
thống cảm quan t